1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS)

105 2K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 731,84 KB

Nội dung

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS)Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS)Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS)Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS)Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS)Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS)

Trang 1

Họ và tên sinh viên : Bùi Thị Ngân

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤNTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB ( MBS)

Chuyên ngành : Kinh doanh chứng khoán

Mã số : 17

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

BỘ TÀI CHÍNHHỌC VIỆN TÀI CHÍNH -

Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Ngân

Lớp: CQ48/17.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Sinh viênBùi Thị Ngân

Trang 4

MỤC LỤ

LỜI CAM ĐOAN I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT V DANH MỤC BẢNG BIỂU VI DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VII

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ( CTCK) 3

1.1 Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 3 1.1.1 Khái niệm và mô hình tổ chức của CTCK 3

1.1.1.1 Khái niệm CTCK 3

1.1.1.2 Mô hình tổ chức của công ty chứng khoán 4

1.1.2 Nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 5

1.1.2.1 Nguyên tắc tài chính 6

1.1.2.2 Nguyên tắc đạo đức 7

1.1.3 Đặc điểm của công ty chứng khoán 8

1.1.4 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của công ty chứng khoán 9

1.1.4.1 Hoạt động môi giới chứng khoán 10

1.1.4.2 Hoạt động tự doanh 10

1.1.4.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán 11

1.1.4.4 Hoạt động tư vấn 12

1.1.4.5 Dịch vụ lưu ký chứng khoán 14

1.1.4.6 Các hoạt động khác 14

1.1.5 Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán 15

1.1.5.1 Chức năng của công ty chứng khoán 15

1.1.5.2 Vai trò của công ty chứng khoán 15

Trang 5

1.2 Hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán 18

1.2.1 Khái niệm tư vấn 18

1.2.2 Khái niệm hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán 19

1.2.3 Phân loại hoạt động tư vấn 19

1.2.4 Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn 19

1.2.5 Nội dung hoạt động tư vấn 20

1.2.5.1 Tư vấn tài chính doanh nghiệp ( tư vấn cho người phát hành) 20

1.2.5.2 Tư vấn đầu tư chứng khoán 21

1.3 Hiệu quả hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán 22 1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động tư vấn 22

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn 24

1.3.2.1 Doanh thu hoạt động tư vấn 24

1.3.2.2 Tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn trong tổng doanh thu 24

1.3.2.3 Lợi nhuận hoạt động tư vấn 25

1.3.2.4 Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động tư vấn trong tổng lợi nhuận 25

1.3.2.5 Thị phần hoạt động tư vấn 26

1.3.2.6 Quy trình hoạt động tư vấn 26

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tư vấn của CTCK 26

1.3.3.1.Nhân tố chủ quan 27

1.3.3.2 Nhân tố khách quan 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB TRONG NHỮNG NĂM QUA 31

2.1 Khái quát về công ty cổ phần chứng khoán MB 31 2.1.1 Giới thiệu về công ty 31

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 34

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 36

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 36

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban 37

Trang 6

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của MBS trong những năm vừa qua 41

2.2.1 Hoạt động môi giới 45

2.2.2 Hoạt động bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành chứng khoán 47

2.2.3 Hoạt động tự doanh 47

2.2.4 Hoạt động lưu ký chứng khoán 48

2.2.5 Hoạt động tư vấn 48

2.2.6 Các hoạt động khác 49

2.3 Thực trạng hoạt động tư vấn và hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB 52 2.3.1 Thực trạng hoạt động tư vấn của MBS 52

2.3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động tư vấn của MBS 56

2.3.2.1.Doanh thu hoạt động tư vấn 56

2.3.2.2 Tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn 59

2.3.2.3.Chi phí hoạt động tư vấn 61

2.3.2.4 Lợi nhuận hoạt động tư vấn 63

2.3.2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của hoạt động tư vấn 66

2.4 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 70 2.4.1 Kết quả 70

2.4.2 Hạn chế 72

2.4.3 Nguyên nhân 73

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI MBS .75

3.1 Định hướng phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam và MBS 75 3.1.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 75

3.1.2 Định hướng phát triển của MBS năm 2014 77

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại MBS 77 KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 2 NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 3

Trang 8

TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán

UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước

Trang 9

BẢNG 2.1: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MBS QUA CÁC NĂM 42 BẢNG 2.2: DOANH THU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI MBS 56 BẢNG 2.3: DOANH THU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA CÁC CÔNG TY

CHỨNG KHOÁN 57 BẢNG 2.4: TỶ TRỌNG DOANH THU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TRONG TỔNG DOANH THU CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NĂM 2010, 2011 59 BẢNG 2.5: TỶ TRỌNG DOANH THU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TRONG TỔNG DOANH THU CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NĂM 2012, 2013 60 BẢNG 2.6: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI MBS 61 BẢNG 2.7: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 62 BẢNG 2.8: LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA MBS 64 BẢNG 2.9: LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 65 BẢNG 2.10: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TRÊN DOANH THU TƯ VẤN CỦA MBS 67 BẢNG 2.11: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TRÊN DOANH THU TƯ VẤN CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 69

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA MBS 36

HÌNH 2.2.1: DOANH THU HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA MBS 46 HÌNH 2.2.2: TỶ TRỌNG DOANH THU HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TRÊN TỔNG DOANH THU 46 HÌNH 2.2.3: DOANH THU, CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI MBS 49 HÌNH 2.2.4: TỶ TRỌNG DOANH THU CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TỔNG DOANH THU CÁC NĂM CỦA MBS 50 HÌNH 2.2.5: DOANH THU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 58 HÌNH 2.2.6: TỶ TRỌNG DOANH THU HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 61 HÌNH 2.2.7: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 63 HÌNH 2.2.8: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI MBS QUA CÁC NĂM 64 HÌNH 2.2.9: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY

CHỨNG KHOÁN 66 HÌNH 2.2.10: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TRÊN DOANH THU TƯ VẤN CỦA MBS 68 HÌNH 2.2.11: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TRÊN DOANH THU TƯ VẤN CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 69

