1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK

59 592 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 289 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK

Trang 1

Lời mở đầu

Trong thời gian gần đây, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nền kinh tếthị trường cũng đã xuất hiện những mặt trái của nó: sự cạnh tranh gay gắt khiếncho một số doanh nghiệp phá sản, tình trạng làm ăn mang tính chất lừa đảonhằm kiếm lợi bất chính của một số đối tượng làm cho nền kinh tế thị trườngthêm phức tạp Trong bối cảnh đó, hoạt động của Ngân hàng cũng khó tránhkhỏi sự tác động của nền kinh tế thị trường.

Dịch vụ tiền tệ, tín dụng ngân hàng có tính chất đặc thù khác với nhữnghàng hoá, dịch vụ thông thường Ngân hàng dễ trở thành nạn nhân khi cácdoanh nghiệp kinh doanh thua lỗ Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu sựtác động của nhiều yếu tố khiến cho rủi ro dễ xảy ra, trong đó rủi ro tín dụng làdễ xảy ra nhất Khi xảy ra rủi ro tín dụng, Ngân hàng sẽ phải chịu thiệt hại mấtmát lớn Làm thế nào để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng là một bài toán nan giảido tín dụng là nghiệp vụ hàng đầu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại vàphát triển của Ngân hàng

Qua quá trình hoc tập và tìm hiểu trên các kênh thông tin, qua đợt thựctập tại Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK và đặc biệtlà sự hướng dẫn của thầy giáo, em quyết định nghiên cứu đề tài: “Một số giảipháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà NộiHABUBANK”.

Chuyên đề thực tập bao gồm các chương:

Chương I: Những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng

Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mạicổ phần nhà Hà Nội HABUBANK

Trang 2

Chương III: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàngthương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK

Để hoàn thành chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫncủa thầy giáo TS.Phạm Vũ Thắng và các cô chú trong ngân hàng thương mại vàcổ phần nhà Hà Nội HABUBANK

Trang 3

Chương I: Những lý luận cơ bản về quản lý rủi rotín dụng

1 Rủi ro tín dụng

1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng

1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, một trong những chức năng kinh tế cơ bảncủa Ngân hàng là cung cấp tín dụng Đối với đa số các ngân hàng, thu nhập từtín dụng chiếm khoảng ½ đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng và dư nợ tíndụng thường chiếm tới ½ tổng tài sản có Thêm vào đó, trong kinh doanh ngânhàng, rủi ro thường có xu hướng tập trung vào danh mục tín dụng Khi ngânhàng rơi vào tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếuphát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng Từ việc ngân hàng buông lỏngquản lý, không minh bạch trong việc cấp tín dụng, thi hành một chính sách tíndụng kém hiệu quả, hay do sự đi xuống không lường trước được của nền kinh tếcó thể dẫn đến rủi ro tín dụng và ngân hàng không thu hồi được vốn Chính vìlý do này, mỗi khi cán bộ thanh tra đến ngân hàng, họ luôn kiểm tra chi tiếtdanh mục tín dụng của ngân hàng, trong đó bao gồm: phân tích toàn bộ các hồsơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tín dụng đối với các khoản tín dụng lớn, kiểm trangẫu nhiên đối với các khoản tín dụng vừa và nhỏ, trên cơ sở đó sẽ đưa ra đánhgiá chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm bảo đảm sự lành mạnh và hiệuquả, qua đó bảo vệ những người gửi tiền và cổ đông của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia vàohợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại Đối với

Trang 4

ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng xảy ra trong trường hợp ngân hàngkhông thu hồi được toàn bộ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc là việcthanh toán nợ gốc và lãi vay không đúng thời hạn đã quy định Nếu như tất cảcác khoản cho vay của ngân hàng đều được thanh toán đầy đủ và kịp thời hạncả gốc và lãi thì rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra Ngược lãi, nếu khách hàng vaytiền không có khả năng hoàn trả hoặc cố ý không hoàn trả ngân hàng thì rủi rotín dụng sẽ nẩy sinh.

Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn trong hoạt động cho vay của các ngânhàng thương mại mà còn diễn ra trong nhiều hoạt động mang tính chất tín dụngkhác như hoạt động cho thuê tài chính, tài trợ xuất nhập khẩu và bảo lãnh.

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Có thể nói rằng rủi ro tín dụng là một vấn đề tất yếu khách quan tronghoạt động của tất cả các Ngân hàng thương mại Vấn đề cần đặt ra là làm sao đểcó thể ngăn ngừa, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra đối vớihoạt động tín dụng của Ngân hàng Muốn làm được điều đó, trước hết các Ngânhàng cần phân loại được các loại rủi ro tín dụng Tuỳ theo các tiêu thức khácnhau mà ta có thể phân loại rủi ro tín dụng thành các nhóm:

- Phân loại rủi ro tín dụng theo loại cho vay:

+ Rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay dùng để tài trợ vốn lưuđộng: Do thời gian luân chuyển của vốn lưu động tương đối nhanh dẫn đến thờigian hoàn trả khoản vay cũng nhanh, do đó mức độ rủi ro tín dụng cũng thấphơn.

+ Rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay dùng để tài trợ cho tài sản cốđịnh: Đối với các khoản vay này rủi mức độ rủi ro tín dụng thường cao vì thời

Trang 5

gian vay vốn dài, hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của tài sản cố địnhcũng rất cao.

+ Rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay dùng để tài trợ cho hoạtđộng xuất nhập khẩu: Mức độ rủi ro của các khoản vay này thường ít nhưngcũng có thể tăng cao trong trường hợp có chiến tranh, thiên tai xảy ra ảnhhưởng đến thời gian giao hàng, khách hàng không có tiền trả nợ ngân hàngđúng thời hạn

- Phân loại rủi ro tín dụng theo thời gian của khoản vay:

+ Rủi ro tín dụng xảy ra đối với các khoản vay ngắn hạn: là loại rủi ro tíndụng đối với các khoản tín dụng có thời gian từ 12 tháng trở xuống.

+ Rủi ro tín dụng xảy ra đối với các khoản vay trung và dài hạn: là loại rủi rotín dụng đối với các khoản tín dụng có thời gian trên 12 tháng Thông thườngmức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay ngắn hạn thường thấp hơn rủi ro tíndụng của các khoản cho vay trung và dài hạn Do đó, cho dù lãi suất cho vaycủa các khoản vay trung và dài hạn này thường hấp dẫn hơn nhưng các Ngânhàng thương mại ở Việt Nam vẫn hạn chế việc mở rộng hoạt động tín dụng đốivới loại cho vay này.

- Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân gây ra rủi ro:

+ Rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ phía khách hàng.+ Rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ phía Ngân hàng.+ Rủi ro tín dụng phát sinh từ các nguyên nhân khác.

- Phân loại rủi ro tín dụng theo khách hàng vay:

+ Rủi ro tín dụng đối với khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước.+ Rủi ro tín dụng đối với khoản vay của các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh.

Trang 6

1.2 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng

1.2.1 Nguyên nhân chung

Là những nguyên nhân do môi trường bên ngoài tác động, không xuấtphát từ ngân hàng hay khách hàng trong cuộc sống hàng ngày Cụ thể đó là:

- Những nguyên nhân mang tính bất khả kháng: là những rủi ro mà bảnthân khách hàng và ngân hàng không thể lường trước được.

- Do cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước thay đổi bất thường Chứcnăng can thiệp vào nền kinh tế và điều khiển một cách gián tiếp thông qua phápluật, chính sách, thuế của Nhà nước vô cùng quan trọng, tuy nhiên sự thay đổicủa các chính sách cũng có thể tác động đến hoạt động của các doanh nghiệpcũng như các Ngân hàng

- Sự biến động của tình hình kinh tế-chính trị-xã hội trong và ngoài nướccũng là nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro, đe doạ hoạt động của các ngân hàng.- Do sự ảnh hưởng của chu kỳ phát triển kinh tế: nếu nền kinh tế ở trongthời kỳ khủng hoảng, suy thoái sẽ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động của hệthống các ngân hàng thương mại.

- Do sự lỏng lẻo của môi trường pháp lý.

1.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanhnghiệp có thể lâm vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể dẫn đến phá sản,không có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng thời hạn đã cam kết vớí Ngân hàng.Cụ thể như sau:

Trang 7

- Khách hàng gặp phải những sự cố trên thị trường cung cấp và tiêu thịsản phẩm Do sự thay đổi về giá cả, chất lượng, sảm lượng hàng hóa dẫn đến rủiro cho Ngân hàng.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém.

- Lãnh đạo doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động điều hành sảnxuất kinh doanh.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp quá lạc hậu,không thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao cạnh tranh trên thịtrường.

- Do vấn đề tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp

1.2.3 Nguyên nhân từ chính bản thân ngân hàng

Quá trình hoạt động của Ngân hàng còn nhiều khâu chưa hợp lý, đặc biệtlà quá trình quản lý thực hiện tín dụng, cơ chế chính sách tín dụng còn nhiều sơhở để khách hàng có thể lợi dụng để chiếm đoạt vốn của Ngân hàng Cụ thể là:

- Do không phân tích về khách hàng đầy đủ và chính xác trước khi chovay, trong quá trình cho vay không kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụngtiền vay, không thẩm định kỹ càng dự án của khách hàng.

- Do ngân hàng không thu thập đầy đủ thông tin chính xác về khách hàngtrước khi cho vay.

- Do sự bất cập trong trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên cũngnhư công nghệ Ngân hàng.

- Do sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống Ngân hàng đã dẫn đến việc cácNgân hàng đơn giản hoá các thủ tục trong thẩm định tín dụng cho vay dể lôikéo khách hàng.

Trang 8

- Do ngân hàng thực hiện không tốt thậm chí không thực hiện các bảođảm tín dụng như: cầm cố bảo lãnh, thế chấp và trong các nghiệp vụ tạp nênnguồn thu dự phòng của Ngân hàng Vì những lý do trên mà rủi ro tín dụngluôn có thể xảy ra đối với các Ngân hàng.

1.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay luôn chịu sự ảnh hưởngtừ sự biến động của thị trường, khi thị trường vân động theo tính thiếu sự ổnđịnh tương đối thì nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng càng lớn Vì thế, nếu như việcquyết định cho vay chủ yếu dựa trên cơ sở những dự báo về biến động cảu thịtrường thì sau khi cho vay cũng cần thiết phải tiếp tục xem xét, giám sát ngườivay đã sử dụng số tiền vay như thế nào, và đặc biệt quan trọng là họ đã xử sựnhư thế nào trước những biến động của thị trường Hơn thế nữa, những tài sảnmà khách hàng đưa ra làm thế chấp cũng là một loại hàng hoá trên thị trườngnên cũng chịu sự biến động, nhiều khoản vay tuy đã có tài sản làm đảm bảonhưng rủi ro không thu được nợ vẫn có thể xảy ra do tài sản không hội đủ yếutố pháp lý, khó mau bán do ban đầu đã định giá quá cao hoặc tài sản đã bị giảmgiá… Chính vì những lý do trên, việc phát hiện sớm những dấu hiệu có thể dẫnđến rủi ro tín dụng là một yêu cầu vô cùng quan trọng.

