Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank)
Trang 1Tên giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Đàm Văn Huệ
Hà Nội 4/2010
Trang 2Lời nói đầu 1Chương 1 : Cơ sở lý luận về thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại 31.1 Những vấn đề chung về thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại 3 1.1.1 Hoạt động thanh toán và thẻ thanh toán 3
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ 6
1.1.4 Các loại thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại 11
1.2.4 Rủi ro trong kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại 15
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại
19 1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh thẻ 19
1.3.1.2 Thu nhập từ hoạt động phát hành thẻ 19
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh thẻ 20
Trang 32.1 Một vài nét cơ bản về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu
2.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ
2.1.2.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác 31
2.2.1 Giới thiệu chung về hoạt động kinh doanh thẻ tại PG Bank 32
2.2.3 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ Flexicard 33
2.2.4.2 Thu nhập từ hoạt động phát hành thẻ 38 2.2.4.3 Thu nhập từ hoạt động sử dụng thẻ 392.3 Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ tại PG Bank 40
3.2.3 Chiến lược kinh doanh thẻ của PG Bank 523.3 Các giải pháp nhằm mở rộng kinh doanh thẻ Flexicard 52 3.3.1 Hoàn thiện và đơn giản hóa quy trình phát hành 52 3.3.2 Xây dựng một chiến dịch quảng cáo rộng rãi 53 3.3.3 Đưa ra một chi phí sử dụng thẻ hợp lý 54 3.3.4 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên ngân hàng cũng như ở
3.3.5 Mở rộng mạng lưới của các đơn vị chấp nhận thẻ 553.4 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động phát hành và thanh toán
thẻ Flexicard
3.4.1.1 Đưa ra những chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng thương mại
56
Trang 43.4.2 Với chính phủ 58 3.4.2.1 Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về thẻ
thanh toán
58 3.4.2.2 Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định 59
3.4.2.4 Tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 61
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình phát triển đổi mới đất nước, thực hiện côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Trong bối cảnh đó, vai trò của ngành ngân hàng ngàycàng được khẳng định Ngân hàng giống như một hệ thống huyết mạch nối cácthành phần kinh tế với nhau Tốc độ phát triển của ngành ngân hàng trong nhữngnăm gần đây là khá cao, các ngân hàng thương mại hiện nay đã và đang cung cấphầu như đầy đủ các dịch vụ của các ngân hàng hiện đại trên thế giới Một trong sốcác dịch vụ đó là thẻ ngân hàng.
Là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đa tiện ích, thẻ ngân hàng rađời đã làm thay đổi cách thức chi tiêu, giao dịch thanh toán của cộng đồng xã hội.Với tính linh hoạt và các tiện ích mà nó mang lại cho mọi chủ thể liên quan, thẻngân hàng đã và đang thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày càngkhẳng định vị trí của nó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Với sự ra đời củasản phẩm thẻ ngân hàng, đã trở thành một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển vượtbậc về năng lực công nghệ trong hoạt động ngân hàng Để phát triển sản phẩmnày, ngân hàng cần phải có một nền tảng hạ tầng công nghệ hiện đại (hệ thốngmạng máy tính, trung tâm cơ sở dữ liệu, các thiết bị đọc thẻ…), cùng nguồn nhânlực công nghệ thông tin có khả năng phát triển, xây dựng các qui trình nghiệp vụmới và khai thác vận hành, làm chủ các trang thiết bị công nghệ mới, nâng caochất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và sản phẩm thẻ ngân hàng nóiriêng Với sản phẩm mới này ngân hàng có thể cung ứng sản phẩm dịch vụ củamình tại nhiều nơi (ngoài phạm vi trụ sở và các phòng giao dịch của ngân hàng)tại mọi thời gian trong ngày tới mọi đối tượng xã hội có nhu cầu Hoạt động kinhdoanh mới này đã mang lại nhiều nguồn thu nhập cho ngân hàng, đồng thời nócũng có tác động trực tiếp đến nhiều hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng.Cùng với sự bùng nổ của thị trường thẻ ngân hàng, quá trình xã hội hoá các sảnphẩm dịch vụ ngân hàng được diễn ra nhanh chóng Với việc sở hữu những chiếcthẻ ngân hàng nhỏ gọn trong ví luôn mang theo người, hình ảnh của ngân hàng đãgần gũi hơn với sinh hoạt thường nhật của cuộc sống cộng đồng Cùng với việcphát triển hoạt động kinh doanh thẻ, năng lực công nghệ của ngân hàng ngày càngđược nâng cao, ngân hàng đầu tư được một nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật côngnghệ hiện đại, kết nối mạng trực tuyến online với các tổ chức tài chính – tiền tệquốc tế, là tiền đề cho việc mở rộng và nâng cao chất lượng các nghiệp vụ, sảnphẩm và dịch vụ ngân hàng khác
Thẻ ngân hàng dường như đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu đượccủa một ngân hàng hiện đại, và với Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng DầuPetrolimex (PG Bank) thì đó cũng không phải ngoại lệ Tuy vậy, một ngân hàngvới vốn điều lệ chưa đến 3000 tỷ đồng, lại “sinh sau đẻ muộn” hơn so với cácngân hàng khác nên để sản phẩm của mình có được một chỗ đứng vững chắc trongthị trường là điều không dễ dàng Qua quá trình thực tập tại PG Bank chi nhánhHà Nội, tôi đã có cơ hội để tìm hiểu kĩ hơn về quy trình phát hành, thanh toán,
Trang 6cũng như thực trạng kinh doanh thẻ Flexicard của PG Bank Đó là cơ sở chochuyên đề tốt nghiệp này
Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện và phát triển hoạt động kinhdoanh thẻ Flexicard của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex (PGBank)” sẽ tập trung vào phân tích thực trạng kinh doanh thẻ hiện nay tại PG Bank,qua đó tôi cũng đưa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị để việc kinh doanh thẻcủa ngân hàng được tốt hơn.
Chuyên đề được chia làm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại Chương 2 : Thực trạng kinh doanh thẻ Flexicard của ngân hàng thương mại
cổ phần xăng dầu Petrolimex (PG Bank).
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻFlexicard.
Trong qua trình viết bài tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cánbộ, nhân viên của PG Bank chi nhánh Hà Nội, và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tìnhcủa thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đàm Văn Huệ Do khả năng của bản thân cóhạn nên chuyên đề khó tránh khỏi những sai xót, rất mong thầy cô góp ý đểchuyên đề được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Phạm Thu Trang
Trang 7Theo Irving Fisher cho rằng chỉ có giấy bạc ngân hàng mới là tiền tệ, trongkhi đó Conart Paul Warburg cho rằng chi phiếu cũng là tiền.
Giáo sư Paul.A.Samuelson ( Viện dự trữ Liên Bang và ngân khố Mỹ) lạicho rằng tiền là bất cứ thứ gì dùng để mua bán hàng hóa.
Theo Frederic S.Mishkin – trường đại học Columbia (Mỹ) thì “Tiền là mộtloại hàng hóa dùng làm vật ngang giá chung, là bất cứ thứ gì được thừa nhận làphương tiện trao đổi, là thước đo giá trị, là công cụ tích lũy của cải”.
Các nhà kinh tế học trước đây và hiện nay vẫn cố gắng để đưa ra khái niệmchính xác nhất về tiền tệ Các định nghĩa đó đều những tư tưởng chung nhất định.Tuy nhiên đưa ra một định nghĩa chính xác về tiền tệ lại là điều không đơn giản.Giáo sư Milton Spercer (trường đại học quản lý kinh doanh Mỹ) cũng thừa nhậnrằng “ Nếu bạn cho rằng bạn hiểu một cách chính xác tiền tệ là gì thì bạn còn giỏihơn nhiều nhà kinh tế “ Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tếhàng hóa đàn phát triển một cách cao độ thì việc đưa ra câu trả lời cho tiền tệ vẫnlà một điều bí ẩn.
b/ Sự phát triển của các hình thái tiền tệ
♦ Tiền tệ bằng hàng hóa
Trong thời kì đầu lịch sử của tiền tệ, ở các dân tộc khác nhau, các thời đạikhác nhau thì vai trò của tiền tệ cũng thay đổi Sơ khai nhất là người ta dùng hànghóa hay những đặc sản quý hiếm của địa phương làm tiền tệ Theo như lịch sử thìtrong thời kì nguyên thủy, dân tộc cổ đại Slavo dùng gia súc làm tiền tệ, dân tộcScăng-đi-náp ở nước Nga cổ đại thì lại dùng da thú, tại quần đảo Thái Bình Dương
Trang 8và Châu Phi người ta dùng vỏ ốc quý làm tiền, tại Tây Tạng và Mông Cổ chè đượcdùng để trao đổi hàng hóa, trong khi ở miền Tây Su Đăng người ta lại dùng muối,…
Khi sự phân công xã hội ngày càng lớn hơn, công nghiệp bắt đầu tách rakhỏi nông nghiệp, vai trò của tiền tệ được chuyển dần sang kim loại Cuối cùngcủa thời kì này người ta đã chọn vàng đóng vai trò của tiền tệ do vàng có nhiềuđặc tính ưu việt hơn so với các hàng hóa khác Tuy vậy khi trình độ sản xuất đượcnâng cao, hàng hóa sản xuất ra ngày mộ nhiều nhưng lượng vàng lại có hạn Dovậy giá trị của vàng ngày càng lớn đến mức khó có thể chia nhỏ để tiến hành việcmua bán bình thường Vì thế cần phải tìm ra một loại hình tiền tệ thay thế vàng.♦ Tiền giấy
Tiếp theo thời đại tiền bằng hàng hóa là thời đại tiền giấy Lúc đầu ngânhàng phát hành ra những tờ giấy bạc là dấu hiệu đại diện cho vàng , các giấy bạcnày được tự do chuyển đổi ra vàng theo luật định Càng về sau thì số lượng giấybạc phát hành ngày càng nhiều hơn so với số vàng dự trữ và nó không còn đượctự do chuyển đổi ra vàng nữa Mầm mống của tiền giấy xuất hiện khá sớm Theonhư lịch sử tiền giấy xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào đời nhà Tống, tại ViệtNam vào đời nhà Trần và Hồ Quý Ly, tại Châu Âu vào thế kỉ 17 Ngày nay thìtiền giấy đã trở nên rất phổ biến và được sử dụng rộng khắp trên toàn thế giới bởichính những thuận tiện của nó so với tiền vàng trước đây Đó là tiền giấy dễ dàngmang theo người, dễ thanh toán hàng hóa dịch vụ, thuận tiện trong việc cất giữcũng như đổi con số trên mặt đồng tiền, và hơn nữa bằng chế độ độc quyền pháthành tiền giấy của Nhà Nước thì tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó.
