Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) đã đi vào hoạt động được 9năm nay Đây là một chặng đường chưa phải là dài, tuy nhiên, TTCKVN cũng đãtrải qua nhiều thăng trầm, có những năm thị trường tăng trưởng mạnh mẽ, và cónhững năm thị trường trầm lắng, suy thoái, rơi vào khủng hoảng do nhiều nhân tốtác động Song, chúng ta có thể nói TTCKVN đã có những bước phát triển đáng kể.TTCKVN đã dần thực hiện chức năng của mình đối với nền kinh tế đất nước.TTCKVN đã có sự tăng trưởng về nhiều mặt Trong đó phải kể đến sự tăng lên rấtnhiều về số lượng của các công ty cổ phần (CTCP) và công ty chứng khoán(CTCK) Vì vậy mà nhu cầu tư vấn tài chính của các DN trên thị trường ngày cànglớn, sự cạnh tranh của các CTCK cũng ngày càng trở nên khốc liệt, gay gắt hơn.Khi tham gia thị trường chứng khoán, các DN sẽ rất cần đến sự hỗ trợ của CTCK;đặc biệt trong thời kỳ thị trường suy thoái hiện nay thì nhu cầu đó càng trở nên cầnthiết hơn.
Nhưng trên thực tế TTCKVN, các CTCK dù đã phải chú trọng đến chấtlượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của các CTCK chưa thực sự hiệu quả Vậylàm thế nào để hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của CTCK được tốt hơn,chất lượng và hiệu quả? Đây là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn đối với cácCTCK nói riêng và đối với cả TTCKVN nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, với nhữngkiến thức đã học và sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ
phần Chứng khoán Alpha, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hoạt động
tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha” làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hoạt động Tư vấn tài chính doanh nghiệp
Trang 2- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Tư vấn tài chính doanh nghiệp tạiCông ty Cổ phần Chứng khoán Alpha.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động Tư vấn tàichính doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động tư vấn tàichính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha.
- Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu thực trạng hoạt động tư vấn tàichính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha từ khi thànhlập đến hết năm 2008.
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu khoa học: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê,logic, diễn giải, quy nạp…
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp của côngty chứng khoán
- Chương 2: Thực trạng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Công tyCổ phần Chứng khoán Alpha
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tạiCông ty Cổ phần Chứng khoán Alpha
Trang 3CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNHDOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1.Khái niệm về công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện cácnghiệp vụ trên thị trường chứng khoán (theo Giáo trình Thị trường chứng khoán –NXB Tài chính 2002, trang 120).
Cụ thể, ở Việt Nam, công ty chứng khoán được Uỷ ban Chứng khoán Nhànước (UBCKNN) định nghĩa trong Quyết định 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13 tháng10 năm 1998 như sau: Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệmhữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấpgiấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán Các côngty chứng khoán là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạchtoán kinh tế độc lập.
- Phân loại công ty chứng khoán
Một đặc điểm của CTCK là nó có thể kinh doanh trên một lĩnh vực, loại hìnhkinh doanh chứng khoán nhất định, chính vì vậy mà hiện nay có quan điểm phânloại CTCK theo hình thức mà công ty tiến hành CTCK được phân loại như sau:
- Công ty môi giới chứng khoán: Loại công ty này còn có tên gọi khác là côngty thành viên, bởi vì nó phải là một thành viên của Sở giao dịch chứng khoán(SGDCK) Đây là loại CTCK chỉ thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tức làchỉ thực hiện việc trung gian, mua bán chứng khoán cho khách hàng trên SGDCKmà công ty đó là thành viên để hưởng hoa hồng.
Trang 4- Công ty kinh doanh chứng khoán: đây là CTCK mà công việc kinh doanhchủ yếu của nó là thực hiện nghiệp vụ tự doanh Công ty này sẽ tự bỏ vốn để muabán chứng khoán và công ty phải tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh.
- Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: Lĩnh vực hoạt động chủ yếu củaloại công ty này là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá.Công ty này sẽ phân phối những chứng khoán mới được phát hành cho công chúngbằng việc mua chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và bán lại cho côngchúng đầu tư.
- Công ty trái phiếu: là loại công ty chứng khoán chuyên mua bán các loại tráiphiếu.
- Công ty chứng khoán không tập trung: là những CTCK hoạt động chủ yếutrên thị trường OTC và họ đóng vai trò là các nhà tạo thị trường.
- Công ty dịch vụ đa năng: Những công ty này sẽ không bị giới hạn hoạt độngở một lĩnh vực hay loại hình kinh doanh chứng khoán nào Ngoài các dịch vụ môigiới, bảo lãnh phát hành, tự doanh chứng khoán thì loại công ty này còn cung cấpcho khách hàng các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, niêm yết chứng khoán trênSGDCK, uỷ nhiệm các giao dịch buôn bán cho khách hàng trên thị trường OTC Đểcó thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ gì thì công ty chứng khoán cần phảidựa vào các sản phẩm và kinh nghiệm của công ty.
1.1.2.Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán
Thị trường chứng khoán muốn phát triển và hoạt động một cách hiệu quả thìcác chủ thể tham gia thị trường là yếu tố không thể thiếu Và các công ty chứngkhoán từ khi ra đời luôn có vị trí quan trọng trên thị trường CTCK − một định chếtài chính trung gian – với các nghiệp vụ chuyên môn, cùng đội ngũ nhân viên lànhnghề, có bộ máy tổ chức phù hợp sẽ thực hiện tốt vai trò trung gian môi giới, muabán chứng khoán, tư vấn đầu tư và một số dịch vụ tài chính khác cho tổ chức pháthành và người đầu tư Nhờ đó mà thị trường chứng khoán có thể hoạt động thôngsuốt, nhanh chóng và hiệu quả Bởi khi không có bộ máy chuyên môn thì các doanh
Trang 5nghiệp (DN) không thể bán chứng khoán mới phát hành của họ để huy động vốn,hoặc các hoạt động khác có liên quan đến thị trường chứng khoán thì các DN cũngkhông thể hiểu rõ và thực hiện tốt nếu không nhờ đến công ty chứng khoán.
Công ty chứng khoán không chỉ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triểncủa thị trường chứng khoán mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Thôngqua các công ty chứng khoán, thì các cổ phiếu, trái phiếu được lưu thông từ nhữngnhà phát hành đến các nhà đầu tư (NĐT), từ đó sẽ tập trung được những nguồn vốnlẻ tẻ trong công chúng tạo thành nguồn vốn lớn để đầu tư.
Ta có thể khái quát chức năng và vai trò của công ty chứng khoán như sau:
1.1.2.1 Chức năng của công ty chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán có bốn chức năng cơ bảnsau:
- CTCK tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách nối những người có vốn nhànrỗi (chính là các nhà đầu tư) với những người đang thiếu vốn (chính là các nhà pháthành chứng khoán: công ty cổ phần, chính phủ…) Và nguồn vốn sẽ chảy theochiều từ những người có vốn nhàn rỗi sang những người đang thiếu vốn.
- Cung cấp một cơ chế giá cả cho giao dịch, được thực hiện thông qua khớpgiá hoặc khớp lệnh.
- Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán, NĐT có thể chuyển chứng khoánthành tiền mặt hoặc chuyển từ tiền mặt thành chứng khoán một cách nhanh chóng.
- Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường: chức năng này được thực hiệnthông qua nghiệp vụ tự doanh hoặc với vai trò là nhà tạo lập thị trường.
1.1.2.2 Vai trò của công ty chứng khoán
Hoạt động trên thị trường, thực hiện những chức năng trên, CTCK đã thể hiệnvai trò quan trọng của mình trên thị trường Vai trò của nó được thể hiện khác nhauđối với mỗi chủ thể khác nhau tham gia trên thị trường.
Trang 6 Đối với các tổ chức phát hành
Các tổ chức phát hành là những người thiếu vốn, vì vậy họ tham gia thịtrường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán để huy động vốn trong nềnkinh tế Và các công ty chứng khoán – trung gian tài chính − sẽ có vai trò tạo ra cơchế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành khi tìm đến với họ Các CTCK sẽ thựchiện vai trò này thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành chứngkhoán Đây chính là một kênh dẫn vốn hiệu quả, vốn sẽ chảy từ những nơi có dưthừa vốn đến nơi đang thiếu vốn.