1.3.1 Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là dấu hiệu đặc trưng nhất của rủi ro tín dụng Nợ quá hạn lànhững khoản tín dụng cấp ra mà không được thanh toán đầy đủ và đung thờihạn như trong hợp đồng tín dụng.

Trang 9

Như vậy, có thể nói rằng nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụngkhông hoàn hảo, khi người đi vay vi phạm các nguyên tắc tín dụng Khônghoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn có thể gây ra đổ vỡ lòng tin củangười cấp tín dụng đối với người được cấp tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn càng caothì mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng sẽ càng lớn.

Nợ quá hạn là rủi ro trong hoạt động tín dụng và cũng là vấn đề của tất cảcác Ngân hàng thương mại trên toàn thế giới, vì vậy, nợ quá hạn được coi nhưmột hiện tượng bình thường của hoạt động tín dụng Tuy nhiên, hoạt động củangân hàng sẽ tê liệt nếu như tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, khi đó Ngân hàng sẽkhông thu hồi được vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác và để trảtiền cho những người gửi tiền Do đó vấn đề ngăn ngừa, hạn chế nợ quá hạn làmột công tác rất quan trọng đối với mọi Ngân hàng thương mại Hiện nay,nhiều nhà quản lý cho rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở mức từ 3%-5% làcó thể chấp nhận được trong hoạt động tín dụng.

Có nhiều loại hình nợ quá hạn khác nhau, mỗi loại phản ánh rủi ro tíndụng ở những góc cạnh khác nhau Phân loại nợ quá hạn có ý nghĩa hết sứcquan trọng trong việc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và trong việc đề ra cácbiện pháp xử lý thu hồi nợ.

1.3.2 Lãi quá hạn

Đó là số tiền lãi mà khách hàng không trả được khi đến thời hạn thanhtoán lãi cho Ngân hàng Khoản lãi thanh toán không gắn với việc trả gốc và cógiá trị không lớn, được trả vào ngày xác định được ghi trên hợp đồng tín dụng,khi doanh nghiệp không trả được khoản lãi tiền vay thể hiện doanh nghiệp đanggặp khó khăn đặc biệt về tài chính Nếu điều đó xảy ra thì doanh nghiệp phải

Trang 10

điều tra rõ, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục để hạn chế những thiệt hạicho Ngân hàng cũng như cho doanh nghiệp.

- Sử dụng vốn không đúng mục đích.

- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tăng lên bất thường cáckhoản phải thu hoặc hàng tồn kho.

- Người đi vay xin hoãn trả nợ hoặc khất nợ.

- Có biểu hiện không lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh củangười đi vay, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ giảm sút, đánh mất uy tín trênthị trường, với bạn hàng và người tài trợ, quan hệ giao dịch với các đối tác củadoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, các đối tác huỷ bỏ hợp đồng kinh doanh vớidoanh nghiệp.

- Thay đổi trong cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp,biểu hiện qua một số hình thức như công nhân nghỉ việc, thu hẹp quy mô sảnxuất và chủnh loại sản phẩm…

- Sự thay đổi của giá trị hợp đồng bảo đảm và bảo hiểm tài sản liên quan.- Khả năng xuất hiện tranh chấp về các vật bảo đảm có liên quan đến cácchủ nợ khác của người vay.

Trang 11

- Hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bão lụt, hoảhoạn, hạn hán…

- Trên đây là những biểu hiện về khó khăn tài chính đối với người đi vay,sự xuất hiện của một trong những dấu hiệu này báo hiệu khả năng người đi vaykhó có khả năng hoặc không có ý định hoàn trả khoản tiền đã vay cho Ngânhàng Ngân hàng cần dựa vào các dấu hiệu này để dự đoán, phát hiện sớm vàtìm ra các biện pháp ngăn ngừa, xử lý kịp thời và có hiệu quả.

1.4 Tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của Ngânhàng thương mại

Rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra đối với các Ngân hàng thương mại nếunhư họ luôn nhận được cả gốc và lãi của các khoản cho vay đúng thời hạn,ngược lại nếu người đi vay có tình hình tài chính không thuận lợi thì cả gốc vàlãi của khoản vay bị đặt trong tình trạng rủi ro không thu hồi được Tuỳ theotừng mức độ rủi ro mà ảnh hưởng đến hoạt động của các Ngân hàng nhiều hayít Rủi ro tín dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, khả năng cạnh tranh củaNgân hàng trên thị trường tài chính, làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngânhàng, giảm khả năng thanh toán của Ngân hàng và gây ra nguy cơ mất vốn kinhdoanh, dẫn đến phá sản Ngân hàng Hoạt động tín dụng là hoạt động thườngxuyên và cơ bản nhất của Ngân hàng thương mại, phần lớn thu nhập của Ngânhàng xuất phát từ hoạt động tín dụng.

