1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội

129 1,3K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định tài chính dự án trong công tác chovay đóng tàu tại Ngân hàng thương mại: 3

1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.1 Khái niệm, các hoạt động chủ yếu của NHTM: 3

1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại: 4

1.1.2.1 Khái niệm, phân loại hoạt động cho vay của NHTM: 4

1.1.2.2 Nội dung, quy trình cơ bản trong hoạt động cho vay của NHTM: 5

1.2 Các vấn đề chung về thẩm định tài chính dự án: 9

1.2.1 Khái niệm, vai trò của dự án: 9

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của dự án: 9

1.2.1.2 Vai trò của dự án: 10

1.2.2 Các phương thức tài trợ cho dự án: 11

1.2.3 Những nội dung cơ bản của thẩm định dự án: 12

1.3 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 121.3.1 Sự cần thiết của TĐ TCDA trong hoạt động cho vay của NHTM: 12

1.3.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án: 14

1.3.2.1 Thẩm định dự toán đầu tư: 14

1.3.2.2 Thẩm định về dòng tiền của dự án 18

1.3.2.3 Xác định lãi suất chiết khấu( LSCK) trong TĐ TCDA 22

1.3.2.4 Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư 23

1.3.3 Các phương pháp TĐ TCDA tại NHTM: 27

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án 31

1.3.4.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư31

Trang 2

chính dự án đầu tư 32

1.4 Những điểm khác biệt khi thẩm định các dự án cho vay mua tàuđể đóng tàu 36

1.4.1 Đặc điểm việc cho vay đóng tàu 36

1.4.2 Những điểm cần lưu ý khi thẩm định tài chính dự án trong hoạtđộng cho vay đóng tàu 39

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóngtàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội 42

2.1 Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc HàNội 42

2.1.1 Quá trình hình thành 42

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Bắc Hà Nội 43

2.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ của BIDV Bắc Hà Nội 44

2.1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh 46

2.1.4.1 Tổng tài sản và tình hình quản lý sử dụng tài sản ở chi nhánh 46

2.1.4.2 Tổng nguồn vốn và tình hình huy động vốn ở chi nhánh Bắc Hà Nội 47

2.1.4.3 Hoạt động tín dụng ở chi nhánh 49

2.1.4.4 Hoạt động dịch vụ 55

2.1.4.5 Kết quả kinh doanh của chi nhánh 56

2.1.5 Đánh giá sơ bộ về tính hình hoạt động của chi nhánh Bắc Hà Nội: 57

2.1.5.1 Những thành công của chi nhánh: 57

2.2.2 Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư: 60

2.2.3 Quy trình TĐ DA đầu tư tại chi nhánh Bắc Hà Nội: 63

Trang 3

2.2.5 Minh họa một quá trình thẩm định TCDA trong một DA cho vay

thi công đóng tàu của chi nhánh 68

2.2.5.1.Thông tin về chủ đầu tư: 68

2.2.5.2 Thông tin về dự án 69

2.2.5.3 Đề nghị vay vốn của khách hàng 70

2.2.5.4 Kết quả thẩm định tài chính của DA: 70

2.2.6 Đánh giá thực trạng TĐ TCDA cho vay đóng tàu tại chi nhánh:.882.2.6.1 Thực trạng cho vay đóng tàu ở chi nhánh: 94

2.2.6.2 Đánh giá hoạt động TĐ TCDA cho vay đóng tàu 99

 Những kết quả đạt được Những hạn chế Nguyên nhânChương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tàichính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Bắc Hà Nội 104

3.1 Định hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian sắp tới: 104

3.1.1 Định hướng chung của Chi nhánh 104

3.1.2 Định hướng trong hoạt động cho vay và công tác thẩm định tàichính dự án đầu tư tại Chi nhánh 105

3.1.3 Định hướng công tác TĐ TCDA cho vay đóng tàu ở chi nhánh:1063.2 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩmđịnh tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh 107

3.2.1 Nâng cao vai trò công tác thẩm định 107

3.2.2 Lựa chọn phương pháp thẩm định dự án đầu tư phù hợp 107

3.2.3 Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án 109

3.2.3.1 Thẩm định kế hoạch vốn đầu tư của dự án 109

3.2.3.2 Xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý đối với từng dự án 110

3.2.3.3 Thẩm định khả năng trả nợ thực tế của dự án 111

Trang 4

khoa học và hiệu quả 113

3.2.5 Giải pháp về con người 114

3.2.6 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và trang thiết bị công nghệ 115

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chínhdự án đầu tư cho vay đóng tàu tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Bắc Hà Nội 117

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 117

3.3.1.1 Đối với Chính phủ 117

3.3.1.2 Đối với các Bộ, Ngành liên quan 118

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 118

Trang 5

 NH ĐT&PT : Ngân hàng đầu tư và phát triển

 TSCĐ : Tài sản cố định DA : Dự án

 TĐ TCDA : Thẩm định tài chính dự án QHKH : Quan hệ khách hàng QLRR : Quản lý rủi ro

 LSCK : Lãi suất chiết khấu

Trang 6

Bàng 2.1: Diễn biến tổng tài sản và cơ cấu tài sản ở chi nhánhBiểu 2.1: Diễn biến tổng tài sản và cho vay

Bảng 2.2: Diễn biến tổng nguồn vốn và huy động vốnBảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn

Bảng 2.4: Thị phần tín dụng của Ngân hàng Biểu 2.2: Diễn biến dư nợ và cấu trúc dư nợBảng 2.5: Phân loại dư nợ theo kỳ hạn

Bảng 2.6: Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tếBảng 2.7: Phân loại dư nợ theo tài sản bảo đảmBảng 2.8: Thống kê nợ xấu, nợ quá hạn

Bảng 2.9: Thống kê phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi roBảng 2.10: Kết quả hoạt động dịch vụ

Biểu 2.3: Diễn biến kết quả thu dịch vụBảng 2.11: Kết quả kinh doanh của chi nhánh

Bảng 2.12: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của DNBảng 2.13: Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệpBảng 2.14: Thông số của DA

Bảng 2.15: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư DABảng 2.16: Doanh thu hoạt động DA

Bảng 2.17: Chi phí hoạt động DABảng 2.18: Bảng tính khấu hao DABảng 2.19: Kế hoạch trả nợ vốn vay DABảng 2.20: Kết quả kinh doanh DA

Bảng 2.21: Ngân lưu DA theo quan điểm ngân hàngBảng 2.22: Khả năng hoàn trả nợ vay

Bảng 2.23: Phân tích độ ổn định hiệu quả DA

Bảng 2.24: Bảng tổng kết hiệu quả TĐ TCDA tại chi nhánh

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau gần 20 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, đángkhích lệ Tăng trưởng cao bình quân trên 6,2%/năm, việc làm, thất nghiệpđược cải thiện, các loại hàng hoá đa dạng và phong phú, đời sống nhân dânngày càng được ổn định và nâng cao rõ rệt.

Diện mạo của nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những biến đổi sâusắc nhờ sự đóng góp của hàng nghìn dự án đầu tư lớn nhỏ đang gấp rút vàogiai đoạn thi công, xây dựng Các dự án đầu tư thường được tài trợ bằngnguồn vốn của các Ngân hàng thương mại.

Đối với các Ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay theo dự án luônlà một trong những hoạt động quan trọng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợvà mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng Song hoạt động này lại tiềm ẩnnguy cơ rủi ro cao nhất cho Ngân hàng Do vậy nâng cao chất lượng thẩmđịnh luôn là mối quan tâm trăn trở của các nhà quản trị ngân hàng và cũng làmối quan tâm của các cán bộ thẩm định yêu nghề

Ý thức được điểu đó, với mong muốn trở thành một cán bộ ngân hàng

tương lai em đã chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dựán cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chinhánh Bắc Hà Nội" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá lý luận về thẩm định tài chính dự án đầu tư NHTM

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự ánđầu tư của NHĐT & PT Bắc Hà Nội.

Trang 8

- Ứng dụng những kỹ thuật phân tích tài chính dự án chung trong mộtngành nghề, dự án cụ thể.

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tàichính dự án đầu tư.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chuyên đề đi sâu nghiên cứu chất lượng thẩm định hiệu quả tài chính dựán cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu từ & Phát triển Bắc Hà Nội.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và phân tích trên cơsở phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử đểphân tích và làm rõ nội dung

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định tài chính dự án trong công táccho vay đóng tàu tại Ngân hàng thương mại:

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án cho vayđóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tàichính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Bắc Hà Nội

Trang 9

Chương 1: Cơ sở lý luận thẩm định tài chính dự án trongcông tác cho vay đóng tàu tại Ngân hàng thương mại:

1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM.1.1.1 Khái niệm, các hoạt động chủ yếu của NHTM:

NH là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế.NH bao gồm nhiều loại như NHTM, NH phát triển, NH đầu tư, NH chínhsách, NH hợp tác….Trong đó NHTM thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quymô tài sản, thị phần và số lượng trong các ngân hàng Cách tiếp cận và địnhnghĩa về NHTM rất đa dạng và phong phú Ở mỗi nước có một cách địnhnghĩa riêng về ngân hàng thương mại Ví dụ: Ở Mỹ: “NHTM là một công tykinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và họat động trong ngànhdịch vụ tài chính”; Ở Pháp: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở nào thườngxuyên nhận tiền của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức kháccác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng haydịch vụ tài chính”; Ở Ấn Độ: “NHTM là cơ sở nhận các khoản kí thác để chovay hay tài trợ và đầu tư” Ở Việt Nam theo “ Luật các tổ chức tín dụng” ngày12 tháng 12 năm 1997: NHTM là loại hình tín dụng được thực hiện toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.

