1. 3 Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm của hộ
Danh sách các biến được thống kê mô tả trong kết quả điều tra hộ nuôi tôm TC-BTC (bảng 4.1).
Bảng 4.1: Thông tin tổng quát về mẫu khảo sát Biến số Trung bình Lớn
nhất nhất Nhỏ Độ lệch chuẩn
Giới tính (1=Nam, 0=Nữ) 0,841 1 0 0,368
Trình độ học vấn (lớp) 7,7 16 0 3,3
Số năm kinh nghiệm (năm) 9,3 17 3 3,2
Làm việc địa phương (1=Có,
0=không) 0,195 1 0 0,398
Tập huấn kỹ thuật (1=Có,
0=không) 0,425 1 0 0,497
Vay vốn (1=Có, 0=không) 0,673 1 0 0,471
Thông tin bảo hiểm (1=Có,
0=không) 0,522 1 0 0,502 Chi phí sản xuất (ngàn đồng/1.000 m2 ) 15.137,881 135.200 886,364 19.318,160 Diện tích nuôi (1.000m2) 13,9 48,5 1 9,9 Thu nhập sản xuất (ngàn đồng/1.000m2 ) 15.032,825 276.000 0 32.301,371 Tổng số quan sát (hộ) 113
Nguồn: số liệu tính toán của tác giả, 2013
a) Mô tả mẫu
Số phiếu tiến hành khảo sát và được sử dụng trong nghiên cứu là 113, tương ứng với 113 hộ nuôi tôm. Để đảm bảo mức độ phù hợp và chính xác cho kết quả nghiên cứu, trong tổng số 113 hộ được lựa chọn bao gồm 59 hộ đã tham gia BH tôm nuôi và 54 hộ không tham gia BH tôm nuôi. Điều kiện để tham gia BH tôm nuôi theo Quyết định 315/QĐ-TTg được áp dụng tại tỉnh Bạc Liêu chỉ cho hai hình thức nuôi tôm thâm canh hoặc bán thâm canh, vì thế các hộ được phỏng vấn trước tiên phải đáp ứng điều kiện này.
Số liệu được thu thập từ những người quản lý, trực tiếp canh tác trong hoạt động sản xuất của gia đình. Cuộc điều tra khảo sát thông tin như: đặc điểm cá nhân chủ hộ, thông tin chung của hộ, đặc điểm sản xuất của hộ và thông tin về chương trình BH.
b) Giới tính
Cả lao động nam và nữ đều có những vai trò nhất định trong từng ngành nghề khác nhau. Riêng nghề nuôi tôm có thể được xem là một trong những nghề khó nhất đối với bà con ở tỉnh Bạc Liêu bởi tính phức tạp và dễ nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết và môi trường nuôi. Hằng ngày, người canh tác phải thường xuyên kiểm tra, xử lý mức tiêu chuẩn phù hợp của môi trường nước và lượng thức ăn cho tôm, cũng như quy trình kỹ thuật chữa bệnh cho tôm khi xảy ra dịch bệnh. Để đảm bảo cho vụ nuôi được an toàn và đạt được sản lượng như kỳ vọng là một điều hết sức vất vả trong quá trình nuôi kéo dài từ 5-6 tháng, do đó các hộ nuôi thường có chủ hộ là nam giới để đứng ra quản lý và điều hành hoạt động sản xuất của gia đình. Đối với nữ giới thường thì thích hợp các ngành đòi hỏi sự khéo léo hoặc linh hoạt trong lao động, đặc biệt ở nông thôn phần lớn phụ nữ đảm nhận công việc nội trợ và nuôi dạy con cái trong gia đình. Phù hợp với lập luận này, kết quả tính toán từ số liệu tự điều tra cho thấy các chủ hộ là nam giới chiếm tỷ trọng cao 84,1% tương ứng với 95 hộ trong tổng số 113 hộ nuôi được khảo sát, tỷ lệ còn lại là nữ giới.
