1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

96 714 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 619,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam không chỉ được biết đến như một quốc gia ổn định về chính trị màcòn tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế Để đạt được những thành tựu kinh tế to lớnđó không thể không kể đến sự nỗ lực và đóng góp đáng kể của cộng đồng các doanhnghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm khoảng 96% tổng số doanhnghiệp đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26% GDP,31% giá trị tổng sản lượng công nghiệp và chiếm 26% lực lượng lao động trong cảnước) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trongquá trình phát triển nền kinh tế Với những ưu điểm như bộ máy tổ chức gọn nhẹ,không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, dễ thích ứng với những biến động của thi trường,… các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ngày càng phát triển phù hợp với yêu cầuđổi mới ở nước ta hiện nay Đồng thời các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn là nềntảng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xác định được tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối vớiphát triển kinh tế đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm trởlại đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mứccao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hìnhdoanh nghiệp này Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được hưởng nhiềuchính sách ưu đãi và bình đẳng hơn Đặc biệt, ở yếu tố quan trọng có tính chấtsống còn với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc tiếpcận với những nguồn vốn đã được mở thông thoáng hơn rất nhiều so với nhữngnăm trước đây Nhiều ngân hàng đã xác định cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa

là một bước chuyển đổi tích cực trong cơ cấu tài sản.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanhchưa cao, vốn tự có của doanh nghiệp còn rất hạn chế, vốn vay ngân hàng đã, đangvà còn là nguồn vốn quan trọng để tăng cường đầu tư phát triển của doanh nghiệp.Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế

Trang 2

toàn cầu đang diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp nhỏvà vừa còn lúng túng và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận để có thể vay vàsử dụng vốn vay ngân hàng một cách có hiệu quả.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn vay ngân hàng đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như thực tế tình hình cấp vốn của chi nhánh ngânhàng Đầu tư & Phát triển Quang Trung trong thời gian thực tập, em đã chọn đề tài:

“Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Pháttriển Việt Nam chi nhánh Quang Trung”

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của chuyên đề thực tập là tìm hiểu về hoạt động cho vay đối vớidoanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển QuangTrung, những kết quả đạt được và phân tích những mặt hạn chế cùng những nguyênnhân của nó Đồng thời em xin được phép đưa ra một số giải pháp giúp chi nhánhmở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Kết cấu của chuyên đề

Nội dung của chuyên đề được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM

Chương 2: Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ & vừa tại Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị mở rộng cho vay đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa tại Ngân hang Đầu tư & Phát triển VIệt Nam chi nhánh QuangTrung

Trang 3

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦANGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Hoạt động cơ bản của NHTM

1.1.1 Khái niệm và chức năng của NHTM

1.1.1.1 Khái niệm NHTM

Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất.Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy làmột kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế.

Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế.Hàng triệu các nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hộigửi tiền tại ngân hàng Vì vậy có thể nói ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹcho toàn xã hội Với sự hiện hữu của ngân hàng, chúng ta có thể nhận được nhữngkhoản vay để thanh toán cho việc mua sắm những tiện nghi cho gia đình, đầu tư mởrộng hoạt động kinh doanh hay để trang trải học phí Bên cạnh đó, ngân hàng cũnglà địa chỉ tin cậy cho sự tư vấn về đầu tư, kinh doanh chứng khoán,…sử dụng cácdịch vụ bảo hiểm, bảo lãnh và những dịch vụ ngân hàng hiện đại như homebank,phonebank, …Ngân hàng, với hệ thống chân rết len lỏi đến tất cả mọi nơi trên thếgiới, tác động đến sự phát triển mọi lĩnh vực trong một nền kinh tế.

Ngày nay, hoạt động ngân hàng đã không ngừng phát triển trên tất cả cácphương diện từ sự mở rộng mạng lưới cho đến sự mở rộng các hình thức sản phẩmdịch vụ mới Cùng với sự phát triển ấy thì các ngân hàng đang phải đương đầu với

Trang 4

sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt không chỉ trong ngành ngân hàng Rất nhiều cáctổ chức tài chính, phi ngân hàng như các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,công ty kinh doanh bất động sản, … đều đang cố gắng cung cấp đến tay khách hàngnhững dịch vụ ngân hàng Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa ngân hàng với các tổchức tài chính khác dựa trên phương diện những loại hình dịch vụ mà NHTM cungcấp.

Đã có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về NHTM Tuy nhiên,dựa trên những đặc trưng của hoạt động ngân hàng, dựa trên phương diện nhữngloại hình dịch vụ mà chúng cung cấp, NHTM có thể được hiểu như sau: “Ngân hànglà các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất -đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tàichính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” (PGS.TSPhan Thị Thu Hà – Ngân hàng thương mại NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2007)

1.1.1.2 Chức năng của NHTM

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với quá trình pháttriển nền kinh tế hàng hoá NHTM là loại hình tổ chức tài chính lớn nhất trong nềnkinh tế, giữ vai trò quan trọng đã, đang và sẽ tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế pháttriển Điều đó được thể hiện rõ rệt qua các chức năng chính của hệ thống ngân hàng.

Chức năng trung gian tài chính

Ngân hàng là trung gian tài chính hay trung gian tín dụng khi nó là “cầu nối”giữa những người có vốn và những người cần vốn trong nền kinh tế.

“NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyểntiền tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trongnền kinh tế (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu chotiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn;và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họlớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm”.( PGS.TS Phan Thị Thu Hà – Ngân hàng thương mại NXB ĐH KTQD 2007)

Trang 5

Trả lãi Trảlãi

NHTM một mặt thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội, mặt khác nódùng chính số tiền đã huy động được để cho vay (phân bổ vốn) đối với nền kinh tế,bao gồm cả cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn Nói cách khác, NHTM là trunggian tài chính quan trọng điều chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn Vớichức năng này, ngân hàng vừa đóng vai trò là người nhận tiền gửi vừa đóng vai tròlà người cho vay Ngân hàng đáp ứng các nhu cầu đa dạng của cả người đi vay vàngười cho vay trong nền kinh tế Chúng cạnh tranh với các ngân hàng khác, cáctrung gian tài chính khác và giúp thi trường tài chính mở cửa thông thoáng Nhìnchung, chúng cạnh tranh với bất kỳ định chế tài chính nào khác cùng theo đuổi mụctiêu thoả mãn nhu cầu đa dạng của các đơn vị có nguồn vốn nhàn rỗi và các đơn vịkhát vốn Ngân hàng chỉ có thể thành công trong cuộc cạnh tranh đó nếu thực hiệnđược vai trò trung gian tốt và tốt hơn những trung gian khác.

Với chức năng trung gian tài chính, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cảcác chủ thể kinh tế tham gia và lợi ích chung cho nền kinh tế:

- Đối với người gửi tiền: Việc huy động vốn qua ngân hàng là việc NHTMtập hợp các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi và tạo thu nhập cho người gửi tiền dướihình thức trả lãi tiền gửi Đồng thời hoạt động này cũng giúp đảm bảo an toàn chocác khoản tiền gửi và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thanh toán tiện ích.- Đơn vị thặng dư vốn:

- Hộ gia đình

- Các nhà đầu tư, tổchức

- Các doanh nghiệp- Chính phủ

- Nhà đầu tư nướcngoài

Đơn vị thiếu hụt vốn:- Hộ gia đình

- Các nhà đầu tư, tổchức

- Các doanh nghiệp- Chính phủ

- Nhà đầu tư nướcngoài

P BV

Trang 6

- Đối với người đi vay: NHTM đã giúp chủ thể này thoả mãn nhu cầu khátvốn để kinh doanh, thanh toán, chi tiêu mà không phải tốn nhiều chi phí về sức lựcvà thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện ích và hợp pháp.

- Đối với bản thân ngân hàng: Chức năng này đã giúp ngân hàng tìm kiếmđược khoản lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hay hoahồng môi giới Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM.

- Đối với nền kinh tế: Việc cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp đãkhuyến khích sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng sản lượng và giảm nhậpkhẩu hàng hoá Mặt khác, việc điều tiết vốn trong khu vực dân cư góp phần tăngthu nhập và khuyến khích tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, điều này cũng giúpcho việc tăng cường sản xuất.

Như vậy, với chức năng trung gian tài chính, NHTM đã biến vốn nhàn rỗikhông hoạt động thành vốn hoạt động, khuyến khích quá trình luân chuyển vốn,

thúc đẩy sản xuất kinh doanh Đây chính là chức năng quan trọng nhất của NHTMvì nó phản ánh bản chất của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay, nó quyết định sựduy trì và phát triển của ngân hàng đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện 2 chức năngsau:

Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng là trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia.Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng như trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá,dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền bán hàng hoá, dịch vụvà các khoản thu khác theo lệnh của họ Ở đây, ngân hàng đóng vai trò là “người thủquỹ” cho các doanh nghiệp và các cá nhân.

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, chức năng này ngày càng đượcphát huy, việc thanh toán của ngân hàng ngày càng được mở rộng NHTM thực hiệnchức năng thanh toán trên cơ sở chức năng trung gian tài chính bởi vì thông qua việcnhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các

Trang 7

khoản thu chi Hơn nữa, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thểkinh tế có nhiều hạn chế, đó là rủi ro phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn,đặc biệt là những khách hàng ở cách xa nhau đã tạo nên nhu cầu khách hàng thựchiện thanh toán qua ngân hàng.

Chức năng tạo tiền (tạo phương tiện thanh toán)

Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng pháthành và ngân hàng trung gian thì các ngân hàng trung gian không còn thực hiệnchức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa Nhưng với chức năng trung gian tàichính và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trêntài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại NHTM, tức là chức năng sáng tạora bút tệ, góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế.

