Trình độ học vấn

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu (Trang 59)

1. 3 Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu

4.2.5Trình độ học vấn

Hệ số TRINHDO có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với quyết định mua BH của nông hộ ở mức ý nghĩa 5%. Điều này ngụ ý rằng chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì ít tham gia vào loại hình BH này. Phát hiện này trái ngược với quan điểm của Sadati và cộng sự (2010) rằng kiến thức của người nông dân có tác động tích cực đến xu hướng chấp nhận bảo hiểm tại Behbahan. Nguyên nhân là do một số nông dân có trình độ học vấn cao thì sự hiểu biết của họ càng rộng. Đề cập đến BH tôm nuôi, một loại hình BH hoàn toàn mới ở địa bàn nông thôn, những nông dân này cũng tìm hiểu, nhận thức và cân nhắc rất kỹ đến quyền lợi tài chính và pháp lý mà sản phẩm này mang lại. Mặt khác, chương trình thí điểm BH tôm nuôi lần đầu triển khai nên còn tồn tại nhiều bất cập trong văn bản hướng dẫn, công tác triển khai, chẳng hạn các đại lý bảo hiểm và cán bộ địa phương đã được tập huấn nhưng hoạt động còn yếu, chưa thông tin đầy đủ về trách nhiệm và quyền lợi của nông dân khi tham gia bảo hiểm. Điều đáng quan tâm hơn là các quy định về bồi thường còn nhiều phức tạp, trải qua nhiều khâu trung gian nên tốn nhiều thời gian và thâm chí dư luận cũng phản ánh một số đại lý BH thiếu trách nhiệm và vấn đề đạo đức, rõ ràng nhất là trường hợp nông dân mong nhận được tiền bồi thường nhanh thì phải trả một khoản phí huê hồng cho đại lý. Thực tế trên làm cho một số nông dân không muốn tham gia bởi vì họ thiếu tin tưởng sản phẩm và không muốn đem đến phiền phức cho gia đình. Ngược lại, nhiều hộ nuôi có thể chưa cập nhật đầy đủ các quy tắc, điều khoản hợp đồng BH nhưng cũng tham gia bởi họ nhận thấy các hộ lân cận nhận được tiền bồi thường BH.

Để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức ý nghĩa, góp phần triển khai thành công và sâu rộng trong nhân dân, thiết nghĩ BCĐ các cấp tiếp tục thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách

và cũng cần chú ý là chủ trương chính sách đến người dân cần thiết phải có nội dung đơn giản, phù hợp để họ dễ dàng nắm bắt, tuân thủ theo quy định. Hiện nay, còn tồn tại các đại lý BH có mục đích tư lợi riêng trong triển khai thí điểm BH tại địa phương, vì vậy công ty nên ban hành nguyên tắc chuẩn mực đạo đức cho nhân viên, đại lý để họ có hành vi ứng xử, trách nhiệm phục vụ khách hàng luôn hài lòng. Trong giao dịch, ký kết hợp đồng và giải quyết quyền lợi cho khách hàng sẽ phát sinh khiếu nại của khách hàng. Do vậy công ty cần công khai, minh bạch, thể hiện linh hoạt trong việc hướng dẫn cho khách hàng thủ tục yêu cầu trả tiền BH, đồng thời nhân viên cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân và có hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời, thỏa đáng trong quá trình giải quyết nhằm tạo sự an tâm và sự tin tưởng khi mua BH của doanh nghiệp, qua đó cũng tạo ra thông tin truyền miệng đúng trong nhân dân. Xét về phía người nuôi tôm, họ cũng nên thường xuyên quan tâm đến chính sách, văn bản liên quan đến BH tôm nuôi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, internet hoặc trực tiếp tại cơ quan ban ngành, điều này giúp họ tiếp nhận thông tin chính xác, nhận thức vấn đề khách quan và đưa ra quyết định đúng đắn.

Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố giới tính, số năm kinh nghiệm của chủ hộ, chi phí nuôi tôm, vay vốn là 4 biến có hệ số không có ý nghĩa về mặt thống kê. Xác suất ra quyết định mua BH tôm nuôi không bị ảnh hưởng bởi giới tính cho thấy cả nam và nữ đều có xác suất mua BH như nhau. Bên cạnh đó những nông hộ có kinh nghiệm lâu năm trong nghề hay chi phí đầu tư cao trong điều kiện môi trường rủi ro cũng không ảnh hưởng đến quyết định mua BH tôm nuôi. Kết quả nghiên cứu này tương đối phù hợp với nhu cầu đầu tư vào sản phẩm BH của hộ nuôi tôm dựa trên lựa chọn những tiêu chí quan trọng đã được phân tích chi tiết ở phần trên.

Tóm lại, chương này đã phân tích các đặc điểm đặc trưng của các hộ nuôi tôm của mẫu khảo sát, trình bày kết quả nghiên cứu về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm BH tôm nuôi của nông hộ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu thông qua việc sử dụng mô hình Logit. Nhu cầu tham gia BH của nông hộ bị ảnh hưởng bởi 5 nhân tố quan trọng: trình độ học vấn chủ hộ, tiếp nhận thông tin BH, tập huấn kỹ thuật, làm việc địa phương, diện tích nuôi tôm. Để góp phần gia tăng nhu cầu BH của hộ nuôi tôm và tiếp tục nhân rộng chính sách BH này đến các địa phương, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp phù hợp như: hoàn thiện cơ chế chính sách, tập huấn nghiệp vụ thí điểm BH tôm nuôi, tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền, tổ chức hướng dẫn tham gia thí điểm và ký kết hợp đồng, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

5.1.1 Kết quả chính của đề tài

Nghiên cứu này tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư BH tôm nuôi cho hoạt động giảm thiểu rủi ro của nông dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Dữ liệu phân tích trong đề tài được thu thập thông qua bảng phỏng vấn với 113 hộ tại huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu. Đây là 2 huyện có đặc trưng nổi bật nghề nuôi tôm dưới hình thức TC-BTC, đồng thời là địa bàn phản ánh khá chính xác thực trạng triển khai thí điểm BH tôm nuôi thời điểm năm 2012. Qua điều tra khảo sát thực tế cho biết hoạt động nuôi tôm TC-BTC trên địa bàn nghiên cứu được hình thành và phát triển từ nhiều năm, điều này được thể hiện qua kinh nghiệm sản xuất 9,3 năm và diện tích đầu tư trung bình 13.884 m2 của mỗi nông hộ. Bên cạnh đạt được lợi thế trong tích lũy kinh nghiệm sản xuất, người nuôi tôm cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế trong việc tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và mô hình nuôi tôm hiệu quả, cùng với trình độ học vấn đạt mức trung bình 7,7 lớp, điều này xem như là một trở ngại lớn trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khả năng nhận thức vấn đề nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cuộc điều tra mẫu cũng phát hiện hoạt động đầu tư cho hình thức nuôi TC-BTC của hầu hết nông hộ tại địa bàn nghiên cứu bằng nguồn vốn tín dụng, chủ yếu là tín dụng phi chính thức chiếm 81,6% tổng số hộ có vay vốn. Mặc dù thực tế tín dụng chính thức luôn được các nhà làm chính sách xem như là công cụ hữu hiệu nhất cho khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy rằng nó chưa thể hiện tốt vai trò của mình. Hiện nay, người nuôi tôm ở địa bàn Bạc Liêu đang đối mặt với tình trạng chi phí đầu tư cho thức ăn và hóa chất chữa bệnh cho tôm ngày càng tăng, đạt trung bình 15.137,881 ngàn đồng/1.000 m2, trong khi thu nhập có xu hướng giảm do ảnh hưởng bởi giá tôm nguyên liệu bấp bênh và dịch bệnh ngày càng nguy hiểm. Do đó, nông dân cần các chính sách hỗ trợ hoặc công cụ tài chính để giúp họ giảm thiểu rủi ro và an tâm trong sản xuất nuôi tôm truyền thống tại địa phương.

