Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Hà Nội 1 Những kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 73 - 85)

c. Nguồn trả nợ, kế hoạch trả nợ:

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Hà Nội 1 Những kết quả đạt được.

2.4.1. Những kết quả đạt được.

Từng biện pháp thực hiện tại Chi nhánh để hạn chế rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư mà Chi nhánh cho vay đã phần nào phát huy được kết quả. Các báo cáo đánh giá dự án, thẩm định xét duyệt vay vốn được triển khai hoàn thành, các dự án được đưa vào khuôn khổ đánh giá rủi ro định kỳ và xếp loại, đồng thời chú trọng thường xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng vay vốn, hỗ trợ khách hàng các biện pháp thu hồi khoản phải thu để thu nợ cho Chi nhánh. Với những biện pháp triển khai thực hiện như vậy, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đạt được kết quả đáng kể trong việc hạn chế rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư cũng như đối với ngân hàng. Cụ thể là:

Một là, Chi nhánh đã thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định số

493 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, theo đó các dự án được đánh giá xếp loại dựa trên các chỉ tiêu định tính cả về tài chính và phi tài chính, qua đó, chất lượng các dự án được đánh giá một cách xác thực hơn, phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng đúng thực chất hơn.

Bảng 3: Phân loại nợ các dự án dầu tư qua các năm.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nợ đủ tiêu chuẩn 60,01% 62,12% 65,03%

Nợ cần chú ý 30,26% 28,87% 27,65%

Nợ dưới tiêu chuẩn 7,05% 7,11% 6,21%

Nợ nghi ngờ 1,35% 0,90% 0,60%

Nợ có khả năng mất vốn 1,33% 1,00% 0,51%

Tổng 100,00% 100,00% 100,00%

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của Ngân hàng 3 năm gần đây luôn cao và đều tăng tỷ trọng. Các dự án được xếp vào nhóm nợ có dấu hiệu rủi ro (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) có xu hướng giảm dần và luôn dưới 10% (Năm 2007 là 7,23%).

Hai là, việc thực hiện kiểm soát chặt chẽ các dự án vay vốn nên đã hạn

chế nợ xấu mới phát sinh. Do vậy, các dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng đều thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong hợp đồng tín dụng ban đầu, rút vốn vay đúng thời hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Hồ sơ vay vốn và các hợp đồng kinh tế của dự án đều đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. Các Cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp tại cơ sở, nhờ vậy mà khả năng nắm bắt tình hình doanh nghiệp được chính xác hơn.

Ba là, trong những năm gần đây, ngân hàng đã nỗ lực thực hiện xử lý

đưa tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của các dự án đầu tư giảm xuống nhiều. Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm gần đây liên tục giảm.

Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng dư nợ 2.880 3.647 4.082 4.335 4.850

Tỷ lệ nợ quá hạn 1.5% 1,4% 1% 0,48% 0,4%

Cho vay theo dự án 810 1.079 1.131 902 1.000

Tỷ trọng cho vay theo dự án 28,1% 29,6% 27,7% 20,8% 20,6%

Tỷ lệ dư nợ quá hạn của các dự án 2% 1,8% 1,35% 0,9% 0,6%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội)

Biểu 4: Tổng dư nợ cho vay theo dự án

2.880 3.647 4.082 3.647 4.082 4.335 4.850 810 1.079 1.131 902 1000 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 2003 2004 2005 2006 2007 tỷ đ ồ n g

Tổng dư nợ Cho vay theo dự án

1,50% 1,40% 1% 1% 0,48% 0,40% 2% 1,80% 1,35% 0,90% 0,60% 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ nợ quá hạn chung Tỷ lệ dư nợ quá hạn của các dự án Từ bảng số liệu trên ta thấy:

Cho vay theo dự án chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng và có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm. Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh qua các năm có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay theo dự án cũng giảm dần qua các năm nhưng so với tỷ lệ nợ quá hạn chung thì còn cao hơn. Điều này cho thấy các biện pháp hạn chế rủi ro đối với các dự án đầu tư được cho vay vốn đã được chú trọng trong những năm gần đây.

Bốn là, Chi nhánh đã duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng

trong những năm qua.

Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, các chủ đầu tư là một mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Mối quan hệ này được củng cố sẽ giúp cho đôi bên cùng có lợi, đặc biệt tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng. Một khách hàng có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng thì khi khách hàng đó cần vay vốn cho những dự án đầu tư của minh sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Vì nếu khách hàng đã vay vốn ở ngân hàng, thì ngân hàng đã có những ghi chép về việc thanh toán tiền vay vì vậy mà sự hiểu biết về khách hàng cũng nhiều hơn, đặc biệt ngân hàng đã có những phương thức giám sát khoản vay do vậy mà các chi phí để giám sát những khách hàng lâu dài thường thấp hơn các chi phí đối với

ưu tiên nhất định như: lãi suất thấp hơn, thời gian sử dụng vốn dài hơn… những ưu tiên này sẽ giúp cho dự án tiết kiệm được chi phí, nguồn vốn ổn định hơn nên nguy cơ gặp rủi ro cũng sẽ bớt đi.

