1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội

125 635 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh Việt Nam đang thực sự hòa nhập vào nền kinh tế thếgiới bằng việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thươngmại thế giới WTO, vị thế của nước ta tiếp tục được khẳng định, nâng cao trêntrường quốc tế Điều này đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế ViệtNam Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ buộc chúng ta phải nỗ lựchết mình để có thể vượt qua những khó khăn trong bước đầu hội nhập Chínhtrong thời điểm này đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp, các thành phần kinh tếđều phải có những kế hoạch, định hướng phát triển phù hợp với yêu cầu củathời đại mới Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư cũngđược chú trọng.

Hiện nay, để phát triển các doanh nghiệp đã và đang tiến hành rất nhiềudự án đầu tư Tuy nhiên, các dự án đầu tư thường đòi hỏi vốn lớn và thời gianthực hiện lâu dài nên hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư thực hiệncác dự án đều không thể tự tài trợ toàn bộ vốn cho một dự án Một trongnhững biện pháp quan trọng là đi vay vốn tại các ngân hàng

Khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của các ngân hàng thương mại làrất quan trọng trong việc việc đảm bảo cho hoạt động lưu thông tiền tệ đượcthông suốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và chohoạt động đầu tư nói riêng Đối với ngân hàng thương mại, nghiệp vụ manglại lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cho vay Phương châm hoạt động của cácngân hàng là an toàn – chất lượng – hiệu quả và tăng trưởng bền vững Nhưngmột đặc trưng của các dự án đầu tư là luôn chứa đựng các yếu tố rủi ro Khirủi ro xảy ra, không chỉ dự án bị ảnh hưởng mà ngân hàng và xã hội cũng sẽgặp nhiều tổn thất

Trang 2

Trước thực tế đó, để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và đảmbảo an toàn về vốn cho mình, công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư đượccho vay vốn là vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng Nhận thấy tầmquan trọng của công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư được cho vay vốn đốivới ngân hàng thương mại, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Chi nhánh Hà Nội, em đã nghiên cứu đề tài: “ Quản lý rủi ro các dựán đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội.”

Chuyên đề của em gồm 3 chương:

– Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro.– Chương II: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tạiNgân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

– Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao khả năngquản lý rủi ro các dự án đầu tư với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nênchuyên đề của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót Vì vậy, em rất mong đượcsự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Phòng Tíndụng 4 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội để bài viết hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thu Hà, các cô chú và anhchị Phòng Tín dụng 4 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã tận tìnhgiúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian qua.

Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Mai

Trang 3

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀRỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO

1.1 Rủi ro đối với các dự án đầu tư.

Dự án đầu tư có đặc trưng là:

- Có sự tham gia của nhiều bên như: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quancung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước.

- Môi trường hoạt động của dự án là: “va chạm”, có sự tương tácphức tạp giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộphận quản lý khác.

- Dự án có tính chất bất định và rủi ro cao, do đặc điểm mang tínhchất dài hạn của hoạt động đầu tư phát triển.

Những đặc trưng trên cho thấy hoạt động đầu tư vào các dự án luônchứa đựng rất nhiều rủi ro ở tất cả các giai đoạn của dự án là giai đoạn lập dựán (rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài), giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạnvận hành khai thác dự án.

Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro sau:

Một dự án đầu tư có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau Nhưng nhìnchung, có thể liệt kê một số vấn đề sau :

- Thời gian thực hiện dự án lâu hơn dự kiến (do chậm giải phóngmặt bằng, do không huy động đủ vốn, do mua thiết bị không đúng chủng loại,tiến độ đấu thầu bị kéo dài…)

- Xảy ra khó khăn không lường trước (Ví dụ: Dịch SARS xảy ra làmkhách du lịch đến Việt Nam giảm đáng kể Rất nhiều chương trình làm việccủa các doanh nghiệp bị phá vỡ do đối tác nước ngoài không đến, các dự án

Trang 4

- Xảy ra các sự kiện bất ngờ (Một trận hỏa hoạn đã xảy ra và làmcháy một thiết bị quan trọng và khó kiếm Do đó tất cả các hoạt động của dựán liên quan đến thiết bị này đều phải hủy bỏ).

- Xảy ra những biến động ngắn hạn và áp lực cạnh tranh sẽ gây biếnđộng hoạt động chung (Dự án nhà máy sản xuất mắm tép đặc sản đang chuẩnbị được đưa vào sản xuất thì có tin đồn thất thiệt là mắm tôm và mắm tép gâyra dịch tả Mặc dù tin đồn này sau đó đã được đính chính lại nhưng cũng đãgây tâm lý hoang mang cho người dân khi ăn mắm tép một thời gian Điềunày đã làm ảnh hưởng tới kế hoạch của dự án).

- Sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan rất lỏng lẻo (thị trường đãxác định, sản xuất đã tăng công suất, trong khi mạng lưới phân phối vẫn chưahình thành).

1.2 Rủi ro tín dụng.

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.

Ngân hàng thương mại là loại doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặcbiệt – hàng hóa tiền tệ Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn những yếu tốrủi ro Rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi, là bạn đường trong kinh doanh,có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ Đặc biệt là đối với hoạtđộng cho vay các dự án đầu tư càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn, bởi bản thâncác dự án đầu tư như trên đã nói vốn đã chứa đựng rất nhiều rủi ro Đối vớiloại rủi ro khi cho các dự án đầu tư vay vốn ngân hàng đã giành riêng cho một

tên gọi là “rủi ro tín dụng”.

- Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước ngày 22/4/2005: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng củatổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng củatổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng

Trang 5

- Theo giáo trình Ngân hàng thương mại của PGS.TS Phan Thị Thu

Hà: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến chongân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trảđầy đủ vốn và lãi.”

Rủi ro tín dụng gắn với hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, có quymô lớn nhất của ngân hàng thương mại đó là hoạt động tín dụng Khi thực hiệnmột hoạt động tài trợ cho các dự án đầu tư, ngân hàng luôn cố gắng phân tíchcác yếu tố của người vay, của dự án sao cho độ an toàn cao nhất Và nhìnchung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn Tuy nhiên, khôngmột nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác tất cả cácvấn đề có thể xảy ra Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thayđổi do nhiều nguyên nhân Một số nhóm nguyên nhân có thể đưa ra ở đây là :

1.2.2 Các nguyên nhân rủi ro đối với các dự án đầu tư.

1.2.2.1 Những nguyên nhân từ các nhân tố vĩ mô:

- Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác làm giảm

sản lượng hoặc tăng chi phí của các dự án Ví dụ: thuế nhập khẩu thép tăng lênlàm tăng chi phí nguyên vật liệu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án.

- Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý vàtuyển dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sáchvới lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài,… đều ảnh hưởng tới hiệu quả

Trang 6

- Kiểm soát ngoại hối: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởngtới hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợicủa các nhà đầu tư.

- Lãi suất: Khi chính phủ đưa ra chính sách lãi suất để kiểm soát lạmphát có thể làm cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi.

- Độc quyền: Sự độc quyền kinh doanh của Nhà nước ở một số lĩnhvực có thể làm hạn chế đầu tư vào các bộ phận khác trong xã hội và thườngdẫn đến sự kém hiệu quả trong đầu tư.

- Môi trường, sức khỏe và an toàn: những quy định liên quan đếnkiểm soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng có thểlàm hạn chế nhiều dự án cũng như làm tăng chi phí của các dự án.

- Quốc hưu hóa VD năm 2007 ở Cuba đã đưa ra việc quốc hữu hóacác tổ chức kinh tế

* Môi trường kinh tế:

Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều chịu ảnhhưởng trực tiếp của môi trường kinh tế xã hội Môi trường kinh tế khôngthuận lợi sẽ làm cho các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, mỗi đồng vốnkhông phát huy được hết hiệu quả của nó, làm cho khả năng trả nợ vay cuả dựán bị hạn chế, dẫn đến rủi ro cho các khoản cho vay của ngân hàng Trongmột nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tiềm năng sản xuất, tiêu dùng của xã hộicòn lớn thì hoạt động sản xuất còn có nhiều điều kiện tốt để phát triển Nhưngmột nền kinh tế bị khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, đầutư bị giảm sút, tất cả tác động đến khả năng thu hồi vốn tín dụng của ngânhàng Không chỉ giới hạn trong môi trường kinh tế của một nước mà các tácđộng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhất là khi quan hệ kinh tế quốctế được mở rộng

Trang 7

* Môi trường và xã hội:

Môi trường và xã hội là nhân tố lớn ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng Môitrường bao gồm những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nhưng không bị chiphối bởi người ra quyết định Những rủi ro do môi trường và xã hội gây ranhư: Rủi ro về những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường vàngười dân xung quanh, dẫn đến dự án phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc xửlý chất thải, thậm chí dự án có thể bị dừng hoạt động Rủi ro có thể xảy ra khithị hiếu của xã hội thay đổi Ví dụ như: do dân trí nâng cao, người dân nhậnthấy rằng các thức ăn công nghiệp thực sự không tốt cho sức khỏe, họ chuyểnsang dùng những thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên Do vậy, những thựcphẩm đóng hộp và những thực phẩm như gà công nghiệp, cá nuôi đều bị giảmnhu cầu, giá bán hạ, những dự án sản xuất những mặt hàng trên trở nên thualỗ Rủi ro cũng có thể xảy ra khi đạo đức của xã hội thay đổi.

* Nguyên nhân bất khả kháng:

Ngoài các nguyên nhân khách quan trên, rủi ro tín dụng còn chịu tácđộng của các nhân tố khác như: thiên tai, chiến tranh, địch họa,… Nhữngnhân tố này vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay Nhữngnhân tố này có thể xảy ra bất ngờ, tác động tới người vay, tạo thuận lợi hoặckhó khăn cho người vay Nhiều người vay với bản lĩnh của mình có khả năngdự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn Trong những trường hợpkhác, dự án có thể bị tổn thất song vẫn đủ khả năng trả nợ cho ngân hàngđúng hạn, đủ gốc và lãi Tuy nhiên, khi các tác động của các nguyên nhân bấtkhả kháng đối với dự án là nặng nề thì khả năng trả nợ của dự án ít nhiều bị

suy giảm Ví dụ: một trận động đất lớn xảy ra làm phá hủy toàn bộ cơ sở vậtchất của một nhà máy.

Trang 8

1.2.2.2 Nguyên nhân từ phía dự án.

Nguyên nhân từ phía dự án đầu tư cho vay là một trong những nguyênnhân chính, điển hình gây ra rủi ro tín dụng Theo thống kê cho thấy, khảnăng xảy ra rủi ro tín dụng xuất phát từ phía dự án là phổ biến nhất bởi dự ánmà đại diện là chủ đầu tư là người trực tiếp sử dụng vốn vay Nguyên nhân từphía dự án có thể xem xét trên các mặt sau:

* Dự án bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ.

Nguyên nhân có thể do khả năng quản lý trong lĩnh vực kinh doanh,điều hành dự án, thực hiện dự án và vận hành dự án không tốt, do trình độ yếukém của khách hàng trong việc dự đoán các vấn đề về kinh doanh như:

- Rủi ro trong quá trình xây dựng và hoàn thành công trình: do khảnăng quản lý của chủ đầu tư kém nên dẫn đến một trong các rủi ro sau:

 Không giải tỏa được dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án.- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: do dự đoán ban đầu về thịtrường của dự án không chính xác nên dự án có thể rơi vào một trong só cáctình trạng sau: cầu không đủ, sản lượng bán ra nhỏ hơn công suất của dự án,giá bán thấp hơn dự kiến ban đầu,…dẫn đến doanh thu của dự án thấp, khôngtrang trải đủ cho các chi phí, không đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngânhàng.

- Rủi ro về cung cấp đầu vào:

Đầu vào của dự án bao gồm nguyên vật liệu, vốn, lao động, máy mócthiết bị,… do chủ quan của người lập dự án lúc đầu mà có thể dẫn đến tìnhtrạng khi dự án đi vào giai đoạn vận hành khai thác thì nguồn cung nguyên

Trang 9

nhà máy cà chua xây dựng ở Hải Phòng, do công tác nghiên cứu thị trườngđầu vào không tốt nên khi dự án đi vào sản xuất thì nguồn nguyên liệu càchua ở Hải Phòng và các tỉnh lân cận chỉ đáp ứng được một phần nhỏ côngsuất của dự án, dự án luôn phải hoàn động cầm chừng, dưới công suất vàcuối cùng đã phải tạm dừng Rủi ro cũng có khể xảy ra khi dự đoán về giá cả,chất lượng nguyên vật liệu lúc đầu không còn chính xác Ví dụ: dự án đượclập vào năm 2006 khi mà giá xăng mới chỉ là 11.000đ/l, dự án dự kiến tiềnchi phí vận chuyển mỗi chuyến hàng là 10.000.000đ, nhưng đến năm 2008khi dự án chính thức đi vào hoạt động thì giá xăng đã tăng lên 14.000đ/l, chiphí cho việc vận chuyển mỗi chuyến hàng lúc này đã tăng lên 13.000.000đ.

Tất cả những rủi ro do dự đoán không chính xác về nguồn cung cấp đầu vàotrên đều gây khó khăn tới việc vận hành dự án cũng như thanh toán các khoảnnợ.

