Thẩm định về dòng tiền của dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 25 - 28)

Thẩm định về doanh thu của dự án:

Doanh thu từ hoạt động của dự án được tính hàng năm và bao gồm các khoản:

- Doanh thu từ sản phẩm chính, từ sản phẩm phụ, từ thứ liệu, phế liệu - Doanh thu từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài

Trong quá trình thẩm định, để đảm bảo tính hợp lý và chính xác của doanh thu, cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố như: giá bán của sản phẩm, sản lượng sản xuất hàng năm và mức tiêu thụ sản phẩm của thị trường.

Đối với các dự án mà sản phẩm rất nhạy cảm với các biến động của thị trường trong và ngoài nước hoặc mức độ cạnh tranh trên thị trường thì cần có sự thay đổi giá bán qua các năm, hoặc xếp hạng mức độ rủi ro của dự án cao hơn.

Sản lượng sản xuất của dự án được tính theo phần trăm của công suất thiết kế, tăng dần trong các năm, đạt mức 100% khi sản xuất đi vào ổn định và giảm dần vào các năm cuối trong vòng đời của dự án. Do vậy, nhiệm vụ các cán bộ thẩm định là phải kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin để điều chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp.

Thẩm định về chi phí của DA:

Chi phí hoạt động hàng năm của dự án được xác định căn cứ vào kế haọch sản xuất, kế hoạch khấu hao, kế hoạch trả nợ, bao gồm:

- Nguyên vật liệu chính, vật liệu bao bì, bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài, nhiên liệu, năng lượng…

- Chi phí nhân công: lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, trợc ấp - Chi phí trả lãi vay

- Chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý phân xưởng, tiêu thụ sản phẩm - Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị…

- Các chi phí biến đổi như nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng… được tính theo sản lượng sản xuất và định mức tiêu hao. Cán bộ thẩm định cần kiểm tra cùng loại hoặc tiêu chuẩn của ngành.

- Các chi phí quản lý được tính theo % trên doanh thu. Ngoài ra, một số chi phí như chi phí vận chuyển, lương nhân viên bán hàng… đựơc tính theo sản lượng.

- Tổng mức khấu hao hàng năm của dự án phải bằng nguyên giá TSCĐ và phải tuân theo các phương pháp khấu hao do Bộ Tài chính ban hành đối với các doanh nghiệp.

- Chi phí lãi vay của dự án được tính dựa trên kế hoạch vay và trả nợ đối với các nguồn huy động từ bên ngoài. Cần kiểm tra lại cách tính trả lãi và gốc cho phù hợp với thông lệ của ngân hàng.

Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án:

Đối với các NHTM, khi tiến hành thẩm định hiệu quả tài chính của một dự án thì các chỉ tiêu như chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, từ dự án,… chưa phải là các chỉ tiêu thu hút được sự quan tâm nhất. Bởi lẽ các chỉ tiêu này chỉ mang ý nghĩa tổng kết hoạt động kinh doanh của dự án trên sổ sách kế toán (mang tính chất thời kỳ) mà không phản ánh chính xác khi nào thu nhập và chi phí được thu vào hoặc chi ra, hay nói cách khác chúng ta không thể xác định được thời điểm xuất hiện của các khoản tiền này. Chính vì vậy, để có thể

đưa ra được những phân tích, đánh giá chính xác nhằm xác định dự án có hiệu qủa về mặt tài chính hay không, bên cạnh các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, nhà thẩm định thường quan tâm tới dòng tiền của dự án.

Dòng tiền của một DA được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của DA. Toàn bộ khoản tiền chênh lệch giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào là dòng tiền ròng tại các mốc thời gian khác nhau của DA. Khi xác định dòng tiền của dự án cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Dòng tiền phù hợp: Dòng tiền phù hợp phải là hệ quả trực tiếp của việc

thực hiện DA. Khi đã xác định được dòng tiền chênh lệch thì có thể nhìn nhận DA như một DN nhỏ với các giá trị độc lập với hoạt động khác hoặc DA khác.

- Loại bỏ chi phí chìm ( chi phí đã xuất hiện từ trước mà không thể bù đắp dù DA có được thực hiện hay không) ra khỏi quá trình phân tích.

- Chi phí cơ hội được đưa vào quá trình phân tích

- Đầu tư vào tài sản lưu động ròng: TSLĐ ròng không được khấu hao và

thường được thu hồi khi dự án kết thúc. Bởi vậy khi tiến hành một DA mới, cần tài trợ thêm tài sản lưu động ròng trong những năm đầu và thu hồi khi DA kết thúc.

- Phân bổ chi phí quản trị chung: Các chi phí quản trị chung sẽ được phân bổ cho các bộ phận hay sản phẩm theo một tiêu thức nào đó như doanh thu hay chi phí nguyên vật liệu.

Đứng trên góc độ của các NHTM, với tư cách là nhà tài trợ dự án, các dự án mà ngân hàng thẩm định được tài trợ bởi các nguồn vốn hỗn hợp bao gồm

vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay ngân hàng. Có nhiều phương pháp để xác định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, song cùng mang lại một kết quả giống nhau.

- Phương pháp từ dưới lên trên: DA bỏ qua chi phí tinh lãi vay nên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được tính theo công thức sau:

NCF = Lợi nhuận ròng + khấu hao

= DT - (Chi phí hoạt động + Thuế TNDN + Chi phí khác) - trả gốc = Lợi nhuận sau thuế năm t + KHTSCĐ - Trả gốc

- Phương pháp từ trên xuống: Phương pháp này xuẩt phát từ doanh thu để tính toán dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của DA:

- Phương pháp tiết kiệm nhờ thuế:

NCF = ( Doanh thu – Chi phí) x (1 – T) + Khấu hao x T

Tóm lại, có thể coi việc thẩm định dòng tiền là khâu quan trọng nhất trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng. Đây là cơ sở chắc chắn nhất giúp cho ngân hàng đánh giá chính xác khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w