Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
1,74 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
LÊ THỊ HUYỀN TRÂN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ FLEXICARD
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
XĂNG DẦU PETROLIMEX
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201
12-2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------
LÊ THỊ HUYỀN TRÂN
MSSV: 4104562
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ FLEXICARD
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
XĂNG DẦU PETROLIMEX
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ KIM PHƢỢNG
12-2013
LỜI CẢM TẠ
Qua những năm học tập ở trƣờng Đại học Cần Thơ, với sự chỉ dẫn nhiệt
tình của các thầy cô, cùng với thời gian thực tập tại ngân hàng Thƣơng mại cổ
phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ, em đã học tập và tích lũy
đƣợc nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Bài luận văn này là kết quả tổng hợp
giữa những lý thuyết đã học và thực tế trong quá trình thực tập của em. Để có
thể hoàn thành tốt bài luận văn, ngoài những nỗ lực của mình, em đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ của nhiều ngƣời, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến :
Qúy thầy, cô trƣờng Đại học Cần Thơ, thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt các kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm
sống cho chúng em suốt thời gian học tại trƣờng. Đặc biệt, em vô cùng biết ơn
cô Nguyễn Thị Kim Phƣợng đã trực tiếp hƣớng dẫn em làm luận văn trong
thời gian qua. Nhờ sự chỉ bảo, góp ý của cô mà em có thể hoàn thiện luận văn
hơn.
Ban lãnh đạo và toàn thể các anh, chị nhân viên tại ngân hàng Thƣơng
mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ đã chỉ dẫn và tạo điều
kiện để em có thể thực tập, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Nhất
là anh Tống Công Hƣớng đã nhiệt tình hƣớng dẫn em trong thời gian thực tập
tại ngân hàng.
Gia đình đã nuôi lớn em, tạo điều kiện cho em đi học, cùng với sự giúp
đỡ của bạn bè trong quá trình thực tập.
Do đây là lần đầu em đƣợc thực tập tại ngân hàng, tiếp xúc với thực tế,
nên bài luận văn có gì sai sót kính mong quý thầy, cô, anh, chị trong ngân
hàng bỏ qua cho em.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy, cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh cùng các anh, chị ở ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần
Thơ dồi dào sức khỏe, công tác tốt !
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Ngƣời thực hiện
i
TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2013
Ngƣời thực hiện
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần Thơ, ngày .....tháng.....năm 2013
Xác nhận của cơ quan thực tập
iii
MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
1.4.1 Phạm vi về không gian .......................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi về thời gian ............................................................................. 3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 4
2.1 Phƣơng pháp luận .................................................................................... 4
2.1.1 Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh....................... 4
2.1.2 Tổng quan về thẻ thanh toán ................................................................. 5
2.1.3 Quy trình phát hành và sử dụng thẻ ...................................................... 9
2.1.4 Lợi ích của thẻ thanh toán ................................................................... 12
2.1.5 Các rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ ........................................... 13
2.1.6 Một số thuật ngữ cơ bản ..................................................................... 13
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 15
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................ 15
Chƣơng 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PETROLIMEX CẦN
THƠ VÀ THẺ FLEXICARD ...................................................................... 17
3.1 Sơ lƣợc về ngân hàng TMCP Petrolimex ............................................... 17
3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Petrolimex......................................... 17
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 17
3.1.3 Những thành tựu của ngân hàng TMCP Petrolimex ............................ 18
3.1.4 Tầm nhìn và chiến lƣợc kinh doanh .................................................... 19
iv
3.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Petrolimex chi nhánh Cần Thơ............. 20
3.2.1 Khái quát về ngân hàng Petrolimex chi nhánh Cần Thơ ...................... 20
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý................................................................... 20
3.2.3 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng chi nhánh .................... 22
3.3 Khái quát về thẻ Flexicard ..................................................................... 22
3.3.1 Khái niệm thẻ Flexicard...................................................................... 22
3.3.2 Phân loại thẻ và tiện ích mỗi loại ........................................................ 22
3.3.3 Lợi ích chung của thẻ Flexicard .......................................................... 27
3.3.4 So sánh các đặc tính giữa các loại thẻ Flexicard ................................. 28
3.3.5 Thiết bị chấp nhận thẻ Flexicard ........................................................ 29
3.4 Khái quát về quy trình phát hành và thanh toán thẻ Flexicard ............... 29
3.4.1 Giới thiệu chung về hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard..................... 29
3.4.2 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ Flexicard ................................. 30
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Petrolimex chi nhánh Cần
Thơ từ năm 2010 - 6/2013 ........................................................................... 33
3.5.1 Phân tích thu nhập .............................................................................. 34
3.5.2 Phân tích chi phí ................................................................................. 36
3.5.3. Phân tích lợi nhuận ............................................................................ 38
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
FLEXICARD CỦA PGB CẦN THƠ .......................................................... 39
4.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard .................................... 39
4.1.1 Số lƣợng thẻ phát hành ....................................................................... 39
4.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard trong giai đoạn 2010 - 2012
.................................................................................................................... 42
4.1.3 Phân tích tình hình thanh toán thẻ ...................................................... 44
4.1.4 Doanh số huy động từ thẻ ................................................................... 47
4.1.5 Phân tích hệ thống chấp nhận thẻ ........................................................ 51
4.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ ........................................................ 52
4.2.1 Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................... 52
4.2.2 Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 53
v
4.2.3 Đánh giá của khách hàng đang sử dụng thẻ Flexicard ......................... 55
4.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard.............. 57
4.3.1 Yếu tố khách quan .............................................................................. 57
4.3.2 Yếu tố chủ quan.................................................................................. 64
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
FLEXICARD .............................................................................................. 70
5.1 Cơ sở hình thành giải pháp .................................................................... 70
5.1.1 Xu thế phát triển của sản phẩm thẻ thanh toán ở Việt Nam ................. 70
5.1.2 Định hƣớng kinh doanh thẻ Flexicarad của NH giai đoạn tới .............. 72
5.1.3 Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh thẻ Flexicard ........................... 73
5.2 Một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard ........ 75
5.2.1 Nâng cao tiện ích của thẻ .................................................................... 75
5.2.2 Nâng cao nghiệp vụ nhân viên, chất lƣợng phục vụ khách hàng.......... 76
5.2.3 Nâng cấp hệ thống giao dịch và mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ ....... 76
5.2.4 Tăng cƣờng hoạt động maketing, tiếp thị ............................................ 77
5.2.5 Tăng cƣờng hoạt động phòng ngừa rủi ro ........................................... 78
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 80
6.1 Kết luận ................................................................................................. 80
6.2 Kiến nghị ............................................................................................... 81
6.2.1 Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc ....................................... 81
6.2.2 Đối với NH Petrolimex hội sở chính ................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 83
PHỤ LỤC.................................................................................................... 86
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: So sánh các đặc tính giữa các loại thẻ Flexicard .......................... 28
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank trong giai đoạn từ
2010- 2012 .................................................................................................. 34
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank Cần Thơ 6 tháng đầu
năm 2012, 2013 ........................................................................................... 34
Bảng 4.1: Số lƣợng thẻ Flexicard phát hành trong giai đoạn năm 2010- 2012
.................................................................................................................... 39
Bảng 4.2: Số lƣợng thẻ Flexicard phát hành 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ... 40
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard giai đoạn 2010- 2012.
.................................................................................................................... 42
Bảng 4.4: Kết quả kinh doanh thẻ Flexicard 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ... 43
Bảng 4.5: Tình hình thanh toán thẻ Flexicard giai đoạn 2010 – 2012........... 44
Bảng 4.6: Tình hình thanh toán thẻ Flexicard của PG Bank Cần Thơ 6 tháng
đầu năm 2012, 2013 .................................................................................... 45
Bảng 4.7: Doanh số huy động bằng các loại thẻ Flexicard giai đoạn 2010 –
2012 ............................................................................................................ 48
Bảng 4.8: Doanh số huy động bằng thẻ Flexicard 6 tháng đầu năm 2012, 2013
.................................................................................................................... 49
Bảng 4.9: Mạng lƣới chấp nhận thẻ của một số ngân hàng ở Tp. Cần Thơ... 52
Bảng 4.10: Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ Flexicard ....... 55
Bảng 4.11: Những sự cố ngoài ý muốn khi khách hàng sử dụng thẻ Flexicard .
.................................................................................................................... 56
Bảng 4.12: Mức độ hài lòng của khách hàng về hệ thống chấp nhận thẻ
Flexicard ..................................................................................................... 57
Bảng 4.13: Mục đích sử dụng thẻ của khách hàng ...................................... 58
Bảng 4.14: Nguồn thông tin khách hàng biết đến thẻ Flexicard ................... 59
Bảng 4.15: Quyết định sử dụng thẻ Flexicard trong thời gian tới ................. 59
Bảng 4.16: Yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng chƣa
sử dụng thẻ ................................................................................................. 60
Bảng 4.17: So sánh thẻ từ và thẻ chip .......................................................... 66
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1 Quy trình phát hành thẻ thanh toán ................................................. 9
Hình 1.2 Quy trình sử dụng thẻ thanh toán .................................................. 11
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PG Bank chi nhánh Cần Thơ ................. 20
Hình 2.2 Hình dạng thẻ Flexicard trả trƣớc.................................................. 23
Hình 2.3 Hình dạng thẻ Flexicard ghi nợ nội địa ......................................... 24
Hình 2.4 Máy POS đọc thẻ Flexicard .......................................................... 29
Hình 2.5 Sơ đồ thanh toán bằng thẻ Flexicard ............................................. 30
Hình 2.6 Sơ đồ thanh toán bằng thẻ Flexicard trả trƣớc ............................... 31
Hình 2.7 Sơ đồ thanh toán bằng thẻ Flexicard ghi nợ nội địa ....................... 32
Hình 4.1 Biểu đồ số lƣợng giao dịch bằng thẻ Flexicard giai đoạn năm 2010 –
2012 ............................................................................................................ 45
Hình 4.2 Doanh số huy động không kỳ hạn của PG Bank Cần Thơ giai đoạn
năm 2010 – 2012 ......................................................................................... 50
Hình 4.3 Nguồn vốn của PG Bank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012............. 64
Hình 5.1 Tình hình phát triển thẻ giai đoạn 2007- 2012 ............................... 70
viii
DANH MỤC VIẾT TẮT
CHXD
:
Cửa hàng xăng dầu
ĐBSCL
:
Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐVCNT
:
Đơn vị chấp nhận thẻ
ĐVT
:
Đơn vị tính
KH
:
Khách hàng
NHNN
:
Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTMCP :
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần
PGD
Phòng giao dịch
:
PTHĐKD :
Phân tích hoạt động kinh doanh
TCPHT
:
Tổ chức phát hành thẻ
TCTD
:
Tổ chức tín dụng
TMCP
:
Thƣơng mại cổ phần
ix
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập
vào kinh tế thế giới đã đặt ra những thách thức cho các ngân hàng thƣơng mại.
Sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn khi có sự xuất hiện của các ngân hàng nƣớc
ngoài. Cụ thể, tính đến cuối năm 2011, có 5 ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc,
1 ngân hàng chính sách, 37 ngân hàng Thƣơng mại cổ phần, 5 ngân hàng liên
doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nƣớc ngoài, và 54 chi nhánh ngân hàng nƣớc
ngoài. Vì vậy, các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc cần phải cải cách, đổi
mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và theo kịp tiến độ phát triển của nền
kinh tế. Một trong những hoạt động kinh doanh đƣợc ngân hàng chú trọng
trong những năm gần đây đó là kinh doanh thẻ thanh toán. Là một sản phẩm
dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích, từ khi ra đời thẻ ngân hàng đã làm
thay đổi cách thức chi tiêu, giao dịch thanh toán của ngƣời dân, đồng thời
mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng. Nhất là từ sau khi Quyết
định số 2453/QĐ-TTg “Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
(TTKDTM) tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015” ngày 27/12/2011 đƣợc phê
duyệt thì thị trƣờng sản phẩm thẻ của ngân hàng trở nên sôi động hơn.
Cũng giống nhƣ các ngân hàng khác, ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex
cũng phát triển sản phẩm thẻ thanh toán. Tuy nhiên, một đặc tính của hoạt
động kinh doanh lĩnh vực này là “dễ bắt chƣớc”, chính vì vậy dựa vào ƣu thế
của mình, ngân hàng đã hợp tác với Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam
(Petrolimex) cho ra sản phẩm thẻ Flexicard. Bên cạnh các tính năng nhƣ một
thẻ thanh toán thông thƣờng, điểm nổi bật của thẻ Flexicard là khách hàng
đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi khi mua xăng dầu tại trên 2100 cửa hàng xăng
dầu (CHXD) Petrolimex trên toàn quốc. Nhƣ đã biết, mỗi ngân hàng đều tạo
ra các sản phẩm thẻ riêng biệt để khẳng định thƣơng hiệu của mình, dẫn đến
áp lực cạnh tranh cũng tăng cao. Thêm vào đó, ngày 28/12/2012, NHNN vừa
ban hành Thông tƣ số 35 quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, chủ thẻ sẽ
không còn đƣợc miễn phí rút tiền tại ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ
mà các ngân hàng sẽ bắt đầu thu phí tại máy rút tiền tự động nội mạng. Thông
tƣ số 35 có hiệu lực từ ngày 1/3/2013. Điều này sẽ ảnh hƣởng đến nhu cầu sử
dụng thẻ của chủ thẻ cũng nhƣ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại các
ngân hàng thƣơng mại nói chung và ngân hàng Xăng dầu nói riêng. Từ các
nguyên do trên, em chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh
thẻ Flexicard của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex
1
chi nhánh Cần Thơ” để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ
Flexicard của Ngân hàng, từ đó đề ra một số giải pháp giúp cho việc kinh
doanh thẻ này tốt hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ. Từ đó đề ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ này
của ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của
ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ giai
đoạn từ năm 2010 - tháng 6/2013.
Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard giai đoạn từ
năm 2010 - tháng 6/2013.
Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện và phát
triển việc kinh doanh thẻ Flexicard tốt hơn.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động thẻ Flexicard tại ngân hàng
TMCP Petrolimex Cần Thơ trong giai đoạn từ 2010- 6/2013 và đề ra một số
giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ, trong quá trình nghiên cứu,
những câu hỏi đƣợc đặt ra là:
- Thực trạng kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng trong giai đoạn từ
năm 2010 - tháng 6/2013 về số lƣợng thẻ, kết quả kinh doanh…?
- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard
của ngân hàng Petrolimex chi nhánh Cần Thơ ?
- Ngân hàng cần có những biện pháp gì để hoàn thiện và phát triển hoạt
động kinh doanh thẻ trong giai đoạn tới ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu
Petrolimex chi nhánh Cần Thơ. Bên cạnh đó, thu thập số liệu sơ cấp tại một số
địa điểm phỏng vấn nhƣ các cửa hàng xăng dầu Petrolimex, các hệ thống máy
rút tiền tự động và điểm giao dịch của ngân hàng Petrolimex ở Cần Thơ.
2
1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian của số liệu đƣợc thu thập trong giai đoạn từ 2010 – 6 tháng
đầu năm 2013.
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 12/8/2013 đến ngày 8/11/2013.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của
ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ.
3
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh (PTHĐKD) là quá trình nghiên cứu để
phân tích toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp,
nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần
đƣợc khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Phạm Văn Dƣợc, 2004, trang 8).
2.1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh doanh
- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ
tiêu kinh tế đã xây dựng.
- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế
của mình.
- Giúp doanh nghiệp dự báo đƣợc những cơ hội cũng nhƣ những mối đe
doạ có thể xảy ra trong tƣơng lai. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp
quan trọng để phòng ngừa rủi ro.
- Là công cụ quan trọng trong việc thực hiện những chức năng quản trị
có hiệu quả của doanh nghiệp.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
2.1.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
- Đánh giá quá trình hƣớng đến kết quả kinh doanh, kết quả hoạt động
kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt đƣợc hoặc kết quả của các mục
tiêu trong tƣơng lai cần phải đạt đƣợc, với sự tác động của các nhân tố ảnh
hƣởng và đƣợc biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế.
- Phân tích hoạt động kinh doanh còn đi sâu xem sét các nhân tố ảnh
hƣởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu kinh tế.
2.1.1.4 Các bước phân tích hoạt động kinh doanh
- Thu thập số liệu, rồi xử lý số liệu
- Đánh giá hoạt động kinh doanh dựa trên việc phân tích số liệu về các
chỉ tiêu, các chỉ số liên quan.
- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động
4
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng.
2.1.2 Tổng quan về thẻ thanh toán
2.1.2.1 Khái niệm thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán ra đời từ phƣơng thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và
phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân
hàng. Hiện nay, thẻ thanh toán có rất nhiều khái niệm khác nhau. Sau đây là
một số khái niệm về thẻ thanh toán:
- Thẻ thanh toán là một phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt
đƣợc cung cấp bởi ngân hàng hoặc công ty lớn. Thẻ đƣợc dùng để thanh toán
tiền hàng hoá, dịch vụ mà không dùng tiền mặt. Thẻ cũng đƣợc dùng để rút
tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. Số tiền thanh
toán hay rút phải nằm trong phạm vi số dƣ trong tài khoản tiền gửi hoặc hạn
mức tín dụng ngân hàng cho phép.
- Thẻ thanh toán là phƣơng tiện không dùng tiền mặt, ra đời từ phƣơng
thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng
công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng.
- Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán hiện đại do ngân hàng phát
hành và bán cho các đơn vị và cá nhân để họ sử dụng trong thanh toán tiền
mua hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt tại ngân hàng đại lý hoặc tại máy rút tiền
tự động (ATM) (Lê Trung Thành, 2002, trang 45).
- Thẻ thanh toán là một phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà
ngƣời chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng
hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
- Thẻ thanh toán là phƣơng thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán
thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa
Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho
phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các
thành phần tham gia thanh toán.
Tại Việt Nam, khái niệm về thẻ thanh toán đƣợc quy định tại điều 2 của
Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động
thẻ ngân hàng, ban hành kèm theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày
15/05/2007 của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, cụ thể n h ƣ
s a u “Thẻ ngân hàng là phƣơng tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để
thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản đƣợc các bên thỏa
5
thuận.”
Có thể nói một cách khái quát về thẻ thanh toán là một phƣơng thức
thanh toán mà ngƣời sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng
hóa, dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút
tiền tự động.
2.1.2.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ thanh toán
Hầu hết các loại thẻ thanh toán hiện nay đều làm bằng nhựa ABS hoặc
PC, cấu tạo 3 lớp đƣợc ép sát kỹ thuật cao, lõi thẻ thƣờng đƣợc làm bằng
nhựa trắng cứng giữa 2 lớp tráng mỏng. Thẻ có kích thƣớc 84mm x 54mm x
0,7mm có góc tròn bao gồm 2 mặt.
a) Mặt trước của thẻ bao gồm
- Các huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ, tên thẻ.
- Biểu tƣợng của thẻ: Tên và biểu tƣợng của thẻ là yếu tố cho biết ngân
hàng phát hành. Biểu tƣợng này do ngân hàng thiết kế và in trên bề mặt thẻ.
Biểu tƣợng này rất khó giả mạo nên đƣợc xem là yếu tố an ninh chống giả
mạo.
- Số thẻ: Đây là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số đƣợc dập nổi lên trên
thẻ, số này đƣợc in trên hóa đơn khi chủ thẻ đi mua hàng, tùy từng loại thẻ có
các chữ số khác nhau và cấu trúc khác nhau.
- Ngày hiệu lực của thẻ: Đây là thời hạn thẻ đƣợc lƣu hành.
- Họ và tên chủ thẻ: Đƣợc in bằng chữ nổi.
- Kí tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành.
b) Mặt sau của thẻ bao gồm
- Dải băng từ: Chứa các thông tin đã đƣợc mã hóa.
- Mã số bí mật cá nhân (số PIN)
- Ô chữ ký dành cho chủ thẻ: Khi dùng thẻ để thanh toán, cơ sở chấp
nhận thẻ sẽ đối chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký mẫu để so sánh. Băng
chữ ký này đƣợc làm từ một nguyên liệu đặc biệt có khả năng ngăn chặn
mọi sự cố do tẩy xóa, sửa đổi trên bề mặt của nó và đƣợc ép chặt lên bề mặt
thẻ.
2.1.2.3 Phân loại thẻ thanh toán
Tùy theo từng đặc tính mà thẻ thanh toán có những cách phân loại khác
nhau. Thẻ thanh toán có thể phân loại theo công nghệ sản xuất, tính chất thanh
6
toán, phạm vi lãnh thổ, hạn mức tín dụng hay chủ thể phát hành.
a) Phân loại theo công nghệ sản xuất
Gồm 3 loại:
- Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): Dựa trên công nghệ khắc chữ nổi,
tấm thẻ đầu tiên đƣợc sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay ngƣời ta không
còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
- Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): Dựa trên kỹ thuật thƣ tín với hai băng
từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã đƣợc sử dụng phổ biến
trong vòng 20 năm qua nhƣng đã bộc lộ một số nhƣợc điểm nhƣ thông tin ghi
trên thẻ không tự mã hóa đƣợc, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian
chứa dữ liệu ít, không áp dụng đƣợc kỹ thuật mã hóa, bảo mật thông tin,…
- Thẻ thông minh (Smart Card): Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh
toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn nhƣ một máy vi tính. Đây là thẻ điện tử có bộ
xử lý chip. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lƣợng nhớ của chip điện
tử khác nhau.
b) Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
- Thẻ tín dụng (Credit Card): “Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao
dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã đƣợc cấp theo thoả thuận với tổ
chức phát hành thẻ” (Khoản 5- Điều 2 trong QĐ 20/2007).
Là loại thẻ đƣợc sử dụng phổ biến nhất, theo đó chủ thẻ đƣợc phép sử
dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa, dịch vụ
tại những cơ sở kinh doanh khách sạn, sân bay,… chấp nhận loại thẻ này. Gọi
đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ đƣợc ứng trƣớc một hạn mức tiêu dùng mà
không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ
đặc điểm trên mà ngƣời ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu
(Delayed debit card) hay chậm trả.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): “Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch
thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại
một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đƣợc phép nhận tiền gửi không kỳ
hạn” (Khoản 4, Điều 2 trong QĐ 20/2007). Loại thẻ này khi đƣợc sử dụng để
mua hàng hóa hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ bị khấu trừ ngay lập tức
vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng,
khách sạn,…đồng thời chuyển ngay lập tức vào tài khoản của bên cung ứng.
Thẻ ghi nợ còn đƣợc sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi
nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dƣ hiện hữu trên tài
khoản của chủ thẻ.
7
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
Thẻ online: Là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đƣợc khấu trừ
ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.
Thẻ offline: Là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đƣợc khấu
trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.
- Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): Là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút
tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút
tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài
khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ đƣợc cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng đƣợc.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: Chỉ rút tiền tại những máy tự động của ngân hàng phát
hành.
Loại 2: Đƣợc sử dụng để rút tiền không chỉ ở ngân hàng phát hành
mà còn đƣợc sử dụng rút tiền ở các ngân hàng cùng tham gia tổ chức
thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ.
c) Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- Thẻ nội địa: Là thẻ đƣợc giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy
đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nƣớc đó.
- Thẻ quốc tế: Đây là loại thẻ đƣợc chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng
các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Nó đƣợc hỗ trợ và quản lý trên toàn thế giới
bởi các tổ chức tài chính lớn nhƣ JCB, Dinner’s Club…
d) Phân loại theo hạn mức tín dụng
- Thẻ thƣờng: Là loại thẻ căn bản nhất, phổ biến nhất. Ngân hàng sẽ cấp
cho khách hàng của mình một hạn mức sử dụng trong tài khoản nhất định, hạn
mức này tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng phát hành.
- Thẻ vàng: Là loại thẻ dành cho những khách hàng có uy tín, có khả
năng tài chính lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn. Hạn mức tín dụng của thẻ
vàng cao hơn thẻ thƣờng.
e) Phân loại theo chủ thể phát hành
- Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card): Là loại thẻ do ngân hàng
phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín
dụng, nhằm giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình ở các nơi
chấp nhận thẻ.
- Thẻ do Tổ chức phi ngân hàng phát hành: Là loại thẻ du lịch và giải trí
8
của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu
lớn phát hành nhƣ Dinner’s Club, Amex,…
2.1.3 Quy trình phát hành và sử dụng thẻ
2.1.3.1 Quy trình phát hành thẻ
Trung tâm thẻ
Tại chi nhánh
(1)
A
Nhận yêu cầu
KH
Nhận yêu cầu
(2)
Thẩm định/quyết
định yêu cầu
(4)
Nhập dữ liệu
phát hành
(3)
Chuyển về
trung tâm thẻ
(5)
Chạy Batch
(1)
(6)
A
Mã hoá, in nổi
(7)
(9)
Nhận phong bì
gửi thẻ
Mailing
(8)
Hình 1.1 Quy trình phát hành thẻ thanh toán
Chú thích
(1) Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàn g hƣớng dẫn
khách hàng làm đơn theo mẫu và nộp cho ngân hàng. Hồ sơ xin phát hành thẻ
bao gồm:
- Đơn xin đăng ký mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng (đối với
khách hàng chƣa mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng).
9
- Đơn đăng ký phát hành thẻ kèm theo khoản sử dụng thẻ.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân.
(2) Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ: Khi khách hàng hoàn thành và nộp
hồ sơ phát hành thẻ thì ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trong
quá trình xét duyệt ngân hàng cũng tiến hành phân hạng thẻ (hạng chuẩn,
hạng vàng, hạng đặc biệt).
(3) Sau khi thẩm định hồ sơ khách hàng, nếu hồ sơ đảm bảo yêu cầu
thì ngân hàng gửi hồ sơ về Trung tâm phát hành thẻ. Danh sách phải có xác
nhận của Giám đốc hoặc Trƣởng phòng nghiệp vụ, bao gồm các thông tin sau:
- Họ và tên khách hàng
- Số tài khoản cá nhân
- Số CIF
- Hạng thẻ của khách hàng: chuẩn, vàng, đặc biệt
(4), (5), (6), (7), (8) Tại Trung tâm thẻ, các thông tin về khách hàng sẽ
đƣợc cá nhân hóa. Sau đó Trung tâm thẻ sẽ gửi thẻ kèm theo số PIN cho chủ
thẻ thông qua ngân hàng phát hành. Bao gồm các bƣớc sau:
- Tạo thẻ và dữ liệu in thẻ: Số thẻ ATM bao gồm 16 chữ số và có cấu
trúc nhƣ sau:
Mã số của ngân hàng phát hành – BIN (Bank Identification
Number) (6 số)
Số hồ sơ của khách hàng – CIF (7 số)
Số thứ tự thẻ ATM (2 số)
Số kiểm tra (1 số)
- In thẻ
- Gửi thẻ và số PIN (mã số bảo mật chủ thẻ Personal Identification
Number) cho ngân hàng phát hành.
(9) Nhận đƣợc thẻ từ trung tâm, ngân hàng phát hành xác nhận bằng
văn bản có chữ ký của trƣởng phòng nghiệp vụ hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền
cho trung tâm thẻ. Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày gởi yêu cầu phát hành
(trừ ngày lễ, nghỉ, tết) tới trung tâm thì ngân hàng phát hành sẽ nhận đƣợc
thẻ và mã số PIN cá nhân. Thƣ gửi thẻ và mã số PIN đƣợc gửi trong 2
phong bì khác nhau. Ngân hàng sẽ tiến hành nhƣ sau:
- Kiểm tra các thông tin trên thẻ để đảm bảo đầy đủ và chính xác
10
- Giao thẻ và mã PIN cho khách hàng
- Hƣớng dẫn khách hàng cách sử dụng và bảo quản thẻ
- Thu phí phát hành thẻ ATM
Khi đƣợc trao quyền sở hữu thẻ, khách hàng đƣợc gọi là chủ thẻ, ngân
hàng đƣợc gọi là ngân hàng phát hành trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ có
quyền sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các
máy rút tiền tự động (ATM), yêu cầu đƣợc giải trình khi có thắc mắc đối với
bảng kê giao dịch do ngân hàng phát hành gửi. Ngân hàng phát hành có nghĩa
vụ phải giải quyết thấu đáo các thắc mắc của khách hàng, phải kịp thời
thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng thanh toán, hƣớng dẫn họ
thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ trong thanh toán thẻ để đảm bảo an toàn
cho khách hàng và ngân hàng.
2.1.3.2 Quy trình sử dụng thẻ
(4)
ĐVCNT hoặc
ĐƢTM
Chủ thẻ
(3)
(1)
(2)
(5)
Ngân hàng
phát hành
(6)
Ngân hàng
thanh toán
(7)
Hình 1.2 Quy trình sử dụng thẻ thanh toán
Ghi chú: ĐVCNT: đơn vị chấp nhận thẻ
ĐƯTM: điểm ứng tiền mặt
Chú thích
(1) Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị
phát hành thẻ thanh toán (nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng nộp thêm
ủy nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt để lƣu ký
tiền vào tài khoản thẻ thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ).
(2) Ngân hàng căn cứ giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau
khi kiểm tra thủ tục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách
hàng, nếu đủ điều kiện thì ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục để cấp
thẻ cho khách hàng và hƣớng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán.
(3) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho đơn vị chấp nhận (ĐVCNT) thẻ để
kiểm tra, đƣa vào máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và
11
in biên lai thanh toán (3 liên).
(4) Đơn vị chấp nhận thẻ đƣa biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ.
(5) Đơn vị chấp nhận thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân
hàng đại lý thanh toán để thanh toán.
(6) Nhận đƣợc biên lai thanh toán kèm theo bảng kê biên lai thanh toán
do đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến sau khi kiểm tra đủ điều kiện thanh toán,
ngân hàng đại lý thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho ĐVCNT.
(7) Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán tiền với ngân hàng đại lý thanh
toán qua thủ tục thanh toán giữa các ngân hàng.
2.1.4 Lợi ích của thẻ thanh toán
2.1.4.1 Đối với chủ thẻ
- Có đƣợc một cách thức sử dụng đồng tiền an toàn, văn minh và hiệu
quả vì không phải mang theo nhiều tiền trong ngƣời, giúp chủ thẻ đảm bảo an
toàn tài sản, tránh đƣợc rủi ro khi phải mang theo tiền mặt trong ngƣời.
- Giúp các việc giao dịch mua bán, thanh toán tiền hàng hoá giữa các chủ
thẻ trở nên nhanh chóng, an toàn qua việc thanh toán trên số dƣ trong tài
khoản thẻ.