- Rủi ro về kỹ thuật và vận hành: Khi các tiện ích (dây chuyền, thiếtbị, hệ thống điều hành,…) của dự án không thể vận hành và bảo dưỡng ở mức

độ phù hợp với thiết kế ban đầu Ví dụ: Một công nghệ đặc biệt của dự ánđược nhập về từ châu Âu, nơi có khí hậu lạnh và khô, khi về tới Việt Nam dokhí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao nên các thông số ban đầu của côngnghệ đã bị thay đổi, không thể vận hành như ở nơi nhập công nghệ Rủi ro

trên sẽ dẫn đến dự án phải tốn thêm chi phí để bảo dưỡng hoặc điều chỉnh lạicông nghệ cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, thậm chí có thể dẫn tới bỏhoàn toàn công nghệ Điều đó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng trả nợcủa dự án.

* Khách hàng cố tình không tuân thủ các điều kiện trong hoạtđộng vay vốn, cố tình lừa đảo ngân hàng

Không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của mình đã tìm

Trang 10

giả tạo hồ sơ, hợp đồng mua bán vòng vo, mua chuộc cán bộ tín dụng nhằmvay vốn ngân hàng Nhiều chủ đầu tư còn lập dự án ảo để vay vốn của ngânhàng sau đó sử dụng số tiền vay vốn đó vào mục đích khác Thậm chí, nhiềudự án kinh doanh có lãi song không chịu trả nợ ngân hàng đúng hạn, chây ỳvới kỳ vọng quỵt nợ hoặc có thể sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt Đây làtrường hợp tồi tệ nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tíndụng, nó biểu hiện một hành động có chủ ý xấu của người vay đã được tínhtoán, chuẩn bị từ trước nhằm chiếm đoạt tiền vay, loại nguyên nhân này đượccoi là rủi ro về tư cách đạo đức của người vay

Rủi ro từ phía dự án cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là chủ yếutrong hoạt động tín dụng hiện nay Việc phòng tránh cũng rất khó khăn, phứctạp vì khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, trình độ khác nhau, kinh doanhtrong nhiều lĩnh vực do vậy ngân hàng cần nâng cao chất lượng công tác thẩmđịnh dự án đầu tư trước khi quyết định cho vay, tăng cường công tác kiểm tra,giám sát việc thực hiện khoản vay của các chủ đầu tư và đa dạng hóa đầu tưnhằm phân tán bớt rủi ro.

1.2.2.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Thứ nhất, rủi ro xảy ra do những nguyên nhân xuất phát từ cơ chế,chính sách của ngân hàng còn chưa phù hợp.

Chính sách tín dụng phản ánh cưong lĩnh tài trợ của ngân hàng đó vàtrở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng,tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chungtrong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.Chính sách không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng vàcó thể tạo nhiều rủi ro Chẳng hạn, ngân hàng vì lợi nhuận mà mở rộng hoạtđộng tín dụng quá mức thì sẽ có rủi ro cao, nợ quá hạn gia tăng Ngược lại,

Trang 11

khách hàng, lĩnh vực tạo nên nguy cơ rủi ro cao khi mà “bỏ trứng tất cả vàomột giỏ”.

Thứ hai, bộ máy tổ chức hoạt động quản lý rủi ro còn lạc hậu, yếu kém.

Ngân hàng thiếu một cơ quan chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro,quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề,địa phương khác nhau để phân tán rủi ro Chất lượng thông tin thấp, sự hợptác giữa ngân hàng thương mại và trung tâm thông tin tín dụng không đồng bộvà chưa đạt hiệu quả cao cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro.Thậm chí một số ngân hàng thương mại vì sợ cạnh tranh nên đã không thôngtin cho trung tâm thông tin tín dụng và điều đó đã dẫn đến việc tìm hiểu kháchhàng có quan hệ vay nợ tại các tổ chức tín dụng trở nên khó khăn Chính vìvậy, ngân hàng rất khó giám sát khách hàng về việc họ có sử dụng khoản vayđúng mục đích hay không vì chưa có thông tin đầy đủ Nếu thiếu một trongcác yêu cầu đó thì ngân hàng sẽ không thể có được những quyết định phùhợp, có thể dẫn đến việc ngân hàng sẽ rót vốn vào những nơi thiếu tin cậy

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn yếu kém, lỏng lẻo Nhiều ngânhàng còn chưa quan tâm đến hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, chỉ đạo quytrình chưa nghiêm túc, kém hiệu lực, thậm chí có những sai phạm.

Thứ ba, sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ cũng như tư cách đạo đứccủa cán bộ tín dụng ngân hàng Điều này được thể hiện:

Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ, năng lực, nghiệp vụ, không cókhả năng phân tích, thẩm định dự án, đánh giá khách hàng thiếu chính xác docông tác thông tin vừa yếu, vừa thiếu Ngân hàng không có đủ các số liệuthống kê, các chỉ tiêu phân tích dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án,thời hạn cho vay, thời hạn trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh.Việc cán bộ tín dụng thiếu năng lực còn dẫn đến tình trạng không phát hiện

Trang 12

định giá tài sản đảm bảo không hợp lý có thể gây ra những tổn thất cho ngânhàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình gán tài sản đó chongân hàng Sự yếu kém và lơi lỏng của cán bộ tín dụng trong quá trình giámsát việc thực hiện các khoản vay cũng là một nguyên nhân rất quan trọng dẫnđến việc không phát hiện kịp thời hiện tượng vốn vay không được sử dụngđúng mục đích hoặc hành vi lừa đảo của khách hàng.

Bên cạnh vấn đề là thiếu và yếu năng lực, đôi khi một bộ phận cán bộngân hàng yếu kém về tư cách đạo đức đã lợi dụng vị trí công tác để trục lợi,tham ô, nhanh hối lộ, cố tình cho vay sai nguyên tắc Các cán bộ tín dụng quádễ dàng cho vay đối với khách hàng là bạn bè, người quen thân, hoặc do lợiích cá nhân mà bỏ qua các quy định cần thiết để đảm bảo an toàn Cán bộquản lý đôi khi vì lợi ích cá nhân hay vì lợi ích của một nhóm tập thể, trongcông tác điều hành đã vô tình tạo điều kiện, kẽ hở cho loại rủi ro đạo đức ởcán bộ phát triển Chẳng hạn khi nhà quản lý hay bộ phận nhóm cán bộ quảnlý đã có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù điều kiện vay vốn có thểchưa hội tụ đủ, thậm chí không đủ điều kiện và đã được cán bộ thẩm định ghirõ nguyên nhân trong báo cáo thẩm định là không duyệt cho vay Thôngthường những khoản vay đó sẽ không được phê duyệt, nhưng vì một lý do tếnhị nào đó, nhà quản lý đã bằng cách này hay cách khác, hướng dẫn kháchhàng hợp thức hóa hồ sơ, thậm chí còn yêu cầu cán bộ tín dụng, cán bộ thẩmđịnh phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo (trên thực tế thì rất ít cán bộ có thểbảo vệ ý kiến ban đầu của mình).