Do đó, thu nhập của Ngân hàng sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng khi rủi ro tíndụng xảy ra dù ở bất kỳ mức độ nào Rủi ro tín dụng không chỉ làm giảm thunhập của Ngân hàng từ hoạt động tín dụng, mà còn có ảnh hưởng lớn làm giảmthu nhập từ các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng Khi hoạt động tín

Trang 12

dụng phát triển, chất lượng tín dụng được cải thiện thì sẽ có tác dụng thúc đẩycác hoạt động khác phát triển Ngược lại, nếu như hoạt động tín dụng có chấtlượng không cao sẽ không thể thúc đẩy mà thậm chí còn làm cản trở các hoạtđộng khác, kết quả là thu nhập của Ngân hàng sẽ giảm sút.

Trong nền kinh tế, tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trongviệc điều hoà vốn và sự thành công của chính sách tiền tệ quốc gia Rủi ro tíndụng xảy ra sẽ làm Ngân hàng chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn đểtiếp tục cho vay, qua đó làm giảm khả năng cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Hoạt động Ngân hàng thể hiện tính xã hội hoá cao, khi một Ngân hàng rơi vàotìng trạng đổ vỡ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các Ngân hàng khác Hoạt động tíndụng của Ngân hàng dựa trên cơ sở huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế vàsử dụng vốn đó để cung cấp cho những người thiếu vốn Rủi ro tín dụng xảy ragây ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của Ngân hàng, tình trạng này nếukéo dài sẽ làm mất lòng tin của người gửi tiền Các Ngân hàng lâm vào tìngtrạng khó khăn, gây ra sự mất ổn định của hệ thống Ngân hàng nói riêng và mấtổn định của toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia nói chung, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Tóm lại rủi ro tín dụng luôn phát sinh và tồn tại cùng với hoạt động củahệ thống Ngân hàng, khó lường trước Nó gây ảnh hưởng xấu đến không chỉhoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng mà còn đến toàn bộ nền kinh tế.Vì lẽ đó, quản lý rủi ro tín dụng đang là vấn đề bức xúc đặt ra với các nhà quảnlý Ngân hàng.

Trang 13

2 Quản lý rủi ro tín dụng

2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

Để có một khái niệm chính xác, đầy đủ về quản lý rủi ro tín dụng, có thểcó nhiều cách định nghĩa khác nhau, điều này do mục đích của việc nghiên cứuquyết định.

Trên giác độ quản trị Ngân hàng thì việc định nghĩa quản lý rủi ro tíndụng là việc trả lời ngắn gọn 4 câu hỏi chính: Ai là người có trách nhiệm quảnlý? Đối tượng cần quản lý là ai? Mục đích và các công cụ quản lý là gì?

Từ bốn yêu cầu trên, ta có thể nêu ra một định nghĩa khái quát về quản lýrủi ro tín dụng như sau: Quản lý rủi ro tín dụng là việc các nhà quản trị Ngânhàng lập kế hoạch hoạt động và sử dụng các công cụ quản lý thích hợp nhằm tốiưu hoá khả năng thu hồi vốn vay từ khách hàng và hạn chế tối đa tác động tiêucực của các khoản nợ xấu.

2.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng

Trong những năm gần đây, bên cạnh nhiều thành tựu đã đạt được, nềnkinh tế thị trường cũng đang bộc lộ những mặt trái của nó Sự cạnh tranh gaygắt khiến cho một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất bị phá sản Tình trạng làm ănmang tính chất lừa đảo dưới nhiều hình thức tinh vi nhằm thu được lợi nhuậnbất chính của một số đối tượng làm cho bộ mặt thị trường ngày càng phức tạphơn Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng chịu sự tácđộng bởi những mặt trái của thị trường.

Có thể nói, kinh doanh dịch vụ tín dụng Ngân hàng có tính chất đặc thùkhác với các hàng hoá thông thường Ngân hàng có khả năng trở thành nạnnhân của các vụ lừa đảo mất khả năng trả nợ, dẫn đến rủi ro tín dụng Cũng như

Trang 14

trong phần định nghĩa đã đề cập thì rủi ro không phải bây giờ mới có và cũngkhông phải mãi đến nay mới được đề cập Tuy nhiên, làm thế nào để hạn chếmột cách tối đa những rủi ro là một bài toán nan giải Bởi các mục tiêu củaNgân hàng thường có sự mâu thuẫn lẫn nhau, buộc các nhà quản trị cần phảitính toán và lựa chọn.

Thứ nhất, tín dụng là một trong những nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩaquan trọng quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng Vìvậy, sự tăng về số dư nợ sẽ là tín hiệu đáng mừng cho Ngân hàng song cũngtiềm ẩn xác suất rủi ro lớn Lúc này nhà quản trị Ngân hàng đứng trước lựachọn là số dư nợ tăng và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Thứ hai, khi bước vào cơ chế thị trường thị sự cạnh tranh gay gắt buộccác Ngân hàng giành giật lấy khách hàng, chính sự giành giật này cũng tiềm ẩnrủi ro tín dụng Lúc này, nhà quản trị lại đứng trước mâu thuẫn giữa cạnh tranhvà hạn chế rủi ro tín dụng.

Dù trong bất cứ thời lì nào, bối cảnh nào thì yêu cầu cơ bản của Ngânhàng vẫn là “hiện thực, khả thi và hiệu quả” Để thực hiện được yêu cầu này thìcác nhà quản trị phải tính toán đến khả năng lấy những khoản không rủi ro đểbù đắp vào những khoản rủi ro đang tiềm ẩn.

Dù rằng đứng trước những sự lựa chọn thì mục tiêu của quản lý rủi ro tíndụng vẫn là tối đa hoá tỉ lệ thu hồi vốn thông qua việc duy trì một mức độ rủi rocó thể chấp nhận được và hạn chế đến mức tối đa tác động tiêu cực của cáckhoản nợ xấu.