♦ Tiền ghi sổ
Tiền ghi sổ là những khoản tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng Đó là do hệthống ngân hàng thương mại tạo ra khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng Tiền ghi sổđược thực hiện bằng các bút toán ghi nợ và có trên tài khoản tiền gửi không kì hạncủa khách hàng tại ngân hàng Ngày nay ở các nước phát triển tiền ghi sổ chiếm từ90-95% trong tổng lượng tiền cung ứng So với tiền giấy thì tiền ghi sổ ưu việthơn bởi nó tiết kiệm một cách đáng kể chi phí lưu thông tiền mặt, nó còn nhanhchóng, thuận tiện, an toàn hơn đối với người sử dụng cũng như với ngân hàngtrung ương trong việc điều tiết và quản lý.
♦ Tiền điện tử
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và kỹ thuật số, kèmtheo đó là sự phát triển của công nghệ ngân hàng, các giao dịch thanh toán tiến tớihình thức giao dịch không dùng tiền mặt Tiền điện tử là loại tiền cho phép sử tấtcả các công việc giao dịch bằng giấy tờ được loại bỏ bằng cách chuyển sang hệthống thanh toán chuyển khoản điện tử Hiện nay, quá trình tự động hóa kế toánngân hàng đang diến ra một cách rộng rãi đã làm cho việc cất giữ và lưu chuyểntiền thông qua hệ thống tài khoản được thực hiện một cách dễ dàng Tiền điện tửcó thể nói là loại tiền phát triển nhất trong lịch sử tiền tệ Nó tập trung toàn bộ ưuđiểm của tất cả các hình thức tiềntệ trước đó : nhỏ gọn, lưu trữ tốt, không tốn kémchi phí bảo quản, phát hành Tuy vậy việc phát triển tiền điện tử phải đi đôi với
Trang 9việc phát triển hệ thống cở sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình thanh toán của nómà cụ thể là các cơ sở giao dịch.
1.1.1.2 Thẻ thanh toána/ Khái niệm
Đối với thẻ thanh toán có nhiều cách diển đạt khác nhau để diển tả hếtnhững chức năng, nhiệm vụ của thẻ là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng,dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hay cácmáy rút tiền tự động Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính thườngđược phát hành bởi các ngân hàng.
Thẻ thanh toán là một hình thức của tiền điện tử, là một phương tiện thanhtoán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặcthanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máyđọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/tổ chức tàichính với các điểm thanh toán (Merchant).Nó cho phép thực hiện thanh toánnhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.Việc sử dụng thẻ thanh toán phải trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hoặchạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ Hoá đơnthanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ Cơsở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thôngqua ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ.
Như vậy, sẽ có 3 hoặc 4 thành viên tham gia vào một giao dịch thẻ: Chủ thẻ(Khách hàng), cơ sở chấp nhận thẻ (nơi cung ứng hàng hoá dịch vụ), ngân hàngphát hành, ngân hàng thanh toán.
Tóm lại, thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán mà người sở hữu thẻcó thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ hay rút tiền mặt tự động màkhông cần đem theo tiền mặt.
b/ Cấu tạo của thẻ
Các loại thẻ về cấu tạo thường có đặc điểm chung là: được làm bằng Plastic,có kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế là 5,5 cm x 8,5 cm Thẻ thường dày từ 2-2,5mm Trên thẻ có in các thông số nhận dạng như: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tênvà logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ và ngày hiệu lực (ngày cuốicùng có hiệu lực)… và một số đặc tính khác tuỳ theo quy định của các Tổ chức thẻquốc tế hoặc Hiệp hội phát hành thẻ…
Mặt trước thẻ :
- Biểu tượng : mỗi loại thẻ đều có biểu tượng riêng, mang đặc trưng dễ nhậnbiết (thông thường là logo) của tổ chức phát hành thẻ Đặc điểm này cũnggiúp cho thẻ khó giả mạo hơn.
- Số thẻ : mỗi thẻ có một số nhất định và duy nhất Số thẻ do tổ chức pháthành thẻ quy định và được in dập nổi trên bề mặt thẻ.Số thẻ cũng có trênhóa đơn khi chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ bằng thẻ.
Trang 10- Thời gian có hiệu lực : Là thời hạn mà thẻ được phép lưu hành.Tùy theotừng loại thẻ mà có thể ghi ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ hoặc ngày đầutiên đến ngày cuối cùng được sử dụng thẻ.
- Họ và tên chủ thẻ : Tên của chủ thẻ được in ngay trên bề mặt thẻ Nếu làthẻ cá nhân thì đó là tên của chủ thẻ Nếu là thẻ của tổ chức thì in tên củangười được ủy quyền sử dụng Có một số loại thẻ còn có cả ảnh của ngườicó tên trên thẻ.
- Kí tự an ninh trên thẻ, số mật mã của đợt phát hành : Mỗi loại thẻ luôn cóký hiệu an ninh kèm theo in phía sau của ngày hiệu lực.
Hình thức sơ khai nhất của thẻ là Charg-it, một hệ thống mua bán chịu doJohn Biggins sáng lập năm 1946 Hệ thống này cho phép khách hàng trả tiền chocác giao dịch bán lẻ tại địa phương Các cơ sở chấp nhận thẻ nộp biên lai bán hàngvào ngân hàng của Biggins, ngân hàng sẽ trả tiền cho họ và thu lại tiền từ kháchhàng đã sử dụng Charg-it.
Cũng chính nhờ hệ thống mua bán chịu này mà ngân hàng Franklin NationalBank ở Long Island New York đã cho ra đời loại thẻ tín dụng đầu tiên trên thế giớivào năm 1951.
Trên cơ sở đó vào các năm sau càng có nhiều tổ chức tham gia vào thịtrường thẻ ngân hàng Năm 1959 một số ngân hàng đã cung ứng thêm thẻ tín dụngtuần hoàn Với dịch vụ này khách hàng có thể duy trì số dư trên tài khoản tiền vaycủa mình bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành việc thanh toán hàngtháng Khi đó số tiền phải thanh toán của chủ thẻ sẽ cộng thêm một khoản phí tínhtrên số tiền mà ngân hàng đã cho chủ thẻ vay.
Đến năm 1960 sản phẩm thẻ đầu tiên của Bank Of Americar ra đời với têngọi Bankamericard Loại thẻ này đã thu được thành công lớn và tạo động lực thôithúc các ngân hàng khác khai thác dịch vụ kinh doanh mới mẻ này.
Năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ đã liên kết với nhau thành tổchức Interbank Đây là một tổ chức với chức năng trao đổi đầu mối các thông tinvề giao dịch thẻ.
Trang 11Vào năm 1967, 4 ngân hàng tại bang California của Mỹ đã đổi tên thànhWestern State Bankcard Association (WSBA) Tổ chức này đã cung cấp một loạithẻ là Mastercharge.
Năm 1977 Bankamericard đổi tên thành Visa International Năm 1979 Mastercharge được đổi tên thành Master Card
Từ đó tới nay thẻ ngân hàng không ngừng phát triển và đến nay đã có rấtnhiều loại thẻ với rất nhiều tiện ích đã được phát minh và đưa vào sử dụng rộngrãi Thị trường thẻ ngân hàng ngày nay đang vô cùng sôi động với sự cạnh tranhcủa dịch vụ do rất nhiều ngân hàng cung cấp.
1.1.3 Vai trò của thẻ thanh toán1.1.3.1 Đối với người sử dụng thẻ
♦ Sự linh hoạt và tiện lợi trong thanh toán trong và ngoài nước.
Ưu điểm của thẻ thanh toán là việc sử dụng thuận tiện hơn hẳn so với cácphương thức thanh toán khác Dễ thấy nhất là việc đi du lịch hay công tác nướcngoài, chủ thẻ sẽ không phải chuẩn bị một lượng tiền mặt của nước sẽ đến mà chỉcần có thẻ thanh toán với phạm vi sử dụng trên toàn thế giới Việc ra nước ngoàisẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
♦ Tiết kiệm được thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn.
Sử dụng thẻ thanh toán vô cùng đơn giản Chủ thẻ không cần lên kế hoạchchi tiêu trước, cũng không cần phải trả tiền truớc cho ngân hàng Sử dụng thẻ, chủthẻ được phép chi tiêu trước, trả tiền sau Tài khoản của thẻ chỉ bị ghi nợ khi nàochủ thẻ thực sự chi tiêu và thanh toán bằng thẻ Thêm nữa, tỷ giá khi bạn thanhtoán bằng thẻ cũng thường có lợi hơn so với sử dụng tiền mặt hay séc du lịch Nhưvậy, không những giúp người sử dụng thẻ tiết kiệm tiền, thẻ còn giúp họ tiết tiệmthời gian mua hàng cũng như thời gian chờ làm các thủ tục với séc du lịch hay tiềnmặt, hạn chế được rủi ro.
♦ Khoản tín dụng tự động, tức thời.
Một tiện ích nữa của thẻ thanh toán là khả năng mua hàng không bị gò bó.Dù việc mua bán có được dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là mộtnguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin vay.Như chúng ta đã biết việc đến ngân hàng làm thủ tục xin vay thường làm nhiềungười có tâm lý e ngại Khoản tín dụng tự động giúp khắc phục được vấn đề này.
♦ Bảo vệ người tiêu dùng.