- Số tiền còn trong tài khoản của khách hàng đƣợc hƣởng lãi suất không
kỳ hạn.
- Chủ thẻ là khách hàng của ngân hàng nên sẽ đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi,
tham gia các chƣơng trình khuyến mãi của ngân hàng.
- Ngoài ra, đối với chủ thẻ là doanh nghiệp, thì việc sử dụng dịch vụ trả
lƣơng qua ngân hàng thông qua tài khoản của cán bộ công nhân viên để họ
rút tiền từ máy ATM là rất kinh tế và hiệu quả. Nhờ đó mà doanh nghiệp tiết
kiệm đƣợc nhân sự và chi phí quản lý.
2.1.4.2 Đối với ngân hàng
Đối với ngân hàng nhà nước
Tiết kiệm đƣợc chi phí in ấn, giảm lƣợng tiền mặt trong lƣu thông.
Đối với ngân hàng thương mại
- Có thêm nguồn huy động từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách
hàng. Thu đƣợc một khoản thu nhất định từ việc phát hành, thu phí dịch vụ
hàng tháng từ khách hàng.
- Việc đặt các máy ATM hay liên hệ với các đơn vị chấp nhận thẻ đã
12
giúp cho ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động, tiết kiệm đƣợc chi phí mở
chi nhánh, phòng giao dịch…
2.1.4.3 Đối với nền kinh tế- xã hội
- Giảm lƣợng tiền mặt trong lƣu thông nhƣng lại tăng cƣờng hoạt động
lƣu thông hàng hoá, dễ dàng kiểm soát khối lƣợng giao dịch thanh toán của
ngƣời dân thông qua thẻ.
- Tạo điều kiện cho nền kinh tế hội nhập kinh tế thế giới với lĩnh vực tài
chính ngân hàng phát triển thông qua việc thanh toán quốc tế.
2.1.5 Các rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ
2.1.5.1 Đối với chủ thẻ
- Lộ số PIN
- Mất thẻ
- Thẻ giả
2.1.5.2 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
- Khách hàng từ chối thanh toán toàn bộ số tiền hàng hoá dịch vụ đã
cung ứng
2.1.5.3 Đối với ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán
- Thẻ bị thất lạc trên đƣờng vận chuyển
- Sự cố về công nghệ
- Hành vi gian dối của chủ thẻ
- Hành vi gian dối của đơn vị chấp nhận thẻ
2.1.6 Một số thuật ngữ cơ bản
Theo quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 có một số thuật
ngữ cơ bản sau:
Ngân hàng phát hành thẻ: Là ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng.
Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và
phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh
toán cuối cùng với chủ thẻ.
Ngân hàng đại lý: là ngân hàng đƣợc uỷ quyền thực hiện một số dịch vụ
thẻ thông qua hợp đồng ngân hàng đại lý dịch vụ thẻ.
Ngân hàng thanh toán thẻ: là ngân hàng thực hiện việc thanh toán thẻ
thông qua mạng lƣới đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt hoặc ATM
13
một cách hợp pháp.
Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức đƣợc tổ chức phát hành thẻ cung cấp
thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ.
Đơn vị chấp nhận thẻ (viết tắt là ĐVCNT): là tổ chức, cá nhân chấp nhận
thanh toán hàng hoá và dịch vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ.
Trung tâm thẻ: là đơn vị nghiệp vụ thuộc Trụ sở chính của ngân hàng.
Bao gồm các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật. Có nghiệp vụ quản lý, điều hành và
giám sát hoạt động của hệ thống thẻ trong hệ thống ngân hàng.
Máy giao dịch tự động (Automated Teller Machine – viết tắt là ATM): là
thiết bị mà chủ thẻ có thể sử dụng để gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản, tra
cứu thông tin giao dịch thẻ hoặc sử dụng các dịch vụ khác.
Máy POS: là thiết bị thanh toán điện tử hiện đại. Đƣợc lắp đặt tại các đơn
vị chấp nhận thẻ nhƣ các cơ sở kinh doanh, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, nhà
hàng…hay quầy giao dịch tại các chi nhánh của ngân hàng để giúp khách hàng
rút tiền mặt hay thanh toán hàng hoá dịch vụ.
Máy rút tiền (Cash Dispenser – viết tắt là CD): là thiết bị mà chủ thẻ có
thể sử dụng chỉ để rút tiền mặt.
Mã số xác định chủ thẻ (Personal Identification Number – viết tắt là
PIN): là mã số mật của cá nhân đƣợc Tổ chức phát hành thẻ cung cấp cho chủ
thẻ, sử dụng trong một số giao dịch thẻ để chứng thực chủ thẻ. Mã số này do
chủ thẻ chịu trách nhiệm bảo mật. Trong giao dịch điện tử số PIN đƣợc coi là
chữ ký của chủ thẻ.
Mã số tổ chức phát hành thẻ (Bank Identification Number – viết tắt là
BIN): là dãy chữ số duy nhất đƣợc NHNN quy định theo một nguyên tắc
thống nhất nhằm xác định tổ chức phát hành thẻ, các sản phẩm, dịch vụ của tổ
chức phát hành thẻ.
Thời gian hiệu lực thẻ: là thời gian chủ thẻ đƣợc phép sử dụng thẻ theo
quy định của NH, thời gian này đƣợc dập nổi hoặc in trên thẻ (tháng, năm).
Tài khoản tiền gửi thanh toán: là tài khoản do cá nhân hoặc tổ chức mở
tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với mục đích gửi, giữ tiền hoặc thực
hiện các giao dịch thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng
các phƣơng tiện thanh toán.
Tài khoản thẻ: là tài khoản mở tại tổ chức phát hành thẻ, phí, lãi và các
vấn đề phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ.
14
Hoá đơn giao dịch: là chứng từ xác nhận các giao dịch thẻ do chủ thẻ
thực hiện tại đơn vị chấp nhận thẻ.
Hạn mức tín dụng: là giá trị tối đa mà chủ thẻ đƣợc ngân hàng phát hành
cho phép sử dụng trong thời gian thẻ còn hiệu lực (Lê Văn Tƣ, 2005).
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trực tiếp từ Phòng Quan hệ khách hàng và
Phòng Kế toán của Ngân hàng Petrolimex chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010- 6/
2013. Bên cạnh đó, sử dụng số liệu thứ cấp từ sách, báo, tạp chí và nguồn
thông tin từ internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 khách
hàng đang sử dụng thẻ và 60 khách hàng không dùng thẻ Flexicard qua bảng
câu hỏi.
Đối tượng nghiên cứu: Các khách hàng cá nhân đang sử dụng thẻ
Flexicard và không dùng thẻ Flexicard của ngân hàng TMCP Petrolimex trên
địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Địa điểm phỏng vấn: Tại các điểm đặt máy ATM, các đơn vị chấp nhận
thẻ và các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex ở Cần Thơ.
Nội dung phỏng vấn: Các thông tin liên quan đến dịch vụ thẻ Flexicard
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất hay chọn mẫu thuận tiện
có ƣu điểm là rất thuận lợi cho việc chọn đáp viên. Tiến hành thu thập dữ liệu
rất nhanh chóng nên sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của
NHTMCP Petrolimex giai đoạn 2010- 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu này sử
dụng phƣơng pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối để phân tích, so
sánh số liệu giữa năm tính với năm trƣớc của các chỉ tiêu.
a) Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là hiệu số của 2 chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Kết
quả so sánh biểu hiện khối lƣợng, quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.
Công thức: F = F1-F0
15
Trong đó: F0 là chỉ tiêu năm gốc
F1 là chỉ tiêu năm phân tích
F là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
b) Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của
các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ
phát triển, mức phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế.
F =
F1- F0
×100 %
F0
Trong đó: F0 là chỉ tiêu năm gốc
F1 là chỉ tiêu năm phân tích
F là tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu kinh tế
Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard. Mục tiêu này
cũng dựa vào việc phân tích mục tiêu 1, đồng thời việc đánh giá hoạt động
kinh doanh thẻ còn dựa vào kết quả phỏng vấn khách hàng. Đề tài đã dùng
phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả tần số nhằm thấy rõ việc sử dụng thẻ
Flexicard của khách hàng.
Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số
thống kê thông thƣờng nhƣ số trung bình, số trung vị, phƣơng sai…Các đại
lƣợng thống kê mô tả chỉ tính cho các biến định lƣợng. Đề tài sử dụng phƣơng
pháp này để đếm tần số, biết tập dữ liệu đang có thì số đối tƣợng có các biểu
hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít.
Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện và phát
triển việc kinh doanh thẻ tốt hơn. Mục tiêu này dựa trên cơ sở phân tích mục
tiêu 1, mục tiêu 2.
16
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
PETROLIMEX CHI NHÁNH CẦN THƠ VÀ THẺ FLEXICARD
3.1 SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG
DẦU PETROLIMEX
3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Petrolimex
Tên đầy đủ: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex
Tên tiếng anh: Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: PGBank
“Hơn cả ngân hàng, đó là dịch vụ chuyên nghiệp”
Giấy phép thành lập: số 0045/NH - GP của Ngân hàng nhà nƣớc Việt
Nam ngày 13/11/1993.
Hội sở chính: tầng 16, 23 và 24, Toà nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phƣờng
Ngã Tƣ Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Tel: 04 6281 1298
Fax: 04 6281 1299
Website: http//www.pgbank.com.vn
Mã số thuế: 1400116233
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Xăng Dầu Petrolimex (PGBank), tiền
thân là Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Nông thôn Đồng Tháp Mƣời, đƣợc
thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng.
Tháng 7/2005: Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) và công
ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) trở thành cổ đông lớn của ngân hàng.
Ngày 12/1/2007: Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Nông thôn Đồng Tháp
Mƣời đƣợc NHNN chấp thuận cho chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân
hàng Thƣơng mại cổ phần đô thị theo quyết định số 125/QĐ – NHNN. Đến
ngày 8/2/2007 ngân hàng này chính thức đổi tên thành ngân hàng Thƣơng mại
cổ phần Xăng Dầu Petrolimex, gọi tắt là PGBank, theo quyết định số 368/QĐNHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc.
17
Ngày 26/6/2007: PGBank khai trƣơng chi nhánh đầu tiên ở Hà Nội. Đến
Ngày 10/10/2007, ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Sau đó,
PGBank lần lƣợt khai trƣơng các chi nhánh ở miền Nam và miền Trung.
Ngày 1/1/2008: ngân hàng đã triển khai thành công phần mềm ngân hàng
lõi I-Flex (FLEXCUBE) Core Banking. Từ tháng 11/2008 PGBank chính thức
cung cấp các hoạt động thanh toán quốc tế, thực hiện các giao dịch mua bán
ngoại hối trên thị trƣờng nƣớc ngoài.
Ngày 13/10/2009: Chính thức phát hành thẻ Flexicard- thẻ đa năng kết
hợp đầy đủ hai tính năng ghi nợ và trả trƣớc. Đây cũng là thẻ thanh toán xăng
dầu đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày 22/3/2010: ngân hàng đã phát hành thành công 1.000 tỷ trái phiếu
chuyển đổi.
Ngày 2/8/2012: PGBank tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
Trải qua gần 20 năm hoạt động, PGBank đã không ngừng lớn mạnh và
từng bƣớc tạo dựng đƣợc niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt, cùng với sự
tham gia của cổ đông chiến lƣợc là Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam
(Petrolimex), PGBank đã chứng kiến những bƣớc phát triển vƣợt bậc về quy
mô và hiệu quả hoạt động. Sự kiện chuyển đổi sang mô hình ngân hàng TMCP
đô thị và đổi tên thành PGBank là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề giúp
PGBank bắt kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, tiến từng bƣớc vững
chắc trên con đƣờng trở thành một ngân hàng thƣơng mại đa năng hàng đầu
Việt Nam.
3.1.3 Những thành tựu của ngân hàng TMCP Petrolimex
Sau nhiều năm hoạt động, PGBank cũng đạt đƣợc thành tựu đáng kể:
- Bốn năm liên tiếp đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam xếp hạng
“Ngân hàng loại A” (2007-2010).
- Vinh dự nhận giải thƣởng “Thƣơng hiệu mạnh Việt Nam 2008” do
Thời báo Kinh tế Việt Nam và cục Xúc tiến Thƣơng mại (Bộ Công thƣơng)
bình chọn trong 5 năm liên tiếp, (2008-2012).
- Nhận danh hiệu “Doanh nghiệp Thƣơng mại Dịch vụ Việt Nam” do Bộ
Công thƣơng bình chọn năm 2009 và 2010.
- Nhận bằng khen của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam vì đã
thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội năm 2011.
- Nhận “Cờ thi đua phong trào năm 2011” do Chủ tịch UBND Tp. Hà
Nội trao tặng.
18
- Nhận bằng khen Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2009,
2010 do Bộ Công thƣơng trao tặng.
- Nhận danh vị "Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam" và "Top 500
doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam" năm 2012 do Công ty Việt Nam
Report xếp hạng.
- Nhận danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc 2012" do Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam trao tặng.
3.1.4 Tầm nhìn và chiến lƣợc kinh doanh
3.1.4.1 Tầm nhìn
Trở thành một trong những ngân hàng Thƣơng mại cổ phần hàng đầu tại
Việt Nam thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng chất lƣợng cao
dựa trên đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp và một nền tảng công
nghệ hiện đại.
3.1.4.2 Chiến lược kinh doanh
Phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng, trong đó ƣu tiên tập trung và
áp dụng chiến lƣợc khác biệt hóa để trở thành ngân hàng hàng đầu tại những
lĩnh vực, dịch vụ mà PGBank có lợi thế cạnh tranh:
- Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp: tập trung vào khách hàng là các cổ
đông lớn, đối tác và khách hàng của các cổ đông lớn; khách hàng doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ: cá nhân, hộ kinh doanh cá thể.
- Dịch vụ ngân hàng đầu tƣ: cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tƣ cho các
khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng.
3.1.4.3 Văn hóa doanh nghiệp
Nhằm tạo dựng và duy trì sự bền vững cho những thành công của ngân
hàng, nhất là trong bối cảnh thị trƣờng hội nhập có tính cạnh tranh cao nhƣ
hiện nay, PGBank luôn đặc biệt quan tâm xây dựng một văn hóa doanh nghiệp
riêng của ngân hàng, tập trung vào 5 giá trị cốt lõi:
- Tính tuân thủ
- Tinh thần trách nhiệm
- Sáng tạo
- Tính chuyên nghiệp
- Luôn hƣớng đến hiệu quả.
19
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX
CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2.1 Khái quát về NH Petrolimex chi nhánh Cần Thơ
Địa chỉ: số 110, đƣờng Cách Mạng Tháng Tám, phƣờng Cái Khế, quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: 07103 768 900
Fax: 07103 768 905
Mã số thuế: 1400 116233004
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần
Thơ (PGBank Cần Thơ) đƣợc thành lập ngày 18/1/2008 với sự thống nhất của
Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Hội đồng quản trị của PGBank, nhằm mục
đích mở đầu cho kế hoạch phát triển mạng lƣới giao dịch của PGBank tại
ĐBSCL.
PGBank chi nhánh Cần Thơ có 1 phòng giao dịch trực thuộc đặt tại số
55A, đƣờng Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phƣờng Tân An, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý
3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
PHÒNG
QUAN
HỆ
KHÁCH
HÀNG
DOANH
NGHIỆP
PHÒNG
QUAN
HỆ
KHÁCH
HÀNG
CÁ
NHÂN
PHÒNG
QUẢN
LÝ TÍN
DỤNG
PHÒNG
KẾ
TOÁN
NGÂN
QUỸ
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
GIAO
DỊCH
Nguồn Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của PGBank chi nhánh Cần Thơ
20
3.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc
Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà
nƣớc và các quy định về chế độ, thể lệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh
ngân hàng do NHNN và ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex ban hành.
Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Trực tiếp hƣớng dẫn khách hàng đến xin vay, xem xét và thẩm định các
khoản vay của khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời, theo dõi các khoản nợ
trong suốt quá trình cho vay kể từ khi khách hàng nhận tiền vay cho đến khi
kết thúc hợp đồng vay.
Phòng quan hệ khách hàng cá nhân
Chuyên thực hiện các khoản cho vay cá nhân. Đồng thời, theo dõi các
khoản nợ trong suốt quá trình cho vay kể từ khi khách hàng nhận tiền vay cho
đến khi kết thúc hợp đồng vay. Bên cạnh đó còn hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc
khách hàng, dịch vụ thanh toán, thẻ thanh toán….
Phòng quản lý tín dụng
Quản lý tất cả các hồ sơ tín dụng. Kiểm tra hồ sơ trƣớc khi giải ngân, thu
nợ đến hạn, thông báo nợ sắp đến hạn cho bộ phận liên quan, quản lý các
khoản nợ xấu, cảnh báo các khoản nợ vay có vấn đề.
Phòng kế toán ngân quỹ
Tổ chức, hƣớng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán và
chế độ cảnh báo của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện công
tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh và đối chiếu, kiểm
soát các chứng từ thanh toán của các phòng ban.
Phòng hành chính
Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của
chi nhánh. Giải quyết các chính sách, ƣu đãi liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của nhân viên. Thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, in ấn, lƣu
trữ…) và thực hiện công tác hậu cần phục vụ cho hoạt động kinh doanh (lễ
tân, quản lý, phƣơng tiện tài sản…).
Phòng giao dịch
Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện các
nghiệp vụ nhƣ: huy động vốn, cho vay, thanh toán…giống nhƣ tại hội sở
chính.
21
3.2.3 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng chi nhánh
- Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ các loại kỳ hạn, không
kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ để tài trợ
cho các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng hạ tầng và mua sắm các thiết bị của
ngành xăng dầu…
- Kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế Visa, thẻ Flexicard.
- Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán và các dịch vụ thanh toán khác:
séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thƣ tín dụng….
- Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu, tái chiết khấu, nghiệp vụ bao
thanh toán trong nƣớc và quốc tế…
3.3 Khái quát về thẻ Flexicard
3.3.1 Khái niệm thẻ Flexicard
Thẻ Flexicard là tên gọi thuận tiện của sản phẩm thẻ nội địa do
NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex hợp tác phát hành cùng với Tổng công ty
Xăng Dầu Việt Nam ngày 13/10/2009. Từ Flexicard là cách viết tắt của từ
“Flexible card” nghĩa là một loại thẻ linh hoạt khi sử dụng. Thẻ Flexicard là
phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đa năng đa tiện tích, với nhiều
tính năng vƣợt trội trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng và thanh toán nội địa.
3.3.2 Phân loại thẻ và tiện ích mỗi loại
Hiện tại, thẻ Flexicard gồm có 4 loại:
- Thẻ Flexicard trả trƣớc.
- Thẻ Flexicard ghi nợ
- Thẻ Flexicard đa năng
- Thẻ F- card
3.3.2.1 Thẻ Flexicard trả trước (Prepaid)
Khái niệm
Là phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt dành cho chủ thẻ để
thanh toán dịch vụ tại nhà hàng, siêu thị, đặc biệt là thanh toán xăng dầu tại
hơn 2100 cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên toàn quốc.
Thẻ trả trƣớc có 2 hình thức: vô danh và định danh. Trong quá trình sử
dụng, chủ thẻ trả trƣớc đƣợc phép định danh cho thẻ trả trƣớc vô danh hoặc
đăng kí để có thêm năng ghi nợ trên thẻ.
22
- Thẻ trả trƣớc vô danh: Khách hàng có thể mua thẻ tại các cửa hàng
xăng dầu Petrolimex hoặc các điểm có biểu tƣợng, logo của PGBank trên toàn
quốc. Đặc biệt đối với loại thẻ này, khách hàng không cần phải mở tài khoản
tại ngân hàng. Khách hàng chỉ cần nạp tiền vào thẻ và sử dụng với phạm vi số
tiền đã nạp trƣớc vào tài khoản. Khách hàng có thể nhận thẻ ngay lập tức sau
khi đăng kí mua thẻ tại ngân hàng PGBank hay các cửa hàng xăng dầu của
Petrolimex, do không cần cung cấp thông tin cá nhân.
- Thẻ trả trƣớc định danh: Khách hàng phải đăng ký thông tin cá nhân
của mình tại điểm bán thẻ. Cũng giống nhƣ thẻ trả trƣớc vô danh, khách hàng
sẽ nhận ngay thẻ khi đăng ký, và khách hàng còn đƣợc tham gia các chƣơng
trình khuyến mãi của ngân hàng.
Hình 2.2 Hình dạng thẻ Flexicard trả trƣớc
Đặc tính và lợi ích sản phẩm
- Giảm giá khi mua xăng dầu.
- Mua xăng dầu tại trên 2100 cửa hàng xăng dầu Petrolimex trên toàn
quốc.
- Mua thẻ mọi nơi - nạp tiền thuận lợi- sử dụng nhiều lần
- Giao dịch nhanh - Bảo mật cao
- Dễ dàng chuyển đổi thành thẻ đa năng
- Hƣởng nhiều ƣu đãi từ ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex và Tổng công
ty Petrolimex.
3.3.2.2 Thẻ Flexicard ghi nợ (Debit) (1 tính năng)
Khái niệm
Là phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt tiện lợi và an toàn do
PGBank phát hành trên cơ sở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng
mở tại ngân hàng. Thẻ đƣợc phát hành để nâng cao tính cạnh tranh của thẻ
23
Flexicard so với thẻ thanh toán thông thƣờng trên thị trƣờng. Thẻ Flexicard
ghi nợ tích hợp từ công nghệ thẻ từ truyền thống. Về hình ảnh, phôi thẻ đƣợc
thiểt kế giống thẻ Flexicard trả trƣớc và sẽ đƣợc ghi chữ “Debit” ở mặt trƣớc
của thẻ.
Hình 2.3: Hình dạng thẻ Flexicard ghi nợ
Đặc tính và lợi ích
- Miễn phí giao dịch rút tiền và chuyển khoản tại tất cả các ATM trên
toàn quốc.
- Giảm giá khi mua xăng dầu
- Mua xăng dầu tại trên 2100 cửa hàng xăng dầu Petrolimex trên toàn
quốc.
- Rút tiền mặt tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, các điểm giao
dịch và hệ thống ATM của PGBank.
- Hƣởng lãi suất trên số tiền trong tài khoản
- Thoả sức mua sắm tại các điểm chấp nhận thẻ và thanh toán trực tuyến
- Doanh nghiệp có thể sử dụng thẻ để trả lƣơng cho cán bộ nhân viên.
Quy định về số dư tối thiểu và hạn mức giao dịch thẻ Flexicard ghi nợ
- Số dƣ tối thiểu trên tài khoản là 50.000 VNĐ
- Các hạn mức ngân hàng quy định cụ thể hiện tại nhƣ sau:
+ Số tiền tối thiểu trong 1 lần rút tại ATM: 50.000 VNĐ
+ Số tiền tối đa trong 1 lần rút tại ATM: 2.000.000 VNĐ, từ ngày
24/8/2012 là 4.000.000 VNĐ.
+ Số tiền tối đa đƣợc rút trong 1 ngày: 20.000.000 VNĐ
+ Số tiền tối đa đƣợc chuyển khoản trong 1 ngày hoặc 1 lần:
20.000.000 VNĐ
+ Số lần rút tiền trong 1 ngày: không giới hạn
+ Số lần chuyển khoản trong 1 ngày: không giới hạn
24
3.3.2.3 Thẻ Flexicard đa năng (thẻ ghi nợ 2 tính năng)
Khái niệm
Là sản phẩm thẻ đƣợc tích hợp hai tính năng ghi nợ và tính năng trả trƣớc
trên cùng một phôi thẻ, cho phép khách hàng lựa chọn tính năng thẻ để sử
dụng theo nhu cầu và mục đích của mình. Thẻ sử dụng công nghệ truyền
thống kết hợp với công nghệ chip không tiếp xúc lần đầu tiên xuất hiện tại
Việt Nam. Với công nghệ này, thẻ có độ bảo mật cao. Bên cạnh đó, thẻ
Flexicard sử dụng linh hoạt theo ý muốn của khách hàng, khi khách hàng
muốn dùng tính năng nào của thẻ thì tính năng đó sẽ đƣợc kích hoạt.
Đặc tính và lợi ích
- Miễn phí giao dịch rút tiền và chuyển khoản tại tất cả các ATM trên
toàn quốc
- Giảm giá khi mua xăng dầu
- Mua xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên toàn
quốc.
- Rút tiền mặt tại các cửa hàng xăng dầu, các điểm giao dịch của
PGBank và hệ thống ATM trên toàn quốc.
- Hƣởng lãi suất trên số tiền trong tài khoản
- Giao dịch nhanh - Bảo mật cao (công nghệ EMV)
- Thoả sức mua sắm tại các điểm chấp nhận thẻ và thanh toán trực
tuyến.
3.3.2.4 Thẻ F- card (Fleet card)
Khái niệm
Sản phẩm thẻ F- card là sản phẩm đƣợc thiết kế dành riêng cho các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải; các doanh nghiệp, tổ
chức có nhiều xe ô tô. Các lái xe đƣợc cấp thẻ và thực hiện mua xăng dầu
bằng thẻ tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex. Số tiền mua xăng dầu
của lái xe sẽ đƣợc trừ vào tài khoản của doanh nghiệp. Hàng tháng, doanh
nghiệp tính toán chuyển vào tài khoản số tiền phù hợp với số lƣợng xăng dầu
mà lái xe sử dụng.
Đặc tính và lợi ích sản phẩm
- Tính năng của thẻ
+ Tên của doanh nghiệp và biển số các xe đƣợc in trên thẻ
25
+ Thẻ có hạn mức đổ xăng dầu theo ngày hoặc theo tháng, tuỳ theo
yêu cầu của khách hàng.
+ Tất cả các thẻ đƣợc phát hành trên một tài khoản duy nhất của
doanh nghiệp
+ Tại trạm xăng: lái xe chỉ đƣợc phép đổi PIN và mua xăng dầu qua
thẻ, xác thực bằng mã PIN, không đƣợc phép rút tiền mặt và các loại
giao dịch khác
+ Tại các máy ATM: thẻ chỉ đƣợc phép đổi mã PIN, không đƣợc
phép rút tiền mặt và các loại giao dịch khác
+ PGBank sẽ cung cấp cho khách hàng một bảng sao kê chi tiết theo
từng giao dịch, theo từng thẻ.
- Lợi ích của thẻ
+ Với F- card, khách hàng có thể quản lý đƣợc chi phí đến từng đầu
xe, theo từng lần giao dịch.
+ Lái xe có thể mua xăng dầu qua thẻ tại tất cả các cửa hàng xăng
dầu của Petrolimex trên toàn quốc.
+ Doanh nghiệp đƣợc hƣởng các chƣơng trình giảm giá, khuyến
mãi, chƣơng trình “Khách hàng thƣờng xuyên” của Petrolimex và
PGBank.
Lưu ý khi sử dụng thẻ F- card
- Tại ATM: thẻ chỉ đƣợc đổi PIN.
- Tại POS: thẻ có thể mua xăng dầu và đổi PIN. Lái xe không đƣợc thực
hiện các giao dịch khác.
- Khi thanh toán bằng thẻ, khách hàng cần thông báo ngay cho nhân viên
tại các cửa hàng xăng dầu loại thẻ đang sử dụng là thẻ F- card để nhân viên
lƣu ý trong thanh toán.
- Khách hàng nên ghi nhớ hạn mức đƣợc cấp của thẻ hoặc hạn mức còn
lại (nếu đã đổ xăng dầu trƣớc đó) và mua trong hạn mức. Tuyệt đối không
mua vƣợt quá hạn mức vì máy POS sẽ báo lỗi. Nếu khách hàng không nhớ
đƣợc hạn mức còn lại, có thể gọi đến hotline: 1900 555 574 để kiểm tra hạn
mức còn lại của thẻ.
- Khách hàng không nên yêu cầu nhân viên cửa hàng xăng dầu thực hiện
giao dịch xem số dƣ tài khoản vì đây là giao dịch không đƣợc phép. Nếu cố
thực hiện, máy POS sẽ báo lỗi.
26
3.3.3 Lợi ích chung của thẻ Flexicard
Với những tính năng trên, thẻ Flexicard mang lại rất nhiều lợi ích cho
chủ thẻ, cho doanh nghiệp và cho xã hội.
3.3.3.1 Đối với chủ thẻ
- Với phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm chấp
nhận thẻ (siêu thị, khách sạn, nhà hàng…và đặc biệt tại các cửa hàng xăng dầu
Petrolimex trên toàn quốc), chủ thẻ có thể thanh toán nhanh chóng mà không
cần mang theo tiền mặt. Ngoài ra, chủ thẻ vẫn có thể rút tiền mặt tại ATM.
- Chuyển tiền cho ngƣời thân, bạn bè nhanh chóng và chính xác.
- Đƣợc sử dụng một phƣơng thức thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiết
kiệm thời gian chờ đợi tại các cửa hàng xăng dầu.
- Thực hiện nhiều dịch vụ (nạp tiền, rút tiền, chuyển khoản, xem số dƣ
tài khoản…) tại các điểm chấp nhận thẻ mà không cần phải đến ngân hàng.
- Kiểm soát tài chính hiệu quả thông qua các bảng kê hàng tháng
- Đƣợc hƣởng các chƣơng trình khuyến mãi, ƣu đãi, chiết khấu, giảm giá
khi mua xăng dầu, mua hàng hoá tại các điểm chấp nhận thẻ.
3.3.3.2 Đối với doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sẽ đƣợc ngân hàng cấp một số tiền với hạn mức thấu chi
để sử dụng.
- Tránh đƣợc rủi ro, mất mát, tiết kiệm thời gian, nhân lực trong việc chi
trả lƣơng.
- Bảo mật thông tin về mức lƣơng của mỗi cán bộ nhân viên.
- Giảm thiểu thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Thay vì việc hàng
tháng kế toán phải lập danh sách, xin chữ ký của lãnh đạo, rút tiền từ tài khoản
trong ngân hàng hoặc lấy tiền từ thủ quỹ, rồi chi trả cho từng lái xe, thì với
việc sử dụng thẻ Flexicard ghi nợ hay đa năng, kế toán chỉ làm thủ tục đăng ký
một lần với ngân hàng và cấp thẻ cho lái xe.
- Hiệu quả trong việc quản lý lƣợng tiền và chi phí xăng dầu của đơn vị.
Giảm thiểu trƣờng hợp gian lận của lái xe khi mua xăng dầu.
