Kết quả chính của đề tài

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu (Trang 61 - 62)

1. 3 Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu

5.1.1 Kết quả chính của đề tài

Nghiên cứu này tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư BH tôm nuôi cho hoạt động giảm thiểu rủi ro của nông dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Dữ liệu phân tích trong đề tài được thu thập thông qua bảng phỏng vấn với 113 hộ tại huyện Hòa Bình và thành phố Bạc Liêu. Đây là 2 huyện có đặc trưng nổi bật nghề nuôi tôm dưới hình thức TC-BTC, đồng thời là địa bàn phản ánh khá chính xác thực trạng triển khai thí điểm BH tôm nuôi thời điểm năm 2012. Qua điều tra khảo sát thực tế cho biết hoạt động nuôi tôm TC-BTC trên địa bàn nghiên cứu được hình thành và phát triển từ nhiều năm, điều này được thể hiện qua kinh nghiệm sản xuất 9,3 năm và diện tích đầu tư trung bình 13.884 m2 của mỗi nông hộ. Bên cạnh đạt được lợi thế trong tích lũy kinh nghiệm sản xuất, người nuôi tôm cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế trong việc tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và mô hình nuôi tôm hiệu quả, cùng với trình độ học vấn đạt mức trung bình 7,7 lớp, điều này xem như là một trở ngại lớn trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khả năng nhận thức vấn đề nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cuộc điều tra mẫu cũng phát hiện hoạt động đầu tư cho hình thức nuôi TC-BTC của hầu hết nông hộ tại địa bàn nghiên cứu bằng nguồn vốn tín dụng, chủ yếu là tín dụng phi chính thức chiếm 81,6% tổng số hộ có vay vốn. Mặc dù thực tế tín dụng chính thức luôn được các nhà làm chính sách xem như là công cụ hữu hiệu nhất cho khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của đề tài này cho thấy rằng nó chưa thể hiện tốt vai trò của mình. Hiện nay, người nuôi tôm ở địa bàn Bạc Liêu đang đối mặt với tình trạng chi phí đầu tư cho thức ăn và hóa chất chữa bệnh cho tôm ngày càng tăng, đạt trung bình 15.137,881 ngàn đồng/1.000 m2, trong khi thu nhập có xu hướng giảm do ảnh hưởng bởi giá tôm nguyên liệu bấp bênh và dịch bệnh ngày càng nguy hiểm. Do đó, nông dân cần các chính sách hỗ trợ hoặc công cụ tài chính để giúp họ giảm thiểu rủi ro và an tâm trong sản xuất nuôi tôm truyền thống tại địa phương.

Từ kết quả vừa nêu trên, đề tài tiếp tục tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư vào BH tôm nuôi của nông dân. Kết quả từ mô hình Logit chỉ ra rằng nông hộ chỉ có thể mua BH khi được tiếp nhận thông tin đầy đủ. Rõ ràng, việc tư vấn thông tin giúp đối tượng tham gia hiểu biết rõ hơn về đặc tính sản phẩm, những điều khoản của hợp đồng BH. Do đó, hoàn thiện công tác thông tin, tuyên truyền là một giải pháp quan trọng. Bên cạnh đó, khả năng

tham gia BH tôm nuôi nhiều hơn nếu chủ hộ được tham dự các buổi hội thảo, tập huấn kỹ thuật bởi vì nó cung cấp cho nông dân nhiều kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng và áp dụng kỹ thuật nuôi phù hợp cho đối tượng tham gia BH, đồng thời có cơ hội tiếp nhận đầy đủ nội dung chính sách BH. Làm việc ở địa phương cũng có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BH của nông hộ. Gia đình có các thành viên làm việc ở địa phương có nhiều thuận lợi trong việc tiếp nhận thông tin, ký kết và giải quyết bồi thường BH, song song đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm trong chủ trương thí điểm, vì vậy xác xuất mua BH của đối tượng này khá cao. Mặt khác, trình độ học vấn của chủ hộ lại là yếu tố hạn chế mua BH tôm nuôi. Thực tế cho thấy, BH tôm nuôi là mô hình BH mới, thông tin nhận được về sản phẩm còn nhiều điểm chưa rõ ràng, do đó, sự đánh đổi giữa phí BH và lợi ích BH đang là một sự lựa chọn có cân nhắc của nhiều hộ nuôi tôm. Cuối cùng, diện tích nuôi tôm cũng được xem là một trong các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư của nông hộ cho loại hình sản phẩm này. Các hộ có quy mô sản xuất lớn có xu hướng đầu tư nhiều hơn. Nguyên nhân hiện tượng này là do khả năng quản lý của hộ nuôi có giới hạn trên diện tích đất canh tác nên họ e ngại gặp rủi ro trong sản xuất, vì thế giải pháp an toàn là tham gia BH. Các yếu tố khác như số năm kinh nghiệm, vay vốn và chi phí sản xuất không có tác động rõ rệt đến quyết định tham gia BH tôm nuôi của nông hộ. Để giúp BH tôm nuôi trở thành một công cụ dự phòng rủi ro hữu ích cho nông dân, các bên liên quan cùng phải thống nhất trong nhận thức, hành động và chịu trách nhiệm; thay đổi chính sách hỗ trợ và cần có một chiến lược cụ thể phát triển sản phẩm BHNN trong tương lai.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)