c) Kinh nghiệm sản xuất
Nghề nuôi tôm ở Bạc Liêu có từ rất lâu, vào khoảng những năm 1990 nhưng lúc đó chỉ đơn thuần là hình thức nuôi tôm quảng canh, dần người dân chuyển sang hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến, kết hợp giữa nuôi tôm và trồng lúa hoặc nuôi cua. Cho đến thời điểm cuối những năm 1990 thì hai hình thức nuôi tôm TC-BTC mới được hình thành, do giá trị kinh tế của con tôm mang lại rất cao, cải thiện đáng kể đời sống, vì thế nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh chuyển đổi mạnh mẽ theo hai hình thức này. Với số năm kinh nghiệm trung bình hơn 9 năm, các hộ có đủ kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống xảy ra với ao nuôi tôm của mình. Ngoài ra cũng thể hiện sự chênh lệch khá lớn trong số năm sản xuất với chủ hộ nuôi có kinh nghiệm nhỏ nhất là 3 năm và cao nhất là 17 năm. Để giúp người trẻ mới bắt đầu tham gia nuôi tôm có được những vụ mùa bội thu, họ đang cố gắng nắm bắt kinh nghiệm từ những người đi trước, ứng dụng nhiều hoạt động giảm thiểu rủi ro, trong đó họ đang kỳ vọng lợi ích của BH tôm nuôi đang triển khai tại địa phương.
d) Trình độ học vấn
Trình độ học vấn chủ hộ càng cao thì khả năng tìm hiểu và áp dụng các hoạt động quản lý rủi ro trong sản xuất được hiệu quả hơn. Trình độ học vấn khác nhau thì khả năng nhận thức và hiểu biết vấn đề sẽ khác nhau. Trong 113 cá nhân được điều tra thì trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là 7,7 lớp, trình độ học vấn thấp nhất lớp 0 và cao nhất lớp 16, qua đó ta thấy những hộ nuôi tôm TC-BTC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có thể chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc có sự kết hợp cả trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
Kết quả chạy tần số về trình độ học vấn thì chủ hộ có trình độ từ tiểu học trở xuống chiếm tỷ lệ 23,9% tương đương với 27 cá nhân, tỷ lệ chủ hộ có trình độ trung học chiếm 46,0% tương đương với 52 cá nhân, trình độ phổ thông có 32 cá nhân, chiếm tỷ lệ 28,3%, còn lại 2 cá nhân có trình độ trên phổ thông, chiếm tỷ lệ 1,8% (Hình 4.1) Do đặc điểm tại vùng nông thôn, các điều kiện về trường lớp còn hạn chế thì việc đến trường là điều hết sức khó khăn. Đặc biệt trong tổng số 113 người trong mẫu quan sát thì vẫn còn khá nhiều nông dân lớn tuổi có trình độ thấp hoặc mù chữ. Điều này được lý giải là do trong điều kiện chiến tranh nên việc đến trường của những nông dân này là không thể. Trình độ dân trí ở tỉnh Bạc Liêu còn thấp là một trở ngại đáng kể trong việc tiếp cận các nguồn thông tin vay vốn, tiếp cận khoa học kỹ thuật, đồng thời công tác triển khai chính sách BH tôm nuôi tại địa phương gặp không ít khó khăn về mặt tuyên truyền, giải thích về quyền lợi và trách nhiệm của nông dân khi tham gia BH.
27 52 32 2 0 10 20 30 40 50 60
Tiểu học Trung học Phổ thông Trên phổ thông
Trình độ S ố qu an s át
Nguồn: số liệu điều tra của tác giả, 2013.
Hình 4.1 Cơ cấu trình độ học vấn chủ hộ
e) Diện tích nuôi tôm
tích đất canh tác với khoảng 1.000 m2
, trung bình mỗi nông hộ có 13.900 m2. Thực tế, những nông hộ sống ở khu vực nông thôn thì nguồn thu nhập chính của họ bắt nguồn từ hoạt đông sản xuất trên diện tích đất sỡ hữu, xem như là tài sản gắn liền với sinh kế của gia đình. Những hộ có ít đất đai thì thường kết hợp hoạt động phi NN và nuôi tôm để đảm bảo thu nhập, còn hộ sỡ hữu càng nhiều đất thì có thể kiếm được nhiều tiền từ nghề nuôi tôm nhưng khả năng kiểm soát hoạt động nuôi có thể bị giới hạn ở mức nhất định, vì thế trường hợp xảy ra rủi ro tài chính là có thể nếu hộ không chủ động sử dụng một số công cụ phòng ngừa, điển hình là BHNN.
