Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 5
LỜI NÓI ĐẦU……… 6
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 7
1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại 7
1.1.2.Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 7
1.2.Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 8
1.2.1.Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư 8
1.2.2.Sự cần thiết về thẩm định dự án đầu tư 9
1.2.3.Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 10
1.3.Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 10
1.3.1.Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư……….10
1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định dự án đầu tư………….11
1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng thương mại 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH BIDV ĐÔNG ĐÔ 16
2.1.Những nét cơ bản về chi nhánh BIDV Đông Đô 16
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh BIDV Đông Đô 16
2.1.2.Cơ cấu tổ chức chi nhánh BIDV Đông Đô 17
2.1.3.Tình hình hoạt động của chi nhánh BIDV Đông Đô trong những năm gần đây 21
2.2.Thực trạng tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh BIDV Đông
Trang 22.2.1.Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh BIDV Đông Đô 26
2.2.2.Quy trình thẩm định dự án đầu tư 30
2.2.3.Nội dung thẩm định dự án đầu tư 33
2.2.4.Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 42
2.3.Minh họa “ Dự án đầu tư xây dựng mới nhà xưởng diện tích 2.500m2 và mua mới máy móc thiết bị ” 46
2.3.1.Dự án đầu tư của doanh nghiệp 46
2.3.2.Thẩm định dự án đầu tư 49
2.4.Đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh BIDV Đông Đô 57
2.4.1.Những kết quả đã đạt được 57
2.4.2.Hạn chế và nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH BIDV ĐÔNG ĐÔ 65
3.1.Định hướng phát triển cho vay theo dự án đối với doanh nghiệp tại chi nhánh BIDV Đông Đô 65
3.1.1.Công tác huy động vốn 65
3.1.2.Hoạt động tín dụng và thẩm định 66
3.1.3.Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 67
3.1.4.Quản trị hệ thống công nghệ thông tin 67
3.1.5.Đổi mới mô hình tổ chức và phát triển nguồn nhân lực 67
3.1.6.Công tác truyền thông và quan hệ công chúng 68
3.2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 68
3.2.1.Giải pháp về thông tin 68
3.2.2.Giải pháp về tổ chức quản lý, nhân sự 71
3.2.3.Giải pháp về quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định 73
3.2.4.Giải pháp về hỗ trợ thẩm định 74
Trang 33.3.Những kiến nghị 75
3.3.1.Kiến nghị với Nhà nước, các Bộ ngành quản lý, các cơ quan có liên quan 75
3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 77
3.3.3 Kiến nghị với chi nhánh BIDV Đông Đô 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 81
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2.NHTM: Ngân hàng thương mại
Trang 5DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy BIDV Đông Đô – Trang 17
Sơ đồ 2.2: Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư – Trang 30
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình huy động vốn của chi nhánh BIDV Đông Đô ( 2004-2007) - Trang 21
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình tín dụng của Chi nhánh BIDV
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình thu dịch vụ của Chi nhánh BIDV Đông Đô (2004-2007) – Trang 25
Bảng 2.4: Hạn mức tín dụng - Trang 27
Bảng 2.5: Doanh số cho vay tại Chinh nhánh Đông Đô – Trang 28
Bảng 2.6: Kết quả thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô - Trang29Bảng 2.7: Cơ cấu nợ quá hạn tại Chi nhánh Đông Đô – Trang 29
Bảng 2.8: Các hạng mục đầu tư – Trang 48
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang có những bướcchuyển mình nhanh chóng Các doanh nghiệp Việt Nam để tồn tại và phát triển đãkhông ngừng đổi mới cơ chế quản lý và điều hành kinh doanh nhằm nâng cao hơnnữa năng lực cạnh tranh của bản thân chính doanh nghiệp Không nằm ngoài quyluật đó, các ngân hàng thương mại đã vượt lên khỏi khuôn khổ cũ, tham gia mạnh
mẽ vào nền kinh tế thị trường Trong các ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quảphải kể đến Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô, mộtchi nhánh tiêu biểu của toàn hệ thống
Ở chi nhánh BIDV Đông Đô, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt độngthẩm định nói riêng là những nhân tố không thể thiếu được trong quá trình hoạtđộng Bởi cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam vào xuhướng của nền kinh tế thế giới thì ngân hàng luôn đóng một vị trí quan trọng gópphần làm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn khi nguồn vốn được sử dụng Chính vì thế màchú trọng đến các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ thẩm định dự án đầu
tư là một hoạt động liên tục và cần thiết
Với kiến thức đã được học tại trường đại học và kinh nghiệm thực tế trongthời gian thực tập tại phòng Thẩm định & Quản lý tín dụng của chi nhánh BIDV
Đông Đô nên em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án
đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Đô”
Trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề này em xin chân thànhcảm ơn Giáo viên hướng dẫn - Thạc sỹ Nguyễn Thị Ái Liên và các anh chị thuộcphòng Thẩm định & Quản lý tín dụng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của chinhánh BIDV Đông Đô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợicho em hoàn thành chuyên đề thực tập này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 – 2008.
Trang 7CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
1.1.1.Khái niệm về ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại ( NHTM ) là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạtđộng thường xuyên và chủ yếu của nó là nhận tiền gửi của khác hàng với tráchnhiệm hoàn trả và được phép sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện nghiệp vụthanh toán, chiết khấu Với các chức năng là trung gian tài chính tín dụng, trunggian thanh toán, trung gian trong việc thực hiện các chính sách của quốc gia và đặcbiệt là chức năng tạo bút tệ hay tiền ghi sổ, NHTM đã đóng vai trò rất quan trọngtrong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, góp phần giải quyết vấn đề vốn chocác tổ chức kinh tế Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của, NHTM gặp không ítrủi ro, do đó NHTM cần phải áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp để bảođảm cho hoạt động của ngân hàng được an toàn và có lợi nhuận cao
1.1.2.Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
Chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của NHTM là trung gian tín dụng vàchức năng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hànghóa phát triển Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trungvốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay,mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay đểđáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế Khi thực hiện chức năng làm trung gian tínhdụng, NHTM đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từnơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luận chuyển vốn của toàn xã hội và thúcđẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
* Hoạt động cho vay đối với dự án đầu tư
Như đã nói ở trên, nội dung hoạt động tín dụng bao gồm nhiều nghiệp vụ,trong đó có nghiệp vụ cho vay Đây là một trong các nghiệp vụ kinh doanh cở bảnnhất của mỗi NHTM, thông qua nghiệp vụ này, các NHTM đã trực tiếp hỗ trợ cho
Trang 8việc mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy sựphát triển chung của nền kinh tế Đồng thời, về phía các ngân hàng thì nghiệp vụnày cũng chính là nguồn tạo ra thu nhập ổn định và rất lớn, đóng góp vào sự tăngtrưởng của ngân hàng Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động chovay đã đa dạng hơn rất nhiều, trong đó có hoạt động cho vay theo dự án đầu tư.
