Định hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian sắp tới:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 114)

3.1.1. Định hướng chung của Chi nhánh

Từ năm 1990 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội đã từng bước có những chuyển hướng cơ bản trong hoạt động kinh doanh, chuyển từ cơ chế cấp phát vốn sang cơ chế tín dụng thương mại gắn liền với cung ứng dịch vụ ngân hàng. Trải qua hơn 15 năm đổi mới theo cơ chế thị trường, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, để khẳng định vị thế của Ngân hàng trong hệ thống BIDV và với các ngân hàng khác trên địa bàn, Chi nhánh đã nghiên cứu, xây dựng một chiến lược phát triển từ nay đến năm 2010 dựa trên chiến lược phát triển của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Đó là:

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài của BIDV Bắc Hà Nội. Bên cạnh đó cần xây dựng các tiêu chuẩn hóa nghiệp vụ để có biện pháp quy hoạch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp.

- Hiện đại hoá kỹ thuật và công nghệ ngân hàng: Từng bước triển khai các dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của một ngân hàng kinh doanh đa năng trong nền kinh tế thị trường.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ, ngoài các sản phẩm truyền thống, tập trung đẩy mạnh, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng để đổi mới cơ cấu tỷ trọng tín dụng - dịch vụ theo hướng đột phá.

- Đổi mới mô hình tổ chức kinh doanh theo hướng ngân hàng thương mại hiện đại với bộ máy tinh gọn, phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ.

3.1.2. Định hướng trong hoạt động cho vay và công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh chính dự án đầu tư tại Chi nhánh

Đối với bất kỳ một NHTM nào, hoạt động cho vay luôn là hoạt động trọng tâm, quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Để phát triển hoạt động cho vay, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội đã xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới:

- Đa dạng hoá các sản phẩm, loại hình cho vay. Coi tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng thương mại trong thi công xây dựng, khảo sát thiết kế, cung ứng sản xuất vật tư thiết bị xây dựng là mặt trận hàng đầu, đồng thời mở rộng thị trường sang các lĩnh vực khác.

- Đa dạng hoá khách hàng, tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng truyền thống, cho vay không phân biệt thành phần kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế và định hướng phát triển của BIDV Việt Nam.

- Phấn đấu tăng trưởng mạnh hoạt động cho vay theo dự án, chủ động tìm kiếm đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh. Tuyệt đối coi trọng chất lượng hơn số lượng, không chạy theo doanh số mà thoả hiệp với các dự án có tiềm ẩn rủi ro.

- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thích ứng được với những biến động

của thị trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo kinh doanh an toàn - hiệu quả.

3.1.3. Định hướng công tác TĐ TCDA cho vay đóng tàu ở chi nhánh:

Từ định hướng trong hoạt động cho vay, Chi nhánh cũng đã xây dựng chiến lược phát triển riêng cho công tác thẩm định tài chính dự án. Cụ thể:

- Về mặt nhận thức: mỗi cán bộ thẩm định trong Chi nhánh phải nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí và nội dung công tác thẩm định tài chính dự án. Cần thấy rằng hiệu quả tài chính là cơ sở quyết định tính khả năng của dự án, là căn cứ để ngân hàng cho vay đảm bảo thu hồi được gốc và lãi. Khi tiến hành thẩm định phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét, đánh giá.

- Về quy trình và nội dung thẩm định: công tác thẩm định tài chính cần phải không ngừng được cải tiến về mặt quy trình, nội dung thông qua việc áp dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đồng thời phải có sự kế thừa, đúc rút thường xuyên những bài học kinh nghiệm để nhằm đưa ra nhận xét, đánh giá chính xác, đầy đủ và khách quan.

- Về mặt tổ chức thực hiện: công tác thẩm định cần được tổ chức thực hiện một cách khoa học và hợp lý để tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các phòng chức năng, đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn tại Chi nhánh.

Theo định hướng của Nhà nước và chính phủ trong việc khuyến khích phát triển ngành hàng hải. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói chung và chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng đẩy mạnh cho vay với các DA đóng và mua mới tàu để khai thác, cũng như cho vay vốn lưu động để các chủ đầu tư kinh doanh.