Do đó, rủi ro xảy ra với các dự án đầu tư vay vốn là không thể tránhkhỏi, là khách quan Rủi ro là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phònghoặc hạn chế chứ không thể loại trừ

Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây rủi ro trên đây giúp chúng ta

Trang 13

phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư một cáchhữu ích, thiết thực hơn.

1.3 Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại ngân hàng.

Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại, baogồm 2 mặt: Sinh lời và rủi ro Phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từhoạt động tín dụng Song ở đây không có cách nào để loại trừ rủi ro xảy rahoàn toàn mà phải quản lý thật cẩn thận Đứng trước quyết định tài trợ vốncho các dự án, cán bộ ngân hàng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủiro Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng (đặc biệt là đối với cho vay các dự án đầutư) được coi là nội dung quản lý quan trọng của ngân hàng thương mại.

Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng: “Quản lý rủi ro tín dụng là việc sửdụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế hậuquả xấu trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu sự tổn thất không để hoạt độngngân hàng lâm vào tình trạng đổ vỡ.”

1.3.1 Sự cần thiết phải quản lý rủi ro các dự án đầu tư.

Rủi ro đối với cho vay các dự án đầu tư là rủi ro phức tạp nhất tronghoạt động ngân hàng Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ khi nào.

1.3.1.1 Ảnh hưởng của rủi ro tới nền kinh tế.

Trước tiên, rủi ro xảy ra làm cho ngân hàng chậm hoặc không có khả

năng thu hồi vốn để tiếp tục cho vay Vì vậy rủi ro sẽ làm giảm vòng quay sửdụng vốn của ngân hàng, giảm khả năng cung cấp vốn và làm chậm tốc độlưu chuyển vốn trong nền kinh tế Kết quả là sản xuất bị đình đốn, nền kinh tếkhông phát triển được, xã hội bị rối loạn.

Sau đó, nếu việc quản lý rủi ro của các tổ chức tín dụng không tốt sẽ

làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng Nếu tình trạng nàykéo dài đến một mức độ nào đó nó sẽ là một trong những nguyên nhân cơ bản

Trang 14

chuyền của các tổ chức tín dụng mà hậu quả của nó dẫn đến khủng hoảngkinh tế, tài chính Điều này không chỉ diễn ra ở một quốc gia mà nó còn lantruyền đến nhiều nước, nhiều khu vực trên toàn thế giới Nó không chỉ là sựkhủng hoảng về kinh tế, nó còn dẫn đến sự khủng hoảng về chính trị VD:khủng hoảng ở Anbani năm 1997, khủng hoảng ở Thái Lan và khu vực ĐôngNam Á 1997

1.3.1.2 Ảnh hưởng của rủi ro tới bản thân ngân hàng cấp tín dụng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu chongân hàng và nó quyết định sự tồn tại cũng như sự phát triển của ngân hàng.

Khi rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư, trước tiên nó sẽ làm gây ranhững khoản nợ khó thu hồi, vốn của ngân hàng sẽ không thể quay vòng, lãikhông thể thu Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó đòi sẽ phát sinhcác khoản chi phí phát sinh như giám sát, thu nợ,… Bên cạnh đó, ngân hàng

vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động Kết quả là lợi nhuận của ngânhàng bị giảm sút.

Ngân hàng bao giờ cũng lên kế hoạch cân đối giữa dòng tiền ra và dòngtiền vào tại các thời điểm được xác định sẵn trong tương lai Khi các khoản vaykhông thu hồi được như kế hoạch sẽ dẫn đến sự mất cân đối, gây ra sự suy yếu vàhạn chế cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán cho các khoản tiền ra Nếu tìnhtrạng mất khả năng chi trả của ngân hàng diễn ra quá nhiều lần, hay những thông

tin về rủi ro tín dụng của nội bộ ngân hàng bị rò rỉ ra bên ngoài thì uy tín của ngânhàng bị giảm sút Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàngcũng yếu đi, do đó việc huy động tiền gửi sẽ gặp nhiều khó khăn, việc thiết lậpcác giao dịch với các doanh nghiệp và các ngân hàng khác cũng sẽ không đượcthuận lợi Uy tín đối với khách hàng là một tài sản vô hình hết sức quý giá của

ngân hàng, một khi đã mất đi thì rất khó có thể lấy lại hoặc nếu có thì cũng phải

Trang 15

Nếu mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chịu đựng được thì ngân hàngcó thể bù đắp bằng các quỹ dự phòng rủi ro hoặc vốn tự có, còn nếu rủi ro xảyra ở mức độ nghiêm trọng thì sự bù đắp của các quỹ dự phòng cũng khôngthay đổi được tình hình Thu nhập không thể bù đắp được chi phí, các dòng

tiền vào không thể cân đối với dòng tiền ra, khả năng thanh toán của ngânhàng bị giảm sút dẫn đến rủi ro thanh toán, thậm chí gây phá sản nếu khôngcó sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước VD: Ngân hàng ĐôngNam Á năm 2001.

Như vậy, rủi ro khi cho vay các dự án đầu tư xảy ra dù ở mức độ nàocũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của ngân hàng nói riêng và sự tăngtrưởng của nền kinh tế nói chung Vì vậy, quản lý rủi ro khi cho các dự án đầutư vay vốn không chỉ là trách nhiệm riêng của ngân hàng mà là của toàn nềnkinh tế thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp sẽ làm giảm tổn thấtcho ngân hàng cũng như nền kinh tế, lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngânhàng, tăng cường sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng

1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro.

Sơ đồ 1: Quy trình quản lý rủi ro chung

Trang 17

1.3.2.1 Phát hiện rủi ro.

Đây là công việc mang tính thiết yếu, quan trọng bởi nếu nó được làmtốt thì các bước tiếp theo của nội dung quản lý rủi ro mới được tiến hành, mớiđạt kết quả tốt Việc phát hiện rủi ro phải được tiến hành xem xét một cáchtổng thể đối với mọi dự án đầu tư nói chung và trên mọi giai đoạn, mọi khíacạnh của dự án đầu tư dựa trên mọi dấu hiệu có liên quan.

Nguồn thông tin mà ngân hàng có thể dựa vào để phát hiện rủi ro là:– Thông tin từ hồ sơ dự án.

– Thông tin ngân hàng tự thu thập, điều tra và tổng hợp được từ việcphỏng vấn chủ đầu tư, kiểm tra thực tế dự án hay khai thác thông tin từ trungtâm thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước.

thông tin từ báo chí, dư luận, internet và các cơ quan quản lý khác.