Đối với mỗi doanh nghiệp thì nhu cầu đầu tư là một hoạt động diễn rathường xuyên, nó góp phần nâng cao năng suất lao động hay mở rộng sản xuất,nhằm làm gia tăng giá trị vốn chủ sở hữu Nhưng trên thực tế không phải bất cứkhi nào doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư đều sẵn vốn để thực hiện Một trong cácnguồn mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng và khá quen thuộc đó là nguồn vốnvay từ các NHTM Khi các doanh nghiệp đến vay vốn, NHTM thường yêu cầu cácdoanh nghiệp phải xây dựng các dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư và tiếntrình thực hiện cụ thể Đồng thời các ngân hàng cũng phải thẩm định dự án màdoanh nghiệp đưa ra nhằm xác minh và khẳng định tính hiệu quả của dự án Quátrình này ngày càng được các ngân hàng chuẩn hóa và xây dựng thành các phươngpháp, quy trình cụ thể Điều này vừa đảm bảo tính khoa học trong công tác thẩmđịnh vừa tránh được các sai sót do yếu tố chủ quan gây nên, làm ảnh hưởng đếntính an toàn của nguồn vốn cho vay
1.2.Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại.
1.2.1.Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách kháchquan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tưhoặc tài trợ vốn cho dự án
Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án mộtcách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án Thẩm định dự án tạo cơ sởvững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả Các kết luận rút ra từ thẩm định là cơ
sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư,cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án
Trang 91.2.2.Sự cần thiết về thẩm định dự án đầu tư.
Thẩm định dự án đầu tư nhằm lựa chọn được dự án đầu tư có tính khả thicao Bởi vậy, sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư được thể hiện:
- Thẩm định dự án đầu tư đánh giá được tính hợp lý của dự án: tính hợp lýđược thể hiện ở từng vùng nội dung và cách thức tính toán của dự án
- Thẩm định dự án đầu tư đánh giá được tính hiệu quả của dự án: hiệu quảcủa dự án được xem xét trên hai phương diện: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế
xã hội của dự án
- Thẩm định dự án đầu tư đánh giá được khả năng thực hiện của dự án Một
dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện
Sự cần thiết về thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng thương mại.
Trong hoạt động tín dụng của NHTM thì việc cho vay theo dự án là hoạtđộng có khả năng sinh lợi cao nhưng nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro Vì thế, để hạnchế tới mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra, các NHTM phải tiến hành thẩm định dự
án đầu tư Đây là căn cứ mang tính quyết định giúp cho ngân hàng đưa ra quyếtđịnh của mình Thẩm định dự án đầu tư hết sức quan trọng đối với NHTM bởinhững lý do chính như sau:
- Thẩm định dự án đầu tư là cơ sở để các NHTM xác định hiệu quả vốn đầu
tư, khả năng hoàn vốn của dự án và khả năng trả nợ của nhà đầu tư Trên cơ sở đó,NHTM sẽ đưa ra quyết định tài trợ cho dự án ở các mặt : giá trị khoản vay, thời hạn,lãi suất cho vay, hình thức thu nợ, các biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như cácphương án khác nhằm hạn chế rủi ro
- Thẩm định dự án là căn cứ để NHTM có biện pháp kiểm tra việc sử dụngvốn có đúng mục đích, đúng đối tượng hay không, góp phần để dự án đầu tư thựchiện có hiệu quả
- Thẩm định dự án đầu tư giúp NHTM lường trước các rủi ro có thể xảy raảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án…Từ đó, ngân hàng phải xem xét các yếu
tố nhằm đưa ra các giải pháp đối với chủ đầu tư, các kiến nghị đối với các cơ quanquản lý nhà nước, hạn chế các rủi ro và nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện
Trang 10dự án.
1.2.3.Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại.
Các nội dung chính mà các NHTM thường tiến hành thẩm định ở các dự ánđầu tư xin vay vốn ở ngân hàng là:
* Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
* Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án
* Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
* Thẩm định về phương tiện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
* Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án ( quan trọng nhất )
- Thẩm định mức độ phù hợp của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn
- Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án
- Kiểm tra tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm của dự án
- Kiểm tra tính hợp lý của giá bán, doanh thu hàng năm của dự án
- Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án Căn
cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động
- Thẩm định dòng tiền của dự án
- Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
- Kiểm tra độ an toàn trong thang toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khảnăng trả nợ của dự án
* Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án
1.3.Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại.
1.3.1.Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư được coi là có chất lượng tốt khi nó thoả mãn đượccác yêu cầu mà ngân hàng và doanh nghiệp đặt ra Yêu cầu của ngân hàng trongthẩm định dự án đầu tư là thời gian ngắn và chi phí thẩm định thấp, đánh giá đượcchính xác hiệu quả của dự án đầu tư, làm căn cứ chính yếu nhất để ngân hàng đưa raquyết định tài trợ đúng đắn: cho vay hay không, cho vay bao nhiêu, thời hạn vaybao lâu, phương thức giải ngân, hình thức thu nợ thế nào cho phù hợp…nhằm hạnchế tối đa rủi ro nhưng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư với những dự án tốt Trong khi
Trang 11đó, yêu cầu của doanh nghiệp là được tài trợ đủ nhu cầu vốn với thời hạn và lãi suấtphù hợp, thời gian thẩm định dự án đầu tư càng ngắn càng tốt để không bị lỡ thời cơkinh doanh, được ngân hàng cung cấp các tiện ích khác như tư vấn tài chính,…
Lí do của các yêu cầu trên xuất phát từ đặc điểm: dự án đầu tư vừa là cơhội đầu tư của doanh nghiệp vừa là cơ hội đầu tư của ngân hàng nên việc thẩmđịnh dự án đầu tư được đánh giá là có chất lượng tốt khi nó đáp ứng đồng thời yêucầu của cả hai bên Do đó, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạtđộng cho vay của ngân hàng chính là nâng cao sự thoả mãn hai yêu cầu nói trên.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài dự án đầu tư là các chỉ tiêu thểhiện mức độ thoả mãn yêu cầu đặt ra của ngân hàng và doanh nghiệp
1.3.2.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
* Thời gian thẩm định
Để thẩm định một dự án đầu tư, trước hết cần thu thập thông tin, phân tích,đánh giá và tổng hợp các thông tin đó nhằm đưa ra kết luận chính xác về tính khảthi của dự án Để thực hiện được những công việc trên đòi hỏi phải có một khoảngthời gian nhất định Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chi phí cơhội của dự án là rất lớn, thời gian đối với chủ đầu tư là hết sức quý giá, các doanhnghiệp khi đến với ngân hàng luôn mong muốn được ngân hàng trả lời sớm nhất
dù cho vay hay không cho vay Vì vậy yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng là cầnphải tổ chức thẩm định và thiết lập hệ thống công nghệ hỗ trợ phù hợp sao chothời gian thẩm định phải đủ để tổ chức khâu thẩm định được kỹ càng nhưngkhông được quá dài sẽ làm mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp Có như vậy mớiđảm bảo cơ hội đầu tư cho cả ngân hàng và doanh nghiệp