Ở các nước phát triển có luật tín dụng tiêu dùng (chẳng hạn như Luật tíndụng tiêu dùng ở Anh ban hành năm 1974), quy định khách hàng được bảo vệ đốivới những món hàng có giá trị từ 100-15.000 bảng Anh thanh toán bằng thẻ tíndụng Nếu món hàng đó không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chủ thẻ có thẻ yêu cầuđược ngân hàng phát hành thẻ bảo vệ, thậm chí có thể được bồi thường Một sốngân hàng phát hành còn có chế độ bảo hiểm kèm theo: có hàng hoá thay thế hàng
Trang 12bị mất cắp, hư hỏng hay thất lạc, trả tiền bảo hiểm tai nạn hoặc tử vong đối vớihàng hoá hay dịch vụ thanh toán bằng thẻ thanh toán Hơn thế nữa, ngân hàngcũng có chế độ ưu đãi cho chủ thẻ khi sử dụng một số dịch vụ về sức khoẻ (ví dụnhư PPP, BUPA ở Anh), câu lạc bộ hoặc có chế độ thưởng điểm sau mỗi lần sửdụng thẻ và số điểm này có thể cộng dồn lại để đổi lấy một số hàng hoá khác.
♦ Rút tiền mặt
Chức năng này của thẻ thanh toán có lẽ quá phổ biến ở nước ta Chủ thẻ cóthể rút tiền mặt từ các máy ATM và cũng có thể dùng các dịch vụ khác nhưchuyển khoản, xem số dư tài khoản,…
♦ Kiểm soát chi tiêu.
Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểmsoát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán được phí và lãi nếu trảcho mỗi khoản giao dịch.
1.1.3.2 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ♦ Đảm bảo chi trả.
Đối với các đơn vị bán lẻ, thanh toán bằng thẻ tiện lợi hơn rất nhiều so vớithanh toán bằng sec Khi khách hàng thanh toán bằng sec, đơn vị bán hàng sẽ phảiđối mặt với việc sec bị làm giả, số tiền thanh toán sec lớn hơn so với hạn mứcđước đảm bảo hoặc tấm sec đó có thể sẽ bị ngân hàng phát hành từ chối thanhtoán Nhưng với thẻ thanh toán, việc này hoàn toàn dễ dàng, đơn vị chấp nhận thẻsẽ luôn được đảm bảo rằng họ chắc chắn được thanh toán giá trị hàng hóa dịch vụđó.
♦ Tăng doanh số bán hàng hóa, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng.
Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiệnthanh toán nhanh chóng, tiện lợi do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên,doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của đơn vị cũng tăng lên Thẻ thanh toán tạocho cơ sở chấp nhận thẻ một khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ khác.Môi trường văn minh, hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toán thẻ là yếutố quan trong để thu hút khách hàng., đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, các nhàđầu tư.
♦ Nhanh chóng thu hồi vốn.
Khi cơ sở chấp nhận thẻ nộp hóa đơn thanh toán cho ngân hàng thanh toánthì ngay lập tức sẽ được ghi có vào tài khoản Số tiền này có thể được dùng ngayvào việc quay vòng vốn hoặc vào các mục đích khác.
♦ An toàn, bảo đảm.
Giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào tài khoản của cơ sở chấp nhận thẻ, mặcdù chưa được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng ít có nguy cơ bị mất cắp hơn
Trang 13là séc hay tiền mặt Một ngăn kéo đầy séc hay tiền mặt có giá trị lớn sẽ là mục tiêucủa những nhân viên thiếu trung thực và kẻ trộm, nhưng cũng với một số tiền nhưvậy được ghi thành những hóa đơn thì sẽ giảm đi được hầu hết rủi ro vì không thểlấy cắp được.
♦ Nhanh chóng giao dịch với khách hàng.
Việc chi trả tiền hàng hóa dịch vụ bằng tiền mặt, nếu là số lượng lớn thì cơsở chấp nhận thẻ sẽ phải mất thời gian đếm, kiểm tra tiền thật hay giả Trong khiđó thanh toán bằng thẻ chỉ mất 1 giây để quẹt thẻ là xong, đơn giản và tiện lợi hơnrất nhiều.
♦ Tiết kiệm được chi phí bán hàng.
Thanh toán thẻ giúp cơ sở chấp nhận thanh toán giảm đáng kể các chi phícho việc đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính nhờ vậy cũng giảm được chi phíbán hàng.
Điểm bất đồng giữa cơ sở chấp nhận thẻ và ngân hàng là về khoản phí màcơ sở chấp nhận thẻ phải trả cho ngân hàng Dù các máy móc thiết bị thanh toánthẻ được các ngân hàng cung cấp và bảo quản miễn phí, nhưng tuỳ theo quy địnhcủa ngân hàng phát hành, cơ sở chấp nhạn thẻ vẫn phải chịu một khoản phí tínhtrên giá trị giao dịch: Khoảng 1,6% giá trị giao dịch đối với thẻ phát hành ở Anh,3-4% đối với thẻ Amex (ở bất cứ nước nào).Ở Việt Nam thì tỷ lệ phí này dao độngtừ 2,5- 3,6%.
1.1.3.3 Đối với ngân hàng♦ Lợi nhuận từ kinh doanh thẻ.
Lợi nhuận là lợi ích lớn nhất mà thẻ mang lại cho ngân hàng phát hành vàngân hàng thanh toán Thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là: phí cơ sở chấpnhận thẻ, phí sử dụng thẻ (phí thường niên) và lãi suất cho khoản tín dụng mà chủthẻ chậm thanh toán Đó là chưa kể các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng và đầutư kèm theo.
Một lợi ích nữa mà thẻ thanh toán mang lại cho ngân hàng chính là tínnhiệm của khách hàng Khi khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của một ngânhàng thì rất khó để họ thay đổi sang một ngân hàng khác Đó là đặc điểm riêng củangành tài chính Do vậy nếu khách hàng thấy hài lòng về dịch vụ thẻ của một ngânhàng thì sẽ rất trung thành với ngân hàng đó Đây là một lợi ích mang tính lâu dàicủa ngân hàng Ngoài ra lợi nhuận từ kinh doanh thẻ có thể hỗ trợ phần nào chonhững dịch vụ kinh doanh kém hơn của ngân hàng.
♦ Cung cấp dịch vụ ngân hàng toàn cầu.
Nếu là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế thì một ngân hàng nhỏ trên thếgiới cũng có thể cung cấp những dịch vụ giống như các ngân hàng lớn, và vẫn cóthể cạnh tranh mà không phải sợ bất kì đối thủ nào Sau lợi nhuận, khả năng cung
Trang 14cấp dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngânhàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
♦ Hiệu quả cao trong thanh toán.
Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện sốgiao dịch séc, tiền mặt ít hơn Điều này mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích: thựchiện số giao dịch ít hơn, những thông tin thường nhật được cung cấp bởi các tổchức thẻ quốc tế Visa, MasterCard dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợtương ứng vào các tài khoản của khách hàng được nhanh hơn, đơn giản hơn…hoạt động của ngân hàng nhờ vậy cũng hiệu quả hơn.
♦ Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng.
Sự ra đời của thẻ thanh toán đã làm tăng thêm các dịch vụ mà ngân hàngcung cấp, mang đến cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoảmãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Ngoài ra ở các nước phát triển việc đưa vàodịch vụ thẻ còn làm gia tăng thêm các dịch vụ ngân hàng khác như đầu tư hoặcbảo hiểm.
♦ Hiện đại hóa công nghệ.
Đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàngphải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, trang bị thêm trang thiết bị kỹthuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanhtoán, đảm bảo uy tín, sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.
♦ Tăng nguồn vốn cho ngân hàng.
Nhờ có thẻ thanh toán, số lượng tiền gửi của khách hàng để phục vụ thanhtoán thẻ ngày càng lớn hơn Đối với ngân hàng, có thể coi đây như một nguồn vốnbằng tiền đáng kể, là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng.
1.1.3.4 Đối với nền kinh tế và xã hội.
♦ Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nên vaitrò đầu tiên của nó là làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.Ở các nước pháttriển, thanh toán thẻ đã trở thành thói quen và rất phổ biến trong mua bán hànghóa.Việc này đã làm giảm áp lực tiền mặt trong lưu thông đáng kể.
♦ Tăng nhanh khối lượng chu chuyển thanh toán trong nền kinh tế.
Hầu hết mọi giao dich thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều đượcthực hiện và thanh toán trực tuyến (online) vì vậy tốc độ chu chuyển, thanh toánnhanh hơn nhiều so với những giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như:séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ,với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tửthuận tiện, nhanh chóng.
Trang 15♦ Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của Nhà Nước.
Các ngân hàng nhờ vào dịch vụ thẻ có thể kiểm soát được hầu hết các giaodịch, nhờ đó mà tạo nền tảng cho các chính sách quản lý thuế của Nhà Nước, cácchính sách ngoại hối của quốc gia.
♦ Thực hiện biện pháp kích cầu của Nhà Nước.
Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sự dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngânhàng… khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng cườngchi tiêu bằng thẻ Điều này làm cho thẻ trở thành một công cụ hữu hiệu góp phầnthực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước Khuyến khích phát hành, thanh toánthẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng Điều này cũng tạo nên một kênhcung ứng vốn hiệu quả của các ngân hàng thương mại.
♦ Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầutư nước ngoài.
Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với mộtphương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại vănminh, hiện đại hơn Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà đầu tưnước ngoài.
Qua các phân tích ở trên thì thẻ thanh toán thực sự mang lại lợi ích cho tấtcả các bên tham gia Là một phương tiện thanh toán hiện đại, đa tiện ích, thẻ thanhtoán đang ngày càng trở thành một xu hướng mới trong chi trả tiền hàng hóa, dịchvụ Như vậy vai trò của thẻ thanh toán chắc chắn được khẳng định và mở rộng.
1.1.4 Các loại thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại
Tùy theo từng cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau có thể chia thẻ thanhtoán của ngân hàng thương mại thành rất nhiều loại.
