1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý rủi ro gian lận kinh doanh

5 376 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 48 KB

Nội dung

Thực tiễn kinh doanh truyền thống trong 10 – 15 năm trở lại đây đã không còn được chấp nhận nữa, đặc biệt sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cuộ

QUẢN RỦI RO GIAN LẬN KINH DOANH STEVEN INGRAMThực tiễn kinh doanh truyền thống trong 10 – 15 năm trở lại đây đã không còn được chấp nhận nữa, đặc biệt sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cuộc khủng hoảng đã buộc các tổ chức khu vực tư và khu vực công nhìn nhận lại và thừa nhận yếu tố tham nhũng và gian lận đã góp phần gây tổn hại tới nền kinh tế của họ. Một số tổ chức hiện nay đang cố gắng khắc phục những thiệt hại tài chính và tổn hại về thương hiệu và uy tín của mình bằng cách thực thi các chương trình phòng ngừa tham nhũng và gian lận.Thừa nhận rằng, phòng ngừa mang lại hiệu quả hơn chống, nhiều tổ chức, giới chức chính phủ và các nhà lãnh đạo công nghiệp đang áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro không chỉ nhằm mục đích thiết lập và duy trì tình trạng lành mạnh và giá trị, mà còn đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài đối với tổ chức của họ trong nền kinh tế mới. Quản trị rủi ro gian lận đòi hỏi có sự rà soát, phát triển không ngừng và khuyến khích tuân thủ các quy tắc ứng xử, cũng như hệ thống, chính sách trong chính tổ chức mà có thể giúp đỡ phổ biến các giá trị đạo đức và giảm nguy cơ gian lận và tham nhũng tiềm ẩn.GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNHBản nghiên cứu do Ủy ban các tổ chức tài trợ của Hội đồng Treadway (COSO) đã phân tích 200 trường hợp gian lận tài chính được Uỷ ban hối đoái và chứng khoán Mỹ (SEC) điều tra từ năm 1987 đến năm 19971. Bản nghiên cứu cho thấy, trong số các công ty công, đa số gian lận trong báo cáo tài chính được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ với vốn tài sản dưới 100 triệu USD. Các giám đốc điều hành thường có dính líu, và ban giám đốc thường bị chi phối bởi các thành viên nội bộ và các giám đốc có quyền sở hữu cổ phiếu đáng kể và ít kinh nghiệp giữ vị trí trong ban lãnh đạo của các công ty khác.Bản nghiên cứu của COSO đưa ra bản mô tả sơ lược về các gian lận được thực hiện, các công ty và cá nhân liên quan và hậu quả của sự gian lận. Chúng đưa ra những vấn đề chung sau đây:- Kỹ thuật gian lận báo cáo tài chính đặc trưng gồm việc tăng khống doanh thu và tài sản;- Hơn một nửa số trường hợp, doanh thu đã được kê khai một cách cẩu thả và hư cấu;- Khoảng một nửa số vụ gian lận liên quan đến việc kê khống tài sản bằng cách khai sai tiền chiết khấu đối với khoản tiền nhận được, kê khống giá trị hàng hóa và tài sản, nhà máy, trang thiết bị và các tài sản hữu hình khác và kê bổ sung các tài sản không tồn tại.Bản nghiên cứu cũng xác định những nguyên nhân chung của gian lận:- Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính hay cả hai dính líu vào các hoạt động gian lận (ngoài ra, các nhân viên kiểm soát tài chính, giám đốc hoạt động, giám đốc điều hành khác và thành viên ban lãnh đạo cũng có sự dính líu).