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán Việt Namnói riêng luôn luôn đặt ra câu hỏi: “ Làm thế nào để thu hút được nhà đầu tư,tạo điều kiện cho họ tham gia thị trường và đặc biệt là làm sao giữ được họlâu dài” Đây là một câu hỏi rất khó mà mọi chủ thể tham gia thị trườngchứng khoán đặc biệt là các công ty chứng khoán luôn trăn trở và mong muốntìm ra một đáp án tối ưu

Như chúng ta đã biết, kinh nghiệm thế giới cho thấy để thị trường chứngkhoán hoạt động có hiệu quả và phát triển thì vai trò của công ty chứng khoántrong việc tư vấn chứng khoán cho khách hàng là một trong những khâu quantrọng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường Đặc biệt đối với thịtrường chứng khoán Việt Nam thì vai trò của các công ty chứng khoán cũng

đã và đang phát huy tác dụng của nó

Hơn thế nữa, trong các hoạt động của một công ty chứng khoán thì hoạtđộng tư vấn chứng khoán có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao vănhóa đầu tư cho công chúng và trong việc tạo lòng tin của công chúng đầu tưvào thị trường chứng khoán Nhờ vai trò quan trọng này mà hoạt động tư vấnchứng khoán cho các nhà đầu tư của công ty chứng khoán trở nên cấp thiết

và không thể thiếu được Làm tốt được điều này tức là công ty chứng khoán

đã giải đáp được câu hỏi nêu trên Tuy nhiên ,trên thực tế, ở thị trường chứngkhoán Việt Nam hiện nay hoạt động tư vấn chứng khoán cho các nhà đầu tưchưa được các công ty chứng khoán quan tâm đúng mức và ngay cả chính cácnhà đầu tư cũng chưa nhận ra được lợi ích của hoạt động tư vấn chứng khoán

Đó là những vấn đề mà tất cả mọi người,các cá nhân, tổ chức tham gia thịtrường chứng khoán phải cùng nhau nhìn nhận, xem xét và có những phươnghướng để khai thác tốt những lợi ích, thu được lợi nhuận từ hoạt động đầy

Trang 13

tiềm năng này Vì vậy, một đòi hỏi cấp thiết của thị trường chứng khoán làcần có những công ty chứng khoán làm nhiệm vụ tư vấn, giúp đỡ về chuyênmôn cho các thành phần tham gia thị trường

Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS)” làm

chuyên đề tốt nghiệp với mục tiêu nghiên cứu cách thức thực hiện hoạt động

tư vấn và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn cho cáccông ty chứng khoán

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Đề tài này được thực hiện với mục đích nghiên cứu lý luận hoạt động tưvấn chứng khoán tại công ty chứng khoán nói chung và nghiên cứu thực trạnghoạt động này đang diễn ra, phương hướng kinh doanh tại MBS nói riêng để

từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động này tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động tư vấn của công ty cổ phầnchứng khoán MB

Phạm vi nghiên cứu là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phầnchứng khoán MB trong 4 năm 2010, 2011, 2012, 2013

4 Kết cấu của đề tài.

Đề tài được chia thành 3 chương

Chương 1: Lý luận chung về công ty chứng khoán và hiệu quả hoạt động

tư vấn của công ty chứng khoán.

Chương 2: Thực trạng hoạt động tư vấn và hiệu quả hoạt động tư vấn tai

công ty cổ phần chứng khoán MB trong những năm qua.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại MBS.

Trang 14

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ( CTCK).

1.1 Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán.

1.1.1 Khái niệm và mô hình tổ chức của CTCK.

1.1.1.1 Khái niệm CTCK

Thị trường chứng khoán được xem là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng củanền kinh tế hiện đại Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán trênthế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang phát triển theo quy luậtnày Cho đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 14 nămtrong lịch sử phát triển của mình, 14 năm làm quen với hoạt động của thịtrường chứng khoán, 14 năm vượt qua bao thăng trầm, bao khó khăn thửthách để từng bước phát triển và bước đầu chúng ta đã thu được những thànhtựu đáng kể

Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian trên thị trườngchứng khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếunhư mua bán chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởnghoa hồng, phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn chứng khoán và quản lýquỹ đầu tư

Theo quyết định số 55/2004/QĐ – BTC ngày 17 tháng 06 năm 2004 của Bộtài chính thì “ Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn một thành viên theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theogiấy phép kinh doanh chứng khoán do Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp”

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam:

- Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triểnkinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán

- Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán

Trang 15

- Có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định Vốn pháp địnhthường được quy định cụ thể cho từng loại hình nghiệp vụ.

- Giám đốc, phó giám đốc ( tổng giám đốc, phó tổng giám đốc), các nhânviên kinh doanh của công ty chứng khoán phải đáp ứng đầy đủ điều kiện đểđược cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp

- Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có giấy phép tự doanh

Quy định về vốn đối với công ty chứng khoán.

Theo khoản 1 điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ – CP ngày 19 tháng 01 năm

2007 của chính phủ quy định:

Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán,công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứngkhoán nước ngoài tại Việt nam là:

- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam

- Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam

- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Viêt Nam

1.1.1.2 Mô hình tổ chức của công ty chứng khoán

Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của công ty chứngkhoán là mô hình công ty chứng khoán đa năng và mô hình công ty chứngkhoán chuyên doanh

Mô hình công ty chứng khoán đa năng

Theo mô hình công ty đa năng, công ty chứng khoán là một bộ phận cấu thànhcủa ngân hàng thương mại.Mô hình này được biểu hiện dưới hai hình thức:

- Đa năng một phần:

Theo mô hình này các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán, kinhdoanh bảo hiểm phải thành lập công ty con hạch toán độc lập và hoạt độngtách rời với kinh doanh tiền tệ

Trang 16

- Đa năng hoàn toàn:

Các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh chứng khoán, kinh doanhbảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như các dịch vụ tài chính khác

Ưu điểm của mô hình này là:

- Các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảmbớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa dạng hóa đầu tư