1.1.4.1 Theo đặc tính kĩ thuật
- Thẻ băng từ (Magnetic Stripe) là loại thẻ được sản xuất dựa trên từ tính
với một đường băng từ chứa hai rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ Loại thẻnày được sử dụng rất phổ biến.
- Thẻ thông minh (Smart Card) là loại thẻ hiện đại hơn so với thẻ từ vì trên
thẻ thông minh có gắn một con chip điện tử có cấu trúc giống như một máytính hoàn hảo Thẻ có nhiều nhóm với dung lượng của chip khác nhau.
1.1.4.2 Theo tiêu thức chủ thể phát hành
- Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card) là loại thẻ mà ngân hàng
cung cấp cho khách hàng của mình nhằm sử dụng linh hoạt tài khoản củakhách hàng ở mọi lúc mọi nơi.
- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành là loại thẻ du lịch hoặc giải trí
do các tập đoàn kinh doanh lớn trên thế giới phát hành.
Trang 161.1.4.3 Theo tính chất thanh toán thẻ
- Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ được sử dụng khá phổ biến, chủ thẻ
được sử dụng một hạn mức quy định không phải trả lãi nếu chủ thẻ hoàn trảsố tiền này đúng thời hạn Mục đích của số tiền này được sử dụng vào việcmua hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ tín dụng.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card) là loại thẻ có liên quan trực tiếp đến tài khoản
tiền gửi của chủ thẻ Với loại thẻ này, khi chủ thẻ mua hàng hóa dịch ở mộtcơ sở chấp nhận thẻ thì giao dịch sẽ trừ thẳng trực tiếp vào tài khoản củachủ thẻ đồng thời ghi có ngay vào tài khoản của nhà hàng, khách sạn, Cóhai loại thẻ ghi nợ là :
+ Thẻ online : là loại thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được
khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.
+ Thẻ offline là loại thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được
khấu trừ trong tài khoản của chủ thẻ sau vài ngày.
- Thẻ rút tiền mặt (Cash Card) là loại thẻ dung để rút tiền trực tiếp tại các
ngân hang hoặc tại các cây ATM.
1.1.4.4 Theo hạn mức tín dụng
- Thẻ vàng là loại thẻ dành cho những khách hàng có uy tín, có khả năng tài
chính lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn Loại thẻ này có những điểm khácnhau tùy thuộc vào tập quán thương mại, quy định của từng nơi, tuy nhiênchúng đều có cùng một đặc điểm chung là có hạn mức tín dụng lớn hơn sovới các loại thẻ khác.
- Thẻ thường là loại thẻ căn bản nhất, phổ biến đại chúng nhất Hạn mức của
loại thẻ này tùy theo mỗi ngân hang phát hành.
1.1.4.5 Theo phạm vi sử dụng
- Thẻ nội địa là loại thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia
chính vì thể đồng tiền sử dụng trong giao dịch phải là đồng bản tệ của quốcgia đó.Về công dụng loại thẻ này cũng giống như các loại thẻ đã nói ở trên,tuy nhiên hoạt động của nó lại đơn giản hơn do loại thẻ này do một tổ chứchay một ngân hàng điều hành từ khâu phát hành, xử lý trung gian và thanhtoán.
- Thẻ quốc tế là loại thẻ thanh toán được sử dụng trên phạm vi rộng rãi
nhiều quốc gia Nó được hỗ trợ và quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chứctài chính lớn như Amex, JCB, Dinner Club
1.2 Hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Các chủ thể tham gia
1.2.1.1 Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành là thành viên chính thức của các tổ chức thẻ quốc tế,là ngân hàng tiến hành các thủ tục để in thẻ cho khách hàng Ngân hang phát hànhcó trách nhiệm xem xét việc mở thẻ của khách hàng, hướng dẫn khách hàng các
Trang 17thủ tục cần thiết, những quy định đối với chủ thẻ Định kì ngân hang phát hành sẽphải thực hiện sao kê ghi rõ và đầy đủ những giao dịch phát sinh của khách hàngtrong thời gian đó để khấu trừ vào tài khoản hoặc yêu cầu chủ thẻ thanh toán.
1.2.1.2 Ngân hàng thanh toán
Ngân hàng thanh toán là ngân hàng kí trực tiếp hợp đồng đối với đơn vịchấp nhân thẻ, và có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ các chứng từ giao dịch do đơnvị chấp nhận thẻ xuất trình.Ngân hàng thanh toán có thể đồng thời cũng là ngânhàng phát hành.
1.2.1.3 Chủ thẻ
Chủ thẻ là người có tên ghi trên thẻ, được quyền dung thẻ để thanh toánhàng hóa dịch vụ thay cho tiền mặt.Do đó thẻ không được ủy quyền cho ngườikhác sử dụng, chủ thẻ là người duy nhất có thể sử dụng thẻ.Khi thanh toán tiềnhàng hóa dịch vụ cho cơ sở chấp nhận thẻ, chủ thẻ sẽ phải xuất trình thẻ để kiểmtra và lập biên lai thanh toán Ngoài chức năng thanh toán, thẻ có thể được dungđể chuyển khoản, rút tiền mặt tại ngân hàng hoặc tại các cây ATM.
1.2.1.4 Cơ sở chấp nhận thẻ
Cơ sở chấp nhận thẻ là những đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ có kí hợpđồng với ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ Các đơn vị nàythường là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng,…
1.2.1.5 Tổ chức thẻ quốc tế
Tổ chức thẻ quốc tế là tổ chức cho pháp các ngân hàng phát hành thẻ và làmtrung tâm xử lý, cấp phép, thông tin giao dịch, thanh toán của các ngân hang thànhviên trên toàn thế giới Mỗi tổ chức thẻ quốc tế đều có tên trên sản phẩm của mình.Khác với ngân hàng thành viên, tổ chức thẻ quốc tế không có quan hệ trực tiếp vớichủ thẻ hay đơn vị chấp nhận thẻ, mà chỉ cung cấp một mạng lưới viễn thông toàncầu phục vụ cho quy trình thanh toán, cấp phép cho ngân hàng thành viên mộtcách nhanh chóng.
1.2.2 Nghiệp vụ phát hành thẻ
Việc phát hành thẻ phải dựa trên cơ sở luật quốc gia nơi thẻ được pháthành,cụ thể là các quy chế về phát hành thẻ do Ngân Hàng Trung Ương hoặc cơquan quản lý tiền tệ của quốc gia đó ban hành Ngoài ra, việc phát hành thẻ thanhtoán quốc tế còn phải được sự đồng ý của tổ chức thẻ quốc tế thông qua hợp đồngký kết giữa ngân hàng phát hành với các tổ chức thẻ quốc tế, đồng thời tuân thủcác luật lệ và quy định hiện hành của các tổ chức thẻ quốc tế Dựa trên các cơ sởnày, mỗi ngân hàng phát hành sẽ có những quy chế riêng về phát hành thẻ do BanLãnh đạo ngân hàng phát hành quy định.
Khi muốn sử dụng thẻ, khách hàng sẽ phải đến ngân hàng để làm thủ tụcmở thẻ Hiện nay thủ tục mở thẻ của các ngân hàng thường rất đơn giản Khách
Trang 18hàng chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, hộ chiếu cùng vớimột số giấy tờ khác có liên quan đến việc mở thẻ như mã số thuế, bảng kê khailương, nộp thuế thu nhập, giấy thông hành,… tùy vào yêu cầu của từng ngân hàngcũng như tính chất của từng loại thẻ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ từ phía khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm địnhhồ sơ Thẩm định hồ sơ là việc kiểm tra tính chính xác của hồ sơ, thường là lai lịchkhách hàng, tình hình tài chính, các khoản thu nhập thường xuyên, nếu khách hangđã có tài khoản tại ngân hàng thì có thể kiểm tra được lịch sử các giao dịch trướcđây, mối quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Nếu hồ sơ phù hợp thì ngân hàng sẽ tiến hành phân loại khách hàng Đối vớithẻ ghi nợ thì việc phát hành thẻ khá đơn giản vì khách hàng đã có tài khoản tạingân hàng Đối với thẻ tín dụng ngân hàng sẽ phân loại khách hàng để đưa ra mứctín dụng hợp lý.
Nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện do ngân hàng đưa ra, sau khithẩm định hồ sơ và phân loại khách hàng, ngân hàng sẽ giao thẻ cho khách hàng.Trước khi giao thẻ ngân hàng sẽ yêu cầu chủ thẻ kí tên và đăng kí chữ kí mẫu tạingân hàng, đồng thời ấn định và mã hóa mã số cá nhân (mã số PIN) cho chủ thẻ,nhập dữ liệu về chủ thẻ vào tập tin quản lý.
Khi giao thẻ cho khách hàng, ngân hàng sẽ giao luôn số pin, chủ thẻ sẽ đượcquyền đổi lại số pin sau đó Ngân hàng cũng yêu cầu chủ thẻ không để lộ số pincho người khác Nếu mất tiền do để lộ số PIN, chủ thẻ hoàn toàn chịu tráchnhiệm.Thời gian kể từ khi khách hàng có yêu cầu mở thẻ đến lúc hoàn thành thủtục phát hành thẻ không quá 6 ngày.
1.2.3 Nghiệp vụ thanh toán thẻ
Cũng giống như phát hành thẻ, việc thanh toán thẻ cũng phải dựa trên phápluật, quy chế về thẻ của nước sở tại, của ngân hàng phát hành và tổ chức thẻ quốctế.
Ngân hàng phát hành sau khi cấp thẻ cho khách hàng sẽ thông báo tới ngânhàng đại lý và cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.
- Người sử dụng thẻ mua hàng hóa, dịch vụ và giao thẻ cho cơ sở chấp nhậnthẻ.
- Rút tiền ở máy ATM hoặc ở ngân hàng đại lý.
- Trong vòng 10 ngày, cơ sở chấp nhận thẻ nộp biên lai vào ngân hàng đại lýđể đòi tiền.