* Chi phí thẩm định
Chi phí thẩm định bao gồm tất cả các chi phí cần thiết mà ngân hàng phảichi trả cho việc tiến hành thẩm định dự án Hơn nữa trong cùng một thời gian,ngân hàng phải trả lời cho vay hay không cho vay đối với nhiều dự án khác nhau
vì vậy chi phí thẩm định của ngân hàng còn bao gồm cả chi phí cơ hội đối với việcxem xét cho vay dự án khác cùng thời điểm Thu nhập của ngân hàng từ dự án là
Trang 12tiền lãi vay và các khoản phí dịch vụ cung ứng Là một doanh nghiệp hoạt động vìmục tiêu lợi nhuận, vì vậy khi tiến hành thẩm định dự án ngân hàng cần phải sosánh thu nhập và chi phí thẩm định dự án Trường hợp chi phí thẩm định mà quálớn so với thu nhập nhận được từ dự án thì ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay
dù dự án hiệu quả
* Báo cáo thẩm định
Báo cáo thẩm định dự án đầu tư là văn bản tổng kết lại toàn bộ các kết quảcuối cùng của quá trình thẩm định dự án Báo cáo thẩm định là căn cứ hàng đầu đểngân hàng ra các quyết định cho vay, là cơ sở để tiến hành tái thẩm định, do đó nó
có vai trò rất quan trọng Là sự tổng kết của toàn bộ quá trình thẩm định nên chất
lượng của báo cáo thẩm định thể hiện chất lượng của công tác thẩm định dự án
đầu tư Bản báo cáo thẩm định có chất lượng tốt phải đạt yêu cầu trình bày khoahọc, đầy đủ, chính xác và khách quan, sát với thực tế khi dự án đi vào hoạt động.Báo cáo thẩm định tốt phải giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bảnnhất về hiệu quả của dự án, phải thể hiện được các quyết định và chứng minhđược tính hợp lý của các quyết định tài trợ cho dự án
* Các quyết định cho vay
Vì mục tiêu cuối cùng của thẩm định dự án đầu tư là để ngân hàng đưa racác quyết định cho vay một cách hợp lý nên chất lượng các quyết định cho vaycũng phản ánh chất lượng thẩm định dự án đầu tư Chất lượng các quyết định chovay thể hiện ở hiệu quả hoạt động của các dự án được ngân hàng tài trợ và kết quảhoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng Khi bỏ vốn tài trợ cho một dự án,ngân hàng bao giờ cũng mong muốn dự án hoạt động có hiệu quả để đảm bảo thuhồi được cả vốn và lãi Thẩm định dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để ngânhàng đưa ra quyết định cho vay hay không Điều đó có nghĩa là các dự án đượcngân hàng tài trợ vốn là các dự án được ngân hàng thẩm định là có hiệu quả Vìvậy các dự án đã được xét duyệt cho vay mà hoạt động tốt theo đúng dự kiếnchứng tỏ ngân hàng đã ra quyết định đúng đắn hay chất lượng thẩm định dự ánđầu tư tốt Ngược lại, nếu dự án được ngân hàng cho vay hoạt động không hiệu
Trang 13quả thể hiện sự yếu kém trong chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng
Hiệu quả hoạt động của các dự án tác động trực tiếp đến kết quả hoạt độngcho vay theo dự án của ngân hàng, hay nói cách khác kết quả hoạt động cho vaytheo dự án phần nào cũng phản ánh chất lượng các quyết định cho vay Nếu cácquyết định cho vay đúng đắn, dự án hoạt động có hiệu quả sẽ làm tăng dư nợ,giảm tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay theo dự án Nếu các quýêt định chovay không hợp lý, dự án hoạt động không có hiệu quả sẽ làm tăng tỷ lệ nợ quáhạn, có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn…
* Cung cấp những dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp
Thẩm định dự án đầu tư có chất lượng tốt sẽ mang lại cho cán bộ ngânhàng cái nhìn sâu sắc về dự án, từ đó có thể tư vấn cho khách hàng nhiều vấn đềliên quan như kế hoạch kinh doanh phù hợp, phương án về nguồn vốn sao chohiệu quả,…Những tư vấn này sẽ giúp doanh nghiệp tiên hành dự án được tốt hơn,đồng thời ngân hàng an toàn hơn, có lợi ích hơn khi cho vay các dự án hiệu quả
1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng thương mại.
* Tổ chức công tác thẩm định
Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phâncông trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phù hợp với năng lực và trình độchuyên môn, có kiểm tra giám sát chặt chẽ thì chất lượng thẩm định dự án đầu tư
sẽ tốt hơn
* Chất lượng của đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự
án đầu tư Do tính chất phức tạp, hàm chứa nhiều vấn đề liên quan đến nhiều lĩnhvực trong công tác thẩm định dự án đầu tư, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình
độ chuyên môn vững vàng, sự hiểu biết toàn diện về những vấn đề cần thẩm địnhnhư: hiểu biết về lĩnh vực doanh nghiệp đầu tư, hiểu biết về sự phát triển chungcủa ngành, của nền kinh tế,…cũng như phải nắm vững các quy định, quy chế liênquan đến hoạt động cho vay
Trang 14Chất lượng đội ngũ cán bộ là hết sức quan trọng nhưng nếu số lượng cán
bộ thẩm định quá ít so với yêu cầu tất yếu xảy ra hiện tượng mỗi cán bộ phải thựchiện khối lượng công việc quá tải, từ đó dẫn đến việc thẩm định thiếu kỹ càng,kém hiệu quả Do đó số lượng cán bộ quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượngthẩm định dự án đầu tư
* Thông tin.
Thẩm định dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở phân các thông tin trựctiếp và gián tiếp liên quan đến dự án Thông tin càng đầy đủ, chính xác baonhiêu thì việc thẩm định càng thuận lợi và chất lượng bấy nhiêu Nếu thông tinsai lệch thì kết quả thẩm định dự án đầu tư sẽ bị hạn chế, có thể dẫn đến nhữngquyết định đầu tư sai lầm, gây tổn thất lớn và ảnh hưởng đến uy tín của ngânhàng Chính vì vậy, yếu tố thông tin có một vai trò rất quan trọng đối với chấtlượng thẩm định dự án đầu tư Và vị trí của yếu tố này đang ngày càng được coitrọng trong thời đại thông tin hiện nay
* Phương pháp thẩm định
Phương pháp thẩm định thể hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu và cách ápdụng khi thẩm định dự án đầu tư Tùy theo đặc điểm tính chất của từng dự án màcán bộ thẩm định phải sử dụng kết hợp các chỉ tiêu và phải biết chỉ tiêu nào làquan trọng trong viêc phân tích, ra quyết định cho vay
* Trang thiết bị, công nghệ của ngân hàng
Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩmđịnh dự án đầu tư Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lí các thông tin
sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, dự báo nhanh nhiềuphương án, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời Nhờ vậy chất lượng côngtác thẩm định dự án đầu tư sẽ được nâng cao
* Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng thẩm định
dự án đầu tư Với môi trường pháp lý rõ ràng, chặt chẽ sẽ có tác động tích cực đếnquá trình thẩm định và thực hiện dự án Ngược lại, những sai sót, khiếm khuyết,
Trang 15không chặt chẽ trong các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước sẽ tácđộng tiêu cực đến chất lượng thẩm định Vì khi đó các chủ đầu tư sẽ dựa vào nhữngchỗ sơ hở, thiếu sót của luật định để có những việc làm sai trái, gây trở ngại trongquá trình thẩm định.Ngoài ra, sự mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản luât, dướiluật về các lĩnh vực, sự thay đổi liên tục về quy chế quản lý tài chính, tính khôngđồng bộ của kế toán thống kê…sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời giancũng như khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro và có thể làmmất cơ hội đầu tư cho những dự án tốt của ngân hàng.