1.3.2.2 Đánh giá rủi ro của một dự án đầu tư.

Tìm hiểu, đo lường và phân tích là những bước tiếp theo sau khi đãphát hiện được dự án đầu tư có những nguy cơ rủi ro để đánh giá rủi ro Trênthực tế những bước này có liên kết khá chặt chẽ với nhau và thường được gộpchung lại Mục tiêu của các bước này là giúp cho bộ máy quản trị rủi ro hiểuchính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích rõ nguyên nhâncủa rủi ro và quan trọng nhất là lượng hóa được mức độ rủi ro có thể xảy racho ngân hàng.

Để xác định mức độ rủi ro của một dự án đầu tư, có thể áp dụng một sốmô hình cụ thể đánh giá rủi ro

a) Mô hình chất lượng 6C:

- Character (tư cách chủ đầu tư):

Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mụcđích rõ ràng và thiện chí của chủ đầu tư trong việc đầu tư thực hiện dự án

Trang 18

Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích thực hiện dự án cũng như mụcđích xin vay vốn của chủ đầu tư có phù hợp với chính sách pháp luật của nhànước cũng như chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồngthời phải xem xét về lịch sử hoạt động kinh doanh, lịch sử đi vay và trả nợcủa khách hàng Ngân hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhauđể đánh giá được chính xác Thậm chí khi mục đích thực hiện dự án và mụcđích xin vay tốt thì cán bộ tín dụng cũng phải xem xét chủ đầu tư có tỏ thái độtrách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, có trả lời các câu hỏi một cách trungthực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để dự án hoạt động có hiệu quả và hoàntrả khoản vay đúng hạn Nếu phát hiện chủ đầu tư giả dối trong kế hoạch sửdụng và trả nợ vốn vay như đã thỏa thuận thì cán bộ tín dụng phải từ chối chovay, nếu không thì khả năng xảy ra rủi ro sẽ là rất cao

- Capacity (năng lực của người vay):

Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ nănglực, hành vi cũng như năng lực pháp lý để thực hiện dự án cũng như ký kếthợp đồng Ngân hàng phải căn cứ vào các giấy phép thực hiện của dự án.

- Cash (thu nhập của dự án):

Dự án đầu tư có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Đây làmột câu hỏi mà ngân hàng luôn tìm cách trả lời Nhìn chung, dự án có banguồn để tạo tiền đó là: dòng tiền từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ pháthành chứng khoán và dòng tiền từ bán hàng thanh lý tài sản Bất cứ nguồn thunào từ ba nguồn thu trên đều có thể dùng để trả nợ vay Tuy nhiên khi xemxét khả năng trả nợ của dự án người ta thường ưu tiên nguồn thứ nhất hơn cảvà coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ Có sự ưu tiên này vìviệc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực tài chính của dự án đầu tưyếu đi, khiến cho ngân hàng và chủ nợ ít được đảm bảo.

Trang 19

- Collateral (tài sản đảm bảo):

Một khoản tín dụng được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay thế chấp sẽgắn chặt trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay Khi rủi ro xảy ra, dựán không trả được nợ thì tài sản cầm cố, tài sản thế chấp sẽ trở thành nguồn thunợ thứ 2 của ngân hàng Chính vì vai trò quan trọng này của nó mà tài sản thếchấp, cầm cố phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định Ngoài các tài sản tựcó của chủ đầu tư đem cầm cố, thế chấp, ngân hàng còn cho phép dự án đầu tưđược dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp, cầm cố Khi đó vốn tự cócủa chủ đầu tư tham gia vào dự có thể chỉ là 15% đã được vay vốn thực hiệndự án Một tỷ lệ rất thấp nên dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, rủi ro cao cho ngânhàng Vì vậy, khi đánh giá giá trị tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng phải đặc biệtchú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyêndụng của tài sản Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý tới bởi nếu tàisản của người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị sẽ bị giảm sút rất nhiều và rấtkhó tìm được người mua khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.

- Conditions (các điều kiện).

Các điều kiện này bao gồm điều kiện bên trong (chính sách tín dụngtừng thời kỳ của ngân hàng, việc mua sắm, đầu tư, chính sách lươngthưởng…) và các điều kiện bên ngoài (định hướng phát triển xã hội của Nhànước, chính sách thuế, tiêu chuẩn về công nghệ môi trường…)

Trang 20

X4 = Giá thị trường của tổng tài sản / Giá trị hạch toán của tổng nợ.X5 = Doanh thu / Tổng tài sản.

Theo mô hình này, nếu trị số Z càng cao thì dự án có xác suất vỡ nợcàng thấp Theo mô hình của Altmat:

Nếu 1,8 < Z < 2,675 -> Mức độ rủi ro trung bình.

Mô hình này có ưu điểm là giúp nhanh chóng định lượng được rủi rocủa doanh nghiệp cũng như dự án Tuy nhiên, bên cạnh đó, mô hình này cũngcó những hạn chế:

- Chỉ cho phép phân biệt dự án, khách hàng “vỡ nợ”, và “không vỡ”.Trong thực tế vỡ nợ được chia thành nhiều loại Vì vậy, để có thể phân biệtchính xác dự án, doanh nghiệp thuộc loại nào thì mô hình cần có nhiều thangđiểm hơn tương ứng với các mức vỡ nợ khác nhau.

- Trong công thức không tính đến nhiều yếu tố rất quan trọng và ảnhhưởng đáng kể tới mức độ rủi ro của dự án nhưng khó lượng hóa.

1.3.2.3 Quản trị rủi ro.

Các biện pháp được ngân hàng dùng để quản trị rủi ro các dự án đầu tư là:

rủi ro cao, tính khả thi thấp.

Luật các tổ chức tín dụng và trong các Nghị định của Ngân hàng Nhà nước.Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điềukiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ.

nhau Các loại khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau, các

Trang 21

 Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng.Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phảicó sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và kiểm soátchung Các chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như: Chính sách tài sảnđảm bảo, chính sách đồng tài trợ,…Quy trình phân tích tín dụng thể hiệnnhững nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chếrủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án vay vốn,lịch sử của người vay, mục đích vay, kiểm soát trong khi cho vay,….

khoản tín dụng và đa dạng hóa.

 Quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn, hỗ trợ hoạt động các dựán như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi,…

ro là tất yếu của quá trình kinh doanh Do vậy, ngân hàng luôn xây dựngchính sách sống chung cùng với rủi ro: Hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khaithác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề.

hiểm cho các khoản cho vay của mình tại các công ty bảo hiểm để trường hợpxấu nhất là khi xảy ra rủi ro thì người chịu rủi ro là công ty bảo hiểm chứkhông phải ngân hàng Ngoài ra ngân hàng còn yêu cầu dự án tham gia đầyđủ các loại bảo hiểm Đây vừa là cách để các dự án giảm thiểu rủi ro chomình và cũng là cho chính ngân hàng.

