1. 3 Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
3.3.2 Kết quả triển khai
a)Doanh thu phí BH tôm nuôi
Phần này phát họa sự thay đổi doanh thu phí BH tôm nuôi, thể hiện một khía cạnh quan trọng của kết quả chương trình thí điểm BH ở tỉnh Bạc Liêu. Theo số liệu thống kê từ công ty BH cho thấy, doanh thu phí BH tôm nuôi tăng lên đáng kể (hơn 13 lần) so với thời điểm ngày 15/10/2012 (Hình 3.1). Thành quả này đạt được là do sự quan tâm và chỉ đạo cụ thể, thường xuyên từ BCĐ tỉnh, sự phối hợp khá tốt của các ban ngành và các cấp chính quyền trong triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn đã góp phần sớm đưa chính sách này dần đi vào cuộc sống. Đến nay sản phẩm BH tôm nuôi nhận được sự ủng hộ càng nhiều từ nông dân, điều này xuất phát từ thủ tục tham gia BH tương đối đơn giản, người dân dần tin tưởng vào sản phẩm BH tôm nuôi bởi vì một số hộ tham gia BH đầu tiên đã nhận được tiền bồi thường khi xảy ra thiệt hại. Tuy nhiên, theo quy tắc tính phí BH trong Quyết định số 3035/QĐ-BTCthì doanh thu phí tăng cũng do một phần từ giá thức ăn thủy sản trên thị trường có biến động theo chiểu hướng tăng (giá thức ăn thủy sản tăng khoảng 1.500-2.000đ/kg trong
và gây khó khăn về tài chính cho người dân tiếp cận sản phẩm BHNN. Do đó, Bộ và các bên liên quan nên quan tâm hơn đến yếu tố này khi thời gian của Quyết định số 315/QĐ-TTg sắp kết thúc. 3,54 47,29 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 15/10/2012 27/12/2012 Thời điểm Ph í B H (tỷ đ ồn g) Doanh thu phí BH
Nguồn: công ty Bảo Việt Bạc Liêu, 2012
Hình 3.1 Doanh thu phí BH tôm nuôi từ ngày triển khai đến ngày 15/10/2012 và ngày 27/12/2012
b)Kết quả bồi thường thiệt hại
Hình 3.2 phản ánh tổng quát tiến độ chi trả bồi thường BH cho các hộ nuôi tôm bị thiệt hại do thiên tai hoặc dịch bệnh là còn chậm, cụ thể số tiền đã giải quyết bồi thường chỉ chiếm khoảng 1/7 lần tổng số tiền bồi thường ước tính. Do diện tích tôm chết tăng cao trong hai tháng 10 và 11 làm phát sinh đột biến lượng mẫu cần phân tích. Hiện tại, chi cục NTTS của tỉnh chỉ có 4 máy xét nghiệm PCR với lượng mẫu phân tích tối đa mỗi ngày được 30 mẫu, trong khi lượng mẫu mỗi ngày cần phân tích trung bình hơn 100 mẫu. Mặt khác, do thay đổi quy trình xác định dịch bệnh, cụ thể theo Công văn 1950/BNN-KTHT ngày 28/06/2012 của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn giải quyết các tổn thất do dịch bệnh đối với đối tượng tham gia thí điểm BHNN, Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/08/2012 của Bộ NN&PTNT. Theo các công văn chỉ đạo nêu trên, đối với những loại bệnh chưa đến mức phải công bố dịch thì chi cục NTTS phân tích mẫu, UBND huyện, thành phố xác nhận làm cơ sở bồi thường. Vì vậy, trong quá trình bồi thường phải thêm công đoạn chuyển hồ sơ về UBND các huyện/thành phố để xác nhận dịch bệnh, vấn đề này cũng làm phát sinh thêm thời gian để hoàn chỉnh hồ sơ cho các hộ bị thiệt hại. Bên cạnh đó, vấn đề xác nhận dịch bệnh của một số huyện, thành phố còn để tồn đọng hồ sơ kéo dài, dẫn đến việc chi trả bồi thường cho hộ nông dân không bảo đảm thời gian. Một nguyên nhân quan trọng khác ảnh hưởng đến việc giải quyết hồ sơ bồi thường chưa kịp thời, đó là diện tích tôm bị thiệt hại quá lớn trên diện rộng, nhưng mỗi địa bàn xã tối đa chỉ có hai cán bộ: một của chi cục
NTTS và một của công ty Bảo Việt phụ trách, làm cho công tác giám định, lấy mẫu xét nghiệm tốn kém nhiều thời gian.
15,7 114,2 0 20 40 60 80 100 120 T ỷ đ ồ n g 1
Số tiền đã bồi thường số tiền bồi thường ước tính
Nguồn: công ty Bảo Việt Bạc Liêu, 2012
Hình 3.2 Kết quả bồi thường thiệt hại tính đến ngày 27/12/2012
c) Cơ cấu diện hộ tham gia
Theo kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt lớn trong cơ cấu diện hộ tham gia BH tôm nuôi, trong đó, tỉ lệ hộ bình thường tham gia BH nhiều nhất trong các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ BH. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do phần lớn hộ bình thường có thể đáp ứng đủ điều kiện tham gia BH. Trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh trên thủy sản ngày càng đa dạng và mức thiệt hại cao, BH tôm nuôi là công cụ dự phòng rủi ro hấp dẫn bởi vì nông dân sẽ có được một phần vốn để tái đầu tư cho vụ nuôi tiếp theo khi xảy ra tổn thất. Ngoài ra, việc tính hạn mức bồi thường cho BH tôm thẻ chân trắng theo Quyết định 3035/QD-BTC chưa hợp lý, cụ thể thời điểm thiệt hại 55-60 ngày tỷ lệ bồi thường lên đến 64%. Đối với thẻ chân trắng tại thời điểm trên khi xảy ra thiệt hại người nuôi có thể thu hoạch và sản lượng đem bán thu hồi một phần kinh phí để tái sản xuất, vì thế một số hộ nuôi tôm đăng ký tham gia BH để mong nhận được tiền bồi thường. Hiện tại, Bộ tài chính đã ban hành Quyết định số 1042/QĐ-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 3035/QĐ-BTC về điều chỉnh quy định một số khoản bổi thường đối với thẻ chân trắng nhằm đảm bảo công bằng cho các bên tham gia. Ngược lại, hầu hết đối tượng thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo tiếp nhận hạn chế các thông tin, quy tắc của sản phẩm BH tôm nuôi, vì thế họ vẫn còn tâm lý chưa tin tưởng vào chủ trương thí điểm tại địa phương; một số hộ không có khả năng về vốn để tái sản xuất do đã thất bại trước đó, thậm chí diện tích đất canh tác đã đem bán hoặc cho đối tượng khác thuê. Đối với các tổ chức chưa tham gia BH tôm
nuôi là do họ sợ nếu thất bại, thông tin lan truyền ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Hộ bình thường; 88,80% Hộ cận nghèo; 2,60% Tổ chức; 0% Hộ nghèo; 8,60%
Nguồn: công ty Bảo Việt Bạc Liêu, 2012
Hình 3.3 Cơ cấu diện hộ tham gia BH tôm nuôi đến ngày 27/12/2012