Trong điều kiện thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họcó số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán thì họ có thể chi trả được hàng hoá vàdịch vụ theo yêu cầu Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản của khách hàngtăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ Mặt khác, khi khách hàngtại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để thực hiện chi trả thì sẽ tạo nên mộtkhoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàngkhác, từ đó tạo ra một khoản cho vay mới Vì vậy bằng việc cho vay, ngân hàng đãtạo ra phương tiện thanh toán.

Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ chonhau, trong đó chức năng trung gian tài chính là chức năng cơ bản nhất tạo cơ sởcho việc thực hiện các chức năng sau Đồng thời, khi ngân hàng thực hiện tốt cácchức năng trung gian tài chính và các chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăngnguồn vốn tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng.

Trên đây là các chức năng cơ bản, quan trọng nhất của NHTM Ngoài ra,cùng với sự phát triển của thi trường tiền tệ, hoạt động của các NHTM ngày càngphong phú Ngày nay, sự cạnh tranh của các tổ chức tài chính phi ngân hàng khiếncác ngân hàng hiện đại phải hướng tới ngân hàng đa năng với sự đa dạng về các dịch

Trang 8

vụ mà nó có thể cung cấp cho khách hàng Sự đa dạng trong các dịch vụ và các chứcnăng của ngân hàng dẫn đến việc ngân hàng còn được gọi với cái tên là “Bách hoátài chính”.

Hình 1.2: Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay

(Nguồn: Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính)

1.1.2 Hoạt động cơ bản của NHTM

NHTM là trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thịtrường với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng khoản tiền gửi nhàn rỗinày để cung cấp tín dụng và các dịch vụ khác cho khách hàng Ngoài nguồn vốnngân sách nhà nước cấp thì NHTM phải có nhiều biện pháp để thu hút nguồn tiềnnhàn rỗi của các thành phần kinh tế, mọi tầng lớp của xã hội để kinh doanh, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế Với các chức năng chính của mình, NHTM thựchiện các hoạt động cơ bản sau:

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư vàcác dịch vụ khác Hoạt động huy động vốn được xem là một trong những hoạt động

Ngân hàng hiện đại

chức năng quản lý tiền mặt

chức năng lập kế hoạch đầu tưchức năng NH đầu

tư & bảo lãnh

chức năng uỷ thác

chức năng tín dụngchức năng

chức năng môi giới

Chức năng thanh toán

Trang 9

quan trọng hàng đầu của NHTM Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn, ảnhhưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng bao gồm: Nhận tiền gửi (ngân hàngđược nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hìnhthức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác – theo Điều45, Khoản 1 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2004); phát hành giấytờ có giá (phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước); vay vốn giữa các tổ chức tíndụng (trong và ngoài nước); vay vốn của Ngân hàng Nhà nước (dưới hình thức táicấp vốn – theo quy định tại Điều 30 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Trong đókhoản tiền gửi của khách hàng (bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm) lànguồn huy động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn tiền của ngânhàng, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận lớn cho hoạt động kinh doanh của ngânhàng.

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và của cáctrung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thunhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất “Hoạt động tíndụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấptín dụng” (theo Khoản 8 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam) Tín dụnglà hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng (còn được gọi là tín dụng ngânhàng) Vì vậy hoạt động tín dụng cần phải dựa trên một số nguyên tắc nhất địnhnhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời

Tín dụng được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu củakhách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng

 Phân theo thời gian

Trang 10

Phân theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liênquan mật thiết đến tính an toàn, khả năng sinh lời của tín dụng cũng như khả nănghoàn trả của khách hàng Theo thời gian, tín dụng được phân thành:

+ Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống, tài trợ cho tài sản ngắn hạn.+ Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm, tài trợ cho tài sản cố địnhnhư phương tiện vận tải, trang thiết bị, một số cây trồng vật nuôi,…

+ Tín dụng dài hạn: Từ trên 5 năm, tài trợ cho công trình xây dựng như nhà,cầu đường, sân bay, máy móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâudài.

Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn thường cao hơn tín dụng trung và dài hạn do tíndụng trung và dài hạn thường có rủi ro cao hơn, nguồn vốn đắt hơn và khan hiếmhơn.

 Phân theo đối tượng vay vốn

NHTM cho vay dựa vào đối tượng vay phân loại theo:+ Khách hàng cá nhân

+ Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa+ Khách hàng doanh nghiệp lớn

Phân loại theo hình thức này thường chịu ảnh hưởng của kỳ hạn, tính ổn địnhcủa nguồn vốn, khả năng quản lý thanh khoản, khả năng dự báo rủi ro và tình hìnhtài chính của khách hàng.

 Phân theo hình thức tài trợ tín dụng

Theo hình thức tài trợ tín dụng, tín dụng đựơc chi thành cho vay, cho thuê,bảo lãnh,… Trong đó cho vay là tài sản lớn nhất và thường được định hướng theohai chỉ tiêu là doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ Bảo lãnh được ghi vàotài sản ngoại bảng, đó là giá trị ngân hàng cam kết trả thay cho khách hàng củamình Phần bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện chi trả được ghi vào tài sản nội bảng.

 Phân theo tài sản đảm bảo

Trang 11

Tín dụng được chia thành tín dụng có tài sản đảm bảo (bằng thế chấp, cầm cốtài sản) và tín dụng không có tài sản đảm bảo Về nguyên tắc, mọi khoản tín dụngcủa ngân hàng đều có đảm bảo Tuy nhiên, các khoản tài trợ có đảm bảo bằng tài sảntrên quan điểm của ngân hàng là các khoản tài trợ có nguồn thu nợ thứ Các khoảntài trợ không gắn với hợp đồng đảm bảo được xếp vào tín dụng không đảm bảo bằngtài sản Việc chia này giúp ngân hàng theo dõi các hợp đồng về đảm bảo, đưa ra cácbiện pháp xử lý đảm bảo khi cần thiết.

 Phân theo rủi ro

Tín dụng bao gồm các khoản có độ an toàn cao, khá, trung bình và thấp Cáchphân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại khoản mục tín dụng, dự trùquỹ cho các khoản tín dụng rủi ro cao, đánh giá chất lượng tín dụng.

Ngoài các tiêu chí phân loại trên, các NHTM có thể phân loại tín dụng theonhiều tiêu chí khác như theo ngành nghề kinh tế, theo mục đích sử dụng khoản vay,…

1.1.2.3 Hoạt động thanh toán

Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt,tức là người gửi tiền không phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chitrả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng để nhận tiền Thanh toán khôngdùng tiền mặt có tác dụng an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí, đã gópphần rút ngắn thời gian kinh doanh và tăng thu nhập cho ngân hàng Cùng với sựphát triển của công nghệ thông tin, ngoài các hình thức thanh toán như séc, nhờ thu,uỷ nhiệm chi, L/C, …đã phát triển nhiều hình thức thanh toán bằng thẻ.

1.1.2.4 Hoạt động khác

Hoạt động uỷ thác: Hoạt động này rất đa dạng và phong phú về hình thứccũng như đối tượng Mục đích của hoạt động này là thu hút một số lượng kháchhàng nhiều nhất đến với ngân hàng.

Hoạt động cho thuê: là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàngthuê theo những thoả thuận nhất định, sau 1 thời gian nhất định khách hàng phải

Trang 12

hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng Bên cho thuê cam kết máy móc thiết bị,phương tiện vận chuyển, … theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu tàisản thuê Bên đi thuê được sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốtthời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận, không được huỷ bỏ hợp đồng trước thờihạn.

Hoạt động bảo lãnh: là hoạt động ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụtài chính hộ khách hàng của mình khi khách hàng không thực hiện đúng, đủ nghĩavụ với bên yêu cầu bảo lãnh Hoạt động này mang lại thu nhập cho ngân hàng thôngqua phí bảo lãnh.

1.2 Cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM

1.2.1 Khái quát về DNNVV

1.2.1.1 Khái niệm

Trong nền kinh tế có nhiều cách phân loại doanh nghiệp khác nhau nhưngcách phân loại theo quy mô được xem là phổ biến nhất Theo cách phân loại này thìdoanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn Theo Nghịđịnh số 90/2001/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/11/2001,DNNVV được định nghĩa như sau: “DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập,đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn kinh doanh không quá 10 tỷđồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 lao động.”

- Đối tượng áp dụng

+ Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp

+ Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước

Trang 13

+ Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài+ Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã

+ Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghi định số 02/2000/NĐ-CP ngày03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

- Cơ sở xác định vốn và lao động

+ Vốn đăng ký: Đối với doanh nghiệp nhà nước là vốn điều lệ được Nhà nướccấp, đối với doanh nghiệp còn lại là vốn ghi trên đăng ký kinh doanh, giấy phép đầutư

+ Lao động trung bình hàng năm là số lao động bình quân mà doanh nghiệpđã đăng ký với cơ quan quản lý lao động và có tham gia bảo hiểm xã hội (không baogồm số lao động doanh nghiệp đăng hợp đồng thời vụ, hợp đồng công việc).

So với trước đây, chỉ tiêu này được nâng lên cho phù hợp với tình hình thựctế Việt Nam hiện nay Quy mô của doanh nghiệp dân doanh đã lớn hơn trước: vềvốn từ 5 tỷ đồng được nâng lên 10 tỷ đồng để khuyến khích doanh nghiệp đầu tưlàm ăn lớn, còn số lao động từ 200 người được nâng lên 300 người là nhằm khuyếnkhích việc thu hút thêm nhiều lao động đang thiếu việc làm.