Đối với các nhà đầu tư
Với các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, các CTCK có vai trò giúpcho các NĐT giảm được chi phí và thời gian giao dịch Từ đó, giúp họ nâng caohiệu quả của các khoản đầu tư chứng khoán Bởi ai cũng biết đầu tư chứng khoán cómức độ rủi ro cao, vì vậy, trước khi ra một quyết định đầu tư thì các NĐT cần phảitìm hiểu thông tin rất kỹ, điều này sẽ mất nhiều thời gian, chi phí và công sức, hơnnữa còn có thể bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt Nhưng với trình độ chuyên môn cao, uy tínnghề nghiệp, nắm bắt thông tin kịp thời, nghiên cứu thị trường CTCK sẽ giúp NĐTthực hiện đầu tư nhanh chóng và hiệu quả.
Đối với thị trường chứng khoán
Là một chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán, CTCK thể hiện haivai trò chính đối với thị trường Đó là:
Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường Thị trường là nhân tố quyết địnhgiá chứng khoán Nguyên tắc trung gian của thị trường chứng khoán yêu cầu ngườimua và người bán chứng khoán phải thông qua CTCK, từ đó đưa ra mức giá cuốicùng Các CTCK là những thành viên của thị trường, do đó, thông qua hoạt độngđấu giá họ góp phần tạo lập giá cả thị trường Không chỉ vậy, trên thị trường sơ cấp,CTCK cũng kết hợp với nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên Như vậy, sự hìnhthành giá cả của các chứng khoán đều có sự tham gia của CTCK.
Trang 7CTCK còn thể hiện vai trò quan trọng hơn trên thị trường Đó là can thiệp thịtrường, điều tiết chứng khoán, bình ổn thị trường Theo quy định của các nước,CTCK bắt buộc phải giành ra một tỷ lệ giao dịch để mua chứng khoán khi giáchứng khoán trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá chứng khoán tăng.
Góp phần tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính: Thị trường chứngkhoán ra đời và phát triển là một môi trường làm tăng tính thanh khoản của các tàisản tài chính Người nắm giữ các tài sản tài chính này sẽ dễ dàng chuyển chúngsang tiền mặt và ngược lại từ tiền mặt thành chứng khoán Thông qua việc tạo ra cơchế giao dịch trên thị trường, CTCK đã đảm nhận vai trò chuyển đổi đó
Đối với các cơ quan quản lý thị trường
Công ty chứng khoán – một định chế tài chính trung gian trên thị trường −thực hiện các hoạt động phục vụ cả nhà phát hành bằng nghiệp vụ bảo lãnh pháthành, đấu giá; phục vụ cả NĐT bằng hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư Các giaodịch trên thị trường đều thực hiện thông qua CTCK Chính vì vậy, CTCK có vai tròcung cấp thông tin về thị trường chứng khoán (thông tin về các giao dịch trên thịtrường, thông tin về nhà phát hành, NĐT…) cho cơ quan quản lý thị trường Đâyvừa là quy định của hệ thống pháp luật, vừa là một nguyên tắc nghề nghiệp củaCTCK Các cơ quan quản lý thị trường dựa vào những thông tin đó sẽ kiểm soátđược thị trường, và hạn chế những tình trạng tiêu cực có thể xảy ra như thao túng,lũng đoạn thị trường.
Tóm lại, thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình, các công ty chứng
khoán thể hiện những vai trò khác nhau đối với các chủ thể tham gia thị trường.Nhìn chung, CTCK luôn có vai trò quan trọng trên thị trường, đó cũng chính lànhững lý do mà CTCK ra đời và phát triển.
Trang 81.1.3.Mô hình, tổ chức của công ty chứng khoán1.1.3.1 Mô hình công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là một định chế tài chính đặc biệt, hoạt động kinh doanhtrong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán với nhiều đặc điểm khác biệt so với cáccông ty, doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường Hoạt động trên thịtrường chứng khoán với nhiều nghiệp vụ, dịch vụ đa dạng và cũng khá phức tạp nêncông ty chứng khoán cần được tổ chức theo một mô hình tổ chức kinh doanh nhấtđịnh Việc xác định mô hình tổ chức này đối với các nước khác nhau là có nhữngđiểm khác biệt do thị trường mỗi nước phát triển ở mức độ khác nhau, và nhiều đặcđiểm riêng biệt của hệ thống tài chính mỗi nước Nhưng nhìn chung, có thể kháiquát mô hình công ty chứng khoán theo hai mô hình cơ bản là mô hình công tychứng khoán đa năng và mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh Mỗi mô hìnhnày đều có những ưu điểm và hạn chế riêng khi áp dụng để kinh doanh chứngkhoán.
Mô hình công ty chứng khoán đa năng
Đây là mô hình mà công ty chứng khoán được tổ chức theo hình thức là mộttổ hợp dịch vụ tài chính tổng hợp Khi đó, công ty chứng khoán có thể hoạt độngkinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và nhiều dịch vụ tài chính mà công tycó thể cung cấp Như vậy, một ngân hàng thương mại sẽ hoạt động với tư cách làchủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Có hai hình thứcbiểu hiện mô hình này như sau:
- Công ty đa năng một phần: Với hình thức này, khi các ngân hàng muốn kinhdoanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm thì phải thành lập một công ty con độclập và hoạt động tách rời.
- Công ty đa năng hoàn toàn: đây là hình thức các ngân hàng được phép trựctiếp kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm cùng với hoạt động kinh doanhtiền tệ.
Trang 9Mô hình này có những ưu điểm sau: Thứ nhất, Ngân hàng sẽ kết hợp đượcnhiều lĩnh vực kinh doanh Do được đa dạng hoá đầu tư nên ngân hàng có thể giảmbớt được rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung Thứ hai, tăng khả năng chịu đựngcủa ngân hàng đối với những biến động trên thị trường chứng khoán Thứ ba, khi tổchức theo mô hình này, ngân hàng còn có nhiều lợi thế Vì được kết hợp kinh doanhchứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ nên ngân hàng sẽ có lợithế là có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống thông tin khách hàng rộng.
Bên cạnh những ưu điểm, thì mô hình này vẫn có hạn chế: Cũng vì lý do làkinh doanh nhiều loại hình nên nó sẽ không có khả năng chuyên môn sâu nhưnhững công ty chứng khoán chuyên doanh; các ngân hàng lại thường có xu hướngbảo thủ, tập trung vào hoạt động cho vay hơn các nghiệp vụ kinh doanh chứngkhoán; làm cho thị trường chứng khoán kém phát triển Hơn nữa, vì khó có thể táchbạch hoạt động kinh doanh ngân hàng với kinh doanh chứng khoán nên ngân hàngdễ gây lũng đoạn thị trường Nếu thị trường chứng khoán có biến động mạnh sẽ ảnhhưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, có thể dẫn tới khủng hoảng thị trường tàichính.
Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh
Đây là mô hình mà hoạt động kinh doanh chứng khoán do các công ty chứngkhoán độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán thực hiện.Các ngân hàng không được tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Mô hình này có ưu điểm: Thứ nhất là hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng.Thứ hai là tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển do chỉ hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán nên công ty chứng khoán sẽ tập trungchuyên môn, nâng cao trình độ, chuyên môn hoá sâu.
Mô hình này cũng vẫn còn có hạn chế là khả năng sàn bằng rủi ro trong kinhdoanh bị hạn chế.
Trang 101.1.3.2 Tổ chức của công ty chứng khoán
Trong lịch sử và thực tế hiện nay, các CTCK có nhiều loại hình tổ chức.Nhưng chủ yếu là ba loại hình tổ chức cơ bản: công ty hợp danh, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Các loại hình tổ chức này có những lợi thế vềquyền sở hữu, quản trị điều hành, huy động vốn, tư cách pháp lý… rất phù hợp vớinghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán như thế nào là phụ thuộc vào việccông ty đó thực hiện những loại nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào, và quy môvốn kinh doanh của chính nó Cơ bản thì các công ty chứng khoán đều được tổ chứcthành một hệ thống các phòng ban chức năng, chia thành hai khối khác nhau là khốinghiệp vụ và khối phụ trợ.
Khối nghiệp vụ (front office):
Chức năng của khối này là thực hiện các giao dịch và dịch vụ chứng khoán.Khối này sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của công ty, cung cấp cho khách hàngcác sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của họ Vì vậy, nguồn thu nhập cho côngty có được chính là nhờ vào khối này Tuỳ thuộc vào những nghiệp vụ mà công tythực hiện, sẽ có những bộ phận, phòng ban tương ứng: phòng môi giới, phòng tựdoanh, phòng bảo lãnh phát hành, phòng tư vấn tài chính và đầu tư, phòng ký quỹ.
