Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu (Trang 29)

1. 3 Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu

3.1.5Tình hình kinh tế xã hội

Năm 2012, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu tiếp tục phát triển, nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt được khá so với kế hoạch cả năm và có bước tăng trưởng so với năm 2011 như: tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt 11.062 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tăng 12,6% so cùng kỳ, trong đó khu vực nông nghiệp tăng 9,4%, công nghiệp- xây dựng tăng 14% và dịch vụ tăng 16,2%.Tỷ trọng kinh tế khu vực III ngày càng cao, khu vực I có xu hướng giảm và khu vực II có tính ổn định trong tổng GDP của Tỉnh. Từ đó cho thấy, sản xuất NN trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh càng nhiều. Trong khi ngành dịch vụ phát triển tương đối nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của

Tỉnh. Thu nhập bình quân tăng đều qua các năm, riêng năm 2012 đạt 29.789.000 đồng.

Trong cơ cấu kinh tế: khu vực nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao 51,39%, công nghiệp- xây dựng đạt 24,58% và các ngành dịch vụ đạt 24,03%. Trong cơ cấu kinh tế NN: tỷ trọng NN và lâm nghiệp chỉ chiếm 32,39% nhưng tỷ trọng thủy sản chiếm đến 67,61%. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản. Đối tượng chính trong sản xuất thủy sản là tôm sú. Lĩnh vực nông lâm thủy sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS.

Sản xuất NN tuy còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường, dịch bệnh gây hại trên cây trồng, vật nuôi nhưng nhờ chủ động, kịp thời thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ đã góp phần từng bước phát triển sản xuất NN, cụ thể: tổng sản lượng lúa thu hoạch 965.364 tấn, tăng 6,2% so cùng kỳ; giá trị sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản đạt 10.908 tỷ đồng, tăng 9,46% so với năm 2011. Mặc dù công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tuy chưa được đầu tư thỏa đáng nhưng vẫn có mức tăng trưởng khá, cụ thể giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,5% so với cùng kỳ, chủ yếu là công nghiệp chế biến hàng nông- thủy sản và thực phẩm với các mặt hàng chính như gạo, thủy hải sản đông lạnh, muối, bia,… Kim ngạch xuất khẩu tăng gần 18%,thị trường xuất khẩu truyền thống đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh (thủy sản và gạo) tiếp tục ổn định và phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 25,7% so cùng kỳ. Ngoài ra, các mặt an sinh xã hội, phục vụ đời sống nhân dân cũng được tăng cường, hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 15,29% xuống 12,24%. Nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án tăng hơn so với năm trước, một số dự án động lực, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vẫn được triển khai và đẩy nhanh tiến độ như dự án đầu tư Khu du lịch Nhà Mát - Hiệp Thành, dự án xây dựng nhà máy điện gió và khai thác du lịch với vốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng, trung tâm nhiệt điện Vĩnh Thịnh, v.v. khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu phát triển.

Mục tiêu đặt ra tỉnh Bạc Liêu năm 2013 là tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác đối ngoại và thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đến đầu tư, kết hợp khai thác nguồn nội lực với thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài và tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Giữ mục tiêu tăng trưởng hợp lý và bền vững, triển khai quyết

như: khu kinh tế Gành Hào, trung tâm nhiệt điện Cái Cùng, triển khai xây dựng công trình Tower II, nâng cấp khai thác tốt các cơ sở du lịch- văn hóa, trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp, dịch vụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Ngoài ra, chuyển dịch trong cơ cầu nội bộ ngành NN theo hướng phát triển theo chiều sâu, xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm sinh thái, kết hợp trồng rừng và bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ ven biển của tỉnh, triển khai xây dựng nhiều cánh đồng lúa chất lượng cao, xúc tiến xây dựng khu sản xuất NN công nghệ cao. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, công tác giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH NTTS TỈNH BẠC LIÊU