Với các quan điểm khác nhau, có thể có các khái niệm khác nhau vềNHTM Song một cách thận trọng nhất “ NHTM được hiểu là các tổ chức tàichính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính được thực hiện một cáchđa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiệnnhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nàotrong nền kinh tế” Các chức năng cơ bản nhất của NHTM có thể kể đến là

Trang 10

tạo tiền trong lưu thông, tạo phương tiện thanh toán, tập trung vốn và cho vayvốn trong nền kinh tế.

Hoạt động của NHTM rất đa dạng, phong phú:

- Hoạt động huy động vốn: NH nhận tiền gửi tiết kiệm NH là tổ chứcthu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế Hàng triệu cá nhân,hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tạiNH.

- Hoạt động tín dụng

- Hoạt động thanh toán, ngân quỹ

- Các hoạt động khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo quản vật có giá, cungcấp dịch vụ ủy thác và tư vấn, cung cấp môi giới và đầu tư chứng khoán, cungcấp các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp dịch vụ đại lý…

Trong các hoạt động , tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các NHnói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhấttrong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lạirủi ro nhiều nhất Vậy tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng nói chung là quan hệ vay mượn, gồm cả cho vay và đi vay Tuynhiên, khi gắn với chủ thể nhất định như NH thì tín dụng NH chỉ bao hàm

nghĩa là NH cho vay Theo luật các tổ chức tín dụng điều 49 thì quy định: “Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thứccho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuêtài chính và các hình thức khác theo quy định của nhà nước.” Hai hình thức

phổ biến nhất của tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam là cho vay và bảolãnh.

1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại:

Trang 11

1.1.2.1 Khái niệm, phân loại hoạt động cho vay của NHTM:

Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết kháchhàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Cho vay làtài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng Hoạt động cho vay của ngân hàngbao gồm: cho vay thương mại; cho vay tiêu dùng; tài trợ dự án.

 Cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiếtkhấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bánchuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước) Sau đó ngânhàng cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp họ có vốnđể mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

 Cho vay tiêu dung: Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng nhằmthoả mãn nhu cầu cần mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền như nhà cửa, phươngtiện vận chuyển… Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cựccho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vaytiêu dùng tiềm ẩn rủi ro vỡ ợ tương đối cao Nhưng cùng với sự gia tăng thunhập của người dân và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàngtới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng.Phương thức cho vay cóthể là do vay trực tiếp đối với người mua hoặc thông qua tài trợ cho các doanhnghiệp bán lẻ hàng lâu bền, các Công ty xây dựng để các doanh nghiệp nàybán hàng trả góp Ngân hàng có thể tài trợ (hoặc đồng tài trợ) toàn bộ hoặcmột phần giá trị hàng hoá.

 Cho vay tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vayngắn hạn, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ trung,dài hạn như: tài trợ xây dựng nhà máy, phát triển công nghệ cao, đầu tư vàobất động sản… Đối với hầu hết các ngân hàng thương mại, việc tài trợ dự ánđầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ tíndụng và đem lại khoản thu nhập từ lãi đáng kể cho ngân hàng.

Trang 12

1.1.2.2 Nội dung, quy trình cơ bản trong hoạt động cho vay của NHTM:

Quy trình tín dụng trong hình thức cho vay của ngân hàng là tổng hợpcác nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng Đây là mộtquá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trận tựnhất định đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau Qui trình tín dụng tổngquát bao gồm các bước sau:

Bước 1: Ngân hàng tìm kiếm và tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ kháchhàng

Ở giai đoạn này, khách hàng đi vay sẽ lập hồ sơ đề nghị được cấp tíndụng Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng còn phụ thuộc vào qui mô nhu cầu về vốntín dụng của khách hàng Thông thường bộ hồ sơ mà khách hàng gửi đếnngân hàng bao gồm: giấy đề nghị vay vốn, giấy chứng nhận tư cách phápnhân, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khách hàng, dự án,phương thức bảo đảm tiền vay, các giấy tờ có liên quan khác…

Với các nhân viên ngân hàng nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là tiếpxúc và thông báo điều kiện cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể vớinhững mục đích sử dụng vốn đã định Nhân viên ngân hàng còn có tráchnhiệm hướng dẫn cho khách hàng hoàn chỉnh thủ tục giấy tờ đầy đủ trongtrường hợp khách hàng hội đủ các điều kiện cấp tín dụng.

Giai đoạn này được kết thúc bằng hành vi tiếp nhận hồ sơ xin cấp tíndụng của khách hàng Khi tiếp nhận hồ sơ nhân viên ngân hàng phải lập biênnhận giao cho khách hàng trong đó ghi cụ thể loại, số lượng giấy tờ trong hồsơ khi tiếp nhận Sau khi hoàn thiện bộ hồ sơ thì chuyển sang bộ phận phân

tích

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của kháchhàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân

Trang 13

hàng Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thểdẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàngđối với những rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạnchế những rủi ro có thể xảy ra Mặt khác, phân tích tín dụng còn giúp ngânhàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đócó nhận định đúng về thái độ của khách hàng Ở giai đoạn này, nguồn thôngtin làm cơ sở để phân tích bao gồm: hồ sơ đề nghị vay từ giai đoạn mộtchuyển sang; các thông tin bổ sung từ phỏng vấn, hồ sơ lưu trữ…Về phíangân hàng, sẽ tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do cáccá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện Kết thúc giai đoạn này, bộ phậnthẩm định phải có trách nhiệm báo cáo kết quả thẩm định để chuyển sang bộphận có thẩm quyền và quyết định cho vay.

Bước 3: Phê duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng

Trên cơ sở hồ sơ vay vốn của khách hàng, báo cáo thẩm định, tờ trìnhphê duyệt khoản vay, khả năng về nguồn vốn cho vay, các loại hạn mức tíndụng…cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản để đưa ra kết luận: cóđồng ý cho vay hay không, có kèm theo điều kiện bổ sung hay không? Trướckhi kết thúc giai đoạn này, nhà quản trị còn phải tính giá cả, chi phí cho khoảntín dụng nếu được chấp thuận, lượng định những rủi ro có thể xảy ra để dựkiến thu nhập có được từ khoản tín dụng sẽ được cấp.

Kết thúc giai đoạn này được đánh dấu bởi những văn bản thể hiện kếtquả ra quyết định tín dụng.

Bước 4: Giải ngân

Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã camkết theo hợp đồng Cơ sở để ngân hàng thực hiện giải ngân là kế hoạch sửdụng vốn tín dụng đã được nêu trong hợp đồng tín dụng Trên cơ sở nguồnthông tin được cung cấp là quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan, các

Trang 14

chứng từ là cơ sở giải ngân; nhân viên ngân hàng thẩm định các chứng từ theocác điều kiện của hợp đồng tín dụng Kết thúc giai đoạn này ngân hàng sẽchuyển tiền vào tài khoản tiền gởi cho khách hàng hoặc chuyển tiền trả chođơn vị cung cấp.

Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay của khách hàng

Giai đoạn này sẽ được tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giá mức độchấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và kịp thời có các ứng xử thíchhợp Mục tiêu của giám sát tín dụng là kiểm tra việc thực hiện các điều khoảnđã cam kết theo hợp đồng tín dụng, bao gồm: Khách hàng sử dụng vốn cóđúng mục đích hay không?, kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trongquá trình sử dụng vốn tín dụng, theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đãthoản thuận trong hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có nhữngứng xư thích hợp, theo dõi và ghi nhận việc thực hiện qui trình tín dụng củacác bộ phận cá nhân có liên quan tại ngân hàng

Các phương pháp giám sát rất đa dạng như giám sát hoạt động tài khoảncủa khách hàng tại ngân hàng, phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ, viếngthăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh, kiểm tra các bảo đảm tiềnvay, giám sát hoạt động của khách hàng thông qua các mối quan hệ với cácngân hàng khác….

Bước 6: Thu nợ và xử lý nợ có vấn đề

Thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàngđúng hạn và đầy đủ như trong cam kết theo hợp đồng Ngân hàng kiểm soátcác nguồn thu của khách hàng để đảm bảo kế hoạch thu nợ Tuỳ theo tínhchất mà có nhiều phương pháp thu nợ khác nhau: thu nợ gốc và lãi một lần ởkỳ hạn nợ cuối cùng, thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ, thunợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn

Trang 15

Xử lý nợ có vấn đề: Nếu khách hàng không thực hiện việc trả nợ gốc vàlãi theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và theo cam kết trên các giấynhận nợ, có thể xử lý như sau: chuyển nợ quá hạn, trả nợ bằng xử lý tài sảnbảo đảm, khởi kiện trước pháp luật…

Bước 7: Tất toán, tổng kết và lưu trữ hồ sơ khoản vay

Tất toán hoản vay: Ngân hàng chỉ thực hiện tất toán khoản vay khi kháchhàng đã trả hết nợ Sau khi tất toán, cán bộ tín dụng tổng kết khoản vay và lậpbáo cáo tổng kết với nội dung chính: nhận định về khách hàng vay, nhữngkinh nghiệm trong quản lý khoản vay…

Tóm lại, các giai đoạn của qui trình tín dụng có mối tương quan mật thiếtvới nhau, giai đoạn trước là tiền đề để thực hiện các công việc của giai đoạnsau Đổi với những hồ sơ cho vay phức tạp việc trao đổi thông tin và thựchiện các công việc bổ sung giữa các giai đoạn được diễn ra nhiều lần.