Khối phụ trợ (back office):
Bao gồm phòng nghiên cứu và phát triển, phòng phân tích và thông tin thịtrường, phòng kế hoạch, phòng phát triển sản phẩm mới, phòng IT, phòng pháp chế,phòng kế toán, phòng ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự Khối này không trựctiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, nó chỉ thực hiện các hoạt độngtrợ giúp cho khối nghiệp vụ
Cơ cấu tổ chức của CTCK chịu ảnh hưởng của Trình độ chuyên môn hoá vàphân cấp quản lý, sự phát triển của thị trường tài chính, nhân tố con người Thànhcông của CTCK phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng làm việc của nhân viên và cán
Trang 11bộ quản lý công ty Vì vậy, công ty cần có chính sách nhân sự hợp lý, quan tâm đàotạo và phát triển nguồn nhân lực.
1.1.4.Các hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán
Theo Điều 60, Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm2006, Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụkinh doanh: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hànhchứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán Ngoài các nghiệp vụ đó, công ty chứngkhoán còn được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.Việc CTCK có thể thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nào là phụ thuộcvào vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh của công ty đó
Như vậy, một CTCK có thể chỉ kinh doanh một lĩnh vực, loại hình kinhdoanh chứng khoán nhất định nào đó.
1.1.4.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó mộtcông ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chếgiao dịch tại SGDCK hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách
nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó (theo Giáo trình Những vấn đềcơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán – NXB CTQG, trang 260).
Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCK sẽ mang lại cho khách hàng củamình các sản phẩm, dịch vụ tài chính; nối liền giữa người bán và người mua chứngkhoán với nhau Đặc biệt, khi cần thiết, các nhân viên môi giới sẽ trở thành ngườibạn chia sẻ những lo lắng, căng thẳng và có những lời động viên kịp thời cho cácNĐT.
Để có thể trở thành người môi giới chứng khoán thì người đó cần có nhữngphẩm chất, đạo đức, kỹ năng truyền đạt thông tin, làm việc với thái độ công tâm,tôn trọng đạo đức nghề nghiệp, luôn mong muốn mang lại cho khách hàng những
Trang 121.1.4.2 Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán cácchứng khoán cho chính mình.
CTCK có thể thực hiện hoạt động này trên thị trường chứng khoán tập trunghay thị trường OTC Nếu ở trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) hay sởgiao dịch chứng khoán (SGDCK) thì lệnh giao dịch của CTCK cũng giống như lệnhcủa các khách hàng, nó cũng được đưa vào hệ thống Trên thị trường OTC, CTCKcó thể thực hiện giao dịch trực tiếp thoả thuận với đối tác hoặc qua hệ thống mạngthông tin Ở những thị trường giao dịch theo phương thức khớp giá, hoạt động tựdoanh của CTCK thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường Tức là, CTCKsẽ nắm giữ một số lượng nhất định của một số loại chứng khoán nào đó, luôn sẵnsàng mua và sẵn sàng bán các loại chứng khoán đó để hưởng chênh lệnh giá.
CTCK thực hiện hoạt động tự doanh là để thu lợi nhuận cho chính công ty.CTCK thực hiện nghiệp vụ này song song với nghiệp vụ môi giới, tức là vừa mụctiêu kiếm lợi cho công ty vừa tư vấn cho khách hàng đầu tư có hiệu quả Điều nàyrất dễ gây ra xung đột lợi ích giữa chính công ty và khách hàng Chính vì vậy, cácnước đều ban hành luật pháp quy định CTCK phải tách biệt nghiệp vụ tự doanh vànghiệp vụ môi giới trong quá trình hoạt động; và CTCK phải ưu tiên lệnh của kháchhàng trước khi thực hiện lệnh của công ty Các quy định này đều nhằm đảm bảo thịtrường vận hành một cách ổn định và minh bạch.
Khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh, CTCK cần đảm bảo các yêu cầu: Phải táchbiệt quản lý giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới, ưu tiên khách hàng,góp phần bình ổn thị trường (hoạt động tự doanh phải bắt buộc tiến hành theo luậtđịnh), hoạt động tạo thị trường cho các chứng khoán mới chưa có thị trường giaodịch.
1.1.4.3 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Đây là nghiệp vụ mà công ty chứng khoán thực hiện phục vụ cho các tổ chứcphát hành, giúp họ thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công
Trang 13chúng Với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, CTCK sẽ tư vấn về đợt phát hành,thực hiện bảo lãnh và phân phối chứng khoán ra công chúng, giúp bình ổn giáchứng khoán trong giai đoạn đầu khi mới phát hành.
Cụ thể, khi tổ chức phát hành gửi yêu cầu bảo lãnh đến CTCK, CTCK sẽ kýhợp đồng tư vấn quản lý CTCK sẽ tư vấn cho tổ chức phát hành về loại chứngkhoán sẽ phát hành, số lượng chứng khoán cần phát hành, định giá chứng khoán,phương thức phân phối chứng khoán CTCK cần đệ trình lên UBCKNN mộtphương án bán và cam kết bảo lãnh Sau khi được UBCKNN thông qua phương ánđó thì CTCK mới có thể ký hợp đồng (HĐ) bảo lãnh với tổ chức phát hành và giúptổ chức phát hành hoàn thiện hồ sơ xin phép phát hành và nộp lên UBCKNN Khiđược UBCKNN cho phép thì CTCK mới thực hiện phân phối chứng khoán choNĐT, và giao tiền bán chứng khoán cho tổ chức phát hành theo HĐ.
1.1.4.4 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư
Đây là nghiệp vụ mà CTCK sẽ đưa ra những lời khuyên về chiến lược và kỹthuật giao dịch, phân tích các tình huống có thể xảy ra, và có thể thực hiện một sốcông việc khác có tính chất dịch vụ cho khách hàng (các vấn đề liên quan đến pháthành, đầu tư, cơ cấu tài chính cho khách hàng).
Để có thể thực hiện nghiệp vụ này, CTCK phải dựa trên cơ sở hoạt động phântích của mình Tuy nhiên, do đặc điểm thị trường chứng khoán chứa đựng rủi rocao, giá chứng khoán thường xuyên biến động, vì vậy, việc tư vấn về giá trị chứngkhoán rất khó khăn Các nhà tư vấn có thể gây ra hiểu lầm về giá trị và xu thế giá cảchứng khoán, ảnh hưởng xấu tới thị trường Do vậy, nghiệp vụ này cần được quảnlý chặt chẽ.
Công ty chứng khoán cần phải thu thập và quản lý thông tin về khách hàng đãđược khách hàng xác nhận, gồm: tình hình tài chính khách hàng, thu nhập củakhách hàng, mục tiêu đầu tư của khách hàng, khả năng chấp nhận rủi ro của kháchhàng, kinh nghiệm và hiểu biết về đầu tư của khách hàng.
Trang 14Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại hoạt động tư vấn đầu tư chứngkhoán Theo hình thức hoạt động tư vấn, gồm: tư vấn trực tiếp (nhân viên tư vấngặp trực tiếp khách hàng hay qua điện thoại, fax), tư vấn gián tiếp (qua các sáchbáo, thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng) Theo mức độ uỷ quyền củahoạt động tư vấn, gồm: tư vấn gợi ý (chỉ gợi ý cho khách hàng phương pháp, cáchthức đầu tư, còn quyền quyết định đầu tư là thuộc về khách hàng) và tư vấn uỷquyền (thực hiện tư vấn và quyết định hộ khách hàng theo mức độ uỷ quyền củakhách hàng) Theo đối tượng tư vấn, gồm: tư vấn cho người phát hành (tư vấn cácvấn đề liên quan đến phát hành chứng khoán) và tư vấn đầu tư (tư vấn cho ngườiđầu tư chứng khoán về giá, thời gian mua bán …).
1.1.4.5 Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
Công ty chứng khoán thực hiện lưu giữ, bảo quản chứng khoán của kháchhàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán Việc lưu ký chứng khoán củakhách hàng là một quy định bắt buộc khi NĐT muốn giao dịch chứng khoán.
Theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007, khi được cấpgiấy chứng nhận hoạt động lưu ký, CTCK được thực hiện cung cấp các dịch vụ:Cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán các giao dịch chứng khoán cho khách hàng;cung cấp dịch vụ đăng ký chứng khoán đối với các chứng khoán phát hành riêng lẻ;làm đại lý chuyển nhượng theo yêu cầu của tổ chức phát hành đối với các chứngkhoán phát hành riêng lẻ.
Khi CTCK thực hiện nghiệp vụ này, họ sẽ được nhận từ khách hàng cáckhoản phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí chuyển nhượng chứng khoán.
1.1.4.6 Các nghiệp vụ phụ trợ
Ngoài các nghiệp vụ trên, công ty chứng khoán còn thực hiện các nghiệp vụkhác như: nghiệp vụ tín dụng, quản lý thu nhập chứng khoán, tư vấn đầu tư và tưvấn tài chính công ty Các nghiệp vụ này cũng góp phần làm tăng lợi nhuận chocông ty chứng khoán nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ.