- Đƣợc ƣu tiên hƣởng các ƣu đãi do PGBank dành cho khách hàng nhƣ
hƣởng mức giảm giá xăng dầu khi mua với số lƣợng lớn, nhận quà tặng, dự
thƣởng trong chƣơng trình “Khách hàng thân thiết”, ƣu đãi cấp tín dụng trong
chƣơng trình “Cho vay cán bộ công nhân viên”, “Cho vay cán bộ điều hành”,
“Vay tiêu dùng”…
27
3.3.3.4 Đối với xã hội
Thẻ Flexicard phát hành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
chung của xã hội:
- Văn minh, hiện đại khi ứng dụng công nghệ, thanh toán không dùng
tiền mặt.
- Tiết kiệm chi phí
- An toàn, hiệu quả
3.3.4 So sánh các đặc tính giữa các loại thẻ Flexicard
Phần lớn các loại thẻ Flexicard có những điểm giống nhau, nhƣng mỗi
loại có một đặc tính riêng nhằm giúp cho ngƣời sử dụng có nhiều sự lựa chọn
cho mục đích sử dụng. Bảng sau đây sẽ so sánh rõ hơn về đặc tính, chức năng
của các loại thẻ Flexicard.
Bảng 3.1: So sánh các đặc tính giữa các loại thẻ Flexicard
Đặc tính
Chủ thẻ
Thẻ trả trƣớc
Ngƣời đi xe
máy, ô tô,
doanh
nghiệp…
Thẻ ghi nợ
Thẻ đa năng
Thẻ F- card
Ngƣời đi xe
Ngƣời đi xe
Doanh
máy, ô tô,
máy, ô tô,
nghiệp
doanh nghiệp… doanh nghiệp…
Công
nghệ thẻ
Thẻ chip
không tiếp
xúc
40.000 VNĐ
Thẻ từ truyền
thống
Phí phát
hành
Phí phát 40.000 VNĐ
hành lại
Thông tin Có hoặc
trên thẻ
không có in
tên chủ thẻ
Chức
Không có
năng tại
ATM
Chức
năng tại
POS
Mua xăng
dầu, kích hoạt
thẻ, , định
danh cho thẻ
trả trƣớc vô
danh, nạp tiền
Miễn phí
Thẻ từ và thẻ
chip không tiếp
xúc
40.000 VNĐ
Thẻ chip
không tiếp
xúc
Miễn phí
20.000 VNĐ
60.000 VNĐ
20.000 VNĐ
Có in tên chủ
thẻ
Có in tên chủ
thẻ
Rút tiền ,
chuyển khoản,
vấn tin, in sao
kê, đổi PIN…
Rút tiền, đổi
PIN, chuyển
khoản, in sao
kê…
Có in tên
doanh nghiệp
và biển số xe
Đổi PIN
Thanh toán tiền
hàng hoá, rút
tiền, mua xăng
dần, chuyển
khoản….
Mua xăng dầu,
hàng hoá, rút
tiền, in sao kê,
nạp tiền…
28
Mua xăng
dầu, đổi PIN
vào thẻ
Hƣởng
lãi suất
Số dƣ tối
thiểu
Không có
Không giới
hạn
Lãi suất không
kỳ hạn
50.000 VNĐ
Lãi suất không
kỳ hạn
50.000 VNĐ
Lãi suất
không kỳ hạn
Không giới
hạn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2013
Từ bảng so sánh trên, có thể thấy mỗi loại thẻ có một ƣu điểm riêng,
nhƣng tiện dụng cho khách hàng cá nhân thì thẻ Flexicard đa năng là sự lựa
chọn tốt hơn và sử dụng linh hoạt hơn, bởi lẽ nó là sự kết hợp cả 2 tính năng.
3.3.5 Thiết bị chấp nhận thẻ Flexicard
- Các máy POS của PGBank đƣợc trang trị đầu đọc thẻ không tiếp xúc
(contactless) để xử lý các giao dịch của thẻ trả trƣớc.
- Đối với các lĩnh vực thanh toán yêu cầu tính gọn nhẹ của thiết bị và
thời gian giao dịch nhanh, PGBank trang bị loại POS chạy PIN.
Hình 2.4 Máy POS đọc thẻ Flexicard
3.4 KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN
THẺ FLEXICARD CỦA PGBANK CẦN THƠ
3.4.1 Giới thiệu chung về hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard
Ngày 13/10/2009, Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam và ngân hàng
Thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chính thức phát hành thẻ
Flexicard- phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt- đa năng, đa tiện ích.
Đặc biệt, thẻ có thể mua xăng dầu và rút tiền mặt tại tất cả các cửa hàng xăng
dầu của Petrolimex trên toàn quốc. PGBank tự hào là ngân hàng đầu tiên ở
Việt Nam cung cấp cho khách hàng một hình thức thanh toán để dễ dàng kiểm
soát chi tiêu, giảm thời gian và tránh những rủi ro trong quá trình giao dịch.
29
3.4.2 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ Flexicard
Quy trình phát hành và thanh toán thẻ Flexicard cũng tƣơng tự nhƣ quy
trình phát hành và thanh toán thẻ thanh toán thông thƣờng. Nhƣng giữa thẻ
Flexicard trả trƣớc và thẻ Flexicard ghi nợ thì quy trình thanh toán có một vài
điểm khác nhau bởi vì thẻ Flexicard trả trƣớc không thanh toán đƣợc ở các
máy ATM do không có tài khoản ở ngân hàng phát hành.
3.4.2.1 Quy trình phát hành thẻ
(4)
Chi nhánh
phát hành
Chủ thẻ
(1)
(5
)
(3)
(2)
Trung tâm thẻ
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ
Hình 2.5 Sơ đồ thanh toán bằng thẻ Flexicard
Chú thích
(1) Các thủ tục yêu cầu phát hành thẻ
Đối với khách hàng
Trƣớc tiên, khách hàng yêu cầu mở thẻ có thể là ngƣời Việt Nam hoặc
ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam có nhu cầu sử dụng thẻ Flexicard. Khách hàng
sau khi đồng ý với tất cả các điều khoản, điều kiện phát hành và sử dụng thẻ
thanh toán thì sẽ điền vào giấy yêu cầu mở thẻ của PGBank.
Khách hàng nộp bản sao chứng minh thƣ hoặc hộ chiếu. Đối với thẻ Fcard, chủ doanh nghiệp sẽ điền đầy đủ thông tin vào hợp đồng phát hành thẻ.
Đối với chi nhánh phát hành thẻ
Kiểm tra lại các thông tin, thẩm định lại hồ sơ khách hàng. Sau khi thẩm
định hồ sơ, đối với những hồ sơ đủ yêu cầu chi nhánh sẽ phân loại khách hàng
và lập hồ sơ quản lý thẻ.
(2) Chi nhánh phát hành điện báo với trung tâm thẻ trƣớc 15h30 sẽ đƣợc
xử lý trong ngày, sau 15h30 sẽ đƣợc xử lý vào ngày làm việc tiếp theo. Điện
yêu cầu phát hành thẻ phải đƣợc trƣởng phòng duyệt.
30
(3) Trung tâm thẻ sẽ đối chiếu các dữ liệu nhận đƣợc, cập nhật các thông
tin, tạo hồ sơ khách hàng. Dựa trên các dữ liệu nhận đƣợc trung tâm sẽ tiến
hành tạo số pin và in thẻ. Trung tâm thẻ gửi thẻ và số pin của khách hàng cho
chi nhánh phát hành.
(4) Chi nhánh phát hành sẽ gửi thẻ và số pin cho chủ thẻ hoặc chủ thẻ
trực tiếp tới chi nhánh để lấy, thời hạn từ lúc có yêu cầu mở thẻ đến lúc chủ
thẻ nhận thẻ không quá 5 ngày làm việc.
(5) Cuối mỗi tháng, chi tiết các giao dịch của chủ thẻ sẽ đƣợc trung tâm
thẻ gửi cho chi nhánh phát hành để gửi cho chủ thẻ.
(6) Đặc biệt, đối với thẻ Flexicard trả trƣớc có 2 loại ghi danh và vô
danh. Khách hàng có thể mua thẻ Flexicard vô danh tại các CHXD Petrolimex
hoặc các điểm có biểu tƣợng, logo của PGBank trên toàn quốc. Loại thẻ này
thì khách hàng chỉ cần nạp tiền vào thẻ và tiêu dùng trên số tiền có trong thẻ.
Khách hàng có thể nhận thẻ ngay lập tức sau khi trả tiền, không cần chờ đợi.
Với thẻ trả trƣớc định danh, khách hàng phải đăng kí thông tin cá nhân
của mình tại điểm bán thẻ. Cũng giống nhƣ thẻ trả trƣớc vô danh, khách hàng
sẽ đƣợc nhận thẻ ngay lập tức, hơn nữa khách hàng còn đƣợc nạp tiền vào thẻ
nhiều lần và còn đƣợc tham gia các chƣơng trình khuyến mãi của PGBank.
Đối với khách hàng đã có thẻ Flexicard trả trƣớc mà muốn dùng thêm
chức năng ghi nợ thì có thể mang thẻ đến ngân hàng để làm thủ tục chuyển đổi
3.4.2.2 Quy trình thanh toán thẻ
Quy trình thanh toán thẻ Flexicard khác nhau giữa thẻ trả trƣớc và thẻ
ghi nợ. Thẻ trả trƣớc không thể thực hiện giao dịch tại các máy ATM.
a) Đối với thẻ có tính năng trả trước
(1)
Chủ thẻ
(Card Holder)
ĐVCNT
(Merchant)
(4)
Chi nhánh phát hành
(Issuing Branch)
(3)
(2)
Chi nhánh thanh toán
(Acquiring Branch)
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân PGBank
Hình 2.6 Sơ đồ thanh toán bằng thẻ Flexicard trả trƣớc
Ghi chú: ĐVCNT: đơn vị chấp nhận thẻ
31
Chú thích
(1) Chủ thẻ xuất trình thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ để thực hiện giao dịch
(mua xăng dầu, thanh toán tiền mua hàng hoá, nạp tiền vào thẻ…).
(2) Đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện giao dịch trên POS và in 2 liên hoá
đơn, giao 1 liên giao cho chủ thẻ. Định kỳ hoặc cuối ngày, chi nhánh ngân
hàng, đơn vị chấp nhận thẻ truyền dữ liệu về hệ thống để cập nhật giao dịch
của chủ thẻ vào hệ thống.
(3) Hệ thống cập nhật và kiểm tra thông tin nhận đƣợc. Nếu đủ điều kiện,
hệ thống thực hiện hạch toán ghi Nợ tài khoản của chủ thẻ, ghi Có tài khoản
phải trả cho Chi nhánh thanh toán.
(4) Chi nhánh thanh toán thực hiện thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ.
b) Đối với thẻ ghi nợ
(1)
ĐVCNT hoặc
ĐƢTM
(Merchant)
Chủ thẻ
(Card holder)
(2)
(4)
(6)
Chi nhánh phát hành
(6)
(Issuing
Branch)
(5)
(3)
Chi nhánh thanh toán
(Acquiring Branch)
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ
Hình 2.7 Sơ đồ thanh toán bằng thẻ Flexicard ghi nợ nội địa
Ghi chú: ĐVCNT: đơn vị chấp nhận thẻ
ĐƯTM: điểm ứng tiền mặt
Chú thích
(1) Chủ thẻ xuất trình thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ để thực hiện giao dịch
(thanh toán xăng dầu, rút tiền mặt, thanh toán khi mua hàng hoá…) hay đến
máy rút tiền tự động để giao dịch.
(2) Đơn vị chấp nhận thẻ kiểm tra tính hợp lệ và thực hiện quẹt thẻ vào
máy POS, sau đó in hóa đơn giao dịch cho khách hàng, khách hàng kí vào hóa
đơn để hoàn tất thủ tục thanh toán. Hoá đơn gồm 3 liên: 1 liên giao lại cho
khách hàng, 1 liên gửi cho chi nhánh thanh toán, 1 liên đơn vị lƣu lại để tra
soát nếu có. Liên gửi cho chi nhánh thanh toán phải đƣợc gửi đi muộn nhất là
32
sau 7 ngày. Liên lƣu lại của đơn vị chấp nhận thẻ phải đƣợc lƣu ít nhất là 18
tháng kể từ ngày giao dịch thực hiện.
(3) Đơn vị chấp nhận thẻ gửi hoá đơn thanh toán của khách hàng cho chi
nhánh thanh toán vào cuối ca, cuối ngày hoặc theo quy định của ngân hàng.
(4) Chi nhánh thanh toán dựa trên hoá đơn để thanh toán cho đơn vị chấp
nhận thẻ, ghi có vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ.
(5) Chi nhánh thanh toán thanh toán qua hệ thống ngân hàng với chi
nhánh phát hành thẻ.
(6) Chi nhánh phát hành có trách nhiệm thông báo sao kê giao dịch hoặc
in sổ phụ cho khách hàng theo định kỳ nếu khách hàng yêu cầu.
3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP
XĂNG DẦU PETROLIMEX CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 20106/2013
Một ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay phải đối
mặt với nhiều khó khăn nhƣ sự biến động của thị trƣờng tài chính, sự cạnh
tranh của các ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài, sự phát triển
không ngừng của công nghệ kĩ thuật, nhu cầu ngày càng cao của ngƣời
dân,… Do đó, muốn tồn tại và duy trì hoạt động kinh doanh của mình, ngân
hàng phải thật sự hoạt động có hiệu quả, có nguồn vốn tƣơng đối lớn và an
toàn. Đây cũng là mục tiêu trong suốt quá trình hoạt động của PGBank Cần
Thơ. Là một ngân hàng chi nhánh, lại chỉ mới đƣợc thành lập vào ngày
18/1/2008 nên PGBank Cần Thơ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt
động. Các khó khăn lớn của chi nhánh là uy tín, danh tiếng thƣơng hiệu chƣa
vững chắc, nguồn vốn của PGBank Cần Thơ còn thấp. Trong khi đã có nhiều
ngân hàng ở Cần Thơ đƣợc thành lập và tạo dựng uy tín vững mạnh. Hiện tại,
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ, ngân hàng Petrolimex chỉ có 1 chi nhánh và
1 phòng giao dịch, với phạm vi hoạt động còn hạn chế nhƣ vậy, danh tiếng lại
chƣa đƣợc phổ biến nên lƣợng khách hàng của PGBank Cần Thơ còn thấp..
Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến tháng 6/2013 sau đây là kết
quả của quá trình nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng nhƣ các cán bộ nhân
viên của ngân hàng chi nhánh. Có thể thấy rằng, từ năm 2010 đến năm 2012,
ngân hàng đều hoạt động có lợi nhuận,với sự biến động tăng, giảm của thu
nhập và chi phí qua các năm, thì lợi nhuận của PGBank Cần Thơ cũng có sự
thay đổi, trong khi năm 2011 lợi nhuận ngân hàng tăng 35,15% so với năm
2010, thì tốc độ này lại chậm lại vào năm 2012, chỉ còn 9,49% so với năm
trƣớc đó.
33
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGBank Cần Thơ trong giai đoạn
từ năm 2010- 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Thu nhập
89.824 144.638 132.052
Chênh lệch
2011 so với
2012 so với
2010
2011
Số tiền Tỷ lệ
Số tiền Tỷ lệ
(%)
(%)
54.814 61,02 (12.586) (8,70)
TN từ lãi
85.253 139.005 126.711
53.752
63,05
TN phi lãi
4.571
1.062
23,23
CP
84.680 137.686 124.440
53.006
62,60
(13.246) (9,62)
CP lãi
78.275 128.079 114.361
49.804
63,63
(13.718) (10,71)
CP phi lãi
6.405
9.607
10.079
3.202
49,99
472
4,91
LNTT
5.144
6.952
7.612
1.808
35,15
660
9,49
2010
2011
5.633
2012
5.341
(12.294) (8,84)
(292)
(5,18)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGBank Cần Thơ giai đoạn 2010- 2012
Chú thích: TN: thu nhập
CP: chi phí
LNTT: lợi nhuận trước thuế
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của PGBank Cần Thơ trong 6 tháng
đầu năm 2012, 2013
Chỉ tiêu
Thu nhập
TN từ lãi
TN phi lãi
CP
CP lãi
CP phi lãi
LNTT
ĐVT: triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
2012
2013
Số tiền
Tỷ lệ (%)
68.254
61.651
(6.603)
(9,67)
66.243
59.527
(6.716)
(10,14)
2.011
2.124
113
5,62
65.266
58.396
(6.870)
(10,53)
60.339
53.380
(6.959)
(11,53)
4.927
5.016
89
1,81
2.988
3.255
267
8,94
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh PGBank Cần Thơ giữa niên độ năm 2013
Chú thích: TN: thu nhập
CP: chi phí
LNTT: lợi nhuận trước thuế
3.5.1 Phân tích thu nhập
Thu nhập của NH Petrolimex chi nhánh Cần Thơ gồm thu nhập từ lãi và
thu nhập phi lãi. Các khoản thu nhập từ lãi bao gồm thu nhập từ lãi hoạt động
34
tín dụng (thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, lãi từ chiết khấu giấy tờ có giá…) và
thu nhập phi lãi bao gồm thu nhập từ phí hoạt động dịch vụ (dịch vụ thanh
toán, nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ uỷ thác..) và thu từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối, kinh doanh khác).
Qua bảng số liệu trên cho thấy thu nhập của PGBank Cần Thơ từ năm
2010 đến 6/2013 có sự tăng giảm rõ rệt. Nhìn chung, thu nhập từ lãi của ngân
hàng chiếm tỷ trọng rất cao, chiếm hơn 90% trong tổng thu nhập của ngân
hàng qua mỗi năm.
Năm 2010 thu nhập của PGBank Cần Thơ đạt 89.824 triệu đồng, trong
đó thu nhập từ lãi đạt đến 85.253 triệu đồng. Đây là khoản thu không nhỏ so
với các năm trƣớc. Nhất là chi nhánh mới đƣợc thành lập vào năm 2008.
Đến năm 2011, thu nhập của ngân hàng tăng cao, từ 89.824 triệu đồng
đến 144.638 triệu đồng, tăng 54.814 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 61,02% từ
năm 2010 đến 2011. Trong đó, cả thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi cùng
tăng nhanh, nhất là thu nhập từ lãi tăng 63,05% (tăng 53.752 triệu đồng). Sở dĩ
có sự tăng nhanh nhƣ vậy là do trong năm 2011, chi nhánh đã thực hiện
nghiêm túc các chủ trƣơng của NHNN về kiểm soát tín dụng, tổng dƣ nợ cho
vay cả năm 2011 của chi nhánh là 426.056 triệu đồng, tăng 27,1% so với năm
2010. Trong năm, PGBank đã tập trung mảng tín dụng vào các nhóm ngành
nông nghiệp, thuỷ sản…là những nhóm ngành chủ yếu của khu vực ĐBSCL,
nên thu hút một lƣợng lớn khách hàng đến vay tiền làm cho khoản lãi từ cho
vay tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thu từ hoạt động dịch vụ
một khoản không nhỏ, nhất là hoạt động thanh toán và bảo lãnh.
Sang năm 2012, thu nhập của ngân hàng đạt 132.052 triệu đồng, giảm
8,7% so với năm 2011. Trong đó, thu nhập từ lãi giảm nhanh hơn, giảm
12.294 triệu đồng (8,84%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự biến động
của kinh tế thị trƣờng, đây là năm “xuống dốc” của ngành ngân hàng. Tín
dụng thấp là do cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho
cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn. Nhiều doanh nghiệp
ở Cần Thơ làm ăn thua lỗ dẫn đến giải thể hay thu hẹp quy mô không có nhu
cầu vay vốn, về phía ngân hàng thì phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm
ngăn chặn nợ xấu, nên nguồn lãi từ hoạt động cho vay của ngân hàng giảm
xuống nhanh chóng so với năm 2011. Ngoài ra, tác động từ thị trƣờng chứng
khoán bất ổn do kinh tế suy giảm và những cuộc sóng gió đình đám của các
ông lớn nhƣ Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân
hàng ACB bị bắt, ông Đặng Văn Thành nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị
ngân hàng SacomBank, thị trƣờng chứng khoán rơi vào cảnh bán tháo, giá trị
35
cổ phiếu “bốc hơi” hàng tỷ USD, làm cho PGBank cũng bị ảnh hƣởng, ngƣời
dân mất niềm tin vào ngân hàng nên không gửi tiền vào. Còn các khoản thu
nhập ngoài lãi, tuy có suy giảm nhƣng ở mức thấp, điều này chứng tỏ ngân
hàng cũng chú trọng đến hoạt động dịch vụ nhằm tăng thêm thu nhập và giảm
thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, thu nhập của PGBank Cần Thơ đạt
61.651 triệu đồng, giảm 6.603 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân là do thu nhập từ lãi của ngân hàng tiếp tục giảm xuống.
PGBank vẫn kiểm soát tín dụng để hạn chế tỷ lệ nợ xấu, nên nguồn lãi từ cho
vay cũng giảm đi nhiều. Trong khi đó, thu nhập phi lãi lại tăng lên 113 triệu
đồng. Điều này, thể hiện nguồn thu lãi từ các hoạt động thanh toán, kinh
doanh ngoại hối của PGBank Cần Thơ dần đƣợc cải thiện, và ngân hàng đang
chú trọng đầu tƣ vào các hoạt động thanh toán nhiều hơn.
Tóm lại, các khoản thu từ lãi, nhất là thu từ hoạt động tín dụng luôn
chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của ngân hàng, điều này càng chứng tỏ hoạt
động chính của ngân hàng là hoạt động tín dụng. Đồng thời, PGBank cũng
đang tập trung đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm tìm nguồn thu từ phí
hoạt động dịch vụ nhƣ thanh toán, bảo lãnh, phí từ nghiệp vụ uỷ thác…Một
mặt có thể thu hút khách hàng, mặt khác có thể bù đắp phần nào các khoản lỗ
từ hoạt động tín dụng.
3.5.2 Phân tích chi phí
Cũng giống nhƣ thu nhập, chi phí cũng bao gồm chi phí từ lãi và chi phí
phi lãi. Các khoản chi phí lãi bao gồm chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay từ hoạt
động tín dụng, trả lãi trái phiếu, kỳ phiếu…Các khoản chi phi lãi gồm chi phí
cho hoạt động dịch vụ thanh toán, chi trả lƣơng, chi về tài sản, chi khác…
Theo bảng kết quả trên, chi phí của PGBank Cần Thơ cũng tăng giảm rõ
rệt từ năm 2010 đến 6/2013. Cùng với sự tăng, giảm của thu nhập thì chi phí
cũng tăng, giảm tƣơng ứng.
Năm 2010, tổng chi phí của ngân hàng là 84.680 triệu đồng, trong đó chi
phí lãi là 78.275 triệu đồng. Chi phí này lớn là do chi nhánh mới thành lập cần
trang bị thêm tài sản, quảng bá thƣơng hiệu để tăng sự cạnh tranh với các ngân
hàng khác trên địa bàn.
Đến năm 2011, tổng chi phí của ngân hàng Petrolimex chi nhanh Cần
Thơ tăng mạnh, tăng 53.006 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 62,60% so với năm
2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự tăng nhanh của cả chi phí lãi
và chi phí phi lãi. Trong đó, chi phí lãi đạt 128.079 triệu đồng, tăng 63,63% so
36
với năm trƣớc. Trong năm, do ngân hàng huy động tiền gửi từ khách hàng và
doanh nghiệp tăng nên chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng cao. Ngoài ra, PGBank
Cần Thơ còn chi trả lãi vốn vay từ Hội sở chính, lãi suất từ nguồn vốn này
thƣờng cao hơn lãi suất huy động nên cũng làm cho chi phí tăng lên. Một
khoản chi phí không nhỏ là ngân hàng chi cho việc dự phòng, bảo toàn và bảo
hiểm tiền gửi của khách hàng để đảm bảo tính thanh khoản. Bên cạnh đó, chi
phí phi lãi tăng lên là do ngân hàng đầu tƣ thêm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở
vật chất cũng nhƣ máy móc công nghệ mới, triển khai nhiều chƣơng trình
khuyến mãi nhất là trong hoạt động dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, cạnh
tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Sang năm 2012, tổng chi phí của chi nhánh giảm xuống 13.246 triệu
đồng so với năm 2011, tƣơng đƣơng giảm 9,62%. Giaỉ thích cho điều này là
sự giảm nhanh của thành phần chiếm tỷ trọng cao trong chi phí, đó là chi phí
lãi với tốc độ giảm là 10,71% so với năm 2011. Việc lãi suất cơ bản giảm 5%
so với năm 2011 (từ mức trần lãi suất từ 14%/năm xuống còn 9%/năm) và
những vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao, với nền kinh
tế bất ổn, khách hàng mất niềm tin vào ngân hàng, nên lƣợng tiền gửi giảm
xuống. Vì vậy, khoản chi phí trả lãi tiền gửi cũng giảm theo. Ngƣợc lại, chi
phí phi lãi lại tăng lên, tăng thêm 492 triệu đồng (4,91%) so với năm 2011.
Nguyên nhân là do chi nhánh phải tăng các khoản trích lập dự phòng rủi ro
nhằm đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, các khoản chi phí nhân
viên, chi về tài sản, chi hoạt động quản lý và công vụ cũng đƣợc ngân hàng
tăng cƣờng để nâng cao hiệu quả hoạt động…cũng góp phần làm chi phí phi
lãi tăng thêm.
Sáu tháng đầu năm 2013, tổng chi phí giảm đi 6.870 triệu đồng (giảm
10,53%) so với 6 tháng đầu năm 2012. Do chi phí lãi giảm xuống giảm 6.959
triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân cũng do các khoản chi lãi
tiền gửi của khách hàng cá nhân cũng nhƣ doanh nghiệp đều giảm. Chi phí phi
lãi đạt 5.106 triệu đồng, tăng 1,81% so với 6 tháng đầu năm 2012. Việc ngân
hàng đang chú trọng sang mảng hoạt động dịch vụ cùng với các khoản chi
kinh doanh ngoại tệ tăng đã làm tăng thêm chi phí do nâng cấp hệ thống, áp
dụng công nghệ mới.
Tóm lại, tổng chi phí của ngân hàng cũng giống nhƣ thu nhập, đều tăng
giảm rõ rệt qua các năm. Do hoạt động chủ yếu của ngân hàng TMCP Xăng
Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ vẫn là hoạt động tín dụng, nên chi phí lãi
luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí và tác động đáng kể đến tổng chi
phí.
37
3.5.3 Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng và là mục tiêu mà một tổ chức tín dụng
mong đợi. Tuy nhiên, để có đƣợc lợi nhuận thì phải chấp nhận nhiều rủi ro
trong quá trình kinh doanh. Nhìn chung, từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013, PGBank Cần Thơ kinh doanh đều đạt lợi nhuận. Lợi nhuận trƣớc thuế
chịu sự tác động trực tiếp của thu nhập và chi phí.
Nếu nhƣ năm 2010, lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng là 5.144 triệu
đồng, thì đến năm 2011, khoản mục này tăng lên 1.808 triệu đồng, tƣơng
đƣơng tăng 35,15%. Nguyên nhân là do cả thu nhập và chi phí đều tăng, tổng
thu nhập lớn hơn tổng chi phí. Tuy năm 2011 là năm có mức lạm phát tăng
cao, nền kinh tế bất ổn, nhƣng nhờ có những chính sách phù hợp với từng giai
đoạn, nhất là hoạt động tín dụng, công tác thẩm định cho vay rất đƣợc chú
trọng nên thu nhập từ lãi tăng cao. Sang năm 2012, lợi nhuận trƣớc thuế của
chi nhánh tiếp tục tăng lên nhƣng tốc độ giảm lại so với năm trƣớc. Nguyên
nhân là do cả thu nhập và chi phí đều giảm, trong đó tốc độ giảm của chi phí
nhanh hơn của thu nhập. Sự giảm mạnh này là do hoạt động từ việc huy động
vốn và cho vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chi phí phi
lãi lớn hơn nhiều so với thu nhập phi lãi. Ngoài ra, năm 2012 đƣợc đánh giá là
năm “xuống dốc” của ngành ngân hàng do ảnh hƣởng của nền kinh tế, nên
ngân hàng Xăng Dầu Cần Thơ cũng chịu tác động không nhỏ trong quá trình
hoạt động.
Trong sáu tháng đầu năm 2013, lợi nhuận trƣớc thuế của ngân hàng tăng
8,94% so với 6 tháng đầu năm 2012. Có thể thấy rằng, do cả thu nhập và chi
phí đều giảm nhƣng tốc độ giảm của chi phí cao hơn thu nhập nên ngân hàng
vẫn đạt lợi nhuận. Nhƣ phân tích ở trên, cùng với việc thu nhập phi lãi lại tăng
cao hơn chi phí phi lãi nên PGBank Cần Thơ có lợi nhuận trƣớc thuế vẫn tăng
lên, nhƣng tốc độ tăng còn rất thấp.
Tóm lại, từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến 6/2013,
PGBank Cần Thơ đều đạt lợi nhuận. Đều này thể hiện đƣợc sự cố gắng hết
mình của tập thể lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng. Tuy nhiên, với sự tác
động của nền kinh tế thị trƣờng, mức lợi nhuận của ngân hàng đang dần giảm
đi. Nhất là từ năm 2011 đến năm 2012, nhận thấy đƣợc những rủi ro từ hoạt
động huy động và cho vay ngày càng gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu ngày
càng tăng nên ngân hàng đang chú trọng vào các hoạt động dịch vụ, thanh toán
để tìm thêm khoản lợi nhuận từ các hoạt động này. Ngân hàng cần phải nỗ lực
hơn nữa, bởi lẽ vừa chịu tác động của kinh tế thị trƣờng, vừa phải cạnh tranh
gay gắt với các ngân hàng khác trên địa bàn.
38
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ FLEXICARD CỦA NHTMCP PETROLIMEX
CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ FLEXICARD
4.1.1 Số lƣợng thẻ phát hành
Ngân hàng PGBank Cần Thơ chỉ mới đƣợc thành lập vào năm 2008, và
việc phát hành thẻ Flexicard là vào năm 2009, nên việc kinh doanh thẻ trong
giai đoạn đầu gặp rất nhiều khó khăn, do ngân hàng chƣa tạo dựng uy tín cao
trong địa bàn. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân là cản
trở rất lớn cho việc phát triển thẻ thanh toán nói chung, thẻ Flexicard nói
riêng. Không chỉ thế, do đặc trƣng của thẻ là thanh toán xăng dầu, nên hình
thức này còn rất mới, ngƣời dân chƣa chuộng cách dùng thẻ Flexicard. Tuy
nhiên, sau một thời gian cố gắng, ngân hàng cũng đạt đƣợc nhiều tiến triển
trong hoạt động kinh doanh thẻ
Thẻ Flexicard chính thức đƣợc phát hành ngày 13/10/2009 sau gần 2
năm chuẩn bị và với sự hỗ trợ rất lớn từ Tổng công ty Xăng Dầu Petrolimex.