1.2 Các vấn đề chung về thẩm định tài chính dự án:1.2.1 Khái niệm, vai trò của dự án:

1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của dự án:

Đầu tư là một hoạt động quan trọng của bất kỳ một tổ chức nào Để tốiđa hóa hiệu quà đầu tư, các hoạt động đầu tư phần lớn đều thực hiện thôngqua dự án Vậy dự án được hiểu như thế nào?

Theo từ điển của Oxford: “Dự án là một chuỗi các sự việc tiếp nối đượcthực hiện trong khoảng thời gian giới hạn và ngân sách được xác định nhằmxác định mục tiêu là đạt được một kết quả duy nhất nhưng được xác định rõ.”Theo định nghĩa của viện quản trị dự án - PMI: “Dự án là một nổ lực nhất thờiđược thưc hiện để tạo ra một sản phẩm hay một dịch vụ độc nhất vô nhị.”Trong “ Quy chế đầu tư và xây dựng” thao Nghị định 52/1999/ NĐ – CP ngày8 tháng 7 năm 1999: “Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến

Trang 16

việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cở sở vật chất nhất địnhnhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng caochất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ theo thời gian xác định( chỉ bao gồmhoạt động đầu tư trực tiếp)

Một cách cô đọng nhất thì : “ Dự án được hiểu là một tập hợp các hoạtđộng đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trongtương lai ý tưởng đã đặt ra(một mục tiêu nhất định) với một nguồn lực vàthời gian xác định.”

Những đặc điểm nổi bật của dự án là: DA không phải một ý tưởng hayphác thảo mà nó còn hàm ý hành động và mục tiêu cụ thể DA phải nhằm đápứng một nhu cầu cụ thể đã được đặt ra và nó luôn tồn tại trong một môitrường không chắc chắn Môi trường triển khai DA thường xuyên biến đổi,chức đựng nhiều yếu tố bất định Thêm vào đó DA lại bị khống chế về thờigian Mọi sự chậm trễ trong DA sẽ làm mất cơ hội phát triển, kéo theo nhữngbất lợi cho nhà đầu tư và nền kinh tế Các nguồn lực của dự án cũng bị ràngbuộc về các mặt vốn, vật tư, nguồn lao động

1.2.1.2 Vai trò của dự án:

Đầu tư là một quá trình hết sức phức tạp, có liên quan, ảnh hưởng đếnnhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, kinh tế và xã hội Để cóthể sử dụng tối đa các nguồn lực một cách hiệu quả nhằm đạt được các mụctiêu của quá trình đầu tư, các chủ đầu tư, các nhà tài trợ và các cơ quan quảnlý Nhà nước cần phải soạn thảo DAĐT Vai trò của DAĐT là rất quan trọng,thể hiện cụ thể sau:

Đối với chủ đầu tư: Dự án luôn là căn cứ quan trọng để quyết định đầutư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư

- Đối với nhà tài trợ (các NHTM): DAĐT là căn cứ quan trọng để các tổchức này xem xét tính khả thi của dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tài

Trang 17

trợ cho dự án hay không, và nếu có tài trợ thì nên tài trợ ở mức độ nào để cóthể hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho nhà tài trợ.

- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: DAĐT là tài liệu quan trọng đểcác cấp có thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư, đồng thời dự án còn làcăn cứ pháp lý quan trọng để toà án giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa cácbên trong quá trình thực hiện dự án.

1.2.2 Các phương thức tài trợ cho dự án:

Các phương thức tài trợ dự án rất đa dạng: DA có thể được tài trợ bằngvốn tự có thông qua phát hành cổ phiếu thường, thặng dư vốn, thu nhập giữlại và phát hành cổ phiếu ưu đãi Hoặc có thể tải trợ dự án bằng vay nợ: vayNH, vay thông qua phát hành trái phiếu Mặt khác có thể tài trợ theo phươngthức kết hợp giữa tài trợ bằng vốn tự có và tài trợ bằng vốn vay Mỗi nguồnvốn cấu thành đều có chi phí riêng của nó, chi phí này được xác định dựa trênphân tích mối quan hệ giữa rủi ro kỳ vọng và lợi tức của tài sản tài chính.Chính vì vậy điều quan trọng là phải xây dựng được một cơ cấu vốn tối ưu –cơ cấu vốn có chi phí bình quân gia quyền thấp nhất để tối đa hóa giá trị DAcủa DN.

Nguồn vốn tín dụng NH là phổ biến và thông dụng nhất với các DA Mặtkhác, các DA thường có vòng đời lâu, từ 5 – 10 năm nên cho vay theo DAthường là cho vay trung và dài hạn Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm,xây dựng tài sản cố định… nhằm thực hiện dự án nhất định, có thể xin vayngân hàng Một trong những yêu cầu của ngân hàng là người vay phải xâydựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiệndự án (sản xuất kinh doanh) Phân tích (và thẩm định) dự án là cơ sở để ngânhàng quyết định phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanhnghiệp.Dự án được xây dựng gồm nhiều mục đích như phân tích thị trường,nguồn nhân lực, địa điểm, công nghệ, quy trình sản xuất, phân tích tài

Trang 18

chính… trong đó phân tích tài chính là mục tiêu quan tâm hàng đầu của ngânhàng.

1.2.3 Những nội dung cơ bản của thẩm định dự án:

Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn không thể tránhkhỏi tính chủ quan của nhà phân tích và lập dự án Do đó, những khiếmkhuyết, lệch lạc tồn tại trong mỗi dự án là lẽ đương nhiên Vì thế, đánh giámột cách chắc chắn hơn tính hợp lý, tính hiệu quả, tính khả thi của dự án cũngnhư quyết định đầu tư thực hiện dự án thì cần phải có một quá trình xem xét,kiểm tra đánh giá lại toàn bộ dự án một cách độc lập so với quá trình soạnthảo dự án Quá trình này chính là quá trình thẩm định dự án đầu tư.Người tathường tiến hành thẩm định dự án trên các mặt chính sau:

- Cơ sở pháp lý, sự cần thiết của dự án- Phương diện kỹ thuật - công nghệ

- Sản phẩm, thị trường và khả năng cạnh tranh của dự án- Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án

- Phương diện môi trường, lợi ích kinh tế - xã hội- Phương diện tài chính của dự án

- Phân tích rủi ro của dự án

- Phương án cho vay và thu nợ đối với dự án

Đối với các NHTM điều ngân hàng quan tâm nhất khi cho vay là doanhnghiệp có khả năng hoàn trả được gốc và lãi không Vì thế khi thẩm định dựán các mặt về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế xã hội…có được xem xét đến nhưngđiểm trọng tâm trong quá trình thẩm định ở NH là thẩm định tài chính dự án.

1.3 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM:1.3.1 Sự cần thiết của TĐ TCDA trong hoạt động cho vay của NHTM:

Trang 19

Thẩm định dự án đầu tư được hiểu một cách chung nhất là: “Việc ràsoát, đánh giá một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dựán trên giác độ của nhà đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, các cánhân.”

Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa khác nhau đối với chủ đầu tư, nhà tàitrợ và đối với các cơ quan quản lý Về phía các NHTM, việc thẩm định dự ánđầu tư, đặc biệt là thẩm định tài chính dự án là rất cần thiết Cụ thể như sau:

 TĐ TCDA giúp các NHTM đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quảvề mặt tài chính của dự án, từ đó xác định được khả năng hoàn vốn của dự án,khả năng trả nợ của nhà đầu tư Trên cơ sở này, các ngân hàng mới đưa raquyết định có tài trợ cho dự án hay không, nếu có thì nên tài trợ ở mức độ nàovề giá trị khoản vay, thời hạn vay, dự kiến tiến độ giải ngân, lãi suất cho vaycách thức thu nợ, các biện pháp đảm bảo tiền vay…

 TĐ TCDA giúp các NH lường trước được các rủi ro có thể xảy ranhư: sự biến động của thị trường đầu vào, sản phẩm đầu ra, các yếu tố vềcông nghệ; các yếu tố về chính sách, môi trường pháp lý… gây ảnh hưởngđến quá trình triển khai thực hiện dự án Từ đó các ngân hàng sẽ có cơ sở đểtham gia góp ý, tư vấn, bổ sung thêm các giải pháp cho chủ đầu tư nhằm hạnchế đến mức thấp nhất mọi rui ro có thể xảy ra.

 Thông qua quá trình thẩm định, các NHTM sẽ có căn cứ để kiểm traviệc sử dụng vốn có đúng mục đích, đúng đối tượng hay không Việc kiểm tranày sẽ được thực hiện trước, trong và sau khi ngân hàng tiến hành giải ngân,góp phần thúc đẩy dự án đầu tư có hiệu quả.

Các khoản vay ở NHTM thường bao gồm vay ngắn hạn, vay trung và dàihạn Việc cho vay các khoản vay ngắn hạn tương đối dễ và đơn giản Cáckhoản cho vay trung và dài hạn thì thường mang lại lợi nhuận lớn nhưng rủiro lại cao Hiện nay, xu hướng chung trong hoạt động cho vay của NHTM là

Trang 20

tiến tới cho vay không có tài sản thế chấp nhiều hơn Đây là một hình thức tínchấp trong hoạt động cho vay Cơ sở tín chấp là uy tín doanh nghiệp và dự ánvay vốn khả thi, có hiệu quả Việc thẩm định dự án nói chung và thẩm địnhtài chính dự án nói riêng vì thế càng trở nên quan trọng Việc TĐ TCDA tốtsẽ giúp các NHTM có những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định cho vay,đầu tư đúng đắn

1.3.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án:

TĐ TCDA bao gồm nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nhau Nhữngnội dung chủ yếu được NHTM chú trọng thẩm định là:

- Thẩm định tổng dự toán vốn đầu tư, các nguồn tài trợ cũng như cácphương thức tài trợ dự án.

- Xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xác định dòng tiền của dựán

- Thẩm định lãi suất chiết khấu

- Thẩm định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính DA- Thẩm định rủi ro của DA.

1.3.2.1 Thẩm định dự toán đầu tư:

Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư:

Một trong những công việc đầu tiên mà NH phải thực hiện trước khi tiếnhành thẩm định tài chính dự án đó là thẩm định tình hình tài chính của chủđầu tư dự án Tình hình tài chính của chủ đầu tư là một trong những yếu tốquan trọng thể hiện sự an toàn về mặt tài chính của dự án Nó được thể hiện ởcác mặt như: năng lực tài chính, tình trạng tín dụng, uy tín tín dụng, khả năngthanh toán, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn chỉmang tính chất hỗ trợ cho quá trình thẩm định, nhưng đây lại là một công tác

Trang 21

rất quan trọng, giúp cán bộ thẩm định tại ngân hàng có được cái nhìn tổng thểvề hiện trạng và triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường Tình hình tàichính của chủ đầu tư rõ ràng, minh bạch sẽ bước đầu tạo được lòng tin đối vớingân hàng Về phía NHTM, họ sẽ coi đó như là nguồn hậu thuẫn mạnh mẽ, làsự đảm bảo vô hình cho dự án trong trường hợp nếu dự án thực hiện dở dang,nguồn thu tự dự án không đủ khả năng trả nợ.

Vấn đề mấu chốt trong quá trình thẩm định tình hình tài chính của chủđầu tư là nguồn thông tin ngân hàng thu thập được phải đảm bảo tính kháchquan chính xác và đáng tin cậy Để thực hiện được điều này cán bộ thẩm địnhkhông những thu thập thông tin từ chính chủ đầu tư, mà còn từ các phươngtiện thông tin đại chúng, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp có quan hệvới doanh nghiệp chủ đầu tư….

Thẩm định vốn đầu tư của dự án

Việc thẩm định vốn đầu tư là một trong những nội dung rất quan trọngcủa thẩm định tài chính dự án Ngân hàng không chỉ thực hiện thẩm định vềvốn, tổng vốn đầu tư của dự án mà còn đi sâu phân tích, xem xét cơ cấunguồn vốn, khả năng đảm bảo nguồn vốn và nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độthực hiện dự án.

 Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án:

Trên thực tế, đối với các dự án chưa được thẩm định một cách kỹ lưỡng,khi thực hiện thường không tránh khỏi tình trạng vốn đầu tư tăng lên hoặcgiảm đi quá lớn so với dự kiến, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnhhưởng đến hiệuq ủa và khả năng trả nợ của dự án Vì vậy, mục đích của việcthẩm định tổng vốn đầu tư là nhằm xác định tổng vón đầu tư sát với thực tế,tạo cơ sở tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.Tổng mức vốn đầu tư của dự án là giá trị toàn bộ số tiền và tài sản cần thiết đểlập và đưa dự án vào hoạt động.

Trang 22

- Nhu cầu vốn cố định bao gồm:

+ Chi phí điều tra, khảo sát để lập, trình duyệt dự án, chi phí tư vấn, thiếtkế dự án, chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng….

+ Chi phí xây dựng lắp đặt nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng+ Chi phí mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải

+ Chi phí khác: tuyên truyền quảng cáo, trả lãi vay ngân hàng trong thờigian thi công, các chi phí để hoạt động ban đầu…

- Nhu cầu vốn lưu động:

Vốn đầu tư vào tài sản lưu động ban đầu là giá trị các tài sản lưu độngban đầu cần thiết để đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt động bình thườngtheo các điều kiện kinh tế - kỹ thuật dự tính.Bao gồm:

+ Dự trữ hàng hoá: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồnkho.

+ Dự trữ tiền mặt, các khoản phải thu và trả trước.

Ngân hàng căn cứ vào tốc độ chu chuyển vốn lưu động hàng năm củachủ đầu tư, dự án các doanh nghiệp cùng ngành nghề dự án và khả năng tựchủ vốn lưu động của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động và chi phívốn lưu động hàng năm.

Tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa nhằm đạt được mục tiêu củaDA và được xác định trong quyết định đầu tư Việc thẩm định tổng dự toánđầu tư phải đảm bảo rằng toàn bộ thiết kế của DA với mức chi phí trong tổngdự toán là trọng tâm các nguồn tài chính của chủ đầu tư, tổng dự toán phảiđảm bảo được lập theo đúng quy định Sau đó, cần phải TĐ giá trị dự toánmột cách chi tiết cho từng khoản mục nhỏ Từng khoản mục này phải được

Trang 23

thẩm định trên cơ sở tính toán theo đúng khối lượng, theo thiết kế, định mức,đơn giá xây dựng cơ bản hoặc đơn giá xây dựng công trình

Cuối cùng cần thẩm định giá trị quyết toán vốn đầu tư Giá trị quyết toánvốn đầu tư của DA là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trìnhđầu tư nhằm đạt được mục tiêu của DA Trong thanh toán vốn đầu tư phảiluôn đảm bảo nguyên tắc:

TMĐT> GTDT > GQTTrong đó: TMĐT : Tổng mức vốn đầu tư

GTDT : Giá trị tổng dự toán công trình GQT : Giá trị quyết toán công trình

Đối với các DA đầu tư kéo dài nhiều năm, khi quyết toán chủ đầu tưphải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về giá tại thời điểm bàn giao đưa vàovận hành đêt xác định giá trị TSCĐ mới tăng và giá trị tài sản bàn giao.

Trong quá trình thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án, công việc của cánbộ thẩm định tại ngân hàng là phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dựán đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoảncần thiết chưa, cần xem xét đến các yếu tố làm tăng chi phí như trượt giá, phátsinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sửdụng ngoại tệ….

Sau khi xác định được tổng vốn đầu tư thì cần xác định được nhu cầuvốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án.Cán bộ thẩm định tại ngân hàng cầnphải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từnggiai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không Khả năng đáp ứng nhu cầu vốntrong từng giai đoạn thực hiện dự án để tham gia trong từng giai đoạn có hợplý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.Việc xácđịnh tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn sẽ làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giảingân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.

Trang 24

Thẩm định về cơ cấu nguồn vốn của dự án

Có rất nhiều phương thức tài trợ cho DA Mỗi một phương thức đều cónhững đặc trưng, lợi thế cũng như bất lợi riêng cho các chủ đầu tư, chi phốiviệc TĐ TCDA Một dự án thường được tài trợ từ các nguồn sau:

- Vốn tự có: để xác định nguồn vốn tự có của chủ đầu tư dự án, các ngânhàng cần phải phân tích, xem xét tình hình tài chính cũng như tình hình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ đầu tư ít nhất là trong hai năm gầnnhất.

- Vốn từ ngân sách Nhà nước: đây là nguồn có tính an toàn cao, thườngchỉ được cấp cho các doanh nghiệp quốc doanh mà sản phẩm của doanhnghiệp mang tính chiến lược đối với nền kinh tế.

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư đã được duyệt, thông qua việc xem xétquy mô các nguồn tài trợ, ngân hàng sẽ xác định được số vốn còn thiếu vàmức độ cho vay đối với dự án Trong trường hợp các ngân hàng tham gia hơpvốn để cho vay thì các yếu tố về nguồn tài trợ phải được tất cả các ngân hàngđồng tài trợ cùng xem xét, bàn bạc rồi mới đi đến quyết định thống nhất.

1.3.2.2 Thẩm định về dòng tiền của dự án.

Thẩm định về doanh thu của dự án:

Trang 25

Doanh thu từ hoạt động của dự án được tính hàng năm và bao gồm cáckhoản:

- Doanh thu từ sản phẩm chính, từ sản phẩm phụ, từ thứ liệu, phế liệu- Doanh thu từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài

Trong quá trình thẩm định, để đảm bảo tính hợp lý và chính xác củadoanh thu, cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như: giábán của sản phẩm, sản lượng sản xuất hàng năm và mức tiêu thụ sản phẩmcủa thị trường.

Đối với các dự án mà sản phẩm rất nhạy cảm với các biến động của thịtrường trong và ngoài nước hoặc mức độ cạnh tranh trên thị trường thì cần cósự thay đổi giá bán qua các năm, hoặc xếp hạng mức độ rủi ro của dự án caohơn.

Sản lượng sản xuất của dự án được tính theo phần trăm của công suấtthiết kế, tăng dần trong các năm, đạt mức 100% khi sản xuất đi vào ổn địnhvà giảm dần vào các năm cuối trong vòng đời của dự án Do vậy, nhiệm vụcác cán bộ thẩm định là phải kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin để điều chỉnh tỷlệ này cho phù hợp.

Thẩm định về chi phí của DA:

Chi phí hoạt động hàng năm của dự án được xác định căn cứ vào kếhaọch sản xuất, kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ, bao gồm:

- Nguyên vật liệu chính, vật liệu bao bì, bán thành phẩm và dịch vụ muangoài, nhiên liệu, năng lượng…

- Chi phí nhân công: lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, trợc ấp- Chi phí trả lãi vay

- Chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý phân xưởng, tiêu thụ sản phẩm- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị…

Trang 26

- Các chi phí biến đổi như nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng… đượctính theo sản lượng sản xuất và định mức tiêu hao Cán bộ thẩm định cầnkiểm tra cùng loại hoặc tiêu chuẩn của ngành.

