Hiện tại, đối với phần thẩm định vốn đầu tư của dự án cho vay đóng tàu, Chi nhánh chỉ xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, đã tính đủ các khoản cần thiết chưa… Tuy nhiên, để có thể xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng hơn, Chi nhánh cần bổ sung thêm vào cách thức thẩm định từng khoản mục của DA. Các khoản mục thẩm định về kỹ thuật khó cần mới thêm chuyên gia về kỹ thuật về thẩm định.
Đối với mỗi dự án cho vay đóng tàu, việc phân loại vốn đầu tư giúp các cán bộ thẩm định xây dựng được một kết cấu vốn đầu tư và tài sản thích hợp, tạo điều kiện cho công tác thẩm định được tiến hành một cách thuận lợi hơn. Hơn nữa, việc kiểm tra và xác định các loại vốn này là cơ sở để tính toán chi
phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao, nợ phải trả….
Tổng vốn đầu tư của một DA cho vay đóng tàu thường lớn và khó để thẩm định, kiểm soát được nên không ít trường hợp doanh ngiệp đã chiếm dụng vốn của Ngân hàng để đầu tư vào kế hoạch khác. Do vậy, để xác định chính xác hơn nhu cầu vốn đầu tư cho dự án, ngân hàng không nên quá phụ thuộc vào nguồn số liệu do chủ đầu tư cung cấp mà nên tham khảo thêm thực tế từ những dự án cùng loại đã và đang đi vào hoạt động. Kết hợp với việc thẩm định chặt chẽ hơn về tổng vốn đầu tư thì chi nhánh cũng nên áp dụng các giải pháp khác như tài trợ một phần, giải ngân đối ứng. Tài trợ một phần tức là chi nhánh phải xem xét năng lực tài chính cúa khách hàng và yêu cầu khách hàng phải bỏ một tỷ lệ vốn chủ sở hữu thích hợp vào DA. Tỷ lệ hiện nay thường thấy ở các DA cho vay đóng tàu là 30%. Tuy nhiên với tình huống hiện nay có nhiều nguy cơ rủi ro cho ngành đóng tàu và khai thác tàu thì tỷ lệ này có lẽ cần được nâng lên. Bởi lẽ các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì có khả năng tồn tại cao hơn trong kinh tế khủng hoảng. Giải ngân đối ứng là việc từng giai đoạn giải ngân trong DA thì chi nhánh sẽ yêu cầu DN phải đối ứng tiền với nguồn tiền của ngân hàng ( ví dụ cần thanh toán vật liệu 100 tr thì giải ngân đối ứng doanh nghiệp xuất 30 triệu trước thì chi nhánh sẽ đối ứng 70 triệu). Phương pháp này rất thích hợp để hạn chế việc chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.