* Môi trường kinh tế
Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia quy định kinh nghiệm,năng lực của chủ thế trong nền kinh tế, đồng thời quy định độ tin cậy của các thôngtin Do đó, môi trường kinh tế cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự ánđầu tư Một môi trường kinh tế lành mạnh, ổn định, với các thông tin đầy đủ, chínhxác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định dự án đạt kết quả cao Trái lại,nếu nền kinh tế chưa phát triển, cơ sở kinh tế thiếu đồng bộ cũng với sự bất ổn củađiều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế trong việc cung cấp thông tin xác thực, dẫn đếnphản ánh sai lệch diễn biến, mối quan hệ thị trường về giá cả, cung - cầu, dự báo xuhướng của nền kinh tế…nên sẽ gây ra nhiều khó khăn cho công tác thẩm định dự ánđầu tư và như vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự án
Trang 16CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH BIDV ĐÔNG ĐÔ.
2.1.Những nét cơ bản về chi nhánh BIDV Đông Đô.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh BIDV Đông Đô.
Chi nhánh BIDV Đông Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng Giaodịch 2 ( 14 Láng Hạ ), đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số 191/QĐ-HĐQT ngày 05/07/2004 của hội đồng quản trị BIDV Việt Nam Quyết định thànhlập chi nhánh BIDV Đông Đô được coi là phù hợp với tiến trình thực hiện chươngtrình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độtăng trưởng cao của BIDV Việt Nam Chi nhánh BIDV Đông Đô luôn phát huytruyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa đạng hoá khách hàng thuộc mọi thànhphần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng,nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trìnhhộp nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh,hội nhập quốc tế
Những ngày đầu mới thành lập, chi nhánh BIDV Đông Đô phải đối mặt vớirất nhiều khó khăn như: trụ sở chi nhánh được đặt trên địa bàn có hơn 12 tổ chức tíndụng lớn, lượng khách hàng mỏng, cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm Tuynhiên, sau 4 năm đi vào hoạt động, chi nhánh BIDV Đông Đô đã trở thành mộttrong những đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả tiêu biểu của hệ thống Năm
2007, chi nhánh Đông Đô đã được BIDV Việt Nam khen thưởng là 1 trong 10 chinhánh đứng đầu toàn hệ thống trong công tác huy động vốn Riêng 6 tháng đầu năm
2007, lượng vốn huy động của chi nhánh đạt gần 2.566 tỷ đồng, dư nợ đạt gần1.100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp dưới 1%, không có nợ khó thu, thu dịch vụ đạt75% so với cả năm 2006 Trong Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm củaBIDV, chi nhánh BIDV Đông Đô là một trong những chi nhánh hoàn thành tốt kếtquả kinh doanh được giao
2.1.2.Cơ cấu tổ chức chi nhánh BIDV Đông Đô.
Trang 17Sơ đồ 2.1.Cơ cấu bộ máy BIDV Đông Đô.
Giám đốc
P Kếhoạch Nguồnvốn
P.Tổchứchànhchính
TổKiểmtra nộibộ
P
Giaodịch 2
TổĐiệntoán
P
Giaodịch 1
P
Dịchvụkháchhàng
P Tàichínhkếtoán
P
ThanhtoánQuốctế
TổNgânquỹ
P.Giaodịch 3
P Tíndụng 2
Trang 18Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban thuộc chi nhánh BIDV Đông Đô.
- Chịu trách nhiệm Marketing nhằm đáp ứng sự hài lòng của khách hàng
- Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý thôngtin và lập các báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi phòng được phân côngtheo quy định
* Phòng thanh toán quốc tế
- Thực hiện các giao dịch với khách hàng đúng quy trình tài trợ thương mại
và hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan mà phòng thực
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp táckinh doanh đối ngoại của chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn,đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của ngân hàng, khách hàng trong các giao dịchkinh doanh đối ngoại
- Tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp thu tìmhiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng
* Tổ tiền tệ - Kho quỹ
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ ( thu, chi, xuất nhập ); phát triểncác giao dịch ngân quỹ; phối hợp chặt chẽ với phòng dịch vụ khách hàng thực hiệnnghiệp vụ thu, chi tại quầy, phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng đến giao
Trang 19- Huy động vốn của các thành viên kinh tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam
và phát hành các chứng chỉ tiền gửi như: kỳ phiếu, trái phiếu theo thông báo củagiám đốc chi nhánh BIDV Đông Đô
- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và các nghiệp vụ bảolãnh đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được giám đốc chi nhánhBIDV Đông Đô giao trên cơ sở uỷ quyền của tổng giám đốc BIDV Việt Nam
* Phòng kế hoạch nguồn vốn
- Đầu mối quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kếhoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngựa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồnvốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn ( kỳ hạn, loạitiền tệ, loại tiền gửi ) và quản lý các hệ số an toàn theo quy định tham mưu giúpviệc cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với các khách hàngtheo quy định và trình giám đốc hạn mức bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan
- Tham gia ý kiến về chính sách tín dụng của chi nhánh
- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tíndụng của chi nhánh theo quy trình, quy định của BIDV Việt Nam và của chi nhánh
Trang 20- Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và antoàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
* Tổ điện thoán
- Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo hệ thống tin học vận hành thôngsuốt trong mọi tình huống, đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng, bảo mậtthông tin, quản lý an toàn dữ liệu tại Chi nhánh theo đúng quy định
- Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, tổ, đơn vị thuộc Chi nhánhvận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDVViệt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Thực hiện lưu trư, bảo quản, phục hồi dữ liệu và hệ thống chương trìnhphần mềm theo quy định
* Phòng tài chính - kế toán
- Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toántổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản ( giá trị ), vốn, quỹ củachi nhánh theo đúng quy định của nhà nước và ngân hàng
- Thực hiện công tác hậu kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toáncủa chi và thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổsách kế toán, theo quy định của nhà nước và của BIDV Việt Nam
* Phòng tổ chức - hành chính
- Tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chínhsách của pháp luật về trách nhiệm quyền lợi của người sử dụng lao động và ngườilao động
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạnglưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc của chi nhánh
- Quản lý, sắp xếp, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch của cán bộ nhân viên trong
Trang 21chi nhánh, quản lý thông tin và lập các báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của phòngtheo quy định.
- Quản lý và thực hiện chế độ tiền lương và bảo hiểm của cán bộ nhân viên
* Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
- Xây dựng trình giám đốc duyệt chương trình, kế hoạch, kiểm tra nội bộ tạichi nhánh
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế điều hành của giám đốc chi nhánh đối vớicác phòng, tổ của chi nhánh; thực hiện giám sát độc lập việc tuân thủ các chuẩnmực kế toán và quy định của nhà nước và của ngân hàng trong quá trình lập báo cáoquyết toán, báo cáo tài chính của chi nhánh
- Xem xét, trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộcthẩm quyền của giám đốc theo quy định của pháp luật
- Làm đầu mối phối hợp với cơ quan thanh tra, kiểm tra thực hiện các cuộcthanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với chi nhánh theo quy định của pháp luật
2.1.3.Tình hình hoạt động của chi nhánh BIDV Đông Đô trong những năm gần đây.