- Các chi phí quản lý được tính theo % trên doanh thu Ngoài ra, một sốchi phí như chi phí vận chuyển, lương nhân viên bán hàng… đựơc tính theosản lượng.

- Tổng mức khấu hao hàng năm của dự án phải bằng nguyên giá TSCĐvà phải tuân theo các phương pháp khấu hao do Bộ Tài chính ban hành đốivới các doanh nghiệp.

- Chi phí lãi vay của dự án được tính dựa trên kế hoạch vay và trả nợ đốivới các nguồn huy động từ bên ngoài Cần kiểm tra lại cách tính trả lãi và gốccho phù hợp với thông lệ của ngân hàng.

Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án:

Đối với các NHTM, khi tiến hành thẩm định hiệu quả tài chính của mộtdự án thì các chỉ tiêu như chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, từ dự án,…chưa phải là các chỉ tiêu thu hút được sự quan tâm nhất Bởi lẽ các chỉ tiêunày chỉ mang ý nghĩa tổng kết hoạt động kinh doanh của dự án trên sổ sách kếtoán (mang tính chất thời kỳ) mà không phản ánh chính xác khi nào thu nhậpvà chi phí được thu vào hoặc chi ra, hay nói cách khác chúng ta không thể xácđịnh được thời điểm xuất hiện của các khoản tiền này Chính vì vậy, để có thểđưa ra được những phân tích, đánh giá chính xác nhằm xác định dự án có hiệuqủa về mặt tài chính hay không, bên cạnh các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, nhàthẩm định thường quan tâm tới dòng tiền của dự án.

Dòng tiền của một DA được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọngxuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của DA Toàn bộkhoản tiền chênh lệch giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào là dòng tiền ròng tại

Trang 27

các mốc thời gian khác nhau của DA Khi xác định dòng tiền của dự án cầntuân theo các nguyên tắc sau:

- Dòng tiền phù hợp: Dòng tiền phù hợp phải là hệ quả trực tiếp của việc thực hiện DA Khi đã xác định được dòng tiền chênh lệch thì có thể nhìn nhậnDA như một DN nhỏ với các giá trị độc lập với hoạt động khác hoặc DAkhác.

- Loại bỏ chi phí chìm ( chi phí đã xuất hiện từ trước mà không thể bùđắp dù DA có được thực hiện hay không) ra khỏi quá trình phân tích.

- Chi phí cơ hội được đưa vào quá trình phân tích

- Đầu tư vào tài sản lưu động ròng: TSLĐ ròng không được khấu hao vàthường được thu hồi khi dự án kết thúc Bởi vậy khi tiến hành một DA mới,cần tài trợ thêm tài sản lưu động ròng trong những năm đầu và thu hồi khi DAkết thúc.

- Phân bổ chi phí quản trị chung: Các chi phí quản trị chung sẽ đượcphân bổ cho các bộ phận hay sản phẩm theo một tiêu thức nào đó như doanhthu hay chi phí nguyên vật liệu.

Đứng trên góc độ của các NHTM, với tư cách là nhà tài trợ dự án, các dựán mà ngân hàng thẩm định được tài trợ bởi các nguồn vốn hỗn hợp bao gồmvốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay ngân hàng Có nhiều phương pháp đểxác định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, song cùng mang lại một kết quảgiống nhau.

- Phương pháp từ dưới lên trên: DA bỏ qua chi phí tinh lãi vay nên dòng

tiền từ hoạt động kinh doanh được tính theo công thức sau:NCF = Lợi nhuận ròng + khấu hao

= DT - (Chi phí hoạt động + Thuế TNDN + Chi phí khác) - trả gốc = Lợi nhuận sau thuế năm t + KHTSCĐ - Trả gốc

- Phương pháp từ trên xuống: Phương pháp này xuẩt phát từ doanh thu

Trang 28

để tính toán dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của DA:

- Phương pháp tiết kiệm nhờ thuế:

NCF = ( Doanh thu – Chi phí) x (1 – T) + Khấu hao x T

Tóm lại, có thể coi việc thẩm định dòng tiền là khâu quan trọng nhấttrong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Đây là cơ sởchắc chắn nhất giúp cho ngân hàng đánh giá chính xác khả năng trả nợ gốc vàlãi vay của dự án.

1.3.2.3 Xác định lãi suất chiết khấu( LSCK) trong TĐ TCDA

LSCK là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một DA,là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròngcủa DA Việc phân tích và thẩm định LSCK không thể tách rời phân tích mối

quan hệ giữa rủi ro và lợi tức của tài sản tài chính Các nguyên tắc thẩm định

lãi suất chiết khấu cần tuân theo là:

- Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng: Mức độ rủi ro của DA càngcao thì lợi tức kỳ vọng vào DA phải càng cao.Nếu rủi ro của DA đang xemxét ngang bằng với mức độ rủi ro của các DA do NH thực hiện trước đây thìLSCK trước đây được xem xét cẩn trọng để chọn làm LSCK cho DA hiện tại.Nếu có sự khác biệt thì cần phải có những điều chỉnh cần thiết đối với LSCKquá khứ để lựa chọn một mức LSCK mới cho DA hiện tại

- Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn đầu tư tài trợ cho DA xem xét và cơ cấu vốn của DN: Nhìn chung trong quá trình TĐ TCDA, người ta thường ngầmhiểu mức độ rủi ro và cơ cấu đầu tư của DA hiện tại tương tự với doanhnghiệp Trong tình huống này các cán bộ NH hoàn toàn có thể xem xét chọnchi phí vốn bình quân gia quyền(WACC) của doanh nghiệp làm LSCK choDA đang xem xét.

- DA đang được xem xét phải đặt trong tương quan với các tài sản tài

Trang 29

chính khác và các DA khác cùng mức độ rủi ro: Tỷ lệ sinh lời tốt nhất hay chiphí cơ hội của DA hiện tại chính là tỷ lệ sinh lời kỳ vọng cao nhất trong sốcác DA bị bỏ qua Việc thẩm định LSCK cần được đặt trong tương quan vớicác tài sản tài chính khác có cùng mức độ rủi ro và thực hiện những điềuchỉnh cần thiết để tìm ra chi phí vốn của DA mà doanh nghiệp theo đuổi.

- Nguyên tắc nhất quán trong mối quan hệ giữa xác định dòng tiền và lựachọn LSCK

Nguyên tắc này chỉ ra là nếu dòng tiền hoạt động hoàn toàn thuộc về cácchủ sở hữu thì LSCK nên được chọn với tư cách là chi phí cơ hội của vốn chủsở hữu Khi dòng tiền được xác định do cả chủ nợ và chủ sở hữu hưởng thìLSCK nên được chọn là chi phí bình quân gia quyền vốn đầu tư của DA Nhưvậy khi NH tài trợ cho DA thì LSCK phải là chi phí vốn trung bình củavốn(WACC).

WACC = kc.(F/(D+F))+kd.(1-T).(D/(D+F))F: Số vốn chủ sở hữu

D: Số vốn vay nợkd: Lãi vay

kc: Chi phí vốn chủ sở hữuT: Thuế

1.3.2.4 Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chínhcủa dự án đầu tư.

Sau khi đã xem xét, phân tích dòng tiền hàng năm và dự tính lãi suấtchiết khấu sử dụng trong mỗi năm của dự án, các cán bộ NH sẽ tính toán cácchỉ tiêu tài chính Các chỉ tiêu tài chính này được sử dụng kết hợp với nhau đểđưa ra được nhận định về tình hình tài chính của DA Có rất nhiều chỉ tiêu tàichính có thể được sử dụng trong quá trình TĐ TCDA nhưng những chỉ tiêuquan trọng nhất có thể kể đến là:

Trang 30

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)

- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ suất hoàn vốn có điều chỉnh(MIRR)- Thời gian hoàn vốn (PP)

- Chỉ số lợi nhuận (PI)

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( NPV)

NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thực hiện được được trong từng năm thực hiện DA với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc 0

Công thức, đặc điểmƯu điểmNhược điểmChọn dự án

NPV=1(1 ) 0

CF0: vốn đầu tư ban đầu CFt: dòng tiền ròng năm thứ ti: lãi suất chiết khấu

n: số năm hoạt động của DAĐặc điểm:

- Liên quan đến giá trị hiện tại, LSCK

- Chi phí ra gồm: tổng vốn đầu tư TSCĐ, tổng vốn đầu tư TSLĐ, chi phí sử chữa, bảo trì, bảo dưỡng…- Chi phí vào gồm: Lợi nhuận ròng DA mang lại, khấu hao TSCĐ, thu hồi giá trị thanh lý TSCĐ, thu hồi vốn đầu tư vào TSLĐ

- Đơn giản, dễ thực hiện

- Mục tiêu cuối cùngcủa doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư chính là gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu Thực hiện đánh giá hiệu quả tài chính dựán theo phương phápNPV sẽ lựa chọn được những dự án làm gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu bỏ ralà lớn nhất.

- Đã tính đến yếu tố giá trị tiền theo thời gian

- Thực tế cho thấy trong suốt thời kỳ hoạtđộng của DA LSCK làkhông giống nhau Phương pháp NPV dùng chung một mức LSCK trong suốt thời kỳ hoạt động của DA gây ra sự không chính xác.

- Độ tin cậy của phương pháp NPV phụ thuộc rất lớn vào khả năng xác định LSCK.