Trang 151.2. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH DOANHNGHIỆP CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.2.1.Khái niệm hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp thực chất là dịch vụ tư vấn của côngty chứng khoán theo đó các công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng cácloại hình tư vấn sau: xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phiếu, tư vấn bán đấugiá cổ phiếu, tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn tái cơ cấu tài chính doanhnghiệp, tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tư vấn mua bán sáp nhập doanhnghiệp và tư vấn niêm yết chứng khoán.
1.2.2.Vai trò của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Hoạt động TVTCDN có vai trò với nhiều chủ thể khác nhau. Đối với doanh nghiệp:
TVTCDN là hoạt động được thực hiện bởi công ty chứng khoán - tổ chứcchuyên nghiệp trên thị trường, với đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyênmôn, kinh nghiệm, đầy đủ thông tin sẽ giúp DN tiết kiệm thời gian, chi phí, côngsức của mình trong quá trình tiến hành các hoạt động liên quan đến thị trườngchứng khoán Với kiến thức chuyên môn vững vàng, CTCK sẽ giúp DN tiến hànhcổ phần hoá, đấu giá cổ phiếu, phát hành cổ phiếu ra công chúng… thành công,nhanh chóng, đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành mà không ảnh hưởng tớihoạt động kinh doanh.
Thông qua hoạt động này, CTCK cũng giúp DN xây dựng hình ảnh, quảng báthương hiệu, tên tuổi của mình trên thị trường Để có thể thực hiện thành công mộtcuộc đấu giá cổ phiếu, phát hành cổ phiếu ra công chúng… CTCK sẽ thu thập thôngtin về DN giới thiệu đến các NĐT nhằm thu hút NĐT Uy tín của tổ chức tư vấncũng góp một phần nào đó tạo niềm tin đối với NĐT Họ sẽ cảm thấy cổ phiếu củaDN đó hấp dẫn, thu hút đầu tư tuỳ vào mức độ chấp nhận rủi ro của họ Như vậy,
Trang 16thông qua hoạt động này, DN đã gây dựng thêm được lợi thế cho mình trong kinhdoanh, trên thị trường chứng khoán.
Đối với công ty chứng khoán:
Hoạt động này sẽ tạo một mạng lưới khách hàng cho công ty chứng khoán, bởicác DN khi tìm đến CTCK nhờ tư vấn một vấn đề nào đó, thì còn có vấn đề khácliên quan nếu CTCK thực hiện tốt HĐ cũ sẽ tiếp tục được ký những HĐ tiếp theovới DN Doanh nghiệp, họ cũng cần tìm đối tác làm ăn quen thuộc CTCK cũngvậy, họ cũng cần có những khách hàng thân thiết, vì vậy họ sẽ hoạt động tốt để tạomối quan hệ, để phục vụ DN nhiều hơn Điều này rất có lợi cho CTCK bởi khi đã làkhách hàng thân thiết thì họ sẽ không tốn công tìm hiểu thông tin, nắm bắt tình hìnhhoạt động, tình hình tài chính của khách hàng; họ đã tìm hiểu từ trước, có bộ hồ sơkhách hàng từ trước, chỉ cần bổ sung thông tin cần thiết mà thôi.
Hình ảnh của công ty trên thị trường chứng khoán, trong lòng công chúng đầu tưcũng sẽ được củng cố nhờ hoạt động tư vấn này CTCK khi thực hiện các quy trìnhnhanh gọn, thích hợp… sẽ tạo niềm tin cho khách hàng Công ty nhờ đó sẽ có điềukiện thuận lợi để phát triển, hoạt động.
Một yếu tố không thể không nhắc tới đó là thu nhập của CTCK, cũng như cáchoạt động khác, TVTCDN sẽ góp phần tăng thu nhập cho CTCK Đây là một hoạtđộng không cần nhiều vốn, mà chỉ đòi hỏi chất xám của đội ngũ nhân viên
Đối với Nhà nước:
Thông qua hoạt động này, công ty chứng khoán giúp Nhà nước thực hiện cácquá trình được nhanh chóng, thuận lợi hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế,đặc biệt chú ý chính là thực hiện tốt quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.Hoạt động này tạo ra một chu trình liên tục từ việc định giá doanh nghiệp, tư vấn cổphần hoá, phát hành cổ phiếu ra công chúng, niêm yết chứng khoán trên SGDCK /TTGDCK Nhờ vậy mà tiết kiệm thời gian, chi phí cho Nhà nước, đẩy nhanh quátrình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Trang 17Nhà nước nhờ đó mà thực hiện cổ phần hoá một cách công khai, minh bạch, gópphần phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Tóm lại, hoạt động TVTCDN có vai trò nhất định đối với nhiều chủ thể trong
nền kinh tế nói chung, đối với bản thân công ty chứng khoán nói riêng Nó đáp ứngnhu cầu thị trường, thúc đẩy thị trường phát triển mạnh mẽ hơn Thị trường chứngkhoán càng phát triển thì hoạt động này càng thể hiện vai trò của mình
1.2.3.Quy trình của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Hoạt động TVTCDN gồm nhiều hoạt động tư vấn khác nhau Các hoạt độngđó đều được thực hiện bởi tổ chức tư vấn theo những quy trình nhất định Mỗi quytrình đều có những bước riêng, đặc trưng cho từng hoạt động nhưng nhìn chung cóthể khái quát quy trình của một nghiệp vụ tư vấn đều bao gồm những bước cơ bảnsau:
Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng.
Đây là khâu đầu tiên của tất cả các quy trình tư vấn CTCK sẽ tiếp xúc vớikhách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải nắm rõ được thông tincủa khách hàng như tình hình tài chính, mục tiêu kinh doanh, đầu tư Qua đây,CTCK cũng sẽ tiếp thị hình ảnh của mình đến khách hàng, thể hiện tính chuyênnghiệp, uy tín của công ty, tạo niềm tin cho khách hàng.
Bước 2: Ký kết hợp đồng tư vấn
CTCK và khách hàng sau khi thoả thuận, thống nhất sẽ tiến hành ký kết hợpđồng tư vấn Nội dung của HĐ thể hiện các bên tham gia HĐ có quyền hạn, nghĩavụ như thế nào đối với bên kia, thời gian thực hiện HĐ, công việc, phí tư vấn, kếtthúc HĐ… HĐ này cần phải lập chặt chẽ, đúng luật, vì nó sẽ là cơ sở để giải quyếtcác vấn đề tranh chấp có thể xảy ra giữa các bên.
Bước 3: Thực hiện hợp đồng tư vấn
Nhân viên tư vấn sẽ tiến hành các công việc như đã nêu trong HĐ để tư vấn
Trang 18tham gia ký kết HĐ sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Khi thực hiệnHĐ, CTCK phải luôn đảm bảo quyền lợi của khách hàng, nỗ lực hết mình để phụcvụ khách hàng một cách tốt nhất, mang lại kết quả tốt, giảm thiểu rủi ro tới mứcthấp nhất cho khách hàng.
Bước 4: Thanh lý hợp đồng
Khi CTCK đã thực hiện xong các công việc tư vấn cho khách hàng, và kháchhàng đã thanh toán phí tư vấn cho CTCK, hai bên tham gia HĐ sẽ ký biên bản thanhlý HĐ.
Trên đây là quy trình chung khi thực hiện một hoạt động tư vấn tài chínhdoanh nghiệp nào đó Sau đây, em xin đưa ra những cơ sở lý luận và đặc điểmcông việc cụ thể của mỗi quy trình tư vấn.
1.2.3.1 Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp
Xác định giá trị doanh nghiệp là công việc rất quan trọng, là một trong nhữngnghiệp vụ cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ TVTCDN khác như tái cấu trúc, tưvấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn phát hành niêmyết Ở Việt Nam, xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các doanhnghiệp Nhà nước Việc xác định giá trị doanh nghiệp được quy định tại Nghị định109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2007 về việc chuyển doanhnghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, và Thông tư 146/2007/TT-BTCcủa Bộ tài chính (BTC) ngày 06 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một sốvấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thànhcông ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP.
Hoạt động TVTCDN phải được CTCK thực hiện đúng theo các quy định của phápluật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan Theo Thông tư146/2007/TT-BTC, trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá: thực hiện đúng các quyđịnh xác định giá trị doanh nghiệp, giải thích rõ các trường hợp giá trị tài sản xác định lạithấp hơn giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán và các vấn đề có liên quan khác; hoàn thànhđúng thời hạn theo HĐ đã ký; chịu trách nhiệm về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
Trang 19Hiện nay, có nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng chủ yếusử dụng hai phương pháp: phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Phương pháp tài sản
Theo Thông tư 146/2007/TT-BTC, phương pháp tài sản là phương pháp xácđịnh giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện cócủa doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Giá trị thực tế của DN cổ phần hoá là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DNtại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của DN.
Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá là giá trị thực tếcủa DN sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợivà số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
Các căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trịdoanh nghiệp (theo Điều 29 NĐ 109/2007/NĐ-CP):
- Số liệu theo sổ kế toán của DN tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.- Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của DN tại thời
điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá.
- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, được thuê và giá trị lợi thế kinh doanhcủa DN.
Sau khi đã tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản, công nợ và xử lý tài chính; kiểmđịnh kết quả kiểm kê; thực hiện đánh giá lại tài sản; tổ chức tư vấn sẽ thiết lập hồ sơvà các báo cáo giải trình, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo đúng yêu cầu.
Theo Thông tư 146/2007/TT-BTC, Bộ hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp baogồm: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm định giá, Báo cáo kết quảkiểm kê và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp, Biên bản xác định giá trịdoanh nghiệp, Bản sao Hồ sơ chi tiết của những vấn đề vướng mắc đề nghị đượcxử lý khi xác định giá trị doanh nghiệp, Các tài liệu cần thiết khác.
Giá trị doanh nghiệp được xác định theo quy trình sau:
Trang 20Sơ đồ 1.1: Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản
(Nguồn: Thông tư 146/2007/TT-BTC)
Cung cấp các tài liệu mẫu, hướng dẫn cho DN
Thẩm định giá trị vốn chủ sở hữuKiểm kê, thẩm định giá trị tài sản
Định giá thương hiệu
Lập báo cáo xác định GTDNXác định giá trị DN
Thống nhất với DN về kết quả XĐ GTDNLập các bảng biểu xác
Trang 21Phương pháp tài sản này có ưu điểm là có thể thống kê được rõ ràng cáctài sản
cụ thể cấu thành DN, có tình pháp lý rõ ràng Tuy nhiên, phương pháp cũng bộc lộnhiều nhược điểm: giá trị doanh nghiệp xác định ở trạng thái tĩnh, không đánh giáđược triển vọng sinh lời của DN, không xem xét phần lớn các yếu tố phi vật chất,đối với DN đặc thù sẽ tính toán phức tạp.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)
Theo Thông tư 146/2007/TT-BTC, phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) làphương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của DNtrong tương lai.
Theo Thông tư 146 thì phương pháp này được áp dụng cho các DN có ngànhnghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại,tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuậnsau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hoá cao hơnlãi suất của Trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm tại thời điểm gần nhất với thờiđiểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Quy trình thực hiện định giá doanh nghiệp theo phương pháp này, cũng gồmnhững bước cơ bản giống phương pháp tài sản như tiếp xúc DN, ký kết HĐ, thựchiện HĐ, kết thúc HĐ Nó khác ở bước thực hiện HĐ như sau:
Theo phương pháp này, căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm: Báocáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanhnghiệp, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của DN cổ phần hoá từ 3 năm ÷ 5năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳhạn 05 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệsố chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất đối với diệntích đất được giao.
Trang 22Phương pháp định giá theo mô hình dòng tiền chiết khấu được xây dựng dựatrên cách hiện tại hoá các dòng thu nhập trong tương lai của DN theo một mức lãisuất chiết khấu phù hợp có tính đến rủi ro của DN Như vậy, để thực hiện được theophương pháp này, cần ước lượng được dòng tiền trong tương lai và lãi suất chiếtkhấu.
Cách xác định tỷ lệ chiết khấu:
K = Rf + Rp
Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằnglãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm ở thời điểm gần nhất với thờiđiểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Rp : Phần bù rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của doanh nghiệp.
Để ước lượng được dòng tiền trong tương lai, cần xác định được tỷ lệ tăngtrưởng hàng năm của cổ tức (g):
g = b x Rb: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư
R: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định:
là giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ ni: Thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định GTDN (i=1÷n)Di: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ in: Số năm tương lai được lựa chọn (3÷5 năm)
Giá trị thựctế phần vốnnhà nước
Trang 23Pn: Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n, được xác định:
Khi xác định giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN cần xác định chênh lệch vềgiá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao, nhận thuê (được xác định theo Thông tư 126)
Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá được xác định:
Giá trịthực tế
Giá trịthực tếphần vốnnhà nước
+ Nợ thựctế phải
Số dư quỹkhen thưởng,
phúc lợi +
Nguồnkinh phísự nghiệp
Trong đó: Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán – Giá trị các khoảnnợ không phải thanh toán + Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất được giao.
1.2.3.2 Quy trình tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp 100% vốnnhà nước thành công ty cổ phần (theo NĐ 109/2007/NĐ-CP) Hoạt động cổ phầnhoá doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo NĐ 109/2007/NĐ-CP của Chínhphủ và Thông tư số 146/2007/TT-BTC của hướng dẫn thực hiện Theo Điều 1 Nghịđịnh 109, mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nướcthành công ty cổ phần là: thứ nhất, chuyển đổi những DN mà Nhà nước không cầngiữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, huy động vốn củacác NĐT trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới côngnghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh củanền kinh tế; thứ hai, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, DN, NĐT và người laođộng trong DN; thứ ba, thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường,khắc phục tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ DN, gắn với phát triển thịtrường vốn, thị trường chứng khoán.
Trang 244.2 Phương án cơ cấu lại DN, kế hoạch SXKD các năm tiếp theo
4.3 XD phương án CPH:hình thức CPH, cơ cấu vốn điều lệ, phương thức phát hành CP
5 CTCK phối hợp với DN tổ chức bán cổ phần tại CTCK theo phương án CPH đã được Ban chỉ đạo phê duyệt
6 Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành CTCP3.2 Xác định nguyên
giá, chất lượng còn lại của TSCĐ, hàng tồn kho
3.3 Xác định tài sản bằng tiền, các khoản nợ phải thu
Sơ đồ 1.2 : Quy trình thực hiện tư vấn cổ phần hoá DN
(Nguồn: Phòng tư vấn – APSC)
3.4 Xác định các khoản nợ thực tế phải trả
3.1 TV kiểm kê tài sản DN
4.1 TV phương án sắp xếp và sử dụng LĐ, phương án xử lý lao động dôi dư
4.4 XD điều lệ CTCP theo quy định pháp luật hiện hành
6.1 Tư vấn tổ chức ĐHĐCĐ lần 1: thông qua điều lệ,phương án SXKD, bầu HĐQT, BKS, Bộ máy điều hành
6.2 Thực hiện ĐKKD, thực hiện bàn giao doanh nghiệp và ra mắt CTCP
Trang 251.2.3.3 Quy trình tư vấn phát hành
CTCK sau khi gặp gỡ với DN, tìm hiểu nhu cầu của DN, CTCK sẽ tiến hànhkhảo sát DN để đi đến ký kết hợp đồng tư vấn thực hiện tư vấn cho DN Trong hợpđồng tư vấn bao gồm các điều khoản thể hiện quyền, nghĩa vụ của các bên tham giaký kết HĐ Sau đó, CTCK tiến hành xây dựng phương án phát hành chứng khoán,xác định giá và thời điểm thích hợp để có thể phát hành thành công Và CTCK tưvấn cho DN lập hồ sơ phát hành trình lên cơ quan quản lý theo đúng quy định củapháp luật hiện hành Khi được thông qua phương án phát hành, CTCK sẽ thực hiệnphân bổ chứng khoán theo phương thức phát hành đã được thông qua Sau khi phânbổ xong, CTCK sẽ lập báo cáo kết thúc đợt phát hành, thanh toán tiền bán chứngkhoán cho tổ chức phát hành theo HĐ tư vấn đã ký.