- 25% công ty không có ủy ban kiểm toán, trong khi 65% thành viên của uỷ ban kiểm toán không có kinh nghiệm hay trình độ về tài chính hoặc kế toán;- Giá trị luỹ tích của gian lận được cho là lớn xét từ khía cạnh quy mô nhỏ của các công ty tham gia; - 60% giám đốc là người tay trong;- 38% giám đốc có quan hệ với nhau hay với nhân viên.NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CỦA UỶ BAN VỀ CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNHĐể giảm gian lận báo cáo tài chính, Ủy ban về chất lượng báo cáo tài chính2 đã đưa ra những khuyến nghị, bao gồm như sau:- Tăng cường tính độc lập của uỷ ban kiểm toán, và xác định tính độc lập của thành viên một cách nghiêm khắc hơn;- Chỉ đưa vào uỷ ban kiểm toán những giám đốc độc lập;- Thiệt lập ủy ban kiểm toán hiệu quả hơn bằng cách bố trí ít nhất 3 thành viên có kiến thức về tài chính cùng với một thành viên có kinh nghiệm quản trị tài chính và kế toán (nhưng chỉ trong trường hợp nếu huy động vốn thị trường vượt quá 200 triệu USD).- Có các uỷ ban kiểm toán thông qua điều lệ chính thức bằng văn bản mà thường xuyên được xem xét lại;- Cải thiện cơ chế trách nhiệm giải trình bằng cách quy định tại điều lệ yêu cầu rằng, uỷ ban kiểm toán và ban lãnh đạo có trách nhiệm thuê kiểm toán độc lập.Uỷ ban về chất lượng báo cáo tài chính cũng khuyến nghị rằng, uỷ ban kiểm toán thảo luận vấn đề về tính độc lậo của các kiểm toán viên và chất lượng báo cáo tài chính với cơ quan kiểm toán độc lập. Uỷ ban cũng được khuyến khích báo cáo thường xuyên cho các cổ đông, và bộ phận kiểm toán để tiến hành xem xét nội bộ báo cáo tài chính hàng quý.Một số khuyến nghị của Uỷ ban có những mâu thuẫn và có thể đòi hỏi nguồn lực thực thi. Chúng bao hàm việc yêu cầu uỷ ban kiểm toán báo cáo cho các cổ động khi những lo ngại về nghĩa vụ pháp được nêu ra và cơ quan kiểm toán nhằm thảo luận về chất lượng báo cáo tài chính, do đó sẽ đặt ra vấn đề về sự cần thiết có các chuẩn mực.Tuy nhiên, trong khi các khuyến nghị ràng là một bước đi đúng hướng, thì chỉ riêng hoạt động kiểm toán không phải là giải pháp duy nhất có thể giảm thiểu được đáng kể các vụ gian lận. Các hoạt động kiểm toán tài chính được thực hiện nhằm phát hiện gian lận hay việc thể hiện giá trị quan trọng sai về mặt tài chính. Điều ràng rằng, nhiều vụ gian lận đơn lẻ xảy ra ít có tính quan trọng, nên không một hoạt động kiểm toán nào có thể hiệu quả trong việc phát hiện và phòng ngừa gian lận bằng sự cảnh giác không ngừng của người lao động và cổ đông công ty.CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG GIAN LẬN THÀNH CÔNGThách thức chủ yếu mà các công ty đang đối mặt hiện nay là mức chịu tội gia tăng mà nhân viên, giám đốc và thành viên của họ đối mặt khi liên quan đến gian lận hay các hành vi không phù hợp do người lao động của công ty phạm phải. Đòi hỏi phải có phương pháp quản trị rủi ro đa ngành liên kết.Cách thức tiếp cận quản trị rủi ro tham nhũng và gian lận là thực tiễn tốt nhất, cần chứa đựng những điểm sau đây:- Bộ quy tắc ứng xử thành văn; - Các chính sách và thủ tục;- Đào tạo thường xuyên người lao động nhằm tăng cường nhận thức về gian lận và phát hiện;- Giám sát người lao động và kiểm soát hiệu quả;- Chương trình tuân thủ quản trị;- Đường dây nóng về hành vi đạo đức;- Phương pháp kiểm toán nâng cao và đánh giá rủi ro liên tục; và- Chiến lược quản trị rủi ro về tính liêm chính.Chương trình chống gian lận như vậy có thể được xây dựng dựa trên “ba giới tuyến phòng thủ”.Ba tuyến phòng thủTuyến thứ nhất là bộ quy tắc ứng xử và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, và