Theo Báo cáo của Cục tài chính doanh nghiệp Bộ Tài chính, các DNNVVchiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc Hàng năm đội ngũ cácdoanh nghiệp này đóng góp từ 20% đến 26% GDP Với sự gia tăng liên tục về sốlượng và tính năng động của mình, các DNNVV đã góp phần quan trọng đối với sựtăng trưởng của nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và đóng góp đáng kể chongân sách nhà nước, ngân sách địa phương và cho xuất khẩu.

1.2.1.2 Đặc điểm của DNNVV

Có thể nói, DNNVV là một thực thể kinh tế mang những đặc điểm riêngkhông giống bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế Điều này cũng giảithích một cách chính xác sự tồn tại và phát triển của các DNNVV trong nền kinh tế.Chính những đặc điểm đó đã mang lại cho các doanh nghiệp này những ưu thế nhấtđịnh.

Trang 14

Ưu điểm của DNNVV

Đầu tiên là quy mô vốn, DNNVV cần số vốn đầu tư ban đầu nhỏ hơn cácdoanh nghiệp lớn, do đó các nhà đầu tư dễ lựa chọn loại hình doanh nghiệp này khiquyết định thành lập công ty Vốn đầu tư ban đầu nhỏ, khả năng thu hồi vốn sẽ lớnhơn vì phần nhiều DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất nhỏ nênsản phẩm dễ tiêu thụ, chu kỳ kinh doanh ngắn, thu hồi vốn nhanh hơn những ngànhkhác và nhanh hơn những doanh nghiệp lớn Do thu hồi được vốn ban đầu bỏ ratrong thời gian tương đối ngắn nên khả năng quay vòng vốn, tái đầu tư lớn, mở rộngsản xuất kinh doanh dễ dàng hơn.

Hoạt động kinh doanh của các DNNVV rất linh hoạt và năng động: Các chủdoanh nghiệp luôn vận động, tìm kiếm các lĩnh vực mà ở đó có sự cạnh tranh chưacao song lại đem lại lợi nhuận nhanh chóng DNNVV có khả năng chuyển hướngkinh doanh và chuyển hướng mặt hàng kinh doanh nhanh, tăng giảm lao động dễdàng và thậm chí việc chuyển địa điểm cũng dễ dàng hơn so với các doanh nghiệplớn Do đó, họ luôn tìm kiếm, phát hiện được những ngành, lĩnh vực, mặt hàng xãhội đang thiếu, đang cần đầu tư sản xuất; đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật,nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để có ưu thế trong cạnh tranhvà thu được lợi nhuận cao.

Hơn nữa, chính quy mô nhỏ và vừa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu sản xuất hoặc bộ máy quản lý khi có sự bấtlợi từ môi trường kinh doanh, tăng khả năng thích nghi của doanh nghiệp với nhữngbiến động bất lợi từ thị trường.

DNNVV có số nhân công ít hơn doanh nghiệp lớn, dây truyền sản xuất khôngquá cồng kềnh nên có thể tận dụng diện tích xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất,làm giảm giá thành sản phẩm, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tính cạnh tranh caohơn.

Trang 15

Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh gọn nhẹ, các quyết định quản lýđược thực hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp dễ dàng Do đó gópphần tiết kiệm chi phí quản lý.

Hạn chế của DNNVV

Một đặc điểm nổi bật của các DNNVV là quy mô về vốn bị hạn chế khiếncho các DNNVV gặp không ít khó khăn về nhiều mặt Ngoài nguồn vốn huy độngtừ phía gia đình, bạn bè, việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức từ ngân hàng, thịtrường tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều trởngại do DNNVV thiếu tài sản có giá trị lớn để thế chấp Do vậy, các DNNVVthường rơi vào tình trạng thiếu vốn, nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ, các DNNVVgặp khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh Mặtkhác, vốn ít khiến cho các DNNVV không có khả năng trả lương và thưởng cao đểcạnh tranh với các doanh nghiệp vốn lớn nên việc thu hút và giữ chân người laođộng giỏi là vấn đề khó khăn của DNNVV Quy mô nhỏ lại luôn khó khăn về vốnnên hầu hết các DNNVV không đủ kinh phí để đầu tư, nâng cao trình độ chuyênmôn cho người lao động.

Các DNNVV thiếu máy móc, trang thiết bị hiện đại với công nghệ cao phụcvụ sản xuất Hạn chế này cũng bắt nguồn từ việc thiếu vốn của DNNVV Trang thiếtbị lạc hậu cộng thêm tay nghề thấp của công nhân là một thách thức rất lớn với cácDNNVV trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Bảng 1.1: Trình độ công nghệ của các DNNVV ở Thành phố Hồ ChíMinh

Đơn vị: %

Loại doanh nghiệp

Trình độ công nghệ

Hiện đại Trung bình Lạc hậu

Trang 16

Năng lực quản lý, điều hành của những người đứng đầu trong doanh nghiệpcũng là 1 vấn đề đáng quan tâm Do trong các DNNVV, người sở hữu vốn đồng thờilà người quản lý, chủ doanh nghiệp nên hiểu biết về giá trị doanh nghiệp còn hạnchế, hiểu biết pháp luật trong kinh doanh cũng không được cặn kẽ.

Luôn tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh do các DNNVV còn hạn chế về nănglực quản lý, về vốn, hơn nữa thị trường của các DNNVV chủ yếu là khu vực cácdoanh nghiệp lớn như làm đại lý bán hàng, nhà cung cấp nguyên vật liệu, kênh phânphối,… Những thi trường này chứa đựng nhiều rủi ro và không ổn định khiến chohoạt động của các DNNVV trở nên bấp bênh Sự cạnh tranh cũng diễn ra rất gaygắt, thực tế thì đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các DNNVV không phải là nhữngdoanh nghiệp lớn mà chính là các doanh nghiệp có cùng quy mô Bởi vì, các doanhnghiệp lớn có thị trường ổn định, nhóm khách hàng mục tiêu thường được xác địnhtrước, họ luôn tìm kiếm những thị trường có quy mô lớn, có chiều sâu còn những thịtrường nhỏ thường bị bỏ qua Trong khi đó, các DNNVV có số lượng đông đảo vàđều có mục đích giống nhau là tìm kiếm những thị trường còn bỏ trống, các thịtrường này quá nhỏ bé để chứa nhiều doanh nghiệp trong đó cho dù đó là nhữngdoanh nghiệp nhỏ nên họ gặp nhiều áp lực về sự thâu tóm, xoá sổ từ các doanhnghiệp lớn.

Một khó khăn nữa là việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nướcngoài Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta còn ở giai đoạn thấp, trước ngưỡng cửa hộinhập vào nền kinh tế thế giới, do trình độ còn hạn chế nên các DNNVV còn bộc lộrất nhiều yếu kém trong quá trình hoạt động Trốn lậu thuế, một số doanh nghiệptrốn đăng ký kinh doanh, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, … khi xảy ra tranhchấp thì bên bị thiệt thường là các DNNVV do năng lực pháp lý và hiểu biết về phápluật của các DNNVV còn hạn chế, không nắm bắt kịp thời những thay đổi của thịtrường trong nước và thế giới.

1.2.1.3 Nhu cầu vốn của DNNVV

Trang 17

DNNVV có tầm quan trọng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế nước nhà.Vì vậy Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp nhằm phát huy đến mức caonhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tếnày Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn vàthử thách làm cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp Vấn đề vốn đang đượcxem là bức xúc nhất Hiện nay, số lượng DNNVV ở Việt Nam chiếm tới hơn 90%tổng số doanh nghiệp nhưng vốn vay của các DNNVV chỉ chiếm khoảng 30% tổngsố vốn của các doanh nghiệp Hầu hết các DNNVV đều có nhu cầu vay vốn để đầutư phát triển, cải tiến trang thiết bị khoa học kỹ thuật nhưng đều vướng phải nhữnghàng rào khó vượt qua về tài sản thế chấp nên khó tiếp cận các nguồn vốn vay.

Vốn của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ, mỗi bộphận được cấu thành từ nhiều khoản mục khác nhau tuỳ thuộc vào thành phần kinhtế Nguồn vốn của DNNVV dựa phần nhiều vào vốn chủ sở hữu (Vốn chủ sở hữubao gồm: vốn góp ban đầu, nguồn vốn từ lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu).Vốn góp ban đầu của DNNVV thường chỉ dưới 10 tỷ đồng Nguồn vốn từ lợi nhuậnkhông chia rất hạn chế do lợi nhuận không nhiều Để phát triển nguồn vốn từ pháthành cổ phiếu, DNNVV cũng gặp không ít khó khăn, khó khăn xuất phát từ hạn chếcủa cán bộ quản lý trong các DNNVV, phần đông chưa qua đào tạo, việc thiết lậpdự án để chứng minh tính khả thi của cơ hội kinh doanh là một điều không dễ Đốivới các nước có nền kinh tế phát triển thì việc huy động vốn trên thị trường tài chínhrất dễ dàng Tuy nhiên ở Việt Nam, thị trường tài chính chưa phát triển ổn định vàhoàn thiện nên việc khai thác vốn bằng phương thức này còn gặp nhiều khó khăn.Vốn vay của các DNNVV nếu có thì đều là vay từ những nguồn không chính thức(như tự thương, gia đình, bạn bè hoặc dựa vào vốn của nhau) với lãi suất cao hơn từ3 đến 6 lần so với lãi suất chính thức DNNVV vẫn chưa thực sự chủ động tìm đếnvới các NHTM Tuy nhiên, nguồn vốn vay được từ bạn bè, người thân cũng gây ranhiều phiền phức với DNNVV vì không tách biệt rõ ràng giữa góp vốn và vay vốn,do đó dẫn tới nhiều hiểu lầm, xung đột Còn vốn chủ sở hữu thì bị hạn chế về số

Trang 18

lượng và đã chủ yếu được dùng trong đầu tư tài sản cố định ban đầu khi doanhnghiệp mới đi vào hoạt động Tình trạng thiếu vốn sẽ kéo theo nhiều khó khăn hơnnữa cho doanh nghiệp đó là thiếu máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuấtdẫn tới năng suất lao động không cao, chất lượng thành phẩm kém, không đáp ứngđược nhu cầu của người tiêu dùng Và khi hàng hoá sản xuất ra không thể tiêu thụthì tình hình tài chính của doanh nghiệp không thể khả quan, dễ dẫn tới phá sảnnhanh chóng Hơn nữa, thiếu vốn sẽ khiến chủ doanh nghiệp không có được nhữngngười quản lý và nhân công tài giỏi để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh Tuynhiên, doanh nghiệp có thể cải thiện được tình hình trên, phát triển sản xuất nếuđược hỗ trợ về vốn Và tổ chức có thể đáp ứng yêu cầu này của các doanh nghiệpchính là các NHTM.