- NPV không tính đến sự khác biệt tổng vốn đầu tư của dự án (chỉ cho biết tổng lợi nhuận mà không cho biết tỷ lệ sinh lời).- NPV không tính đến khác biệt về thời gian hoạt động của DA

Chọn DA có:- NPV > 0: DA cólãi NPV càng lớn càng tốt Nếu có nhiều hơn hai DA cóNPV dương thì chọnDA có NPV dương và lớn nhất.

- NPV = 0: DA hòa vốn

- NPV < 0: DA lỗ

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ ( Internal rate of return - IRR)

Trang 31

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợi đặc biệt của lãi suất chiết khấu tại đó NPV bằng 0

Công thức, đặc điểmƯu điểmNhược điểmChọn dự án

Có thể ước tính IRR theo công thức nội suy sau:IRR = i1 +

i1, i2 là lãi suất chiết khấu bấtkỳ và i1 < i2, khoảng cáchgiữa hai lãi suất i1, i2 khôngnên vượt quá 5%.

NPV1, NPV2 là NPV tươngứng với lãi suất chiết khấu i1

và i2

Chú ý: Có 2 phương pháp để tính IRR:

- Phương pháp thử và điều chỉnh: lần lượt thử các giá trị của LSCK để tính NPV, sau đó chọn LSCK nàolàm cho giá trị NPV gần bằng 0 nhất thì đó chính là IRR.

- Phương pháp nội suy: B1: Chọn1 LSCK tùy ý i1 để NPV1 >0

B2: Chọn1 LSCK tùy ý i2 đểNPV2 >0, sao cho i1 và i2

không lệch nhau quá 5%.B3 : Dùng công thức ở trên

- Cung cấp một chỉ số đo lường tỷ lệ sinh lời giúp các chủđầu tư chọn ra những dự án có tỷ lệ sinh lời cao.

- Cũng giống như NPV, IRR đánh giá hiệu quả tài chính dựán trên cơ sở giá trị thời gian của tiền.- Một ưu điểm so với NPV và IRR đã giải quyết được vấn đề lựa chọn các dự án có thời gian hoạt động khác nhau.

- Phương pháp IRR chỉ quan tâm đến tỷ lệ sinh lời hàng năm của một đồng vốn đầu tư mà không tính đến tổng số tiền bỏ ra.- Đối với các dự án màdòng tiền đổi dấu nhiều lần sẽ dẫn tới cónhiều kết quả IRR thoả mãn phương trìnhNPV = 0.

- Phương pháp IRR đãgiả sử rằng dự án có thể tái đầu tư với mức lãi suất bằng IRR Điều này là không hợplý, mà lãi suất tái đầu tư thích hợp nhất phải là chi phí vốn bình quân của dự án.

- Theo phương pháp IRR, dự án được chọn khi IRR lớn hơn hoặc bằng mức lãi suất thị trường (mức lãi suất được dùng để tính NPV) Đối với dự án độc lập thì lựa chọn các dự án có IRR  chi phí vốn bình quân của dự án.

- Đối với các dự án phụ thuộc, loại trừ lẫn nhau thì trong các dự án có IRR > chi phí vốn bình quân của dự án, lựa chọn dự án nào có IRR lớn nhất.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có điều chỉnh (MIRR)

Phương pháp IRR giải thiết ràng dự án có thể tái đầu tư với mức lãi suất bằng IRR Điều này là không hợp lý, mà lãi suất tái đầu tư thích hợp nhất phải là chi phí vốn bình quân của dự án.

Để khắc phục nhược điểm trên, người ta đưa ra chỉ tiêu Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ điều chỉnh (MIRR)

Trang 32

MIRR giả thiết rằng dòng tiền của dự án được tái đầu tư với lãi suất bằng chi phí vốn Đây là giả thiếtvề tái đầu tư tốt hơn, nên MIRR là một chỉ số đáng tin cậy hơn về khả năng sinh lời thực của dự án, so với IRR

COFt: dòng tiền ra năm thứ tCIFt: dòng tiền vào năm thứ t

Chỉ số doanh lợi ( Profit index – PI)

Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của DA PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư bỏ ra.

Công thức, đặc điểmƯu điểmNhược điểmChọn dự án

Công thức xác định PI:

PI =

- Qua việc xác định giá trị hiện tại của các khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai, PI có tính đến giá trị theo thời gian của tiền.

- Tương tự như IRR,chỉ tiêu PI giúp chủ đầu tư chọn ra được những dự án có khả năng sinh lời cao.

Đối với các dự án loại trừ nhau có quy mô vốn đầu tư khác nhau, phương pháp PI và NPV có thể đưa ra kết quả lựa chọn mâu thuẫn với nhau Bởi vì NPV chỉ ra tổng lợi nhuận ròng của dự án, trong khi PI chỉ ra lợi nhuận ròng của dự án trên một đồng vốn đầutư.

PI càng cao thì DA càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểuphải bằng LSCK Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện DA không được bù đắp bởi tỷ suất sinh lời của DA.Thường thì các dự án có PI > 1 sẽ được lựa chọn

Thời gian hoàn vốn ( PP)

Thời gian hoàn vốn là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào DA

Công thức, đặc điểmƯu điểmNhược điểmChọn dự án

Công thức xác định:

PP = n + ( Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi/Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn)Đặc điểm:

- Phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào DA.- Cho biết khả năng

- Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu

- Chọn được các DAcó thời gian hoàn vốn nhanh nhất, do vậy có thể gặp ít rủi ro nhất.

- Thích hợp với

- Thời điểm để xác định thời gian hoàn vốn rất mơ hồ

- Dễ bỏ qua những DAcó thu nhập cao do chỉchú ý tính đến dòng tiền trong khoảng thời gian hoàn vốn.

- Với các DA độclập, DA được lựa chọn khi thời gian hoàn vốn của nó nằm trong khoảng thời gian hoàn vốn tiêu chuẩn( xác định dựa trên kinh

Trang 33

tạo thu nhập của doanh nghiệp từ khi thực hiện DA cho đến khi thu hồi đủ vốn đầu tư.

những nhà đầu tư hạn chế về vốn

- Không tính đến giá trị theo thời gian của tiền

nghiệm, thời gian hoàn vốn trung bình của ngành hoặc dựa trên khả năng dự đoán của nhà đầu tư….

- Với các DA loạitrừ nhau, các dự án sẽ được sắp xếp theotốc độ hoàn vốn giảm dần Dự án có thời gian hoàn vốn nhanh nhất và nằm trong khoản thời gian tiêu chuẩn sẽ được lựa chọn.Nói tóm lại, trong thực tế có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả tàichính dự án Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng Nhiệmvụ của các cán bộ thẩm định là phải lựa chọn được phương pháp đánh giá phùhợp với dự án để có thể đưa ra quyết định chính xác cuối cùng.

1.3.3 Các phương pháp TĐ TCDA tại NHTM:

Phương pháp thẩm định tài chính khách hàng là cách thức thẩm địnhnhằm đạt được những mục đích đặt ra các Doanh nghiệp vay vốn thườngđược xem xét đánh giá theo 5 phương pháp:

Phương pháp 1: Thẩm định theo trình tự

Công tác thẩm định được thực hiện theo một quy trình cụ thể đối với mỗidoanh nghiệp xin vay vốn, có rất nhiều khía cạnh cần thẩm định như: Điềukiện vay vốn, năng lực tài chính của Doanh nghiệp vay vốn,tính khả thi củadự án …Mỗi nội dung cụ thể cho phép đánh giá một mặt của dự án vay vốn,tổng hợp nội dung này ta có thể cùng một lúc thẩm định được tất cả các nội

Trang 34

dung mà phải thực hiện qua các bước, có thể các bước trước làm kết quả phântích cho bước sau Ví dụ như sau khi tính toán được các dòng tiền của dự án,chúng ta thực hiện việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án vàkế hoạch cho vay, thu nợ.

Như vậy nếu có một quy trình thẩm định khoa học, toàn diện thì kết quảthẩm định sẽ tốt hơn và sát thực tế hơn.

Phương pháp 2: So sánh các chỉ tiêu

Những nội dung có thể định lượng được trong dự án thường được tínhtoán và thể hiện bằng các chỉ tiêu Có rất nhiều các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu cómột ý nghĩa và mức độ quan trọng khác nhau

Cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu củadự án vay vốn với các tiêu chuẩn, hạn mức định mức, được sử dụng để đánhgiá tính hợp lý và hiệu quả của dự án.Các chỉ tiêu thường được sử dụng làmvật đối chiếu:

- Các định mức, hạn mức, chuẩn mức được áp dụng tại Việt Nam.- Các chỉ tiêu tiên tiến của ngành.

- Các chỉ tiêu so sánh giữa trường hợp có dự án với trường hợp chưa códự án.

- Trường hợp không có chỉ tiêu để đối chiếu trong nước thì tham khảonước ngoài.

Trong một tập hợp nhiều chỉ tiêu của dự án, cần căn cứ vào từng loại dựán để xem xét kỹ.Điều này giúp cho cán bộ thẩm định đi đúng trọng tâm, rútngắn thời gian mà vẫn đáp ứng được nhu cầu chất lượng của công tác thẩmđịnh.

Có rất nhiều khách hàng xin vay vốn với các mục đích xin vay vốn cũngkhác nhau.Vì vậy không thể áp dụng dập khuôn một quy trình thẩm định cho

Trang 35

mọi loại án, làm như vậy sẽ lãng phí thời gian vào việc thẩm định những nộidung không quan trọng.