f) Vay vốn
Vốn là điều kiện cần trong bất kỳ lĩnh vực nào không riêng vì sản xuất NN. Nông dân rất cần vốn để trang trải và phục vụ cho sản xuất. Từ thực tế điều tra 113 hộ nuôi tôm TC-BTC ở tỉnh Bạc Liêu thì có 76 hộ tham gia các hình thức tín dụng tương ứng với 67,3% tổng số quan sát, 37 hộ còn lại không có vay vốn từ bất kỳ hình thức nào. Đối với những hộ không vay, một phần hộ cho rằng có đủ nguồn lực tài chính mà gia đình tiết kiệm được từ những vụ thu hoạch trước, những hộ khác có nhu cầu vay nhưng chưa được vay do không đủ tài sản thế chấp hoặc có nợ quá hạn chưa trả hết nên không thể vay tiếp. Trong tổng số 76 hộ có tham gia tín dụng thì chỉ có 9 hộ có thể tiếp cận được vốn sản xuất từ một nguồn tín dụng chính thức, chiếm 11,8% trên tổng số nông dân vay vốn. Riêng số hộ tham gia đồng thời cả hai nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức có 5 hộ, chiếm 6,6% trên tổng số hộ có vay vốn được phỏng vấn, điều này có thể được giải thích bởi hành vi hạn lượng khoản vay của các ngân hàng và nhu cầu vốn cao trong nghề nuôi tôm TC-BTC. Số hộ có vay vốn từ nguồn phi chính thức là cao nhất, có tổng cộng 62 khách hàng chiểm tỷ lệ 81,6%, chủ yếu vay mượn từ người thân, bạn bè hoặc phổ biến hơn là mua chịu từ các đại lý vật tư nông nghiệp. Mặc dù lãi suất của tín dụng phi chính thức rất cao (khoảng 20,01%/vụ) nhưng đa số nông dân cảm thấy tính đơn giản và thuận tiện trong quá trình vay mượn cũng như trả nợ, khi đến mùa sản xuất hoặc thả giống vốn tín dụng chính thức bị hạn chế và không kịp thời nên nông dân ra đại lý mua chịu thức ăn, thuốc cho tôm,…xong vụ thì họ trả cả gốc lẫn lãi. Ngoài ra, người đi vay tín dụng phi chính thức không chịu thêm bất kỳ khoản chi phí nào khác và cũng không gặp khó khăn trong quá trình xin vay, đặt biệt là tài sản thế chấp và hồ sơ phức tạp, hầu hết họ đi vay dưới hình thức tín chấp. Qua số liệu thống kê trên cho thấy thị trường tín dụng phi chính thức dần chiếm ưu thế và đóng vai trò chủ đạo trong việc góp phần giải tỏa cơn khát vốn cho ngành NTTS tỉnh nhà. Ở khía cạnh khác, trong hai năm trở lại đây tình hình nuôi tôm ở Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn về điều
kiện khí hậu bất thường, dịch bệnh cao làm tôm chết hàng loạt, thêm vào đó giá cả đầu ra bấp bênh làm cho người nuôi bị thua lỗ nặng nề, đáng nói là những nông dân đầu tư hoạt động nuôi tôm bằng nguồn vốn tín dụng phi chính thức càng nhiều thì nguy cơ rủi ro tài chính càng cao, vì thế họ rất cần chính sách hỗ trợ hoặc công cụ tài chính để giúp họ an tâm trong sản xuất và dám mạnh dạn đầu tư để phát triển nghề nuôi tôm truyền thống tại địa phương.
Vay hai nguồn; 6,60% Vay chính thức; 11,80% Vay phi chính thức; 81,60%
Nguồn: số liệu khảo sát năm 2013
Hình 4.2 Cơ cấu nguồn vốn vay của hộ nuôi tôm năm 2012
g) Làm việc tại địa phương
Trong 113 quan sát thu thập được từ các hộ nuôi tôm thì có 22 hộ (chiếm tỷ lệ 19,5%) có thành viên trong gia đình làm việc tại địa phương, những cá nhân đó bao gồm cán bộ xã, thôn hoặc thành viên trong các tổ chức đoàn thể, hội phụ nữ. Xét trên khía cạnh quản lý tình hình nuôi tôm, nhiệm vụ chính của những cán bộ này là nắm bắt hoạt động nuôi tôm của từng hộ, chẳng hạn như diện tích thả nuôi hoặc tình hình thiệt hại, làm công tác trung gian và cung cấp thông tin về chính sách, các buổi hội thảo để bà con kịp thời theo dõi. Trong kết quả thực hiện BH tôm nuôi tại địa phương, một số cán bộ đóng góp vai trò quan trọng trong việc phổ biến thông tin và vận động nông dân tham gia.
h) Tập huấn kỹ thuật
Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm giá thành sản xuất, ngoài kinh nghiệm của bản thân tích lũy được từ quá trình hoạt động và học tập thì người nuôi phải tham gia các buổi hội thảo chuyên đề, thu thập thông tin kỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau. Khảo sát thực tế cho thấy, có 48 hộ nuôi tôm theo kỹ thuật do tiếp nhận thông tin, khuyến cáo từ những lớp tập huấn của ngành NN địa phương, các công ty cung cấp thức ăn thủy sản tổ chức hoặc tài liệu khuyến nông - khuyến ngư phần nào giúp ích cho việc sản xuất, tương ứng 42,5% tổng số nông hộ được phỏng vấn, còn lại 65 hộ chiếm tỷ lệ 57,5% nuôi theo kinh nghiệm và trao đổi thông tin kinh tế, kỹ thuật với những nông dân khác.