3.2.1 Tình hình chung của ngành NTTS

3.2.1.1 Sản lượng, diện tích NTTS

Do ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng nên các huyện trong tỉnh Bạc Liêu cũng có đặt thù riêng của nghề NTTS. Do có vành đai tiếp giáp với cửa biền nên phần lớn diện tích đất của nội ô thành phố Bạc Liêu và ba huyện Đông Hải, Hòa Bình và Vĩnh Lợi bị nhiễm mặn với tổng diện tích 95.698 ha rất phù hợp cho mô hình nuôi TC-BTC. Các huyện còn lại như Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai là đất lợ nên phù hợp cho các mô hình sản xuất kết hợp như hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến, thâm canh tôm lúa hoặc nuôi cua kết hợp.

Hình thức nuôi tôm hiện nay tại tỉnh Bạc Liêu đang tồn tại ba mô hình chủ yếu. Quảng canh cải tiến kết hợp: thả nuôi tôm chung với các loại thủy sản khác như cua, cá kèo. Quảng canh cải tiến chuyên tôm: nuôi tôm với mật độ thấp từ 3-5 con/m2

, không có hệ thống quạt nước, sục khí. Hình thức nuôi TC-BTC có mật độ thả giống từ 6-30 con/m2, có sử dụng hệ thống quạt nước, sục khí và nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Nhìn chung, các mô hình nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Bạc Liêu cơ bản giống nhau ở chỗ đều lấy mật độ và thức ăn làm tiêu chí chính để phân biệt mức độ thâm canh giữa các mô hình. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện từng vùng miền, từng giai đoạn mà có những cách phân biệt khác nhau như ở Bạc Liêu trước đây có 4 mô hình quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh nhưng hiện nay là quảng canh cải tiến chuyên tôm, quảng canh cải tiến kết hợp, bán thâm canh và thâm canh. Mô hình quảng canh truyền thống không còn tồn tại do không phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay do nguồn tôm tự nhiên rất ít, bệnh xảy ra thường xuyên hơn người nuôi cần đầu tư nhiều hơn.

Bảng 3.1 cho thấy biến động về diện tích và sản lượng của ngành NTTS tỉnh Bạc Liêu qua các năm. Diện tích NTTS giai đoạn 2008-2012 tăng giảm

không đều. Riêng năm 2012, diện tích NTTS đã giảm 2.525 ha tương ứng với khoảng 2% so với năm 2011, chủ yếu là do diện tích nuôi tôm giảm. Trong tổng diện tích NTTS thì diện tích nuôi tôm chiếm tỷ lệ rất lớn (trên 90% mỗi năm), diện tích nuôi cá chiếm từ 3%-5% và các loài thủy sản khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thực tế những năm gần đây cho thấy nuôi tôm vụ hai thường bị thất bại và thua lỗ do mùa vụ nuôi không thích hợp, không đủ thời gian cải tạo ao theo đúng quy định kỹ thuật cần thiết nên tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh dẫn đến thiệt hại một số diện tích nuôi tôm, cụ thể năm 2012 diện tích thiệt hại khoảng 17.305 ha, diện tích khắc phục 12.987 ha (Cục thống kê Bạc Liêu, 2012), chủ yếu là các bệnh nhiễm MBV, đốm trắng, đầu vàng, nguồn nước nhiễm khuẩn,…Hiện tại, nông dân có khuynh hướng chuyển sang mô hình nuôi có hiệu quả như tôm càng xanh hoặc cá kết hợp lúa, nuôi cua nhằm đa dạng hóa các hoạt động sản xuất và giảm rủi ro thua lỗ, góp phần tăng sản lượng thủy sản khác, từ đó mang lại tổng sản lượng cho ngành NTTS ổn định và tăng đều qua các năm, tốc độ tăng bình quân khoảng 5%/năm giai đoạn 2008-2012. Với những kết quả đạt được qua các năm, Bạc Liêu đã trở thành nơi có diện tích nuôi tôm đứng thứ hai trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi tôm đã góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế hằng năm của tỉnh, cụ thể giá trị sản xuất của ngành NTTS chiếm khoảng 65% trong tổng sản phẩm GDP năm 2012 (Cục thống kê Bạc Liêu). Từ thực tế nêu trên, các nhà lãnh đạo và toàn thể người dân trong tỉnh một lần nữa đã khẳng định được tầm quan trọng của nghề NTTS trong chiến lược hoạch định và phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng NTTS tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2008-2012