Mặc dù còn khá mới lúc vừa phát hành, nhƣng với sự nỗ lực của Petrolimex
Cần Thơ, số lƣợng thẻ Flexicard có sự tăng nhanh trong những năm gần đây.
Nhất là năm 2011, số lƣợng thẻ phát hành tăng 1.415 thẻ, tăng 159,63% so với
năm 2010.
Bảng 4.1: Số lƣợng thẻ Flexicard phát hành trong giai đoạn năm 2010- 2012
ĐVT: Thẻ
Năm
Loại thẻ
Thẻ Flex trả trƣớc
Thẻ Flex ghi nợ
Thẻ Flex đa năng
Thẻ F- Card
Tổng cộng
Chênh lệch
2010
2011
2012
140
48
357
545
438
281
696
1.415
810
669
814
50
2.343
2011 so với
2010
Thẻ
Tỷ lệ
(%)
298 212,86
233 485,42
339
94,96
870 159,63
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ
39
2012 so với
2011
Thẻ
Tỷ lệ
(%)
372
84,93
388 138,08
118
16,95
928
65,58
Bảng 4.2: Số lƣợng thẻ Flexicard phát hành 6 tháng đầu năm 2012, 2013
ĐVT: Thẻ
6 tháng đầu năm
Loại thẻ
Thẻ Flex trả trƣớc
Thẻ Flex ghi nợ
Thẻ Flex đa năng
Thẻ F- Card
Tổng cộng
2012
482
365
520
23
1.390
2013
476
501
612
42
1.631
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Thẻ
Tỷ lệ (%)
(6)
(1,24)
136
37,26
92
17,69
19
82,61
241
17,34
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ
Trong năm 2010, số lƣợng thẻ phát hành còn hơi khiêm tốn, với tổng số
thẻ Flexicard phát hành là 545 thẻ. Trong đó, thẻ ghi nợ chiếm tỷ lệ thấp nhất,
có 48 thẻ, phần lớn là thẻ đa năng. Trong năm này, ngân hàng chƣa phát hành
thẻ F- card. Do chi nhánh mới đƣợc thành lập, tên tuổi chƣa đƣợc nhiều ngƣời
biết đến và thẻ Flexicard cũng còn khá mới đối với ngƣời dân nên số lƣợng thẻ
phát hành còn hạn chế. Sở dĩ số lƣợng thẻ Flexicard ghi nợ chỉ đạt 48 thẻ, thấp
hơn nhiều so với các loại thẻ khác là do tâm lý của khách hàng còn ngại đến
ngân hàng giao dịch sợ phải làm những thủ tục phức tạp, chờ đợi lâu. Trong
khi đó, họ chỉ cần đến các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex mua thẻ trả
trƣớc, chủ yếu là để thanh toán xăng dầu. Bên cạnh đó, những khách hàng nếu
có đến ngân hàng, thì sau khi nghe tƣ vấn về thẻ, họ sẽ chọn sử dụng thẻ đa
năng (2 tính năng) để đƣợc hƣởng nhiều tiện ích hơn thay vì dùng thẻ ghi nợ
chỉ có 1 tính năng. Ngoài ra, trong năm 2010, số lƣợng các cửa hàng xăng dầu
còn hạn chế nên cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc chọn sử dụng thẻ
Flexicard của ngƣời dân. Để đạt đƣợc số lƣợng thẻ trên, PGBank Cần Thơ
cũng đã triển khai chƣơng trình “Khách hàng thƣờng xuyên”. Chƣơng trình
này theo nguyên tắc “tích điểm đổi xăng dầu”, nghĩa là mỗi khi mua các mặt
hàng thanh toán xăng dầu bằng thẻ Flexicard khách hàng sẽ đƣợc hệ thống tự
động tích luỹ điểm theo mã thẻ và quy đổi thành tiền để mua xăng dầu khi đạt
đủ mức điểm tích luỹ quy định. Khung quy tắc đổi điểm xem phụ lục 3. Sau
đó, PGBank còn triển khai chƣơng trình khuyến mãi lớn mang tên “Kỷ niệm
Flexicard tròn 1 tuổi - cơ hội trúng nhiều giải thƣởng lớn”, từ ngày 15/11/2010
đến ngày 12/2/2011, với tổng giá trị của giải thƣởng lên tới 2,1 tỷ đồng.
Chƣơng trình này đã thu hút rất nhiều khách hàng tham gia, góp phần làm tăng
số lƣợng thẻ Flexicard hiện tại của ngân hàng và tạo tiền đề để phát triển thẻ
trong năm 2011.
40
Với đà phát triển của thẻ, số lƣợng thẻ Flexicard đƣợc phát hành tăng lên
khá mạnh. Cụ thể, thẻ trả trƣớc tăng lên 298 thẻ (tƣơng đƣơng tăng 212,86%),
thẻ đa năng cũng tăng lên 94,96% so với năm 2010. Nổi trội nhất là thẻ ghi nợ
tăng lên 233 thẻ (tƣơng đƣơng 485,42%) so với năm trƣớc. Năm 2011, ngân
hàng cũng chƣa phát hành thẻ F- card. Do thời gian của chƣơng trình khuyến
mãi “Kỷ niệm Flexicard tròn 1 tuổi” kéo dài đến ngày 12/2/2011 nên đã thu
hút số lƣợng lớn khách hàng sử dụng thẻ, nhất là thẻ ghi nợ. Thêm vào đó là
nhiều chƣơng trình ƣu đãi, khuyến mãi nhƣ “Tƣng bừng khuyến mãi đón tết
cùng điện thoại Acer” từ ngày 21/1/2011, “Đỗ xăng miễn phí với Mitsubishi”
từ ngày 2/4/2011 đến ngày 30/6/2011, với việc sử dụng các dòng sản phẩm
đƣợc giới thiệu, khách hàng sẽ đƣợc tặng thẻ Flexicard ghi nợ hoặc đa năng
kèm theo, điều này góp phần làm tăng số lƣợng thẻ nhanh chóng. Với việc liên
tục tặng kèm theo các chƣơng trình khuyến mãi nhƣ ngày 22/4/2011 chƣơng
trình ƣu đãi “Mua thẻ đổ xăng giá rẻ với Zing Deal”, với 100.000 đồng khách
hàng có cơ hội nhận đƣợc thẻ Flexicard trị giá 500.000 đồng. Đợt bán thẻ xăng
này đã thực sự trở thành một cơn sốt trong cộng đồng mua sắm trực tuyến, chỉ
chƣa đầy 15 phút đã có 5.820 lƣợt khách hàng đăng ký mua, nhƣng may mắn
mua đƣợc thẻ xăng giá ƣu đãi chỉ dừng lại con số 100 khách hàng đầu tiên.
Với chiến lƣợc liên kết với các trang web mạng mua bán trực tuyến, là công
cụ để quảng báo sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả. Số lƣợng thẻ Flexicard
tăng lên mạnh là do tác động của chƣơng trình giảm giá cho chủ thẻ Flexicard
khi mua xăng, diezel, dầu hoả với giá trị sẽ đƣợc giảm là 350 đồng/lít đối với
xăng, 250 đồng/lít đối với dầu hoả so với giá niêm yết từ ngày 25- 30/11/2011.
Hàng loạt các chƣơng trình quảng bá, tin tức, báo chí về những chƣơng trình
khuyến mãi đã góp phần làm cho việc kinh doanh thẻ tốt hơn khi ngày càng
nhiều ngƣời biết đến tiện ích của thẻ Flexicard.
Sang năm 2012, số lƣợng thẻ Flexicard phát hành đều tăng, nhƣng tốc độ
tăng chậm hơn so với năm 2011. Số lƣợng thẻ trả trƣớc phát hành tăng thêm
372 thẻ, tƣơng đƣơng tăng 84,93% so với năm 2011. Tăng nhanh hơn các loại
thẻ khác đó là thể Flexicard ghi nợ với tốc độ tăng là 138,08% so với năm
trƣớc. Thẻ đa năng tăng nhẹ hơn 2 loại thẻ còn lại. Đặc biệt, trong năm
PGBank đã phát hành thẻ F- card dành riêng cho chủ thẻ là các doanh nghiệp
để quản lý chi phí xăng dầu của mình. Do còn khá mới đối với các công ty nên
số lƣợng thẻ F- card chỉ đạt 50 thẻ trong năm. Vẫn tiếp tục với chƣơng trình
“Khách hàng thƣờng xuyên”, liên kết tặng phẩm khi mua sản phẩm nhƣ xe ô
tô…số lƣợng thẻ đƣợc phát hành tăng khá mạnh. Đặc biệt, trong năm nổi bật
chƣơng trình khuyến mãi cho chủ thẻ Flexicard khi hoạt động thanh toán trực
tuyến, PGBank phối hợp với Cổng thanh toán trực tuyến Banknetvn (BnDebit)
41
và VTC Intercom. Chƣơng trình 1 “Nạp nhanh - trúng ngay Vcoin” từ ngày
1/11/2012 đến ngày 15/11/2012, chƣơng trình 2 “Thanh toán sành điệu- Mua
hàng sành điệu sale tới 80%” từ ngày 1/11/2012 đến 1/12/2012. Tuy nhiên, tốc
độ tăng về số lƣợng thẻ phát hành không cao bằng năm 2011 do ảnh hƣởng
chung của tình hình suy thoái của ngành ngân hàng trong năm. Hƣởng ứng
Quyết định 2453/QĐ- TTg, “Phê duyệt đề án đẩy mạnh thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015”, các ngân hàng đều tập
trung chú trọng vào mảng thanh toán dịch vụ, làm tăng sự cạnh tranh gay gắt
và áp lực cho PGBank khi kinh doanh thẻ. Bên cạnh đó, thông tƣ số
35/2012/TT- NHNN, quy định về thu phí thẻ ghi nợ nội địa trong năm đã ảnh
hƣởng đến việc phát hành thẻ Flexicard của chi nhánh, bởi lẽ thẻ Flexicard
cũng là thẻ nội địa.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, số lƣợng thẻ Flexicard phát hành cũng tăng
lên, nhƣng tốc độ tăng không đều giữa các loại thẻ so với 6 tháng đầu năm
2012. Cụ thể, thẻ trả trƣớc có xu hƣớng giảm nhẹ, giảm 1,24% (6 thẻ), trong
khi các thẻ ghi nợ, đa năng, F- card đều tăng. Nổi trội nhất là F- card, dù ra đời
sau các loại thẻ Flexicard khác, nhƣng đang dần tăng lên nhanh chóng do tiện
ích của nó mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn. Vừa có thể quản lý và tiết
kiệm chi phí xăng dầu, có thể trả lƣơng qua thẻ, thẻ F- card ngày càng thu hút
các doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp vận tải, xe khách, xe tải chở
hàng ở Cần Thơ. Thẻ trả trƣớc giảm đi nhƣng với số lƣợng thấp, chỉ với 6 thẻ
so với 6 tháng đầu năm 2012, lý giải cho điều này là do khách hàng muốn sử
dụng hết những tính năng và tiện ích của thẻ qua sự tƣ vấn của nhân viên ngân
hàng hay ngƣời thân, bạn bè đang sử dụng thẻ.
4.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard trong giai đoạn
2010- 6/2013
Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Năm
Khoản
mục
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
2010
2011
2012
389
344
45
652
587
65
948
867
81
Chênh lệch
2011 so với
2012 so với
2010
2011
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
tiền
(%)
263
67,61
296
45,40
243
70,64
280
47,70
20
44,44
16
24,62
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân của PGBank Cần Thơ
42
Bảng 4.4: Kết quả kinh doanh thẻ Flexicard 6 tháng đầu năm 2012, 2013
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
6 tháng đầu năm
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
2012
2013
Thu nhập
554
664
110
19,86
Chi phí
513
609
96
18,71
Lợi nhuận
41
55
14
34,15
Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân của PGBank Cần Thơ
Từ bảng trên, có thể nhận thấy rằng lợi nhuận của ngân hàng không
ngừng tăng lên từ năm 2010 đến 6/2013. Năm 2010, do chỉ mới đƣợc phát
hành không lâu nên số lƣợng thẻ Flexicard phát hành còn hạn chế, bởi vậy thu
nhập từ thẻ chỉ đạt 389 triệu đồng. Sang năm 2011, với nhiều chƣơng trình
khuyến mãi, quảng bá nhƣ đã trình bày phần trƣớc, làm cho số lƣợng thẻ tăng
lên nhanh chóng, tăng 159,63% so với năm 2010. Không chỉ thu nhập từ việc
phát hành tăng mà khoản thu phí từ giao dịch thẻ cũng tăng lên, do số lƣợng
giao dịch bằng thẻ Flexicard tăng 43.154 lần (183,16%) so với năm 2010,
thêm vào đó là doanh số huy động trên tài khoản thẻ cũng tăng nhanh, đạt
2.353 triệu đồng trong năm 2011. Từ số tiền nhàn rỗi huy động đƣợc, ngân
hàng đã mang đi cho vay và cũng thu đƣợc khoản thu nhập đáng kể do trong
năm 2011 trải qua nhiều lần biến động lãi suất, và việc trả lãi trên tài khoản
thẻ là lãi suất không kỳ hạn, lãi suất này là rất thấp và ngân hàng hƣởng lợi
nhuận từ chênh lệch lãi khi cho vay. Để thu hút khách hàng mở thẻ, thì ngân
hàng cũng tốn nhiều chi phí quảng bá, khuyến mãi hơn, và chi phí phát hành
thẻ cũng cao hơn nên tốc độ tăng của chi phí cũng tăng tƣơng đƣơng thu nhập.
Sang năm 2012, lợi nhuận từ thẻ Flexicard của PGBank Cần Thơ vẫn tăng lên,
nhƣng tốc độ tăng chậm hơn năm 2011, chỉ tăng 24,62%. Chi phí tăng nhanh
hơn thu nhập, nguyên nhân là do ngân hàng tốn nhiều chi phí quảng bá hơn do
ngân hàng vừa phát hành thẻ F- card. Bên cạnh đó, số lƣợng thẻ ghi nợ phát
hành tăng làm tốn nhiều chi phí phát hành. Ngoài ra, khách hàng vẫn thích rút
tiền mặt chứ không giữ tiền nhiều trong tài khoản, vì vậy doanh số huy động
từ tài khoản thẻ của ngân hàng cũng tăng nhẹ nhƣng tốc độ không bằng năm
2011.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận từ thẻ tăng 34,15% so với 6
tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do thu nhập lớn hơn chi phí thẻ và tốc
độ tăng nhanh hơn chi phí, với số lƣợng giao dịch qua hệ thống cũng không
43
ngừng tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012 đã làm cho thu nhập từ việc sử
dụng thẻ Flexicard tăng lên.
Tóm lại, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard luôn tăng qua
mỗi năm từ 2010 đến 6/2013. Mặc dù khoản thu này chiếm tỷ rất nhỏ nhƣng
ngày càng cao, góp phần tạo nguồn thu khác, bù đắp các khoản lỗ mà ngân
hàng phải chịu khi kinh doanh hoạt động tín dụng gặp khó khăn.
4.1.3 Phân tích tình hình thanh toán thẻ
Để phân tích tình hình kinh doanh thẻ Flexicard, ngoài số lƣợng phát
hành thẻ, thì tình hình sử dụng thẻ thanh toán đóng vai trò quan trọng trong
việc phân tích hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard. Qua doanh số thanh toán
thẻ ta có thể biết đƣợc đa phần khách hàng dùng thẻ Flexicard cho tiện ích nào
là chủ yếu. Bên cạnh đó, số lƣợng giao dịch cũng là những chỉ tiêu quan trọng
không kém. Chỉ tiêu này cho biết mức độ sử dụng thẻ Flexicard có thƣờng
xuyên hay không. Từ việc phân tích tình hình sử dụng thẻ và số lƣợng giao
dịch bằng thẻ qua hệ thống, ta có thể biết đƣợc khách hàng có thƣờng xuyên
sử dụng thẻ để giao dịch hay không và mục đích sử dụng thẻ của khách hàng.
Bảng 4.5: Tình hình thanh toán thẻ Flexicard giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Năm
Khoản
mục
Chênh lệch
2011 so với
2012 so với
2010
2011
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
tiền
(%)
2.141 70,82 1.639 31,74
2010
2011
2012
Doanh số
rút tiền
mặt
Doanh số
chuyển
khoản
Doanh số
thanh toán
HH, DV
3.023
5.164
6.803
936
1.282
2.502
346
2.786
8.094
12.989
Tổng
doanh số
thanh toán
6.745 14.540
22.294
36,97
1.220
95,16
5.308
190,52 4.895
60,48
7.795
115,57 7.754
53,33
Nguồn Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ giai đoạn 2010- 2012
Ghi chú
HH: hàng hóa
DV: dịch vụ
44
Bảng 4.6: Tình hình thanh toán thẻ Flexicard của PGBank Cần Thơ 6 tháng
đầu năm 2012, 2013
ĐVT: triệu đồng
2012
3.504
1.687
7.237
2013
4.221
1.989
9.844
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
717
20,46
302
17,90
2.607
36,02
12.428
16.054
3.626
Khoản mục
6 tháng đầu năm
Doanh số rút tiền mặt
Doanh số chuyển khoản
Doanh số thanh toán
HH, DV
Tổng doanh số thanh
toán
29,18
Nguồn Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ
Lần giao dịch
140.000
126.372
120.000
100.000
80.000
66.715
Số lƣợng giao dịch
qua thẻ Flexicard
60.000
40.000
23.561
20.000
0
2010
2011
2012
Năm
Nguồn Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ giai đoạn 2010- 2012
Hình 4.1 Biểu đồ số lƣợng giao dịch bằng thẻ Flexicard
giai đoạn năm 2010 - 2012
Qua bảng số liệu và số lƣợng giao dịch thẻ Flexicard có thể thấy rằng số
lƣợng giao dịch qua hệ thống và doanh số thanh toán tăng nhanh qua các năm
từ 2010 đến 6/2013. Doanh số rút tiền mặt và thanh toán hàng hoá luôn chiếm
tỷ trọng cao so với chuyển khoản. Nguyên nhân là do thói quen dùng tiền mặt
của khách hàng còn cao, và đa phần là để thanh toán xăng dầu nên doanh số
45
thanh toán là rất lớn. Năm 2010, do số lƣợng thẻ đƣợc phát hành còn thấp nên
lƣợng giao dịch cũng hạn chế, phần lớn là để rút tiền mặt. Sang năm 2011, với
số lƣợng thẻ phát hành tăng 159,63% so với năm 2010, cùng với việc các chủ
thẻ đã dần quen sử dụng thẻ Flexicard để thanh toán hơn, nên tổng doanh số
thanh toán tăng nhanh, đạt 14.540 triệu đồng (tăng 115,57%) so với năm
trƣớc, cùng với lƣợng giao dịch qua hệ thống tăng lên đáng kể (tăng 43,154
triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 183,16% so với năm 2010). Trong đó, doanh số
thanh toán hàng hoá, dịch vụ tăng nhanh nhất, tăng 190,52%. Lý giải cho điều
này là do trong năm ngân hàng có nhiều đợt khuyến mãi, giảm giá khi mua
xăng dầu, nên kích thích khách hàng mua xăng dầu với số lƣợng lớn. Cụ thể là
chƣơng trình “Khách hàng thƣờng xuyên” tích điểm đổ xăng vẫn đƣợc duy trì,
ngoài ra việc làm tặng phẩm kèm theo khi khách hàng mua các dòng sản phẩm
xe Mitsubishi, mua điện thoại Acer với giá trị thẻ trong tài khoản lên đến
500.000 đồng/thẻ Flexicard. Doanh số chuyển khoản vẫn còn rất thấp so với
rút tiền mặt và thanh toán hàng hoá là do chủ thẻ vẫn xem thẻ Flexicard nhƣ
một “chiếc ví điện tử” để rút tiền mặt khi cần thiết hoặc chỉ để mua xăng dầu.
Đến năm 2012, tổng doanh số thanh toán đạt đến 22.294 triệu đồng (tăng
55,33%) so vơi năm 2011. Trong đó, cao nhất vẫn là doanh số thanh toán hàng
hoá, dịch vụ. Có thể thấy rằng, trong năm số lƣợng thẻ Flexicard phát hành
đƣợc tăng lên nhiều, tăng 65,8% so với năm 2011, nhất là thẻ đa năng và thẻ
trả trƣớc. Chủ yếu, khách hàng dùng thẻ trả trƣớc để thanh toán xăng dầu, mà
không cần phải đến chi nhánh làm thủ tục phát hành thẻ. Do đó, số tiền mua
xăng dầu tăng lên làm cho doanh số thanh toán hàng hoá, dịch vụ tăng nhanh.
Bên cạnh đó, việc PGBank ra mắt kênh Mobile Banking – dịch vụ điện tử qua
trình duyệt web trên điện thoạt di động ngày 15/3/2012 đã làm tăng số lƣợng
giao dịch qua hệ thống cũng nhƣ làm tăng doanh số thanh toán thẻ Flexicard.
Bởi lẽ, với dịch vụ Mobile Banking đã tối đa hoá các tiện ích của thẻ trên điện
thoại chuyển khoản trong, ngoài hệ thống PGBank, vấn tin số dƣ, tìm kiếm
điểm giao dịch…Không chỉ dừng ở đó, còn có chƣơng trình “Ƣu đãi đặc biệt
dành cho chủ thẻ Flexicard” nhằm thúc đẩy thanh toán trực tuyến. Với 2
chƣơng trình là khi thanh toán bằng thẻ Flexicard khách hàng sẽ đƣợc cộng
điểm Vcoin (Vcoin là đơn vị thanh toán trong hệ thống Ngân hàng điện tử
VTC eBank. Khách hàng có thể sử dụng Vcoin để mua mã thẻ game, nạp tiền
điện thoại, mua mã thẻ học trực tuyến, mua hàng trực tuyến) và chƣơng trình
mua hàng sành điệu giảm giá đến 80%. Hai chƣơng trình vào tháng 11/2012
này đã tác động lớn, làm cho doanh số thanh toán tăng cao hơn nữa. Ngoài ra,
trong năm 2012, còn có sự ra đời của thẻ F- card, dù với số lƣợng phát hành
còn thấp, nhƣng do chủ thẻ là doanh nghiệp nên doanh số thanh toán (thanh
toán lƣơng cho nhân viên, thanh toán xăng dầu) mỗi lần đều với giá trị lớn. Và
46
cùng với số lƣợng thẻ tăng lên, lại xuất hiện thêm chủ thẻ là doanh nghiệp, nên
việc thanh toán xăng dầu trở nên thƣờng xuyên, làm cho số lƣợng giao dịch
trong năm tăng lên đáng kể, đạt 126.372 lần giao dịch, tăng 89,42% so với
năm 2011.
Sáu tháng đầu năm 2013 có tổng doanh số thanh toán đạt 16.054 triệu
đồng với tổng số giao dịch là 70.682 lần giao dịch cao hơn so với 6 tháng đầu
năm 2012. Điều này là hiển nhiên do số lƣợng thẻ tăng lên, trong đó thẻ Fcard đóng góp không nhỏ trong việc góp phần làm cho doanh số thanh toán
thẻ tăng lên. Ngoài ra, với việc thanh toán trực tuyến trên mạng 24/24 h và 7
ngày trong tuần cũng đã làm tăng tiện ích của thẻ Flexicard và thúc đẩy doanh
số thanh toán tăng.
Tóm lại, có thể thấy tình hình kinh doanh thẻ Flexicard của PGBank Cần
Thơ có nhiều khả quan, về cả việc sử dụng thẻ và số lƣợng thẻ phát hành. Tuy
nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ đa phần khách hàng đều dùng thẻ để
rút tiền mặt và thanh toán xăng dầu, tính năng chuyển khoản vẫn chƣa đƣợc sử
dụng nhiều. Mặc dù khách hàng dần quen với việc sử dụng những tiện ích của
thẻ Flexicard mang lại nhƣng số lƣợng giao dịch qua hệ thống vẫn còn phụ
thuộc rất lớn vào các chƣơng trình khuyến mãi để kích cầu. Cứ mỗi lần có đợt
khuyến mãi, nhất là giảm giá khi thanh toán xăng dầu thì khách hàng sử dụng
thẻ thƣờng xuyên hơn, hết hạn các chƣơng trình khuyến mãi thì số lƣợng giao
dịch giảm đi. Điều đó, sẽ làm cản trợ sự phát triển bền vững và ổn định của thẻ
Flexicard trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, với đà phát triển của thẻ Flexicard
mang lại nhiều tín hiệu khả quan trong việc kinh doanh thẻ Flexicard của ngân
hàng.
4.1.4 Doanh số huy động từ thẻ
Ngoài thu nhập từ việc phát hành và thu phí từ việc sử dụng thẻ
Flexicard của khách hàng, ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh
Cần Thơ còn có thể lấy một phần doanh số huy động từ thẻ Flexicard để đem
đi cho khách hàng vay. Đây là nguồn thu không nhỏ đối với chi nhánh. Và huy
động từ thẻ Flexicard thuộc huy động không kỳ hạn, do khách hàng có thể rút
tiền trong tài khoản bất kỳ lúc nào nên PGBank Cần Thơ chỉ có thể lấy một
lƣợng tiền nhàn rỗi, khoản dƣới 20% doanh số huy động từ thẻ để cho vay.
Trong các loại thẻ Flexicard, doanh số huy động từ thẻ đa năng luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng doanh số huy động bằng thẻ Flexicard, do thẻ vừa dùng
để mua xăng dầu, vừa để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ nên khách
hàng thƣờng duy trì số tiền trong tài khoản cao hơn các loại thẻ Flexicard
khác.
47
Bảng 4.7: Doanh số huy động bằng các loại thẻ Flexicard giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Số
tiền
Năm 2011
Flex trả trƣớc
320
Tỷ
trọng
(%)
27,14
Flex ghi nợ
Flex đa năng
86
773
7,29
65,57
403
1.177
17,13
50,02
717
1.242
Thẻ F-Card
-
-
-
-
1.179
100,00
2.353
100,00
Các loại thẻ Flex
Số
tiền
Năm 2012
Số
tiền
773
Tỷ
trọng
(%)
32,85
956
Tỷ
trọng
(%)
31,43
Chênh lệch
2011 so với 2010
2012 so với 2011
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
(%)
453
141,56
183
23,67
23,57
40,83
317
404
368,60
52,26
314
65
77,92
5,52
127
4,17
-
-
-
-
3.042
100,00
1.174
99,58
689
29,28
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ
48
Bảng 4.8: Doanh số huy động bằng thẻ Flexicard trong 6 tháng đầu năm 2012,
2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
Số tiền Tỷ trọng
(%)
Flex trả trƣớc
Flex ghi nợ
Flex đa năng
Thẻ F-Card
Các loại thẻ
Flexicard
6 tháng đầu
năm 2013
Số
tiền
486
401
811
72
27,46
22,65
45,82
4,07
472
513
991
97
Tỷ
trọng
(%)
22,77
24,75
47,81
4,67
1.770
100,00
2.073
100,00
Chênh lệch
6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
(14)
112
180
25
(2,88)
27,93
22,19
34,72
303
17,12
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ
Từ bảng số liệu trên, có thể nhận thấy rằng doanh số huy động từ thẻ
Flexicard cũng giống nhƣ các chỉ tiêu trƣớc đều tăng qua các năm từ 2010 đến
2012. Do thẻ Flexicard còn khá mới và số lƣợng phát hành năm 2010 còn thấp
nên doanh số chỉ đạt 1.179 triệu đồng. Sang năm 2011, với số lƣợng thẻ phát
hành tăng nhanh, doanh số huy động cũng tăng 99,58% so với năm 2011.
Trong đó, thẻ đa năng chiếm tỷ trọng cao nhất (50,02%). Có thể thấy rằng, thẻ
đa năng có đầy đủ tính năng trả trƣớc và ghi nợ, nên tiện ích hơn 2 loại thẻ kia.
Khách hàng sử dụng thẻ không chỉ để mua xăng dầu, mà còn thanh toán hàng
hoá dịch vụ, và có thể hƣởng lãi trên tài khoản tiền gửi, vì vậy số dƣ trên tài
khoản thẻ đa năng thƣờng cao hơn các loại thẻ khác. Hơn nữa, ngày
20/6/2011, ngân hàng đã ra mắt bộ sản phẩm “Tài khoản vàng”, khi sở hữu tài
khoản vàng khách hàng sẽ đƣợc hƣởng mức lãi suất bậc thang hấp dẫn lên đến
12% dựa trên số dƣ tài khoản với nhiều ƣu đãi kèm theo, và điều kiện là số dƣ
tối thiểu 100.000 đồng, số dƣ trung bình tháng 9.000.000 đồng. Chƣơng trình
này, đã đẩy mạnh doanh số huy động của ngân hàng trong năm 2011. Với số
lƣợng thẻ ghi nợ phát hành năm 2011 tăng 485,42% so với 2010, doanh số huy
động từ thẻ cũng tăng lên đáng kể, tăng 368,6% (tăng 317 triệu đồng). Đến
năm 2012, mặc dù tốc độ tăng chậm hơn năm 2011, nhƣng doanh số huy động
thẻ vẫn đạt 3.042 triệu đồng. Góp phần tăng thêm vào đó là doanh số huy động
từ thẻ F- card. Trong năm, doanh số huy động từ thẻ ghi nợ tăng nhanh nhất
với 77,92% (717 triệu đồng), có thể thấy rằng chủ thẻ đã dần quen với việc
dùng thẻ để thanh toán hàng hoá hay mua xăng dầu, nên số tiền nạp vào tài
khoản cũng tăng lên để có thể đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.
49
Trong sáu tháng đầu năm 2013, doanh số huy động vẫn tăng nhanh hơn 6
tháng đầu năm 2012, với tốc độ là 17,12%. Do số lƣợng thẻ phát hành cao hơn
và số lƣợng giao dịch thẻ cũng vậy, nên doanh số huy động cũng lớn hơn 6
tháng đầu năm 2012. Trong đó, tốc độ tăng nhanh nhất là F- card, do ngày
càng nhiều doanh nghiệp sử dụng F- card để thanh toán hơn. Thẻ trả trƣớc có
xu hƣớng giảm nhẹ do số lƣợng thẻ giảm đi nhƣng không đáng kể. Do tính
năng của thẻ trả trƣớc có phần hạn chế hơn các thẻ khác cùng với mức phí ƣu
đãi thêm tính năng ghi nợ cho thẻ trả trƣớc nên trong năm nhiều chủ thẻ thêm
tính năng ghi nợ cho thẻ.