- Trong vòng 1 ngày, ngân hàng đại lý trả tiền cho cơ sở chấp nhận thẻ.- Ngân hàng đại lý chuyển biên lai để thanh toán, lập bảng kê cho ngân hàng
Trang 19Tại ngân hàng thanh toán, sau khi nhận được hóa đơn và bảng kê, ngân hàngsẽ kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin trên hóa đơn Nếu không có sai xót gì thìngay lập tức ngân hàng thanh toán sẽ ghi nợ tài khoản của mình và ghi có cho tàikhoản của đơn vị chấp nhận thẻ Sau đó ngân hàng thanh toán sẽ tập hợp toàn bộdữ liệu gửi về cho trung tâm xử lý dữ liệu hoặc chuyển toàn bộ hóa đơn chứng từcho ngân hàng mà mình làm đại lý thanh toán.
Tại trung tâm thanh toán, trung tâm tiến hành xem xét các dữ liệu truyền vềvà bù trừ tài khoản của các ngân hàng thành viên.
Tại ngân hàng phát hành, sau khi nhận được dữ liệu từ trung tâm sẽ tiếnhành thanh toán Định kì ngân hàng sẽ lập bảng sao kê và báo cho chủ thẻ chi tiếtnhững khoản chi trong kì và số dư tài khoản.
Quá trình thanh toán thẻ có thể tóm tắt ở sơ đồ sau :
(1) Chủ thẻ xuất trình thẻ cho cơ sở chấp nhận thẻ và yêu cầu thanh toán hànghóa dịch vụ bằng thẻ.
(2) Cơ sở chấp nhận thẻ kiểm tra thẻ và cung cấp hàng hóa dịch vụ cho kháchhàng.
(3) Gửi hóa đơn thanh toán thẻ cho ngân hàng thanh toán
(4) Ngân hàng thanh toán ghi có vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ hoặcngân hàng đại lý
(5) Gửi dữ liệu thanh toán đến tổ chức thẻ quốc tế(6) Ghi có cho ngân hàng thanh toán
(7) Báo nợ cho ngân hàng phát hành(8) Thanh toán nợ cho tổ chức thẻ quốc tế
9100
Trang 20(9) Gửi giấy báo cho chủ thẻ
(10) Thanh toán nợ cho ngân hàng phát hành
1.2.4 Rủi ro trong kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại♦ Đơn xin phát hành thẻ có thông tin giả mạo
Trong quá trình thẩm định hồ sơ của khách hàng, nếu nhân viên ngân hàngkhông cẩn thận, kiểm tra lại mức độ chính xác của các thông tin thì có thể kháchhàng đã khai giả mạo một số thông tin nào đó Việc này rất dễ gay rủi ro cho ngânhàng khi mà đến hạn khách hàng không có khả năng hoặc không thanh toán khoảnnợ đúng hạn.
♦ Thẻ giả
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán hiện đại, áp dụng tiến bộ khoahọc kĩ thuật tiên tiến Cũng chính vì thế mà bọn tội phạm có thể dùng chính côngnghệ để làm giả thẻ ngân hàng, gây tổn thất cho các ngân hàng mà đặc biệt là ngânhàng phát hành vì theo quy định của Tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hànhchịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả mạo có mã số của ngân hàngphát hành Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan đến nhiềunguồn thông tin và nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng.
♦ Thẻ mất cắp, thất lạc
Khi chủ thẻ bị mất cắp thẻ, đặc biệt là khi bị lộ mã pin, nếu chưa kịp thôngbáo cho ngân hàng phát hành thì nguy cơ bị mất tiền trong tài khoản là rất cao.Thẻnày có thể bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để in nổi và mã hoá lại thẻ để thựchiện các giao dịch giả mạo Rủi ro này có thể dẫn đến tổn thất cho cả chủ thẻ vàngân hàng phát hành, thường chiếm tỷ lệ lớn nhất.
♦ Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi
Ngân hàng phát hành gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bịthất lạc hoặc bị đánh cắp trên đường gửi Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ chínhthức lại không hay biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình Trường hợp này, rủiro sẽ do ngân hàng phát hành chịu.
♦ Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng
Đến kỳ phát hành lại thẻ, ngân hàng phát hành nhận được thông báo thayđổi địa chỉ của chủ thẻ Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo đó, thẻđược gửi về địa chỉ mới không phải là địa chỉ của chủ thẻ đích thực, dẫn đến tàikhoản của chủ thẻ bị lợi dụng Việc này sẽ chỉ được phát hiện khi chủ thẻ hỏi ngânhàng phát hành về thẻ mới của mình hoặc khi nhận được sao kê thanh toán nợ chonhững khoản mà mình không hề chi tiêu Rủi ro này chủ thẻ và ngân hàng pháthành cùng phải chịu.
♦ Thẻ bị giả mạo để thanh toán qua thư, điện thoại
Trang 21Trong quá trình cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cơ sở chấp nhận thẻ có thể gặptrường hợp khách hàng mua hàng qua thư hay điện thoại Mặc dù khách hàng đãkê khai đầy đủ thông tin về thẻ như tên chủ thẻ, số thẻ, số tài khoản, ngày có hiệulưc,… Tuy vậy nếu người khai không phải là chủ thẻ, ngân hàng phát hành từ chốiviệc thanh toán thì cơ sở chấp nhận thẻ sẽ phải gánh chịu hoàn toàn rủi ro.
♦ Nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ giả mạo hóa đơn thanh toán thẻ
Khi thực hiện giao dịch, nhân viên của cơ sở chấp nhận thẻ cố tình in ranhiều bộ hoá đơn thanh toán cho một giao dịch nhưng chỉ đưa cho chủ thẻ ký vàomột bộ hoá đơn Các hoá đơn còn lại sẽ bị giả mạo chữ ký của chủ thẻ để thu đòitiền từ ngân hàng thanh toán.
♦ Tạo ra băng từ giả
Rủi ro này thường xảy ra khi các tổ chức tội phạm dùng các thiết bị chuyêndụng thu thập thông tin thẻ trên băng từ của thẻ thật Sau đó, chúng sử dụng cácthiết bị riêng để mã hoá và in tạo các băng từ trên thẻ giả và thực hiện các giaodịch giả mạo Loại giả mạo dựa vào kỹ thuật cao này rất đang phát triển tại cácnước tiến tiến gây ra thiệt hại cho chủ thẻ, ngân hàng phát hành và ngân hàngthanh toán.
1.2.5 Thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay
Thẻ thanh toán chính thức ra đời vào năm 1949 tại Hoa Kỳ Từ đó đến nay,thẻ thanh toán trở thành một hình thức giao dịch phổ biến tại một số các nước pháttriển như Hoa Kỳ, Nhật, Liên minh Châu Âu…đóng góp của nó trong sự phát triểnkinh tế của quốc gia là rất quan trọng.
Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam khá ổn định,chúng ta là một trong những nước sớm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế Hơnnữa với một quốc gia hơn 86 triệu dân thì tiềm năng về thẻ thanh toán là rất lớn.Từkhi áp dụng trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ ATM thì số lượngnhững người sử dụng thẻ đã tăng lên đáng kể
Kinh tế Việt Nam phát triển năm sau cao hơn năm trước 7 – 8% trong nhiềunăm liên tục kể từ 2006, trình độ công nghệ thông tin của Việt Nam ngày càngphát triển, bên cạnh đó, còn học hỏi được từ các chuyên gia từ nước ngoài, có trìnhđộ và chuyên môn cao đủ sức để bảo mật tài khoản cho khách hàng trong tươnglai Đi đôi với sự phát triển ấy là hệ thống ngân hàng phát triển vượt bậc, nhiều chinhánh ngân hàng được mọc lên khắp nơi, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanhnghiệp Những năm gần đây, một số nhà cung cấp dịch vụ đã hợp tác với các ngânhàng triển khai các dịch vụ thanh toán qua thẻ.
Từ năm 1993, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam mới xuất hiện những sảnphẩm thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sựphát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam: 20 ngân hàng thương mại pháthành Thẻ nội địa, trong đó có 8 ngân hàng thương mại phát hành Thẻ Quốc tế, sốlượng thẻ phát hành năm 2008 xấp xỉ 3,5 triệu thẻ (trong đó thẻ nội địa là 3 triệu
Trang 22thẻ và thẻ quốc tế là 0,5 triệu thẻ); tổng số lượng máy ATM đến thời điểm nàytrong toàn hệ thống là 2.600 máy ATM, 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ(POS) Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/năm, với các sản phẩm ngàycàng phong phú đa dạng
Sư kết hợp giữa các ngân hàng với nhau trong việc mở rộng mạng lưới cácmáy ATM, POS, các kết nối thanh toán song phương giúp cho việc chuyển khoảnliên ngân hàng được thuận tiện hơn rất nhiều.Thêm vào đó, các giao dịch chuyểnkhoản liên ngân hàng là rất tốn kém, cả về thời gian và lệ phí Việc các ngân hàngphát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet banking, homebanking) sẽ rút ngắn khoảng cách giữa người dùng và mỗi ngân hàng Tuy nhiên,một hạn chế căn bản vẫn tồn tại, đó là việc các giao dịch thanh toán (Ví dụ bằngchuyển khoản qua internet banking) chưa được tích hợp với các giao dịch mua bánhàng hóa, dịch vụ và các ngân hàng chưa kết nối được với nhau trong các hoạtđộng thanh toán qua internet banking hay home banking.
Qua đây chúng ta thấy được sự cần thiết của việc phát triển thị trường thẻthanh toán đem lại rất nhiều sự thuận tiện cho khách hàng cũng nhu các nhà cungcấp Các ngân hàng có cơ hội tiếp xúc với nguồn vốn huy động giá rẻ thông quaphát triển các loại hình dịch vụ ATM, hay thẻ thanh toán trên đất nước Việt Nam.Trong một tương lai gần, chắc chắn con số này sẽ tăng nhanh hơn nữa khi nhữnghinh thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phát triển mạnh hơn trong thị trườngViệt Nam.
