Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư
Phòng QHKH Cán bộ thẩm định Trưởng phòng QHKH
Đưa yêu cầu, giao hồ
sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ Nhận hồ sơ để thẩm định Thẩm định Lập báo cáo thẩm định
Lưu hồ sơ, tài liệu
Kiểm tra, kiểm soát
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
§¹t
Chưa đạt yêu cầu Bổ sung, giải trình Chưa
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn
- Cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ.
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: cán bộ QHKH nhận hồ sơ khách hàng, đối chiếu và kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ cán bộ sẽ báo cáo lãnh đạo và thực hiện các bước tiếp theo, nếu hồ sơ còn thiếu yêu cầu khách hàng bổ sung. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng tiến hành thu thu thập thông tin : Thông tin khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tính đến thời điểm gần nhất....Hồ sơ khách hàng sẽ được gửi đến phòng quản lý rủi ro, và tiến hành thẩm định tín dụng độc lập nếu cần thiết theo quy định của tổng giám đốc.
Bước 2: Thẩm định những nội dung cần thiết
Căn cứ vào các tài liệu do khách hàng, phòng giao dịch, điểm giao dịch cung cấp, thông tin thu thập được được thông qua quá trình phỏng vấn, kiểm tra và các nguồn thông tin khác các cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung:
Thẩm định về khách hàng vay vốn.
Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và năng lực quản lý kinh doanh, mô hình tổ chức bố trí lao động trong doanh nghiệp.
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính, xem xét quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác cả trong quá khứ và hiện tại.
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định về hồ sơ pháp lý của dự án, sự cần thiết của dự án, mục tiêu của dự án, về nhu cầu thị trường, phương diện kỹ thuật, phương án sản xuất
kinh doanh của dự án, phương án địa điểm, kế hoạch triển khai dự án và thẩm định phương diện kinh tế tài chính và khả năng trả nợ, thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định rủi ro tín dụng, xác định mức lãi suất cho vay hợp lý.
Cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá khả năng về nguồn vốn nhằm mục đích cân đối lại nguồn vối đối với những khoản vay có quy mô lớn và bên cạnh đó đưa ra mức ước tính về khả năng chuyển đổi sang ngoại tệ đối với những khoản vay thanh toán nước ngoài.
Bước 3: Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định rủi ro DA, trình lãnh
đạo phòng QLRR xem xét.
Bước 4: Cán bộ phòng QLRR kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông
qua hoặc yêu cầu Cán bộ QLRR chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
Bước 5: Cán bộ QLRR hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình
lãnh đạo phòng QLRR ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng QHKH.
2.2.4. Quy trình, nội dung thẩm định tài chính dự án :
Mỗi một NH tùy theo đặc thù của mình tổ chức một quy trình TĐ TCDA riêng. Tại chi nhánh Bắc Hà Nội một quy trình TĐ TCDA được tổ chức theo 6 bước sau:
Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án
Tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khả năng tính toán phản ánh trung thực, chính xác, hiệu quả và khả năng trả nợ của DA.
DA xây mới: Do các yếu tố đầu vào và đầu ra của DA được tách biệt rõ ràng nên có thể dễ dàng xác định được hiệu quả DA
DA mở rộng, nâng công suất: Hiệu quả DA được tính toán trên cở sở đầu ra là công suất tăng thêm, đầu vào là các tiện ích, bán thành phẩm được sử dụng từ DA hiện hữu và đầu vào mới cho công suất tăng thêm.
DA đầu tư chiều sâu, hợp lý cho quy trình sản xuất: Hiệu quả DA được tính toán trên cơ sở đầu ra là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng thêm thu được từ việc đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu vào là các chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu về đầu ra.
DA kết hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất và mở rộng nâng công suất: Hiệu quả của việc đầu tư DA được tính toán trên cơ sở chênh lệch đầu ra, đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư. Để đơn giản trong tính toán, đối với DA mà giá trị trước khi đầu tư không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị DA sau khi đầu tư thì DA trước khi đầu tư xem là đầu vào của DA sau khi đầu tư theo giá trị thanh lý hợp đồng.
Với DA cho vay ở trên là DA
Bước 2: Phân tích tìm dữ liệu
Khi đã xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án, cần phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu quả bằng các bước sau đây:
- Đọc kỹ báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khả thi, phân tích các phương diện khác nhau của DA để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán hiệu quả DA. Các phương diện thường được quan tâm là:
Phân tích thị trường: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí bán hàng. Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp: giá các chi phí đầu vào
Kỹ thuật, công nghệ: công suất, thời gian khấu hao, thời gian hoạt động của dự án, định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Tổ chức quản lý: nhu cầu nhân sự; chi phí nhân công, quản lý. Kế hoạch thực hiện, ngân sách.
- Xác định các giả định để tính toán cho trường hợp cơ sở ( THCS: Trường hợp sát nhất với thực tế dự báo xảy ra nhất với DA).