5,04%
6,71%
93,29%
94,96%
Năm 2010
Năm 2011
7,45%
Doanh số huy
động bằng thẻ
Flexicard
Doanh số huy
động bằng hình
thức khác
92,55%
Năm 2012
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng của PGBank Cần Thơ
Hình 4.2 Doanh số huy động không kỳ hạn của PGBank Cần Thơ
giai đoạn năm 2010 - 2012
Có thể thấy rằng, doanh số huy động từ các loại thẻ Flexicard chiếm tỷ
trọng thấp trong tổng huy động không kỳ hạn của PGBank Cần Thơ. Trong
tổng huy động không kỳ hạn của ngân hàng, uỷ nhiệm chi và uỷ nhiệm thu là
chiếm tỷ trọng cao nhất, khoản trên 50% tổng huy động không kỳ hạn. Do các
phƣơng thức này ra đời sớm hơn thẻ Flexicard và đƣợc ngân hàng tạo dựng
lòng tin nơi khách hàng trƣớc đó, nên chiếm tỷ trọng cao hơn. Tuy nhiên,
doanh số huy động không kỳ hạn từ thẻ Flexicard luôn tăng lên từ năm 2010
đến 2013, đó là điều đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh thẻ và với sự
50
phát triển của phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt này, ngân hàng sẽ
đạt đƣợc nguồn vốn huy động không kỳ hạn còn cao hơn nữa trong giai đoạn
tới.
4.1.5 Phân tích hệ thống chấp nhận thẻ
Hệ thống chấp nhận thẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hƣởng đến
quyết định sử dụng thẻ của khách hàng. Với một mạng lƣới giao dịch rộng
lớn, danh tiếng của ngân hàng sẽ đƣợc biết đến nhiều hơn, khách hàng cũng có
thể linh hoạt khi muốn giao dịch thẻ một cách thuận tiện và nhanh chóng. Là
một chi nhánh với quy mô nhỏ, lại đƣợc thành lập sau các ngân hàng khác,
nên khả năng về mở rộng quy mô cũng nhƣ mạng lƣới giao dịch của PGBank
Cần Thơ là hạn chế. Tính đến nay, trên địa bàn Cần Thơ, chỉ có 3 máy ATM1 máy đƣợc đặt ở chi nhánh, còn 1 máy đƣợc đặt tại Phòng giao dịch ở đƣờng
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận Ninh Kiều và 1 máy ở cửa hàng xăng dầu
Petrolimex số 5. Còn ở tại các ĐVCNT, thì đƣợc trang bị các máy POS. Do
trong những năm gần đây, PGBank cũng đang tập trung chú ý vào mảng kinh
doanh dịch vụ thẻ nên ngân hàng cũng cố gắng nâng cấp các cơ sở vật chất,
nâng cao chất lƣợng các máy POS, ATM để có thể hạn chế tối đa các sự cố
nhƣ máy hƣ, máy ATM/POS bị lỗi khi đang giao dịch…Bên cạnh đó, thẻ
Flexicard là thẻ có độ bảo mật cao do sử dụng công nghệ thẻ chip không tiếp
xúc. Có thể nói đây là một trong những ƣu điểm nổi bật của thẻ Flexicard so
với các loại thẻ khác. Việc sử dụng thẻ chip đòi hỏi trang bị về hệ thống của
ngân hàng cũng cao hơn so với các loại thẻ dùng công nghệ thẻ từ khác.
Tính đến thời điểm nghiên cứu, PGBank có 3 máy ATM, 10 cửa hàng
xăng dầu của Petrolimex sử dụng POS để chấp nhận thẻ Flexicard cùng với
các đơn vị chấp nhận thẻ khác nhƣ các siêu thị lớn tại Cần Thơ nhƣ Metro,
BigC, CoopMark... Địa điểm cụ thể chi nhánh PGBank và các cửa hàng xăng
dầu của Petrolimex chấp nhận thẻ Flexicard ở Thành phố Cần Thơ: xem phụ
lục 4. Ngân hàng đang sử dụng 2 loại máy POS: 1 loại đƣợc cố định lắp đặt tại
các cửa hàng xăng dầu Petrolimex, 1 loại cầm tay nhỏ gọn, có thể dễ dàng di
chuyển nhanh chóng.
Từ sau khi PGBank gia nhập hệ thống Banknetvn - Công ty cổ phần
chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam, thì mạng lƣới giao dịch trở nên
thuận tiện rất nhiều cho chủ thẻ. Khi tham gia vào hệ thống này, khách hàng
của ngân hàng PGBank có thể sử dụng thẻ tại các máy ATM/POS của các
ngân hàng thành viên khác thuộc hệ thống Banknetvn. Vì vậy, chủ thẻ
Flexicard có thể sử dụng thẻ tại các máy ATM/POS của các ngân hàng thành
viên. Danh sách các ngân hàng thành viên của Banknetvn hiện tại gồm 27
ngân hàng (xem phụ lục 5). Một điểm nổi bật ở đây là giao dịch bằng thẻ
51
Flexicard tại các ATM của các ngân hàng thành viên khác, phí giao dịch cũng
gần với mức phí nhƣ khi giao dịch tại máy ATM của PGBank. Mặc dù, thẻ
Flexicard có thể đƣợc chấp nhận tại các máy rút tiền tự động của các ngân
hàng thành viên khác của Banknet, nhƣng khách hàng vẫn thích sử dụng thẻ
tại các ĐVCNT của ngân hàng Petrolimex Cần Thơ, điều này vẫn còn là khó
khăn cho ngân hàng. Bởi lẽ, chỉ với 3 máy ATM, 12 máy POS trên địa bàn
thành phố Cần Thơ là rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, tƣ vấn dịch
vụ thẻ cho khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn, do chỉ có 1 chi nhánh và 1
phòng giao dịch ở Cần Thơ.
Bảng 4.9: Mạng lƣới chấp nhận thẻ của một số ngân hàng ở Tp. Cần Thơ
Tên ngân hàng
Chi nhánh
BIDV
1
AGRIBANK
10
VIETINBANK
2
ACB
1
VIETCOMBANK
1
ĐÔNG Á
1
Số PGD
3
8
1
5
5
9
Số ATM/POS
15
28
16
7
53
29
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các trang chủ của ngân hàng trên, tháng 9/2013
Có thể thấy rằng, so với các ngân hàng lớn khác trên địa bàn Tp. Cần
Thơ, mạng lƣới chấp nhận thẻ của PGBank còn rất hạn chế, đó cũng là khó
khăn rất lớn trong việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của ngân
hàng trong giai đoạn tới.
4.2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
4.2.1 Những kết quả đạt đƣợc
Mặc dù ra đời sau các loại thẻ thanh toán khác, nhƣng trong những năm
gần đây, nhƣ đã phân tích trƣớc đó, hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard đã đạt
đƣợc những kết quả khả quan và thẻ Flexicard ngày càng đƣợc nhiều ngƣời sử
dụng.
Thứ nhất, số lƣợng thẻ Flexicard phát hành, thu nhập cũng nhƣ lợi nhuận
đều tăng liên tục từ năm 2010 đến nay. Khoản lợi nhuận từ thẻ dù chỉ chiếm tỷ
lệ nhỏ trong tổng lợi nhuận của PGBank Cần Thơ, nhƣng ngày càng tăng lên
góp phần tạo nguồn thu cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động
từ thẻ phát triển cũng đã làm tăng nguồn vốn huy động cho chi nhánh để đầu
tƣ vào hoạt động tín dụng và các hoạt động khác.
Thứ hai, tiện ích của thẻ Flexicard ngày càng đƣợc nâng cao. Cùng với
52
việc ứng dụng phần mềm hệ thống hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay hệ thống
ngân hàng lõi I- Flex (flexcube) Core Banking, việc triển khai dịch vụ Mobile
Banking (phần mềm với giao diện thanh toán trực tuyến trên điện thoại di
động)…đã làm cho thẻ ngày càng tiện ích và thu hút nhiều khách hàng hơn.
Ngoài những tiện ích thông thƣờng nhƣ rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán
khi mua hàng hoá, dịch vụ, chủ thẻ còn có thể sử dụng các tính năng khác.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể thanh toán lƣơng qua thẻ. Đặc tính này
đƣợc sử dụng nhiều đối với thẻ F- card. Mặc dù chỉ mới đƣợc phát hành năm
2012, nhƣng thẻ này đã dần thu hút các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Cần Thơ nhờ vào đặc tính của thẻ, bằng chứng là số lƣợng và tốc độ tăng của
thẻ ngày cao.
Tiện ích thanh toán xăng dầu và có thể rút tiền mặt tại các cửa hàng xăng
dầu của Petrolimex ngày càng đƣợc ƣa chuộng. Xăng dầu trở thành nhu yếu
phẩm của ngƣời dân khi mức sống ngày càng tăng, nhu cầu đi lại bằng các
phƣơng tiện giao thông nhƣ xe máy, ô tô là rất lớn. Chỉ với một chiếc thẻ,
khách hàng chỉ cần quẹt thẻ vào máy POS, hoặc đƣa cho nhân viên quẹt thẻ,
mà không cần nhập mã PIN, hay ký xác nhận vào biên lai. Rõ ràng, tiện ích
của thẻ Flexicard khi giao dịch thanh toán xăng dầu cũng ngày tăng cao.
Thứ ba, việc kinh doanh thẻ có bƣớc tiến triển đáng kể làm cho sự hợp
tác của Petrolimex và tập toàn Xăng Dầu Petrolimex trở nên có hiệu quả, vì
vậy không chỉ ngân hàng có lợi mà cả các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex
cũng thu về một khoản không nhỏ từ việc mua xăng dầu của khách hàng qua
những đợt khuyến mãi, ƣu đãi của ngân hàng.
Thứ tƣ, việc số lƣợng thẻ đƣợc phát hành ngày càng tăng, và doanh số
huy động cũng nhƣ số lƣợng giao dịch của thẻ Flexicard qua hệ thống ngày
càng lớn, đã góp phần đẩy mạnh đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt
Nam của Chính phủ giai đoạn 2011- 2015. Nhất là sự đóng góp của thẻ Fcard, chủ thẻ là những doanh nghiệp nên chi phí sử dụng xăng dầu là rất lớn,
việc thanh toán tiền qua thẻ Flexicard sẽ làm giảm đi một lƣợng tiền trong lƣu
thông đáng kể.
4.2.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc là những hạn chế không nhỏ tồn tại
trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng. Những hạn
chế này tạo nên khó khăn, cản trở sự phát triển của thẻ.
Thứ nhất, mặc dù số lƣợng thẻ phát hành ra thị trƣờng đều tăng qua mỗi
năm, nhƣng không đều. Số lƣợng thẻ trả trƣớc và thẻ đa năng chiếm tỷ trọng
cao. Tuy nhiên, khách hàng không sử dụng hết tính năng của thẻ Flexicard mà
53
chỉ dùng 2 tính năng là chủ yếu: rút tiền mặt và thanh toán khi mua xăng dầu.
Điều này là một phần là do về mặt maketing của ngân hàng chƣa thực sự hiệu
quả, khách hàng không nắm bắt hết những tiện ích của thẻ Flexicard, thêm vào
đó là thói quen sử dụng tiền mặt của ngƣời dân vẫn còn tác động đến tâm lý sử
dụng thẻ.
Thứ hai, hệ thống máy rút tiền tự động, phòng giao dịch và các đơn vị
chấp nhận thẻ Flexicard còn rất ít. Điều này khiến cho nhiều khách hàng gặp
nhiều khó khăn khi muốn sử dụng thẻ Flexicard, với số lƣợng 3 máy ATM, 1
phòng giao dịch và vài đơn vị chấp nhận thẻ nhƣ các siêu thị lớn ở thành phố
Cần Thơ là vô cùng bất tiện cho chủ thẻ. Ngoài ra, vì thẻ Flexicard chỉ đƣợc
thanh toán ở các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, mà đa số các cửa hàng
xăng dầu đều để biểu tƣợng xăng dầu gần giống với của Petrolimex nên khách
hàng rất khó phân biệt để tìm đúng cửa hàng xăng dầu của Petrolimex để
thanh toán bằng thẻ.
Thứ ba, công tác quảng bá và bán hàng chƣa đạt hiệu quả cao. Hoạt động
quảng bá, tƣ vấn của nhân viên ngân hàng còn hạn chế, nên làm cho khách
hàng không hiểu hết về tính năng của thẻ Flexicard. Ngoài ra, hoạt động
maketing vẫn chƣa thu hút đƣợc khách hàng, phần lớn vẫn là nhân viên ngân
hàng Petrolimex Cần Thơ, nhân viên của công ty xăng dầu Petrolimex và
những doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Công tác bán hàng tại các cửa hàng
xăng dầu Petrolimex còn nhiều yếu kém, các nhân viên thƣờng làm tốn nhiều
thời gian của khách hàng khi thanh toán bằng thẻ vì không quen khi phải quẹt
thẻ, in hoá đơn bằng máy POS.
Thứ tƣ, các chƣơng trình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng sử dụng
thẻ Flexicard tại thành phố Cần Thơ vẫn chƣa thực sự hấp dẫn, điều này không
thu hút đƣợc nhiều khách hàng cho chi nhánh. Bên cạnh đó, công tác maketing
cũng chƣa đạt hiệu quả cao, còn nhiều ngƣời dân vẫn không biết đến thẻ
Flexicard. Nguyên nhân là do chi nhánh vẫn còn phụ thuộc rất lớn từ Hội sở
chính trong công tác khuyến mãi, maketing.
Thứ năm, máy móc kĩ thuật vẫn còn gặp sự cố. Do hệ thống thanh toán
thẻ Flexicard là đƣờng truyền không dây, nên khi gặp sự cố, tốc độ xử lý của
nhân viên còn chậm, khách hàng thƣờng chờ lâu. Ngoài ra, chi phí để sửa
chữa, nâng cấp máy ATM, POS mà ngân hàng phải chịu là rất cao.
Tóm lại, mặc dù hoạt động thẻ Flexicard trong những năm gần đây đã
mang lại nguồn thu ngày càng tăng nhƣng sự phổ biến của thẻ vẫn còn hạn
chế, nhất là cùng với sự cạnh tranh trong thị trƣờng thẻ của các ngân hàng trên
địa bàn. Vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chủ quan do chính ngân hàng PGBank
54
Cần Thơ hay yếu tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh thẻ
Flexicard, chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao hoạt động kinh
doanh thẻ.
4.2.3 Đánh giá của khách hàng đang sử dụng thẻ Flexicard
Sản phẩm thẻ ra đời là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, thể hiện lối sống
văn minh của ngƣời dân. Mục đích cuối cùng của thẻ là cung cấp nhiều tiện
ích cho ngƣời dùng thẻ, thu hút khách hàng để họ dùng thẻ của ngân hàng. Vì
vậy, đánh giá của khách hàng là một trong những vấn đề quan trọng nhất để
đánh giá về chất lƣợng của thẻ cũng nhƣ hiệu quả khi kinh doanh thẻ của ngân
hàng.
Bảng 4.10: Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ Flexicard
Mức độ
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thƣờng
Không hài lòng
Hoàn toàn không
hài lòng
Tổng
Số ngƣời
(Ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Tần số cộng dồn
(%)
5
37
14
3
1
8,33
61,67
23,33
5,00
1,67
8,33
70,00
93,33
98,33
100,00
60
100,00
x
Nguồn Khảo sát của tác giả, 9/2013
Từ bảng trên ta thấy, đa số khách hàng đều hài lòng khi sử dụng thẻ
Flexicard (37 ngƣời, 61,67%), số ngƣời đánh giá ở mức độ bình thƣờng cũng
chiếm tƣơng đối, chiếm 23,33%. Nếu tính theo tỷ lệ cộng dồn, thì có đến
93,33% (56 ngƣời) đánh giá hài lòng và ở mức trung lập, điều này cũng thể
hiện đa phần, khách hàng đều hài lòng thẻ Flexicard đang sử dụng. Điều này
cũng dễ hiểu vì thẻ Flexicard là thẻ có nhiều tính năng, ra đời để phục vụ cho
việc thanh toán của khách hàng. Tuy nhiên, những tiện ích mà thẻ đem lại
cùng với quá trình sử dụng thẻ Flexicard còn hạn chế nên vẫn còn khiến một
số khách hàng không hài lòng khi sử dụng thẻ, có 6,67% (4 ngƣời) không hài
lòng, thậm chí là rất không hài lòng về thẻ. Qua đó, việc kinh doanh thẻ
Flexicard của PGBank Cần Thơ vẫn còn gặp khó khăn bởi lẽ thẻ vẫn chƣa
thực sự mang lại sự hài lòng cao nhất cho ngƣời dùng.
Trong quá trình giao dịch bằng thẻ, không tránh khỏi những sự cố xảy
ra. Theo kết quả phỏng vấn 60 ngƣời dùng thẻ Flexicard, có 16 ngƣời từ lúc
dùng thẻ đến nay chƣa gặp sự cố ngoài ý muốn nào. Bên cạnh đó, số ngƣời
55
phỏng vấn còn lại đều gặp một số sự cố trong quá trình giao dịch, nhất là phải
chờ đợi lâu khi thanh toán bằng thẻ Flexicard lúc đổ xăng dầu.
Bảng 4.11: Những sự cố ngoài ý muốn khi khách hàng sử dụng thẻ Flexicard
Sự cố ngoài ý muốn
Thẻ bị hƣ
Chờ đợi lâu
Tiền trong tài khoản bị mất
Lộ mã Pin
Máy ATM/POS bị hỏng không giao
dịch đƣợc
Máy nuốt thẻ
Máy ATM hết tiền
Tổng
Số lựa chọn
(lần)
2
43
0
0
9
Tỷ lệ
(%)
2,38
51,19
0,00
0,00
10,71
4
26
84
4,76
30,96
100,00
Nguồn Khảo sát của tác giả, 9/2013
Rõ ràng, trong quá trình hoạt động thẻ Flexicard khách hàng vẫn thƣờng
gặp những sự cố ngoài ý muốn. Và điều mà khách hàng thƣờng phàn nàn nhất
khi sử dụng thẻ Flexicard đó là thƣờng xuyên phải chờ đợi lâu khi thanh toán,
nhất là lúc mua xăng dầu. Nhƣ bảng kết quả trên, có đến 51,19% (43 lƣợt
chọn) là chờ đợi lâu. Một mặt là do tâm lý ngƣời dân với thói quen dùng tiền
mặt nên việc chờ nhân viên quẹt thẻ sẽ cảm thấy lâu hơn, mặt khác là do thái
độ phục vụ của nhân viên còn chậm làm tốn nhiều thời gian. Tiếp đó, là về
phần máy ATM, sự cố mà chủ thẻ gặp phải là máy hết tiền hoặc bị hỏng
không giao dịch đƣợc. Hiện tại, trên địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ có 3 máy
ATM, 12 máy POS, số lƣợng máy đã là hạn chế mà đôi khi lại xảy ra sự cố,
điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc phát triển của thẻ. Qua đó, thể hiện
máy móc kĩ thuật, hệ thống thanh toán thẻ Flexicard cần phải đƣợc hoàn thiện
và nâng cấp hơn nữa để đáp ứng tốt khi khách hàng giao dịch.
Và kèm theo đó, là đánh giá của khách hàng về hệ thống chấp nhận thẻ
Flexicard trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tỷ lệ hài lòng và đánh giá bình
thƣờng của khách hàng đạt 70% (42 ngƣời), còn lại là không hài lòng. Thật sự
với một trung tâm kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL mà chỉ có 3 máy ATM ở
thành phố Cần Thơ là rất hạn chế. Biết rằng PGBank đã tham gia hệ thống
Banknet, thẻ Flexicard có thể giao dịch ở các máy ATM của các ngân hàng
thành viên khác. Nhƣng do tâm lý của khách hàng là chỉ thích sử dụng tại máy
của chính ngân hàng phát hành thẻ, bên cạnh đó, cũng có thể khách hàng
không biết đến việc thẻ Flexicard có thể dùng ở máy ATM ngân hàng khác.
Ngoài ra, số lƣợng các đơn vị chấp nhận thẻ là còn rất hạn chế, chỉ ở các siêu
56
thị lớn…điều này gây khó khăn khi khách hàng muốn thanh toán hàng hoá
dịch vụ bằng thẻ Flexicard.
Bảng 4.12: Mức độ hài lòng của khách hàng về hệ thống chấp nhận thẻ
Flexicard
Mức độ
Số ngƣời
(Ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thƣờng
Không hài lòng
Hoàn toàn không
hài lòng
Tổng
3
19
20
16
2
5,00
31,67
33,33
26,67
3,33
5,00
36,67
70,00
96,67
100,00
60
100,00
x
Tần số cộng dồn
(%)
Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 9/2013
Nhìn chung, từ đánh giá thực tế của những ngƣời đang sử dụng thẻ
Flexicard, có thể thấy rằng đa số khách hàng đều hài lòng về tiện ích mà thẻ
đem lại. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch thẻ, khách hàng vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế cản trở việc phát triển thẻ, để đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh tốt
hơn, mở rộng thị phần thẻ Flexicard thì ngân hàng cần phải cố gắng hơn nữa.
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ FLEXICARD
4.3.1 Yếu tố khách quan
4.3.1.1 Khách hàng
Quyết định sử dụng thẻ của khách hàng ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh thẻ của ngân hàng. Việc thu hút khách hàng sử dụng thẻ ảnh
hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của thẻ. Để nắm bắt đƣợc thực trạng
về thị trƣờng khách hàng hiện tại cũng nhƣ thị trƣờng khách hàng tiềm năng
chúng ta phải tìm hiểu về những thông tin nhƣ mục đích sử dụng thẻ, nguồn
thông tin mà họ biết đến thẻ Flexcard.
Mỗi loại thẻ Flexicard đều đáp ứng theo nhu cầu sử dụng của khách
hàng. Ngân hàng Petrolimex luôn tạo ra và không ngừng nâng cao thẻ nhằm
cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích. Chẳng hạn từ việc cho ra đời thẻ
Flexicard trả trƣớc, rồi đến thẻ 1 tính năng, đa tiện ích hơn là thẻ 2 tính năng.
Tuy nhiên, đối với các khách hàng thì họ chỉ dùng thẻ với mục đích chính là
đỗ xăng dầu ở các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex. Qua việc nghiên cứu về
57
mục đích sử dụng thẻ cho kết quả:
Bảng 4.13: Mục đích sử dụng thẻ của khách hàng
Mục đích
Thanh toán khi mua xăng dầu
Chuyển khoản
Rút tiền mặt tại các CHXD khi cần
Lãnh lƣơng
Thanh toán tiền khi mua hàng hoá tại các
đơn vị chấp nhận thẻ
Tổng
Số lựa chọn
(lần)
Tỷ lệ
(%)
41
6
36
21
19
33,33
4,88
29,27
17,07
15,45
123
100,00
Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 9/2013
Từ kết quả trên cho thấy hầu hết mục đích chủ yếu của chủ thẻ khi sử
dụng thẻ Flexicard là để thanh toán xăng dầu, có đến 41 ngƣời trong 60 ngƣời
đƣợc phỏng vấn, chiếm đến 33,33% trong tổng số lƣợt lựa chọn và rút tiền mặt
tại các cửa hàng xăng dầu (29,27% trong tổng số lƣợt lựa chọn). Trong khi đó,
chức năng chuyển khoản và thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ là rất thấp
(4,88%). Giaỉ thích cho điều này là do thói quen dùng tiền mặt của ngƣời dân
còn rất cao. Họ cho rằng việc thanh toán bằng tiền mặt là an toàn và nhanh
chóng nhất. Bên cạnh đó, do thẻ Flexicard là thẻ của ngân hàng Xăng dầu nên
nhiều ngƣời gọi tắt là “thẻ xăng dầu”. Điều này, khiến cho rất nhiều khách
hàng, kể cả những ngƣời không sử dụng thẻ cũng cho rằng thẻ chỉ dùng để
thanh toán xăng dầu mà quên mất đó cũng là một thẻ thanh toán ngân hàng.
Và theo kết quả phỏng vấn, hầu hết khách hàng đều sử dụng thẻ thông qua bạn
bè, ngƣời thân (32 ngƣời, 35,96% lƣợt lựa chọn) giới thiệu nên việc hiểu rõ
hết các tính năng của từng loại thẻ Flexicard là rất ít. Thêm vào đó, tỷ lệ khách
hàng sử dụng thẻ F-card của ngân hàng cũng chiếm tỷ lệ cao nên việc dùng thẻ
để thanh toán xăng dầu đƣợc sử dụng phổ biến. Bởi vậy nên tính năng chuyển
khoản và thanh toán tiền mua hàng hoá ít đƣợc sử dụng mặc dù số lƣợng thẻ
đa năng của NH phát hành đều tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong
các loại thẻ Flexicard đƣợc phát hành. Tóm lại, qua việc phỏng vấn các khách
hàng đang sử dụng thẻ cho thấy thẻ Flexicard đƣợc sử dụng chủ yếu với tính
năng thanh toán xăng dầu, mặc dù chủ thẻ không phải đang dùng thẻ F- card
do công ty cấp.
Qua việc biết đƣợc các nguồn về thẻ Flexicard mà khách hàng biết đến
sẽ giúp cho ngân hàng có những chiến lƣợc maketing phù hợp, đề ra các biện
pháp để tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Việc cung cấp thông tin về thẻ
Flexicard qua các nguồn chủ yếu nhƣ internet, tivi, báo chí….sẽ dễ dàng tiếp
58
cận với khách hàng hơn. Tuy nhiên, đa phần các chủ thẻ hiện tại thì họ lại biết
về thẻ Flexicard thông qua bạn bè, ngƣời thân giới thiệu.
Bảng 4.14: Nguồn thông tin khách hàng biết đến thẻ Flexicard
Khoản mục
Số lựa chọn
(lần)
9
32
0
2
25
Tần số
(%)
10,11
35,96
0,00
2,25
28,09
Khác (nhân viên công ty)
21
23,60
Tổng
89
100,00
Nhân viên ngân hàng tiếp thị
Bạn bè, ngƣời thân
Tivi
Báo chí
Internet
Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 9/2013
Qua kết quả trên, phần lớn khách hàng biết về thông tin thẻ là từ bạn bè,
ngƣời thân, tiếp đó là qua internet, có đến 25 trong tổng số 89 lƣợt lựa chọn,
chiếm 28,09% lƣợt lựa chọn. Khách hàng tin tƣởng vào bạn bè, ngƣời thân bởi
họ tin vào ý kiến của ngƣời đang sử dụng thẻ hơn là việc quảng cáo hay tiếp
thị của nhân viên. Nguồn thông tin tiếp theo là từ các công ty, giải thích cho
việc này là do công ty sử dụng F- card, hay thẻ ghi nợ để trả lƣơng cho nhân
viên, nên khách hàng làm thẻ theo yêu cầu chung của cơ quan, vì vậy chỉ biết
thông tin về thẻ Flexicard do công ty phổ biến lại. Khách hàng biết thông tin
về thẻ Flexicard qua bạn bè, ngƣời thân là chủ yếu, điều này còn phản ánh
công tác Maketing, tƣ vấn thông tin về thẻ Flexicard chƣa thành công và đạt
hiệu quả. Do đó, ngân hàng cần phải nâng cao hoạt động này đồng thời tạo
dựng lòng tin, uy tín đến những chủ thẻ, để họ có thể nắm bắt hết những tiện
ích của thẻ và có thể tuyên truyền với những ngƣời thân, bạn bè.
Bên cạnh những khách hàng đang sử dụng thẻ, thì những khách hàng
hiện tại không sử dụng thẻ nói gì về thẻ. Kết quả phỏng vấn các khách hàng
chƣa có thẻ Flexicard ở cửa hàng xăng dầu Petrolimex, siêu thị BigC,
CoopMart nhƣ sau:
Bảng 4.15: Quyết định sử dụng thẻ Flexicard trong thời gian tới
Chỉ tiêu
Sẽ dùng thẻ
Không dùng thẻ
Tổng
Số ngƣời
(Ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
34
26
60
56,67
43,33
100,00
Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 9/2013
59
Qua việc phỏng vấn những khách hàng hiện tại không dùng thẻ Flexicard
của ngân hàng, sau khi giới thiệu khái quát về thẻ cùng với những thông tin
mà khách hàng đã biết về thẻ Flexicard trƣớc đó, thì lƣợng khách hàng sẽ sử
dụng thẻ trong thời gian tới là khá cao, chiếm 56,67% trong tổng số ngƣời
phỏng vấn. Và lý do họ muốn dùng thẻ Flexicard thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.16: Yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng chƣa
sử dụng thẻ
Mục đích
Số lựa chọn
(lần)
Tỷ lệ
(%)
Mức độ an toàn
Thanh toán khi mua xăng dầu
Tiện ích khác (rút tiền mặt tại cửa hàng xăng
dầu, thanh toán khi mua hàng hoá)
Mạng lƣới hệ thống giao dịch
Chính sách ƣu đãi và hỗ trợ khách hàng
Tổng
31
42
12
24,60
33,33
9,52
20
21
126
15,87
16,68
100,00
Nguồn: Khảo sát của tác giả tháng 9/2013
Từ kết quả khảo sát, những khách hàng muốn dùng thẻ Flexicard là do
muốn thanh toán xăng dầu để đƣợc hƣởng chính sách giảm giá xăng dầu, có
đến 42 ngƣời trong 60 ngƣời lựa chọn, chiếm 33,33% trong 126 lƣợt lựa chọn
trong tổng số lựa chọn. Kế đó, là mức độ an toàn và bảo mật của thẻ Flexicard
với tổng số ngƣời chọn là 31 ngƣời. Tiếp đó là chính sách ƣu đãi và hỗ trợ vì
khách hàng muốn tham gia các chƣơng trình khuyến mãi mà ngân hàng đƣa ra
nhất là các chƣơng trình giảm giá khi mua xăng dầu hay tích điểm để đổ xăng .
Nhƣ đã biết, thẻ ngoài việc đƣợc chấp nhận ở các chi nhánh, phòng giao dịch,
máy ATM, còn có thể rút tiền mặt ở tất cả các cửa hàng xăng dầu của
Petrolimex trên cả nƣớc và các cửa hàng, siêu thị…., điều này làm cho khách
hàng nhận thấy sự thuận tiện trong việc thanh toán thẻ Flexicard qua mạng
lƣới hệ thống giao dịch.
