Đặc điểm việc cho vay đóng tàu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 43 - 45)

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là phương pháp vận chuyển thông dụng nhất vì nó vận chuyển được khối lượng hàng lớn, cước phí lại rẻ. Viện phát triển ngành hàng hải nói chung và ngành khai thác vận tải biển nói chung đã thúc đầy nhu cầu đóng tàu lên cao như đã trình bày. Tiềm năng cho vay khai thác tàu của các NH cũng rộng mở. Các dự án cho vay đóng tàu có một số điểm cần lưu ý như sau:

- DA cho vay khai thác tàu thường có tổng mức đầu tư, khá lớn:

Một tàu chạy tuyến nội địa trung bình đã có tổng vốn đầu tư khoảng từ 35-40 tỷ VNĐ. Nếu DA cho vay để đóng tàu chạy quốc tế thì còn lớn hơn nhiều. Các khoản mục đầu tư nhiều và mang tính chất kỹ thuật đặc thù. Khó khăn lớn nhất trong việc thẩm định DA khi cho vay khai thác đóng tàu là thẩm định tổng mức đầu tư. Do đặc thù mang tính chuyên môn kỹ thuật cao nên từng khoản mục trong tổng vốn đầu tư là rất khó thẩm định. Hiện nay tại Việt Nam chưa có một biểu mức giá hay thông số chuẩn về các định mức trong việc đóng tàu để các cán bộ thẩm định lấy chuẩn tham khảo. Việc thuê các chuyên gia thẩm định cũng gặp khó khăn nhiều vì mỗi chuyên gia thẩm định lại có ý kiến riêng không thống nhất. Vd với một con tàu thì phần máy là phần quan trọng và đắt tiền nhất cùng một mức trọng tải là 9000 tấn với loại máy A thì tổng mức vốn đầu tư là 100 tỷ nhưng với máy B thì số tiền lại lên tới 150 tỷ. Việc phân định là chất lượng máy móc thế nào, định giá bao nhiêu là rất khó. Nhất là ngành hàng hải ở nước ta cũng mới phát triển nên ít dữ liệu để có

thể so sánh đối chiếu. Các cán bộ thẩm đinh chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm để thẩm định là chính.

- Thời gian cho vay dài:

Với tổng mức vốn đầu tư lớn thì thời gian thu hồi vốn đầu tư là khá lâu tầm khoảng 10- 12 năm đối với tàu chuyến nội địa. Thời gian trả nợ NH thì tùy thuộc vào quy mô vốn đầu tư nhưng thường cũng kéo dài từ 5-7 năm. Với thời gian dài như vậy thì khi thẩm định cán bộ thẩm định sẽ gặp khó khăn nhiều trong việc xác định rủi ro cho DA. Đặc biệt với ngành khai thác tàu thì các rủi ro lại càng nhiều. Với nhóm rủi ro bất khả kháng mà các con tàu hay gặp phải như bão trên biển tàu bị chìm, đắm hoặc hư hỏng khó mà lường trước được thêm nữa rủi ro lại xảy ra trên biển nên rất khó khăn cho việc cứu hộ, thiệt hại cũng thường lớn. Với các rủi ro chủ quan thì loại rủi ro dễ xảy ra nhất là rủi ro về đạo đức. Tàu chạy trên biển đặc biệt là chạy tuyển quốc tế chịu những điều luật rất chặt chẽ của luật hàng hải, luật về hải phận của các quốc gia. Nếu hiểu biết của các chủ tàu không đủ thì việc vi phạm là dễ vướng phải gây rủi ro cho việc khai thác tàu. - Chi phí của DA phụ thuộc chủ yếu vào giá dầu:

Với các DA cho vay khai thác tàu thì chi phí nhiều nhất là cho nhiên liệu tức là giá các loại dầu ( chiếm xấp xỉ 50% tổng chi phí của DA). Vì thế giá dầu luôn là một chi phí được các cán bộ thẩm định lưu ý rất cẩn thận trong quá trình phân tích phương án kinh doanh của chủ đầu tư. Giá dầu thì phụ thuộc cung cầu trên thế giới biến động khôn lường nên việc dự đoán chính xác giá dầu trong dài hạn cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Khi vận chuyển hàng hóa thì đối tác của các chủ tàu là rất nhiều nước trên thế giới vì thế sử dụng ngoại tệ để giao dịch là rất phổ biến. Tỷ giá biến động có thể tác động vào doanh thu của DA. Trong phân tích rủi ro DA các cán bộ thẩm định cho rằng yếu tố tỷ giá là yếu tố có biên độ thay đổi nhiều nhất từ 1-10%

- Ít thông tin thực tế cho các DA:

Ngành khai thác tàu biển ở nước ta còn rất non trẻ vì thế kinh nghiệm lập, thẩm định các DA về đóng tàu, khai thác tàu còn rất hạn chế. Nguồn thông tin trong nước để đối chiếu tham khảo cũng rất ít. Nguồn thông tin ở nước ngoài thì nhiều khi lại không phù hợp với đặc điểm của nước ta.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án cho vay đóng tàu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w