Trang 15

2.3 Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng

2.3.1 Thực hiện công tác sàng lọc khách hàng trước khi cho vay

Muốn lựa chon được những khách hàng đạt điều kiện để cho vay, Ngânhàng phải thường xuyên tiến hành sàng lọc khách hàng Sàng lọc khách hàngđược thực hiện chủ yếu qua các hoạt động phân tích đánh giá khách hàng vàthẩm định tính khả thi của dự án đầu tư Để giảm được phần nào rủi ro tronghoạt động tín dụng, khi Ngân hàng tiếp nhận đề nghị vay vốn của khách hàng,cần phải phân tích, thẩm định về khách hàng và xem xét phương án vay vốn.Cán bộ tín dụng cần phải nghiên cứu hết sức cẩn thận dưới nhiều khía cạnh đểquyết định xem có cho vay được hay không và nếu cho vay được thì cho vaybao nhiêu, trong thời gian bao lâu và bằng hình thức tín dụng nào… Việc phântích, thẩm định được tiến hành càng kỹ thì Ngân hàng càng tránh được nhữngrủi ro có thể xảy ra Đối với mỗi đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải xácđịnh nội dung, phương pháp thẩm định cụ thể, trong đó thường quan tâm đếncác điểm chính sau:

Thứ nhất, năng lực tài chính và năng lực pháp ly của khách hàng Nếunhư khách hàng là pháp nhân, phải xem xét sự thành lập đó có hợp pháp haykhông Nếu như khách hàng là thể nhân, phải xem người đó có đủ năng lựcpháp lý để giao dịch với Ngân hàng hay không Đánh giá năng lực tài chính đểxác định sức mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ về tài chính trong kinhdoanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người đi vay Ngân hàng thườngdựa vào các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp để đánh giá.

Thứ hai, tính cách và uy tín của khách hàng Để hạn chế rủi ro chủ quando khách hàng gây ra, phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu củamột số khách hàng Đánh giá không chỉ bởi phẩm chất đạo đức mà còn phải

Trang 16

kiểm nghiệm thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ, hiện tạicũng như chiến lược phát triển trong tương lai, năng lực của đội ngũ lãnh đạo,quản lý Uy tín được thể hiện ở chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, mức độchiếm lĩnh trên thị trường, quan hệ về kinh tế tài chính, vay vốn trả nợ đối vớikhách hàng, ngân hàng… Việc thẩm định uy tín của khách hàng là yếu tố quantrọng trong quan hệ tín dụng, việc đánh giá sai đối tượng khách hàng có khảnăng làm giảm những khách hàng có mối quan hệ tốt với Ngân hàng hoặc cũngcó thể Ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ đã cho vay, phát sinh rủi rotrong các khoản cho vay.

Thứ ba, mục đích vay vốn của khách hàng Ngân hàng sau khi đã xem xétthông tin về khách hàng thì cần xem xét đến vấn đề khách hàng vay để làm gì,vay bao nhiêu và vay trong khoàn thời gian bao lâu? Nhu cầu vay vốn củakhách hàng có thể nhằm bổ sung lượng vốn lưu động còn thiếu, mở rộng hoạtđộng sản xuất kinh doanh, vay để tiêu dùng… Ngân hàng cần phải xác minhđược khách hàng vay vốn để làm gì, tránh xay ra tình trạng sử dụng vốn saimục đích đã cam kết sau khi phát vốn vay.

Thứ tư, phương án vay vốn và khả năng trả nợ Cần phải nghiên cứu hiệuquả kinh tế và tính khả thi của phương án vay vốn, bằng việc tiến hành đánhgiá, kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án sử dụng vốn vay cóphù hợp với thực tế thị trường hay không? Các điều kiện cần thiết để thực thiphương án, các số liệu về chi phí và thu nhập, các định mức kinh tế và kỹ thuật,nguồn tiền để trả nợ… có hợp lý hay không? Khả năng trả nợ của khách hàngphần lớn phụ thuộc vào các nguồn thu trong tương lai khi hợp đồng tín dụngchuẩn bị đến hạn thanh toán, những con số dự tính về nguồn thu trong phươngán kinh doanh, cùng với các nguồn thu khác mà khách hàng đã cam kết dùng đểtrả nợ khi nguồn thu chính có sự cố.

Trang 17

2.3.2.Thẩm định dự án đầu tư

Ngân hàng tiến hành thẩm định dự án đầu tư, xem xét hiệu quả kinh tế từđó mới quyết định cho vay Trình tự thẩm định bắt đầu nghiên cứu từ hiệu quảkinh tế, sau đó mới xem xét đến các mục khác Thẩm định dự án vay vốn đượctiến hành tuần tự theo các nội dung sau:

- Thẩm định về hiệu quả kinh tế của dự án và các điều kiện để vay vốn.Thẩm định hiệu quả kinh tế để quyết định có cho vay hay không nên cần phảithẩm định cả khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thẩm định về điều kiện vay vốn: Cần phải thẩm định tư cách pháp nhâncủa chủ đầu tư, nhất là khi có công ty nước ngoài liên quan để tránh gặp phảinhững công ty không có con dấu riêng đứng ra làm cò mồi Về vốn đầu tư thamgia dự án, cần phải xem xét về nguồn tài chính của chủ đầu tư Thẩm định tínhchuyển tiếp xem có khớp với dây chuyền thiết bị đang sử dụng không, có tínhđồng bộ hay không?

- Thẩm định kỹ thị trường đầu vào.