1.2.2 Cho vay đối với DNNVV của NHTM

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM

Cho vay có thể được hiểu là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với camkết là khách hàng phải trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định Trong quanhệ vay mượn này, ngân hàng và khách hàng (DNNVV) có hợp đồng vay vốn quyđinh quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia về: lượng vốn vay, thời hạn vay,mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo, phương thức trả nợ,…

Cho vay là một nguồn đem lại thu nhập vô cùng quan trọng cho ngân hàng,đồng thời cũng là một hoạt động tín dụng chủ yếu và khá phổ biến của các ngânhàng Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động có nhiều rủi ro cần phải đề phòng Thôngthường các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đủ vốn cho sản xuất kinh doanh,nó phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy, cácdoanh nghiệp luôn “khát vốn” và thông thường các ngân hàng sẽ cho doanh nghiệpvay vốn nếu doanh nghiệp đáp ứng được những yêu cầu về khoản vay đó.

Hoạt động cho vay của ngân hàng có thể xác minh được năng lực tài chínhcủa một tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Hoạt động cho vay cũng góp phần tác động

Trang 19

tới nền kinh tế như làm tăng chi tiêu, thúc đẩy các dự án, phát triển các phương án,kế hoạch, hướng kinh doanh có hiệu quả đem lại thu nhập cao.

Quan hệ cho vay là quan hệ giữa hai chủ thể, đó là ngân hàng và khách hàngvay Mối quan hệ qua lại giữa hai bên trên cơ sở cùng có lợi, khách hàng cần vốn đểthực hiện sản xuất kinh doanh, còn ngân hàng thì cho vay để thu lợi nhuận.

Đối tượng cho vay của ngân hàng là tổ chức kinh doanh, cá nhân có thể làcho vay để phục vụ sản xuất hoặc cho vay phục vụ nhu cầu chi tiêu Các ngân hàngphải thoả mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, nếu từ chối phải có lý do chínhđáng và trả lời cụ thể bằng văn bản đối với khách hàng Ở Việt Nam cũng đã có quyđịnh về đối tượng cho vay của NHTM trong đó có quy định những nhu cầu vốnkhông được cho vay bao gồm: Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sảnmà pháp luật cấm mua bán; chuyển nhượng, chuyển đổi thanh toán các chi phí choviệc thực hiện giao dịch mà pháp luật cấm, đáp ứng nhu cầu tài chính của các giaodịch mà pháp luật cấm (theo Quyết định 1627/2001/ QĐ NHNN và Quyết định127/2005/QĐ NHNN sửa đổi bổ sung của Quyết định 1627)

1.2.2.2 Các hình thức cho vay đối với DNNVV

Thấu chi

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay đượcchi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định vàtrong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.

Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chivà thời hạn thấu chi (có thể phải trả chi phí cam kết cho ngân hàng) Trong quá trìnhhoạt động, khách hàng có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ séc… vượt quá sốdư tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi) Khi khách hàng có tiền nhập vềtài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Số lãi mà khách hàng phải trả:

Lãi suất thấu chi Thời gian thấu chi Số tiền thấu chi

Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sửdụng hình thức này.

Trang 20

Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thờigian và quy mô Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngânquỹ song không chính xác Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợicho khách hàng trong quá trình thanh toán: Chủ động, nhanh, kịp thời.

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục dơn giản, phần lớnlà không có đảm bảo, có thể cấp cho các doanh nghiệp vài ngày trong tháng, vàitháng trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng,… Hình thứcnày nhìn chung chỉ sử dụng đối với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đềuđặn và kỳ thu nhập ngắn.

Cho vay trực tiếp từng lần

Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các kháchhàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mứcthấu chi Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầuthời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàngchỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụngvốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quymô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cầnthiết Lãi suất có thể cố định hay thả nổi theo thời điểm tính lãi Mỗi món vay đượctách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi Trong quátrình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả.Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyểnnợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối dơn giản, ngân hàng có thể kiểm soáttừng món vay tách biệt.

Cho vay theo hạn mức

Trang 21

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hànghạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ, đó là số dưtối đa tại thời điểm tính.

Hạn mức tín dụng được cấp dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhucầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Trong kỳ hạn khách hàng có thể thực hiện vay - trả nhiều lần, song dư nợkhông được vượt quá hạn mức tín dụng Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bàyphương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịchvụ và nêu yêu cầu vay Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ,ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng.

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thườngxuyên, vốn vay thường xuyên tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh Trongnghiệp vụ này ngân hàng không xác định trước kỳ hạn nợ và thời hạn tín dụng Khikhách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹcho khách hàng Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụthể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay Ngân hàng chỉ cóphát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợ lâu không giảmsút.

Cho vay luân chuyển

Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá Doanh nghiệp khimua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khidoanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc quý, người vay phải làm đơn xin vay luânchuyển Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạnmức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ Hạn mức tín dụngcó thể được thoả thuận trong 1 năm hoặc vài năm Đây không phải là thời hạn hoàntrả mà là thời hạn để ngân hàng xem xét lại mối quan hệ với khách hàng và quyếtđịnh có cho vay nữa hay không tuỳ thuộc mối quan hệ giữa ngân hàng và kháchhàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng.

Trang 22

Người vay cam kết các khoản vay sẽ được trả cho người bán và mọi khoảnthu bán hàng đều dùng để trả vào tài khoản tiền vay trước khi được trích trả lại tàikhoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.

Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhậphàng và số tiền cần vay Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán Theo hìnhthức này, giá trị hàng hoá mua vào (có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ đúng đối tượng)đều là đối tượng được ngân hàng cho vay; thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trảcho ngân hàng Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng vàchất lượng quan hệ nợ nần của người vay Các khoản phải thu và cả hàng hoá trongkho trở thành vật đảm bảo cho các khoản cho vay.

Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thươngnghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay -trả thường xuyên với ngân hàng.

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho khách hàng thủ tục cho vay chỉ cầnthực hiện 1 lần cho nhiều lần vay Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời,vì vậy, việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn.

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăntrong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng

Cho vay trả góp

Cho vay trả góp là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép kháchhàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Cho vay trả gópthường được áp dụng đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sảncố định hoặc hàng lâu bền Số tiền được trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợpvới khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc từthu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng).

Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với khách hàng thông qua hạn mứcnhất định Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về số hàng hoá mà khách hàngđã mua trả góp Các cửa hàng bán lẻ nhận ngay tiền sau khi bán hàng từ phía ngân

Trang 23

hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng, hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngânhàng Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho người mua (qua đó đến người bán) nhằmkhuyến khích tiêu thụ hàng hoá.

Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoámua trả góp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay Nếungười vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàngcũng bị ảnh hưởng Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là caonhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.

1.2.2.3 Quy trình cho vay đối với DNNVV

Các bước cơ bản mà các cán bộ tín dụng, các phòng ban có liên quan trongngân hàng phải thực hiện khi tài trợ cho DNNVV bao gồm:

Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của tín dụng Nội dungchủ yếu là thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lựcsử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sởhữu các tài sản và điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay Nội dung phântích chủ yếu bao gồm: đánh giá tài sản của DNNVV, đánh giá các khoản nợ, phântích luồng tiền, sử dụng các tỷ lệ tài chính, các điều kiện kinh tế.

Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thoả thuận giữa ngân hàng và kháchhàng với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng 1 khoản tíndụng trong 1 thời gian và lãi suất xác định Hợp đồng tín dụng mang tính pháp luật,xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuânthủ các điều khoản của các luật, quy định Vì vậy cả ngân hàng và khách hàng đềucần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng gồmnhững nội dung chính sau:

- Khách hàng: Họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân (nếu có)- Mục đích sử dụng: Khách hàng phải ghi rõ vay làm gì

Trang 24

- Số lượng tín dụng: là hạn mức tín dụng mà ngân hàng cam kết cấp chokhách hàng Số lượng tín dụng có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khácnhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau.

- Lãi suất: Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ lãi suất mà khách hàng phải trả,đồng thời xác định tính chất của lãi suất (cố định hay biến đổi) Nếu lãi suất có thayđổi phải xác định rõ các điều kiện thay đổi đó.

- Thời hạn tín dụng: Có thể được chia thành thời gian đầu tư, thời gian ânhạn, thời gian trả nợ, thời gian trả nợ có thể chia thành nhiều kỳ hạn trả nợ nhỏ.

- Phí: Được tính bằng tỷ lệ % trên hạn mức cam kết Mức phí và các điềukiện nộp phải được thể hiện trong hợp đồng tín dụng.