trợ, chuyển giao khoa học-kỹ thuật nhằm xây dựng các mô hình nuôi tôm hiệu quả, an toàn sinh học theo tiêu chuẩn VietGap, cụ thể như hướng dẫn cách sử dụng các sản phẩm vi sinh, phương pháp phòng ngừa và trị bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm, cách chọn và bắt con giống tốt, nuôi mật độ như thế nào để đạt hiệu quả cao, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển bền vững kinh tế gia đình. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao và quy trình kỹ thuật phức tạp là những rào cản chính ảnh hưởng đến tiếp cận và ứng dụng quy trình nuôi tôm sạch.
i) Thông tin BH
Kết quả phản ánh của nông dân về khả năng tiếp cận thông tin sản phẩm BH tôm nuôi đang triển khai tại các địa phương chưa được khả quan, trong số 113 nông dân được phỏng vấn thì có 59 người biết được sản phẩm từ chính quyền địa phương, công ty BH và thêm các kênh truyền thông khác, tương ứng với tỷ lệ 52,2%. Thực tế, BH tôm nuôi là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nên công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách gặp khá nhiều khó khăn, do phạm vi đối tượng và địa bàn triển khai khá rộng bởi đặc thù vùng nuôi tôm ở cách xa thành thị và diện tích nuôi TC-BTC lớn, nhưng lực lượng cán bộ địa phương và công ty Bảo Việt mỏng cùng với hệ thống thông tin còn hạn chế. Mặt khác, công tác tuyên truyền của một số cấp cơ sở, đại lý chưa thể hiện quan tâm đúng mức, thường xuyên, liên tục nên một số địa phương hầu như không biết chính sách hỗ trợ này, nhưng nếu có biết đến thì nhiều nông dân còn cảm thấy mập mờ, thông tin nhận được từ nhân viên BH hoặc dân địa phương không đầy đủ, quyền lợi của họ như thế nào khi đã bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sản phẩm này, thậm chí các thông tin khách hàng nhận được có thể trái ngược nhau, đây là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng đến quyết định mua BH của khách hàng.
j) Chi phí nuôi
Khi đầu tư nuôi tôm theo hình thức TC-BTC thì người nuôi phải chuẩn bị lượng vốn khá lớn do chi phí một một vụ nuôi là khá cao, bình quân 15.137,881 ngàn đồng/1.000 m2. Trong cơ cấu chi phí nuôi tôm theo hình thức TC-BTC cho thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,32%, tiếp đến chi phí thuốc, hóa chất 15,95% và các khoản chi phí còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ (xem hình 4.3). Trong thời gian vừa qua, các hộ nuôi tôm cho rằng chi phí sử dụng hóa chất chữa bệnh cho tôm ngày càng tăng do điều kiện thời tiết thất thường dẫn đến dịch bệnh trên tôm càng nhiều và mức nguy hiểm. Ngoài ra, một số hộ trình độ học vấn còn hạn chế, chưa được tập huấn nên khả năng tổ chức sản
xuất còn yếu điều này làm tăng giá thành, chẳng hạn tình trạng sử dụng thuốc và hóa chất chưa phù hợp, có tâm lý sài “trừ hao”, sử dụng thuốc trừ sâu gây tích tụ chất độc hại và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này muốn nói lên rằng nếu người nuôi quản lý tốt lượng thức ăn, sử dụng hợp lý hóa chất sẽ có khả năng làm giảm đáng kể chi phí đầu vào. Năm 2011, tổng chi phí trung bình mỗi vụ cho cả hai mô hình 13.643,010 ngàn đồng/1.000 m2 (Trần Văn Kiên, 2012) thì thấp hơn so với kết quả nghiên cứu này là 15.137,881 ngàn đồng/1.000 m2 và hiệu suất đồng vốn lại cao hơn, cụ thể là 1,35 so với nghiên cứu này là 0,99. Chi phí sản xuất tăng, giá cả tôm thương phẩm luôn biến động làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của hầu hết nông hộ, nghiêm trọng hơn là thiên tai, dịch bệnh làm thua thiệt, mất khả năng trả nợ, không có vốn để tái sản xuất là hoàn toàn có thể xảy ra.