1. 3 Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
3.3.3 Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai
khai
-Công tác triển khai BH tôm nuôi theo Quyết định 315/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tương đối chậm, tất cả các khâu đều bị chậm như thành lập BCĐ, tổ chức tập huấn, tuyên truyền đến việc bắt đầu bán sản phẩm BH tôm nuôi, do đó đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận BH của nông dân do trễ lịch thời vụ. Ở khía cạnh khác, một số điều khoản trong quy tắc BH chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, chẳng hạn: quy định hộ nuôi phải tham gia toàn bộ diện tích, trong khi điều kiện thực tế của họ không đủ khả năng tài chính để tham gia, do đó trong thời gian triển khai thực hiện phải thường xuyên kiến nghị sửa đổi bổ sung nên làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.
-Quy trình triển khai giữa các huyện/thành phố và địa bàn xã/phường chưa thống nhất bằng một quy trình cụ thể, gây khó khăn đối với cán bộ chuyên môn và phản ứng không tốt trong nhân dân. Hiện tại, các BCĐ địa phương cũng chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo hàng tháng theo quy định. Trong kế hoạch thực hiện triển khai BH tôm nuôi năm 2013, BCĐ tỉnh đã ban hành Quyết định 1449/QĐ-UBND ngày 02/07/2013 về trình tự các bước thực hiện trong công tác thí điểm BH tôm nuôi nhằm đảm bảo minh bạch, rõ ràng, quy định trách nhiệm cụ thể của các thành phần tham gia trong công tác triển khai theo Quyết định 315/QĐ-TTg.
-Vấn đề kiểm soát số lượng tôm giống và thời gian thả của các hộ tham gia BH là rất khó khăn do địa bàn rộng, diện tích nuôi lớn, số hộ nuôi nhiều
nên khi tập trung thả cùng vào thời điểm, việc sắp xếp, bố trí cán bộ giám sát số lượng giống thả chưa được chặt chẽ bởi bởi vì mỗi địa bàn xã, phường tối đa chỉ có hai cán bộ: một chi cục NTTS và một công ty Bảo Việt phụ trách. Ngoài ra, do phạm vi đối tượng và địa bàn BH khá rộng, nhưng lực lượng cán bộ mỏng, thiếu kinh nghiệm dẫn đến công tác giám sát việc tuân thủ các quy trình, giám định và giải quyết bồi thường vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
-Đa số các hộ dân đều canh tác theo kinh nghiệm là chính, trình độ kỹ thuật còn hạn chế cùng với vấn đề thiếu vốn sản xuất, vì vậy phần lớn nông dân khó đáp ứng quy trình canh tác được ban hành.
Nhìn chung, kinh tế tỉnh Bạc Liêu tiếp tục phát triển ổn định và đang trên đà tăng trưởng tốt, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được tăng cường. Các mặt xã hội chuyển biến nhanh, đời sống dân cư được cải thiện. Ngành sản xuất thủy sản năm 2012 vẫn bình ổn và tiếp tục phát triển tương đối khá. Nhận được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, các cấp trong tỉnh trong việc chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ các chính sách mới phù hợp trong quá trình sản xuất một cách kịp thời, đồng thời nông dân đã thực hiện tốt hoạt động canh tác, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đẩy mạnh đa dạng hóa mô hình, vật nuôi nên kết quả sản xuất trong năm đạt tương đối khả quan. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Giá cả vật tư, thức ăn nuôi tôm luôn biến động tăng trong khi giá tôm nguyên liệu không ổn định, phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu làm ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Vốn tín dụng của các ngân hàng đầu tư cho thủy sản còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu cải tạo ao, mua con giống và thức ăn thả nuôi. Ngoài ra, tình hình sản xuất thủy sản cũng gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng thời tiết diễn biến phức tạp, chỉ số môi trường ao nuôi luôn biến động cùng với chất lượng tôm giống thấp, chưa qua quy trình kiểm dịch chặt chẽ đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát sinh, gây hại trên tôm bùng phát cục bộ một số nơi trong tỉnh. Mặc dù hoạt động NTTS còn tồn tại khó khăn và rủi ro, nhưng do tỉnh thực hiện chương trình thí điểm BH tôm nuôi cho mô hình nuôi TC-BTC từ năm 2012 nên ngư dân phần nào đó an tâm sản xuất, hạn chế phần nào rủi ro trong việc thu hồi vốn. Qua một năm triển khai, các cơ chế, chính sách được ban hành khá đầy đủ và hoàn thiện nhằm bảo đảm lợi ích, hợp lý và chặt chẽ của chính sách BHNN; Ban chỉ đạo và doanh nghiệp BH đã có những chủ trương và kế hoạch cụ thể để đưa BH đến tay người nông dân. Vì thế, nông
tăng nhanh qua Báo cáo tổng kết tại các địa phương. Tuy nhiên, tiến độ chi trả bồi thường vẫn chưa đảm bảo theo thời gian quy định nên gây bức xúc cho người tham gia BH, đặt biệt ảnh hưởng đến hoạt động tái sản xuất. Do đó, các đơn vị tiếp tục làm tốt nhiệm vụ nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho việc tái sản xuất khi gặp rủi ro tại các địa bàn triển khai.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM TÔM NUÔI