Mặt khác, nhiều chỉ tiêu đặc trưng như là các chỉ tiêu thuộc về bản chấtcủa dự án, các chỉ tiêu liên quan đến các vấn đề khó khăn gây tranh luận Vìvậy, tuỳ từng dự án mà các cán bộ thẩm định lựa chọn phương pháp thẩmđịnh cho phù hợp Nên có một quy trình thẩm định tổng hợp, toàn diện làm cơsở chung để từ đó có các quy trình thẩm định tổng hợp, toàn diện làm cơ sởchung để từ đó có các quy trình thẩm định riêng đối với từng loại dự án Nhưthế sẽ đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong công tác thẩm định.Song,trên thực tế để có được hiệu quả cao nên kết hợp cả hai phương pháptrên.

Phương pháp 3: Phân tích độ nhạy

Đây là phương pháp được hệ thống các ngân hàng sử dụng nhiều nhấttrong quá trình thẩm định tài chính dự án , nó đưa ra kết quả mang tính chấtđịnh lượng cụ thể tránh được những yếu tố chủ quan của các phương phápđịnh tính Phương pháp này được sử dụng để đánh giá độ vững chắc về hiệuquả tài chính của dự án Cơ sở của phương pháp này là lựa chọn các yếu tố cóảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính như : NPV, IRR,PP…sau đó dựbáo một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai khi các yếu tốnày thay đổi như: chi phí đầu tư tăng, giá thành sản phẩm giảm … sau đó takhảo sát tác động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư, hiệu quả của cácchỉ tiêu tài chính và khả năng trả nợ của dự án Nếu dự án vẫn hiệu quả trongnhiều trường hợp bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là dự án có độ an toàncao, nên đầu tư Nếu ngược lại cần xem xét để đề xuất kiến nghị các biệnpháp hạn chế, khắc phục thậm chí là huỷ bỏ dự án

Qua phương pháp này các cán bộ thẩm định có thể đánh giá được mứcđộ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, qua đó xem

Trang 36

xét những chỉ tiêu nào có ảnh hưởng lớn để có biện pháp phòng ngừa phù hợpđồng thời qua đó xác định được các dự án có độ rủi ro thấp, an toàn cao tạothuận lợi cho các quyết định đầu tư sau này.

Phương pháp 4: Phân tích rủi ro

Mỗi dự án đầu tư đều có đặc điểm là thời gian hoạt động dài nên khôngthể tránh khỏi các rủi ro luôn thường trực, đứng ở góc độ ngân hàng luôn phảiquan tâm đến vấn đề rủi ro, đánh giá, ước lượng được mức độ rủi ro từ đó đềxuất các biện pháp thích hợp đề giảm thiểu hoặc phân tán các rủi ro có thểxảy ra của dự án, có như vậy mới đảm bảo độ an toàn của các khoản vay

Các rủi ro thường gắn liền với tất cả các giai đoạn của dự án, trong giaiđoạn thi công thường gặp các loại rủi ro như chậm tiến độ thi công, vượt tổngmức đầu tư, rủi ro về tài chính, cung cấp kĩ thuật và các rủi ro bất khả khángkhác Còn trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động lại thường gặp các loại rủiro như rủi ro về cung cấp yếu tố đầu vào, rủi ro về tiêu thụ sản phẩm, rủi ro vềtài chính, về quản lý bộ máy điều hành và các rủi ro bất khả kháng Ngoài racòn một số rủi ro thường bắt gặp trong thực tế như rủi ro về chính sách củacông ty, khi chính sách công ty thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tìnhhình hoạt động của công ty trong tương lai vì vậy những tính toán ban đầucủa các cán bộ thẩm định đôi khi trở nên không còn chính xác trong hoàncảnh đó Một số loại rủi ro về thị trường hay tình hình nội tại của doanhnghiệp cũng là những rủi ro thường gặp và luôn cần chú trọng quan tâm cầnthiết.

Phương pháp 5: Phương pháp dự báo

Hoạt động đầu tư DA thường mang tính trung và dài hạn Do đó việcvận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của DA làvô cùng quan trọng.

Trang 37

Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu điều tra thống kêvà vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sảnphẩm của DA, về giá sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vàokhác… ảnh hưởng đến tính khả thi của DA Các phương pháp dự báo thườngđược sử dụng là: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hính hồiquy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co giãn của cầu, phương phápđịnh mức…

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án

1.3.4.1 Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư

Là một khái niệm trừu tượng và khó lượng hoá Tuỳ thuộc vào góc độxem xét và mục tiêu đánh giá của chủ thể nghiên cứu sẽ có những quan niệmkhác nhau về chất lượng thẩm định tài chính dự án Thông thường, người taxem xét chất lượng thẩm định tài chính dự án trên 3 góc độ chính, đó là cácchủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước và nhà tài trợ dự án (NHTM).

Đứng trên góc độ của các nhà đầu tư, chất lượng thẩm định tài chính dựán được hiểu là khả năng cung cấp cơ sở, luận chứng chính xác giúp cho nhàđầu tư lựa chọn được phương án đầu tư khả thi và đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, chất lượng thẩm định tài chính dự ánđược xem là mức độ tin cậy trong nội dung thẩm định về hiệu quả tài chínhcũng như hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại Trên cơ sở đó giúp các cơquan này xem xét, đưa ra quyết định chấp nhận, phê duyệt và cấp giấy phépđầu tư.

Đứng trên lập trường của các nhà tài trợ dự án (NHTM), hoạt động thẩmđịnh tài chính dự án được xem là có chất lượng khi dự án mà ngân hàng đã

Trang 38

thẩm định và tài trợ hoạt động suôn sẻ, thuận lợi, trả được gốc và lãi vay theođúng thời hạn quy định trong hợp đồng tài trợ.

Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng TĐ TCDA

Đối với các NHTM, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư đượcđánh giá tổng thể trên các phương diện sau:

- Mức độ khoa học, chính xác, toàn diện và sâu sắc của các kết quả thẩmđịnh về nguồn vốn đầu tư, dòng tiền của dự án, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính,khả năng trả nợ… và vai trò của các kết quả đó đối với việc ra quyết định tàitrợ của ngân hàng.

- Sự phù hợp của các dự đoán so với thực tế khi dự án bắt đầu được thựchiện Điều này được thể hiện ở các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng dư nợ chovay nợ quá hạn; tỷ lệ dự án đạt hiệu quả trong tổng số dự án đã qua thẩmđịnh; tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi trong cơ cấu cho vay trung - dài hạn; thunhập từ cho vay theo dự án… các chỉ số này càng cao sẽ phản ánh được chấtlượng công tác thẩm định tại ngân hàng.

- Chất lượng thẩm định tài chính dự án còn được phản ánh thông qua cácchỉ tiêu khác như: sự thuận tiện trong quá trình thẩm định, thủ tục, thời gianthẩm định nhanh chóng, không gây phiền hà….

Nói tóm lại, hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư được xem là đạtchất lượng khi nó giúp ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ những dự án ít rủiro, thực sự có hiệu quả, tạo cơ sở vững chắc cho việc thu hồi nợ gốc và lãivay theo đúng thời hạn đã thoả thuận.

1.3.4.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dựán đầu tư.

Với tư cách là nhà tài trợ cho các dự án, NHTM luôn mong muốn nângcao chất lượng thẩm định tài chính dự án chất lượng của công tác thẩm định

Trang 39

tài chính dự án bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, có thể chia thành hai nhómnhân tố chính; nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

Nhóm các nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những yếu tố xuất phát từ NHTM, mà ngân hàng cóthể chủ động điều chỉnh và kiểm soát được Nhóm nhân tố này bao gồm:

Nhân tố con người

Nhân tố con người ở đây chính là những chủ thể trực tiếp tổ chức vàthực hiện công tác thẩm định tài chính dự án.Có thể nói thẩm định tài chínhDAĐT là một công việc rất phức tạp và hết sức nhạy cảm, không thể chỉ dựavào những công thức và biểu mẫu sẵn có Nó đòi hỏi người cán bộ thẩm địnhkhông những phải nắm vững những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn màcòn phải có những hiểu biết tổng hợp về khoa học - kinh tế - xã hội Khôngnhững vậy, trong quá trình công tác cán bộ thẩm định phải thường xuyên cậpnhật thông tin về tất cả các lĩnh vực và tích luỹ kinh nghiệm để nâng cao trìnhđộ và khả năng của mình Có như vậy họ mới có thể đánh giá dự án một cáchtoàn diện và chính xác.

Công tác thẩm định tài chính DAĐT, ở một chừng mực nhất định, mangtính chủ quan của cán bộ thẩm định Do đó, một yếu tố vô cùng quan trọngkhông thể thiếu được đối với người cán bộ thẩm định chính là phẩm chất đạođức Nếu một người cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, kiến thức tổng hợp vềmọi lĩnh vực nhưng anh ta lại thiếu thi phẩm chất đạo đức thì cuối cùng kếtquả thẩm định cũng sẽ bị bóp méo, sai lệch thực tế Điều này dễ đưa ngânhàng đến nguy cơ mất vốn, suy giảm lợi nhuận kinh doanh.

Từ những phân tích trên ta có thể thấy rằng, con người chính là mộttrong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm định tàichính DAĐT.

Quy trình và phương pháp thẩm định

Trang 40

Tại các NHTM, công tác thẩm định tài chính dự án luôn được thực hiệntheo một quy trình và phương pháp cụ thể, thống nhất.Quy trình thẩm định tàichính DAĐT của ngân hàng là toàn bộ quá trình được bắt đầu từ khi chủ đầutư tới ngân hàng nộp các tài liệu về hồ sơ vay vốn cho đến khi ngân hàng raquyết định cuối cùng về việc có tài trợ cho dự án hay không Do đó, một quytrình thẩm định hợp lý và khoa học sẽ giúp cho cán bộ thẩm định thu thậpđược các thông tin liên quan đến dự án một cách nhanh chóng, đầy đủ vàchính xác Mặt khác nó cũng sẽ tránh được các thủ tục phiền hà và tiết kiệmthời gian cho chủ đầu tư.