Theo loại hình huy động
Theo loại ngoại tệ
Trang 22Theo thời hạn huy động
450 tỉ đồng, chiếm 59,81%; huy động từ ngoại tệ là 303 tỉ đồng, chiếm 40,19% ).Thời hạn huy động chủ yếu là dưới 1 năm ( 453 tỉ đồng, chiếm 60,16% tổng huyđộng ) Thời hạn huy động trên 1 năm tương đối cao ( 303 tỉ đồng, chiếm 39,84% )
- Năm 2005, tỷ lệ này đã có sự dịch chuyển tương đối rõ rệt: Huy động từcác tổ chức kinh tế đã tăng lên 340 tỉ đồng, chiếm 26,59% tổng huy động ( tăng23% so với năm trước ) Huy động từ dân cư vẫn tăng, cụ thể là 939 tỉ đồng, chiếm73,41% tổng huy động, tuy nhiên giảm 23% so với năm 2004 nếu tính về quy môtương đối Về loại ngoại tệ, VNĐ được huy động gấp đôi, ngoại tệ tăng không đáng
kể ( VNĐ: 839 tỉ đồng, chiếm 65,60%; Ngoại tệ: 440 tỉ đồng, chiếm 34,40% ) Thờihạn huy động ngắn hạn ( 680 tỉ đồng ) và dài hạn ( 599 tỉ đồng ) gần như ngangnhau
- Năm 2006, huy động từ các tổ chức kinh tế vấn tiếp tục tăng, 632,1 tỉ đồng,chiếm 30% tổng huy động vốn của năm Huy động từ dân cư tăng lên đến 1474,9 tỉđồng, chiếm 70% Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chi nhánh là đẩymạnh tỷ trọng huy động từ các tổ chức kinh tế, tiếp thị nhiều hơn với các tổ chứckinh tế vì đây là một nguồn vốn lớn nhưng có tính rủi ro cao so với nguồn vốn ổnđịnh được huy động từ dân cư Chi nhánh phấn đấu hai tỷ trọng này ngang bằng
Trang 23nhau để giảm bớt chi phí đầu vào Trong năm này, do lãi xuất của đồng ngoại tệthấp, còn lãi suất của VNĐ cao, ổn định vì thế huy động từ VNĐ vẫn tăng ( 1432,8
tỉ đồng, chiếm 68% ) Trong tỷ trọng dân cư, VNĐ chiếm khoản 85%, ngoại tệchiếm một khoảng rất nhỏ Mà ngoại tệ được huy động chủ yếu từ các tổ chức kinh
tế Hình thức huy động trong thời gian này không thay đổi đáng kể so với các nămtrước
- Năm 2007, huy động từ dân cư tăng rất nhỏ 1539,5 tỉ đồng nếu so với năm
2006 là 1474,9 tỉ đồng Huy động từ các tổ chức kinh tế tăng nhảy vọt từ 632,1 tỉđồng lên 1026 tỉ đồng Trong năm này, huy động từ ngoại tệ không tăng, thậm chí
là giảm xuống chỉ còn 641 tỉ đồng, huy động từ VNĐ tăng do lãi suất của VNĐ cao,
có quy mô là 1924,4 tỉ đồng Theo thời gian huy động ngắn hạn là 1508,9 tỉ đồng( tăng gần 50% so với năm 2006 ), còn dài hạn là 975 tỉ đồng ( giảm chút ít so vớinăm 2006 )
Tóm lại, tổng huy động vốn của BIDV Đông Đô tăng nhanh qua các năm
2004 – 2007 Theo loại hình huy động thì huy động từ khu vực dân cư có xu hướnggiảm xuống, trong khi đó huy động từ các tổ chức kinh tế lại tăng lên Tuy nhiên tỉtrong huy động vốn từ ngoại tệ và huy động vốn dài hạn vẫn còn thấp, chưa cónhững bước tiến rõ rệt
Trang 24Theo loại ngoại tệ
ưa chuộng hơn
- Năm 2005, cho vay quốc doanh ( 402 tỉ đồng ) và ngoài quốc doanh ( 329 tỉđồng ) gần như ngang bằng nhau Do xu hướng gần đây của ngân hàng là mở rộngvay ngoài quốc doanh, hạn chế cho vay quốc doanh, vì doanh nghiệp ngoài quốcdoanh chiếm 90%, điều kiện cho vay tốt hơn, lãi suất cho vay cao hơn so với doanhnghiệp quốc doanh Các doanh nghiệp, cá nhân chủ yếu vay bằng nội tệ ( 557 tỉđồng, chiếm 76,21% ) và vay ngắn hạn ( 174 tỉ đồng, chiếm 66,67% ) Chi nhánh cóchủ trương hạn chế vay trung, dài hạn vì trong dài hạn rất khó kiểm soát tỷ giá nhất
là đối với vay bằng ngoại tệ
- Năm 2006, vay quốc doanh giảm rõ rệt cùng với sự gia tăng mạnh của vayngoài quốc doanh ( 1109,6 tỉ đồng, chiếm 80% ) Điều này thể hiện rõ phươnghướng phát triển cũng như mục tiêu của chi nhánh Trong năm này, vay VNĐ tăng,lượng vay ngoại tệ giảm mặc dù chi nhánh rất khuyến khích cho vay ngoại tệ nhưng
do tâm lý khách hàng lo sợ tỷ giá bất ổn của ngoại tệ Nhiều doanh nghiệp sẵn sàngvay nội tệ với lãi xuất cao hơn sau đó trực tiếp đổi sang ngoại tệ để thanh toán Mặc
dù chi nhánh có mục tiêu hạn chế vay trung, dài hạn nhưng đến năm 2006 hình thứccho vay này vẫn tăng và gần ngang bằng với vay ngắn hạn
- Năm 2007, vay ngắn hạn (1163 tỉ đồng) và vay trung dài hạn (914 tỉ đồng)đều tăng Vay bằng nội tệ hầu như không tăng (1163 tỉ đồng) trong khi đó vay bằng
Trang 25ngoại tệ tăng đột biến ( 914 tỉ đồng ).
Tóm lại, tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm 2004 – 2007 Cho vay quốcdoanh không có nhiều thay đổi, trong khi đó cho vay ngoài quốc doanh tăng nhanh.thời hạn cho vay ngắn hạn và trung dài hạn là ngang nhau, không có sự chênh lệchđáng kể Ngoại tệ ngày càng được ưa chuộng hơn
là để thanh toán nước ngoài và để cho vay chứ không phải là kinh doanh để sinh lờitheo đúng nghĩa của nó
- Thu từ các dịch vụ khác đóng vai trò không đáng kể trong tổng thu dịch vụ( chiếm 3%-4% ) và chưa phát triển, bao gồm ATM, ngân quỹ Tuy nhiên, xuhướng của chi nhánh trong những năm tới là ngày càng đẩy mạnh các dịch vụ khácnày Vì khách hàng sử dụng kết quả khả quan và thu phí cao Năm 2007, thu dịch
vụ chiếm 28%, trong chênh lệch thu chi và chiếm 0,48% trong tổng huy động vốncủa chi nhánh
Trang 262.2.Thực trạng tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh BIDV Đông Đô.