- Thẩm định rõ ràng về phương diện tài chính.

Ngoài thẩm định dự án đầu tư, Ngân hàng cũng cần phải xem xét kỹphương án thi công, vì nếu phương án thi công không được tính toán hợp lý thìsẽ kéo dài thời gian thi công và có thể làm lỡ thời cơ đưa công côg trình vào sảnxuất kinh doanh đúng thời hạn.

Trang 18

2.3.3 Phân chia và giới hạn rủi ro

Để tránh xảy ra rủi ro, Ngân hàng cần tiến hành đa dạng hoá các hìnhthức đầu tư, Ngân hàng có thể phân chia rủi ro trong hoạt động tín dụng bằngcác hình thức sau:

Đa dạng hoá khách hàng, tiến hành cho nhiều khách hàng vay Chínhsách khách hàng của từng Ngân hàng là không giống nhau, mỗi Ngân hàng cónhững thế mạnh riêng và qua đó sẽ lựa chon thị trường mục tiêu phù hợp, Ngânhàng càng có nhiều khách hàng vay thì rủi ro càng được phân chia, tuy nhiên sựphân chia đó cũng có giới hạn Với quy mô khách hàng lớn thì chất lượng tíndụng của Ngân hàng sẽ khó được đảm bảo chắc chắn, tuy nhiên Ngân hàng vẫnphải chấp nhận một mức độ rủi ro, không phân chia quá mức dẫn đến các phítổn nhiều so với lợi nhuận thu được Khi khách hàng có nhu cầu vay một số tiềnlớn thì Ngân hàng nên lựa chọn hình thức cho vay đồng tài trợ Còn khi khôngcó đủ căn cứ để có được một đánh giá hoàn hảo về khách hàng thì Ngân hàngcó thể hạ thấp hạn mức tín dụng.

Tiến hành cho nhiều ngành hoạt động vay Ngân hàng đầu tư vốn vàonhiều ngành kinh tế khác nhau thì sẽ có khả năng tránh được những hậu quảnếu có khủng hoảng xảy ra đối với lĩnh vực nào đó, Ngân hàng sẽ phải xem xét,đánh giá rủi ro theo tình hình kinh tế, diễn biến thị trường Khi thấy tình hìnhkinh tế biến động theo chiều hướng không thuận lợi hay khi dự đoán thấy cónhững thay đổi chính sách quan trọng thì Ngân hàng cần phải thận trọng trongviệc cho vay vốn tín dụng Nếu chỉ chú trọng đầu tư vốn vào một số doanhnghiệp hoạt động trong một ngành, lĩnh vực thì khi khủng hoảng xảy ra, kháchhàng không thể trả nợ vay được cho Ngân hàng sẽ dẫn đến nợ quá cao.

Trang 19

2.3.4 Một số quy định hạn chế về hạn mức tín dụng, lãi suất, số dư bù

Có thể khẳng định là không một Ngân hàng nào lường trước được mọi sựbất ngờ khi đề ra những quy định hạn chế đối với một hợp đồng tín dụng, sẽluôn có những rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động của người vay tiền Đểngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro tín dụng thì Ngân hàng thường áp dụng biện phápkhống chế khối lượng tín dụng, áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau đối vớikhách hàng hay quy định số dư bù Muốn thu được nhiều lợi nhuận, Ngân hàngphải thực hiện các khoản cho vay có kết quả tốt, được hoàn trả đầy đủ và đúngthời hạn cả gốc và lãi Song do thông tin không đối xứng nên những khách hàngđi vay có những dự án đầu tư rủi ro lại vẫn có thể được lựa chọn, do Ngân hàngcó ít thông tin về những cơ hội đầu tư và về hoạt động của các khách hàng vaytiền Khi người đi vay đã có được món tiền vay, có khả năng họ sẽ đầu tư vàonhững dự án có rủi ro cao, khiến họ khó có khả năng hoàn trả lại món tiền đãvay cho Ngân hàng Một trong những phương pháp giúp Ngân hàng đối phó vớisự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức là việc đưa ra hạn mức tín dụng Ngânhàng có thể từ chối không cho vay đối với những khách hàng nhu cầu vốn quálớn hoặc cho vay với mức thấp hơn Hơn thế nữa, khi khách hàng muốn vayvốn đầu tư vào những dự án có rủi ro cao thì họ cũng sẵn sàng chấp nhận mứclãi suất cao Tuy nhiên Ngân hàng cũng phải thận trọng trong việc lựa chọnkhách hàng, không muốn thực hiện các khoản cho vay như vậy, vì khả năng rủiro tín dụng xay ra là rất lớn Lãi suất cao hơn chỉ khiến cho sự lựa chọn đốinghịch xấu thêm với Ngân hàng Để ngăn ngừa rủi ro về đạo đức, Ngân hàng sẽkhông cấp khối lượng tín dụng quá lớn cho một khách hàng hay một nhómkhách hàng, chỉ cho vay số tiền ít hơn nhu cầu họ muốn trong đơn đề nghị vayvốn, qua đó có thể kiểm soát được các khoản vay, khả năng thu hồi vốn cao.