– Phong tỏa rủi ro.

còn có khả năng thu hồi nợ thì có thể bán khoản nợ đó cho các công ty muabán và quản lý nợ.

Trang 22

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI

2.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Hà Nội.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (BIDV Hà Nội) đượcthành lập vào ngày 27/5/1957 với tên gọi ban đầu là Chi nhánh Ngân hàng Kiếnthiết Thành phố Hà Nội Đây là chi nhánh có lịch sử hình thành lâu đời nhất sovới các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namcũng như so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Hà Nội.

Nhiệm vụ ban đầu của ngân hàng là nhận vốn từ Ngân hàng Nhà nướcđể tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Năm 1982, Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tưvà Xây dựng Hà Nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam.

Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng:

– Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.Theo quy định của Pháp lệnh, Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàngĐầu tư và Phát triển quốc doanh.

Ngày 26/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tênthành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401 của Chủtịch Hội đồng Bộ trưởng và có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải – Hà Nộivới số vốn điều lệ là 1100 tỷ đồng và có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh,thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương Theo đó, Ngân hàng Đầu tư và Xâydựng Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội.

Trang 23

Từ khi thành lập đến năm 1995, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Hà Nội trải qua 3 giai đoạn phát triển:

chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

giặc Mỹ leo thang ra đánh phá Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Namthống nhất Tổ quốc.

kinh tế trong cả nước.

Ngày 1/1/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân hàng tách khỏi Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam thành Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộcBộ Tài chính Như vậy, từ khi thành lập cho đến 1/1/1995, Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam không hoàn toàn là một ngân hàng thương mại mà chỉlà một Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nướcvà tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản.

Và từ ngày 1/1/1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nóichung, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội nói riêng thực sựhoạt động như một ngân hàng thương mại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Hà Nội có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung vàdài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tíndụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và USDđể tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổchức, mọi thành phần kinh tế và dân cư

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là một đơn vị thànhviên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được phân

Trang 24

cấp hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp I, xếp hạng doanh nghiệp hạng I(theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam).

Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nộiđược xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, theo hướng đổi mới vàtiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh Với môhình tổ chức đến đầu năm 2006, tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánhNgân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là 317 người, trong đó trên 80% cánbộ đạt trình độ Đại học và trên Đại học.

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là đơn vị thành viêntrong hệ thống BIDV với đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một đơn vị thànhviên trong hệ thống BIDV.

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nộiđược trình bày theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội

Khối dịch vụ khách

Khối hỗ trợ kinh doanh

Khối quản lý nội bộ

Các đơn vị trực thuộc

Phòng DVKHDN

Phòng kế hoạchnghiệp vụ

Phòng tổ chức CB

Phòng DVKHCN

Phòng QLTD

TĐ-Văn phòng

Các phòng giao dịch 1,2,6,10,12,

Phòng thanh toán quốc tế

Phòng KTKTNBPhòng TD

Phòng TD4

Phòng tàichính kếBan Giám đốc

Khố tíndụng

Phòng TD2

Phòng tiềntệ

PhòngTD1

Trang 25

Căn cứ theo mô hình và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Hà Nội với 23 đầu mối bao gồm Ban giám đốc và cácPhòng ban liên quan, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Hà Nội trải đều xung quanh địa bàn Thủ đô Hà Nội 08 phònggiao dịch hoạt động theo chức năng ngân hàng bán lẻ cung cấp đa dạng cácsản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đại tới khách hàng.

Ban Giám Đốc của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nộihiện nay gồm 6 người:

Giám đốc ông Ngô Văn Dũng: là người đứng đầu và chịu mọi tráchnhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vềđiều hành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Các Phó giám đốc: 5 người

Các Phó giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một số côngviệc và trực tiếp chỉ đạo một số phòng thuộc bộ máy của Chi nhánh Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (gọi tắt là phụ trách khối).

Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội có haiphòng trực tiếp làm công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư là Phòng Tíndụng và Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng Chức năng chính của haiphòng này như sau:

Mỗi phòng tín dụng là một đơn vị thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư

Trang 26

Các phòng tín dụng 1,2,4 có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc kinhdoanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với cácdoanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế trung ương (Phòng tín dụng1 và 4) và kinh tế địa phương (Phòng tín dụng 2) bằng cả nội tệ và ngoại tệ(Công tác tham mưu do phòng Thẩm định làm).

Phòng tín dụng 3 vừa làm công tác tham mưu vừa tổ chức thực hiệnviệc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàngđối với các đơn vị và cá nhân thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặcbiệt coi trọng các doanh nghiệp cổ phần hóa trong nền kinh tế.

Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng có các nghiệp vụ:

trình nghiệp vụ và chỉ đạo của Tổng Giám đốc trong công tác tín dụng, côngtác thẩm định dự án đầu tư và tư vấn đầu tư.

thực hiện công tác tín dụng tại chi nhánh, tổng hợp, đề xuất các giải pháptrình Giám đốc xử lý.

– Thẩm tra hồ sơ tín dụng đầu tư trung dài hạn, thẩm tra các hồ sơ tíndụng vay vốn, bảo lãnh theo sự phân cấp của Giám đốc giao, tham mưu choGiám đốc quyết định.

– Theo chỉ đạo của Giám đốc kiểm tra các dự án vay vốn hoặc bảo lãnhhợp đồng tín dụng đã ký kết và đánh giá hiệu quả của các dự án sau đầu tư.

trình vay vốn tại chi nhánh nhằm đảm bảo tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao hiệuquả dự án đầu tư Thẩm tra dự toán, quyết toán xây dựng cơ bản theo yêu cầu.

Trang 27

tư chứng khoán dài hạn của Chi nhánh hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu, tráiphiếu cho doanh nghiệp.

– Thực hiện các dịch vụ, tư vấn có liên quan đến đầu tư theo yêu cầucủa khách hàng và theo chỉ đạo của Giám đốc trong phạm vi chức năng củaNgân hàng Đầu tư và Phát triển.

tư và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để phục vụ cho công tác tín dụng, công tácthẩm định và tư vấn đầu tư tại Chi nhánh và của toàn ngành

2.1.3 Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnHà Nội trong giai đoạn 2002- 2007.

2.1.3.1 Những hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Hà Nội.

– Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổchức thuộc mọi thành phần dưới nhiều hình thức.

ngoại tệ.

chính phủ, các nước và các tổ chức Tài chính tín dụng nước ngoài đối với cácdoanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

– Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chứckinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT.

– Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard,JCBcard, cung cấp du lịch, ATM.