- Tăng khả năng chịu đựng của ngân hàng trước những biến động trên thịtrường tài chính Mặt khác, các ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế của mình

là kinh doanh tiền tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại và hiểu biết rõ vềkhách hàng cũng như các doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tíndụng và tài trợ dự án

Hạn chế của mô hình này:

- Vừa là tổ chức tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh chứng khoán, do đókhả năng chuyên môn không sâu như các công ty chứng khoán chuyên doanh

- Công ty có thể sẽ lợi dụng những ưu thế của mình để lũng đoạn thị trường

Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công tychứng khoán độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận,các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán

Ưu điểm của mô hình này là:

- Hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chínhtrên thị trường, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do của thị trường

- Tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hóa sâutrong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển

1.1.2 Nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.

Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên hai nhóm nguyên tắc cơ bản

đó là nguyên tắc tài chính và nguyên tắc đạo đức

Trang 17

1.1.2.1 Nguyên tắc tài chính.

Do tính đặc thù trong hoạt động nên hầu hết các nước đều đặt ra những nguyêntắc, quy định rất chặt chẽ về tài chính đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.Thông thường, các tổ chức này phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chí sau:

- Mức vốn hoạt động: Vốn của một tổ chức kinh doanh chứng khoánnhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ, loại tài sản này lại đượcquyết định bởi loại hình nghiệp vụ thực hiện Do kinh doanh chứng khoán làkinh doanh trong một lĩnh vực đặc biệt, có ảnh hưởng đến lợi ích của côngchúng đầu tư nên sự tồn tại ổn định, lâu dài của tổ chức kinh doanh chứngkhoán và sức mạnh tài chính của các tổ chức này trong một môi trường dễbiến động cần phải được đảm bảo Một tổ chức kinh doanh chứng khoán càngtham gia vào nhiều loại hình thì càng cần phải có nhiều vốn

- Cơ cấu vốn: Việc huy động vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoánđược thực hiện thông qua việc nhận vốn góp từ các cổ đông ( trường hợpcông ty cổ phần) hoặc huy động từ bên ngoài, tùy theo quy mô và tính chấtcủa nó Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn phảidựa vào vốn của các thành viên, vào các khoản vay của ngân hàng hoặc thỏathuận cho thuê khác Việc huy động vốn và cơ cấu vốn của các chủ thể kinhdoanh chứng khoán có một số đặc điểm sau:

 Tổ chức kinh doanh chứng khoán phụ thuộc nhiều vào các khoản vay ngắn hạn

 Chứng khoán có thể mua bán trao đổi trên thị trường thường chiếmphần lớn trong tổng giá trị tài sản ( khoảng 40 – 60%) và tổng giá trị cổ phiếu( khoảng 90%)

 Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản ròng phải duy trì ở mức độ nhất định

- Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Các nguyên tắc này khác nhautùy theo đặc điểm của từng nghiệp vụ mà các tổ chức kinh doanh chứngkhoán thực hiện Các nguyên tắc về sử dụng vốn mà pháp luật đặt ra đối với

Trang 18

các tổ chức kinh doanh chứng khoán thường bao gồm: cơ cấu vốn ( tỷ lệ nợ

so với vốn chủ sở hữu), mức vốn khả dụng phải duy trì, trích lập quỹ bù đắprủi ro, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,…

1.1.2.2 Nguyên tắc đạo đức

Các chủ thể kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức sau:

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải hoạt động trên nguyên tắc trungthực, tận tụy, bảo vệ và vì quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng, ưu tiênbảo vệ lợi ích của khách hàng trước lợi ích của chính mình

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng

và chỉ được tiết lộ thông tin của khách hàng trong trường hợp cơ quan nhànước có thẩm quyền yêu cầu

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải giữ nguyên tắc giao dịch côngbằng, không được sử dụng bất kỳ hành động lừa đảo phi pháp nào, có tráchnhiệm thông báo cho khách hàng biết đầy đủ các thông tin khi có nhữngtrường hợp có thể xảy ra xung đột lợi ích

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được dùng tiền của kháchhàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùngphục vụ cho giao dịch của khách hàng

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán phải quản lý tách biệt tài sản củakhách hàng với tài sản của mình và tài sản của khách hàng với nhau

- Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn, tổ chức kinh doanh chứng khoán phảicung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng và giải thích rõ ràng về các rủi ro

mà khách hàng có thể phải gánh chịu, đồng thời không được khẳng định vềlợi nhuận của các khoản đầu tư mà họ tư vấn

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được phép nhận bất cứ khoảnthù lao nào ngoài các khoản thù lao thông thường cho dịch vụ của mình

Trang 19

1.1.3 Đặc điểm của công ty chứng khoán.

 Về tính chuyên môn hóa và phân cấp quản lý

Công ty chứng khoán chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ phậnphòng ban Toàn bộ các nghiệp vụ của công ty chứng khoán đều phục vụ chocác giao dịch chứng khoán, mỗi một nghiệp vụ lại liên quan đến một lĩnh vựcriêng, các phòng ban khác nhau đảm nhiệm các công việc khác nhau Giữacác phòng ban có một sự độc lập tương đối, mối liên kết không phải mật thiếthữu cơ như các doanh nghiệp sản xuất khác Chính vì vậy, hoạt động hay cơcấu của phòng ban này không ảnh hưởng nhiều đến phòng ban khác

 Về nhân tố con người

Công ty chứng khoán dựa vào chất lượng chuyên môn đạo đức nghềnghiệp của đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý trong công ty Do đó, ở bất

kỳ thời điểm nào công ty chứng khoán cũng thực sự chú trọng đến nhân tốcon người, thể hiện ở những điểm sau:

- Lựa chọn nhân viên có năng lực và phù hợp với yêu cầu công việc

- Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Có chế độ đãi ngộ và khuyến khích nhân viên

 Về ảnh hưởng của thị trường tài chính

- Công ty chứng khoán tham gia hoạt động trực tiếp trên thị trườngchứng khoán nên bất kỳ một biến động nào của thị trường chứng khoán nóiriêng và thị trường tài chính nói chung đều tác động sâu sắc đến chuyên môn,sản phẩm, dịch vụ và doanh thu của công ty chứng khoán

- Thị trường tài chính, thị trường chứng khoán càng phát triển càng tạo ranhiều công cụ tài chính, có thêm nhiều dịch vụ, mở rộng phạm vi kinh doanh,tạo cơ hội thu lợi nhuận cho công ty chứng khoán Mặt khác, công ty chứngkhoán không ngừng cải tiến, không ngừng sáng tạo để thích nghi môi trườnghoạt động

Trang 20

 Về cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán.

Cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phụ thuộc vào quy mô kinhdoanh và các nghiệp vụ mà công ty được phép hoạt động Theo thông lệ quốc

tế, cơ cấu tổ chức của một công ty chứng khoán chia thành hai khối chủ yếu:khối nghiệp vụ và khối phụ trợ

+ Phòng nghiên cứu và phát triển

+ Phòng phân tích và thông tin thị trường

+ Phòng kế hoạch công ty

Trang 21

1.1.4.1 Hoạt động môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh của công ty chứngkhoán trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giaodịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán ( SGDCK), trungtâm giao dịch chứng khoán ( TTGDCK) hay thị trường OTC mà chính kháchhàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán phải mở tài khoảngiao dịch chứng khoán và tiền cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kếtgiữa khách hàng và công ty Trong trường hợp khách hàng của công ty chứngkhoán mở tài khoản lưu ký tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặcchi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán có trách nhiệm hướngdẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng và phải ký hợp đồng bằngvăn bản với tổ chức lưu ký Phí môi giới thường được tính phần trăm trêntổng giá trị của một giao dịch

Nghề môi giới chứng khoán cần các kỹ năng:

- Kỹ năng truyền đạt thông tin

Tuy nhiên đây là một hoạt động khó khăn và phức tạp, hoạt động này cóthể mang lại cho CTCK những khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng có thể gây ranhững tổn thất không nhỏ Để thực hiện nghiệp vụ này thành công, ngoài đội

Trang 22

ngũ nhân viên phân tích thị trường có nghiệp vụ giỏi và nhanh nhạy vớinhững biến động của thị trường, CTCK còn phải có một chế độ phân cấpquản lý và đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý, trong đó việc xây dựng chế

độ phân cấp quản lý và ra quyết định đầu tư là một trong những vấn đề thenchốt, quyết định sự sống còn của CTCK

Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực:

Thứ nhất: Các CTCK thực hiện việc mua, bán chứng khoán niêm yết chochính công ty mình Do CTCK với lợi thế về nghiệp vụ có thể dự đoán trướcdiễn biến của thị trường nên để đảm bảo sự công bằng cho khách hàng trongquá trình giao dịch chứng khoán, CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh giao dịchcủa khách hàng trước lệnh tự doanh của công ty

Thứ hai: Các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức muachứng khoán chưa niêm yết trên thị trường OTC Tuy nhiên hoạt động nàyphải tuân thủ những hạn mức do pháp luật quy định

Hoạt động tự doanh hiện nay được xem là một trong những hoạt độngquan trọng nhất của các CTCK tại Việt Nam trong việc nâng cao lợi nhuận.Tuy nhiên, do nghiệp vụ tự doanh và môi giới dễ nảy sinh xung đột lợi íchnên các nước thường quy định các CTCK phải tổ chức thực hiện hai nghiệp

vụ ở hai bộ phận riêng biệt nếu CTCK đó thực hiện cả hai nghiệp vụ

1.1.4.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chứcphát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận muamột phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua

số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc

hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng

Tổ chức phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc tỷ lệ hoa hồng nhất địnhtrên số tiền thu được từ đợt phát hành

Trang 23

Hiện nay, trên thế giới có một số hình thức bảo lãnh phát hành sau: bảolãnh cam kết chắc chắn, bảo lãnh cố gắng tối đa, bảo lãnh tất cả hoặc không,bảo lãnh với hạn mức tối thiểu.

Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kếtchắc chắn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của cácCTCK.Điều này gây ra một số khó khăn cho các CTCK trong việc triển khainghiệp vụ này.Thực tế chỉ có các CTCK lớn mới có thể thực hiện nghiệp vụnày vì người bảo lãnh phải có năng lực tài chính mạnh Theo quy định thì vốnpháp định cho nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán là 165 tỷ và CTCKphải có hoạt động tự doanh mới được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh pháthành chứng khoán

tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yết chứng khoán; cungcấp kết quả phân tích chứng khoán và thị trường chứng khoán Đây là nghiệp

vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệpcủa đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty chứng khoán

Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán

Cũng như các loại hình tư vấn khác, tư vấn tài chính và đầu tư chứngkhoán là việc CTCK thông qua hoạt động phân tích để dưa ra các lời khuyên,phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khácliên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng CTCK sẽnhận được phí hoa hồng cho công việc tư vấn của mình

Trang 24

 Tư vấn đầu tư

Tư vấn đầu tư là những hoạt động tư vấn về giá trị của chứng khoán nhằmmục đích thu phí

Nguyên tắc của hoạt động tư vấn đầu tư

* Không bảo đảm chắc chắn về giá trị của chứng khoán

* Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình có thể làkhông hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn khôngchịu trách nhiệm về những lời khuyên đó

* Không được dụ dỗ,mời gọi khách hàng mua một loại chứng khoán nàođó,những lời tư vấn phải xuất phát từ cơ sở khách quan là sự phân tích tổnghợp một cách logic, khoa học

 Tư vấn tài chính doanh nghiệp

Tư vấn tài chính doanh nghiệp là hoạt động trong đó công ty chứng khoánđóng vai trò như một tổ chức chuyên nghiệp giúp các doanh nghiệp huy độngvốn thuận lợi nhất, đồng thời tư vấn cho họ phương thức quản lý tài chínhmột cách hiệu quả nhất

Tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ cơ bản sau:

- Tư vấn niêm yết

- Tư vấn cổ phần hóa

- Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp ( M&A)