1.2.3.4 Quy trình tư vấn bán đấu giá cổ phần lần đầu ra bên ngoài doanh
Hoạt động bán cổ phần theo phương thức đấu giá được quy định tại Nghị định109/2007/NĐ-CP và hướng dẫn thực hiện theo Thông tư số 146/2007/TT-BTC Tổchức bán đấu giá cổ phần là hoạt động nằm trong quy trình chuyển doanh nghiệp100% vốn nhà nước thành CTCP, nó được thực hiện sau khi xác định giá trị DN.Theo NĐ 109, phương thức đấu giá được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá racông chúng mà không có sự phân biệt NĐT tổ chức, NĐT cá nhân, NĐT trongnước, NĐT nước ngoài Hồ sơ đấu giá bán cổ phần gồm: Bản công bố thông tin,Bản quy chế đấu giá, các mẫu đơn đấu giá (đơn đăng ký tham gia đấu giá, phiếutham dự đấu giá) Quy trình thực hiện tư vấn bán đấu giá như sau:
Xây dựng phương án phát hành
Lập hồ sơ phát hànhCơ quan quản
lýPhân phối
CKBáo cáo kết thúc
Trang 26Sơ đồ 1.4 : Quy trình thực hiện hoạt động tư vấn bán đấu giá cổ phần lần đầu rabên ngoài doanh nghiệp
Theo NĐ 109/2007/NĐ-CP, Ban chỉ đạo cổ phần hoá công bố thông tin về DNtrước khi tổ chức đấu giá tối thiểu là 20 ngày Theo Thông tư 146, khi đăng ký thamdự đấu giá, các NĐT phải nộp tiền đặt cọc.
Số tiền đặt cọc = 10% x số lượng đăng ký x Giá khởi điểm
Việc xác định kết quả đấu giá được thực hiện trên nguyên tắc lựa chọn giá đặtmua từ cao xuống thấp cho đủ số lượng cổ phần chào bán NĐT đặt giá nào thì mua
Xây dựng hồ sơ bán đấu giá cổ phần
Công bố thông tin
Đăng ký tham dự đấu giá
Thực hiện đấu giáXác định kết
quả đấu giáBáo cáo kết
quả đấu giá
(Nguồn: Thông tư 146/2007/TT-BTC)
Ký HĐ bán đấu giá
Hoàn trả tiền đặt cọc
Thanh toán tiền mua cổ phần
Trang 27cổ phần theo mức giá đó Tại mức giá trúng thầu thấp nhất, trường hợp các NĐTcùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ phần đăngký mua thì số cổ phần của từng NĐT được mua xác định là:
Số cổ phầnnhà đầu tư được mua
= Số cổ phầncòn lại chào bán
x Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký muaTổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua
1.2.3.5 Quy trình tư vấn niêm yết
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giaodịch tại Sở Giao dịch / Trung tâm giao dịch Ở Việt Nam, chứng khoán có thể đượcniêm yết trên SGDCK HCM hoặc TTGDCK HN Điều kiện để được niêm yết tạiSGD HCM / TTGD HN được quy định tại Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày19/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứngkhoán Để được niêm yết CK trên SGDCK HCM, điều kiện là: có vốn điều lệ đãgóp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trịghi trên sổ kế toán, Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yếtphải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết, Tối thiểu 20% cổphiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ Điều kiệnđể được niêm yết trên TTGDCK HN là: vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng kýniêm yết từ 10 tỷ đồng, Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kýniêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm, Cổphiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ… Niêm yếtchứng khoán trên SGDCK / TTGDCK được thực hiện theo quy trình như sau:
(1) CTCK và tổ chức đăng ký niêm yết ký kết HĐ tư vấn niêm yết;
(2) CTCK tiến hành thu thập tài liệu, hồ sơ về tổ chức đăng ký niêm yết: Giấy
phép thành lập hay quyết định chuyển đổi doanh nghiệp, Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh, Điều lệ công ty, Báo cáo tài chính ;
Trang 28(3) CTCK lập bản cáo bạch dựa trên tài liệu do DN cung cấp, hoàn thiện hồ
sơ đăng ký niêm yết tại SGDCK / TTGDCK;
(4) Đăng ký lưu ký CK với Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK);(5) CTCK thay mặt DN nộp hồ sơ lên SGDCK / TTGDCK;
(6) Công bố báo chí khi được chấp thuận niêm yết CK tại SGDCK / TTGDK;(7) Gửi công văn đăng ký ngày chính thức giao dịch tại SGD/TTGD;
(8) Khai trương giao dịch tại SGD/TTGD.
Sau khi đã niêm yết CK, CTCK có thể tiếp tục hỗ trợ DN trong các hoạt động sauniêm yết như: công bố thông tin định kỳ, các thông tin bất thường, lập các báo cáo…
1.2.3.6 Quy trình tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là tình huống một doanh nghiệp này hợp
nhất với một hoặc một số doanh nghiệp khác Mua lại là vụ việc xảy ra khi một
doanh nghiệp nhận được toàn bộ tài sản và các khoản nợ của một hay một số doanhnghiệp khác với một giá nào đó Doanh nghiệp mua lại có nghĩa vụ trả cho doanh
nghiệp bị bán tiền hoặc chứng khoán theo giá mua doanh nghiệp Sáp nhập là loại
giao dịch hợp nhất các doanh nghiệp Trong mỗi vụ sáp nhập, toàn bộ tài sản và các
khoản nợ nhập chung lại để hình thành một doanh nghiệp mới (theo Giáo trình Tàichính doanh nghiệp – NXB Thống kê).
Doanh nghiệp bên mua cần xác định một mức giá cả thích hợp, phương thứcthanh toán trong giao dịch (thanh toán bằng tiền hoặc cổ phần) Sau đó, DN bênmua sẽ tiếp xúc với DN bên bán và đàm phán, thoả thuận Nếu đàm phán thànhcông, các nhà quản lý của hai bên sẽ thông báo cho các cổ đông Các cổ đông sẽđược yêu cầu bán hoặc chuyển đổi cổ phần qua một tổ chức tài chính trung gian đểchuyển quyền sở hữu cổ phiếu sang công ty mua Các cổ đông của DN bị mua lạihay sáp nhập sẽ nhận được một lượng cổ phần, tiền mặt từ DN hợp nhất Nếu đàmphán không thành công, thì DN bên mua sẽ đề nghị trực tiếp với cổ đông của DNđối tác và tiến hành chào mua công khai.
Trang 29CTCK cung cấp cho DN các dịch vụ tư vấn sau:
Nghiên cứu DN và phân tích các nhu cầu của DN Lập chiến lược mua bán và sáp nhập DN
Xác định giá trị DN
Tư vấn lựa chọn và tìm kiếm đối tác cho DN
Tư vấn cho DN trong quá trình đàm phán với đối tác Tư vấn tái cơ cấu DN sau khi mua bán và sáp nhập
1.2.4.Hoàn thiện hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Hoàn thiện hoạt động TVTCDN của công ty chứng khoán là làm cho nghiệpvụ này của công ty chứng khoán được triển khai một cách đầy đủ, trọn vẹn và hiệuquả Quá trình hoàn thiện hoạt động TVTCDN là quá trình phát triển hoạt động mộtcách không ngừng theo hướng phát huy, khai thác tối đa những mặt mạnh, nhữngưu điểm; đồng thời khắc phục và giảm thiểu hạn chế.
Quá trình triển khai thực hiện tư vấn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy địnhcủa pháp luật hiện hành, đồng thời phải thoả mãn một cách tối đa nhu cầu của kháchhàng Hoạt động nghiệp vụ tư vấn phải được triển khai tốt, mang lại ngày càngnhiều lợi nhuận cho công ty chứng khoán, đồng thời hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triểncủa các nghiệp vụ khác của công ty chứng khoán.
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Thị phần hoạt động tư vấn TCDN
Thị phần hoạt động TVTCDN là một chỉ tiêu thể hiện số lượng DN mà côngty chứng khoán tư vấn trong tổng số khách hàng có nhu cầu tư vấn trên thị trường.Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hoạt động tư vấn của công ty có chất lượng tốt, thuhút được nhiều khách hàng
Số lượng hợp đồng tư vấn
Trang 30Số lượng hợp đồng tư vấn góp phần cho biết hoạt động này của CTCK cóđược triển khai tốt không, có chất lượng không; hoạt động tư vấn của CTCK pháttriển như thế nào Khi hoạt động tư vấn có hiệu quả, chất lượng tốt, thành công sẽthu hút được khách hàng đến với công ty nhiều hơn Nhờ đó, số lượng hợp đồng tưvấn tăng lên rất nhiều Một khách hàng khi đến với công ty chứng khoán khôngphải họ chỉ có nhu cầu tư vấn một vấn đề nào đó, mà còn có những nhu cầu khácphát sinh, và khi được phục vụ tốt thì họ sẽ tiếp tục ký kết HĐ với CTCK Họ sẽ trởthành những khách hàng thân thiết của công ty.
Doanh thu từ hoạt động tư vấn
Doanh thu từ hoạt động tư vấn có thể là doanh thu trong một quý hay mộtnăm, hay thời kỳ nhất định nào đó, thông thường là một năm để so sánh với các thờikỳ khác Chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ hoạt động tư vấn càng hiệu quả,phát triển Ngoài ra, người ta cũng có thể tính doanh thu trung bình trên một hợpđồng tư vấn.