3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh định tài chính dự án khi cho vay đóng tàu tại chi nhánh

Trên cơ sở phân tích lý luận về thẩm định tài chính dự án, định hướng phát triển công tác thẩm định tài chính dự án và quan sát thực tế công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội, em nhận thấy những mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:

3.2.1. Nâng cao vai trò công tác thẩm định .

Ban lãnh đạo cần nhận thức được hơn nữa tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng. Việc nhận thức đúng tầm quan trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định của chi nhánh. Ban lãnh đạo cần đưa ra những chính sách hợp lý tào thuận lợi cho công tác thẩm định dự án, thường xuyên phải chú trọng hoàn thiện quy trình, nội dung thẩm định để nâng cao chất lượng của công tác này bên cạnh đó cần kết hợp với việc tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cả về tinh thần lẫn vật chất thông qua các chính sách đãi ngộ hợp lý và nâng cao chất lương cơ sở hạ tầng cho cán bộ nhân viên thẩm định để họ có thể làm việc hiệu quả hơn, với năng suất cao hơn và đem lại lợi ích trực tiếp cho chi nhánh. Việc thực hiện tốt công tác thẩm định dự án nói chung sẽ đem lại lợi ích cho rất nhiều phía, không chỉ bản thân ngân hàng được lợi khi ra quyết định cho vay đúng mà cả chính các nhà đầu tư cũng đảm bảo được nguồn vốn để hoạt động kinh doanh và qua đó gián tiếp mang lại lợi ích cho sự phát triển của nền kinh tế.

3.2.2. Lựa chọn phương pháp thẩm định dự án đầu tư phù hợp.

Để nâng cao chất lượng của công tác thẩm định dự án thì chi nhánh cần hướng tới việc hoàn chỉnh hơn nữa các phương pháp thẩm định dự án, nhất là

việc áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại vì đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì tính chất của dự án cũng ngày một phức tạp hơn.

• Với phương pháp tính toán so sánh đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính:

- Đối với các chỉ tiêu NPV, IRR, DSCR( khả năng hoàn trả vay) là những chỉ tiêu quan trọng nhất trong thẩm định tài chính dự án:

DSCR = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn

Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn

Chỉ số DSCR này càng lớn thì khả năng trả nợ dài hạn của dự án là càng cao, đầu tư vào dự án được an tòan hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên cũng có một vài lưu ý khi sử dụng các chỉ tiêu này để đạt hiệu quả cao hơn. Vì không phải lúc nào cả hai chỉ tiêu cũng đem lại cùng một kết quả, trong trường hợp kết quả trái ngược nhau thì sẽ ưu tiên chỉ tiêu NPV hơn vì nó có nhiều ưu điểm hơn. Khi lựa chọn chỉ tiêu NPV hay IRR thì ngoài những nguyên tắc lựa chọn cơ bản ( NPV >0; IRR> lãi suất ngân hàng) thì trong quá trình tính tóan cần chú ý nguyên tắc giá trị thời gian của tiền và lựa chọn tỷ lệ chiết khấu phù hợp. Ở Việt Nam các ngân hàng thường áp dụng cách lấy chi phí sử dụng vốn bình quân làm tỷ suất chiết khấu.

• Với phương pháp hạn chế rủi ro trong công tác thẩm định tài chính DA

Việc phân tích độ nhạy cần phát triển hơn trong việc đưa nhiều yếu tố đầu vào (mà việc biến động của nó có ảnh hưởng tới DA) nhiều hơn để tiến hành phân tích để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả và khả năng trả nợ của DA.

Ngoài ra cần phát triển và hoàn thiện thêm phương pháp dự báo trong phân tích rủi ro của DA. NH nên tiến hành mua các phần mềm dự báo chuyên

dụng mà các NH tiên tiến trên thế giới đang áp dụng kết hợp với việc cử các cán bộ thẩm định đi học để nâng cao nghiệp vụ đa dạng các phương pháp trong công tác thẩm định của mình. Phương pháp này sẽ giúp dự báo được phần nào rủi ro trong tương lai. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc thẩm định các DA cho vay đóng tàu dài hạn và nhiều rủi ro nhất là các DA này được đặt trong bối cảnh hiện nay khi ngành công nghiệp đóng tàu có nguy cơ lâm vào suy thoái và kinh tế thế giới cũng đang khủng hoảng.

3.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính dự án

Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội và trong toàn hệ thống BIDV Việt Nam đã ban hành Quy trình thẩm định dự án để nhằm định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, của cán bộ thẩm định cũng như các phòng ban chức năng, đồng thời tạo ra sự thống nhất, khoa học, đảm bảo kiểm soát được hoạt động nghiệp vụ. Tuy nhiên, về mặt nội dung và phương pháp thẩm định tài chính vẫn còn một số tồn tại nhất định, cần có những biện pháp tháo gỡ.

3.2.3.1. Thẩm định kế hoạch vốn đầu tư của dự án

Hiện tại, đối với phần thẩm định vốn đầu tư của dự án cho vay đóng tàu, Chi nhánh chỉ xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, đã tính đủ các khoản cần thiết chưa… Tuy nhiên, để có thể xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng hơn, Chi nhánh cần bổ sung thêm vào cách thức thẩm định từng khoản mục của DA. Các khoản mục thẩm định về kỹ thuật khó cần mới thêm chuyên gia về kỹ thuật về thẩm định.