Bên cạnh đó, thị trường thẻ thanh toán phát triển mạnh hơn khi các ngânhàng cải tiến những hình thức dịch vụ của mình Như việc ngân hàng Đông Á chophép gởi tiền trực tiếp từ máy ATM hay các dịch vụ mà thẻ ngân hàng mang lạicho chủ thẻ ngày càng đa dạng hơn(in sao kê, chuyển tiền, gởi tiền…).
Các bước phát triển của thẻ thanh toán có thể kể đến những bước chính sau: Năm 1990, Ngân hàng Pháp BFCE và ngân hàng Ngoại thương Việt Namkí kết hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa, mở đầu cho sự gia nhập thẻ thanh toánvào thị trường Việt Nam Ngân hàng Ngoại Thương, Sài Gòn Thương Tín cũngliên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán.
Năm 1995 cùng với Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM, Ngân hàng Thươngmại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng Liên doanh First-Vina-Bank và Ngân hàngThương mại Cổ phần Eximbank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Namcho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.
Năm 1996, Ngân hàng Ngoại thương trở thành thành viên chính thức của tổchức Visa International Tiếp sau đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Côngthương Việt Nam, trong đó Ngân hàng Ngoại thương và Á Châu thực hiện thanhtoán trực tiếp với tổ chức này.
Việc phát hành thẻ và triển khai phát triển thẻ trên quy mô lớn gặp rất nhiềukhó khăn, còn bị giới hạn nhiều về cơ sở pháp lý, điều kiện kinh tế, kỹ thuật, hạtầng….chỉ dừng lại ở mức phát hành thẻ thí điểm, giữa nội bộ các ngân hàng pháthành và chủ thẻ Theo Ngân hàng Nhà Nước, dich vụ thẻ đã phát triển nhanhchóng trong những năm gần đây, 150-300% /năm.Trong đó thẻ ghi nợ nội địa
Trang 23(ATM) chiếm 93.87% tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế với 3.65%, thẻ tín dụng quốctế chiếm 2.22% và thẻ tín dụng nội địa chiếm 0.31% trong số các loại thẻ do cácngân hàng, các tổ chức phát hành, tạo một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngânhàng Tại Việt Nam có khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% làthương hiệu thẻ nội địa
Kể từ năm 2006, 2007 thị trường thẻ Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn do ViệtNam chính thức gia nhập vào tổ chức kinh tế thể giới WTO Nguồn vốn đầu tưnước ngoài liên tục tăng mạnh, các nhà đầu tư nước ngoài kí kết hợp đồng ngàycàng nhiều, các tổ chức
Tuy vậy mọi người mới chỉ sử dụng thẻ như một công cụ để rút tiền, việc sửdụng thẻ chưa làm giảm được lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế Thẻ mớichỉ phát huy được một phần ích lợi của mình.Để thẻ thanh toán trở thành một thóiquen trong mua bán hàng hóa dịch vụ thì các dịch vụ thẻ do ngân hàng cung cấpphải cải thiện hơn nữa về chất lượng lẫn số lượng.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngânhàng thương mại
1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh thẻ1.3.1.1 Số lượng thẻ phát hành
Số lượng thẻ phát hành là số lượng thẻ do ngân hàng phát hành trong mộtthời gian nhất định.Chỉ tiêu này chỉ phán ánh về mặt số lượng mà không đề cậpđến chất lượng thẻ Thông thường đây là chỉ tiêu khá dễ để đạt đươc, các ngânhàng thường áp dụng các chương trình khuyến mãi, làm thẻ miễn phí để thu hút sốlượng lớn người làm thẻ.
1.3.1.2 Thu nhập từ hoạt động phát hành thẻ
Doanh số của việc phát hành thẻ sau khi trừ đi các chi phí phát hành chính làthu nhập từ phát hành thẻ Nói khác đi chỉ tiêu này chính là lợi nhuận ngân hàngthu được từ việc phát hành thẻ.Những khoản thu từ việc phát hành thường baogồm : phí thường niên mà chủ thẻ phải trả, lãi suất cho khoản tín dụng thẻ, phíchậm trả, phí interchange phí thu rút tiền mặt và một số khoản phí khác… thể hiệntrong báo cáo thu nhập của phòng quản lý thẻ.
1.3.1.3 Doanh số thanh toán thẻ
Doanh số thanh toán thẻ là tổng các khoản thu từ việc thanh toán thẻ củangân hàng thương mại Khoản thu này có khi ngân hàng làm vai trò của một ngânhàng thanh toán.Các khoản thu này chủ yếu là từ hoạt động thanh toán là khoảnphí mà các cơ sở chấp nhận thẻ hoặc các điểm ứng tiền mặt trả cho ngân hàngthanh toán tính trên tỷ lệ % giá trị giao dịch Khoản phí này ngân hàng thanh toánsẽ nhận được từ ngân hàng phát hành sau khi trừ đi giá trị giao dịch mà ngân hàngthanh toán ứng trước cho cơ sở chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt Trước khi Hiệphội các ngân hàng thanh toán thẻ ra đời, một số ngân hàng nước ngoài thường cốtình hạ thấp phí nhằm tăng tính cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, gây ra nhiều khó
Trang 24khăn cho các ngân hàng trong nước Sau khi ra đời, để giải quyết vấn đề trên, Hiệphội các ngân hàng thanh toán thẻ quy định giới hạn cho tỷ lệ phí này, buộc cácngân hàng tham gia thanh toán thẻ phải tuân theo.
1.3.1.4 Thu nhập từ thanh toán thẻ
Thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ là lợi nhuận mà ngân hàng thu được từviệc thanh toán thẻ,và bằng doanh số thanh toán thẻ trừ đi các chi phí thanh toánthẻ như phí thành viên, phí Interchange phải trả, các loại phí khác.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh thẻ1.3.2.1 Nhân tố khách quan
♦ Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng của người dân
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường thẻ Một thị trường màngười dân chỉ quen thanh toán bằng tiền mặt sẽ không tạo điều kiện cho thẻ ngânhàng phát triển Đó cũng là lý do tại sao các thẻ ATM hiện nay ở Việt Nam hầunhư mới chỉ có chức năng rút tiền mặt là được sử dụng nhiều nhất.
Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển của thị trườngthẻ Nếu trình độ dân trí cao, nhận thức của người dân được nâng lên, mọi ngườihiểu được sự đa tiện ích của thẻ thanh toán thì việc đưa thẻ thanh toán trở thànhthói quen tiêu dùng là vấn đề không khó.
♦ Thu nhập của người dùng thẻ
Một yếu tố tác động nữa tới thẻ ngân hàng là thu nhập của người sử dụngthẻ Khi thu nhập ở mức độ thấp, mọi người sẽ không nghĩ tới việc thanh toánbằng thẻ Nhưng khi họ có nhiều tiền, để đáp ứng được nhu cầu mua sắm nhanh,thuận tiện với độ thỏa dụng tối đa thì chi tiêu bằng tiền mặt không thể đáp ứngđược điều đó.Thẻ thanh toán là phương tiện hữu hiệu nhất đáp ứng nhu cầu nàycủa họ Mặt khác, chỉ có một mức thu nhập khá cao và ổn định mới có thể đáp ứngđược những điều kiện của ngân hàng khi phát hành thẻ Khi thu nhập thấp, dùkhách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng cũng khó có thể đáp ứng được.
♦ Môi trường pháp lý
Môi trường được xem là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triểncủa thẻ Một môi trường pháp lý hoàn thiện, chặt chẽ, đầy đủ hiệu lực mới có thểđảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia phát hành, thanh toán, sử dụngthẻ.
♦ Môi trường công nghệ
Thanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại Nếu hệ thống máymóc này có trục trặc thì sẽ gây ách tắc trong toàn hệ thống Vì vậy, đã đưa ra dịchvụ thẻ, ngân hàng phải đảm bảo một công nghệ thanh toán hiện đại theo kịp yêucầu của thế giới.Hơn nữa, chỉ khi có trình độ kỹ thuật cao thì việc vận hành, bảo
Trang 25dưỡng, duy trì hệ thống máy móc phục vụ phát hành, thanh toán thẻ mới có hiệuquả, giảm giá thành dịch vụ, từ đó thu hút thêm người sử dụng nó.
♦ Môi trường cạnh tranh
Đây là yếu tố quyết định đến việc mở rộng và thu hẹp thị phần của một ngânhàng khi tham gia vào thị trường thẻ Nếu trên thị trường chỉ có một ngân hàngcung cấp dịch vụ thẻ thì ngân hàng đó sẽ có được lợi thế độc quyền nhưng giá phílại có thể rất cao và thị trường khó trở nên sôi động Nhưng khi nhiều ngân hàngtham gia vào thị trường, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì sẽ góp phần pháttriển đa dạng hóa dịch vụ, giảm phí phát hành và thanh toán thẻ.
1.3.2.2 Nhân tố chủ quan
♦ Trình độ của đội ngũ nhân viên làm công tác thẻ
Chính sách đào tạo nhân lực luôn là một chính sách được chú trọng trongcác ngân hàng thương mại Một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm, có tráchnhiệm, có thái độ phục vụ niềm nở, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi sẽ tạođược ấn tượng tốt cho khách hàng Từ đó làm tăng uy tín của ngân hàng trên thịtrường Đối với việc kinh doanh thẻ - một phương tiện thanh toán áp dụng côngnghệ hiện đại thì vấn đề đào tạo nhân viên cho phù hợp lại càng quan trọng hơn.
♦ Tiềm lực kinh tế và trình độ công nghệ của ngân hàng thanh toán thẻ.
Để việc thanh toán thẻ được vận hành tốt thì vấn đề cải tiến máy móc trangthiết bị là vấn đề then chốt.Vì vậy để phát triển thị trường thẻ, các ngân hàng cầnđầu tư máy móc mới hiện đại, thường xuyên tiến hành duy tu bảo dưỡng máy móc,kiểm tra định kì.
♦ Định hướng phát triển của ngân hàng.