Lợi nhuận từ hoạt động tư vấn
Lợi nhuận từ hoạt động tư vấn là sự chênh lệnh giữa số phí mà công tychứng khoán được hưởng từ việc tư vấn và các khoản chi phí mà công ty chứngkhoán phải trả trong quá trình tư vấn cho khách hàng Hoạt động tư vấn thực sựhiệu quả, được triển khai tốt khi nó mang lại lợi nhuận cho công ty Chỉ tiêu nàycàng cao thì càng tốt cho công ty Hoạt động tư vấn ngày càng có vị trí quan trọngtrong công ty chứng khoán.
Quy trình tư vấn hoàn thiện
Đây là một chỉ tiêu định tính để đánh giá hoạt động tư vấn Quy trình cànggọn nhẹ, đơn giản mà hoạt động tư vấn vẫn thực hiện tốt, thành công, mang lại lợiích tối ưu cho khách hàng, thì hoạt động tư vấn đó càng hiệu quả, thực sự có chấtlượng tốt Cần phải có đội ngũ nhân viên tư vấn có trình độ chuyên môn cao, dàydặn kinh nghiệm mới có thể xây dựng được những quy trình hiệu quả mà gọn nhẹ.
Trang 31Như vậy, có nhiều tiêu chí để đánh giá hoạt động TVTCDN của CTCK Tuy
nhiên, tuỳ từng nội dung, và từng thời điểm khác nhau, các chỉ tiêu đó có phản ánhđúng hiệu quả, chất lượng, sự phát triển của hoạt động tư vấn hay không.
DOANH NGHIỆP
1.3.1.Điều kiện khách quan
1.3.1.1.Khung pháp lý và chính sách của Nhà nước
Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty chứng khoánnói chung và hoạt động TVTCDN nói riêng Hoạt động của công ty chứng khoán sẽtriển khai và hoạt động trong khuôn khổ mà khung pháp lý và chính sách của Nhànước tạo ra Một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, đồng bộ sẽ tạo điều kiện bảovệ và phát triển hoạt động công ty chứng khoán, trong đó tất nhiên có cả hoạt độngtư vấn Ngược lại, nếu nếu hệ thống pháp lý chồng chéo, thiếu toàn diện thì sẽ lànhân tố cản trở sự phát triển của hoạt động Hơn nữa, hoạt động tư vấn rất dễ xảy ranhững tranh chấp giữa khách hàng với CTCK nên cần có những quy định thật chặtchẽ, toàn diện để hạn chế xảy ra tranh chấp, hoặc nếu có thì giải quyết một cáchnhanh chóng.
1.3.1.2.Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là môi trường hoạt động của công ty chứng khoán.Vì vậy, thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo cơ hội cho công ty chứng khoánphát triển, như vậy hoạt động tư vấn cũng có cơ hội phát triển Thị trường càng pháttriển, số lượng NĐT, các tổ chức phát hành càng lớn sẽ tạo điều kiện phát triển chohoạt động tư vấn Và khi thị trường phát triển, CTCK sẽ trang bị tốt hơn các điềukiện về trình độ công nghệ, kỹ thuật, thông tin; hoạt động tư vấn cung cấp chokhách hàng sẽ tốt hơn.
1.3.1.3.Cạnh tranh
Trên thị trường ngày càng có nhiều CTCK ra đời và phát triển Sự cạnh tranhgiữa các công ty trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn Điều này thúc đẩycông ty chứng khoán phải cung cấp dịch vụ cho khách hàng tốt hơn, tạo niềm tin
Trang 32cho khách hàng Nhờ vậy mà thu hút nhiều khách hàng hơn Hoạt động tư vấn cũngnhờ vậy mà phát triển hơn.
Tính đến đầu năm 2009, TTCKVN đã có sự tham gia của 103 CTCK Công tychứng khoán thành viên tăng lên về cả số lượng, quy mô và chất lượng Các năm2007, 2008 số lượng các công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động tăng rấtnhanh theo sự phát triển của thị trường
Trên thị trường đã có những CTCK lớn, đã khẳng định được vị thế của mìnhtrên TTCKVN Sự cạnh tranh giữa các CTCK trên thị trường ngày càng trở nênquyết liệt hơn, nhất là thời điểm thị trường suy thoái như hiện nay.
Trang 331.3.2.Điều kiện chủ quan1.3.2.1.Nhân sự
Nhân sự là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng của các công tychứng khoán, đặc biệt là hoạt động TVTCDN Bởi đây là hoạt động đòi hỏi hàmlượng chất xám cao Kiến thức chuyên môn, khả năng làm việc, đạo đức nghề nghiệpluôn được đặt lên hàng đầu Để hoạt động này có thể triển khai tốt không chỉ cần độingũ nhân viên tư vấn giỏi mà còn đòi hỏi trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý công ty.Đội ngũ nhân viên tư vấn có kỹ năng và lành nghề mới tạo ra được dịch vụ có chấtlượng cao, mang lại cho khách hàng sự hài lòng, lòng tin Khi đã chiếm được lòng tincủa khách hàng thì sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với mình CTCKsẽ không thể kinh doanh thành công nếu thiếu yếu tố quan trọng này, vì vậy, CTCKluôn phải chú trọng đào tạo, tuyển chọn lực lượng này thật kỹ lưỡng.
1.3.2.2.Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ
Cơ sở vật chất có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của công ty chứngkhoán Để có thể tư vấn cho khách hàng thật nhanh chóng và hiệu quả thì nhân viêntư vấn cần thu thập, nắm bắt thông tin kịp thời, rồi tiến hành nghiên cứu, phântích… thực hiện tư vấn cho khách hàng Và hệ thống cơ sở vật chất, trình độ côngnghệ của công ty có ảnh hưởng lớn trong quá trình này Công ty chứng khoán cầnđảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phục vụ tốt quá trình làm việc của cán bộtư vấn (CBTV) Nếu có bất kỳ một sự cố nào đó làm chậm quá trình tư vấn thì đềucó thể ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, làm mất lòng tin ở khách hàng, ảnhhưởng uy tín của công ty.
1.3.2.3.Yếu tố tài chính
Với bất kỳ một DN nào thì vấn đề tài chính cũng là vấn đề rất quan trọng.Đặc biệt với CTCK, thì ngay từ khi thành lập, pháp luật đã có quy định về mức vốntối thiểu cho mỗi nghiệp vụ của công ty Điều này bước đầu để đảm bảo hoạt độngcủa công ty và để công ty có thể phát triển được CTCK là một định chế tài chínhđặc biệt được rất nhiều công chúng quan tâm tới tình hình tài chính của nó Nếu
Trang 34nâng cao chất lượng dịch vụ, có thể đối mặt được với nhiều khó khăn trong quátrình hoạt động, tạo được niềm tin trong lòng công chúng, hình ảnh của công ty trênthị trường chứng khoán được tô đậm hơn.
Trong các nghiệp vụ của CTCK, hoạt động tư vấn đòi hỏi mức vốn phápđịnh thấp nhất, do đây là một hoạt động kinh doanh có hàm lượng tri thức cao.Nhưng CTCK càng có nhiều vốn, tiềm lực tài chính mạnh thì càng có điều kiện thúcđẩy sự phát triển của hoạt động tư vấn Nhân viên tư vấn sẽ làm việc càng có hiệuquả hơn nếu được trợ giúp của các công cụ càng hiện đại.
1.3.2.4.Uy tín của công ty chứng khoán
Uy tín của công ty chứng khoán trên thị trường được thể hiện ở sự ổn địnhkhách hàng, sự gia tăng nhanh chóng thị phần và doanh thu từ các hoạt động Để tạođược uy tín trên thị trường cần sự đóng góp của nhiều yếu tố thuộc về bản thân côngty (năng lực, uy tín của ban lãnh đạo, kinh nghiệm hoạt động, khả năng tài chính,chất lượng sản phẩm dịch vụ, trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên côngty…) Khách hàng sẽ tìm đến CTCK có uy tín trên thị trường để làm tổ chức tư vấncho mình Họ sẽ thấy yên tâm, tin tưởng hơn khi người phục vụ mình là một công tycó uy tín Khi có uy tín thì các hoạt động của công ty sẽ có điều kiện phát triển rấttốt.