Tóm lại, qua kết quả phỏng vấn từ khách hàng, thực tế phần lớn khách
hàng đang sử dụng thẻ với mục đích là thanh toán xăng dầu. Các tính năng của
thẻ vẫn không đƣợc sử dụng một cách hiệu quả, nhất là thẻ Flexicard đa năng.
Lƣợng khách hàng thƣờng xuyên sử dụng thẻ chiếm đa số là nhân viên của các
công ty vận tải, các công ty hợp tác với ngân hàng để thanh toán lƣơng qua
thẻ. Ngoài ra, với lƣợng khách hàng sử dụng thẻ F- card thì số lần giao dịch rất
cao và giá trị giao dịch mỗi lần là rất lớn do đây là thẻ chỉ dành riêng cho các
60
doanh nghiệp, rất thuận tiện cho các công ty vận tải.
Thị trƣờng khách hàng ở Cần Thơ là một thị trƣờng tiềm năng. Theo báo
Cần Thơ ngày 9/5/2012, tính đến cuối năm 2011 dân số toàn thành phố Cần
Thơ đạt gần 1.200.300 ngƣời, mật độ dân số 852 ngƣời/km2. Trong năm 2011,
thành phố Cần Thơ đã đạt mức tăng trƣởng kinh tế là 14,64%, thu nhập bình
quân đầu ngƣời là 48,9 triệu đồng/năm, tƣơng đƣơng 2.350 USD, tăng 332
USD so với năm 2010. Theo quy hoạch đến năm 2020, thành phố Cần Thơ sẽ
trở thành trung tâm công nghiệp, thƣơng mại- dịch vụ, giáo dục- đào tạo và
khoa học công nghệ, y tế và văn hoá vùng ĐBSCL, là đô thị cửa ngõ của vùng
hạ vùng hạ lƣu sông Mêkông, đồng thời là đầu mối quan trọng về giao thông
vận tải nội vùng và liên vận quốc tế (theo quyết định số 21/2007/QĐ- TTg).
Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của ngƣời dân ảnh hƣởng rất lớn đến
việc sử dụng thẻ. Cần Thơ đang ngày càng phát triển, nơi đây tập trung nhiều
doanh nghiệp, nhà hàng, siêu thị cũng nhƣ các trƣờng đại học, cao đẳng. Phần
lớn các khách hàng là cán bộ, nhân viên hay viên chức nên họ có thu nhập từ
trung bình đến cao và có nguồn thu nhập ổn định. Nhu cầu sử dụng thẻ để
thanh toán là rất lớn để thanh toán lƣơng qua thẻ và tiết kiệm thời gian. Bên
cạnh đó, với sự phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ, mức sống của ngƣời
dân ngày càng đƣợc nâng cao. Lƣợng khách hàng sử dụng xe ô tô, xe máy
ngày càng đông, nhu cầu sử dụng thẻ Flexicard để tiết kiệm chi phí thanh toán
xăng dầu khi mua với số lƣợng lớn là rất cao, ngoài ra nhờ mạng lƣới giao
dịch rộng nên lƣợng khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng. Còn
các khách hàng là học sinh, sinh viên, đa phần họ sống nhờ vào gia đình nên ít
sử dụng thẻ, nếu sử dụng thì chỉ để rút tiền mặt tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
Tuy nhiên, đây cũng là lƣợng khách hàng tiềm năng của ngân hàng Petrolimex
vì họ có trình độ cao và khả năng tiếp thu những ứng dụng hiện đại khá nhanh
có thể sử dụng hết các tính năng và tiện ích của thẻ Flexicard.
4.3.1.2 Đối thủ cạnh tranh
Đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp thị phần của một
ngân hàng khi tham gia vào thị trƣờng thẻ. Khi có nhiều ngân hàng tham gia
vào thị trƣờng thẻ thì sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và đa
dạng hoá dịch vụ, giảm phí phát hành và thanh toán thẻ. Yếu tố này ảnh hƣởng
rất lớn đến hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng Petrolimex. Là
ngân hàng “sinh sau đẻ muộn”, chi nhánh ở Cần Thơ chỉ mới đƣợc thành lập
vào năm 2008, trong khi thị trƣờng thẻ đang phát triển. rất sôi nổi. Hiện tại,
mặc dù số lƣợng thẻ Flexicard của ngân hàng đều tăng qua các năm nhƣng vẫn
chiếm tỷ lệ rất thấp so với các ngân hàng lớn nhƣ ngân hàng Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam BIDV, ngân hàng Ngoại thƣơng VietComBank, ngân hàng
61
Công thƣơng Việt Nam VietinBank, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Agribank… Nếu chỉ xét về thẻ có đặc tính vừa là thẻ ATM vừa có
tính năng thanh toán xăng dầu thì đối thủ cạnh tranh của Flexicard là OP Card
và OP Plus do ngân hàng TMCP Đại Dƣơng (OceanBank) và Tổng công ty
Dầu Việt Nam (PV Oil) cùng hợp tác phát hành vào ngày 2/7/2010. Ra đời sau
thẻ Flexicard, hiện tại thị phần của 2 loại thẻ này còn thấp hơn và ít phổ biến
hơn so với thẻ Flexicard tính trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, việc
có đối thủ cạnh tranh về tính năng thanh toán khi mua xăng dầu cũng ảnh
hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ.
Thẻ OP Card là thẻ trả trƣớc, còn OP Plus có 2 tính năng trả trƣớc và ghi
nợ. Cửa hàng xăng dầu của PV Oil ở Cần Thơ chỉ có 1 cửa hàng xăng dầu.
Oceanbank Cần Thơ có 1 chi nhánh, 3 điểm POS, 1 cây xăng PV Oil, 4 điểm
đặt ATM. Biểu phí của 2 loại thẻ này: xem phụ lục 6.
So sánh về mức phí thì thẻ Flexicard có mức phí tƣơng đối thấp thấp hơn
thẻ OP Card và thẻ OP Plus. Nhất là phí chuyển khoản tại ATM của chính
ngân hàng hoặc ngân hàng khác, trong khi phí của 2 loại thẻ này là 0,03% số
tiền chuyển khoản, với mức tối thiểu là 8.000 đồng thì thẻ Flexicard chỉ tốn có
1.000 đồng, và đối với thẻ ghi nợ là miễn phí khi tại ATM của ngân hàng
khác. Ngoài ra, phí phát hành thẻ nhanh của OP Plus lên đến 100.000 đồng/
thẻ. Có thể thấy rằng, về cả mức phí ƣu đãi và mạng lƣới giao dịch qua các
cửa hàng xăng dầu của PGBank Cần Thơ là hơn Oceanbank. Tuy nhiên, áp lực
cạnh tranh của PGBank Cần Thơ vẫn còn rất lớn, vì uy tín, danh tiếng, quy mô
ngân hàng và số lƣợng thẻ Flexicard phát hành vẫn không bằng các ngân hàng
lớn, đã xây dựng thƣơng hiệu trƣớc khi PGBank Cần Thơ thành lập.
4.3.1.3 Môi trường pháp lý, quy định về thẻ thanh toán của NHNN
Môi trƣờng pháp lý nói chung và những quy định về thẻ thanh toán của
NHNN nói riêng là những nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát hành và phát
triển của thẻ. Bởi lẽ nhà nƣớc quản lý thị trƣờng thông qua các chính sách, quy
chế nhất định. Việc kinh doanh thẻ cũng phải tuân theo cơ chế thị trƣờng và
các quy định của pháp luật. Một môi trƣờng pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ và
hiệu lực mới có thể đảm bảo đƣợc quyền lợi các bên tham gia vào quá trình
phát hành thẻ, và ngƣợc lại nếu các quy chế quá lỏng lẻo sẽ mang lại những
tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh thẻ. Giống nhƣ các tổ chức kinh tế
khác, việc kinh doanh thẻ Flexicard cũng tuân thủ theo các quy định của nhà
nƣớc và NHNN. Nhằm tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán
của ngân hàng tốt hơn và đạt hiệu quả, NHNN không ngừng hoàn hiện hệ
thống pháp lý, ban hành bổ sung và sửa đổi các quyết định. Từ đó, để có thể
62
tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các ngân hàng và mang lại lợi ích
bình đẳng cho các bên tham gia. Cứ mỗi một thông tƣ hay quy định của chính
phủ và NHNN đƣợc ban hành đều tác động đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng. Một số thông tƣ, quyết định của NHNN về thanh toán thẻ:
- QĐ 44/2002/QĐ- TTg ngày 21/4/ 2003 của thủ tƣớng chính phủ về sử
dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán
vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vốn của các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán.
- QĐ 376/2003/QĐ-NHNN ngày 22/4/2003 của thống đốc NHNN về việc
ban hành quy định về việc bảo quản, lƣu trữ chứng từ điện tử đƣợc sử
dụng để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán.
- QĐ 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tƣớng chính phủ phê
duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010
và định hƣớng đến năm 2010 tại Việt Nam.
- Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của thủ tƣớng chính phủ
về việc trả lƣơng qua tài khoản cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân
sách nhà nƣớc.
- QĐ số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 của Thống đốc NHNN về
việc ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch
vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.
- Nhất là từ sau QĐ 2453/TTg ngày 27/12/2011, Quyết định này phê
duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
giai đoạn 2011- 2015. Thị trƣờng thẻ càng trở nên sôi động hơn, sức ép
cạnh tranh gay gắt hơn.
- Ngày 28/12/2012, NHNN lại ban hành Thông tƣ số 35/2012 để quy
định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, kèm theo đó là Thông tƣ số
36/2012 quy định về trang bị quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn
hoạt động của máy giao dịch tự động, 2 thông tƣ này có hiệu lực từ
ngày 1/3/2013. Thông tƣ số 35 và 36 của NHNN đã tác động rất lớn
đến hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard bởi lẽ đây là thẻ nội địa. Việc
thu phí khi giao dịch thẻ làm cho lƣợng khách hàng của NH giảm đi do
phải tốn nhiều phí hơn khi làm mới thẻ hay giao dịch thẻ. Mặc dù, biểu
phí của PGBank cũng không tăng nhiều nhƣng do tâm lý của ngƣời dân
nên ngại sử dụng thẻ.
Mặc dù, đã có nhiều chỉ thị, thông tƣ quy định về việc thanh toán thẻ, về
63
định hƣớng cũng nhƣ quản lý hoạt động thẻ thanh toán, nhƣng hiện tại, lỗ
hỏng về hoạt động thanh toán vẫn còn nhiều do hoạt động này khá phức tạp và
quá trình thanh toán phải qua nhiều giai đoạn. Hiện tại, các hành vi vi phạm về
hoạt động thanh toán thẻ ngày càng gia tăng và tinh vi hơn, mà trong các quy
định về hình sự vẫn chƣa quy định rõ ràng về mức xử phạt trong hoạt động
này. Vì vậy, cần phải có những quy định, định hƣớng rõ ràng hơn nữa để giúp
hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán thẻ trong thời gian tới.
4.3.2 Yếu tố chủ quan
4.3.2.1 Vốn, phạm vi hoạt động của chi nhánh
Do chỉ mới đƣợc thành lập vào những năm gần đây, nên về quy mô chi
nhánh chỉ xếp hạng vừa và nhỏ. Tuy nhiên, tổng nguồn vốn của PGBank Cần
Thơ đều tăng qua mỗi năm.
Triệu đồng
640.853
700.000
589.174
600.000
500.000
367.787
400.000
Nguồn vốn
300.000
200.000
100.000
0
2010
2011
2012
Năm
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của PGBank Cần Thơ giai đoạn 2010- 2012
Hình 4.3: Nguồn vốn của PGBank Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
Từ bảng trên và qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh giai
đoạn 2010- 6/2013, ta thấy rằng nguồn vốn của chi nhánh tuy nhỏ nhƣng ngày
càng tăng, nhất là năm 2011 tăng 60,19% so với năm trƣớc đó. Đến năm 2012,
nguồn vốn của ngân hàng đạt 640.853 triệu đồng, cùng với việc kinh doanh
luôn đạt lợi nhuận khá cao mặc dù trong giai đoạn này tình hình hoạt động của
hệ thống ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hƣởng trực tiếp từ lạm
phát, thị trƣờng chứng khoán…
64
Về phạm vi hoạt động, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ chỉ có 1 chi
nhánh và 1 phòng giao dịch của Petrolimex. Nếu xét về phạm vi hoạt động thẻ
hiện tại chỉ có 3 máy ATM và 12 máy POS tại các cửa hàng xăng dầu
Petrolimex.
Do phạm vi hoạt động còn hạn chế nên làm cho khách hàng gặp nhiều
khó khăn trong việc sử dụng thẻ Flexicard để giao dịch, điều này ảnh hƣởng
đến hoạt động kinh doanh thẻ của chi nhánh rất lớn. Vì vậy, trong giai đoạn tới
PGBank cần nỗ lực hơn nữa để mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng,
cũng nhƣ mạng lƣới chấp nhận thẻ nói riêng để nhằm thu đƣợc nhiều lợi
nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa
bàn.
4.3.2.2 Trình độ áp dụng công nghệ
Trình độ áp dụng công nghệ tiên tiến là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Đối với hoạt động kinh
doanh thẻ thì yếu tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng.
a) Hệ thống công nghệ của ngân hàng
Từ lúc PGBank chi nhánh Cần Thơ đƣợc thành lập năm 2008, thì ngân
hàng đã triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi I- Flex (flexcube) Core
Banking. Và phần mềm này tiếp tục đƣợc ngân hàng hoàn thiện.
Đến năm 2011, xác định công nghệ thông tin là nền tảng cốt lõi để triển
khai hiệu quả các ứng dụng dịch vụ hiện đại. Corebanking của PGBank đã ứng
dụng những công nghệ tiến bộ nhất của Oracle FLEXCUBE, một trong những
giải pháp ngân hàng hàng đầu đang đƣợc sử dụng rộng rãi. Định chế tài chính
thuộc khoảng 125 quốc gia trên thế giới. Các hệ thống firewall, hệ thống rà
quét lỗ hổng bảo mật và hệ thống antivius đã đƣợc triểm khai lắp đặt. Thêm
vào đó, PGBank đã triển khai hệ thống máy chủ dự phòng cách xa trung tâm
chính, đảm bảo các tiêu chí an toàn theo chuẩn quốc tế, nhằm đảm bảo mọi kết
nối từ các chi nhánh về trung tâm dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng khi hệ
thống chính gặp sự cố nghiêm trọng. Trong năm 2011, hệ thống Contact center
với một đầu số duy nhất 1900555574, chƣơng trình nhắc nợ tự động qua SMS
và email đã đi vào hoạt động.
Tháng 3/2012, PGBank ra mắt dịch vụ Mobile Banking - dịch vụ ngân
hàng điện tử qua trình duyệt web trên điện thoại di động. Với giao diện đơn
giản, thân thiện, dễ thao tác cũng nhƣ tốc độ xử lý nhanh chóng, Mobile
banking đã giúp khách hàng khai thác tối đa các tiện ích ngân hàng trực tuyến
trên điện thoại di động. Khách hàng có thể truy vấn thông tin giao dịch,
65
chuyển khoản trong/ngoài hệ thống, tìm kiếm vị trí các điểm giao dịch, ATM,
và các tiện ích khác ở bất cứ nơi đâu. Ngoài ra, ngân hàng đã phát triển phần
mềm chuyển tiền nhanh tại các cửa hàng xăng dầu trên nền công nghệ hiện
đại, kết hợp với kỹ thuật bảo mật tiên tiến (mã hoá đƣờng truyền, công cụ xác
thực bảo mật bằng Token của hãng Vasco). Do chi nhánh còn phụ thuộc vào
hệ thống quản lý chung, nên thụ động về mặt kỹ thuật, khi xảy ra một số sự cố
về đƣờng truyền hay chất lƣợng các thiết bị thanh toán không tốt, chi nhánh
không thể trực tiếp chủ động kịp thời xử lý nên làm ảnh hƣởng đến hoạt động
kinh doanh của thẻ.
Hiện tại, PGBank đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các tiện ích của
phần mềm nhằm đảm bảo sự giao dịch an toàn và hiệu quả của cả hệ thống
ngân hàng của Petrolimex.
b)Ứng dụng công nghệ thẻ
Thẻ Flexicard trả trƣớc sử dụng công nghệ thẻ chip không tiếp xúc, còn
thẻ Flexicard ghi nợ sử dụng công nghệ thẻ từ truyền thống. Và với thẻ đa
năng là sự kết hợp 2 tính năng ghi nợ và trả trƣớc trên cùng một phôi thẻ. Hai
tính năng này đƣợc thể hiện qua công nghệ từ truyền thống (dải từ) và công
nghệ chip không tiếp xúc, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Điều này cho
phép chủ thẻ đƣợc hƣởng đầy đủ tiện ích của cả hai tính năng trên cùng một
tấm thẻ. Đặc biệt, công nghệ chip không tiếp xúc sẽ hạn chế đƣợc rủi ro khi
giao dịch vì có độ bảo mật cao. Ngoài ra thẻ còn có thể sử dụng linh hoạt theo
ý muốn, khi khách hàng muốn sử dụng tính năng nào, tính năng đó sẽ đƣợc
kích hoạt. Thẻ chip là loại thẻ nhựa trên đó có gắn một chip vi xử lý nhƣ một
máy tính nhỏ. Bộ xử lý và mô đun bảo mật phần cứng của chip có tính năng
xử lý thông tin, lƣu trữ và mã hoá thông tin đầu vào, đầu ra nên nếu thẻ bị mất,
ngƣời đánh cắp cũng không dễ giải mã đƣợc. Vì vậy, thẻ chip là sự lựa chọn
an toàn cho ngƣời sử dụng. Ngân hàng Petrolimex là ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam ứng dụng thẻ chip không tiếp xúc với 2 tính năng vƣợt trội trên thẻ
thanh toán.
Bảng 4.17: So sánh thẻ từ và thẻ chip
Nội dung
Thẻ từ
Loại
Chỉ có một loại
Cấu trúc
bên ngoài
Thẻ chip
- Thẻ chip tiếp xúc
- Thẻ chip phi tiếp xúc
(contactless)
- Thẻ chip giao diện kép
- Thẻ nhựa
- Có tích hợp 1 con chip điện
tử ở mặt trƣớc thẻ
- Có băng từ ở mặt sau
- Thẻ nhựa
- Có băng từ ở mặt sau
66
Lƣu trữ
thông tin
Độ bền
Lƣợng
thông tin
đƣợc lƣu
Mức độ an
toàn thông
tin
Cách nhận
dạng chủ
thẻ
Khả năng
tích hợp
thêm ứng
dụng
Về tiết
kiệm chi
phí
Lƣu thông tin trên băng từ
- Thấp
- Băng từ dễ bị trầy xƣớc
Ít
Lƣu thông tin trên cả băng từ
và chip
- Cao
- Thông tin trên chip có thể
đƣợc xoá đi và ghi lại nhiều
lần
Nhiều
- Thấp vì thông tin chỉ đƣợc - Cao vì thông tin đƣợc ghi
lƣu trên băng từ
trên cả chip lẫn băng từ.
- Dễ dàng bị giả mạo
- Thông tin lƣu trên chip
đƣợc mã hoá theo tiêu
chuẩn nghiêm ngặt, do đó
khó bị giả mạo.
- Đơn giản
- Phức tạp
- Thông qua băng từ, hình chủ - Chip có thể tự nhận dạng
thẻ đƣợc in trên thẻ và chữ chủ thẻ bằng offline PIN
ký của chủ thẻ ở mặt sau thẻ
Không
Có thể tích hợp đƣợc nhiều
ứng dụng trên một con chip.
Băng từ chỉ lƣu trữ đƣợc một
số thông tin nhất định và
không thể xóa đi. Do đó, tốn
chi phí mua thẻ trắng.
Thông tin trên chip có thể
xoá và ghi lại nhiều lần. Vì
vậy, tiết kiệm đƣợc chi phí
mua thẻ trắng.
Nguồn: http://baocantho.com, ngày 11/8/2010
Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng, giá một thẻ chip
cao hơn khoảng 10 lần thẻ từ, ngoài ra còn các phí nâng cấp ATM khoảng
1.000 USD mỗi máy và nâng cấp POS khoảng 100 USD nên số lƣợng máy lớn
thì các chi phí sẽ càng cao. Đó cũng là lý do phí phát hành thẻ Flexicard không
đƣợc hấp dẫn nhƣ một số thẻ khác.
4.3.2.3 Nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên
Với phƣơng châm hoạt động: “Hơn cả ngân hàng, đó là dịch vụ chuyên
nghiệp”. PGBank thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo với nội dung liên quan tới
kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Không chỉ các khoá đào tạo
trong nƣớc mà PGBank còn tạo điều kiện để các nhân viên ở các chi nhánh
tham gia học các khoá đào tạo chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ ở nƣớc ngoài.
Trong năm 2012, ngân hàng còn triển khai thành công dự án “Nâng cao chất
lƣơng dịch vụ tại quầy” cho toàn bộ đội ngũ giao dịch viên, từng bƣớc chuyên
67
nghiệp hoá tác phong làm việc và hiện đại hoá cơ sở vật chất tại các điểm giao
dịch nhằm mang lại cho khách hàng sự thuận tiện và thoải mái nhất khi giao
dịch tại PGBank Cần Thơ cũng nhƣ tạo dựng hình ảnh ngân hàng thân thiện,
chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Hiện tại, PGBank chi nhánh Cần Thơ có cơ cấu nhân viên trình độ đại
học và trên đại học chiếm hơn 85%, trình độ cao đẳng chiếm 10% trong tổng
số nhân viên. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên của PGBank Cần Thơ đa phần ở
nhiều độ tuổi khác nhau. Các cán bộ nhân viên trẻ chiếm đa số, họ làm việc
nhiệt tình, tận tâm với công việc. Bên cạnh đó, PGBank Cần Thơ đã tham gia
chƣơng trình của trụ sở chính, đó là cuộc thi: “Nâng cao chất lƣợng dịch vụĐiểm giao dịch toàn hệ thống” phát động từ tháng 11/2012, nhằm từng bƣớc
tiêu chuẩn hoá các điểm giao dịch, nâng cao chất lƣợng phục vụ tại quầy để
phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, do còn trẻ nên đôi khi còn thiếu kinh
nghiệm trong một số trƣờng hợp khi giao dịch với khách hàng, điều này làm
ảnh hƣởng đến dịch vụ kinh doanh thẻ.
Bên cạnh trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng thì thái độ phục
vụ của các nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu cũng ảnh hƣởng không nhỏ
đến hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard. Mặc dù PGBank đã cử nhân viên trực
tiếp hƣớng dẫn quy trình thanh toán thẻ Flexicard cho các nhân viên ở cửa
hàng xăng dầu Petrolimex, nhƣng khách hàng thƣờng phải chờ đợi lâu khi
dùng thẻ để thanh toán hàng hoá, nhất là khi đổ xăng dầu. Vì vậy, ngoài việc
nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên, ngân hàng cần phải chú ý hơn về
nghiệp vụ và thái độ của nhân viên ở các cửa hàng xăng dầu, vì đây mới thực
sự là nguồn nhân lực tiếp xúc nhiều với khách hàng.
4.3.2.4 Hoạt động Maketing về thẻ
Công tác maketing là một công cụ rất hữu hiệu trong việc quảng bá
thƣơng hiệu góp phần nâng cao danh tiếng, uy tín của ngân hàng. Nó đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm mới. Đối với hoạt động
thẻ Flexicard cũng vậy, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động
maketing trong việc phát triển thẻ nên ngay từ lúc thẻ Flexicard đƣợc phát
hành cho đến nay, PGBank phối hợp với Tổng công ty Xăng Dầu Petrolimex
đã thực hiện nhiều chƣơng trình quảng bá, khuyến mãi để có thể thu hút khách
hàng. Nhƣ đã phân tích ở trên, từ năm 2010 đến nay, ngân hàng vẫn duy trì
chƣơng trình “Khách hàng thƣờng xuyên” tích điểm khi mua xăng dầu, mỗi
năm đều có các chƣơng trình dự thƣởng, với các giá trị ngày càng cao. Ngoài
ra, ngân hàng còn liên kết với các cửa hàng bán xe máy, ô tô để tặng kèm sản
phẩm thẻ Flexicard. Bên cạnh đó, ngày 20/6/2011, ngân hàng đã ra mắt bộ sản
68
phẩm “Tài khoản vàng- công cụ quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán thuận
tiện qua kênh tiện ích khác nhau.
Nhƣ đã biết, trong năm 2012, ngân hàng đã giảm đi các chƣơng trình
giảm giá khi mua xăng dầu, thay vào đó là những chƣơng trình khuyến khích
thanh toán trực tuyến, nhằm kích thích khách hàng sử dụng hết các tính năng
của thẻ và góp phần phát huy định hƣớng thanh toán không dùng tiền mặt của
Chính phủ. Tuy nhiên, những chƣơng trình này dƣờng nhƣ không thu hút
khách hàng bằng việc giảm giá hay tích điểm khi mua xăng dầu, bởi phần lớn
chủ thẻ sử dụng thẻ với mục đích chính là thanh toán xăng dầu.
Tóm lại, qua các chƣơng trình khuyến mãi mỗi năm, PGBank Cần Thơ
cũng đã thu hút một lƣợng khách hàng nhất định. Nhƣng bên cạnh đó, cũng
tồn tại một số hạn chế nhƣ lƣợng khách hàng làm thẻ Flexicard đa số là công
nhân viên nhà nƣớc, một số doanh nghiệp vận tải, nhân viên chi nhánh, nhân
viên của các cửa hàng xăng dầu Petrolimex. Công tác quảng bá về ngân hàng
cũng nhƣ thẻ Flexicard chƣa đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, các thông tin về
chƣơng trình khuyến mãi thì chủ thẻ phải cập nhật vào web của ngân hàng
Petrolimex hay một số chƣơng trình giảm giá xăng dầu thì vào web của Tổng
công ty Xăng Dầu mới có thể cập nhật đƣợc thông tin chi tiết. Bên cạnh đó,
công tác tuyên truyền về uy tín của ngân hàng nhƣ làm từ thiện, tham gia các
hoạt động cộng đồng của PGBank Cần Thơ còn khá ít, do đó tên tuổi của ngân
hàng còn chƣa đƣợc phổ biến trên địa bàn, điều này cũng gây cản trở cho việc
thu hút khách hàng. Do đó, để có thể thu hút đƣợc lƣợng khách hàng tiềm
năng trong tƣơng lai, công tác maketing của PGBank Cần Thơ cần phải đẩy
mạnh hơn nữa, nhất là trong việc quảng bá thƣơng hiệu.
69
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ FLEXICARD CỦA PGBANK CẦN THƠ
5.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP
5.1.1 Xu thế phát triển của sản phẩm thẻ thanh toán ở Việt Nam
5.1.1.1 Tình hình phát triển thẻ trong những năm gần đây
Từ năm 2007, thị trƣờng thẻ thanh toán đã tăng trƣởng khá nhanh do
hƣởng ứng quyết định 291/QĐ- TTg/2006 phê duyệt đề án thanh toán không
dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hƣớng 2020 tại Việt Nam ngày
29/12/2006. Bên cạnh đó, sự ra đời của quyết định số 20/2007 đã làm hành
lang pháp lý rất quan trọng giúp thị trƣờng có sự phát triển trong hoạt động
thanh toán. Số lƣợng các ngân hàng tham gia cung ứng thẻ ngày càng tăng và
số lƣợng thẻ phát hành tăng vƣợt bật trong những năm gần đây.
Hình 5.1 Tình hình phát triển thẻ giai đoạn 2007- 2012
Với tốc độ tăng nhanh, đến năm 2012, toàn thị trƣờng đã có 48 ngân
hàng phát hành thẻ, và số lƣợng thẻ đƣợc phát hành lên đến 54,9 triệu thẻ.
Cũng theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 3/2013, đã có 52 ngân hàng
thƣơng mại trong nƣớc và ngân hàng có vốn nƣớc ngoài đăng ký phát hành
thẻ, với trên 57,1 triệu thẻ các loại đã đƣợc phát hành, tăng 38,5% so với cuối
năm 2011. Trong đó, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm
3,1%). Đây là tốc độ phát triển hết sức ấn tƣợng. Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng
70
so với các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu
hƣớng tăng lên. Cùng với sự phát triển của số lƣợng thẻ, thì hệ thống máy
ATM, POS cũng tăng mạnh. Theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng
3/2013 số lƣợng ATM là trên 14.300 máy và hơn 104.400 POS. Các công ty
chuyển mạch, ngân hàng phát hành thẻ đã kết nối liên thông hệ thống ATM
trên phạm vi toàn quốc. Đến nay, cơ bản đã có 76.000 POS của trên 720 chi
nhánh ngân hàng thƣơng mại, 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã đƣợc kết nối
liên thông, chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, …
Và cũng theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu về thị trƣờng thẻ Việt
Nam, thì thị trƣờng này vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn.
5.1.1.2 Xu thế phát triển thẻ trong giai đoạn tới
Theo dự báo của công ty Nghiên cứu thị trƣờng hàng đầu của Mỹ
Research and Markets, trên web chủ ngày 26/6/2013 đƣa tin: “Ngành công
nghiệp thẻ thanh toán tại Việt Nam năm 2013 về quy mô thị trƣờng, xu hƣớng,
chiến lƣợc, sản phẩm và cạnh tranh cho thấy thị trƣờng thẻ thanh toán tại Việt
Nam đang chứng kiến sự tăng trƣởng mạnh mẽ”. Thêm vào đó là đề án đẩy
mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015, tỷ
lệ tiền mặt trong tổng phƣơng tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%, thì thị
trƣờng thẻ sẽ còn phát triển mạnh trong giai đoạn tới. Với một số mục tiêu cụ
thể của quyết định 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 là:
- “Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên
tiến phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
- Kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ trên toàn quốc, tăng cƣờng
việc chấp nhận thẻ lẫn nhau giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán thẻ.
- Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán
qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trƣờng có khoảng
250.000 thiết bị chấp nhận thẻ đƣợc lắp đặt với số lƣợng giao dịch đạt
khoảng 200 triệu giao dịch/năm.
- Áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc
điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.”
Với những mục tiêu trên, thị trƣờng thẻ Việt Nam sẽ ngày càng sôi động
và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thƣơng mại.
Tổng kết lại top 10 sự kiện nổi bật của thị trƣờng thẻ Việt Nam trong
năm 2012, “xu hƣớng chuyển sang EMV là tất yếu và bắc buộc nếu các ngân
hàng Việt Nam muốn gia nhập sân chơi chung các định chế tài chính toàn
71
cầu.” Công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV (liên minh thẻ lớn Europay, Master
Card và Visa) sẽ có độ an toàn, bảo mật cao hơn nhiều so với công nghệ thẻ từ
hiện nay.