- Các loại đảm bảo: Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ loại đảm bảo cho cáckhoản vay (nếu có) kèm theo các hợp đồng phụ như hợp đồng bảo lãnh, tài sản cốđịnh, vật tư hàng hoá trong kho, các chứng khoán có giá, … Các nội dung quantrọng liên quan đến các đảm bảo như quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng hoặc bán,định giá, bảo hiểm, quyền sử dụng đối với các đảm bảo, người bảo quản,… phảiđược ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.

- Giải ngân: Hợp đồng tín dụng thường xác định các điều kiện và kỳ hạn giảingân Thường các khoản vay nhỏ và trong thời gian ngắn, NHTM cấp tiền vay 1 lầnvào đầu kỳ Đối với các khoản vay lớn và trong thời gian dài, NHTM cấp tiền theonhiều kỳ hạn và với các điều kiện cụ thể của mỗi lần cấp vốn.

- Điều kiện thanh toán: Bao gồm thanh toán tiền gốc và lãi, cách thức thanhtoán, ngày trả, cách trả gốc và lãi.

- Các điều kiện khác: bao gồm các thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàngvề ưu tiên thanh toán, kiểm soát vật thế chấp và các hoạt động khác của người vay,nộp báo cáo định kỳ, phong toả tài sản, điều kiện và phương thức phát mại tài sản,phạt vi phạm hợp đồng.

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng

Trang 25

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấptiền hoặc thanh toán tiền hàng cho khách hàng như thoả thuận Kèm theo việc cấptín dụng, ngân hàng kiểm soát khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúngtiến độ không? Có dấu hiệu làm ăn thua lỗ không? Nếu các thông tin ngân hàngthu thập được trong thời gian này phản ánh theo chiều hướng bất lợi cho khả năngthu hồi vốn của ngân hàng thì ngân hàng có thể thu hồi nợ trước hạn, ngừng giảingân hoặc yêu cầu bên đi vay bổ sung thêm tài sản đảm bảo, giảm số tiền vay,…để đảm bảo an toàn tín dụng.

Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới

Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi Các khoản tíndụng đảm bảo hoàn trả đúng và đầy đủ khi đến hạn là những khoản tín dụng an toàn.Một số trường hợp khách hàng không trả hoặc không hoàn trả đúng hạn, ngân hàngcần phải xem xét, tìm nguyên nhân để kịp thời đưa ra những quyết định mới liênquan đến tính an toàn của khoản tín dụng.

Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn kiên quyết tìmcách khắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác, tức là giahạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm.

Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình nợ nần dây dưahoặc làm ăn thua lỗ không còn phương cách cứu chữa, ngân hàng áp dụng phươngán thanh lý để thu hồi khoản nợ bao gồm phong toả và bán các tài sản thế chấp, tướcđoạt các khoản tiền.

1.2.2.4 Vai trò của cho vay đối với DNNVV

Đối với DNNVV, vay vốn từ ngân hàng là một kênh huy động vốn vô cùngquan trọng Trước hết, DNNVV thành lập thường đơn giản, nhanh chóng với số vốnkhông nhiều, khả năng tài chính hạn chế, khi thiếu vốn thường đi vay từ các nguồnphi chính thức Các nguồn phi chính thức này thường có lãi suất cao hơn nhiều sovới lãi suất ngân hàng và ít bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật Tuy nhiên,vay từ các nguồn này thường phải chịu rủi ro rất lớn Thực tế, nếu vay vốn từ

Trang 26

NHTM mà dễ dàng, thủ tục đơn giản, dễ hiểu thì các doanh nghiệp sẽ xin vay nhiềuvà chủ yếu ở ngân hàng do vốn ngân hàng đảm bảo hơn, có văn bản pháp luật quyđịnh rõ ràng.

Nguồn vốn vay từ ngân hàng đảm bảo và ổn định, nó giúp cho các doanhnghiệp có thể yên tâm sản xuất kinh doanh đúng kế hoạch Mặt khác, có nhiều hìnhthức vay vốn giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn mức tiền cũng như thờigian vay sao cho hợp lý nhất.

Cho vay đối với DNNVV giúp cả hai bên cùng có lợi Về phía DNNVV, cóthể khắc phục hạn chế các nhược điểm của mình và phát huy các ưu điểm hầu hếtcác DNNVV đều thiếu vốn, nguồn vốn để sản xuất kinh doanh được ngân hàng cấp,thoả mãn nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh Thứ hai, qua hoạt động cho vay,mối quan hệ không rộng rãi của DNNVV sẽ được mở rộng, đó là quan hệ với cácngân hàng, các cấp chính quyền khi làm thủ tục, hồ sơ Thứ ba, có thể khắc phục,sửa đổi được những yếu kém ở khâu chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ, báo cáo tài chính,công tác hạch toán kế toán ở các đơn vị này DNNVV muốn vay vốn thì cần phảilàm cho hồ sơ, sổ sách, công tác hạch toán kế toán hợp lý, minh bạch, thống nhất.Thứ tư, vấn đề xin vay vốn ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu biết thêmthông tin về ngân hàng như thủ tục, các giấy tờ cần thiết, quy trình cho vay cũngnhư khả năng đáp ứng của ngân hàng, đòi hỏi và yêu cầu,… Cuối cùng, DNNVVcó cơ hội tìm kiếm được một đối tác hậu thuẫn về tài chính có thể tin tưởng Đôikhi ngân hàng đóng vai trò là người bảo lãnh cho doanh nghiệp khi cần thiết.

Về phía NHTM, cho vay đối với DNNVV phân tán rủi ro, đa dạng hoá chovay Lượng cho vay DNNVV không phải quá lớn theo quy mô DNNVV Nói cáchkhác, tỷ trọng món vay thường không đáng kể so với các khoản vay của một doanhnghiệp lớn hay tập đoàn nhưng số tiền đó lại chiếm tỷ trọng lớn so với vốn chủ sởhữu của DNNVV Số lượng doanh nghiệp này lại nhiều, hoạt động phong phú, đadạng nên nó sẽ giúp phân tán rủi ro của NHTM đi rất nhiều so với đầu tư vào một sốtập đoàn, doanh nghiệp lớn Mở rộng cho vay đối với DNNVV là cơ hội để ngân

Trang 27

hàng nắm được các khách hàng tiềm năng, khách hàng lớn trong tương lai, quantrọng hơn là tìm kiếm được bạn hàng có uy tín, quan hệ thường xuyên, lâu năm vớiNHTM Các DNNVV phong phú, đa dạng thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiềulĩnh vực nên việc ngân hàng mở rộng cho vay các donh nghiệp làm lượng thông tinNHTM thu thập được sẽ tăng lên Đây là nguồn thông tin quản lý kinh tế quan trọngcó thể được cung cấp cho cơ quan quản lý kinh tế ở cấp cao, giúp quản lý kinh tế ởtầm vĩ mô Mặt khác, NHTM khi cho vay nhiều như vậy sẽ phải nâng cao và tăngcường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp Qua đó, ngân hàngkhông ngừng tăng cường công tác đảm bảo phòng tránh rủi ro tổn thất Vấn đề thủtục hành chính, quy trình rườm rà, bất hợp lý, qua thực tế cho vay có thể phát hiệnra, sửa đổi bổ sung và tìm cách thức mới phù hợp Ngân hàng tiến hành cho vay phảiđược giải quyết nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn.

Qua cho vay, quan hệ giữa hai chủ thể được củng cố về nhiều mặt, đây là mốiquan hệ qua lại tương hỗ Nó tăng cường sự gắn bó giữa ngân hàng và các doanhnghiệp, hai bên có thể trở thành đối tác lâu năm, có quan hệ bền vững Đồng thời, nólàm tăng cường uy tín của cả NHTM và DNNVV.

Mở rộng cho vay đối với DNNVV còn thể hiện việc thực hiện đúng chủtrương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển DNNVV, phát triển mọi thànhphần kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy, có thể thấy rõ vai trò to lớn củaviệc cho vay đối với DNNVV của các NHTM trên nhiều khía cạnh khác nhau.

1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay đối với DNNVV

- Số lượng các DNNVV được cho vay: Chúng ta xem xét các con số như baonhiêu DNNVV, tỷ trọng số DNNVV này trên tổng số doanh nghiệp qua các năm.Qua các con số đó, chúng ta có thể đánh giá hoạt động cho vay có được mở rộngthực sự hay không Thậm chí có thể phân ra các DNNVV ở các thành phần và loạihình để phân tích, chẳng hạn số DNNVV ở khu vực quốc doanh và ngoài quốcdoanh chiếm tỷ trọng như thế nào để thấy được ngân hàng có thực sự quan tâm đếncho vay DNNVV hay chỉ chú trọng các doanh nghiệp nhỏ ở khu vực quốc doanh Số

Trang 28

lượng doanh nghiệp được đánh giá ở hạng nào AAA, AA, A, BBB,… xem xem cácdoanh nghiệp liệu có được hưởng ưu đãi lãi suất không.

- Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNNVV:Doanh số cho vay trong kỳ đối với DNNVV là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho cácDNNVV vay trong kỳ ấy, thể hiện quy mô tuyệt đối của NHTM đối với cácDNNVV Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay thể hiện khả năng mở rộngquy mô cho vay các DNNVV qua các thời kỳ Đây là số tương đối, nếu dương là thểhiện quy mô cho vay tăng, nếu âm thể hiện quy mô cho vay giảm.

- Chỉ tiêu dư nợ của DNNVV: Dư nợ DNNVV của ngân hàng là số tiền màngân hàng hiện đang còn cho doanh nghiệp vay trong thời điểm nhất định thường làcuối kỳ Đây là số tuyệt đối thể hiện quy mô cho vay tới doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định Ngoài ra, ta còn có thể xem xét tỷ trọng dư nợ của DNNVV trêntổng dư nợ của ngân hàng, tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng tập trung tín dụng vàoDNNVV và cũng có thể là việc thu nợ không được thực hiện tốt nên tỷ trọng dư nợcòn cao.