2.2.1.Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh BIDV ĐôngĐô
2.2.1.1.Nguyên tắc chung công tác thẩm định dự án đầu tư ở chi nhánh BIDV ĐôngĐô
* Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt nhưng dự án khả thi và cókhả năng trả nợ Trong trường hợp này, cán bộ thẩm định dự án của ngân hàng sẽ cốvấn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm ra những sai sót và những nguyênnhân có thể xảy ra mà doanh nghiệp chưa biết nhằm giúp cho dự án của doanhnghiệp khả thi và đem lại lợi nhuận Điều này vừa làm cho doanh nghiệp không bịthua lỗ và thu lợi nhuận, mặt khác giúp cho ngân hàng vẫn có thu nhập từ việc chovay
* Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt nhưng dự án khả thi
và có khả năng trả nợ Trong trường hợp này, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, tìmhiểu thật kỹ lưỡng cũng như các yêu cầu của công tác thẩm định dự án cho vay Nếu
dự án là hoàn toàn khả thi và hoàn toàn có khả năng trả nợ thì dù tình hình tài chínhtuy có không tốt thì ngân hàng vẫn có thể cho doanh nghiệp vay nếu như doanhnghiệp thực hiện được đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng về tài sản đảm bảo, cũngnhư về thời gian trả nợ
* Đối với doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt và dự án không khả
thi nhưng lại là bạn hàng lâu năm của chi nhánh Trong trường hợp này cán bộ thẩmđịnh sẽ cần phải giúp doanh nghiệp để tìm ra phương án khả thi, tìm ra nguyên nhân
có thể dẫn đến dự án không khả thi và tìm hiểu chắc chắn tình hình tài chính củadoanh nghiệp Từ đó nêu ra các phương hướng nhằm giúp đỡ doanh nghiệp có thểvượt qua được giai đoạn khó khăn Đồng thời, ngân hàng cũng phải thường xuyênkiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, giúp đỡ doanh nghiệpthực hiện dự án nhằm thu lợi nhuận và đem lại doanh thu cho ngân hàng
2.2.1.2.Phân cấp thẩm định
Trang 27Tại chi nhánh BIDV Đông Đô, phòng Thẩm định & Quản lý tín dụng cótrách nhiệm thẩm định đối với các dự án cho vay của Chi nhánh Việc quyết địnhcho vay là do Giám đốc chi nhánh hay người được uỷ quyền hợp pháp theo quyđịnh của ngân hàng Trong hệ thống BIDV Việt Nam thì phân quyền thẩm định ởchi nhánh được quy định như sau:
Quốcdoanh
NgoàiQuốcdoanh
Tư nhân
cá thể
Quốcdoanh
NgoàiQuốcdoanh
(Nguồn:Công văn số 642 ngày 12-11-2001 của BIDV)
Thời gian xem xét cho vay được quy định không quá 25 ngày làm việc đốivới những dự án nhóm A, 18 ngày đối với những dự án nhóm B và 12 ngày đối vớinhững dự án còn lại kể từ khi chi nhánh nhận được Hồ sơ vay vốn hợp lệ và thôngtin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của chi nhánh, chi nhánh phải ra quyếtđịnh cho vay hay không.
2.2.1.3.Kết quả thẩm định dự án đầu tư.
Thành công rõ nhất của chi nhánh BIDV Đông Đô là khối lượng vốn huyđộng và tín dụng đạt doanh số cao và luôn vượt mức kế hoạch đề ra
Bảng 2.5.Doanh số cho vay tại Chinh nhánh Đông Đô
Kế hoạchNhà nước
Tổng cộng
Trang 28- Tín dụng trung và dài hạn thương mại tăng đều qua các năm Các dự án đều
là các dự án lớn, đòi hỏi quy trình thẩm định kỹ càng với sự phối hợp của nhiều cán
bộ tham gia, đặc biệt đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ làm công tác thẩmđịnh tại Chi nhánh
- Đối với dự án cho vay theo kế hoạch nhà nước: nguồn vốn này tăng chậm từnăm 2000 – 2003 và liên tục giảm từ năm 2004 tới nay Điều này là do năm 2002quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia ra đời nên không phát sinh nhiều dự án mới
- Tài trợ và uỷ thác: đây là vốn mà Bộ tài chính nhận được từ các tổ chức nhưIMF, WB, ADB trong đó, chi nhánh thông qua BIDV được chỉ định là ngân hàngđại lý, ngân hàng phục vụ hoặc cho vay lại với các dự án có tầm quan trọng đối vớinền kinh tế Việt Nam Công việc thẩm định là do phía uỷ thác đảm nhiệm, chinhánh chỉ có việc thực thi
Bảng 2.6.Kết quả thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Đông Đô
Trang 29_ KHNN
_ TDTM
2112
1613
1621
1526
Số dư án duyệt
_ KHNN
_ TDTM
312111
261314
351620
361031
Bảng trên cho thấy khối lượng dự án mà công tác thẩm định tiếp nhận tại chinhánh liên tục tăng qua các năm Như đã nói ở trên, do nguồn vốn kế hoạch nhànước liên tục giảm từ năm 2001 do sự ra đời của quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia nên
số lượng dự án tiếp nhận, số lượng dự án đã duyệt thuộc kế hoạch nhà nước phảitiến hành thẩm định cũng vì thế mà liên tục giảm qua các năm Trong khi đó, sốlượng các dự án cho vay tín dụng thương mại đã liên tục tăng qua các năm
Bảng 2.7.Cơ cấu nợ quá hạn tại Chi nhánh Đông Đô
2.2.2.Quy trình thẩm định dự án đầu tư.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư mà các cán bộ chi nhánh BIDV Đông Đôhiện đang áp dụng là quy trình do BIDV Việt Nam thiết lập bằng văn bản hướngdẫn Các cán bộ thẩm định tại chi nhánh dựa trên văn bản hướng dẫn này đã thựchiện đầy đủ các khâu của quy trình, từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính
Trang 30có nhanh hay không, có ảnh hưởng đến cơ hội và dự án đầu tư của khách hàng haykhông? Muốn thực hiện công tác thẩm định đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ đầu tưcủa dự án thì cán bộ thẩm định tại chi nhánh BIDV Đông Đô đã tuân theo quy trìnhthẩm định dự án đầu tư như sau:
Sơ đồ 2.2.Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư
Trang 312.2.2.1.Tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư.
Tại chi nhánh BIDV Đông Đô, khi tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư, nếu thấy hồ
Bổ sung, giải
trình
ĐạtLưu hồ sơ/tài liệu
Nhận lại hồ sơ và
kết quả thẩm định
Lập báo cáo thẩm
định
Kiểm tra kiểm soát
Chưa đạt yêu cầuChưa
rõ
Thẩm định
Nhận hồ sơ để thẩm
định
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Chưa đủ điều kiệnthẩm định
Tiếp nhận hồ sơĐưa yêu cầu, giao
hồ sơ vay vốn
Trang 32sơ vay vốn chưa đủ cơ sở hoặc chưa đầy đủ để thẩm định thì chuyển lại để cán bộtín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ, nếu đã đủ cơ sở thẩmđịnh thì ký giao nhận hồ sơ vào sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩmđịnh.
