Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu (Trang 25 - 28)

1. 3 Giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

a)Mô hình nghiên cứu

-Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua BH của nông dân. Mô hình logistic được thiết lập như sau:

Pr (y=1│xi) = Pi = F(x’iβ) Trong đó:

Y: biến phụ thuộc thể hiện quyết đinh mua BH tôm nuôi của nông dân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Y là biến giả:

Y= 0 trường hợp khách hàng không mua BH tôm nuôi Y= 1 trường hợp khách hàng có mua BH tôm nuôi

F: hàm tích lũy xác suất của phân phối logistic x’iβ = β0+ x1β1+ x2β2+...+ xkβk+ ε

xi là véctơ của các biến độc lập có thể ảnh hưởng đến quyết định mua BH

β là véctơ của tham số được ước lượng. Các tham số β1, β2,…, βk được ước lượng bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa.

Ta có: ( ) ( ' ) '    i i i i i i x f x x F x P      

điều này được diễn dịch rằng tác động biên của xi lên Pi có cùng dấu với βi và phụ thuộc vào giá trị của xi, không giống như các mô hình tuyến tính.

b)Phương pháp kiểm định trong mô hình

Kiểm định 2: 2

qs

 = -2(lnL(1) – lnL(k)), kiểm định ý nghĩa của toàn bộ mô hình, với giả thuyết H0: β1= β2= β3=…= βk= 0. Nếu 2  2(k1)

qs 

 thì bác bỏ

H0, tức mô hình có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định ý nghĩa của các hệ số với giả thuyết: βi= 0 bằng đại lượng Vald Chi Square được tính bằng cách lấy ước lượng của các hệ số hồi quy của biến độc lập trong mô hình chia cho sai số chuẩn của ước lượng hệ số hồi quy hoặc sử dụng giá trị P-value của từng hệ số theo nguyên tắc thông thường.

Kiểm định đa cộng tuyến được tiến hành nhằm kiểm định mối tương quan giữa các biến giải thích trong mô hình hồi quy. Khi có hiện tượng đa công tuyến thì mức độ phù hợp của mô hình thể hiện không chính xác, đồng thời làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê trong kiểm định ý nghĩa của từng yếu tố trong mô hình.

Danh sách các biến sử dụng trong nghiên cứu này được trình bày cụ thể trong bảng 2.2:

Bảng 2.2: Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong phân tích mô hình nghiên cứu

STT Tên biến Diễn giải vọng Kỳ

1 TRINHDO Trình độ học vấn của chủ hộ, được tính

bằng số năm đến trường (lớp) +

2 GIOITINH Biến giả, giá trị 1 là nam, giá trị 0 là nữ + 3 SONAMKN Kinh nghiệm của chủ hộ trong nghề nuôi

tôm TC-BTC (năm) −

4 DTNUOI Diện tích mặt nước nuôi tôm sú của nông hộ

(1.000 m2) +

5 CHIPHISX

Chi phí đầu tư một vụ trên 1000m2 mặt nước nuôi tôm của nông hộ (ngàn đồng/1000m2

)

+

6 LAMVIECDP

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu gia đình có thành viên làm việc ở địa phương, ngược lại là 0

+

7 THONGTIN Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có tiếp nhận

thông tin về BH tôm nuôi, ngược lại là 0 + 8 TAPHUANKT Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có tham gia

tập huấn kỹ thuật, ngược lại là 0 +

9 VAYVON

Biến giả, bằng 1 nếu nông hộ có sử dụng vốn vay cho hoạt động nuôi tôm, nhận giá trị 0 nếu không có

Dựa vào lập luận trong phần cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư BHNN của nông dân kết hợp với khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa ra các nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia BH tôm nuôi của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu. Trong đó, hệ số của các biến TRINHDO, GIOITINH, DTNUOI, CHIPHISX, VAYVON, LAMVIECDP, THONGTIN, TAPHUANKT được kỳ vọng có giá trị dương và hệ số của biến SONAMKN được kỳ vọng có giá trị âm.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TÔM NUÔI TẠI TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm tôm nuôi của hộ nông dân tại tỉnh bạc liêu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)