Xu thế phát triển của sản phẩm thẻ thanh toán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ flexicard của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex chi nhánh cần thơ (Trang 81 - 83)

5.1.1.1 Tình hình phát triển thẻ trong những năm gần đây

Từ năm 2007, thị trƣờng thẻ thanh toán đã tăng trƣởng khá nhanh do hƣởng ứng quyết định 291/QĐ- TTg/2006 phê duyệt đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hƣớng 2020 tại Việt Nam ngày 29/12/2006. Bên cạnh đó, sự ra đời của quyết định số 20/2007 đã làm hành lang pháp lý rất quan trọng giúp thị trƣờng có sự phát triển trong hoạt động thanh toán. Số lƣợng các ngân hàng tham gia cung ứng thẻ ngày càng tăng và số lƣợng thẻ phát hành tăng vƣợt bật trong những năm gần đây.

Hình 5.1 Tình hình phát triển thẻ giai đoạn 2007- 2012

Với tốc độ tăng nhanh, đến năm 2012, toàn thị trƣờng đã có 48 ngân hàng phát hành thẻ, và số lƣợng thẻ đƣợc phát hành lên đến 54,9 triệu thẻ. Cũng theo số liệu của NHNN, tính đến cuối tháng 3/2013, đã có 52 ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và ngân hàng có vốn nƣớc ngoài đăng ký phát hành thẻ, với trên 57,1 triệu thẻ các loại đã đƣợc phát hành, tăng 38,5% so với cuối năm 2011. Trong đó, hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%). Đây là tốc độ phát triển hết sức ấn tƣợng. Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng

71

so với các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hƣớng tăng lên. Cùng với sự phát triển của số lƣợng thẻ, thì hệ thống máy ATM, POS cũng tăng mạnh. Theo thống kê của NHNN, đến cuối tháng 3/2013 số lƣợng ATM là trên 14.300 máy và hơn 104.400 POS. Các công ty chuyển mạch, ngân hàng phát hành thẻ đã kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc. Đến nay, cơ bản đã có 76.000 POS của trên 720 chi nhánh ngân hàng thƣơng mại, 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã đƣợc kết nối liên thông, chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, …

Và cũng theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu về thị trƣờng thẻ Việt Nam, thì thị trƣờng này vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn.

5.1.1.2 Xu thế phát triển thẻ trong giai đoạn tới

Theo dự báo của công ty Nghiên cứu thị trƣờng hàng đầu của Mỹ Research and Markets, trên web chủ ngày 26/6/2013 đƣa tin: “Ngành công nghiệp thẻ thanh toán tại Việt Nam năm 2013 về quy mô thị trƣờng, xu hƣớng, chiến lƣợc, sản phẩm và cạnh tranh cho thấy thị trƣờng thẻ thanh toán tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trƣởng mạnh mẽ”. Thêm vào đó là đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phƣơng tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%, thì thị trƣờng thẻ sẽ còn phát triển mạnh trong giai đoạn tới. Với một số mục tiêu cụ thể của quyết định 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 là:

- “Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

- Kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ trên toàn quốc, tăng cƣờng việc chấp nhận thẻ lẫn nhau giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ.

- Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trƣờng có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ đƣợc lắp đặt với số lƣợng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

- Áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc

điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.”

Với những mục tiêu trên, thị trƣờng thẻ Việt Nam sẽ ngày càng sôi động và có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thƣơng mại.

Tổng kết lại top 10 sự kiện nổi bật của thị trƣờng thẻ Việt Nam trong năm 2012, “xu hƣớng chuyển sang EMV là tất yếu và bắc buộc nếu các ngân hàng Việt Nam muốn gia nhập sân chơi chung các định chế tài chính toàn

72

cầu.” Công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV (liên minh thẻ lớn Europay, Master

Card và Visa) sẽ có độ an toàn, bảo mật cao hơn nhiều so với công nghệ thẻ từ hiện nay.

Theo trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến tháng 12/2012 đã có 31.304.211 ngƣời sử dụng mạng internet, chiếm tỷ lệ 35,58% dân số toàn quốc. Và dự báo đến năm 2015, ƣớc tính cần có thêm 20 triệu ngƣời để đạt mục tiêu 50% dân số sử dụng internet và vƣơn tới 70% dân số vào năm 2020. Trong đó, tỷ lệ ngƣời dân tham gia mua bán trực tuyến chiếm 79,02%, tăng gần 14% so với năm 2011, và theo nhận định con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới. Do đó, Việt Nam là thị trƣờng tiềm năng để ứng dụng các công cụ thanh toán điện tử tích hợp các ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống ngân hàng, mà nhất là thanh toán qua thẻ.

Tại Hội thảo- Triển lãm Banking Việt Nam 2013 ngày 15-16/4/2013: “Ngân hàng sẽ đẩy mạnh phát triển dịch vụ trực tuyến”. Với phiên báo cáo chính và 3 phiên chuyên đề gồm các bài tham luận của các diễn giả đến từ NHNN, các ngân hàng thƣơng mại, các chuyên gia tài chính ngân hàng và các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trong ngành ngân hàng đã nêu lên thực trạng và giới thiệu các xu hƣớng công nghệ mới nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động trong hệ thống công nghệ tin ngân hàng, góp phần giúp ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ thanh toán, mở rộng phạm vi hoạt động.

Theo Tạp chí kinh tế và dự báo số 17/2013 ngày 23/9/2013 khẳng định phát triển thị trƣờng thẻ ngân hàng là một trong những giải pháp để tiến tới mục tiêu phát triển TTKDTM ở Việt Nam hiện nay. Đó là công cụ để tăng cƣờng sự quản lý của Nhà nƣớc, minh bạch và chống thất thu thuế.

Có thể thấy rằng, hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ, nhất là kinh doanh thẻ của các ngân hàng trong giai đoạn tới sẽ ngày càng phát triển hơn với việc ứng dụng công nghệ cao.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ flexicard của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex chi nhánh cần thơ (Trang 81 - 83)