Trang 20

Để giảm bớt khả năng thiệt hại của Ngân hàng trong trường hợp kháchhàng bị phá sản, Ngân hàng cũng đưa ra những quy định về số dư bù Về thựcchất, số dư bù là một dạng của vật thế chấp, đó là số dư bắt buộc phải có trongtài khoản séc của khách hàng và nó sẽ bị Ngân hàng phong toả khi khách hàngvỡ nợ Số dư bù sẽ giúp làm tăng khả năng trả nợ của món tiền vay, thêm nữa,số dư bù còn đóng vai trò giúp Ngân hàng kiểm soát người vay, mang lại thôngtin về tình hình tài chính của khách hàng qua việc theo dõi sự giảm sút trong sốdư trên tài khoản séc Những thay đổi trong thủ tục thanh toán của khách hàngsẽ là dấu hiệu cho Ngân hàng thấy sự thay đổi trong việc sử dụng tiền vay củakhách hàng và Ngân hàng cần phải kiểm tra, xem xét qua đó đưa ra biện phápxử lý kịp thời.

2.4 Ý nghĩa của quản lý rủi ro tín dụng

Hiện nay, một trong những mặt yếu kém của hệ thống Ngân hàng thươngmại là chất lượng tín dụng thấp, nợ quá hạn cao Vấn đề cấp bách được đặt rahiện nay trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh Ngân hàng là làm saođể đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tài chính và nâng cao khả năngcạnh tranh của Ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏitrong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đíchtối đa hoá tỷ lệ thu hồi vốn thông qua việc duy trì một mức độ rủi ro nhất định.Quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả sẽ góp phần làm ổn định sự hoạt động củabất kỳ Ngân hàng nào.

Quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao tức là Ngân hàng cho vay và thuhồi được cả gốc lẫn lãi đối với hầu hết các khách hàng, góp phần tăng thu nhậpcho Ngân hàng, nâng cao uy tín, đạt được niềm tin của khách hàng, khi đó

Trang 21

Ngân hàng sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, thực hiện có hiệu quảchính sách khách hàng.

Mặt khác, Ngân hàng với vai trò trug gian tài chính trong nền kinh tế, cómối quan hệ ràng buộc với tất cả các chủ thể liên quan như doanh nghiệp, cơquan quản lý của Nhà nước, cá nhân và hộ gia đình… Quản lý rủi ro tín dụngcó tác dụng rất quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Ngân hàng chovay có hiệu quả cũng có nghĩa là khách hàng sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao,qua đó Ngân hàng cũng có khả năng thanh toán lãi cho người gửi tiền Như vậynó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao khả năng thực hiện các chínhsách kinh tế vĩ mô của chính phủ.

Trang 22

Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội

Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chophép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiềngửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệtrong phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinhdoanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mạinhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cánhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ vàphát triển nhà Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách rõ

Trang 23

rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu tưđóng góp phát triển

Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệlà 2.000 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được Ngânhàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát triểntoàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả Habubank luôn giữ vữngniềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệttình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên

1.2 Mô hình cơ cấu tổ chức

Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu tínhquan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức Ðặcđiểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ nhânviên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả

Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng.Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuậntrước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trongtoàn hệ thống Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo chiến lượcphát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến quản lý rủi ro.Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn được đề cao giúpNgân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh doanh biến chuyển.Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở và 24 chi nhánh, phòng giao dịch với sảnphẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ thươngmại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân (huy

Trang 24

động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thịtrường chứng khoán.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần nhà Hà Nội

1.2.1 Phòng Kế toán giao dịch:

Chức năng: Là bộ phận nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp vớikhách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanhtoán, xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước Quản lý vàchịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đếntừng giao dịch viên, thực hiện tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của ngânhàng.

Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giaodịch trên máy Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày Nhận các

Tổng Giám Đốc

Phòngtiền tệkhoquỹ

Phó TổngGiám Đốc

hợptiếp thịPhòng

thôngtinđiệntoán

Trang 25

dữ liệu tham số mới nhât của các chi nhánh HABUBANK Thiết lập thông sôđầu ngày để thực hiện hay không thực hiện các giao dịch.

Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: mở, đóng các tàikhoản, thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền từ tài khoản, bán séc/ấn chỉthường… cho khách hàng theo quy định, thực hiện các giao dịch mua bán ngoạitệ/tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền;

Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theothẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê trong ngày, đối chiếu,lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo,đóng nhật ký theo quy định;

Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định;Làm các công tác khác;

Chịu trách nhiệm trước Giám đôc về nhiệm vụ được giao trong phạm viđược uỷ quyền.

1.2.2 Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cácdoanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý cácnghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp vớichế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHNN.

Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng làcác doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ;

Hỗ trợ, tiếp thị khách hàng, phối hợp với phòng Tổng hợp tiếp thị làmcông tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàngđến các khách hàng;

Trang 26

Thẩm định và xác định các hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trongphạm vi được uỷ quyền của chi nhánh, quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từngkhách hàng;

Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý các giao dịch;

Nắm, cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quyđịnh;

Quản lý các khởn cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo;

Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năngtài chính của khách hàng vay vốn, bảo lãnh;

Theo dõi việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định;Làm công tác khác;

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiềm vụ được giao.