Đối với các loại hình tư vấn khác, ví dụ như tư vấn pháp luật thì tínhchính xác của lời khuyên là cần thiết và có khả năng diễn ra đúng trên thực tế.Tuy nhiên, đối với hoạt động tư vấn chứng khoán, do đặc điểm riêng trongngành là giá cả thường luôn biến động nên việc tư vấn về giá trị chứng khoánrất khó khăn, đồng thời có thể xảy ra nhiều mâu thuẫn về lợi ích Đặc biệt làvới hoạt động này, các nhà tư vấn có thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc vềgiá trị và xu hướng giá cả của các loại chứng khoán – việc này có thể do khả

Trang 25

năng của họ hoặc do họ cố tình gây hiểu lầm để kiếm lợi Do vậy, đây là hoạtđộng cần được quản lý chặt chẽ và đòi hỏi phải có những giới hạn nhất địnhtrong khi thực hiện công việc.

hệ thống lưu ký Với những chứng khoán được lưu ký tại trung tâm lưu ký thìviệc thực hiện quyền gián tiếp hết sức đơn giản vì trung tâm lưu ký biết thôngtin về người sở hữu chứng khoán, thực hiện đăng ký sở hữu chứng khoán chongười nắm giữ

1.1.4.6 Các hoạt động khác

 Quản lý thu nhập của khách hàng ( quản lý cổ tức): xuất phát từ việclưu ký chứng khoán cho khách hàng, CTCK sẽ theo dõi tình hình thu lãi, cổtức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chi trả cổ tức chokhách hàng thông qua tài khoản của khách hàng

 Cho vay cầm cố chứng khoán: là một hình thức tín dụng mà trong đóngười đi vay dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm

cố để vay tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng

Trang 26

 Cho vay bảo chứng: Là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền

để mua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay đểlàm tài sản cầm cố cho khoản vay

 Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán: là việc CTCK ứng trước tiềnbán chứng khoán cho khách hàng ngay sau khi lệnh bán chứng khoán củakhách hàng được thực hiện tại SGDCK hoặc TTGDCK

Ngoài các nghiệp vụ kể trên, công ty chứng khoán còn có thể thực hiệnmột số hoạt động khác như: cho vay chứng khoán, quản lý số cổ đông…

1.1.5 Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

1.1.5.1 Chức năng của công ty chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán, CTCK có 3 chức năng cơ bản sau:

 Tạo cơ chế huy động vốn bằng cách làm cầu nối gặp gỡ giữa nhữngngười có tiền nhàn rỗi với những người cần vốn

 Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch

 Tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán

1.1.5.2 Vai trò của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển củanền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng Nhờ các công

ty chứng khoán mà thị trường hoạt động liên tục, hàng hóa của thị trường (cổphiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh,…) được lưu thông buôn bán trao đổi

từ nhà phát hành tới các nhà đầu tư Theo cơ chế này mà lượng vốn khổng lồ

đã được huy động từ nguồn nhàn rỗi của công chúng để đem đầu tư sinh lời Đối với mỗi chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, vai trò của các CTCKcũng được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau

 Đối với các tổ chức phát hành

Các tổ chức phát hành khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều vớimục đích là huy động vốn từ việc phát hành chứng khoán Công ty chứng

Trang 27

khoán với các nghiệp vụ của mình như môi giới, bảo lãnh phát hành đã tạo rachiếc cầu nối, đồng thời là kênh dẫn cho vốn chảy từ nơi thừa vốn của nềnkinh tế đến nơi thiếu vốn mà độ an toàn cao hơn Bởi qua hoạt động bảo lãnhphát hành, nếu số chứng khoán không được bán hết thì công ty chứng khoán

sẽ mua lại toàn bộ số chứng khoán còn để giao dịch sau, đảm bảo cho đợtphát hành thành công Khi đó, tổ chức phát hành không phải lo lắng Công tychứng khoán còn giúp bình ổn giá của những chứng khoán mới phát hành quaviệc mua vào hay bán ra chứng khoán

Tổ chức phát hành có thêm kênh huy động vốn chủ động mà không cònphụ thuộc nhiều vào các tổ chức tín dụng khác nữa, không còn lo lắng khimuốn huy động vốn mà không có tài sản đảm bảo nữa Như vậy, công tychứng khoán đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thịtrường chứng khoán

Nhờ các dịch vụ mà công ty chứng khoán cung cấp như tư vấn xác địnhgiá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa… doanh nghiệp đã có những cáchtiếp cận với phương thức quản lý mới, đánh giá được giá trị của doanh nghiệpmình từ đó có chiến lược phát triển mới cho phù hợp với nhu cầu của thịtrường

 Đối với nhà đầu tư

Các nhà đầu tư luôn muốn có khả năng chuyển đổi chứng khoán có giáthành tiền mặt và ngược lại trong môi trường ổn định Công ty chứng khoánbằng các nghiệp vụ của mình như môi giới, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư

đã làm giảm chi phí, thời gian giao dịch từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư Công ty chứng khoán với đầy đủ các dịch vụ tiện ích không chỉ nhận lệnh

mà còn tư vấn, nghiên cứu, phân tích thị trường rồi cung cấp thông tin đểkhách hàng biết mà có quyết định đúng trong đầu tư; giảm thiểu rủi ro, nângcao lợi nhuận

Trang 28

Công ty chứng khoán cũng cung cấp cho thị trường cơ chế xác lập giáthông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh Nhà đầu tư hoàn toàn có thể chủđộng đặt giá một cách khách quan Với các nguồn thông tin có được về thịtrường, về tình hình kinh doanh của các công ty, về cơ chế giao dịch,…nhàđầu tư sẽ đánh giá được chính xác giá trị của các khoản đầu tư.