Đối với mỗi dự án cho vay đóng tàu, việc phân loại vốn đầu tư giúp các cán bộ thẩm định xây dựng được một kết cấu vốn đầu tư và tài sản thích hợp, tạo điều kiện cho công tác thẩm định được tiến hành một cách thuận lợi hơn. Hơn nữa, việc kiểm tra và xác định các loại vốn này là cơ sở để tính toán chi

phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao, nợ phải trả….

Tổng vốn đầu tư của một DA cho vay đóng tàu thường lớn và khó để thẩm định, kiểm soát được nên không ít trường hợp doanh ngiệp đã chiếm dụng vốn của Ngân hàng để đầu tư vào kế hoạch khác. Do vậy, để xác định chính xác hơn nhu cầu vốn đầu tư cho dự án, ngân hàng không nên quá phụ thuộc vào nguồn số liệu do chủ đầu tư cung cấp mà nên tham khảo thêm thực tế từ những dự án cùng loại đã và đang đi vào hoạt động. Kết hợp với việc thẩm định chặt chẽ hơn về tổng vốn đầu tư thì chi nhánh cũng nên áp dụng các giải pháp khác như tài trợ một phần, giải ngân đối ứng. Tài trợ một phần tức là chi nhánh phải xem xét năng lực tài chính cúa khách hàng và yêu cầu khách hàng phải bỏ một tỷ lệ vốn chủ sở hữu thích hợp vào DA. Tỷ lệ hiện nay thường thấy ở các DA cho vay đóng tàu là 30%. Tuy nhiên với tình huống hiện nay có nhiều nguy cơ rủi ro cho ngành đóng tàu và khai thác tàu thì tỷ lệ này có lẽ cần được nâng lên. Bởi lẽ các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì có khả năng tồn tại cao hơn trong kinh tế khủng hoảng. Giải ngân đối ứng là việc từng giai đoạn giải ngân trong DA thì chi nhánh sẽ yêu cầu DN phải đối ứng tiền với nguồn tiền của ngân hàng ( ví dụ cần thanh toán vật liệu 100 tr thì giải ngân đối ứng doanh nghiệp xuất 30 triệu trước thì chi nhánh sẽ đối ứng 70 triệu). Phương pháp này rất thích hợp để hạn chế việc chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.

3.2.3.2. Xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý đối với từng dự án

Để có thể đưa ra đánh giá về hiệu quả tài chính dự án, cán bộ thẩm định chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu như NPV, IRR,… Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất gặp phải khi tính toán các chỉ tiêu này là việc xác định mức LSCK. Các chỉ tiêu trên chỉ phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án khi được tính toán với một mức LSCK hợp lý. Về bản chất, để tính toán chính xác LSCK

phục vụ cho việc chiết khấu các dòng tiền của dự án cần đảm bảo được 3 yêu cầu sau: bù đắp rủi ro, phản ánh được chi phí sử dụng vốn của dự án, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Việc xác định LSCK phụ thuộc vào phương án nguồn vốn tài trợ dự án. Đối với các dự án trình lên ngân hàng để xin tài trợ thường có cơ cấu gồm nợ và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, trong nội dung chuyên đề này em xin đưa ra phương pháp tính LSCK đối với trường hợp nguồn vốn tài trợ hỗn hợp.

Giả định rằng một doanh nghiệp sử dụng cả nợ và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho dự án của mình.

Đối với ngân hàng, tỷ lệ chiết khấu thích hợp nên bằng chi phí sử dụng vốn bình quân cộng với mức bù rủi ro của dự án.

3.2.3.3. Thẩm định khả năng trả nợ thực tế của dự án

Đối với nhiều ngân hàng, thẩm định khả năng trả nợ của dự án có thể được xem là nội dung quan trọng bậc nhất.

Nguồn trả nợ của dự án thường được tính theo công thức sau:

Nguồn trả nợ năm thứ i của dự án = %LNSTi + KH năm i của dự án

Trên thực tế, LNST không thể dùng toàn bộ để trả nợ mà chỉ có thể huy động được 50-70%, phần còn lại phải phân bổ vào các quỹ theo quy định và một phần dùng để tái đầu tư.

Để làm tăng khả năng trả nợ của dự án, chủ đầu tư thường nâng mức khấu hao trong những năm đầu dự án đi vào hoạt động. Do đó, để xác định chính xác khả năng trả nợ thực tế của dự án, ngân hàng cần kiểm tra, thẩm định để bảo đảm mức trích khấu hao được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính.Sau khi đã xác định được nguồn trả nợ của dự án, ngân hàng cần xây dựng bảng kế hoạch trả nợ từng năm của dự án. Nợ phải trả hàng năm bao gồm đầy đủ các khoản phải trả đối với ngân hàng cũng như đối với các tổ

chức tín dụng khác. Từ đó, ngân hàng sẽ tính toán được khả năng trả nợ thực tế của dự án thông qua mức chênh lệch giữa nguồn trả nợ với nợ phải trả.

Để nâng cao hiệu quả cho phương án trả nợ thực tế của ngân hàng khi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 114)