Ngoài ra, mối quan hệ lâu dài cũng giúp cho ngân hàng hạn chế được những bất ngờ ngoài mong muốn mà ngân hàng không thể lường trước được. Bởi một khách hàng đã có mối quan hệ tốt với ngân hàng thì luôn mong muốn giữ gìn được mối quan hệ đó để có thể được hưởng những ưu đãi trong tương lai. Do đó, họ luôn cẩn trọng trong các động thái của mình nhằm không làm mất lòng tin của ngân hàng. Do vậy mà quan hệ lâu dài với khách hàng có thể giúp ngân hàng đối phó với những sự bất ngờ rủi ro đạo đức mà ngay cả ngân hàng cũng không thể lường trước được ở lúc ban đầu.

Nhận thức được tầm quan trọng đó của việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, Chi nhánh luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp là khách hàng của mình. Cán bộ tín dụng luôn có thái độ niềm nở, tận tình với khách hàng đến làm việc, luôn có sự liên lạc thường xuyên, gắn bó với khách hàng. Đồng thời, Chi nhánh cũng thực hiện một số ưu tiên trong chính sách cho vay đối với các khách hàng có uy tín, khách hàng lâu năm có quan hệ tốt với ngân hàng. Đó có thể là việc ưu tiên về lãi suất, về tài sản đảm bảo hay thời hạn vay.

Năm là, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã thường xuyên tổ chức các

lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ do vậy mà trình độ thẩm định dự án đầu tư của các Cán bộ tín dụng và Cán bộ thẩm định được nâng lên rất nhiều. Các dự án được thẩm định một cách kỹ lưỡng và chi tiết. Điều này sẽ giúp cho ngân hàng tránh được những dự án rủi ro, không khả thi.

2.4.2. Những tồn tại.

–Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng còn chưa phù hợp, chưa đổi mới, các khâu trong quá trình cho vay (gồm: đề xuất – phân tích – phê duyệt

– giải ngân – quản lý sau cho vay) còn chưa tách bạch rõ ràng. Về cơ bản, mỗi cán bộ tín dụng còn thực hiện rất nhiều khâu, từ tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ khách hàng, đề xuất tín dụng, theo dõi khoản vay, phân tích khách hàng, xử lý nợ xấu... Đối với điểm yếu này, so với thông lệ quốc tế hiện tại, cần phải khắc phục để đảm bảo các nguyên tắc của một môi trường văn hóa tín dụng lành mạnh. Và theo thông lệ quốc tế hiện tại yêu cầu phải có sự tách bạch, phân định giữa các khâu: Đề xuất tín dụng – Phê duyệt tín dụng – Lưu hồ sơ tín dụng – Giải ngân. Do vậy, cơ cấu tổ chức của nghiệp vụ tín dụng cần phải được thiết kế lại để hỗ trợ cho nguyên tắc này. Nếu cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng được thiết kế tốt như vậy, chắc chắn giữa các bộ phận, các khâu sẽ tự kiểm soát chặt chẽ lẫn nhau, và do đó sẽ làm hạn chế tốt nhất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng nói chung, khả năng xảy ra rủi ro đối với các dự án đầu tư được cho vay nói riêng.

–Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro, quy trình quản lý rủi ro các dự án đầu tư chưa thật hiệu quả. Quản lý rủi ro các dự án đầu tư được cho vay vốn là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chất lượng dự án, hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động của dự án, giảm thiểu sự tổn thất không để ngân hàng không thu hồi được nợ. Nội dung chủ yếu của quản lý rủi ro các dự án đầu tư được vay vốn là phát hiện, phân loại, đánh giá rủi ro: nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý đối với các dự án có dấu hiệu rủi ro. Tuy nhiên, hiện nay Chi nhánh chưa có một tổ chức chuyên trách đứng ra chuyên quản lý rủi ro các dự án sau khi cho vay, cũng như có các quy trình quản lý rủi ro tín dụng chuẩn để thực hiện. Việc quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư vẫn do hai phòng Tín dụng và Phòng thẩm định và

xét duyệt cho các dự án đầu tư vay vốn, cũng vừa là người theo dõi, giám sát khoản vay của các dự án đó.

–Hệ thống hỗ trợ đo lường rủi ro tín dụng chưa đạt được chuẩn mực thông lệ quốc tế. Hiện nay, đối với các dự án đầu tư Chi nhánh đang áp dụng hai công cụ để đánh giá rủi ro chủ yếu là: đánh giá dựa vào phương pháp định tính và phương pháp cho điểm. Tuy nhiên, phương pháp đánh giá rủi ro định tính dựa trên sự phân tích của các Cán bộ tín dụng về hoạt động của dự án, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ trong tương lai và lịch sử hoạt động, lịch sử vay nợ của chủ đầu tư thực hiện dự án, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Thực tế, phương pháp này đã được thực hiện từ rất lâu tại Chi nhánh, đã được các Cán bộ tín dụng lâu năm tích lũy thành kinh nghiệm, tuy nhiên các kinh nghiệm đó tồn tại ở từng cá nhân, không được tổng kết, ghi chép lại thành bài học kinh nghiệm cho các thế hệ đi sau. Hơn nữa, trong quá trình đánh giá, Cán bộ tín dụng không nhất trí về cách xem xét các tiêu trí định tính như chất lượng quản lý, đặc điểm ngành nghề, khả năng cạnh tranh hay chính sách tài chính. Do đó, chất lượng của việc đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính phụ thuộc vào trình độ, khả năng của Cán bộ tín dụng và rất khó xác định, thẩm tra.