Chi tiết tham chiếu hướng dẫn lập, kiểm tra hồ sơ vay vốn trung dài hạn Các
hồ sơ chính phải kiểm tra, xem xét bao gồm:
Giấy đề nghị vay vốn
Hồ sơ về khách hàng vay vốn
Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của kháchhàng
Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng
và người bảo lãnh nếu có
Hồ sơ về dự án vay vốn
Hồ sơ về đảm bảo nợ vay
2.2.2.2.Thực hiện công việc thẩm định dự án đầu tư
Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dungyêu cầu ( hoặc tham khảo ) được quy định tại các hướng dẫn thuộc quy trình doBIDV Việt Nam thiết lập, cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu
tư và khách hàng xin vay vốn Nếu cần thiết, đề nghị cán bộ tín dụng hoặc kháchhàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm Đây là công đoạn quan trọng nhất, cán
bộ thẩm sẽ tập trung xem xét đánh giá một cách tổng quát, cụ thể nhất Ở bước này,cán bộ thẩm định phải thực hiện thẩm định, đánh giá xếp loại khách hàng cũng nhưđánh giá được khả năng, hiệu quả của dự án trong tương lai
* Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn: chi tiết tham chiếu tại hướng dẫnthẩm định khách hàng vay vốn của BIDV Việt Nam, kèm theo các nội dung chínhphải thẩm định, đánh giá
* Thẩm định dự án đầu tư: Chi tiết tham chiếu tại hướng dẫn thẩm định dự
án đầu tư và hướng dẫn tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án
Trang 33đầu tư kèm theo
Trên cơ sở những nội dung đánh giá, phân tích ở trên, cán bộ thẩm định sẽthiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sởcho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay
* Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro
Trong quá trình làm rõ khả năng của doanh nghiệp cũng như của dự án, đồngthời cán bộ thẩm định phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xẩy ra trongquá trình thực hiện đầu tư và sau khi dự án được đưa vào hoạt động; đưa ra biệnpháp phòng ngừa, giảm thiểu theo các loại rủi ro thường xảy ra
2.2.2.3.Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư
Cán bộ thẩm định của chi nhánh BIDV Đông Đô hoàn chỉnh nội dung báocáo thẩm định, trình trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cầnthiết và gửi trả hồ sơ kèm báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng
Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặcyêu cầu cán bộ thẩm định chỉnh sử, làm rõ các nội dung
Cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định dự án, trình trưởng phòng thẩmđịnh xem xét Sau những kết quả thu được trong quá trình làm việc, cán bộ thẩmđịnh báo cáo tình hình thu thập được cũng như có nhận xét, đề xuất lên cấp trên để
có phương án cho vay tín dụng tốt nhất
2.2.3.Nội dung thẩm định dự án đầu tư.
Các cán bộ thẩm định tại chi nhánh BIDV Đông Đô sau khi đã lựa chọnđược phương pháp thẩm định phù hợp sẽ tiến hành phân tích, đánh giá từng nộidung, khía cạnh của dự án đầu tư Tại chi nhánh BIDV Đông Đô, có rất nhiều loại
dự án đầu tư xin vay vốn, như: dự án xin vay vốn để đầu tư mới, mở rộng sản xuấtkinh doanh, bổ sung vốn lưu động… Vì nội dung cụ thể từng dự án đầu tư là khácnhau nên để thẩm định các dự án thì tuỳ theo dự án mà các cán bộ thẩm định sẽ tiếnhành đi sâu phân tích, đánh giá những nội dung cụ thể khác nhau
Một số nội dung cơ bản mà các cán bộ thẩm định thường phân tích để đánh
Trang 34giá các dự án như sau:
- Thẩm định hồ sơ dự án và năng lực pháp lý của khách hàng
- Thẩm định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Thẩm định dự án đầu tư:
+ Thẩm định mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư dự án
+ Thẩm định công nghệ - kỹ thuật của dự án
+ Thẩm định khả năng thực hiện dự án
+ Thẩm định tài chính, hiệu quả kinh tế, khả năng hoàn vốn của dự án
+ Thẩm định tính rủi ro của dự án và các biện pháp giảm thiểu rủi ro
- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay
2.2.3.1.Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án
Trước hết, cán bộ thẩm định tại chi nhánh BIDV Đông Đô xem xét đến sựphù hợp của dự án đầ tư với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát
triển ngành, quy hoạch xây dựng Trường hợp chưa có các quy hoạch trên thì cán bộ
thẩm định tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó như sởquy hoạch kiến trúc Hà Nội, văn phòng kiến trúc sư trưởng thành phố
Sau đó, cán bộ thẩm định xem xét tư cách pháp nhân và năng lực của doanhnghiệp Tư cách pháp nhân và năng lực doanh nghiệp được xem xét trên các khíacạnh sau:
+ Quyết định thành lập của các doanh nghiệp nhà nước hoặc giấy phép hoạtđộng đối với các thành phần kinh tế khác
+ Người đại diện chính thức, địa chỉ liên hệ, giao dịch
+ Năng lực kinh doanh và uy tín kinh doanh
+ Năng lực tài chính thể hiện khả năng nguồn vốn tự có, điều kiện thế chấpkhi vay vốn
Đây là nội dung đầu tiên cán bộ thẩm định sẽ xem xét khi thẩm định dự án.Nếu coi nhẹ hoặc bỏ quan nội dung này sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện dự án
Đã có những dự án phải ngừng hoạt động khi chưa hết thời gian do doanh nghiệp
Trang 35không đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh.
Ngoài ra, cán bộ thẩm định tại chi nhánh BIDV Đông Đô thẩm định sự phùhợp của dự án với các văn bản pháp quy của nhà nước, các quy định, chế độ khuyếnkhích ưu đãi và thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên, khả năng giải phóngmặt bằng
2.2.3.2.Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án.
Tại chi nhánh BIDV Đông Đô, khi thẩm định khía cạnh thị trường của dự án,cán bộ thẩm định thường xem xét tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dungphân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án
+ Kết luận khái quát về mức độ thỏa mãn cung cầu thị trường tổng thể về sảnphẩm của dự án
+ Kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án.+ Đánh giá sản phẩm của dự án
+ Đánh giá cơ sở dữ liệu, các phương pháp phân tích, dự báo cung cầu thịtrường về sản phẩm của dự án
Khi đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án thì cán bộ thẩm định ởchi nhánh BIDV Đông Đô thường lưu ý:
+ Sản phẩm do dự án sản xuất có ưu thế nào giá cả, chất lượng, quy cách,điều kiện lưu thông và tiêu thụ
+ Kinh nghiệm và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ thị trường về sảnphẩm
2.2.3.3.Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án
Khi thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án thì những nội dung chính mà cán
bộ thẩm định ở chi nhánh BIDV Đông Đô thường xem xét đến là các mặt sau:
- Đánh giá công suất của dự án.
- Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn
Đối với điều kiện cụ thể của nước ta, công nghệ sản xuất được lựa chọn cho
dự án phải là công nghệ đã qua kiểm chứng thực thành công ở quy mô sản xuất đạitrà Bởi vậy, cán bộ thẩm định thu thập, tích lũy thông tin về kinh nghiệm các nhà
Trang 36sản xuất có sản phẩm và công nghệ tương tự Nếu là công nghệ áp dụng lần đầutrong nước, sẽ cần phải xem xét đến ý kiến kết luận của cơ quan giám định côngnghệ như viện khoa học và công nghệ Việt Nam.
- Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án.
+ Xem xét nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án
+ Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu
- Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án Các dự án
đầu tư mới, mở rộng quy mô sản xuất lớn cần phải có các phương án về địa điểm đểxem xét lựa chọn
+ Đánh giá sự phù hợp về quy hoạch của địa điểm:
Tuân thủ các quy định về quy hoạch xây dựng và kiến trúc của địa phương
và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy, chữacháy, quản lý di tích lịch sử
+ Tính kinh tế của địa điểm:
+ Mặt bằng được chọn phải đủ rộng để có thể phát triển trong tương lai phùhợp với tiềm năng phát triển kinh doanh
+ Cần xem xét các số liệu về địa chất công trình để từ đó ước tính được chiphí xây dựng và gia cố nền móng
+ Nếu việc đầu tư đòi hỏi phải xây dựng ở địa điểm mới cán bộ thẩm địnhcũng cần xem xét kỹ năng thực thi việc giải phòng mặt bằng, đền bù để có thể ướclượng tương đối đúng chi phí và thời gian
Tiếp theo, cán bộ thẩm định lưu ý việc xem xét địa điểm của các loại dự án
có nhiều nội dung khác nhau Nói chung, tùy theo tính chất, quy mô của dự án cácvấn đề nêu trên cần được chọn lọc để đi sâu xem xét
2.2.3.4.Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
Khi thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án, cán bộ thẩmđịnh xem xét đến:
- Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án
- Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án
Trang 37- Đánh giá nguồn nhân lực của dự án:
+ Số lao động
+ Trình độ kỹ thuật tay nghề
+ Kế hoạch đào tạo
+ Khả năng cung ứng
2.2.3.5.Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án
Đánh giá về mặt kinh tế quốc gia và lợi ích của xã hội mà dự án mang lạithông qua việc xem xét các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh tế xã hội mà dự ánmang lại Các chỉ tiêu này được cán bộ thẩm định kiểm tra và đánh giá cụ thể đểthấy được các tác động của dự án đối với nền kinh tế và xã hội Các chỉ tiêu thườngđược xem xét: số lao động có việc làm từ dự án, số lao động có việc làm tính trêntrên một đơn vị vốn đầu tư, mức giá trị gia tăng phân phối cho các nhóm dân cư vàvùng lãnh thổ, mức tiết kiệm ngoại tệ, mức đóng góp cho ngân sách thông qua cáckhoản thuế, tác động đến sự phát triển các ngành, địa phương và vùng lãnh thổ 2.2.3.6.Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
* Thẩm định mức độ phù hợp của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:
- Vốn đầu tư xây dựng: kiểm tra nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình,mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng ( bằng kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai,tương tự )
- Vốn đầu tư thiết bị: kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản lắp đặt,chi phí chuyển giao công nghệ nếu có
- Chi phí quản lý và các khoản chi phí khác: đối với khoản mục chi phí nàycần chú ý kiểm tra tính đầy đủ của các khoản mục
- Xem xét chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công
- Xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu (đối với dự án xây dựng mới) hoặcnhu cầu vốn lưu động bổ sung ( đối với dự án mở rộng bổ sung thiết bị) để dự ánsau khi hoàn thành có thể hoạt động bình thường
Việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết, tránh haikhuynh hướng là tính quá cao hoặc quá thấp ( so sánh suất đầu tư với các dự án
Trang 38tương tự ).
Sau khi thẩm tra tổng mức vốn đầu tư, cán bộ thẩm định xem xét việc phân
bổ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện đầu tư Việc này rất cần thiết đặc biệt đối vớicác công trình có thời gian xây dựng dài
* Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án
- Vốn tự có: khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn, tiến độ gópvốn
- Vốn vay nước ngoài: xem xét khả năng thực hiện
- Vốn vay ưu đãi, bảo lãnh, thương mại: khả năng, tiến độ thực hiện
- Nguồn khác
Qua việc việc thẩm định các nội dung này, cán bộ thẩm định chỉ rõ mức vốnđầu tư cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích tìm hiểu khả năngthực hiện của các nguồn vốn đó
* Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí doanh thu hàng năm của dự án
- Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cần xem xét sựhợp lý của các định mức sản xuất tiêu hao Có so sánh các định mức và các kinhnghiệm từ các dự án đang hoạt động
- Kiểm tra chi phí nhân công: xem xét nhu cầu lao động, số lượng, chấtlượng, đào tạo, thu nhập lao động so với các địa phương khác
- Kiểm tra phương pháp xác định khấu hao và mức khấu hao
- Kiểm tra chi phí về lãi vay ngân hàng ( lãi vay dài hạn và ngắn hạn ) và cáckhoản thuế của dự án
- Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của dự án
* Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “ r ” trong phân tích tài chính dự án.Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động
* Thẩm định dòng tiền của dự án
* Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
Quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tưđược chia thành 6 bước chính như sau:
Trang 39+ Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án.
+ Lập bảng cân đối kế toán
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhómchỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập đến, tính toán cụ thể:
+ Nhóm chỉ tiêu sinh lời: NPV, IRR, ROE, T
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm, thời gianhoàn trả vốn vay, DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)
Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao+ Lãi vayDSCR = -
Nợ gốc trung, dài hạn + lãi vay trung, dài hạn
- Kiểm tra sự tính toán, phát hiện những sai sót trong quá trình tính toán
* Kiểm tra độ nhạy của dự án để đánh giá độ an toàn của các chỉ tiêu hiệuquả tài chính xem xét của dự án
Các bước thực hiện:
+ Xác định các biến dữ liệu đầu vào và đầu ra cần phải tính toán độ nhạy.+ Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theomột địa chỉ duy nhất
+ Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thường làNPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi
+ Lập bảng tính độ nhạy theo các trường hợp một biến thay đổi hay cả haibiến thay đổi đồng thời
Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi:
Trang 40- Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
+ Đối với tài sản bảo đảm bằng các giấy tờ có giá như: trái phiếu, tín phiếu,
cổ phiếu… thì các cán bộ thẩm định phải phân tích quyền chủ sở hữu, nguồn gốcphát hành, ngày phát hành, ngày phát hành, ngày đáo hạn, thời hạn thanh toán, lãisuất, tính thanh khoản của loại giấy tờ đó
+ Đối với tài sản đảm bảo bằng các kim khí quý, đá quý… thì cần phân tíchnguồn gốc xuất xứ, khối lượng, hàm lượng, giá trị thị trường
+ Đối với tài sản đảm bảo là bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc gắn lion vớiquyền sử dụng đất) thì cần phân tích nguồn gốc tài sản, tính pháp lý của các giấy tờ
về quyền sở hữu, sử dụng, trích lục bản đồ, các vấn đề liên quan đến quy hoạch,hình thức chuyển nhượng, khả năng chuyển nhượng Định giá theo khung giá Nhànước, định giá theo thị trường, bảo hiểm rủi ro ho toàn bộ tài sản thế chấp trongsuốt thời gian thế chấp
+ Đối với các tài sản đảm bảo là động sản (hàng hoá, phương tiện vận tải…)thì cần thẩm định các nội dung sau:
Nguồn gốc xuất xứ, tính xác thực về các giấy tờ quyền sở hữu, sử dụng.Xác định số lượng, chủng loại, tính năng kỹ thuật, giá tri còn lại theo sổ sách