Trang 28

– Thực hiện các dịch vụ ngân qũy: Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngânphiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà.

– Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư 2.1.3.2 Tình hình hoạt động huy động vốn.

Trong năm 2007, việc huy động vốn trên thị trường tiền tệ là một vấnđề nóng bỏng bởi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, bởi hoạtđộng của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng đang thuhút rất nhiều vốn đầu tư vào đó Mặc dù vậy, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Hà Nội dưới sự chỉ đạo chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách vĩ mô của Ngân hàngNhà nước, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để có nhữngquyết định kịp thời đảm bảo giữ vững được nguồn vốn và tăng trưởng tốt sovới các đơn vị khác Bằng việc nỗ lực đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới cungcấp cho khách hàng và bằng uy tín lâu năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tưvà xây dựng cơ bản đã giúp cho Chi nhánh thu hút được khá đông các tổ chứccá nhân đến với ngân hàng và đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạchkinh doanh mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao cho.

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của BIDV - Hà Nội

(Nguồn: Phòng nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội)

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong những năm gần đây của Chinhánh liên tục tăng lên, năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là

Trang 29

6.762 tỷ đồng tăng 1.430 tỷ đồng (26.82%) so với năm 2005, đây là một tỷ lệtăng trưởng khá lớn.

Trong tổng số nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tếluôn chiếm một tỷ trọng rất lớn Sở dĩ như vậy là do: Nằm trong chiến lượcphát triển chung của cả hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, với khẩu

hiệu “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động củaNgân hàng Đầu tư và Phát triển”, khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp

luôn được Chi nhánh quan tâm với việc nỗ lực đưa ra các sản phẩm mới chokhách hàng Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng làdoanh nghiệp rất đa dạng như: dịch vụ tài khoản, trả lương nhân viên, thanhtoán xuất nhập khẩu, bảo lãnh, dịch vụ quản lý vốn…Tình hình huy động vốntừ đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp của Chi nhánh trong những nămgần đây liên tục tăng Năm 2004 vốn huy động đối tượng này chiếm 60,67%trong tổng số nguồn vốn huy động với số lượng là 2.724 tỷ đồng thì đến năm2006 con số này đã tăng lên 4.478 tỷ đồng chiếm 66,22% trong tổng số nguồnvốn huy động được

Nguồn vốn từ dân cư mặc dù liên tục tăng qua các năm nhưng lại có xuhướng giảm dần tỷ trọng (Năm 2004 là 39,33%, năm 2006 là 33,78%), đâycũng là xu hướng tất yếu.

2.1.3.3 Tình hình hoạt động sử dụng vốn.

Trong tất cả mọi hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam thì hoạtđộng tín dụng là một hoạt động truyền thống quan trọng nhất Đây là một trongnhững nghiệp vụ chính đem lại thu nhập cho ngân hàng Ngân hàng luôn tìmcác biện pháp để tăng cường hoạt động này Trong những năm qua, do nềnkinh tế tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về vốn cho đầu tư cũng tăng lên làm chohoạt động tín dụng cũng sôi động hơn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát

Trang 30

triển Hà Nội luôn phải tìm cách từng bước xóa bỏ sự mất cân đối về kỳ hạngiữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tình hình hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng được thể hiện trongbảng sau:

Bảng 2: Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV – Hà Nội.

(Nguồn: Phòng nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội)

Trong những năm vừa qua, nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh liên tụcmở rộng, dư nợ tín dụng năm sau cao hơn năm trước Trong cơ cấu cho vaycủa Chi nhánh ta thấy tự năm 2005 tới đây cho vay ngắn hạn có xu hướngtăng lên, cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm xuống Năm 2005 vay ngắnhạn chiếm tỷ trọng 72,3%, nhưng đến năm 2006 tỷ lệ này đã tăng lên là79,2%, năm 2007 là 79,4% Cho vay trung và dài hạn trên thị trường vốn cóđộ rủi ro lớn, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng cho vaytrung và dài hạn có xu hướng giảm xuống.

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng đã góp phần không nhỏ vào sựphát triển kinh tế, xã hội của thành phố trên nguyên tắc kết hợp giữa chínhquyền, doanh nghiệp và ngân hàng phục vụ cho các chương trình phát triểnkinh tế của Thủ đô Do vậy, cơ cấu cho vay các dự án đầu tư theo các ngànhnghề cũng có xu hướng thay đổi

Trang 31

Sở dĩ có được kết quả tăng trưởng tín dụng như trên là do: trong thờigian qua, Chi nhánh đã thực hiện những biện pháp để tăng cường công tác tíndụng, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới như thực hiện quảng cáo, tiếp thị,tăng cường công tác phát triển dịch vụ,…Nền kinh tế phát triển mạnh, cácdoanh nghiệp cũng cần nhiều vốn hơn để hoạt động sản xuất kinh doanh.Hoạt động đầu tư sôi nổi đặc biệt là hoạt động xây dựng nên nhu cầu vốntrong nền kinh tế tăng lên.

2.2 Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng các dự án đầu tư tạiNgân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

2.2.1 Trước khi cho vay: Thẩm định xét duyệt vay vốn, đánh giá dự án.

Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình xét duyệtvốn vay và cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra tạiNgân hàng Đầu tư và Phát triển Với khâu đầu tiên thực hiện trước khi chovay này, các cán bộ tín dụng xem xét, phân tích, đánh giá tư cách, tình hìnhtài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng nhưtính khả thi, hiệu quả kinh tế, xã hội, khả năng hoàn trả nợ của dự án đầu tư.

Trang 32

Quy trình tiếp nhận hồ sơ dự án và thẩm định đánh giá vốn vay đượcthực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Quy trình tiếp nhận hồ sơ dự án và thẩm định đánh giá vốn vay.

Trang 33

Kiểm tra sơ bộ hồ

Chưa đạt yêu cầu

m địnhĐưa yêu cầu, giao

hồ sơ vay vốn

Nhận hồ sơ đểthẩm định

Trang 34

a) Đánh giá tư cách khách hàng.

Khi xem xét tư cách khách hàng, các cán bộ tín dụng có thể nhận đượcý đồ, thiên chí hợp tác của chủ dự án Đối với khách hàng có thái độ hợp tác,đó là điều kiện cung cấp cho ngân hàng những thông tin liên quan một cáchđầy đủ, chính xác, nhanh chóng Còn đối với những khách hàng có thái độnóng vội, trì hoãn cung cấp thông tin thì Chi nhánh có biện pháp cân nhắc phùhợp đối với sự dự án xin vay vốn Nội dung thẩm định, đánh giá khách hàngvay vốn gồm:

b) Đánh giá dự án xin vay vốn.

