Thực tế quản lý rủi ro dự án xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 58 - 65)

2.3.1. Thông tin chung về dự án.

Tên dự án: Dự án “Đầu tư dây chuyền sản xuất ống cống bê tông đúc

sẵn và cung cấp bê tông thương phẩm”

Tổng mức đầu tư: 4.321.000.000đ.

Mục đích đầu tư: Cung cấp ống cống bê tông đúc sẵn cho gói thầu

C1B – Cải tạo các đường ống thoát nước trung tâm thành phố Hải Phòng và dự án khác.

Hình thức đầu tư: Xây dựng công nghiệp, dây chuyền sản xuất ống

cống bê tông cốt thép 16.500m/năm.

Địa điểm xây dựng: Hải Phòng.

Nguồn vốn đầu tư: Sử dụng nguồn vốn tự có và vốn vay trung hạn

Ngân hàng

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1.

Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 7/2005 đến tháng 7/2012.

2.3.2. Báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng.

2.3.2.1. Hồ sơ khách hàng.

a)Khái quát chung.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 có tư cách pháp nhân

theo pháp luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng; được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Công ty Cổ phần được Đại hội cổ đông thông qua và đăng ký kinh doanh theo Luật định.

Số hiệu tiền gửi không kỳ hạn: 211 10 00 0013421

Trụ sở công ty tại số 168 Đường Giải Phóng – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập là: 15.000.000.000 đồng.

Ngành nghề kinh doanh:

–Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp.

–Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật, hạ tầng trong các khu đô thị, khu công nghiệp, thi công lắp đặt thiết bị kỹ thuật công trình, hệ thống cứu hỏa, trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng.

–Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.

–Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng.

b)Hồ sơ pháp lý.

Cán bộ tín dụng thẩm định dự án đã liệt kê toàn bộ các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp và kết luận hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp đầy đủ theo quy định. c)Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính.

Tình hình sản xuất kinh doanh.

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 xem tại Bảng 1 Phần Phụ lục 2.

Nhìn vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, ta thấy: Sản lượng, tổng doanh thu qua các năm có sự tăng lên làm lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế tăng lên, cụ thể: Doanh thu năm 2004 tăng 52% so với năm 2003, quý II/2005 doanh thu của công ty đạt 88.989 triệu đồng, đạt 52% so với kế hoạch năm 2005; Lợi nhuận năm 2004 tăng 152% so với năm 2003, lợi nhuận đến hết quý II/2005 của công ty đạt 4.301 triệu đồng, đạt 89,6% so với kế hoạch năm cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng về quy mô và đạt hiệu cao. Dự kiến đến hết năm 2005, công ty sẽ thực hiện vượt mức kế hoạch đặt ra.

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu có sự tăng lên, đặc biệt năm 2004 là 20,9%. Cho thấy công ty sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, sinh lời cao. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty đến hết quý II/2005 là 38,9%.

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản năm 2004 đã tăng lên so với năm 2003, cho thấy công ty sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao. Khả năng sinh lời trên tổng tài sản của công ty đến hết quý II/2005 là 16,78 vòng.

Tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng giảm, năm 2004 là 1,79 vòng, giảm 0,49 vòng so với năm 2003. Nguyên nhân này là do nhiều công trình xây lắp có giá trị lớn của công ty chưa hoàn thành, chưa được nghiệm thu, nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đến cuối năm của công ty lớn, đẩy giá trị của khoản mục hàng tồn kho lên cao. Kéo theo vòng quay vốn lưu động là 1,25 vòng.

Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm có sự tăng trưởng và phát triển, thể hiện quy mô tăng lên và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Vốn lưu động bảo đảm được luân chuyển thường xuyên, khả năng thu hồi vốn tốt.

Tình hình tài chính

Chi tiết về tình hình tài chính của công ty xem tại Bảng 2 Phần Phụ lục 2. Nhìn vào bảng tính các chỉ tiêu trên ta thấy:

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty tăng lên qua các năm: năm 2004 tăng 49.98% so với năm 2003, ứng với số tuyệt đối là 44.494 triệu đồng. Cụ thể như sau:

Về tổng tài sản:

Các khoản phải thu năm 2004 tăng lên 57,5% so với năm 2003, tương ứng tăng 3.133 triệu đồng; Quý II/2005 là 10.679 triệu đồng trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng, cho thấy công ty đã tích cực trong công tác