- Chỉ tiêu doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ DNNVV là số tiền mà cácDNNVV đã trả cho ngân hàng trong kỳ từ các khoản vay Chỉ tiêu này phản ánhhiệu quả trong công tác thu nợ của ngân hàng, đồng thời cũng thể hiện tình hìnhkinh doanh của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn DNNVV là khoản nợ gốc hoặc lãi màdoanh nghiệp không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trong hợp đồng tín dụnggiữa doanh nghiệp và ngân hàng Nợ quá hạn phản ánh quy mô cho vay thấp, songkhông một ngân hàng nào có thể tránh được Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ củaDNNVV dưới 2,3% là chấp nhận được.

- Chỉ tiêu lợi nhuận: Việc mở rộng cho vay không chỉ giúp doanh nghiệp kinhdoanh có lãi mà còn đảm bảo cho ngân hàng phát triển và tồn tại Trong nền kinh tế,mục đích của mọi hoạt động kinh doanh đều là lợi nhuận và ngân hàng không phải

Trang 29

là một trường hợp ngoại lệ Việc mở rộng cho vay đối với DNNVV không thể bỏqua tính toán và phân tích lợi nhuận thu được của ngân hàng.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng cho vay đối với các DNNVV củaNHTM

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng: Đây được coi là hướng dẫn chung cho

cán bộ tín dụng, nhân viên của ngân hàng, góp phần tăng cường chuyên môn hoá vàtạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhằm hạn chế rủi rovà nâng cao khả năng sinh lời, bao gồm:

+ Chính sách khách hàng: khách hàng vay vốn của ngân hàng rất đa dạng, từcác doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cá nhân, người tiêu dùng,… Ngân hàng sẽphân loại khách hàng truyền thống và quan trọng, khách hàng khác Nếu mộtDNNVV thuộc loại khách hàng truyền thống và quan trọng sẽ được hưởng chínhsách ưu đãi trong cho vay của ngân hàng.

+ Chính sách lãi suất: Ngân hàng có các mức lãi suất cho vay khác nhau, tuỳtheo kỳ hạn, loại tiền vay và loại khách hàng Nếu chính sách lãi suất linh hoạt chophép cán bộ tín dụng được thay đổi trong giới hạn nhất định, hoặc cho phép kháchhàng được lựa chọn mức lãi suất Điều này sẽ làm tăng khả năng tiếp cận với vốnngân hàng của DNNVV.

+ Chính sách về thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ: Nếu thời hạn cho vay và kỳhạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn đầu tư của dựán, khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả cho vay đối với cả ngânhàng và doanh nghiệp, từ đó mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nói chung,DNNVV nói riêng.

+ Chính sách quy mô và giới hạn cho vay

Quy trình cho vay vô cùng quan trọng, nó tổng hợp nguyên tắc và quan điểm

của ngân hàng trong hoạt động cho vay Nó là tập hợp các khâu theo trình tự nhất

Trang 30

định Quy trình này thường chung chung, không cụ thể và áp dụng với mọi đốitượng khách hàng Vì vậy quy trình cho vay phải thực hiện một cách đơn giản, dễhiểu để không làm mất quá nhiều thời gian của khách hàng và khách hàng khôngcảm thấy phiền hà Việc thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình cho vay đã quy địnhsẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thu hồi cả vốn lẫn lãi khi đến hạn thanh toán, tạotiền đề để vốn lưu chuyển nhanh, đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm,ngăn chặn và hạn chế rủi ro.

1.3.1.2 Quy mô vốn của ngân hàng

Quy mô vốn tự có thể hiện sức mạnh của ngân hàng Vốn chủ sở hữu củangân hàng càng lớn chứng tỏ ngân hàng đó càng mạnh và có thể phát triển hoạtđộng kinh doanh trên nhiều lĩnh vực mà không bị hạn chế Nếu gia tăng quy mô vốnchủ sở hữu, ngân hàng không những có thể phát triển hoạt động cho vay về quy mômà còn có thể hạn chế rủi ro liên quan xảy ra, bởi vì vốn chủ sở hữu như một tấm láchắn an toàn giúp NHTM đứng vững trước các tổn thất như không thu hồi được cáckhoản cho vay Vì vậy, tăng quy mô vốn điều lệ hiện nay đang là xu thế phát triểncủa hầu hết các NHTM, nó quyết định khả năng cạnh tranh của các NHTM trongviệc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung và đáp ứng nhu cầu vốn vaycủa các doanh nghiệp nói riêng trong nền kinh tế.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm đảm bảo an toàn chohoạt động của ngân hàng, các ngân hàng chỉ được phép huy động vốn và cho vayvốn không vượt quá 15% vốn tự có của mình, trừ trường hợp đối với những khoảncho vay từ nguồn uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợpkhách hàng là tổ chức tín dụng khác (theo Khoản 1 Điều 18 Quy chế cho vay của tổchức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quy định 1627/2001/QĐ – NHNNngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN).

Với vốn tự có lớn, ngân hàng không những mở rộng được hoạt động cho vaymà còn hạn chế được rủi ro vì vốn tự có như tấm lá chắn an toàn giúp ngân hàngđứng vững Vì vậy, tăng quy mô vốn đang là xu thế tất yếu của các ngân hàng để

Trang 31

tăng khả năng cạnh tranh trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính nóichung và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nói riêng.

1.3.1.3 Chính sách Marketing ở ngân hàng

Marketing ngân hàng có thể được hiểu như cách tổ chức của ngân hàng saocho thoả mãn tốt nhất nhu cầu vốn đối với nhóm khách hàng được lựa chọn nhằmtối đa hoá lợi nhuận Marketing ngân hàng tác động rất lớn đến các hoạt động tíndụng, trong đó có hoạt động cho vay Ngân hàng có chính sách marketing tốt đượchiểu là nghiên cứu thị trường tốt, chiến lược marketing hợp lý, sẽ thu hút được cácdoanh nghiệp đến với ngân hàng Nó tạo nên tác động tích cực đối với hoạt độngcho vay Ngược lại, nếu ngân hàng không xây dựng cho mình chiến lược marketinghoặc marketing yếu kém, doanh nghiệp không hiểu biết về ngân hàng sẽ làm nảnlòng người đi vay, ảnh hưởng đến mở rộng cho vay Khi đó, marketing sẽ không đápứng đầy đủ nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng về sản phẩm dịch vụ, chấtlượng ngân hàng; các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt với loại hình DNNVV thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau sẽ khó tìm cho mình một hình thức cho vay phù hợp, tiệnlợi Marketing kém phát triển không những không đáp ứng đầy đủ nhu cầu trực tiếpcủa khách hàng về cho vay (tức là môi trường vật chất) mà còn không đáp ứng đượcnhu cầu về tinh thần của khách hàng Các DNNVV vốn đa dạng, linh hoạt, thay đổitheo môi trường kinh tế xã hội, do vậy marketing không linh hoạt sẽ không thíchứng được với môi trường kinh tế xã hội, ảnh hưởng tới hoạt động cho vay.

1.3.1.4 Thông tin và trang thiết bị công nghệ

Có thể nói thông tin và trang thiết bị công nghệ cũng đóng góp một phầnkhông nhỏ vào quyết định mở rộng cho vay của ngân hàng Thông tin chính lànguồn nguyên liệu đầu vào giúp cho tiến trình tín dụng được thông suốt Đó chính làthông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về môi trường kinh doanh, kinh tếchính trị xã hội, pháp luật,… Nắm vững thông tin sẽ giảm thiểu rủi ro do thiếu thôngtin hoặc tình trạng thông tin không cân xứng ảnh hưởng tới hoạt động cho vay.

Trang 32

Yếu tố công nghệ, trang thiết bị ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạtđộng cho vay hiện nay Nếu ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, các giao dịchdiễn ra nhanh chóng, chính xác, thuận tiện thì sẽ có nhiều khách hàng đến với ngânhàng Vì vậy, việc mở rộng hoạt động cho vay sẽ tiến hành nhanh chóng và hiệu quảhơn Đồng thời, công nghệ ngân hàng cũng góp phần giúp ngân hàng đa dạng hoácác loại hình dịch vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phục vụ tốt cho quátrình mở rộng cho vay.

1.3.1.5 Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngân hàng (nhân tố conngười)

Đối với ngân hàng, nhân tố con người quyết định đến sự thành bại trong hoạtđộng kinh doanh và hoạt động cho vay của ngân hàng Cán bộ ngân hàng có thể coilà người tiếp xúc với khách hàng, thẩm định cho vay, lập tờ trình, người ra quyếtđịnh,… Về mặt tích cực của nhân tố con người, nếu cán bộ ngân hàng có đạo đứcnghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao sẽ là vô cùng lý tưởng đối với hoạt độngcho vay Cán bộ ngân hàng sẽ làm tăng năng suất công việc, nâng cao chất lượng,đẩy nhanh được tốc độ cho vay, đồng thời vẫn có thể đảm bảo được an toàn cho cácmón vay, tránh rủi ro cho ngân hàng Cán bộ ngân hàng được đào tạo về chuyênmôn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao thì hoạt động cho vay hầu như luôn tốtđẹp.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại những nguyên nhân làm cho yếu tố con người có thểảnh hưởng không tốt tới các khoản cho vay Nguyên nhân có thể kể đến như cán bộtín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp: đòi hoa hồng, phần trăm, cố tình cản trở, kéodài thời gian, làm sai sự thật, báo cáo sai,… ảnh hưởng tới hoạt động cho vay Hoặccán bộ tín dụng có quan điểm bảo thủ đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, loại hìnhdoanh nghiệp, phương thức sản xuất kinh doanh,… Sự đánh giá của cán bộ ngânhàng vẫn còn mang tính cảm tính, thói quen, kinh nghiệm Việc lựa chọn nhân sựtốt, có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về năng lực quản lý cũng như chuyên môn (nănglực phân tích, đánh giá, hiệu quả kinh doanh của dự án, đánh giá giá trị tài sản đảm

Trang 33

bảo, giám sát khoản vay,…) sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa được những sai phạmđáng tiếc có thể xảy ra, hạn chế rủi ro tín dụng.