1.3.2.5.Sự phát triển của các hoạt động khác
Các hoạt động của CTCK có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu các hoạtđộng khác của công ty đều hoạt động tốt, có vị trí nhất định trong công ty thì nó sẽtác động tích cực đến hoạt động tư vấn, và ngược lại, khi các hoạt động khác hoạtđộng kém hiệu quả thì một cách trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ tác động xấu đến hoạtđộng tư vấn Các hoạt động của công ty triển khai và phát triển tốt thì sẽ góp phầntạo dựng hình ảnh công ty trên thị trường, thu hút NĐT, tạo mạng lưới khách hàngngày càng lớn, nhờ đó mà quy mô hoạt động tư vấn có thể tăng lên
1.3.2.6.Quy trình tư vấn
Hoạt động TVTCDN luôn thực hiện theo những quy trình nhất định để đạthiệu quả và chất lượng tốt nhất Mỗi công ty chứng khoán dựa vào trình độ chuyên
Trang 35môn, kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên sẽ tự xây dựng các quy trình tư vấn choriêng mình Một quy trình tư vấn tốt phải đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động tưvấn và quy trình đó càng đơn giản, ngắn gọn thì càng tốt.
Kết luận chương 1: Trong chương 1 này, chuyên đề đã phân tích khái quát
về CTCK và các hoạt động nghiệp vụ của CTCK, và đặc biệt nghiên cứu sâu vềhoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp Qua đó, ta đã có cái nhìn tổng quát về hoạtđộng tư vấn tài chính doanh nghiệp, nó có vai trò quan trọng đối với hoạt động củacác CTCK, và với cả thị trường chứng khoán Trong chương này, chuyên đề cũngđã nghiên cứu các điều kiện để phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệpcủa CTCK Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề lý thuyết đó, chuyên đề sẽtrình bày thực trạng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phầnChứng khoán Alpha trong chương 2 Chúng ta sẽ thấy rõ hoạt động tư vấn tài chínhdoanh nghiệp đang diễn ra như thế nào tại một CTCK cụ thể, và các điều kiện chủquan, khách quan có tác động cụ thể như thế nào.
Trang 36Công ty Cổ phần Chứng Khoán Alpha hoạt động theo Giấy phép kinh doanhsố 44/UBCK-GPHĐKD cấp ngày 28/12/2006 do UBCKNN cấp với 04 loại hìnhnghiệp vụ bao gồm:
1 Môi giới chứng khoán2 Lưu ký chứng khoán
3 Tư vấn đầu tư chứng khoán và Tư vấn tài chính
Trang 374 Tự doanh chứng khoán
Công ty chính thức trở thành thành viên của Trung tâm Giao dịch Chứngkhoán Hà Nội từ ngày 23/01/2007 và là thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoánThành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15/03/2007.
Ngày 12/03/2007, Công ty đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động,Hội sở chính tại Hà Nội
Công ty chứng khoán Alpha (APSC) được thành lập theo Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh số 0103015199 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nộicấp ngày 22 tháng 12 năm 2006 và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấyphép hoạt động kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số 44/UBCK-GPHĐKDngày 28 tháng 12 năm 2006 Với mục tiêu xây dựng và cung cấp các dịch vụ vềchứng khoán mang tính chuyên nghiệp, hiệu quả với độ tín nhiệm cao, APSC camkết là một nhân tố tích cực góp phần xây dựng một thị trường tài chính lành mạnhvà phát triển bền vững.
Tổng số vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là 20.000.000.000VND (Hai mươi tỷ đồng) chia thành 2.000.000 cổ phần phổ thông với mệnh giá mỗicổ phiếu phát hành là 10.000 VND ( không có cổ phần ưu đãi).
Ngay sau khi thành lập, APSC chính thức trở thành thành viên của Trungtâm giao dịch chứng khoán Hà Nội từ ngày 23/01/2007 và là thành viên của Sở giaodịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 15/03/2007.
Sau một thời gian chuẩn bị thì Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha đãchính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 12/03/2007 Hội sở chính củacông ty đặt tại Hà Nội, và một văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty chứng khoán Alpha đã tăng vốn điều lệduy nhất một lần Công ty đã đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xintăng vốn Sau khi được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho phép, công ty đã tiếnhành phân phối cổ phiếu cho các cổ đông Theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ
Trang 38định tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên 85 tỷ đồng theo hình thức phát hành riêng lẻ,phát hành cho dưới 100 cổ đông Trong đợt phát hành này, cổ phiếu công ty đượcphân phối cho các cổ đông căn cứ theo thời gian làm việc của các cán bộ, nhân viêncông ty, và sự cống hiến của họ cho công ty.
Tuy nhiên do tình hình thị trường chứng khoán năm 2008 có nhiều biến độngxấu, nên công ty đã không hoàn thành đúng kế hoạch, kết thúc đợt phát hành côngty mới thực hiện phát hành thành công 38.619.400.000 đồng, tăng vốn điều lệ lên58.619.400.000 đồng Như vậy là công ty mới thực hiện được khoảng 59,41% kếhoạch, phát hành thêm được 3.861.940 cổ phiếu cho các cổ đông.
Căn cứ nghị quyết số 01/2008/NQ-ĐHĐCĐ ngày 04/3/2008, Công ty Chứngkhoán Alpha thông báo thay đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cho phùhợp với Điều lệ mẫu trong Quy chế tổ chức hoạt động công ty chứng khoán banhành theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của và cho phù hợp vớimức vốn điều lệ mới của công ty.
Căn cứ quyết định số 133/UBCK-GP ngày 18/6/2008 của Uỷ ban Chứngkhoán Nhà nước về việc điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động số 44/UBCK-GPHĐKD, Công ty Chứng khoán Alpha đã thông báo tăng vốn điều lệ từ20.000.000.000 đồng (hai mươi tỷ đồng) lên thành 58.619.400.000 đồng (năm mươitám tỷ, sáu trăm mười chín triệu, bốn trăm nghìn đồng).
Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông của APSC hiện nay
Trang 39Từ khi thành lập cho tới nay, Công ty luôn cố gắng phát triển các dịch vụcung cấp cho khách hàng với chất lượng ngày một tốt hơn Công ty cổ phần chứngkhoán Alpha đã và đang tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng.
2.1.2.Chiến lược phát triển
Ngay từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha đã xác định chomình chiến lược phát triển:
Chuyên nghiệp trong hoạt động Môi giới đầu tư chứng khoán, Tư vấn tàichính doanh nghiệp.
Hiện đại trong phương thức và công nghệ giao dịch Hoàn hảo trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Sự tín nhiệm của khách hàng chính là sự thành công của APSC
Giá trị của APSC đã và đang được tạo dựng từ sự nỗ lực không ngừngcủa đội ngũ APSC Từ Ban lãnh đạo tới từng nhân viên luôn nỗ lực cho sự hoànhảo, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng APSC đã và đang phấn đấu đểtrở thành địa chỉ tin cậy của các đối tác.
2.1.3.Cơ cấu nhân sự
Tại APSC, công tác xây dựng cơ cấu tổ chức và phát triển nhân sự đã đượcquan tâm đặc biệt ngay từ những ngày đầu hoạt động và đã có những thành quả nhấtđịnh.
APSC được thành lập và điều hành bởi những chuyên gia đầu ngành cónhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính Chứng khoán, cùng với đội ngũ nhânviên năng động, nhạy bén được đào tạo bài bản, chuyên sâu, giàu kinh nghiệm, cóđạo đức nghề nghiệp cao với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính doanhnghiệp,đầu tư, kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, pháp luật.
APSC luôn coi yếu tố con người là điều kiện quan trọng hàng đầu dẫn tớithành công của công ty, giúp công ty có thể phát triển nhanh Chính vì vậy, APSCrất chú trọng đến hoạt động đào tạo nguồn nhân lực góp phần nâng cao chất lượngdịch vụ cung cấp cho khách hàng, làm cho mọi khách hàng khi đến với APSC đều
Trang 40Các cán bộ quản lý và kinh doanh của công ty chứng khoán Alpha đều được trảiqua các khoá đào tạo chứng khoán để có thể nâng cao trình độ, phát triển năng lực.
Ngoài ra, công ty còn tổ chức những chuyến đi thực tế khảo sát thị trườngchứng khoán các nước có thị trường chứng khoán phát triển giúp các cán bộ cóthêm kinh nghiệm.
Đến nay, hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh của APSC đều cógiấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nướccấp Các cán bộ quản lý và kinh doanh của công ty đều có bằng cử nhân chuyênngành Chứng khoán, tài chính, ngân hàng, đầu tư trở lên.
Hiện nay, tổng số nhân viên làm việc tại Công ty Chứng khoán Alpha là 70người, bao gồm cả cán bộ quản lý và kinh doanh đang làm việc tại công ty, hầu hếtcác nhân viên trong công ty đều có bằng từ đại học trở lên.
Bộ máy nhân sự cấp cao cũng đã được mở rộng, với những cán bộ có nhiềukinh nghiệm làm việc lâu năm tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Công tychứng khoán, Ngân hàng.
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân sự của APSC
I Phân theo giới tính