Hàng tồn kho tăng mạnh qua các năm, chủ yếu là sản phẩm dở dang: năm 2004 tăng 82,33% so với năm 2003, tương ứng 47.256 triệu đồng. Quý II/2005 là 115.654 triệu đồng. Sự tăng lên mạnh này là do trong mấy năm năm trở lại đây việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta được đầu tư nhiều, đặc biệt là ở địa bàn Hà Nội. Trên thực tế, chỉ riêng khối lượng công việc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị giao (Khu chung vư và biệt thự Việt Hưng, CT khu Mỹ Đình, CT Pháp Vân, CT Văn Quán, CT Linh Đàm, Sân golf Tam Đảo… đều là những công trình có giá trị lớn), công ty đã làm chưa hết việc. Ngoài ra, công ty còn chủ động tìm kiếm các hợp đồng xây lắp bên ngoài (CT Điện lực Hai Bà Trưng, CT Bưu điện Hà Nội, Trại giam Vĩnh Quang, Trung tâm phụ nữ và phát triển…) và làm chủ đầu tư một số dự án khu đô thị, nhà ở trên các địa bàn Vĩnh Phúc, Hải Dương, tạo dần thế chủ động trong kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, với khối lượng dở dang lớn như vậy cũng là khó khăn cho Công ty trong việc luân chuyển vốn liên tục. Vì vậy, công ty cần tích cực hơn trong công tác nghiệm thu từng phần khối lượng công việc thực hiện, giảm sản phẩm tồn kho xuống.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2004 tăng lên so với năm 2003. Tài sản cố định của công ty tăng lên sau khi chuyển sang doanh nghiệp cổ phần hóa, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị góp vốn bằng tài sản cố định là toàn bộ trụ sở số 168 đường Giải Phóng. Ngoài ra trong các năm công ty đã mua sắm thêm các trang thiết bị văn phòng và một số máy móc phục vụ thi công. Tuy nhiên, khối lượng công việc năm 2004 và 2005 ngày càng nhiều mà công ty không đầu tư nâng cao trang thiết bị, tăng tài sản cố định đã làm hạn chế công việc và giảm lợi nhuận của công ty. Công ty nên chú trọng vào đầu tư nâng cao năng lực thiết bị.

Về nguồn vốn:

Nợ phải trả qua các năm tăng lên rõ rệt: năm 2004 tăng 59,34% so với năm 2003, tương ứng là 43.014 triệu đồng. Nợ phải trả tăng chủ yếu là do

tăng nợ vay ngắn hạn ngân hàng, người mua ứng trước và phải trả các đơn vị nội bộ. Hết quý II/2005, nợ phải trả là 127.989 triệu đồng. Sự tăng lên này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của công ty, sự tăng lên về sản lượng thực hiện qua các năm. Điều này cũng cho thấy công ty có khả năng chiếm dụng vốn của người bán và huy động vốn trong nội bộ công ty.

Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên sau khi thực hiện cổ phần hóa: Vốn điều lệ trước cổ phần hóa là 9.657 triệu đồng, sau cổ phần hóa là 15.000 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu phân bổ vào các quỹ cũng tăng lên qua các năm. Lợi nhuận chưa phân phối năm 2004 là 961 triệu đồng, đến hết quý II/2005 là 4.301 triệu đồng.

Phân tích các chỉ số tài chính của công ty cho thấy:

Cơ cấu tài sản có sự chênh lệch lớn giữa tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng giảm trên tổng tài sản. Với khối lượng công việc lớn như hiện nay (sản lượng thực hiện năm 2004 235.000 triệu đồng, kế hoạch năm 2005 là 265.000 triệu đồng) mà phải thuê máy móc thiết bị là rất tốn kém, làm giảm lợi nhuận của công ty đi so với việc đầu tư máy móc lâu dài. Vì vậy, công ty nên xem xét vào khối lượng công việc trong thời gian tới để đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công và giảm sự chênh lệch cơ cấu tài sản quá lớn.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty cũng có sự chênh lệch lớn, hoạt động của công ty chủ yếu được tài trợ bởi các khoản nợ phải trả, tài trợ bằng vốn chủ sở hữu có tăng lên qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Nợ phải trả của công ty năm 2003 là 81,43%, năm 2004 là 86,01% và đến hết quý II/2005 là 85.28%, cho thấy công ty đang tận dụng khả năng chiếm dụng vốn từ các nguồn bên ngoài, vốn huy động nội bộ từ các đội, xưởng thi công. Đây cũng là lý do chính làm cho khoản mục Phải trả các đơn vị nội bộ của công ty

trong mấy năm trở lại đây lớn. Tuy nhiên, trong tương lai, công ty cần tăng vốn chủ sở hữu để tránh bị động trong sản xuất kinh doanh.