1.3.1.6 Việc xếp hạng doanh nghiệp

Xếp hạng doanh nghiệp là việc ngân hàng xây dựng hạng của doanh nghiệpvào từng mức độ để đánh giá khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp đó Ngânhàng có thể chia ra thành các mức như AAA, AA, A, BBB, BB, B, C,… căn cứ vàotừng mức để cho vay doanh nghiệp, ở mức có tài sản thế chấp hay không, ưu đãi lãisuất như thế nào, quan trọng hơn là có cho doanh nghiệp đó vay hay không Đánhgiá doanh nghiệp, xếp hạng doanh nghiệp tương đối khó khăn, nó căn cứ vào các chỉtiêu tài chính và phi tài chính Hơn nữa, các DNNVV có hệ thống sổ sách non yếu,uy tín chưa cao nên việc đánh giá xếp hạng thường khó chính xác Việc đánh giákhông chính xác có hậu quả vô cùng xấu tới mở rộng cho vay DNNVV.

Phân loại nợ cũng một vấn đề lớn, nó thường phản ánh phần nào chất lượngcho vay, tác động lâu dài tới khoản cho vay tiếp theo Quy đinh 493/2005/QĐ –NHNN đã nêu ra hai cách phân loại nợ theo điều 6 và điều 7, ngân hàng có thể căncứ vào tình hình của mình để tiến hành phân loại sao cho hợp lý Phân loại nợ tốt sẽgiúp ngân hàng có định hướng mở rộng cho vay ra sao hợp lý Ngược lại, phân loạikhông tốt làm cho ngân hàng mất phương hướng, ảnh hưởng tới hoạt động cho vayvốn đa dạng này.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

1.3.2.1 Các nhân tố từ phía DNNVV

Thứ nhất, tình hình tài chính của DNNVV Tình hình tài chính của doanh

nghiệp là cơ sở quyết định việc ngân hàng có thể cho vay được hay không Điều đóđược thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ lệ vốn tự có trên tồng nguồn vốn Điềukiện tín dụng quyết định tối thiểu tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn để xác địnhmức cho vay Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào khả năngthanh toán Tuỳ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu để ngân hàngđưa ra hạn mức cho vay khác nhau vừa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp vừa

Trang 34

đảm bảo an toàn cho ngân hàng Ngân hàng nào cũng có nhu cầu mở rộng cho vaynhưng để đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời thì ngân hàng phải xem xét tình hìnhtài chính của doanh nghiệp để quyết định có nên mở rộng cho vay hay không.

Thứ hai, việc sử dụng vốn vay của DNNVV Ngân hàng chỉ cho vay khi khách

hàng xây dựng được một phương án sử dụng vốn khả thi Khách hàng sử dụng sốtiền vay đúng mục đích xin vay thì hồ sơ xin vay mới có hiệu lực thực tiễn Nếukhách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang lại lợi nhuận thì sẽ đảm bảo khảnăng trả nợ cho ngân hàng Tuy nhiên, trong trường hợp kinh doanh không hiệu quảthì sẽ mang lại rủi ro cho ngân hàng Vì vậy ngân hàng cần phải kiểm soát tiền vaycủa khách hàng sao cho sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Thứ ba, Hệ thống quản lý, thủ tục giấy tờ, cách thức lập hồ sơ, hệ thống báocáo tài chính, hệ thống hạch toán kế toán, quá trình kiểm tra kiểm soát trongDNNVV cũng có những tác động làm cản trở quá trình vay vốn Như đã đề cập trong

phần đặc điểm của các DNNVV, quản lý các doanh nghiệp này thường đơn giản,thuận lợi song cũng có mặt hạn chế, đó là quản lý thường không phân cấp rõ ràngnên khi xảy ra vấn đề gì thì khó xác định quyền hạn, trách nhiệm Thủ tục giấy tờ sơsài, thường không coi trọng Ngân hàng thường không hài lòng mỗi khi đọc hồ sơxin vay của doanh nghiệp Tình trạng báo cáo tài chính như báo cáo kết quả kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán,… sai hoặc thiếu sót kháphổ biến Bên cạnh đó, hệ thống sổ sách kế toán còn không minh bạch, không tuântheo các quy định chung về kế toán DNNVV Tất cả đã tác động không nhỏ đến việcmở rộng cho vay đối với DNNVV của các ngân hàng.

Thứ tư, hệ thống thông tin trong DNNVV Hệ thống thông tin trong các

DNNVV thường đơn giản, quy mô nhỏ, dễ quản lý trực tiếp Nó vừa có ưu điểm vừacó nhược điểm Hệ thống thông tin đơn giản, thường dễ quản lý và trong chừng mựcnào đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng cung cấp thông tin cho ngân hàng Tuy nhiên,hệ thống thông tin của các DNNVV thường vấp phải những nhược điểm như sốlượng thông tin ít, không đa dạng, không phù hợp với yêu cầu của ngân hàng, việc

Trang 35

lưu trữ, xử lý thông tin thường bị coi nhẹ Doanh nghiệp không có nhiều thông tinvề ngân hàng và ngược lại khi cần để cho ngân hàng biết về doanh nghiệp thì lạikhông có khả năng cung cấp đầy đủ Thông tin không cân xứng chính là yếu tố nangiải tạo nên khoảng cách giữa hai chủ thể trong hoạt động cho vay đó là NHTM vàDNNVV.

Thứ năm, trình độ khoa học công nghệ ở các DNNVV thường cũ, lạc hậu Các

DNNVV thường có công nghệ, dây truyền máy móc lạc hậu khoảng 2 – 3 thế hệ.Điều đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng tới thu nhập của doanhnghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng Mặt khác, công nghệlạc hậu cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc định giá tài sản khi tiến hànhcho vay.

Thứ sáu, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Đây là một trong những điểm yếu của các DNNVV vì phần lớn lực lượng lao động,cán bộ trong các doanh nghiệp này là lao động không chuyên, trình độ chuyên mônthấp, thiếu kinh nghiêm; lao động lại phức tạp, đa dạng, thường không qua đào tạobài bản Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính kế toán, số lao động có trình độ đại học,cao đẳng không nhiều, họ thường ít hiểu biết về hoạt động cho vay lẫn hoạt động tíndụng của ngân hàng Việc định giá tài sản, lập hồ sơ xin vay, lập các báo cáo tàichính, báo cáo kết quả kinh doanh,… thường bị ngân hàng đánh giá là yếu kém haykhông hợp lệ Năng lực người quản lý, giám đốc cũng còn hạn chế, thậm chí tồn tạinhững tư duy lạc hậu như xin cho, trông chờ, ỷ lại, kém năng động, thụ động, khôngchủ động tìm hiểu ngân hàng Thêm vào đó, doanh nghiệp thường xảy ra vấn đề rủiro do đạo đức nghề nghiệp của con người, người vay lợi dụng vị trí kiếm trác, sửdụng khoản tiền vay vào mục đích khác, cố tình giấu giếm, cố tình nộp báo cáo tàichính sai, lôi kéo người khác kể cả cán bộ ngân hàng,… Việc kiểm soát của doanhnghiệp thường không chặt chẽ vì thiếu tính chuyên nghiệp Chính vì vậy, con ngườilà một nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới việc mở rộng cho vay của NHTM đối với cácDNNVV.

Trang 36

Ngoài ra, uy tín của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn

của doanh nghiệp Những doanh nghiệp tạo uy tín cao trên thị trường thì sẽ có cơhội được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của ngân hàng về nguồn vốn vay, thời hạnvay, lãi suất,… làm giảm bớt chi phí vay vốn của doanh nghiệp.

1.3.2.2 Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội

Sự phát triển của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng vànhu cầu tín dụng trong nền kinh tế Nếu môi trường kinh tế ổn định, nền kinh tếđang trên đà phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng của dâncư tăng,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh ngiệp trong hoạt động kinhdoanh, đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng lên.Đồng thời, nền kinh tế phát triển, thu nhập tăng cao, tiết kiệm tăng, nguồn cung ứngvốn cho thị trường cũng sẽ tăng Hai yếu tố này là điều kiện thuận lợi để mở rộngcho vay của ngân hàng thương mại Ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạnkém phát triển, lạm phát, đầu tư không mang lại hiệu quả, các hoạt động sản xuất bịthu hẹp, nhu cầu đầu tư giảm, các nguồn vốn cho đầu tư cũng bị thu hẹp thì ngânhàng cũng không thể mở rộng hoạt động cho vay được.

