1. 3 Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
4.1.2 So sánh đặc điểm hộ thamgiaBH và không thamgiaBH
Để tìm hiểu sự khác biệt giữa nhóm tham gia BH và nhóm không tham gia BH tôm nuôi, ta tiến hành phân tích một số tiêu chí quan trọng như sau:
a) Giới tính
Trong tổng số 59 cá nhân được phỏng vấn có tham gia BH tôm nuôi, tỷ lệ về giới tính có sự khác biệt lớn. Chủ hộ là nam giới có 49 người tham gia BH, chiếm tỷ lệ 83,1%, số cá nhân tham gia BH tôm nuôi còn lại là nữ, chiếm tỷ lệ 16,9%. Mặt khác, kết quả thống kê cũng cho thấy một khác biệt lớn trong cơ cấu giới tính của đối tượng không mua BH, cụ thể nam giới không mua BH có 46 người và nữ giới có 8 người (xem bảng 4.2).
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính giữa khách hàng mua BH và không mua BH
Tham gia BH Tham gia BH Không tham gia BH
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Nam 49 83,1 46 85,2
Nữ 10 16,9 8 14,8
Tổng 59 100,0 54 100,0
Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013
b) Tập huấn kỹ thuật
Kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 4.3, hộ có tham gia tập huấn thì xác suất mua BH khá cao tương ứng với 66,1%, còn lại 20 hộ không tập huấn kỹ thuật, chiếm tỷ lệ 33,9% trong tổng số hộ có tham gia BH tôm nuôi. Thực tế, tham gia tập huấn là cơ hội cho người nuôi tôm trong việc tiếp cận kỹ thuật mới có hiệu quả hơn, đồng thời thực hiện tốt quy chuẩn nuôi tôm cho đối tượng tham gia BH. Ngược lại, một số hộ chưa nhận thức tầm quan trọng tham gia tập huấn, còn tư tưởng bảo thủ, quá tin vào kinh nghiệm của mình mà không áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nên chắc rằng hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn hộ có tập huấn, đồng thời hộ cũng nhận thiệt thòi trong việc tiếp cận sản phẩm BH tôm nuôi đang triển khai tại địa phương.
Bảng 4.3: Tham gia tập huấn kỹ thuật giữa khách hàng mua BH và không mua BH
Tham gia BH Tham gia BH Không tham gia BH
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Có tập huấn 39 66,1 9 16,7
Không tập huấn 20 33,9 45 83,3
Tổng 59 100,0 54 100,0
Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013
c) Trình độ học vấn
Nhìn vào bảng kết quả thống kê cho thấy cá nhân tham gia BH tôm nuôi tập trung dàn trải ở trình độ tiểu học, trung học và phổ thông, nhóm còn lại có trình độ trên phổ thông chiếm tỷ lệ nhỏ, cụ thể 1,7% tổng số khách hàng có mua BH. Đối với cá nhân không mua BH thì tập trung nhiều nhất vào nhóm có trình độ trung học phổ thông, chiếm tỷ lệ 61,1% trong số người không mua BH. Nhìn chung, trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến việc mua BH tôm nuôi.
Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn giữa cá nhân đã mua BH và không mua BH
Trình độ Tham gia BH Không tham gia BH
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tiểu học 17 28,8 10 18,5 Trung học 19 32,2 33 61,1 Phổ thông 22 37,3 10 18,5 Trên phổ thông 1 1,7 1 1,9 Tổng 59 100,0 54 100,0
Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013
d) Vay vốn
Số liệu thống kê điều tra thể hiện ở bảng 4.5 cho thấy trong nhóm hộ tham gia BH tôm nuôi thì tỉ lệ về tình trạng vay vốn có sự chênh lệch rất lớn, cụ thể khách hàng tham gia BH có vay vốn là 43 hộ, chiếm tỷ lệ 72,9% và không vay vốn là 16 hộ tương đương với 27,1%. Thật thú vị, trong nhóm không mua BH thì tình trạng đầu tư nuôi tôm TC-BTC bằng nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ đáng kể với khoảng 61,1%, điều này ngụ ý rằng những đối tượng này nguy cơ đối mặt với rủi ro tài chính khá cao trong điều kiện nuôi không thuận lợi.
Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo tình trạng vay vốn giữa nhóm mua BH và không mua BH
Tham gia BH Tham gia BH Không tham gia BH
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Vay vốn 43 72,9 33 61,1
Không vay vốn 16 27,1 21 38,9
Tổng 59 100,0 54 100,0
Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013
e) Kinh nghiệm sản xuất
Trong sản xuất NN truyền thống, kinh nghiệm sản xuất có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất. Kinh nghiệm sản xuất được thể hiện qua số năm sản xuất của chủ hộ. Bảng 4.6 cho thấy kinh nghiệm sản xuất của hai đối tượng nghiên cứu đều khá cao và chênh lệch không đáng kể. Thường thì khi chủ hộ có nghiều năm kinh nghiệm có thể giúp họ quản lý rủi ro tốt hơn hoạt động nuôi tôm TC-BTC, đạt được năng suất cao, do đó nhu cầu tham gia BH của hộ có thể ít hơn đối tượng khác. Tuy nhiên, kết quả kiểm định cho thấy kinh nghiệm của chủ hộ tham gia và không tham gia BH không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy có thể kinh nghiệm sản xuất không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư BH của nông hộ.
Bảng 4.6: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ mua và không mua BH Đơn vị tính: năm
Kinh nghiệm Tham gia BH Không tham gia BH
Thấp nhất 3 3
Cao nhất 17 14
Trung bình* 9,6 8,9
Nguồn: kết quả khảo sát năm 2013
Ghi chú: (*) Số năm kinh nghiệm của 2 đối tượng nghiên cứu không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 10% qua kiểm định T-test
f) Thông tin BH
Trong 59 cá nhân đại diện cho hộ có tham gia BH thì có 48 người cơ bản hiểu được đặc điểm của loại sản phẩm này, chiếm tỷ lệ 81,4%, còn lại 11 người hầu như chưa tiếp nhận được thông tin rõ ràng, tương ứng tỷ lệ 18,6% trong số khách hàng có tham gia BH. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi vì BH tôm nuôi là một loại BH mới, lần đầu tiên được bán ra trên địa bàn Bạc Liêu, nông dân hoàn toàn chưa hiểu biết về BH, vì thế họ cần nhiều thông tin và sự hỗ trợ trước khi đưa ra một lựa chọn hợp lý.
Bảng 4.7: Tiếp cận thông tin giữa khách hàng mua BH và không mua BH
Tham gia BH Tham gia BH Không tham gia BH
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Tiếp nhận TT 48 81,4 11 20,4
Không tiếp nhận TT 11 18,6 43 79,6
Tổng 59 100,0 54 100,0
Nguồn: kết quả điều tra khách hàng, 2013
g) Diện tích nuôi tôm
Kết quả điều tra 113 hộ sản xuất tôm theo hình thức TC-BTC ở 2 đối tượng nghiên cứu cho thấy diện tích sản xuất của các hộ tương đối lớn, cụ thể diện tích nuôi bình quân của đối tượng tham gia BH có 18.900 m2 và diện tích nuôi của đối tượng không tham gia BH có 7.700 m2. Diện tích trung bình của các hộ sản xuất tương đối lớn, điều này thuận lợi cho phân bổ hợp lý diện tích ao lắng và diện tích thả nuôi, đồng thời diện tích sản xuất tương đối lớn cho thấy nghề nuôi tôm truyền thống vẫn còn được chú trọng và phát triển mặc dù tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Bảng 4.8 thể hiện chênh lệch đáng kể về diện tích giữa đối tượng đầu tư và không đầu tư vào BH tôm nuôi, đồng thời kết quả kiểm định cũng cho thấy có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy diện tích nuôi tôm có thể ảnh hưởng đến quyết định mua BH của nông hộ.
Bảng 4.8: Diện tích nuôi tôm TC-BTC của hộ mua và không mua BH ĐVT: 1.000 m2
Diện tích Tham gia BH Không tham gia BH
Thấp nhất 1 2
Cao nhất 48,5 22
Trung bình*** 18,9 7,7
Nguồn: kết quả khảo sát năm 2013
Ghi chú: (***) Số năm kinh nghiệm của 2 đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua kiểm định T-test