Định hướng phát triển của ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới chiến lược kinhdoanh của ngân hàng đó trong từng thời kì nhất định Việc ưu tiên, chú trọng hơnvề vấn đề nào được ban giám đốc ngân hàng đặt ra trong từng giai đoạn phát triểnkhác nhau Nếu một ngân hàng có định hướng phát triển dịch vụ thẻ thì phải xâydựng cho mình các kế hoạch, chiến lược marketing phù hợp, tham gia khảo sát cácđối tượng khách hàng mục tiêu, tìm mọi cách để nâng cao tính tiện ích của thẻcũng như sự thuận lợi cho người sử dụng thẻ thì ngân hàng đó sẽ có thể mở rộngvà phát triển việc kinh doanh thẻ một cách bền vững và ổn định.
Trang 26CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTHẺ FLEXICARD CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU
PETROLIMEX (PG BANK)
2.1 Một vài nét cơ bản về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầuPetrolimex
2.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex
Tiền thân của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (gọi tắtlà PG Bank) là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Ngân hàng Đồng ThápMười được phép hoạt động theo Giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13 tháng 11 năm1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước cấp với số vốn điều lệ ban đầu là700.000.000đ (bảy trăm triệu đồng); phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh ĐồngTháp Sau 10 năm hoạt động, bộ máy tổ chức của Ngân hàng đã không ngừngđược củng cố, Ngân hàng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, nợ quá hạn thấp,kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi chia cho cổ đông; vốn điều lệ đạt 5.000triệu đồng (tăng 7 lần so với vốn điều lệ ban đầu).
Thực hiện phương án tái cấu trúc cơ cấu hoạt động ngân hàng tháng 7 năm2005, Ngân hàng Đồng Tháp Mười đã mời thêm các cổ đông mới tham gia, tăngvốn điều lệ lên 90 tỷ đồng, trong đó có các cổ đông lớn có tiềm lực tài chính vàkinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như Tổng Công ty Xăng dầu ViệtNam (PETROLIMEX), Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).Với sự thamgia của các cổ đông lớn, hoạt động của ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tíchcực, tháng 9 năm 2006 Ngân hàng tăng vốn lên 200 tỷ đồng, tổng tài sản của PGBank tại thời điểm 31/12/2006 đạt 1.187 tỷ đồng, tổng dư nợ 801 tỷ đồng, tổngdoanh thu năm 2006 đạt 69 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 17,49 tỷ đồng.Ngânhàng đã cùng với một tổ chức tư vấn nước ngoài hoàn thiện chiến lược phát triểndài hạn Đồng thời, ngân hàng cũng lựa chọn và triển khai phần mềm ngân hànglõi (Core banking) của hàng IFLEX, một trong những phần mềm ngân hàng hiệnđại nhất hiện nay.
Tháng 3 năm 2007, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép chuyểnđổi thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ-NHNN ngày12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ - NHNN ngày 08/02/2007.Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) sẽđược phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ cácnghiệp vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.
Ngày 26 tháng 6 năm 2007, PG Bank chính thức khai trương chi nhánh tạiHà Nội Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc thamgia của PG bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế
Trang 27trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộngcác chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.Là chi nhánh đầu tiên của PGBank nên chi nhánh Hà Nội được coi là một chi nhánh quan trọng,có ý nghĩa rấtlớn trong quá trình phát triển của PG Bank.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phầnxăng dầu Petrolimex trong những năm gần đây
2.1.2.1 Tình hình nguồn vốn
● Quy mô vốn tăng mạnh, cơ cấu vốn khá đa dạng và an toàn
Kể từ khi chuyển đổi thành ngân hàng đô thị từ năm 2007, quy mô tổng tàisản của PG Bank tăng mạnh qua các năm Tổng tài sản năm 2006 chỉ đạt 1186 tỷđồng nhưng đã tăng lên đến 4681 tỷ đồng trong năm 2007, tương đương tăng gần300% Năm 2008, tổng tài sản đạt 6184 tỷ đồng Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2009,tổng tài sản đã lên đến 12489 tỷ đồng, tăng 6305 tỷ đồng, gấp 2 lần so với đầunăm và đạt mức 10577 tỷ đồng tại ngày 31/12/2009.
Bảng quy mô tổng tài sản PG Bank qua các năm
Đơn vị : tỷ đồngNăm 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Bảng tình hình nguồn vốn của PG Bank qua các năm
Trang 28● Vốn chủ sở hữu
PG Bank luôn duy trì tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn ở mức hợplý, khoảng 10% tổng nguồn tại 31/12/2009 Vốn điều lệ của PG Bank đáp ứng đầyđủ theo nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định vềmức vốn pháp định của các Tổ chức tín dụng Vốn chủ sở hữu không ngừng tăngqua các năm nhằm tăng cường khả năng tự chủ về vốn của PG Bank.
Bảng tình hình vốn chủ sở hữu PG Bank qua các năm
Trang 29Đơn vị : tỷ đồng
Theo số liệu của báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2006,2007,2008,2009thì năm 2006 hệ số CAR là: 25% ; 2007 giảm còn 20%, 2008 tăng lên 30% (doviệc tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng vào cuối năm) và đến31/12/2009 giảm xuống mức hợp lý 13,1% Việc giảm hệ số CAR nhưng vẫn duytrì ở mức hợp lý đã thể hiện hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao nhưng an toànvốn vẫn được đảm bảo.
Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của PG Bank
CAR (PG Bank)QĐ 457/NHNNTiêu chuẩn Basel 2
● Vốn huy động
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính ở Việt Nam trong nhữngnăm gần đây đã tạo cho PG Bank nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.PG Bank đã không ngừng cơ cấu nguồn huy động ở mức hợp lý và hiệu quả trongtừng thời kỳ khác nhau Nhìn chung, tỷ trọng vốn huy động thị trường 1 đã tăngmạnh và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với huy động thị trường 2 – phù hợp với đặcthù cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Trang 30Trước tình hình cạnh tranh gay gắt cả về quy mô lẫn hình thức huy độnggiữa các định chế tài chính trong hệ thống, PG Bank đã nỗ lực đẩy mạnh hoạtđộng huy động vốn của mình thông qua việc phát triển mạng lưới chi nhánh, cácphòng giao dịch cùng với việc linh hoạt thay đổi lãi suất hấp dẫn, phù hợp chotừng đối tượng khách hàng, cũng như áp dụng các chương trình khuyến mãi và sảnphẩm huy động hấp dẫn Do vậy, quy mô và tỷ trọng tiền gửi huy động từ dân cưvà các Tổ chức kinh tế của PG Bank đã không ngừng tăng mạnh qua các năm theohướng an toàn, đặc biệt trong năm 2009.
Bảng tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế tại PG Bank qua các nămĐơn vị : tỷ đồngNăm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009Tiền gửi của dân
cư và các tổ chứckinh tế
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2006, 2007, 2008, 2009)
Cuối năm 2006, tiền gửi huy động từ dân cư và các Tổ chức kinh tế chỉ đạt394 tỷ đồng, chiếm 33% tổng nguồn nhưng đã tăng mạnh đến 918 tỷ đồng tươngđương tăng 233% lên mức 1312 tỷ đồng trong năm 2007 Năm 2008, mặc dù nềnkinh tế bị khủng hoảng, huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng PG Bank cũnghuy động thêm được 887 tỷ đồng so với đầu năm Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm2009, với chiến lược mở rộng thị trường, đẩy nhanh huy động vốn thị trường 1,PG Bank đã linh hoạt áp dụng các hình thức khuyến mãi, đa dạng các sản phẩmhuy động, do vậy, đã huy động thêm hơn 3623 tỷ đồng tương đương 165% so vớiđầu năm, đẩy khoản mục này lên đến hơn 5822 tỷ đồng, chiếm 47% tổngnguồn.Trong khi đó, theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà Nước, tốc độ tăng trung bìnhvề huy động thị trường này 9 tháng đầu năm của toàn hệ thống chỉ đạt 22.45%.Thực hiện tốt chiến lược mở rộng thị trường, đến 31/12/2009, PG Bank đã huyđộng được 6896 tỷ đồng, tăng 214% so với năm 2008, cao hơn nhiều so với mức37.73% của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trong vốn huy động thì tiền gửi từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọngkhá lớn trong tổng huy động của PG Bank nhưng đã có xu hướng giảm dần Năm2008, tỷ trọng khoản mục này chiếm đến 99.9% tổng huy động tương đương 2199tỷ đồng, nhưng đã giảm dần chỉ còn 64% tổng nguồn tương đương 4435tỷ đồngđến 31/12/2009 Ngược lại, PG Bank đã tích cực khai thác đối tượng đầy tiềmnăng tiền gửi huy động từ dân cư qua việc áp dụng các hình thức huy động hấpdẫn và phát hành thẻ Flexicard Huy động từ dân cư đã tăng rất nhanh trong năm2009 Tiền gửi từ dân cư năm 2008 chỉ đạt 319 triệu đồng nhưng đã tăng lên đến2092 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, chiếm hơn 36% tổng huy động Đến31/12/2009, khoản mục này đã đạt 2461 tỷ đồng.
Trang 31Cơ cấu tiền huy động theo loại hình tại PG Bank 31/12/2009
tiền gửi có kì hạn79%tiền gửi kí quỹ
1%tiền gửi không
kì hạn20%
● Vốn đi vay
Cùng với sự tăng trưởng của tiền gửi huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế,vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác bắt đầu giảm dần tỷ trọng trong tổngnguồn huy động của PG Bank Năm 2006, huy động thị trường 2 chỉ đạt 492 tỷđồng, chiếm 41% tổng nguồn, nhưng đã tăng mạnh lên 2768 tỷ đồng trong năm2007 Năm 2008, huy động từ thị trường này giảm nhẹ xuống 2685 tỷ đồng Saukhi chiếm tỷ trọng khá cao khoảng trên 40% trong các năm trước, đến năm 2009,tỷ trọng khoản mục này đã giảm xuống mức 20% tương đương 2146 tỷ đồng.Việchuy động vốn – cho vay vốn trên thị trường liên ngân hàng là nghiệp vụ tất yếutrong hoạt động của ngân hàng, nó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, điều tiếtvốn và phân tán rủi ro của ngân hàng Nguồn vốn huy động từ thị trường 2 còn lànguồn đảm bảo cho khả năng thanh toán, hỗ trợ hoạt động tín dụng, tạo nguồn lựccho quá trình phát triển của PG Bank Hiện nay, 99,9% vốn huy động từ thị trườngnày của PG Bank là nguồn vốn có kỳ hạn.