Một yếu tố không thể không đề cập đến là vấn đề hội nhập kinh tế khu vực vàthế giới Từ khi thực hiện cải cách kinh tế, Việt Nam đã lần lượt gia nhập vào các tổchức kinh tế như ASEAN, APEC,… gần đây nhất là WTO Việc hội nhập kinh tếkhu vực và xu hướng toàn cầu hoá không còn là vấn đề quá khứ hay trên sách báonữa Thực tế, xu hướng toàn cầu hoá ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới nóichung và Việt Nam nói riêng Nó mở ra cơ hội tốt cho các ngân hàng, các ngân hàngcó thể mở rộng cho vay cả bằng nội tệ và ngoại tệ đối với cả doanh nghiệp trongnước và doanh nghiệp nước ngoài Tuy nhiên, cả DNNVV và NHTM đều phải đốimặt với thách thức lớn đó là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt khi có sự tham gia củađối tác bên ngoài Chính vì vậy, mở rộng cho vay có hiệu quả của ngân hàng đối vớiloại hình doanh nghiệp này cũng là một giải pháp tạo nên mối liên kết trong kinh

Trang 37

doanh giữa các đơn vị kinh tế trong nước trước bối cảnh thị trường bị cạnh tranhkhốc liệt.

1.3.2.3 Các nhân tố từ phía Nhà nước

Trước hết, môi trường chính trị một quốc gia có ổn định mới có thể khiến cho

môi trường kinh tế xã hội phát triển được Các quốc gia có tình hình chính trị ổnđịnh, vững mạnh luôn thu hút nhà đầu tư và hoạt động làm ăn thường phát triểnthuận lợi An ninh xã hội được đảm bảo, trật tự an toàn luôn được duy trì là nền tảngcơ sở cho sự phát triển kinh tế.

Nhân tố tiếp theo phải kể đến đó là môi trường pháp lý Môi trường pháp lý

trong kinh doanh là tổng hợp tất cả các yếu tố pháp lý tác động tới hoạt động kinhdoanh, bao gồm: Hệ thống pháp luật, các biện pháp thi hành và chấp hành nghiêmchỉnh luật của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường Môi trường pháp lýchặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, tạo ra một điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp có thể vay vốn tạingân hàng Tuy nhiên, môi trường pháp lý ở nước ta đang trong quá trình hoànthiện, các văn bản pháp luật luôn được thay đổi, do đó lợi ích của NHTM và cácdoanh nghiệp luôn bị đe doạ Chính vì vậy đã tác động không tốt đến quyết định mởrộng cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.

Cơ chế chính sách của Chính phủ tác động vô cùng lớn đến việc mở rộng cho

vay đối với DNNVV của các ngân hàng Xuất khẩu là lĩnh vực có nhiều DNNVVtham gia, vì vậy khi Chính phủ thúc đẩy xuất khẩu sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt độngcho vay đối với các doanh nghiệp này vì họ cần vốn từ phía ngân hàng Chính sáchlãi suất từ ngân hàng nhà nước, các quy định tín dụng quy định mức bảo đảm tiềnvay,… tất cả đều tác động đến hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNVV.Tuy nhiên, các cơ chế chính sách của Nhà nước ta hiện nay vẫn còn tình trạng chồngchéo, dẫn chiếu văn bản quy phạm quá nhiều; cơ chế thủ tục hành chính vẫn quanliêu, rắc rối, quy định nhiều khi còn phức tạp không phù hợp với thực tế Điều đó

Trang 38

làm cho các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay vốn nói riênggặp không ít khó khăn.

Một nhân tố nữa phải nói đến là mối quan hệ giữa các cấp, các ngành, cácđịa phương trong việc xử lý các vấn đề không chỉ trong lĩnh vực tín dụng mà còn

trong nhiều lĩnh vực khác Sự không đồng bộ giữa các ngành chức năng, giữa cáccấp có thẩm quyền, giữa các địa phương đều là nguyên nhân cản trở cho vay chung.Đó là sự chồng chéo, bệnh quan liêu, cửa quyền, đôi khi đó là do cơ chế chính sáchkhông phù hợp Mối quan hệ giữa các cấp, các bộ phận, các ngành, các cơ quan hữuquan cũng góp phần đẩy nhanh hay kéo dài thời gian cho vay.

Như vậy, có thể khẳng định trên các mặt môi trường chính trị pháp lý, chínhsách cơ chế, mối quan hệ dọc ngang trong bộ máy chính quyền thì Nhà nước cũng làmột nhân tố quan trọng đối với vấn đề mở rộng cho vay DNNVV.

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHI NHÁNH QUANG TRUNG

2.1 Khái quát về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánhQuang Trung

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam được hình thành theo nghị định số177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Từ đó đến nay Ngân hàng Đầutư & Phát triển Việt Nam đã có những tên gọi như: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam,Ngân hàng Đầu tư và Xây Dựng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam.

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VIệt Nam là một doanh nghiệp Nhà nướchạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mangtính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc,có 3 đơn vị liên doanh nước ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chứctín dụng.

Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của Ngân hàng Đầu tư& Phát triển Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển các dự án thực hiện các chươngtrình phát triển kinh tế then chốt của đất nước Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanhtoán với 50 ngân hàng trên thế giới.

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam là một ngân hàng chủ lực thực thichính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển Quá trình 43 năm xây dựng,trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Giai đoạn 1957-1975: Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 nămlần thứ, thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhất

Trang 40

+ Ngày 19/11/1960 Chính phủ đã có Nghị định số 64 ban hành Quy chế quảnlý đầu tư xây dựng cơ bản do Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chuẩn bị.Đây là Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam Dânchủ Cộng hoà chấm dứt thời kỳ quản lý vốn theo chế độ thực thanh thực chi sangđầu tư có trình tự, thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành theo thiết kếđược duyệt Thời kỳ này, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã cung ứng vốn3267 tỷ đồng (theo giá năm 1964) tương đương 22000 tỷ đồng (theo giá năm 1995)và mang lại thu nhập quốc dân cho toàn xã hội là 19,7 tỷ đồng tương đương 197000tỷ đồng (theo giá năm 1995); hiệu quả thu nhập quốc dân mang lại trên 1 đồng vốnđầu tư đạt 0,49 tỷ đồng, có những năm đạt 0,55 tỷ đồng Ngân hàng Đầu tư & Pháttriển Việt Nam đã góp phần đưa hàng trăm công trình vào sử dụng như: Khu côngnghiệp Cao Xà Lá Thượng Đình – Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu côngnghiệp gang thép Thái Nguyên - đứa con đầu lòng của nền công nghiệp luyện kimViệt Nam, Nhà máy thuỷ điện Bản Thạch Thanh Hoá, Nhà máy đường Vạn ĐiểmHà Đông, Nhà máy Điện Uông Bí,…

Giai đoạn 1976-1989: Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đấtnước hoàn toàn thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội

+ Trong thời kỳ này Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VIệt Nam đã cung cấp237,6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản (theo giá năm 1982) tương đương 26275tỷ đồng (theo giá năm 1995) Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã cung cấpcho các công trình nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, các công trìnhphúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, công trình thenchốt của nền kinh tế quốc dân Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã gópphần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch, trong đó có những côngtrình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, 3 tổmáy của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn và HoàngThạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, nhà máy đóng tàu Hạ Long,…

Giai đoạn từ 1990- nay: Thời kỳ thực hiện đổi mới của Nhà nước

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Hình 1.2 Những chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay (Trang 8)
Bảng 1.1: Trình độ công nghệ của các DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 1.1 Trình độ công nghệ của các DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 15)
Năm 2008 với nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước, tập thể cán bộ nhân viên người lao động của chi nhánh BIDV  Quang Trung đã phấn đấu không ngừng, vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch  kinh doanh được giao - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
m 2008 với nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước, tập thể cán bộ nhân viên người lao động của chi nhánh BIDV Quang Trung đã phấn đấu không ngừng, vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao (Trang 45)
quan trọng dưới đây sẽ phản ánh rõ tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ   và   vừa   của   Ngân  hàng  Đầu  tư   &  Phát   triển   Việt  Nam  chi   nhánh   Quang  Trung. - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
quan trọng dưới đây sẽ phản ánh rõ tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 48)
Bảng 2.2: Doanh số cho vay DNNVV - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.2 Doanh số cho vay DNNVV (Trang 49)
Hình 2.1: Doanh số cho vay DNNVV - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Hình 2.1 Doanh số cho vay DNNVV (Trang 50)
Hình 2.2: Dư nợ cho vay DNNVV - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Hình 2.2 Dư nợ cho vay DNNVV (Trang 51)
Bảng 2.4: Dư nợ DNNVV theo thời hạn - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.4 Dư nợ DNNVV theo thời hạn (Trang 53)
Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ DNNVV theo thời hạn - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Hình 2.3 Cơ cấu dư nợ DNNVV theo thời hạn (Trang 54)
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.5 Dư nợ cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế (Trang 55)
Hình 2.4: Dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Hình 2.4 Dư nợ DNNVV theo thành phần kinh tế (Trang 56)
Bảng 2.6: Dư nợ DNNVV theo tài sản đảm bảo - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.6 Dư nợ DNNVV theo tài sản đảm bảo (Trang 57)
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ DNNVV - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.8 Doanh số thu nợ DNNVV (Trang 58)
Hình 2.5: Doanh số thu nợ DNNVV trong tổng doanh số thu nợ - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Hình 2.5 Doanh số thu nợ DNNVV trong tổng doanh số thu nợ (Trang 59)
Bảng 2.10: Nợ quá hạn so với tổng dư nợ DNNVV - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
Bảng 2.10 Nợ quá hạn so với tổng dư nợ DNNVV (Trang 61)
Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới biến động không ngừng đã gây không ít khó khăn cho môi trường kinh doanh của các  ngân hàng nói chung và cho hoạt động cuả chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát  triển Quang Trung nó - Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
rong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới biến động không ngừng đã gây không ít khó khăn cho môi trường kinh doanh của các ngân hàng nói chung và cho hoạt động cuả chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Quang Trung nó (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w