Từ kết quả vừa nêu trên, đề tài tiếp tục tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư vào BH tôm nuôi của nông dân. Kết quả từ mô hình Logit chỉ ra rằng nông hộ chỉ có thể mua BH khi được tiếp nhận thông tin đầy đủ. Rõ ràng, việc tư vấn thông tin giúp đối tượng tham gia hiểu biết rõ hơn về đặc tính sản phẩm, những điều khoản của hợp đồng BH. Do đó, hoàn thiện công tác thông tin, tuyên truyền là một giải pháp quan trọng. Bên cạnh đó, khả năng

tham gia BH tôm nuôi nhiều hơn nếu chủ hộ được tham dự các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật bởi vì nó cung cấp cho nông dân nhiều kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng và áp dụng kỹ thuật nuôi phù hợp cho đối tượng tham gia BH, đồng thời có cơ hội tiếp nhận đầy đủ nội dung chính sách BH. Làm việc ở địa phương cũng có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BH của nông hộ. Gia đình có các thành viên làm việc ở địa phương có nhiều thuận lợi trong việc tiếp nhận thông tin, ký kết và giải quyết bồi thường BH, song song đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm trong chủ trương thí điểm, vì vậy xác xuất mua BH của đối tượng này khá cao. Mặt khác, trình độ học vấn của chủ hộ lại là yếu tố hạn chế mua BH tôm nuôi. Thực tế cho thấy, BH tôm nuôi là mô hình BH mới, thông tin nhận được về sản phẩm còn nhiều điểm chưa rõ ràng, do đó, sự đánh đổi giữa phí BH và lợi ích BH đang là một sự lựa chọn có cân nhắc của nhiều hộ nuôi tôm. Cuối cùng, diện tích nuôi tôm cũng được xem là một trong các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nông hộ cho loại hình sản phẩm này. Các hộ có quy mô sản xuất lớn có xu hướng đầu tư nhiều hơn. Nguyên nhân hiện tượng này là do khả năng quản lý của hộ nuôi có giới hạn trên diện tích đất canh tác nên họ e ngại gặp rủi ro trong sản xuất, vì thế giải pháp an toàn là tham gia BH. Các yếu tố khác như số năm kinh nghiệm, vay vốn và chi phí sản xuất không có tác động rõ rệt đến quyết định tham gia BH tôm nuôi của nông hộ. Để giúp BH tôm nuôi trở thành một công cụ dự phòng rủi ro hữu ích cho nông dân, các bên liên quan cùng phải thống nhất trong nhận thức, hành động và chịu trách nhiệm; thay đổi chính sách hỗ trợ và cần có một chiến lược cụ thể phát triển sản phẩm BHNN trong tương lai.

5.1.2 Hạn chế đề tài

Do khả năng có hạn cũng như giới hạn về mặt thời gian nghiên cứu nên việc chọn cỡ mẫu và lấy mẫu còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu chỉ tập trung điều tra và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH của nông hộ ở địa bàn tỉnh Bạc Liêu, trong khi chương trình triển khai thí điểm BH tôm nuôi theo quyết định 315/QĐ-TTg ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, nên chưa phản ánh chính xác và đầy đủ các khía cạnh. Một hạn chế khác của đề tài là nghiên cứu chỉ mới xem xét một vài yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH của nông hộ, có những yếu tố quan trọng khác mà đề tài chưa khảo sát hết. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng đạt được mục tiêu đặt ra và là cơ sở cho mở rộng hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn tại các tỉnh, thành phố đang triển khai thí điểm BHNN tại Việt Nam.

5.2 KIẾN NGHỊ

5.2.1 Về phía nhà nước

-Bộ tài chính và Bộ NN&PTNT cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động triển khai BHNN nhằm tạo cơ sở hỗ trợ BCĐ các cấp và doanh nghiệp BH thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

-Ban chỉ đạo tỉnh cần tuyển chọn và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác BH bằng việc Bộ tài chính tăng cường phối hợp với các bên liên quan mở các lớp tập huấn kỹ năng chuyên môn và cập nhật những quy định mới, góp phần công tác thông tin, tuyên truyền được hiệu quả.