● Phát hành giấy tờ có giá
Nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá được xem là nguồn huy độngvốn khá ổn định và hiệu quả trong bối cảnh thị trường tiền tệ đang biến động vớixu hướng lãi suất tăng như hiện nay.Trong năm 2008, PG Bank đã thực hiện 2 đợtphát hành kỳ phiếu với hơn 300 tỷ đồng huy động, kỳ hạn từ 3 - 6 tháng với lãisuất huy động 12,6% - 18,6% Ngoài ra, PG Bank còn phát hành kỳ phiếu cho SSIkỳ hạn 3 tháng và 6 tháng Năm 2008, PG Bank đã phát hành 200 tỷ đồng kỳphiếu kỳ hạn 3 tháng với lãi suất từ 12% - 18%/năm, đến nay, các khoản này đãđáo hạn 9 tháng đầu năm 2009, PG Bank đã phát hành thêm 100 tỷ đồng kỳ phiếukỳ hạn 6 tháng với lãi suất 7,6% và 8,6%/năm, trong đó, có 50 tỷ đồng đã đáo hạnđến 30/9/2009 Đến 31/12/2009, tổng giá trị giấy tờ có giá mà PG Bank phát hànhđạt 50 tỷ đồng.
Trang 322.1.2.2 Tình hình tài sản
● Tài sản tăng trưởng nhanh, an toàn và chất lượng
Bảng tình hình tài sản PG Bank qua các năm
vàng tạiNHNNvà TCTD
3 Cho vaykháchhàng
6 Tài sản
7 Tài sảnkhác
Tổng tài
Theo BCTC đã kiểm toán năm 2006,2007,2008,2009
Các năm qua, cùng với sự tăng trưởng mạnh của nguồn vốn, quy môtổng tài sản cũng đã tăng lên tương ứng Tổng tài sản của PG Bank đang dần đượccơ cấu theo hướng hợp lý, an toàn nhưng hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạnphát triển.Trong năm 2009, có thời điểm tổng tài sản của PG Bank đã đạt đượcmức rất cao, hơn 14000 tỷ đồng.Ngày 31/12/2009, tổng tài sản đạt 10577 tỷ đồng,tăng hơn 71% so với đầu năm.Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của PGBank vẫn là "Cho vay khách hàng" – 58.8%, tiếp theo là "Tiền vàng tại TCTDkhác" – 23.2% Đầu tư chứng khoán giảm từ mức 18.8% năm 2008 xuống còn9.1% vào ngày cuối năm 2009 do PG Bank cơ cấu lại hoạt động đầu tư Cơ cấu tàisản này của PG Bank được xem là hợp lý trong điều kiện môi trường kinh doanhnhư hiện nay và phù hợp với đặc thù chung của ngành ngân hàng ở Việt Nam.
Trang 33Cơ cấu tài sản PG Bank
Tài sản khácTài sản cố định
Góp vốn đầu tư dài hạnChứng khoán đầu tưCho vay khách hàngTiền vàng tại NHNN vàTCTD
Tiền mặt vàng bạc đáquý
● Cho vay khách hàng tăng nhanh, chất lượng tín dụng khá tốt
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độcao Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội tạo đà đưa Việt Nam đạt đượcnhững bước phát triển nhanh và bền vững.Trong bối cảnh đó,PG Bank đã khôngngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, hoànthiện quy trình nghiệp vụ cũng như quy trình quản lý.Dư nợ cho vay khách hàngcủa PG Bank đã tăng mạnh qua các năm, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng.
02000400060008000tỷ đồng
Cho vay khách hàng PG Bank qua các năm
Năm 2006, PG Bank hoạt động với hình thức là ngân hàng nông thôn, dovậy tín dụng là hoạt động chính, mang lại nguồn thu chính nhất của PG Bank.Theo đó, tổng dư nợ tín dụng năm 2006 chiếm đến 67% tổng tài sản, tuy nhiênquy mô ở mức khá khiêm tốn, chỉ đạt 802 tỷ đồng Chuyển đổi mô hình hoạt động,PG Bank đa dạng hóa nguồn đầu tư, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh nhưng vẫn
Trang 34duy trì dư nợ tín dụng ở mức hợp lý Năm 2007, dư nợ tín dụng tăng lên 1918 tỷđồng và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2008 khi đạt mức 2365 tỷ đồng Đến31/12/2009, tổng dư nợ tín dụng của PG Bank đã đạt mức 6267 tỷ đồng, tăng hơn3902 tỷ đồng tương đương 165% so với đầu năm, chiếm 59% tổng tài sản
Về kì hạn của các khoản tín dụng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợcủa PG Bank vẫn là dư nợ với kỳ hạn ngắn,chiếm hơn 65%, trung hạn chiếm 26%và dài hạn chỉ chiếm 9% tổng dư nợ.Cơ cấu này tạo cho PG Bank chủ động hơn vềnguồn cho việc giải ngân các hợp đồng tín dụng.
Bảng chất lượng tín dụng của PG Bank qua các năm
(Theo BCTC đã kiểm toán năm 2006,2007,2008,2009)
Về chất lượng tín dụng,nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) luôn chiếm tỷ trọngcao nhất, từ 96,5% - 99% Các năm qua, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của PG Bankluôn thấp hơn rất nhiều so với quy định của Bộ Tài chính và Ngân hàng NhàNước Cụ thể, trong năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn của PG Bank chỉ đạt 3,84% trongkhi quy định là không vượt quá 5% (Thông tư 49/2004/TT-BTC ngày03/06/2004), tỷ lệ nợ xấu chỉ đạt 0,2% trong khi quy định là không vượt quá 3%(Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/3/2008) Đến 31/12/2009, nợ đủ tiêuchuẩn chiếm hơn 97,93% tổng dư nợ của PG Bank Theo đó, tỷ lệ nợ xấu năm2009 đạt 1,23%, khá thấp hơn mức khống chế 3% của Ngân hàng Nhà Nước Tỷ lệ trích lập dự phòng của PG Bank tiếp tục tăng trong năm 2009 Tínhđến ngày 31/12/2008, PG Bank đã trích dự phòng chung với tỷ lệ 0.28% trên tổngdư nợ cho vay và ứng trước được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4, và đã đạt0.66% trong năm 2009 Tương tự, trong năm 2008, PG Bank trích lập 0.16% trêntổng số dư các khoản bảo lãnh thư tín dụng và cam kết cho vay không hủy ngangvà tỷ lệ này đã tăng mạnh lên mức 1.52% tương đương gần 5 tỷ đồng.
● Tiền gửi liên ngân hàng
Quy mô tiền gửi liên ngân hàng của PG Bank ngày càng tăng nhanh qua cácnăm PG Bank đang cơ cấu khoản mục này theo hướng ít phụ thuộc nhất vào thịtrường liên ngân hàng Đến 31/12/2009, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác củaPG Bank tăng 23% so với đầu năm lên mức 2454 tỷ đồng, chiếm 23.2% tổng tàisản.
● Hoạt động đầu tư
Trang 35Bên cạnh những hoạt động kinh doanh chính, PG Bank cũng đã và đangthực hiện góp vốn đầu tư vào một số công ty, đầu tư trái phiếu, cổ phiếu và kinhdoanh ngoại tệ Trước khi khủng hoảng kinh tế năm 2008 nổ ra, hoạt động đầu tưcủa PG Bank luôn chiếm khoảng 20% tổng tài sản, mang lại nguồn thu đáng kểcho PG Bank Đến năm 2008, PG Bank bắt đầu đánh giá và cơ cấu lại các lĩnh vựcđầu tư và tổng tài sản đầu tư đến 31/12/2009 đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, chiếmkhoảng 9.5% tổng tài sản Chiếm hơn 91% tổng chứng khoán đầu tư tương đương877 tỷ đồng là Trái phiếu, cổ phiếu chỉ có 95 tỷ đồng.
Hiện PG Bank đang thực hiện góp vốn vào một số công ty trong các lĩnhvực chứng khoán, đầu tư,sản xuất, thương mại với tổng vốn góp vào khoảng 38 tỷđồng.
2.1.2.3 Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác
Bên cạnh hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, PG Bank cũngchú trọng phát triển các dịch vụ phi tín dụng như dịch vụ Bảo lãnh nội địa; Thanhtoán; Thanh toán quốc tế, Kinh doanh vàng và ngoại tệ; Dịch vụ kiều hối; Dịch vụthẻ Các hoạt động này nhằm đa dạng hóa dịch vụ của ngân hàng, nâng cao hệ sốan toàn cho vốn kinh doanh.
Về hoạt động bảo lãnh
Bên cạnh các hoạt động bảo lãnh trong nước như bảo lãnh bảo hành, bảolãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn…với tỷ trọng bảolãnh dự thầu là lớn nhất, PG Bank đã bước đầu thực hiện bảo lãnh thanh toán ranước ngoài cho các khách hàng trong nước có nhu cầu Trong những năm tới,cùng với nhu cầu phát triển kinh tế, hoạt động bảo lãnh sẽ ngày càng được chútrọng và là một sản phẩm không thể thiếu trong cơ cấu sản phẩm dịch vụ của Ngânhàng.
Về hoạt động thanh toán quốc tế
Tháng 11/2008, PG Bank được Ngân hàng Nhà Nước cho phép thực hiệncung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế trong và ngoài nước (từ năm 2007 Ngânhàng PG Bank đã tiến hành dịch vụ thanh toán quốc tế thông qua các ngân hàngthương mại quốc doanh: Vietcombank, BIDV) và tham gia hệ thống SWIFT từtháng 11 năm 2008 Đây là những tiền đề quan trọng cho việc phát triển hoạt động