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đảm bảo thanh toán nợ trong ngắn hạn nhưng chưa cao. Khả năng thanh toán nhanh giảm đi nhiều qua các năm do trong năm, khối lượng công trình chưa được nghiệm thu lớn, nằm nhiều trong khoản mục hàng tồn kho. Trong năm 2005, công ty cần tích cực phối hợp cùng chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán.

Khả năng thanh toán dài hạn của công ty thể hiện ở chỉ tiêu hệ số thanh toán nợ dài hạn. Hiện tại công ty chưa có phát sinh nợ dài hạn (vay dài hạn) nên chưa phản ánh được khả năng thanh toán dài hạn của công ty.

Tình hình công nợ.

Chi tiết về tình hình công nợ của công ty xem tại bảng 3 Phần Phụ lục 2. Các khoản phải thu năm 2004 tăng lên so với 2003 đồng thời sản phẩm dở dang của công ty năm 2004 tăng gấp 10 lần năm 2003, cho thấy khối lượng công việc thực hiện của công ty luân chuyển thường xuyên, khối lượng được nghiệm thu và khối lượng công việc dở dang công ty đều tăng lên, đặc biệt là công việc dở dang cho thấy khối lượng công việc của công ty ngày càng lớn. Đánh giá tình hình phải thu năm 2004 của công ty là bình thường. Công ty cần đẩy mạnh công tác nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành với chủ đầu tư, không để sản phẩm dở dang nhiều. Đến hết quý II/2005, các khoản phải thu là 20.686 triệu đồng, gấp đôi so với thời điểm cuối 2004.

Các khoản phải trả của công ty năm 2003, 2004 là rất lớn. Năm 2003 người mua trả trước và phải trả các đơn vị nội bộ tăng mạnh, cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty tốt. Năm 2004, người mua trả tiền trước tăng vọt lên 41,512 triệu đồng, chiếm 35,94% các khoản phải trả. Đó là do trong năm 2004, công ty nhận của được nhiều hợp đồng mới, hầu hết đều đạt được mức tạm ứng tối đa. Do khối lượng công việc tăng nhiều nên năm 2004

nợ vay ngắn hạn cũng tăng lên. Phải trả nội bộ năm 2004 có giảm so với 2003 nhưng vẫn chiếm 46,55% các khoản phải trả. Các khoản phải trả nội bộ hầu hết đều là phải trả các Đội, xưởng sản xuất thi công. Đến hết quý II/ 2005, các khoản phải trả của công ty đạt 127.987 triệu đồng.

Phải trả người bán giảm qua các năm, đặc biệt là năm 2004 giảm mạnh do người bán đòi thanh toán rất gay gắt, nhất là thời điểm cuối năm. Đến hết quý II/2005, phải trả người bán tăng lên nhưng không đáng kể.

Kết luận chung: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng và mở rộng, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Tình hình tài chính ổn định, không có sự biến động lớn.

d)Quan hệ tín dụng

Hiện tại công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng HUD1 chỉ quan hệ tín dụng duy nhất với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Công ty mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp nhưng chỉ để thanh toán các khoản điện, nước, điện thoại của công ty. Toàn bộ tiền thu được từ các công trình qua chuyển khoản đều chuyển về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Tình hình tiền gửi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội từ đầu năm 2005 đến thời điểm 31/07/2005 là khá tốt.

Tính đến thời điểm hiện tại, công ty chưa bao giờ có nợ quá hạn và lãi treo. Công ty là một đơn vị vay trả song phẳng, hầu hết các khoản vay đều trả nợ trước hạn. Các khoản vay chủ yếu là vay thanh toán vật tư. Tiền thanh toán từ các công trình 100% qua chuyển khoản đều về tài khoản của công ty tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.

Các món bảo lãnh của công ty đều bảo lãnh hợp lệ, ngân hàng chưa phải trả nợ thay và cho vay bắt buộc cho công ty.

2.3.2.2. Khái quát về dự án vay vốn.

A)Hồ sơ dự án, hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng thẩm định dự án xem xét hồ sơ dự án và thấy rằng dự án có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định.

B)Nhu cầu vốn đầu tư:

– Tổng mức đầu tư: 4.321.000.000đ. (gồm cả VAT).

Trong đó: Xây lắp: 1.194.596.749 đ

Dây chuyền thiết bị: 2.188.244.920 đ

Chi phí khác: 545.079.057 đ

–Vốn vay ngân hàng: 2.188.000.000đ được sử dụng để mua dây chuyền thiết bị sản xuất ống cống.

–Phần còn lại công ty sử dụng vốn tự có để đầu tư.

C)Phân tích dự án:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w