Theo trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 12/2012
đã có 31.304.211 ngƣời sử dụng mạng internet, chiếm tỷ lệ 35,58% dân số
toàn quốc. Và dự báo đến năm 2015, ƣớc tính cần có thêm 20 triệu ngƣời để
đạt mục tiêu 50% dân số sử dụng internet và vƣơn tới 70% dân số vào năm
2020. Trong đó, tỷ lệ ngƣời dân tham gia mua bán trực tuyến chiếm 79,02%,
tăng gần 14% so với năm 2011, và theo nhận định con số này sẽ tiếp tục tăng
lên trong những năm tới. Do đó, Việt Nam là thị trƣờng tiềm năng để ứng
dụng các công cụ thanh toán điện tử tích hợp các ứng dụng công nghệ thông
tin vào hệ thống ngân hàng, mà nhất là thanh toán qua thẻ.
Tại Hội thảo- Triển lãm Banking Việt Nam 2013 ngày 15-16/4/2013:
“Ngân hàng sẽ đẩy mạnh phát triển dịch vụ trực tuyến”. Với phiên báo cáo
chính và 3 phiên chuyên đề gồm các bài tham luận của các diễn giả đến từ
NHNN, các ngân hàng thƣơng mại, các chuyên gia tài chính ngân hàng và các
nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong ngành ngân hàng đã nêu lên thực trạng
và giới thiệu các xu hƣớng công nghệ mới nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt
động trong hệ thống công nghệ tin ngân hàng, góp phần giúp ngân hàng đa
dạng hoá sản phẩm, dịch vụ thanh toán, mở rộng phạm vi hoạt động.
Theo Tạp chí kinh tế và dự báo số 17/2013 ngày 23/9/2013 khẳng định
phát triển thị trƣờng thẻ ngân hàng là một trong những giải pháp để tiến tới
mục tiêu phát triển TTKDTM ở Việt Nam hiện nay. Đó là công cụ để tăng
cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc, minh bạch và chống thất thu thuế.
Có thể thấy rằng, hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ, nhất là kinh
doanh thẻ của các ngân hàng trong giai đoạn tới sẽ ngày càng phát triển hơn
với việc ứng dụng công nghệ cao.
5.1.2 Định hƣớng kinh doanh thẻ Flexicarad của NH giai đoạn tới
Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói
riêng đƣợc dự báo vẫn còn rất khó khăn. Hoà vào xu thế chung của thị trƣờng
thẻ thanh toán đầy sôi động trong giai đoạn tới, cùng với năng lực hiện có và
định hƣớng chung của Hội sở, PGBank Cần Thơ cũng đề ra một số mục tiêu
về hoạt động thanh toán thẻ:
- Nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tại quầy.
- Cố gắng triển khai các chƣơng trình khuyến mãi để thu hút khách hàng
sử dụng thẻ, nhất là các giao dịch ngân hàng trực tuyến.
72
- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sử dụng thành thạo các máy
POS để thực hiện giao dịch thẻ nhanh chóng cho khách hàng.
- Trang bị, nâng cấp các máy ATM/POS, cố gắng giảm thiểu các rủi ro
trong quá trình giao dịch thẻ.
- Tăng cƣờng quảng bá, truyền thông nâng cao vị thế, hình ảnh của ngân
hàng cùng với những tiện ích của thẻ Flexicard.
- Tăng cƣờng số lƣợng thẻ phát hành, nhất là thẻ F- card.
5.1.3 Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh thẻ Flexicard
5.1.3.1 Thuận lợi
- Thẻ Flexicard với sự kết hợp 2 tính năng trên cùng 1 phôi thẻ, đầy tiện
lợi và hữu ích. Ngoài tính năng nhƣ thẻ ATM thông thƣờng, thì thẻ còn có thể
thanh toán khi mua xăng dầu và rút tiền mặt tại các cửa hàng xăng dầu của
Petrolimex. Với đặc tính này, hiện tại trên thị trƣờng PGBank Cần Thơ chỉ có
1 đối thủ cạnh tranh là Ocean Bank mà thôi. Điều này, giúp cho việc phát triển
thị trƣờng thẻ Flexicard trong lĩnh vực thanh toán xăng dầu ít gặp áp lực cạnh
tranh.
- Với công nghệ thẻ chip không tiếp xúc, thẻ Flexicard có tính bảo mật,
và an toàn cao nên giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch, giúp cho quá
trình giao dịch hạn chế nhiều sự cố và nhanh chóng hơn so với các loại thẻ từ
khác.
- Chi nhánh nằm ở trung tâm thành phố Cần Thơ, là nơi tập trung nhiều
dân cƣ, doanh nghiệp. Với mức sống ngày càng đƣợc nâng cao và xăng dầu
đƣợc xem là mặt hàng thiết yếu đối với ngƣời dân, thì lƣợng khách hàng tiềm
năng của ngân hàng là rất lớn. Bên cạnh đó, việc tập trung đông dân ở thành
phố Cần Thơ, là điều kiện thuận lợi để PGBank Cần Thơ quảng bá, cung cấp
thông tin về ngân hàng, về thẻ Flexicard dễ dàng và nhanh chóng. Là một
trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL, theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố
Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp - thƣơng mại, dịch vụ - giáo dục
và đào tạo, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận
quốc tế. Điều này, tạo nên thuận lợi đáng kể cho sự phát triển hoạt động kinh
doanh thẻ của các ngân hàng nói chung, và thẻ Flexicard nói riêng.
- Với sự hỗ trợ nhiệt tình của cổ đông lớn là Tập đoàn Xăng Dầu
Petrolimex, là một đơn vị nhập khẩu xăng dầu lớn nhất cả nƣớc. Theo báo dân
trí ngày 3/1/2013, thị phần về xăng dầu của Petrolimex chiếm 50% cả nƣớc,
vƣợt xa các công ty khác rất nhiều, trong khi đó PV Oil chiếm 16,6% cả nƣớc.
Với mạng lƣới hơn 2.100 cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, riêng ở Thành
73
phố Cần Thơ, hiện tại có 10 cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, đây là lợi thế
rất lớn của PGBank Cần Thơ mà không ngân hàng nào trên địa bàn có đƣợc.
- Sự can thiệp của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc thông qua các cơ chế
chính sách, nhất là định hƣớng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại
Việt Nam theo quyết định 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, sau đó là các thông
tƣ 35, thông tƣ 36…Các quyết định, thông tƣ này đã tạo tiền đề và làm nền
hành lang pháp lý tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động thanh toán thẻ,
trong đó có thẻ Flexicard.
5.1.3.2 Khó khăn
- Thói quen dùng tiền mặt của ngƣời dân là khó khăn hàng đầu của việc
phát triển hoạt động thanh toán không riêng gì thẻ Flexicard mà các loại thẻ
khác cũng vậy. Nhất là, đặc tính thanh toán xăng dầu thì đều đó còn khó khăn
hơn, bởi thực tế thời gian khách hàng chờ quẹt thẻ, có khi in biên lai giao dịch
sẽ lâu hơn khi trả bằng tiền mặt. Tại các đơn vị chấp nhận thẻ cũng vậy, khách
hàng thích dùng tiền mặt để thanh toán hơn.
- Ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex là ngân hàng thuộc nhóm các ngân
hàng có vốn điều lệ khiêm tốn so với các ngân hàng khác, chỉ đạt mức 3.000
tỷ đồng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc. Điều này gây khó khăn trong
quá trình hoạt động, tạo nên uy tín của ngân hàng, cho nên vị thế của PGBank
chƣa cao trên thị trƣờng. Thêm vào đó, nếu xét về phạm vi hoạt động ở thành
phố Cần Thơ, với số lƣợng 3 máy ATM, 12 máy POS là số lƣợng rất hạn chế,
nhất là số lƣợng các đơn vị chấp nhận thẻ còn ít. Mặc dù nhƣ đã trình bày
trƣớc đó, khách hàng có thể giao dịch tại các máy ATM của các ngân hàng
khác trong hệ thống Banknet, nhƣng khách hàng vẫn thích giao dịch ở chính
máy ATM của PGBank. Việc hạn chế về phạm vi hoạt động, khi trên địa bàn
Tp. Cần Thơ chỉ có 1 phòng giao dịch, 3 máy ATM ảnh hƣởng đến hoạt động
kinh doanh thẻ Flexicard không nhỏ.
- Mặc dù đƣợc tích hợp bằng công nghệ chip với độ bảo mật cao, nhƣng
ngày càng có nhiều hành vi lừa đảo nhƣ tạo băng từ giả, thẻ giả, lấy cắp số
PIN… để lấy tiền từ tài khoản của khách hàng, cho đến nay, chi nhánh đã xử
lý một vài tình trạng tội phạm lừa đảo rút tiền, nhƣng với tỷ lệ lừa đảo ngày
càng gia tăng, hành vi ngày càng tinh vi nhƣ thế, khi giao dịch khách hàng
không khỏi lo lắng, điều này đòi hỏi ngân hàng phải cảnh giác, nâng cao chất
lƣợng máy ATM cũng nhƣ mạng lƣới công nghệ để hạn chế rủi ro.
- Bên cạnh đó, mặc dù xét về tiện ích thanh toán xăng dầu, hiện tại ngân
hàng chỉ có 1 đối thủ là Ocean Bank, nhƣng xét chung về tiện ích của thẻ
Flexicard thì PGBank Cần Thơ chịu áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác
74
trên địa bàn là rất lớn. Thị trƣờng thẻ là thị trƣờng cạnh tranh quyết liệt trong
giai đoạn những năm gần đây, có rất nhiều ngân hàng lớn đã khẳng định đƣợc
vị thế với những loại thẻ đầy tiện ích nhƣ thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á,
thẻ E - Partner của ngân hàng TMCP VietinBank, thẻ Connect 24h của ngân
hàng VietcomBank có thể thanh toán tiền điện, nƣớc, bảo hiểm…và ngày càng
có nhiều thẻ tiện ích hơn nữa để thu hút khách hàng, từ đó làm giảm lƣợng
khách hàng tiềm năng của PGBank Cần Thơ.
- Ngoài ra, việc khách hàng chƣa tận dụng hết các tính năng của thẻ
Flexicard cũng ảnh hƣởng hoạt động kinh doanh của thẻ. Phần lớn khách hàng
dùng để rút tiền mặt và thanh toán xăng dầu, còn các giao dịch thanh toán trực
tuyến, thanh toán khi mua hàng hoá còn rất hạn chế, điều này làm cho thẻ
không phát huy hết tiện ích, thu nhập từ việc sử dụng thẻ của khách hàng cũng
thấp đi.
- PGBank Cần Thơ còn phụ thuộc vào Hội sở rất nhiều, về vốn hoạt động
và phạm vi hoạt động, không chỉ thế việc hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard
còn phải phụ thuộc vào công ty Xăng Dầu Petrolimex, bởi lẽ việc kinh doanh
của thẻ còn phụ thuộc nhiều vào các chƣơng trình khuyến mãi, giảm giá xăng
dầu…
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH THẺ FLEXICARD
5.2.1 Nâng cao tiện ích của thẻ
Trƣớc hết, vì thẻ ứng dụng công nghệ chip nên về mức phí phát hành còn
khá cao so với ngân hàng khác. Ngân hàng nên có mức phí phù hợp hơn, quy
trình phát hành thẻ Flexicard cần phải nhanh và thủ tục đơn giản hơn để có thể
thu hút khách hàng. Với mức phí 40.000 đồng/thẻ có thể là mức phí khá cao so
với các loại thẻ của các ngân hàng khác, có rất nhiều ngân hàng phát hành thẻ
miễn phí để cạnh tranh. Nếu khách hàng sử dụng hài lòng khi sử dụng thẻ
Flexicard và dùng nhƣ “chiếc ví điện tử thanh toán” thì khoản lỗ từ phí phát
hành sẽ không là vấn đề với ngân hàng.
Tăng nhiều tiện ích thanh toán cho thẻ Flexicard, nhất là thanh toán trực
tuyến. Hiện tại, thẻ chỉ có dịch vụ thanh toán tiền lƣơng qua thẻ. Ngân hàng
hoàn thiện thêm nhiều tiện ích nhƣ thanh toán tiền điện, tiền nƣớc hay tiền bảo
hiểm…
Ngoài ra, ngân hàng nên phát hành thêm loại thẻ Flexicard tín dụng, bởi
lẽ hiện tại, ngoài thẻ F- card dùng cho doanh nghiệp, thẻ chỉ có tính năng trả
trƣớc hoặc ghi nợ. Bên cạnh đó, PGBank nên tăng hạn thẻ vàng khi khách
75
hàng có số dƣ trên tài khoản lớn hay đối với các khách hàng thƣờng xuyên sử
dụng giao dịch qua thẻ Flexicard. Với tài khoản ƣu tiên này, chủ thẻ sẽ đƣợc
tăng hạn mức khi giao dịch rút tiền hoặc chuyển khoản.
5.2.2 Nâng cao nghiệp vụ nhân viên, chất lƣợng phục vụ khách hàng
Trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ, tƣ vấn của nhân viên ngân hàng
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh thẻ. Trong quá
trình hoạt động, ngân hàng gặp không ít khó khăn từ phía khách hàng phàn
nàn khi giao dịch phải chờ đợi lâu nhất là khi đổ xăng. Do đó, chi nhánh nên
phối hợp các cửa hàng trƣởng của cửa hàng xăng dầu Petrolimex mở các khóa
đào tạo để hƣớng dẫn cách thanh toán thẻ Flexicard cho nhân viên phụ trách.
Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của nhân viên tại các cửa hàng xăng dầu cần
phải ân cần, thực hiện giao dịch nhanh chóng cho khách hàng. Có nhƣ vậy thì
ngày càng hoàn thiện hoạt động thẻ hơn.
Đối với đội ngũ nhân viên của ngân hàng nên thƣờng xuyên mở các khoá
đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, cũng nhƣ các kỹ năng bán hàng, kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, chăm sóc khách hàng trong quá trình sử
dụng thẻ Flexicard. Không chỉ đào tạo cho các nhân viên phụ trách dịch vụ thẻ
mà kể các nhân viên khác cũng cần phải biết rõ về thẻ của ngân hàng để có thể
hỗ trợ hoạt động khi cần thiết và giải đáp thắc mắc cho khách hàng, cho những
ngƣời xung quanh để có thể giúp họ hiểu rõ hơn về thẻ Flexicard. Với một đội
ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp, thái độ nhiệt tình, vui vẻ sẽ là thế
mạnh rất lớn cho việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ.
Ngoài ra, có các chế độ ƣu đãi, thƣởng cho các nhân viên có thành tích
trong quá trình làm việc, hay đạt đƣợc các chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra nhƣ chỉ
tiêu phát hành thẻ để khuyến khích nhân viên đồng thời nâng cao hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
5.2.3 Nâng cấp hệ thống giao dịch và mở rộng hệ thống chấp nhận
thẻ
Hệ thống chấp nhận thẻ là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến quyết định sử
dụng thẻ của khách hàng. Mạng lƣới giao dịch hiện tại của PGBank Cần Thơ
hiện tại còn nhiều hạn chế vì vậy cần phải nâng cấp và mở rộng thêm đơn vị
chấp nhận thẻ để có thể giúp cho hoạt động kinh doanh thẻ hoàn thiện và phát
triển hơn.
5.2.3.1 Nâng cấp hệ thống giao dịch
Thanh toán qua thẻ là một hoạt động phụ thuộc vào ứng dụng công nghệ
hiện đại cũng nhƣ máy móc kỹ thuật rất lớn. Qúa trình thanh toán dựa trên
76
hoạt động xử lý tự động của máy khi có phát sinh giao dịch. Vì vậy, ngân hàng
cần đầu tƣ hơn nữa cho hệ thống đƣờng truyền thẻ, cũng nhƣ nâng cấp các
máy ATM, POS hiện tại để có thể đảm bảo an toàn và đƣờng truyền với tốc độ
cao nhằm giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả.
Thƣờng xuyên kiểm tra, bảo trì định kỳ cho cho các máy ATM, POS xem
có bị hỏng có dấu hiệu bất thƣờng gì không để kịp thời xử lý. Do các hành vi
phạm tội về thẻ ngày càng nhiều và càng tinh vi hơn nên việc nâng cấp và bảo
trì các máy ATM, POS là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với ngân hàng.
5.2.3.2 Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ Flexicard
Một trong những khó khăn lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ
của PGBank Cần Thơ là mạng lƣới chấp nhận thẻ còn hạn chế. Với số lƣợng 1
phòng giao dịch và 3 máy ATM, 12 máy POS và vài siêu thị lớn có thể chấp
nhận giao dịch bằng thẻ Flexicard, gây cản trở rất lớn trong việc thanh toán
bằng thẻ này. Nhất là với sự phát triển của thành phố Cần Thơ nhƣ hiện nay,
ngày càng đông dân cƣ và nhu cầu sử dụng thẻ là rất lớn. Việc mở rộng mạng
lƣới chấp nhận thẻ là những vấn đề cần đƣợc ƣu tiên của PGBank Cần Thơ.
Chi nhánh nên lắp đặt thêm máy ATM, POS tại các siêu thị, nhà hàng,
khu đông dân cƣ để khách hàng có thể thuận tiện giao dịch nhanh chóng. Nhất
là nên liên hệ với các đơn vị chấp nhận thẻ nhƣ nhà hàng, khách sạn, khu du
lịch, trung tâm thƣơng mại lớn…bởi lẽ chi phí của máy POS thấp hơn chi phí
lắp đặt máy ATM. Việc lắp đặt máy POS sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với lắp
đặt ATM, và mở thêm phòng giao dịch, đồng thời có thể mở rộng mạng lƣới
chấp nhận thẻ Flexicard nhanh chóng.
Do khách hàng còn gặp khó khăn trong việc phân biệt các cửa hàng xăng
dầu, nên chi nhánh cần liên hệ với các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex để
có những giải pháp nhƣ để bảng, áp phích biểu tƣợng hay dòng chữ chấp nhận
thẻ Flexicard…để chủ thẻ có thể phân biệt dễ dàng hơn.
Ngân hàng cần phải xin ý kiến, nhận hỗ trợ từ hội sở, có thêm nguồn vốn
để thành lập thêm các phòng giao dịch nữa góp phần mở rộng quy mô hoạt
động và tạo sự thuận tiện trong giao dịch với khách hàng. Nhất là khi chủ thẻ
cần sự hỗ trợ, tƣ vấn hay giải quyết những sai sót trong quá trình sử dụng thẻ.
5.2.4 Tăng cƣờng hoạt động maketing, tiếp thị
Tuy đã phát hành đến nay cũng khá lâu nhƣng vẫn còn không ít ngƣời
dân không biết đến thẻ Flexicard, dù số lƣợng thẻ Flexicard đều tăng qua mỗi
năm nhƣng vẫn còn thấp hơn các loại thẻ của các ngân hàng lớn khác. Một hạn
chế nữa là khách hàng sử dụng thẻ Flexicard chƣa thật sự tận dụng hết các tính
77
năng của thẻ, đơn giản chỉ dùng để đỗ xăng dầu. Điều này chứng tỏ rằng hoạt
động maketing, tiếp thị của ngân hàng cần phải đƣợc đẩy mạnh hơn nữa.
PGBank Cần Thơ nên xây dựng chiến lƣợc quảng bá rộng rãi, để quảng
bá về các tiện ích của thẻ Flexicard nhƣ tăng cƣờng các hoạt động quảng cáo
trên tivi, Internet, báo chí, đăng pano, áp phích tại các chi nhánh, phòng giao
dịch, cửa hàng xăng dầu Petrolimex và tại các nơi tập trung dân cƣ nhƣ khu
dân cƣ, nhà hàng, siêu thị…để ngƣời dân có thể biết thông tin về thẻ. Đồng
thời, ngân hàng nên có những tờ cẩm nang sử dụng thẻ Flexicard để cung cấp
cho chủ thẻ khi phát hành thẻ nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng hết
các tính năng của thẻ và hiểu rõ về thẻ Flexicard hơn.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên tăng cƣờng liên kết với các công ty, cửa
hàng xe máy, ô tô, các cửa hàng lớn để tặng phẩm kèm theo bằng thẻ
Flexicard khi khách hàng mua sản phẩm của họ. Đồng thời, nhƣ đã biết thẻ Fcard với chủ thẻ là doanh nghiệp nên mang lại nguồn thu lớn vì vậy chi nhánh
nên liên hệ với các doanh nghiệp với những ƣu đãi về thủ tục nhanh chóng,
tăng hạn mức thấu chi…để có thể thu hút lƣợng khách hàng tiềm năng này sử
dụng thẻ F- card với những tiện ích nhƣ trả lƣơng nhân viên, tiết kiệm và quản
lý tốt chi phí xăng dầu.
Ngoài ra, PGBank Cần Thơ cần tham gia nhiều hoạt động công đồng,
chƣơng trình từ thiện để có thể nâng cao uy tín, danh tiếng và tạo dựng niềm
tin nơi ngƣời dân.
5.2.5 Tăng cƣờng hoạt động phòng ngừa rủi ro
Kinh doanh thẻ là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro từ quá trình phát hành
đến quá trình sử dụng thẻ để giao dịch. Mặc dù thẻ Flexicard là thẻ ứng dụng
công nghệ chip không tiếp xúc, đƣợc coi là hiện đại nhất hiện nay. Điều đó chỉ
giảm thiểu rủi ro về an toàn thông tin thẻ, độ bảo mật của thẻ. Khi khách hàng
sử dụng thẻ Flexicard cũng tồn tại nhiều rủi ro khác nhƣ thẻ bị mất cắp, tạo
băng từ giả, rủi ro về hệ thống xử lý…Do đó, hoạt động phòng ngừa rủi ro của
ngân hàng còn nhiều hạn chế. Ngân hàng cần phải có những biện pháp để
giảm thiểu những rủi ro này.
Nhân viên ngân hàng phải kiểm tra, xác minh chính xác thông tin của
khách hàng khi phát hành thẻ cũng nhƣ các giao dịch thanh toán bằng thẻ
Flexicard để có thể hạn chế trƣờng hợp gian lận của những tội phạm ăn cắp
thông tin của khách hàng đến rút tiền trong tài khoản.
Hƣớng dẫn chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ về cách sử dụng thẻ, bảo
mật thông tin, lƣu trữ hoá đơn khi thanh toán và báo ngay cho ngân hàng khi
78
thẻ bị mất cắp hay thất lạc để ngân hàng có thể kịp thời giải quyết nhanh
chóng nhƣ khoá mã số thẻ và thông báo ngay cho các đơn vị chấp nhận thẻ,
các cửa hàng xăng dầu Petrolimex để ngừng chấp nhận các thẻ đó, không làm
ảnh hƣởng đến số tiền trong tài khoản của khách hàng.
Thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống máy ATM, POS của ngân hàng. Lắp đặt
các thiết bị chóng trộm, camera quan sát để đề phòng các hành vi trộm cắp
tiền từ máy rút tiền tự động, hay đánh cắp số Pin, thông tin của khách hàng.
Thƣờng xuyên cập nhật những hành vi phạm tội về thẻ để có những biện pháp
phòng ngừa cụ thể và hiệu quả hơn.
Cán bộ nhân viên ngân hàng nên thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát hoạt
động chấp nhận thẻ Flexicard của các đơn vị chấp nhận thẻ nhất là các cửa
hàng xăng dầu Petrolimex phòng ngừa trƣờng hợp gian lận, lừa đảo khách
hàng của nhân viên, họ có thể in nhiều hoá đơn khi khách hàng thanh toán, 1
bộ giao cho chủ thẻ ký xác nhận, sau đó giả mạo chữ ký của khách hàng ký
vào các bộ còn lại để yêu cầu ngân hàng thanh toán.
79
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Từ việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard từ năm
2010 đến 6/2013, cho thấy hoạt động kinh doanh thẻ bƣớc đầu có nhiều tiến
triển, bằng chứng là qua mỗi năm số lƣợng thẻ Flexicard đƣợc phát hành nhiều
hơn và số lần giao dịch qua hệ thống cũng tăng nhanh. Thẻ Flexicard dần đƣợc
ngƣời dân chấp nhận với những tiện ích mà nó mạng lại. Điều này góp phần
nâng cao uy tín, thƣơng hiệu của ngân hàng.
Bên cạnh đó, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard cũng tăng
dần qua mỗi năm từ 2010 đến 6/2013. Mặc dù nguồn thu này chiếm tỷ trong
nhỏ trong tổng thu nhập nhƣng cũng góp phần làm tăng thu nhập cho ngân
hàng, và với đà phát triển của thẻ Flexicard sẽ còn mang lại khoản thu cao hơn
cho ngân hàng giai đoạn tới. Đƣợc sự hỗ trợ rất lớn từ Tổng công ty Xăng Dầu
Petrolimex là một thế mạnh của PGBank, điều này tạo nên sự khác biệt giữa
thẻ Flexicard với nhiều loại thẻ thanh toán khác. Nhờ đó mà PGBank Cần Thơ
thu đƣợc nguồn thu lớn từ việc thanh toán xăng dầu qua thẻ. Nhất là thẻ Fcard, do chủ thẻ là doanh nghiệp chi phí thanh toán xăng dầu là rất lớn doanh
số thanh toán và huy động cũng cao hơn so với các loại thẻ khác. Thêm vào đó
là dịch vụ trả lƣơng qua thẻ cũng mang lại nguồn thu cho chi nhánh.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard vẫn còn gặp nhiều khó
khăn do tác động chủ quan hay khách quan. Nhất là do thói quen dùng tiền
mặt của ngƣời dân nên vẫn còn nhiều khó khăn trong việc dùng thẻ để thanh
toán hàng hoá, dịch vụ, mà phần lớn là các chủ thẻ chỉ dùng Flexicard để rút
tiền mặt và đổ xăng dầu. Có thể thấy rằng, sử dụng thẻ Flexicard đa năng sẽ
vƣợt trội hơn 2 loại thẻ trả trƣớc và ghi nợ do tích hợp cả 2 tính năng trên cùng
1 phôi thẻ. Nhƣng thực tế, khách hàng chỉ dùng thẻ để đổ xăng và rút tiền mặt
khi cần thiết. Vì vậy hạn chế lớn nhất là khách hàng vẫn chƣa tận dụng hết các
tính năng của thẻ. Ngoài ra, mạng lƣới chấp nhận thẻ Flexicard, nhất là máy
ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ trên địa bàn còn ít. Ngoài ra, thái độ phục
vụ của nhân viên của các cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn chậm chạp nên
làm tốn nhiều thời gian của khách hàng. Hoạt động maketing của ngân hàng
chƣa đạt hiệu quả, vẫn còn nhiều khách hàng không biết đến thẻ Flexicard,
một số chủ thẻ vẫn không hiểu hết những tiện ích của thẻ. Tuy độ bảo mật của
thẻ Flexicard cao nhƣng vẫn còn nhiều rủi ro trong giao dịch thẻ.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của PGBank Cần Thơ đang
trên đà mở rộng nhƣng còn gặp nhiều khó khăn. Tồn tại không ít rủi ro trong
80
hoạt động. Để có thể hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ
Flexicard, và để cạnh tranh với các loại thẻ khác trên thị trƣờng, PGBank cần
phải có một chiến lƣợc cụ thể, có những giải pháp thiết thực, hiểu rõ về nhu
cầu của khách hàng. Có nhƣ vậy thì hoạt động kinh doanh thẻ sẽ ngày càng
phát triển và góp phần giảm bớt thói quen dùng tiền mặt của khách hàng, góp
phần định hƣớng đúng theo quyết định của Chính phủ.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Chính phủ và NHNN
Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý về TTKDTM nói chung, và về hoạt động
kinh doanh thẻ nói riêng. Nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo hoạt
động thanh toán diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và bảo vệ lợi ích các bên tham
gia. Trƣớc tiên là sửa đổi, bổ sung quyết định số 20/2007/QĐ - NHNN về ban
hành thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ NH, đồng
thời ban hành các quyết định hƣớng dẫn về TTKDTM trong giai đoạn tới, để
cụ thể hơn quyết định 291/2006/QĐ - TTg. Có đƣợc một môi trƣờng pháp lý
chặt chẽ sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển hoạt động kinh doanh
thẻ của ngân hàng. Đồng thời, ban hành khung pháp lý tăng cƣờng đảm bảo an
ninh, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ,
nhất là phƣơng thức thanh toán sử dụng công nghệ cao.
Chính phủ cần có những chính sách ƣu đãi, khuyến khích thúc đẩy phát
triển hoạt động thanh toán qua thẻ nhƣ giảm thuế đối với doanh số bán hàng
hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị tích cực
chấp nhận thẻ, ƣu đãi khi nhập khẩu máy móc kĩ thuật liên quan đến hoạt động
thanh toán thẻ. Chính phủ với Bộ Công thƣơng nên yêu cầu các điểm bán lẻ
hàng hoá, dịch vụ có đủ điều kiện phải lắp đặt thiết bị POS, không phân biệt
thanh toán bằng tiền mặt hay thẻ. Khuyến khích các doanh nghiệp trả lƣơng,
thanh toán tiền điện, nƣớc, xăng dầu qua thẻ để góp phần hạn chế lƣợng tiền
mặt trong lƣu thông.
Tập trung ƣu tiên cho việc tiếp tục đầu tƣ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công
nghệ phục vụ thanh toán thẻ nhƣ xây dựng và hoàn thiện Trung tâm chuyển
mạch thẻ thống nhất (Banknetvn hay Smarlink) giảm chi phí giao dịch phải trả
cho tổ chức thẻ quốc tế. Phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các
giao dịch ngân hàng bán lẻ (ACH - Automated Clearing House) nhằm tạo nền
tảng kĩ thuật cơ bản trong thanh toán tự động, hỗ trợ chuyển mạch và kết nối
liên thông qua mạng lƣới các đơn vị chấp nhận thẻ, ATM, POS, thanh toán thẻ
nội địa đƣợc thuận lợi và hạn chế phụ thuộc vào các tổ chức thẻ quốc tế.
Ngân hàng Nhà nƣớc phải thƣờng xuyên thanh tra, giám sát hoạt động
81
thanh toán thẻ của các ngân hàng thƣơng mại, để có những biện pháp quản lý,
xử lý kịp thời, linh hoạt với tình hình thực tế và đảm bảo quá trình thanh toán
thẻ đạt hiệu quả hơn.