-Sở NN&PTNT phối hợp với ngành NN địa phương tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về kỹ thuật mới trong nuôi tôm TC-BTC, quy trình nuôi áp dụng cho đối tượng tham gia BH.

-Tạo điều kiện phát triển mạng lưới trung gian BH dưới nhiều hình thức như môi giới BH, đại lý độc lập nhằm giúp người dân dễ dàng tiếp cận BH và bảo vệ quyền lợi bản thân.

5.2.2 Về phía đơn vị cung cấp BH

-Tăng cường hoạt động đào tạo đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, đầy nhiệt huyết, thể hiện trách nhiệm đạo đức trong nhiệm vụ thực hiện thí điểm BH tôm nuôi nhằm phục vụ tốt và tận tâm cho khách hàng tham gia BH. Bên cạnh đó, công ty cần thực hiện định kỳ việc kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động đại lý nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người mua BH.

-Công ty cần tuyển chọn và mở rộng đại lý hoặc môi giới trên các địa bàn triển khai BH để dễ dàng tiếp cận được khách hàng, đồng thời quan tâm đến huấn luyện đại lý, nhân viên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày rõ ràng, dễ hiểu để nông dân có thể nắm bắt thông tin chính xác.

-Một kiến nghị quan trọng nữa cho việc nâng cao dịch vụ BH nhất thiết phải tiếp tục nghiên cứu cải tiến sản phẩm bởi vì BH tôm nuôi là mô hình mới, một số điều kiện, điều khoản còn chưa phù hợp cao với thị hiếu của khách hàng. Đồng thời, việc thiết kế hợp đồng BH cần cố gắng sử dụng ngôn từ sao cho đơn giản, dễ hiểu nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung quan trọng trong hợp đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Dương Hải và cộng sự, 2009. Giáo trình kinh tế lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính.

2. Cục Thống kê Bạc Liêu, 2012. Báo cáo tình hình sản xuất Nông-Lâm- Thủy sản ước năm 2012. Bạc Liêu, tháng 12 năm 2012.

3. Cục thống kê Bạc Liêu, 2012. Niên giám thống kê 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Báo cáo thị trường bảo hiểm Việt Nam 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.

5. IPSARD (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiêp Nông thôn), 2009. Tầm nhìn chính sách bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam, [pdf] Available at: < http://ipsard.gov.vn/images/2009/12/7tailieuthamkhao_BHNN.pdf> (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Accessed 12 September 2013].

6. Mai Văn Nam, 2012. Xây dựng mô hình phát triển làng nghề kết hợp với du lịch ở Bạc Liêu. Báo cáo tổng hợp khoa học công nghệ. Đại học Cần Thơ. 7. Nguyễn Quốc Nghi, 2012. Nhu cầu tham gia bảo hiểm sản lượng của hộ nuôi tôm sú ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Kỷ yếu khoa học Đại Học Cần Thơ, 2012.

8. Nguyễn Văn Định, 2005. Giáo Trình Bảo Hiểm. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

9. Phan Đình Khôi, 2012. Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2012: 144-165.

10. Quốc Hội, 2000. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Hà Nội, tháng 12 năm 2000.

11. Sở NN&PTNT Bạc Liêu, 2013. Báo cáo sơ kết tỉnh hình thực hiện thí điểm BH tôm nuôi theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Bạc Liêu, tháng 01 năm 2013. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu.

12. Tổng cục thống kê, 2012. Kết quả điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2011. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

13. Trần Văn Kiên, 2012. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thành phố Bạc Liêu. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Babcock, B. A., and Hart, C. E., 2005. Influence of the Premium Subsidy on Farmers’ Crop Insurance Coverage Decisions. Working Paper 05-WP 393.

Center for Agricultural and Rural Development, Iowa State University, Ames. April 1, 2005.

2. Baquet, A. and Smith, V., 1996. Demand for multiple peril crop insurance: Evidence from Montana wheat farms. American Journal of Agricultural Economics,78(1): 189-201.

3. Binswanger, H. P. 1980. Attitudes Toward Risk: Experimental Measure_

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu (Trang 59)