–Hệ thống thông tin không đầy đủ, không kịp thời. Việc cung cấp thông tin phục vụ quản lý rủi ro các dự án đầu tư hiện nay tại Chi nhánh còn nhiều bất cập. Đó là chưa có quy định rõ ràng về việc khai thác, xử lý, sử dụng, lưu trữ thông tin. Việc tìm kiếm các thông tin phục vụ công tác tín dụng nói chung và phục vụ công tác hạn chế rủi ro đối với các dự án đầu tư nói riêng thực hiện còn mang tính chắp vá, không thường xuyên. Thể hiện ở một số điểm chính sau:

+Dữ liệu về các dự án mặc dù bước đầu đã được cập nhật thường xuyên, nhưng vẫn còn khó khăn trong công tác báo cáo phục vụ cho hạn chế rủi ro. Các báo cáo theo các tiêu chí khác nhau còn mất nhiều thời gian để thiết lập.

+Các thông tin liên quan đến dự án như tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, các thay đổi sở hữu…mặc dù được đánh giá hàng năm nhưng việc lưu trữ vẫn đơn lẻ, khó sử dụng cho các cán bộ khác khi cần tiếp cận.

Như vậy, với hệ thống thông tin phục vụ việc quản lý rủi ro như hiện nay đã và đang gây ra nhất nhiều hạn chế cho công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư.

–Hiệu quả của hoạt động kiểm tra giám sát dự án và hiệu lực của hệ thống kiểm tra nội bộ chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn do tính độc lập của hệ thống này chưa được đảm bảo, hoạt động chưa thường xuyên.

Bộ phận kiểm tra nội bộ có chức năng kiểm tra hoạt động tín dụng, phát hiện kịp thời các tồn tại, sai phạm, những nhân tố rủi ro, những khiếm khuyết trong quy trình nghiệp vụ và đề ra giải pháp xử lý. Trong khi đó, hoạt động kiểm tra nội bộ nghiệp vụ cho vay vẫn chưa áp dụng các kỹ thuật kiểm toán, các phương pháp kiểm toán thích hợp. Việc kiểm tra trên thực tế chỉ là việc kiểm tra các chứng từ riêng lẻ, các món cho vay đơn lẻ, gắn với trách nhiệm của từng nhân viên cụ thể mà chưa phải là kiểm toán hệ thống để có cái nhìn tổng quát về quy trình thực hiện. Do đó, các báo cáo kiểm toán nội bộ vẫn chưa trở thành thông tin đáng tin cậy cho hoạt động quản lý rủi ro tại Chi nhánh.

2.4.3. Nguyên nhân.

Trong số các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội thì nguyên nhân xuất phát từ chính dự án là quan trọng nhất.

Nhiều dự án có hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, giá thành sản xuất cao, dự án kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên chi phí sử dụng vốn cao dẫn đến gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại lớn cho vốn của ngân hàng.

Tình hình tài chính của dự án và của chủ đầu tư không minh bạch gây ra khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá tính khả thi của dự án cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp tiến hành dự án. Khi xét duyệt cho vay, việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp và tài chính dự án chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của dự án và của doanh nghiệp do doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính và phương án tài chính của dự án không trung thực.

Hoạt động quản lý kinh doanh của nhiều dự án còn kém, những dự đoán ban đầu của dự án về thị trường đầu vào, thị trường đầu ra không sát với thực tế. Khả năng điều hành dự án của chủ đầu tư không tốt dẫn đến những sai sót. b, Nguyên nhân từ phía Nhà nước.

–Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản nỏng lẻo, gây nợ đọng

tăng cao.

Các dự án vay vốn ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội chủ yếu là các dự án về đầu tư xây dựng cơ bản: xây dựng, giao thông, cơ sở hạ tầng. Do đó, chính sách của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản có tác động sâu sắc đến việc hạn chế rủi ro của các dự án đầu tư. Khi các dự án được Nhà nước bố trí vốn kịp thời, được Nhà nước thanh toán khi đã nghiệm thu quyết toán công trình, các công trình được Nhà nước quy hoạch rõ ràng…thì chắc chắn các dự án sẽ thực hiện đúng tiến độ, giảm thiểu chi phí, đạt hiệu quả cao hơn và sẽ

kịp thời thu hồi vốn để trả nợ cho ngân hàng. Khi đó, các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư sẽ giành được kết quả tốt hơn.

Nhưng thực tế, ngành xây dựng ở nước ta hiện nay phần lớn vẫn là quy

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w