Phương pháp thẩm định chính là cách thức xử lý những thông tin thuđược liên quan đến dự án Có nhiều phương pháp thẩm định tài chính DAĐTnên việc lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp với dự án, với ngân hàng đểđưa ra kết luận cuối cùng về hiệu quả của dự án là hết sức cần thiết.

Như vậy, một quy trình và phương pháp thẩm định khoa học, hợp lý vàkhách quan là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho chất lượng thẩm định.

Thông tin và trang thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin

Nguyên liệu chính cho quá trình thẩm định dự án tại NHTM chính là yếutố thông tin Chính vì vậy, sự kịp thời, đầy đủ và chính xác của thông tin thuđược là hết sức quan trọng.Thông tin trong thẩm định tài chính DAĐT thườnglà những thông tin tài chính có liên quan tới dự án, chủ yếu do chủ đầu tưcung cấp Do vậy, những thông tin này vẫn mang tính chất chủ quan từ phíangười lập dự án Vì thế, để đảm bảo tính chính xác khách quan của thông tin,các cán bộ thẩm định phải thu thập từ các nguồn khác như: các phương tiệnthông tin đại chúng, qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từngngành nghề, qua các dự án đầu tư cùng loại….

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Ngân hàng Thương mại, TS Phan Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, NXB Thống kê Hà Nội - 2004 Khác
2. Giáo trình Ngân hàng phát triển, TS. Phan Thị Thu Hà - NXB Lao động - Xã hội 2005 Khác
3. Giáo trình Lập dự án đầu tư, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, NXB Thống kê 2005 Khác
4. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), NXB Thống kê 2003 Khác
5. Giáo trình Thẩm định Tài chính dự án, TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), NXB Tài chính 2004 Khác
6. Sách Lập và thẩm định dự án đầu tư, TS. Đinh Thế Hiển, NXB Thống kê 2003 Khác
7. Tạp chí Ngân hàng - Thị trường Tài chính năm 2004, 2005 Khác
8. Quyết định số QT.05.01 về việc ban hành quy trình cho vay theo dự án đầu tư đối với khách hàng là tổ chức kinh tế trong hệ thống NH ĐT&amp;PT Việt Nam Khác
9. Quy trình thẩm định dự án đầu tư - Ngân hàng Đầu tư &amp; Phát triển Việt Nam Khác
10.Tài liệu của Chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội: Báo cáo kết quảkinh doanh năm 2004, 2005,2006,2007,2008; Chiến lược phát triển của Chi nhánh;Dự án cho vay đóng tàu DN Phương Trang Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.4.1. Tổng tài sản và tình hình quản lý sử dụng tài sản ở chi nhánh - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
2.1.4.1. Tổng tài sản và tình hình quản lý sử dụng tài sản ở chi nhánh (Trang 53)
Bảng 2.1: Diễn biến tổng tài sản và cơ cấu tài sản ( 2005-2008) - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.1 Diễn biến tổng tài sản và cơ cấu tài sản ( 2005-2008) (Trang 53)
Theo hình thức huy động - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
heo hình thức huy động (Trang 55)
Bảng 2.5: Phân loại dư nợ theo kỳ hạn(2005-2008) - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.5 Phân loại dư nợ theo kỳ hạn(2005-2008) (Trang 59)
Bảng 2.8: Thống kê nợ xấu nợ, nợ quá hạn(2005-2008) - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.8 Thống kê nợ xấu nợ, nợ quá hạn(2005-2008) (Trang 61)
Bảng 2.7: Phân loại dư nợ theo tài sản bảo đảm(2005-2008) - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.7 Phân loại dư nợ theo tài sản bảo đảm(2005-2008) (Trang 61)
Bảng 2.7: Phân loại dư nợ theo tài sản bảo đảm(2005-2008) Chỉ tiêu 2005 Tỷ - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.7 Phân loại dư nợ theo tài sản bảo đảm(2005-2008) Chỉ tiêu 2005 Tỷ (Trang 61)
Bảng 2.8: Thống kê nợ xấu nợ, nợ quá hạn (2005-2008) Chỉ tiêu 2005 % - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.8 Thống kê nợ xấu nợ, nợ quá hạn (2005-2008) Chỉ tiêu 2005 % (Trang 61)
Bảng 2.9:Thống kê phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (2005-2008) - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.9 Thống kê phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (2005-2008) (Trang 62)
Bảng 2.9:Thống kê phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro  (2005-2008) Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.9 Thống kê phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (2005-2008) Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (Trang 62)
Nhìn trên bảng tổng kết hoạt động dịch vụ của chi nhánh nhìn chung ta có thể thấy trong các năm gần đây doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng đều  - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
h ìn trên bảng tổng kết hoạt động dịch vụ của chi nhánh nhìn chung ta có thể thấy trong các năm gần đây doanh thu từ hoạt động dịch vụ tăng đều (Trang 63)
Bảng 2.10:Kết quả hoạt động dịch vụ  (2005-2008) Chỉ tiêu 2005 Tỷ - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.10 Kết quả hoạt động dịch vụ (2005-2008) Chỉ tiêu 2005 Tỷ (Trang 63)
Bảng 2.11: Kết quảkinh doanh của chi nhánh - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.11 Kết quảkinh doanh của chi nhánh (Trang 64)
Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư (Trang 71)
Hình thức sở hữu: Công ty TNHH. Đơn vị chủ quản: Không. - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Hình th ức sở hữu: Công ty TNHH. Đơn vị chủ quản: Không (Trang 77)
Hình thức sở hữu: Công ty TNHH. - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Hình th ức sở hữu: Công ty TNHH (Trang 77)
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu tài chính của DN - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu tài chính của DN (Trang 80)
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu tài chính của DN - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.13 Các chỉ tiêu tài chính của DN (Trang 80)
Kết luận: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có lãi, doanh nghiệp chủ động và có định hướng rõ ràng trong kinh doanh, nguồn vốn góp chủ sở  hữu là tương đối phù hợp với loại   hình công ty, tình hình tài chính lành  mạnh - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
t luận: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có lãi, doanh nghiệp chủ động và có định hướng rõ ràng trong kinh doanh, nguồn vốn góp chủ sở hữu là tương đối phù hợp với loại hình công ty, tình hình tài chính lành mạnh (Trang 83)
Bảng 2.14: Thông số dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.14 Thông số dự án (Trang 83)
Bảng 2.14: Thông số dự án - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.14 Thông số dự án (Trang 83)
theo quí; Hình thức 2- Trả gốc + Lãi đều hàng năm - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
theo quí; Hình thức 2- Trả gốc + Lãi đều hàng năm (Trang 84)
Bảng 2.16: DOANH THU HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG NĂM - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.16 DOANH THU HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG NĂM (Trang 87)
Bảng 2.16: DOANH THU HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG NĂM - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.16 DOANH THU HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG NĂM (Trang 87)
Bảng 2.17: TÍNH TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.17 TÍNH TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (Trang 88)
Bảng 2.17: TÍNH  TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.17 TÍNH TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (Trang 88)
Bảng 2.18: B¶ng tÝnh khÊu hao DA - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.18 B¶ng tÝnh khÊu hao DA (Trang 89)
Bảng 2.18: Bảng tính khấu hao DA - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.18 Bảng tính khấu hao DA (Trang 89)
Bảng 2.19: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VỐN VAY - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.19 KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VỐN VAY (Trang 90)
Bảng 2.19: KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VỐN VAY - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.19 KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VỐN VAY (Trang 90)
Bảng 2.20: KẾT QUẢKINH DOANH - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.20 KẾT QUẢKINH DOANH (Trang 91)
Bảng 2.20: KẾT QUẢ KINH DOANH - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.20 KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 91)
Bảng 2.21: NGÂN LƯU THEO QUAN ĐIỂM NGÂN HÀNG (TIP) - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.21 NGÂN LƯU THEO QUAN ĐIỂM NGÂN HÀNG (TIP) (Trang 92)
Bảng 2.21: NGÂN LƯU THEO QUAN ĐIỂM NGÂN HÀNG (TIP) - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.21 NGÂN LƯU THEO QUAN ĐIỂM NGÂN HÀNG (TIP) (Trang 92)
III Hệ số đánh giá khả năng trả nợ 1.40 1.03 1.07 1.13 1.19 1.29 1.32 - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
s ố đánh giá khả năng trả nợ 1.40 1.03 1.07 1.13 1.19 1.29 1.32 (Trang 95)
Bảng 2.22: KHẢ NĂNG HOÀN TRẢ NỢ VAY - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.22 KHẢ NĂNG HOÀN TRẢ NỢ VAY (Trang 95)
Bảng 2.22: KHẢ NĂNG HOÀN TRẢ NỢ VAY - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.22 KHẢ NĂNG HOÀN TRẢ NỢ VAY (Trang 95)
Bảng 2.23: PHÂN TÍCH ĐỘ ỔN ĐỊNH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.23 PHÂN TÍCH ĐỘ ỔN ĐỊNH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ (Trang 97)
Bảng 2.24:  Tổng kết hiệu quả tài trợ theo dự án đầu tư tại Chi nhánh - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
Bảng 2.24 Tổng kết hiệu quả tài trợ theo dự án đầu tư tại Chi nhánh (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w