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng sản lượng (tấn) 208.151 222.700 241.044 253.479 259.428

Tổng diện tích (ha) 125.602 126.338 125.410 126.266 123.741

Diện tích tôm (ha) 116.873 119.323 120.747 122.883 120.152

Diện tích cá (ha) 7.026 5.140 2.354 2.600 2.948

Diện tích TS khác

(ha) 1.703 1.875 2.309 783 641

Nguồn: Cục Thống kê Bạc Liêu, 2008-2012.

3.2.1.2 Khó khăn và vấn đề cần giải quyết

Từ thực trạng và các kết quả đã đạt được của ngành NTTS tỉnh, thì song song đó ngành này cũng tồn tại một số khó khăn trở ngại đang gặp phải, đặc

biệt là đối với nghề nuôi tôm theo hai hình thức TC-BTC. Những khó khăn này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau:

Do đặc thù của nghề nuôi tôm TC-BTC là một quá trình dài và phức tạp, đòi hỏi người nuôi phải làm tốt tất cả các khâu nuôi kết hợp với kỹ thuật nuôi phù hợp với từng điều kiện khí hậu, nguồn nước, ao nuôi, sử dụng thức ăn phù hợp. Trong cả quá trình nuôi kéo dài từ 5 đến 6 tháng, nếu người nuôi chỉ cần gặp rắc rối ở một yếu tố nào đó thì cũng có nghĩa là họ có thể gặp rủi ro cao trong công việc của mình. Mặt khác, do ảnh hưởng từ việc trình độ dân trí thấp, với tỷ lệ tiểu học chiếm 23,9% tập trung chủ yếu ở độ tuổi trên 40 chính là trở ngại to lớn cho nghề nuôi tôm (Số liệu khảo sát, 2013), bởi vì ngành nghề này đòi hỏi người nuôi ngoài kinh nghiệm lâu năm thì còn phải hiểu biết nhất định về các kiến thức cơ bản có liên quan đến kỹ thuật nuôi trồng, cũng như quá trình sử dụng các chế phẩm sinh học phục vụ cho quá trình nuôi. Phát sinh từ nguyên nhân trình độ học vấn thấp nên người nuôi tôm không biết cách chọn mua con giống có nguồn gốc tốt, chất lượng để giảm rủi ro dịch bệnh phát sinh trong quá trình nuôi. Kế đến, họ cũng không biết cách lựa chọn và sử dụng các loại thức ăn hay thuốc kháng sinh có chất lượng thực sự trong quá trình nuôi trồng mà chỉ sử dụng theo sự chỉ dẫn của người bán, qua thông tin đại chúng hoặc truyền miệng giũa các nông dân.

Trong những năm gần đây, thời tiết chuyển biến thất thường, mùa nắng kéo dài với nhiệt độ cao, mùa mưa thì nhiệt độ xuống thấp, gió giật mạnh đã ảnh hưởng xấu đến tình hình nuôi tôm rất nhiều. Mặt khác, do nghề nuôi tôm truyền thống hơn 10 năm, nhưng cũng chính thời gian nuôi kéo dài đó đã đem lại những hậu quả năng nề mà hiện nay người tham gia NTTS đang phải đối mặt, đó chính là môi trường đất và nước bị ô nhiễm nặng nề. Đó là kết quả của quá trình sử dụng thức ăn, chất kháng sinh trong thời gian dài, dư lượng hóa chất và thức ăn tồn đọng làm cho môi trưởng nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh nhưng không được xử lý triệt để mà thải ra môi trường làm ô nhiễm và lây lan trên diện rộng.