 Đối với thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán hoạt động theo nguyên tắc trung gian, người mua

và người bán không được gặp nhau trực tiếp để trao đổi về giá cả, hàng hóa

mà phải tiến hành giao dịch thông qua công ty chứng khoán Do đó, giá cảchứng khoán là do thị trường quyết định Công ty chứng khoán là thành viêncủa thị trường cũng sẽ góp phần tạo lập giá cả Khi các công ty phát hànhchứng khoán lần đầu tiên, giá của chứng khoán sẽ do tổ chức phát hành vàcông ty chứng khoán bàn bạc, thống nhất Trên thị trường thứ cấp, công tychứng khoán với vai trò tạo lập thị trường cũng tham gia điều tiết giá Chính

vì vậy, giá cả của mỗi loại chứng khoán đều có sự can thiệp của công tychứng khoán Công ty chứng khoán góp phần tạo lập giá, điều tiết thị trường.Công ty chứng khoán làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính.Dựa vào hoạt động bảo lãnh phát hành trên thị trường sơ cấp, công ty chứngkhoán đã đưa vào thị trường lượng chứng khoán lớn và nó sẽ được giao dịchtrên thị trường thứ cấp, chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lạinhờ hoạt động mua đi bán lại của nhà đầu tư, tổ chức

Ngoài cổ phiếu (thường và ưu đãi) và trái phiếu, các công ty chứng khoáncòn mua bán trái phiếu Chính phủ, chứng quyền, trái quyền, các hợp đồngtương lai, hợp đồng lựa chọn và các sản phẩm lai tạo đa dạng chủng loại; từ

đó làm đa dạng lượng hàng hóa giao dịch cho thị trường

Trang 29

 Đối với cơ quan quản lý.

CTCK thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán, nắm giữ các tàikhoản giao dịch của khách hàng, vì vậy nó có được thông tin về các giao dịchtrên thị trường, thông tin về các loại cổ phiếu, trái phiếu, thông tin về tổ chứcphát hành và nhà đầu tư CTCK có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin đócho các cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu Dựa vào nguồn thông tin này, các

cơ quan quản lý thị trường có thể theo dõi giám sát toàn cảnh hoạt động trênTTCK để từ đó đưa ra các quyết định, chính sách đúng đắn, phù hợp, kịp thờiđảm bảo cho thị trường diễn ra một cách trật tự, khuôn khổ và có hiệu quả

1.2 Hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán.

1.2.1 Khái niệm tư vấn.

Cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có một định nghĩađộc tôn về hoạt động tư vấn Có tài liệu định nghĩa vắn tắt: "Tư vấn là cung cấpnhững lời khuyên nghề nghiệp", "Tư vấn là cung cấp năng lực giải quyết vấnđề" Tuy nhiên, quan niệm về bản chất và đặc điểm tư vấn thì khá thống nhất:

 Tư vấn là hoạt động được cung cấp bởi các chuyên gia có trình độ vàphẩm chất thích hợp (không phải có công ty tư vấn là trở thành nhà tư vấn)

 Tư vấn là quá trình trao đổi thông tin hai chiều, giữa hai chủ thể có độclập tương đối về tài chính và tổ chức (nhà tư vấn và người sử dụng tư vấn)

 Trong hoạt động tư vấn, người ta chỉ cung cấp thông tin, tri thức, giảipháp hoặc phương án hành động thích hợp Nhà tư vấn không quyết địnhhoặc trực tiếp thực hiện

Từ các điểm đó có thể định nghĩa: Tư vấn là hoạt động trong đó các chuyên gia tiến hành chọn lọc và cung cấp các thông tin, kiến thức, giải pháp hoặc phương án hành động được lựa chọn và xử lý thích hợp để giúp ích cho từng đối tượng cụ thể.

Trang 30

1.2.2 Khái niệm hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán.

Theo khái niệm trên thì có thể hiểu hoạt động tư vấn của CTCK là việcthông qua các dữ liệu về chứng khoán, các CTCK tiến hành phân tích và dựbáo để đưa ra lời tư vấn cho khách hàng của mình trong lĩnh vực cơ cấu tàichính, chia, tách, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp, phát hành và niêm yếtchứng khoán… Đây là nghiệp vụ mà vốn của nó chính là kiến thức chuyênmôn, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ chuyên viên tư vấn của CTCK

1.2.3 Phân loại hoạt động tư vấn.

Hoạt động tư vấn được phân loại theo các tiêu chí sau:

 Theo hình thức của hoạt động tư vấn: bao gồm tư vấn trực tiếp (gặp gõkhách hàng trực tiếp hoặc thông qua thu từ, điện thoại) và tư vấn gián tiếp(thông qua các phương tiện truyền thông) để tư vấn cho khách hàng

 Theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn: bao gồm tư vấn gợi ý(gợi ý cho khách hàng về phương cách đầu tư hợp lý, quyết định đầu tư là củakhách hàng) và tư vấn ủy quyền (vừa tư vấn vừa quyết định hộ khách hàngtheo mức độ ủy quyền của khách hàng)

 Theo đối tượng của hoạt động tư vấn: bao gồm tư vấn cho người pháthành (tư vấn cho tổ chức dự kiến phát hành: cách thức, hình thức phát hành,xây dựng hồ sơ, bản cáo bạch…và giúp tổ chức phát hành trong việc lựa chọn

tổ chức bảo lãnh, phân phối chứng khoán) và tư vấn đầu tư (tư vấn cho kháchhàng đầu tư chứng khoán trên thị trường thứ cấp về giá, thời gian, định hướngđầu tư vào các loại chứng khoán…)

1.2.4 Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn.