- Xác định tình huống khác ngoài cơ sở: Xác định các dữ liệu cơ sở có độ tin cậy chưa cao và nhạy cảm đối với hiệu quả DA để chuẩn bị cho phân tích độ nhạy sau này.
Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Nội dung bảng thông số sẽ được đề cập trong bảng ví dụ thực tế minh họa DA ở dưới.
Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán. Tuy nhiên, các thông số thường phát sinh bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn thành bảng thông số.
Bước 4: Lập các bảng tính trung gian
Các bảng tính trung gian thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho các bảng tính hiệu quả dự án. Các bảng tính trung gian gồm có:
Bảng 1: Bảng tính sản lượng và doanh thu
Bảng 2: Bảng tính chi phí hoạt động: (Bảng tính chi phí nguyên vật liệu; Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng.)
Bảng 3: Lịch khấu hao
Bảng 4: Tính toán lãi vay vốn Bảng 5: Nhu cầu vốn lưu động.
Bước 5: Lập báo cáo kết quảkinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án
Trong bước này cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án, gồm:
Bảng tính điểm hòa vốn
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Nguồn trả nợ cho một DA là tiền mặt tạo ra từ DA, vì vậy để tính toán khả năng trả nợ của một DA thì bảo cáo lưu chuyển là rất cần thiết. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép đánh giá được hiệu quả DA dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR là các chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất vì nó căn cứ vào dòng tiền bỏ ra và thu vào của một DA có tính tới yếu tố thời gian. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được đề cập theo cả 2 quan điểm của chủ đầu tư và của NH
Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch
- Cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án
- Tính các tỷ số (tỷ lệ thanh toán, đòn cân nợ…) của dự án.
Trong quá trình thẩm định các cán bộ NH có thể tùy vào DA cụ thể để lựa chọn các bảng tính cần thiết cho quá trình thẩm định.Sau khi tính toán xong các bảng tính cán bộ tín dụng tiến hành phân tích để đưa ra kết quả thẩm định tài chính DA.
Tất cả các bảng biểu đầu có mẫu và hướng dẫn cách tính được thống nhất trong toàn hệ thống BIDV tại PL-03/QT-TD-03. Phần minh họa một DA cụ thể sẽ đề cập đến các bảng và các bước thẩm định TCDA như ở trên.
2.2.5. Minh họa một quá trình thẩm định TCDA trong một DA cho vay thi công đóng tàu của chi nhánh.
Phòng QLRR nhận được từ phòng QHKH đề nghị thẩm định một DA cho vay thi công đóng tàu với các thông tin được tóm tắt lại như sau:
2.2.5.1.Thông tin về chủ đầu tư:
Công ty TNHH Xây dựng và Khai tác đá Phương Trang.
Địa chỉ: Nhà Thái Thịnh, Xã Quỳnh Phương, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.
Hoạt động kinh doanh chính: Vận chuyển thuỷ bộ, dịch vụ bến bãi; Thăm dò, thai thác, sản xuất, mua bán chế biến khoáng sản; Khai thác đá, mua bán vật liệu xây dựng; Xây dựng công trình, dân dụng, giao thông…
Vốn Điều lệ: 30.000.000.000 đồng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 072569 (cấp lần đầu ngày 26/10/1999, đăng ký thay đổi lần 04 ngày 20/03/2008) do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký thuế số: 2900394865 do Cục Thuế tỉnh Nghệ An cấp ngày 01/6/2000.
Hình thức sở hữu: Công ty TNHH. Đơn vị chủ quản: Không.
Xếp hạng tín dụng: Khách hàng xếp nhóm 1 theo Điều 7 QĐ 493. Cấp phê duyệt tín dụng: Hội đồng tín dụng chi nhánh.
DN đã cung cấp các báo cáo tài chính và những giấy tờ khác liên quan đến DN đầy đủ.
Bảng 2.12: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của DN
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 30/11/2008
1 Doanh thu thuần 2,499,529,472 7,524,470,516 17,525,250,000
2 Giá vốn hàng bán 1,582,654,912 2,919,646,096 12,150,000,000
3 Lãi gộp 916,874,560 4,604,824,420 5,375,250,000
4 Doanh thu từ hoạt động tài chính
0 - -
5 Chi phí tài chính 195,840,000 264,960,000 2,611,875,000
6 Chi phí bán hàng 0 - -
7 CP QLDN 241,034,560 499,570,480 500,375,000
8 Lợi nhuận thuần từ HĐKD
480,000,000 3,840,293,940 2,263,000,000
9 Thu nhập khác 0 - -
10 Chi phí khác 0 - -
11 Lợi nhuận khác 0 - -
12 Lợi nhuận trước thuế 480,000,000 3,840,293,940 2,263,000,000
14 Lợi nhuận sau thuế 345,600,000 2,765,011,637 1,629,360,000