Do giá thị trường sản phẩm luôn biến động tùy theo mùa vụ hay nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Đặt biệt, đối với sản phẩm là tôm nguyên liệu thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước Châu Âu và Châu Mỹ nên giá cả sản phẩm từ người dân trực tiếp nuôi hay các doanh nghiệp thu mua không thể nào chủ động ước đoán hay đo lường được, cộng thêm chi phí đầu vào như giá thức ăn hay thuốc chữa bệnh cho tôm luôn biến động tăng nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất, làm giảm nguồn lợi nhuận sau vụ thu hoạch của người nuôi.

Cũng giống như một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bạc Liêu mặc dù có lợi thế phát triển nghề NTTS nhưng vẫn chưa tương xứng tiềm năng sẵn có. Do giá trị kinh tế mà con tôm mang lai khá cao nên có rất nhiều hộ dân đã ồ ạt chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm một cách đột ngột, việc chuyển dịch diễn ra khá nhanh đã vượt các dự tính quy hoạch, khả năng về cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện có và trình độ sản xuất của người nuôi, điều này gây không ít khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan chức năng. Hiện nay, hai vấn đề cấp bách nhất cần phải được quy hoạch lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc nuôi tôm đó là hệ thống thủy lợi và hệ thống điện công cộng. Hệ thống kênh mương hiện nay chủ yếu là những con rạch nhỏ, nên lưu lượng dẫn và trữ nước rất kém, còn để phục vụ cho nuôi tôm TC-BTC thì đòi hỏi những kênh rạch này phải sâu và rộng nhằm đảm bảo đủ lượng nước biển lưu thông và độ mặn cần thiết cho tôm. Mặt khác, sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng, giữa yêu cầu thủy lợi nông nghiệp và thủy lợi thủy sản chưa chặt chẽ nên dẫn đến tranh chấp mặn- ngọt phục vụ giữa nuôi tôm và sản xuất lúa. Nhận thức được không ít khó khăn, bất cập hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS, chính quyền tỉnh và các địa phương gần đây đã dành nhiều sự quan tâm và giải pháp đầu tư phát triển, điển hình là: Bản quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam thực hiện; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiêp tại xã Long Điền Đông và xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải theo Quyết định số 940/QĐ-BNN-TCTL ngày 26/4/2012; xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 13/8/2012, nhằm mục tiêu xây dựng một hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS ở Bạc Liêu ổn định và bền vững. Hiện tại ở một số khu vực nuôi vẫn còn thiếu hệ thống điện trầm trọng hay những khu vực đã có điện thì lại thường xuyên chịu cảnh mất điện vào mùa khô, người nuôi phải sử dụng xăng, dầu diesel làm nhiên liệu thay thế, giá nhiên liệu ngày một tăng cao đã đẩy chi phí sản xuất lên rất nhiều. Vì thế, việc quy hoạch đồng bộ cho ngành NTTS và các ngành nghề khác là một nhiệm vụ cấp bách và hết sức khó khăn của tỉnh Bạc Liêu.

Tình trạng người nông dân không có vốn để đầu tư sản xuất hoặc không đủ vốn để đầu tư sản xuất đang diễn ra nghiêm trọng, gây ra hàng loạt các khó khăn liên quan như: người dân không thể đi vào sản xuất mặc dù đất đai và lao động sẵn có, công tác cải tạo ao chuẩn bị cho vụ nuôi được làm qua loa, thậm chí có hộ nuôi bỏ qua khâu quan trọng này, những hộ thiếu vốn sẽ không đủ khả năng để lựa chọn các loại chất kháng sinh tốt để chữa bệnh cho tôm hoặc một số chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường nước. Hiện tại, các ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng quốc doanh như: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Công Thương có nợ xấu cho lĩnh vực NTTS vượt quá mức cho phép, nguồn vốn bị động. Vì thế, họ rất hạn chế trong việc cho

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu (Trang 29)