Hoạt động tư vấn đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:

 Không đảm bảo chắc chắn về giá trị chứng khoán: giá trị chứng khoánkhông phải là một số cố định, nó luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế, tâm lý

và diễn biến thực tiễn của thị trường

Trang 31

 Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình dựa trên cơ

sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ, có thể làkhông hoàn toàn chính xác và khách hàng là người quyết định cuối cùngtrong việc sử dụng các thông tin từ nhà tư vấn để đầu tư, nhà tư vấn sẽ khôngchịu trách nhiệm về những thiệt hại kinh tế do lời khuyên đưa ra

 Không được dụ dỗ, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứngkhoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ những cơ sở kháchquan là quá trình phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đểnghiên cứu

1.2.5 Nội dung hoạt động tư vấn.

1.2.5.1 Tư vấn tài chính doanh nghiệp ( tư vấn cho người phát hành)

Là một mảng hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu tương đối cao choCTCK Thực hiện tốt nghiệp vụ này sẽ góp phần hỗ trợ phát triển các doanhnghiệp và tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường.Khi thựchiện nghiệp vụ này, CTCK phải ký hợp đồng với tổ chức được tư vấn và liênđới chịu trách nhiệm về nội dung trong hồ sơ xin niêm yết Hoạt động nàytương đối đa dạng bao gồm:

 Tư vấn chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp: Thực hiện tư vấn từkhâu xử lý tài chính, hỗ trợ tái cấu trúc vốn trước và sau khi chuyển đổi, địnhgiá doanh nghiệp và định giá chứng khoán phát hành, tư vấn cổ phần hóa cácdoanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 Tư vấn tài chính doanh nghiệp: Phân tích đánh giá tình hình và tư vấntái cấu trúc tài chính doanh nghiệp, tư vấn nâng cao năng lực quản trị tàichính nhằm đảm tình hình tài chính hiệu quả và lành mạnh

 Tư vấn phát hành: Thực hiện tái cấu trúc vốn, xác định nhu cầu hợp lý

và xây dựng phương án phát hành, định giá và lập hồ sơ phát hành theo đúngquy định pháp luật, đại lý và/hoặc bảo lãnh phát hành

Trang 32

 Tư vấn niêm yết: Thực hiện các thủ tục cần thiết để đưa các chứngkhoán có đủ điều kiện vào đăng ký và giao dịch trên thị trường chứng khoán,bao gồm các công việc như: Tư vấn xây dựng điều lệ hoạt động, tư vấn hoànthiện các yêu cầu hiện hành về tài chính, cổ đông, xây dựng bản cáo bạch,nộp hồ sơ và giải trình theo yêu cầu của TTGDCK, thực hiện lưu ký chứngkhoán và tổ chức phiên giao dịch đầu tiên, tư vấn xây dựng các quy trình công

bố thông tin nội bộ

 Tư vấn quản trị doanh nghiệp: Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt độngcủa doanh nghiệp, các quy chế điều chỉnh hoạt động của HĐQT, Ban Giámđốc, BKS và các quy chế khác của công ty cổ phần, quy trình công bố thôngtin đại chúng

 Tư vấn M&A : Phân tích tình hình tài chính chiến lược của khách hàng,

tư vấn lựa chọn hoạt động M&A phù hợp với doanh nghiệp , xây dựng lộtrình M&A tổng thể , tư vấn tìm kiếm đối tác phù hợp với từng mục tiêuM&A đề ra, tư vấn xây dưng lộ trình chi tiết và thực hiện , định giá doanhnghiệp, phân tích những lợi ích từ M&A cũng như những khó khăn , tư vấntrong quá trình đàm phán M&A , tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan đến quátrình M&A, thực hiện các tư vấn hậu M&A

1.2.5.2 Tư vấn đầu tư chứng khoán

Là việc các chuyên viên tư vấn sử dụng kiến thức chuyên môn của mình

để tư vấn cho nhà đầu tư về thời điểm mua bán chứng khoán, loại chứngkhoán mua bán, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướnggiá cả Đây là hoạt động phổ biến trên thị trường thứ cấp, diễn ra hàng ngày,hàng giờ với nhiều hình thức khác nhau Việc tư vấn có thể bằng lời nói, hoặc

có thể thông qua những bản tin, các báo cáo phân tích, khách hàng có thể gặp

gỡ nhà tư vấn hoặc thông qua các phương tiện truyền thông như điện thoại,

Trang 33

fax để nhờ tư vấn trực tiếp hoặc có thể gián tiếp thông qua các báo cáo phântích, các ấn phẩm mà nhà tư vấn phát hành.

Nhà tư vấn phải luôn là người thận trọng khi đưa ra những lời bình luận,những báo cáo phân tích của mình về giá trị các loại chứng khoán, vì nhữngphát ngôn của các chuyên viên tư vấn có tác động rất lớn đến tâm lý của cácnhà đầu tư và thường dễ có thể trở thành lời tiên đoán, định hướng cho toàn

bộ thị trường Bởi vì các nhà đầu tư tin rằng các nhà tư vấn là những chuyêngia trong lĩnh vực này, họ có nhiều thông tin và kiến thức hơn những ngườikhác và họ có thể đánh giá tình hình chính xác hơn.Điều đó có thể mang lạilợi nhuận cho người được tư vấn nhưng cũng có thể gây thiệt hại cho họ vàlàm ảnh hưởng đến TTCK

1.3 Hiệu quả hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán.

1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động tư vấn.

Hiệu quả hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói của mọingười là “Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại”

Xét trên góc độ kinh tế thì hiệu quả được hiểu là “Mối quan hệ giữa đầuvào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ, có thể được đolường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi làhiệu quả kinh tế Khái niệm hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn

để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào”

Từ khái niệm khái quát trên, có thể hình thành công thức biễu diễn kháiquát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:

H = K/C.

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K

là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ

để đạt được kết quả đó Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả

Trang 34

kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữakết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực

ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế Theo quan niệm như thế hoàntoàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổikhông ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc

độ biến động khác nhau của chúng

Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế củahoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quảkinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng củacác hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (laođộng, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mụctiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp –mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế đã trình bày ở trên có thể hiểu Hiệu quảhoạt động tư vấn của CTCK là một khái niệm biểu hiện mối quan hệ giữa cácnguồn lực cho trước hữu hạn (nguồn vốn kinh doanh, nguồn nhân lực, cơ sởvật chất…) của CTCK với chất lượng của dịch vụ đầu ra (hoạt động tư vấncho khách hàng) Hiệu quả hoạt động tư vấn được sử dụng làm tiêu chuẩn đểđánh giá xem CTCK đã phân bổ nguồn lực của mình tốt đến như thế nào Khinói đến hiệu quả hoạt động tư vấn, chúng ta thường xem xét liệu các chuyênviên tư vấn của CTCK có thực hiện tốt công việc tư vấn cho khách hàng haykhông, khách hàng có cảm thấy hài lòng với những lời khuyên, lời tư vấn đókhông, và điều quan trọng là hoạt động này phải đảm bảo lợi ích cho cả chủthể tư vấn là CTCK lẫn chủ thể được tư vấn là khách hàng

Để có được một cái nhìn chính xác, toàn diện về hiệu quả hoạt động tưvấn cũng như hoạt động kinh doanh của CTCK nói chung, ta cần phải dựa

Trang 35

vào những dữ liệu về tình hình hoạt động của công ty như bản cân đối kếtoán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ… Hiệu quảhoạt động tư vấn của CTCK chịu tác động của rất nhiều nhân tố và được phảnánh thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn.

