1. 3 Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
4.2.3 Tập huấn kỹ thuật
Hệ số dương của TAPHUANKT có ý nghĩa ở mức 1% ngụ ý rằng các hộ gia đình có tham gia tập huấn kỹ thuật thì nhu cầu mua BH lớn hơn 50,3% so với hộ không được tập huấn. Bởi vì khi tham gia tập huấn, nông hộ có cơ hội tiếp cận với kỹ thuật sản xuất phù hợp, đặc biệt là nhận thức được rủi ro trong sản xuất và lợi ích của việc tham gia BH (Nguyễn Quốc Nghi, 2012). Ngoài ra, khóa tập huấn giúp bà con áp dụng quy chuẩn kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất nhằm năng cao chất lượng, giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch bệnh, đảm bảo lợi ích cho người tham gia BH và doanh nghiệp BH.
Kết quả này phản ánh vai trò quan trọng của hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trên nhiều khía cạnh, vì vậy ngành chức năng cần tăng cường chương trình khuyến nông để kịp thời cung cấp đến người nông dân những thông tin khoa học kỹ thuật thiết thực, cập nhật những tiến bộ kỹ thuật và mô hình mới hiệu quả đến nông dân. Bên cạnh đó, ngành NN cần đẩy mạnh cải tiến nội dung và phương pháp tập huấn phù hợp với trình độ học vấn của người nông dân. Nội dung truyền đạt phải gần gũi, dễ hiểu, cô đọng, đặc biệt là gắn liền với điều kiện tự nhiên địa phương. Chương trình tập huấn cần thiết truyền tải nội dung, những yêu cầu kỹ thuật được quy định theo Quyết định 669/QĐ-UBND đáp ứng điều kiện tham gia BH tôm nuôi và cần lồng ghép nội dung chương trình thí điểm BH tôm nuôi đến các học viên trong khóa học. Một điều cũng cần phải quan tâm đó là trình độ học vấn nông dân thấp có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khóa học, bởi vì họ khó tiếp cận và ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, không áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, do đó ngành giáo dục tỉnh cần triển khai thường xuyên các lớp học bổ túc văn hóa, bổ túc kiến thức tại các huyện, xã trọng điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nông dân trong vùng tham gia học tập nhằm nâng cao trình độ học vấn và nâng cao khả năng tiếp cận thông tin khoa học, thay đổi nhận thức nông dân trong hoạt động nuôi trồng. Mặc dù ngành chức năng đã vận động, tập huấn, khuyến khích các quy trình nuôi tiên tiến nhưng đa phần nông hộ do thiếu vốn nên chưa đáp ứng đủ điều kiện cơ sở, vật chất theo yêu cầu, vì thế cần đẩy mạnh chính sách hỗ trợ, đặt biệt là triển khai thực hiện Quyết định 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình sản xuất tốt trong NN, lâm nghiệp và thủy sản để có cơ sở hỗ trợ và khuyến khích việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.