6.2.2 Đối với ngân hàng TMCP Petrolimex hội sở chính
Để tăng cƣờng các tiện ích cho thẻ Flexicard, PGBank phải không ngừng
nâng cấp công nghệ, hệ thống xử lý thông tin khi giao dịch qua thẻ. Việc đảm
bảo đƣờng truyền qua hệ thống hoạt động nhanh chóng, an toàn và hiệu quả sẽ
hạn chế rủi ro cho chủ thẻ và nâng cao chất lƣợng dịch vụ thẻ Flexicard.
PGBank cần phải tăng tiện ích thẻ Flexicard nhƣ thanh toán tiền điện, nƣớc,
bảo hiểm…để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân và tăng năng lực
cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Hỗ trợ cho PGBank Cần Thơ để mở rộng thêm phòng giao dịch, máy
ATM và POS nhằm tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ của
ngân hàng.
Từ việc phân tích ở chƣơng 4, hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của
ngân hàng Petrolimex Cần Thơ phát triển chƣa thực sự mạnh về quy mô cũng
nhƣ về chất lƣợng. Vì vậy, ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex Hội sở cần tăng
cƣờng tổ chức các chƣơng trình đào tạo, giao lƣu học hỏi kinh nghiệm cho các
nhân viên ngân hàng, nhất là nghiệp vụ chuyên môn thẻ. Hợp tác với Tổng
công ty Xăng Dầu Petrolimex để có những khoá hƣớng dẫn sử dụng thẻ
Flexicard tại các cửa hàng xăng dầu Petrolimex.
Do PGBank là ngân hàng ra đời sau các hoạt động về dịch vụ thẻ so với
các ngân hàng lớn khác nhƣ VietinBank, VietcomBank…vì vậy còn rất nhiều
ngƣời không biết đến thẻ Flexicard. Do đó, ngân hàng Petrolimex cần có
những hoạt động tuyên truyền, tham gia hoạt động cộng đồng để nâng cao uy
tín, thƣơng hiệu của ngân hàng. Đồng thời, quảng bá rộng rãi về tiện ích, tính
năng của thẻ Flexicard qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
Tăng cƣờng liên minh với các ngân hàng khác, để mở rộng mạng lƣới
chấp thận thẻ, thông qua hệ thống chuyển mạch chung của quốc gia nhƣ
Banknet và Smartlink, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến qua thẻ Flexicard.
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Luật tổ chức tín dụng số 47/2010/ QH12 ngày 16/6/2010.
2. Quyết định 291/2006/QĐ- TTg ngày 29/12/2006. Phê duyệt Đề án
thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm
2020 tại Việt Nam.
3. Quyết định số 20/2007/QĐ- NHNN ngày 15/5/2007. Ban hành Quy
chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ
ngân hàng.
4. Quyết định 21/2007/QĐ- TTg ngày 8/6/2010. Phê duyệt quy hoạch
tổng thẻ phát triển kinh tế- xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006- 2010.
5. Quyết định 2453/QĐ- TTg ngày 17/12/2011. Phê duyệt Đề án đẩy
mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015.
6. Thông tƣ số 35/2012/TT- NHNN ngày 28/12/20112. Quy định về phí
dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa.
7. Thông tƣ số 36/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012. Quy định về trang
bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của máy giao dịch tự
động.
Sách, giáo trình, luận văn tốt nghiệp
8. Hồ Thị Nhƣ Quỳnh, 2007. Dịch vụ thanh toán thẻ ATM tại Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
9. Lê Bích Thảo, 2009. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại
ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại
học Cần Thơ.
10. Lê Trung Thành, 2002. nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Trƣờng
Đại học Đà Lạt.
11. Lê Văn Tƣ, 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.
12. Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam, 2013. [pdf] Xu hƣớng dịch vụ ngân
hàng năm 2013. Hội thảo- Triển lãm Banking Viet Nam 2013. Tại Khách sạn
Grand Plaza Hanoi, 117 Trần Duy Hƣng, Hà Nội ngày 15- 16/04/2013.
13. Phạm Thu Trang, 2010. Hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh
doanh thẻ Flexicard của ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu
Petrolimex. Luận văn Đại học. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
14. Phạm Văn Dƣợc, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố
Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. (trang 8)
15. Võ Minh Kiệt, 2010. Phân tích thực trạng hoạt động thẻ thanh toán
và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ thanh toán tại
83
ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại
học. Đại học Cần Thơ.
Một số website
1. Nguyễn Thị Thu Hiền (2010). Tổng quan về thẻ thanh toán. <
http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/tong-quan-ve-the-thanh-toan.html>.
[Ngày truy cập 25/9/2013].
2. Bƣu điện Việt Nam , Thông tin doanh nghiệp. Đổ xăng siêu rẻ với
Flexicard cùng Zing Deal, 2011. . [Ngày đăng: 19:00 ngày
11/4/2011].
3. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex.
;
;
/;
4. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex, 2012. Thông cáo báo chí:
trải nghiệm tính năng vượt trội cùng tài khoản vàng.
. [Ngày
đăng: 20/06/2011 lúc 10:25 AM].
5. PGBank ra mắt kênh Mobile Banking
. [Ngày đăng: thứ năm ngày 15/3/2012 lúc 11:48].
6. Phát triển bền vững dịch vụ thẻ thanh toán ở Việt Nam.
. [Ngày đăng: 06:00 ngày 20/09/2013]
7. Bùi Quang Tiên, 2013. Giaỉ pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam
giai đoạn 2013- 2014.
. [Ngày đăng: thứ hai,
20/5/2013 lúc 8:00]. Nguồn Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
8. Hội thẻ Việt Nam toạ đàm và giao lưu với báo chí, 2011.
[Đăng ngày 20/12/2011].
9. Top 10 sự kiện nội bật của thị trường thẻ Việt Nam trong năm 2012.
84
.[Ngày
đăng: lúc 17:17 ngày 20/02/2013].
10. Thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng
mạnh mẽ. .[Ngày đăng:
lúc 15h57’, ngày 28/6/2013].
85
PHỤ LỤC 1
Biểu phí các loại thẻ Flexicard
S
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Loại phí
Phát hành mới
Phát hành lại
Vấn tin số dƣ tài khoản tại POS
của PGBank (có in hoá đơn)
Vấn tin số dƣ tài khoản tại
ATM của PGBank
Vấn tin số dƣ tài khoản tại
ATM ngân hàng khác
In sao kê giao dịch tại POS của
PGBank
In sao kê giao dịch tại ATM của
PGBank
In sao kê giao dịch tại ATM
ngân hàng khác
Khoá thẻ, mở thẻ
Định danh cho thẻ trả trƣớc vô
danh
Thêm tính năng ghi nợ cho thẻ
trả trƣớc
Rút tiền mặt tại ATM của
PGBank
Rút tiền mặt tại ĐƢTM của
PGBank
Rút tiền mặt tại ATM ngân
hàng khác
Chuyển khoản tại ATM của
PGBank
Chuyển khoản tại điểm chấp
nhận thẻ của PGBank
Chuyển khoản tại ATM của
ngân hàng khác
Phí sử dụng dịch vụ thẻ/ tháng
Phí thanh toán lƣơng/ lần
Tra soát (áp dụng cho thẻ định
danh)/ lần
Phí dịch vụ thẻ Flexicard
Thẻ
Thẻ
Thẻ
Thẻ
đa năng ghi nợ trả trƣớc F- card
40.000
0
40.000
0
60.000 20.000 40.000
20.000
1.000
1.000
1.000
*
0
0
*
*
550
550
*
*
1.000
1.000
1.000
*
550
550
*
*
550
550
*
*
0
*
0
*
0
0
*
*
0
*
*
*
0
0
*
*
0
0
*
*
0
0
*
*
0
0
*
*
1.000
1.000
*
*
1.000
0
*
*
0
2.200
*
0
0
*
3.000
0
5.000
*
*
*
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân PGBank Cần Thơ
86
PHỤ LỤC 2
Mẫu đăng ký mở thẻ Flexicard
Mã số khách hàng (CIF No):
GIẤY ĐỀ NGHỊ MỞ TÀI KHOẢN CÁ NHÂN VÀ PHÁT HÀNH THẺ
Kính gửi: Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank) chi nhánh…………..
Vui lòng đánh dấu vào ô muốn chọn
Đề nghị PGBank Mở tài khoản cá nhân Phát hành thẻ
Nếu quý khách đã có tài khoản tại PGBank, xin mời cung cấp số tài khoản, họ tên và
khai tiếp thông tin ở phần 2- Phát hành thẻ
Họ và tên (*)
Số CMND/ Hộ chiếu (*):
Số tài khoản thứ nhất (Default) (*)
Số tài khoản thứ hai (Checking)
Số tài khoản thứ ba (Saving)
Số tài khoản thứ tƣ (Universal)
Số tài khoản thứ năm (Credit)
1. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Thông tin tài khoản
Loại tài khoản
Tài khoản tiền gửi thanh toán VND
Tài khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt VND
Tài khoản khác
VND
Họ và tên (*)
Giới tính
Nam Nữ
Ngày sinh (*)
Số CMND/Hộ chiếu (*)
Ngày cấp/Nơi cấp (*)
Quốc tịch (*)
Địa chỉ nhà riêng (*)
Địa chỉ liên lạc (*)
Số điện thoại liên lạc (*)
USD
USD
USD
….
….
….
Mẫu chữ ký thứ hai
Mẫu chữ ký thứ nhất
Thông tin khác
Tên cơ quan
Địa chỉ cơ quan
Mã số thuế
(*) Thông tin bắt buộc
2. PHÁT HÀNH THẺ
Phát hành thẻ ghi nợ nội địa
Phát hành lại thẻ trả trƣớc định danh
87
Thêm tính năng ghi nợ cho thẻ trả trƣớc Phát hành lại thẻ ghi nợ
Định danh cho thẻ trả trƣớc vô danh
Số thẻ trả trƣớc (nếu có)
- - -
Thanh toán phí phát hành (*)
Tự động ghi nợ tài khoản
Tiền mặt
3. DỊCH VỤ KHÁC
SMS Banking
Số điện thoại (di động)
Internet Banking Địa chỉ e- mail
Mpay
Số điện thoại
Tôi xin xác nhận
1. Những thông tin trên đây là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những
thông tin đã cung cấp.
2. Đã đọc hiểu rõ và đồng ý với “Các điều kiện, điều khoản mở và sử dụng dịch vụ
tài khoản tại PGBank” cùng “Các điều kiện, điều khoản phát hành và sử dụng thẻ
thanh toán”.
3.Cam đoan thực hiện đúng các quy định của PGBank
Chủ tài khoản
Ngày…………………
Chữ ký
Họ và tên…………………………..
Phần dành cho đại lý
Tên đại lý:
Mã số đại lý:
Chữ ký của đại lý:
Phần dành cho NH PGBank chấp nhận mở tài khoản/phát hành thẻ theo nhƣ yêu
cầu.
Chủ tài khoản
Mã số khách hàng
Tài khoản tiền gửi thanh toán/ Rút gốc linh hoạt sử dụng phát hành thẻ Tài khoản
khác
Default
…. VND
Checking … USD
Saving
… …
Universal … …
Credit
… …
Giao dịch viên
Ngày………….
Chữ ký
Họ và tên……………….
Phê duyệt
Ngày…………
Chữ ký
Họ và tên…………………….
(*) Thông tin bắt buộc
88
PHỤ LỤC 3
Thể lệ chƣơng trình "Khách hàng thƣờng xuyên"
Chƣơng trình Khách hàng thân thiết là sự tri ân của PGBank và TCT
Xăng dầu Việt Nam đối với quý khách hàng mua xăng, dầu thanh toán bằng
thẻ Flexicard. Khách hàng sử dụng thẻ mua xăng, dầu sẽ đƣợc hệ thống tích
điểm thƣởng và quy đổi số điểm đó thành tiền trả trực tiếp vào thẻ để tiếp tục
sử dụng.
I. Xác định điểm tích lũy
1. Khách hàng khi mua thẻ “ĐỊNH DANH” (gọi tắt là hội viên) sẽ đƣợc
cấp 1 tài khoản và mã số khách hàng tham dự chƣơng trình “Khách hàng
thƣờng xuyên”.
2. Căn cứ vào việc sử dụng thẻ mua xăng dầu của hội viên, máy tính sẽ tự
động tính điểm cho mỗi tài khoản, số điểm tích lũy của hội viên sẽ đƣợc tính
theo các tiêu chí sau đây:
ĐVT
Điểm
1 lần
+20
10.000
đồng
+1
Năm
+10
Năm
+20
Tiêu chí
STT
1 Thƣởng cho hội viên sử dụng thẻ mua xăng,dầu
trong vòng 10 ngày kể từ ngày đƣợc cấp mã số tài
khoản (thẻ định danh)
2 Thƣởng trên số tiền mỗi lần mua xăng dầu
3 Thƣởng nhân ngày kỷ niệm sinh nhật, thành lập
Công ty
4 Thƣởng cho thời gian sử dụng
(dành cho hội viên đã đăng ký từ 1 năm trở lên và có
ít nhất 6 lần sử dụng thẻ trong năm xét điểm, đƣợc
tính lần đầu vào cuối năm thứ 2)
Ghi chú
Số điểm tích lũy đƣợc tính cho từng số tài khoản của từng hội viên kể
từ ngày đăng ký trở thành hội viên (ngày định danh thẻ).
Tỷ lệ quy đổi là 10.000 (đồng) tiền mua xăng, dầu các loại đƣợc tính 1
điểm, phần lẻ dƣới 10.000 (đồng) sẽ đƣợc cộng dồn vào những lần mua
sau để tích điểm.
Tỷ lệ quy đổi
Mức
thƣởng
1
2
3
4
Tỷ lệ quy đổi (điểm) Trị giá mức thƣởng (đồng)
đến 300
đến 600
đến 1500
đến 3600
18.000
39.000
105.000
270.000
89
Hội viên chỉ đƣợc quy đổi (thƣởng) điểm thành tiền mua xăng dầu khi
đạt điểm tích lũy tối thiểu là 300 (điểm). Cụ thể là:
Điểm tích lũy đạt đến 300 (điểm) hội viên sẽ đƣợc thƣởng số tiền
tƣơng ứng là 18.000 (đồng).
Điểm tích lũy đạt đến 600 (điểm) hội viên sẽ đƣợc thƣởng thêm số
tiền tƣơng ứng là 21.000 (đồng), tổng cộng khi đạt 600 (điểm) khách
hàng đƣợc thƣởng 39.000 (đồng).
Điểm tích lũy đạt đến 1.500 (điểm) hội viên sẽ đƣợc thƣởng tiếp số
tiền tƣơng ứng là 66.000 (đồng), tổng cộng khi đạt 1.500 (điểm)
khách hàng đƣợc thƣởng 105.000 (đồng).
Điểm tích lũy đạt đến 3.600 (điểm) hội viên sẽ đƣợc thƣởng tiếp số
tiền tƣơng ứng là 165.000 (đồng), tổng cộng khi đạt 3.600 (điểm)
khách hàng đƣợc thƣởng 270.000 (đồng).
Giới hạn tối đa tích điểm là 3.600 (điểm). Nghĩa là nếu vƣợt 3.600
(điểm) thì số điểm vƣợt sẽ đƣợc quay lại tính điểm từ đầu. VD: Nếu
hội viên đạt 3.900 (điểm) sẽ đƣợc quy đổi thƣởng số tiền nhƣ sau:
270.000 (đồng) mức 4 + 18.000 (đồng) mức 1 = 288.000 (đồng).
II. Từ ngày 10/06/2011, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam áp
dụng PHƢƠNG THỨC QUY ĐỔI ĐIỂM mới trong Chƣơng trình Khách
hàng thân thiết sử dụng thẻ Flexicard cụ thể nhƣ sau:
Tỷ lệ quy đổi điểm
Tỷ lệ quy đổi cũ
Tỷ lệ quy đổi mới
Giá trị tiền mua xăng dầu
10.000đ
14.000đ
Số điểm tƣơng ứng
1 điểm
1 điểm
(Phần lẻ dưới 14.000đ sẽ được cộng dồn vào những lần sau để tích điểm).
II.Ngoài việc mua xăng dầu đƣợc tính điểm thƣởng, chủ thẻ Flexicard định
danh còn đƣợc hệ thống tặng điểm vào các dịp sau:
STT
1
2
3
Tiêu chí cộng điểm
Thƣởng cho hội viên sử dụng thẻ mua xăng,
dầu trong vòng 10 ngày kể từ ngày đƣợc cấp
mã số tài khoản (thẻ định danh)
Thƣởng nhân ngày kỷ niệm sinh nhật, thành
lập Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.
Thƣởng cho thời gian sử dụng (dành cho hội
viên đã đăng ký từ 1 năm trở lên và có ít nhất
6 lần sử dụng thẻ trong năm xét điểm, đƣợc
tính lần đầu vào cuối năm thứ 2)
90
Đơn vị
tính
Điểm
1 lần
+20
Năm
+10
Năm
+20
PHỤ LỤC 4
Danh sách các điểm chấp nhận thẻ Flexicard trên địa bàn thành phố Cần Thơ
STT
Quận/Huyện
1
Q. Ninh Kiều
Chi nhánh/PGD/
ĐVCNT
Chi nhánh Cần Thơ
2
Q. Ninh Kiều
PGD Ninh Kiều
3
Q. Ninh Kiều
CHXD SỐ 6
4
Q. Ninh Kiều
CHXD SỐ 1
5
Q. Ninh Kiều
CHXD SỐ 5
6
Q. Ô Môn
CHXD SỐ 11
7
Q. Bình Thuỷ
CHXD SỐ 3
8
Q. Ô Môn
CHXD SỐ 12
9
Q. Ninh Kiều
CHXD SỐ 8
10
Q. Ninh Kiều
CHXD SỐ 10
11
H. Thốt Nốt
CHXD SỐ 7
12
H. Phong Điền CHXD SỐ 4
91
Địa chỉ
110 CMT8, Q. Ninh Kiều,
Tp. Cần Thơ
55 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
An Bình, Q. Ninh Kiều,
Tp. Cần Thơ
66, CMT8, Q. Ninh Kiều,
Tp. Cần Thơ
24, Nguyễn Trãi, Cái Khế,
Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
Phƣớc Thới, Q. Ô Môn,
Tp. Cần Thơ
284, CMT8, An Thới,
Q. Bình Thuỷ, Tp. Cần Thơ
QL91A, Châu Văn Liêm,
Q. Ô Môn, Tp. Cần Thơ
Khu Bến xe mới, Hùng
Vƣơng, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần
Thơ
79 Đƣờng 3/2, Q. Ninh Kiều,
Tp. Cần Thơ
Vĩnh Qui, Vĩnh Trinh,
H. Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ
Hƣơng lộ 4, Mỹ Khánh,
H. Phong Điền, Tp. Cần Thơ
PHỤ LỤC 5
DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN BANKNETVN
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)
2. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV)
3. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank)
4. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
5. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)
6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng tín (Sacombank)
7. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thƣơng (Saigonbank)
8. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
9. Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng song Cửu Long (MHB)
10. Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng (Oceanbank)
11. Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây (Westernbank)
12. Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank)
13. Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB)
14. Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (TRUSTBank)
15. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)
16. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank)
17. Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank)
18. Ngân hàng TMCP Đại Á (Dai A Bank)
19. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (VPBank)
20. Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank)
21. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
22. Ngân hàng Commonwealth
23. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín (VietBank)
24. Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank)
25. Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank)
26. Ngân hàng Citibank N.A (Citibank)
27. Ngân hàng UOB – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (UOB)
92
PHỤ LỤC 6
Biểu phí thẻ xăng dầu OP Card/ OP Plus
STT
1
2
2.1
2.2
3
3.1
3.2
4
5
6
7
8
8.1
8.1.2
8.1.3
8.2
8.2.1
8.2.2
8.3
8.3.1
8.3.2
8.4
8.5
9
10
10.1
10.2
Thuế VAT là 10%
LOẠI PHÍ
Mức phí
(chƣa bao
gồm
VAT)
Phí phát hành thẻ OP Card vô danh
20.000
Phí phát hành lần đầu thẻ OP Card định danh và thẻ kết hợp OP
Plus (áp dụng cho cả thẻ chính và thẻ phụ)
KH nhận lƣơng qua tài khoản mở tại Ocean Bank hoặc
Miễn phí
KH là cán bộ nhân viên công tác tại các Công ty trực
thuộc tập đoàn Dầu khí- PVN hoặc Tập đoàn Đại dƣơng –
OGC
KH không nhận lƣơng qua Tài khoản mở tại Ocean Bank
20.000
Phí phát hành lại thẻ OP Card định danh và thẻ kết hợp OP Plus
(do thẻ mất cắp, thất lạc, hỏng thẻ…) áp dụng cho cả thẻ chính và
thẻ phụ
KH nhận lƣơng qua Tài khoản mở tại OceanBank
Miễn phí
KH không nhận lƣơng qua tài khoản mở tại Ocean Bank
20.000
Phí phát hành thẻ nhanh
100.000
Phí thƣờng niên
Miễn phí
Phí cấp lại Pin (cho tính năng ghi nợ thẻ OP Plus)
10.000
Phí tra soát khiếu nại (nếu chủ thẻ khiếu nại không
20.000
đúng)
Phí giao dịch ATM (cho tính ăng ghi nợ thẻ OP Plus)
Rút tiền mặt
Tại ATM của OceanBank
Miễn phí
Tại ATM của các ngân hàng khác
Miễn phí
Vấn tin tài khoản (không in chứng từ)
Tại ATM của Ocean Bank
Miễn phí
Tại ATM của Ocean Bank
300
In sao kê tài khoản hoặc in chứng từ vấn tin tài khoản
Tại ATM của Ocean Bank
100
Tại ATM của ngân hàng khác
300
Chuyển khoản nội bộ tại ATM của OceanBank
Miễn phí
Giao dịch khác tại ATM của OceanBank
Miễn phí
Phí cấp bản sao hoá đơn giao dịch
20.000
Chuyển khoản liên ngân hàng qua ATM1
Chuyển khoản tại ATM của OceanBank
0,03%/ số tiền chuyển
khoản (tối thiểu 8.000đ)
Chuyển khoản tại ATM của ngân hàng khác 0,03%/ số tiền chuyển
khoản (tối thiểu 8.000đ)
93
BẢNG PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG
Luận văn
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ FLEXICARD CỦA NGÂN HÀNG XĂNG DẦU PETROLIMEX
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Ngày phỏng vấn:
Xin chào Anh/Chị, tôi tên Lê Thị Huyền Trân, là sinh viên Khoa Kinh
tế - QTKD, Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Do nhu cầu thu thập số liệu để tìm hiểu
về mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng thẻ Flexicard nhằm phục vụ
cho việc làm luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích tình hình hoạt động
kinh doanh thẻ Flexicard của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex chi
nhánh Cần Thơ”. Tôi xin đƣợc phép hỏi ý kiến của Anh/ Chị qua một số câu
hỏi. Tôi xin đảm bảo rằng thông tin của các anh (chị) chỉ sử dụng cho mục
đích nghiên cứu và sẽ đƣợc giữ bí mật tuyệt đối. Rất mong nhận đƣợc sự giúp
đỡ của Anh/Chị. Xin chân thành cám ơn!
Họ và tên khách hàng ……………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………
Giới tính:
Nam
Nữ
Câu 1: Anh/Chị bao nhiêu tuổi ........................................................................
Câu 2: Nghề nghiệp của Anh/ Chị là gì?
Học sinh/ Sinh viên
Công nhân/ Nhân viên
Công chức/ Viên chức
Tự kinh doanh/ Buôn bán
Câu 3: Xin Anh/Chị cho biết hiện tại Anh/Chị có đang dùng thẻ Flexicard
không?
Có Tiếp tục câu 4
Không Tiếp tục câu 13
Câu 4: Anh/ Chị đang sử dụng loại thẻ Flexicard nào?
The Flexicard ghi nợ
Thẻ Flexicard đa năng
Thẻ Flexicard trả trƣớc
Thẻ F- Card
*Nếu dùng thẻ F- Card vui lòng cho biết tên doanh nghiệp Anh/ Chị
đang làm việc?.....................................................................................
Câu 5: Tại sao Anh/Chị chọn sử dụng thẻ Flexicard? (Có thể chọn nhiều câu
trả lời)
Uy tín của Ngân Hàng
Thanh toán khi mua xăng dầu
Hệ thống thanh toán rộng khắp
Có nhiều khuyến mãi, hậu mãi
Mở thẻ theo yêu cầu chung của cơ quan
Mức lãi suất hấp dẫn
Chất lƣợng dịch vụ
94
Câu 6: Anh/Chị thƣờng sử dụng thẻ để làm gì? (Có thể chọn nhiều câu trả
lời)
Thanh toán khi mua xăng dầu
Chuyển khoản
Rút tiền mặt tại các cửa hàng xăng dầu khi cần thiết
Thanh toán tiền khi mua hàng hoá tại các điểm chấp nhận thẻ
Lãnh lƣơng
Câu 7: Trung bình 1 tháng Anh/ Chị sử dụng thẻ bao nhiêu
lần?....................lần/tháng
Câu 8: Anh/Chị thƣờng biết thông tin về thẻ Flexicard từ đâu? (Có thể chọn
nhiều câu trả lời)
Tivi
Báo chí
Bạn bè, ngƣời thân
Internet
Nhân viên ngân hàng tiếp thị
Khác (nhân viên công ty)
Câu 9: Mức độ hài lòng của Anh/ Chị khi sử dụng thẻ Flexicard?
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thƣờng
Không hài lòng
Hoàn toàn không hài lòng
Câu 10: Khi giao dịch bằng thẻ Flexicard Anh/Chị có gặp những sự cố ngoài
ý muốn nào không ? Nếu có, vui lòng chọn một số trƣờng hợp bên dƣới (có
thể chọn nhiều câu trả lời)
Thẻ bị hƣ
Máy bị hỏng không giao dịch đƣợc
Máy ATM hết tiền
Chờ đợi lâu khi rút tiền hay thanh toán xăng dầu
Tiền trong tài khoản bị mất
Lộ mã Pin
Máy nuốt thẻ
Câu 11: Anh/Chị đánh giá nhƣ thế nào về hệ thống thanh toán thẻ (siêu thị,
cửa hàng xăng dầu, máy ATM..)
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thƣờng
Không hài lòng
Hoàn toàn không hài lòng
Câu 12: Xin Anh/ Chị vui lòng đóng góp ý kiến để nâng cao chất lƣợng dịch
vụ của thẻ Flexicard?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
95
Câu 13: Anh/Chị có dự tính sử dụng thẻ Flexicard của ngân hàng Petrolimex
trong thời gian tới không?
Có
Không
Câu 14: Vui lòng cho biết yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng thẻ của
Anh/ Chị ? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
Mức độ an toàn
Thanh toán khi mua xăng dầu
Tiện ích khác (rút tiền mặt, thanh toán khi mua hàng hoá)
Mạng lƣới hệ thống giao dịch
Chính sách ƣu đãi và hỗ trợ khách hàng
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ NHIỆT TÌNH CỦA ANH/
CHỊ. CHÚC ANH/ CHỊ DỒI DÀO SỨC KHOẺ !
96
[...]... nhu cầu sử dụng thẻ của chủ thẻ cũng nhƣ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thƣơng mại nói chung và ngân hàng Xăng dầu nói riêng Từ các nguyên do trên, em chọn đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex 1 chi nhánh Cần Thơ để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của Ngân hàng, từ đó đề ra một... việc kinh doanh thẻ này tốt hơn 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ này của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng. .. giúp ngân hàng hoàn thiện và phát triển việc kinh doanh thẻ tốt hơn Mục tiêu này dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu 1, mục tiêu 2 16 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN PETROLIMEX CHI NHÁNH CẦN THƠ VÀ THẺ FLEXICARD 3.1 SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX 3.1.1 Giới thiệu về ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Petrolimex Tên đầy đủ: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex. .. phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh (PTHĐKD) là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lƣợng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần đƣợc khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh. .. Thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 - tháng 6/2013 Mục tiêu 2: Đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard giai đoạn từ năm 2010 - tháng 6/2013 Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp giúp ngân hàng hoàn thiện và phát triển việc kinh doanh thẻ Flexicard tốt hơn 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động thẻ Flexicard tại ngân hàng TMCP Petrolimex Cần. .. Cần Thơ trong giai đoạn từ 2010- 6/2013 và đề ra một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ, trong quá trình nghiên cứu, những câu hỏi đƣợc đặt ra là: - Thực trạng kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 - tháng 6/2013 về số lƣợng thẻ, kết quả kinh doanh ? - Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng Petrolimex chi nhánh Cần. .. Phân tích hoạt động kinh doanh còn đi sâu xem sét các nhân tố ảnh hƣởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu kinh tế 2.1.1.4 Các bước phân tích hoạt động kinh doanh - Thu thập số liệu, rồi xử lý số liệu - Đánh giá hoạt động kinh doanh dựa trên việc phân tích số liệu về các chỉ tiêu, các chỉ số liên quan - Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động 4 kinh doanh của doanh nghiệp... vào kinh tế thế giới đã đặt ra những thách thức cho các ngân hàng thƣơng mại Sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn khi có sự xuất hiện của các ngân hàng nƣớc ngoài Cụ thể, tính đến cuối năm 2011, có 5 ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc, 1 ngân hàng chính sách, 37 ngân hàng Thƣơng mại cổ phần, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng có 100% vốn nƣớc ngoài, và 54 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài Vì vậy, các ngân hàng. .. Cần Thơ ? - Ngân hàng cần có những biện pháp gì để hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ trong giai đoạn tới ? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi về không gian Đề tài đƣợc thực hiện tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ Bên cạnh đó, thu thập số liệu sơ cấp tại một số địa điểm phỏng vấn nhƣ các cửa hàng xăng dầu Petrolimex, các hệ thống máy rút tiền tự động. .. hình thành và phát triển Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Xăng Dầu Petrolimex (PGBank), tiền thân là Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Nông thôn Đồng Tháp Mƣời, đƣợc thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng Tháng 7/2005: Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) và công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) trở thành cổ đông lớn của ngân hàng Ngày 12/1/2007: Ngân hàng Thƣơng mại ... chung Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ Từ đề số giải pháp nhằm hoàn thiện phát triển hoạt động kinh doanh thẻ. .. thẻ chủ thẻ nhƣ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ngân hàng thƣơng mại nói chung ngân hàng Xăng dầu nói riêng Từ nguyên trên, em chọn đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard. .. Flexicard Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex chi nhánh Cần Thơ để thấy rõ thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard Ngân hàng, từ đề số giải pháp giúp cho việc kinh doanh thẻ tốt