1.2.3 Phòng khách hàng cá nhân

Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp thực hiện các giao dịch vớikhách hàng là các nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý cácnghiệp vụ liên quan đến cho vay quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chếđộ thể lệ hiện hành của NHNN

Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ theo quy định củaNHNN;

Tổ chức huy động vốn của dân cư theo quy định của Ngân hàng Nhànước;

Tiếp thị, hỗ trợ khách hàng, phối hợp với phòng Tổng hợp tiếp thị làmcông tác chăm sóc khách hàng, phát triển các dịch vụ của Ngân hàng đến kháchhàng;

Trang 27

Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng cho 1 khách hàng trong phạmvi được uỷ quyền Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng;

Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch;

Cập nhật, phân tích toàn diện thông tin về khách hàng theo quy định;Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh Quản lý tài sản đảm bảo;

Theo dõi, phân tích, quản lý thường xuyên các hoạt động kinh tế, khảnăng tài chình của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh phục vụ công tác cho vay,bảo lãnh có hiệu quả;

Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định;

Là đầu mối hướng dẫn, quản lý nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát các hoạtđộng của điểm giao dịch;

Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các bảo hiểm khác theohướng dẫn của HABUBANK;

Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nhiệm vụ, những vấnđề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc xem xét, giải quyết;

Làm báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, lưu trữ hồ sơ, số liệutheo quy định;

Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòngLàm công tác khác

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.

1.2.4 Phòng Tổng hợp tiếp thị

Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dựkiến kế hoạch kinh doanh; tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt độngkinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động của chi nhánh.

Trang 28

Nhiệm vụ:Là đầu mối triển khai các và tư vấn khách hàng về sản phẩmcủa ngân hàng;

Là đầu mối tham mưu cho Giám đốc về công tác tiếp thị chăm sóc kháchhàng, chiến lược khách hàng;

Tham mưu cho Giám đốc: xây dựng kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêukế hoạch kinh doanh theo định kì đến các đơn vị trong toàn chi nhánh, theo dõi,phân tích, tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của cácđơn vị trực thuộc và của toàn chi nhánh theo chỉ đạo của Ban giám đốc, làm đầumối tổng hợp báo cáo và lập báo cáo theo quy định;

Tham mưu cho Ban giám đốc và tổ chức thực hiện công tác quản lý điềuhành vốn kinh doanh hàng ngày;

Làm đầu mối tổng hợp, tham mưu cho Ban giám đốc về công tác thôngtin phòng ngừa, xử lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh, xử lý tài sản đảm bảocủa toàn chi nhánh;

Làm công tác thi đua của chi nhánh

Nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trìnhlên Giám đốc quyết định; làm đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài nghiêncứu khoa học;

Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền;

Tổ chức học tập nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong phòng;

Làm một số công tác khác và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụ đượcgiao.

1.2.5 Phòng Tiền tệ kho quỹ

Trang 29

Chức năng:Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiềnmặt theo quy định của NHNN và HABUBANK Ứng và thu tiền cho các điểmgiao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chitiền mặt lớn.

Nhiệm vụ: Quản lý an toàn kho quỹ;

Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các điểm giao dịch trong và ngoàiquầy kịp thời, chính xác, đúng chế độ và quy định;

Thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn; thu chi lưu động tại các doanhnghiệp;

Phối hợp với phòng Kế toán giao dịch, phòng Tổ chức hành chính thựchiện chuyển tiền giữa quỹ của chi nhánh với NHNN, điểm giao dịch, máy rúttiền tự động an toàn đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tạichi nhánh;

Thương xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hay sự cốảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý, lập kếhoạch sửa chữa cải tạo tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn;

Thực hiện theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ kịp thời.Làm báo cáo theo quy định của NHNN và HABUBANK;

Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển sec du lịch, hoá đơn thanhtoán thẻ VISA, MASTER về trụ sở chính hay các đầu mối để gửi đi nước ngoàinhờ thu;

Tổ chức học tập nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong phòng;

Thực hiện các công tác khác và chịu trách nhiệm trước các nhiệm vụđược giao.

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ  cơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần nhà Hà Nội - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
c ơ cấu tổ chức của NHTM cổ phần nhà Hà Nội (Trang 24)
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HABUBANK (2006-2007) - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HABUBANK (2006-2007) (Trang 30)
Bảng cân đối kế toán: - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
Bảng c ân đối kế toán: (Trang 30)
8.2.Tài sản cố định vô hình - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
8.2. Tài sản cố định vô hình (Trang 31)
8.1. Tài sản cố định hữu hình - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
8.1. Tài sản cố định hữu hình (Trang 31)
Qua bảng trên, ta thấy tổng tài sản năm 2007 đạt 23,518,684 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2006 (11.685.318 triệu đồng) - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
ua bảng trên, ta thấy tổng tài sản năm 2007 đạt 23,518,684 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2006 (11.685.318 triệu đồng) (Trang 32)
Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng lên gấp 2 lần: 365.632 triệu đồng của năm 2007 so với 185.193 triệu  đồng so với năm 2006 - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
a vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng lợi nhuận của Ngân hàng đã tăng lên gấp 2 lần: 365.632 triệu đồng của năm 2007 so với 185.193 triệu đồng so với năm 2006 (Trang 35)
Tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
ng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp (Trang 36)
Nhìn vào bảng ta thấy tổng dư nợ tăng theo thời gian, từ 3320,216 tỷ đồng lên 6087,385, tăng gần gấp 2 lần - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
h ìn vào bảng ta thấy tổng dư nợ tăng theo thời gian, từ 3320,216 tỷ đồng lên 6087,385, tăng gần gấp 2 lần (Trang 36)
Qua bảng trên, ta thấy cho vay công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, tuy nhiên đang có xu hướng giảm xuống, từ  65% xuống còn 59,63% - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
ua bảng trên, ta thấy cho vay công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ, tuy nhiên đang có xu hướng giảm xuống, từ 65% xuống còn 59,63% (Trang 37)
Dựa vào bảng trên ta thấy cho vay các ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư, và được giữ ở mức độ ổn định - Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK
a vào bảng trên ta thấy cho vay các ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư, và được giữ ở mức độ ổn định (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w