Các cán bộ ngân hàng đều xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cáchchi tiết, chặt chẽ Phân tích một cách cẩn thận các chỉ tiêu tài chính của dự án,dòng tiền dự án, thị trường đầu vào và đầu ra của dự án, tư cách và năng lựccủa chủ đầu tư Đề ra các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án từ đó đánh giá tínhkhả thi của dự án Chỉ những dự án đầu tư có tính khả thi cao mới được chấpnhận cho vay vốn

Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần phải tiến hành phân tích,đánh giá gồm:

- Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án.

- Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầura của dự án:

Trang 35

 Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án.

 Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án.

 Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.- Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật:

 Công nghệ, thiết bị.

- Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn.

 Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ dự án.

- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án.Trên cơ sở những nội dung đánh giá và phân tích ở trên, Cán bộ Thẩm địnhphải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơsở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay Các bảng tính cơ bản,yêu cầu bắt buộc phải thiết lập, hoàn chỉnh kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:

- Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo lãi, lỗ).

- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.

c) Đánh giá rủi ro.

Trang 36

Phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xảy ra trong quá trìnhthực hiện đầu tư và sau khi dự án đi vào hoạt động; đưa ra các biện phápphòng ngừa, giảm thiểu theo các loại rủi ro thường xảy ra:

- Rủi ro cơ chế chính sách.- Rủi ro xây dựng, hoàn tất.

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán.- Rủi ro về cung cấp.

- Rủi ro về kỹ thuật và vận hành.- Rủi ro môi trường và xã hội.- Rủi ro kinh tế vĩ mô.

Sau đây là một số biện pháp cơ bản ngân hàng có thể áp dụng để giảmthiểu rủi ro cho từng loại rủi ro nêu trên.

- Đối với rủi ro về cơ chế chính sách:

Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sáchcủa nơi/địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế vềchuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định vàcác chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án Loại rủi ro này có thểgiảm thiểu bằng cách:

(thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật vàqui định hiện hành có liên quan tới dự án.

vấn đề này (bất khả kháng do Chính phủ, ).

chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án.

Trang 37

- Rủi ro xây dựng, hoàn tất:

Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông sốvà tiêu chuẩn thực hiện Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểmsoát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủđầu tư thực hiện các biện pháp sau:

kinh nghiệm.

hành chất lượng công trình.

 Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng.

khách hàng trong trường hợp vượt dự toán.

 Qui định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng. Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chiarõ ràng nghĩa vụ của các bên.

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán:

Bao gồm: thị trường không chấp nhận hoặc không đủ Cầu đối với sảnphẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩmkhông đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án Loại rủi ro này có thểgiảm thiểu bằng cách:

 Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phầncẩn thận.

quá lạc quan).

 Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của ngườitiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu).

Trang 38

 Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự ánbằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượngsản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất

khả năng về tài chính (nếu có).

 Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có).

 Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có).

- Rủi ro về cung cấp:

Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quantrọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòngtiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệuđầu vào trong hồ sơ dự án Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trongtính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án.

 Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư. Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.

sử dụng cuối cùng.

nhà cung cấp có uy tín.

- Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì:

Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mứcđộ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu Loại rủi ro này, chủ đầu tư cóthể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:

Trang 39

 Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.

khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng.

 Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, độngđất, chiến tranh.

nghĩa vụ.

- Rủi ro về môi trường và xã hội:

Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dânxung quanh Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thựchiện một số biện pháp sau:

và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án. Tuân thủ các qui định về môi trường.

- Rủi ro kinh tế vĩ mô:

Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷgiá hối đoái, lạm phát, lãi suất, Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

 Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản.

 Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm.

qua, giá cả leo thang, bất khả kháng).

ngoại hối (nếu được).

Trang 40

Ngoài việc xem xét trên hồ sơ dự án đầu tư xin vay vốn của kháchhàng, để có thêm thông tin phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, Cán bộ thẩmđịnh cần phải tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến dự án thôngqua các nguồn:

– Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu của thị trườngđối với sản phẩm của dự án.

– Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào,các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự như của dự án để đánh giá tình hình thịtrường đầu vào, đầu ra của dự án.

máy tính ); từ các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp,

– Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từngngành nghề.

– Tìm hiểu từ các dự án đầu tư cùng loại.

Cán bộ thẩm định tại Chi nhánh phối hợp với Cán bộ tín dụng (trongtrường hợp cần thiết đối với Cán bộ thẩm định tại Hội sở chính) phải đi thựctế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về:

– Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình côngnghệ hiện có của khách hàng;

– Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

– Địa điểm, hạ tầng nơi sẽ đầu tư dự án, đánh giá phân tích những thuậnlợi, khó khăn, khả năng đảm bảo nguồn vốn và tiến độ thực hiện so với dự kiến.

– Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có).

Ngoài ra Chi nhánh còn trực tiếp tư vấn các cho các dự án đầu tư màChi nhánh cho vay vốn, điều đó sẽ hạn chế đầu tư các dự án thiếu tính khả thivà mạo hiểm.

Ngày đăng: 26/11/2012, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

cấp hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp I, xếp hạng doanh nghiệp hạn gI (theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam). - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
c ấp hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp I, xếp hạng doanh nghiệp hạn gI (theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam) (Trang 23)
Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
Bảng 4 Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm (Trang 75)
CÁC BẢNG TÍNH VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
1 (Trang 113)
Bảng 2: Tình hình tài chính - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2 Tình hình tài chính (Trang 114)
Bảng 3: Tình hình công nợ - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
Bảng 3 Tình hình công nợ (Trang 115)
TSCĐ hình thành từ vốn tự có 7,388 7.386 7,516 TSCĐ hình thành từ vốn vay000 Hệ số thanh toán nợ dài hạn-- - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
h ình thành từ vốn tự có 7,388 7.386 7,516 TSCĐ hình thành từ vốn vay000 Hệ số thanh toán nợ dài hạn-- (Trang 115)
CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN (Trang 116)
Bảng 1: Bảng tính toán lãi vay ngân hàng - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
Bảng 1 Bảng tính toán lãi vay ngân hàng (Trang 116)
Bảng 3: Chi phí vật liệu - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
Bảng 3 Chi phí vật liệu (Trang 117)
Bảng 4: Doanh thu dự kiến - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
Bảng 4 Doanh thu dự kiến (Trang 117)
Bảng 5: Chi phí nhiên liệu và năng lượng năm đầu - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
Bảng 5 Chi phí nhiên liệu và năng lượng năm đầu (Trang 119)
Bảng 6: Dự kiến kết quả sản xuất - kinh doanh - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
Bảng 6 Dự kiến kết quả sản xuất - kinh doanh (Trang 120)
Bảng 7: Bảng tính giá trị hiện tại ròng NPV - Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội
Bảng 7 Bảng tính giá trị hiện tại ròng NPV (Trang 121)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w