các chính sách, thủ tục khuyến khích kinh doanh có đạo đức. Điểm then chốt đối với giới tuyến thứ nhất là bộ quy tắc ứng xử hiệu quả, bao hàm (i) yếu tố phòng ngừa và phát hiện; (ii) được dựa trên giá trị chứ không phải quy tắc; (III) có tiếng nói tích cực; và (IV) tạo ra một khuôn khổ sinh động được khuyến khích và thực hiện, ví dụ, bằng cam kết từ trên xuống dưới.Tuyến thứ hai gồm việc giảm cơ hội cho gian lận và nâng cao trách nhiệm giải trình của người lao động. Tổ chức cần xem xét thiết lập kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể (i) đảm bảo phòng ngừa và phát hiện; (ii) liên kết các khía cạnh trung thực; và (iii) đưa ra các chính sách thành văn chính thức và thủ tục, bao quát các lĩnh vực như tách bạch nghĩa vụ, trình tự báo cáo và mức độ thẩm quyền. Cơ chế báo cáo nội bộ hiệu quả cần được thiết lập và khuyến khích một cách tích cực, cần như đường dây nóng về hành vi đạo đức hay Phòng trợ giúp.Tuyến thứ ba nhằm đến việc nâng cao khả năng phát hiện và ngăn chặn thông qua (i) kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập, (ii) rà soát nội bộ và rà soát hoạt động, (iii) kiểm toán đảm bảo chất lượng, và (iv) các thủ tục phân tích được thiết lập nhằm ngăn chặn các hành vi bất thường. Giới tuyến phòng thủ thứ ba cần được xây dựng bên cạnh phương pháp quản trị rủi ro, đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc xác định rủi ro cố hữu, và hiểu biết về ngành công nghiệp, rủi ro địa và các rủi ro khác về tính liêm chính.KẾT LUẬNĐiều then chốt trong nền kinh tế mới là các tổ chức phải tự bảo vệ chính mình khỏi các hành vi gian lận và trái phép. Tác động của tội phạm kinh doanh đối với công ty có thể vượt ra khỏi phạm vi thiệt hại tài chính ngay lập tức. Điều đó cũng có thể gồm việc công khai có tính tiêu cực hay kiện tụng, qua đó làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty, giá cổ phiếu, đạo đức của người lao động, quan hệ kinh doanh trong tương lai, tiếp cận vốn và sự tồn tại lâu dài. Do vậy, điều quan trọng đối với các tổ chức là phát triển các chương trình chống gian lận hiệu quả cho phép phòng ngừa cũng như phát hiện gian lận.Nhờ đó, họ sẽ tạo ra được môi trường làm việc, khuyến khích tính liêm chính và thực tiễn kinh doanh có trách nhiệm. Ngoài ra, còn có những lợi ích khác, kể cả hữu hình lẫn vô hình, đó là:- Ít cơ hội tiềm ẩn cho gian lận và tham nhũng;- Các nhà đầu tư nước ngoài có lòng tin hơn;- Lợi nhuận cao hơn;- Ít rủi ro kinh doanh hơn;- Nhiều cơ hội kinh doanh hơn;- Kiểm soát tốt hơn đối với chi phí sản xuất và hoạt động;- Rủi ro uy tín ít đi; và- Sân chơi bình đẳngGHI CHÚ1. Bản tóm tắt được đăng tải trên www.aicpa.org: Mục số của Báo cáo hoàn chỉnh 990036. AICP A 1-888-777-7077. 2. Uỷ ban này được Sàn giao dịch chứng khoán Niu-Oóc (NYSE) và NASD thành lập vào tháng chín năm 1998 với mục đích tăng cường chất lượng báo cáo tài chính. Báo cáo được công bố vào tháng hai năm 1999 và có thể truy cập tại www.nyse.org hay www.nasd.org. . QUẢN LÝ RỦI RO GIAN LẬN KINH DOANH STEVEN INGRAMThực tiễn kinh doanh truyền thống trong 10 – 15 năm trở lại đây đã không. phương pháp quản trị rủi ro, đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc xác định rủi ro cố hữu, và hiểu biết về ngành công nghiệp, rủi ro địa lý và các rủi ro khác

Ngày đăng: 25/01/2013, 12:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w