1.3.2.1 Doanh thu hoạt động tư vấn

Doanh thu hoạt động tư vấn cho khách hàng của CTCK là toàn bộ số tiền màcông ty thu được khi thực hiện một hợp đồng tư vấn Mức phí tư vấn cũng đượcxác định tùy thuộc vào loại hình tư vấn, ví dụ mức phí tư vấn cho hoạt động bánđấu giá cổ phần không được vượt quá 10% chi phí cổ phần hóa Doanh thu củahoạt động tư vấn được xác định bằng tổng thu nhập CTCK thu được từ hoạtđộng tư vấn của mình, thông thường là các khoản phí tư vấn

Khi có nhiều khách hàng tìm đến để được tư vấn, CTCK sẽ có đượcnhiều hợp đồng tư vấn, doanh thu hoạt động tư vấn sẽ tăng lên Ngược lại khinhu cầu được tư vấn của khách hàng là ít, số lượng hợp đồng tư vấn sẽ khôngnhiều, từ đó doanh thu hoạt động tư vấn sẽ giảm xuống Như vậy, doanh thuhoạt động tư vấn phản ánh hiệu quả tư vấn của CTCK Một CTCK có doanhthu hoạt động tư vấn cao và tăng đều qua các năm thì có thể coi hoạt động tưvấn của công ty đó là hiệu quả Đó cũng chính là một trong những cơ sở đểtiến hành phát triển và mở rộng hoạt động tư vấn của CTCK

1.3.2.2 Tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn trong tổng doanh thu

Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu từ hoạt động tư vấntrên tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty

Tỷ trọng doanh thu hoạt động = Doanh thu từ hoạt động tư vấn x 100

tư vấn trong tổng doanh thu ( %) Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh

Tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn trong tổng doanh thu cho biết quy môđóng góp của doanh thu hoạt động tư vấn vào tổng doanh thu của CTCK Khi

Trang 36

doanh thu từ hoạt động tư vấn tăng thì giá trị chỉ tiêu trên cũng tăng, phản ánhhiệu quả hoạt động tư vấn được nâng cao Ngược lại khi doanh thu hoạt động tưvấn giảm, tỷ trọng giảm, hoạt động tư vấn được xem là không hiệu quả.

1.3.2.3 Lợi nhuận hoạt động tư vấn

Lợi nhuận hoạt động tư vấn được hiểu là phần chênh lệch giữa tổng sốtiền thu được từ các hợp đồng tư vấn (doanh thu hoạt động tư vấn) với chi phí

mà CTCK phải bỏ ra khi thực hiện hoạt động tư vấn

Lợi nhuận hoạt động = Doanh thu hoạt động - Các chi phí để tạo ra

tư vấn tư vấn doanh thu đó

Lợi nhuận hoạt động tư vấn tăng lên khi doanh thu hoạt động tư vấn tănglên hoặc chi phí giảm đi hoặc đồng thời tăng doanh thu và giảm chi phí Tuynhiên do tư vấn là hoạt động sử dụng kiến thức và trình độ của đội ngũchuyên viên tư vấn để thực hiện tư vấn nên chi phí cho hoạt động tư vấnthường không xác định được Vì vậy, các CTCK thường sử dụng chỉ tiêudoanh thu để phản ánh hiệu quả của hoạt động tư vấn hơn là chỉ tiêu lợinhuận, hoặc nếu sử dụng thì phải kết hợp với các chỉ tiêu khác để việc đánhgiá hiệu quả mới chính xác và khách quan

1.3.2.4 Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động tư vấn trong tổng lợi nhuận

Cũng như tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn trong tổng doanh thu, tỷtrọng lợi nhuận hoạt động tư vấn trong tổng lợi nhuận cũng là một tiêu chí đểđánh giá hiệu quả của hoạt động này Một CTCK có tỷ trọng lợi nhuận hoạtđộng tư vấn tăng đều qua từng thời kỳ chứng tỏ hiệu quả hoạt động tư vấnđược nâng cao và ngược lại

Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận từ hoạt động tư vấn x 100

tư vấn trong tổng lợi nhuận LNTT của CTCK cùng thời kỳ

Trang 37

1.3.2.5 Thị phần hoạt động tư vấn.

Khi nghiên cứu hoạt động tư vấn của một CTCK, người ta thường đánhgiá hiệu quả của hoạt động này thông qua việc công ty có nhận được nhiềuhợp đồng tư vấn hay không, công ty có thực hiện tốt các hợp đồng đó không.Thị phần hoạt động tư vấn có thể hiểu là hoạt động tư vấn của công ty chiếmbao nhiêu tỷ trọng so với tổng thể trên thị trường, được biểu hiện bằng tỷ lệhợp đồng tư vấn mà công ty thực hiện so với tổng số hợp đồng tư vấn củatoàn bộ các CTCK.Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quảhoạt động tư vấn của CTCK Thị phần hoạt động tư vấn được mở rộng, sốhợp đồng tư vấn tăng lên chứng tỏ hoạt động tư vấn của công ty là hiệu quả,công ty là một tổ chức tư vấn đáng tin cậy nên mới có nhiều khách hàng tìmđến để được tư vấn

1.3.2.6 Quy trình hoạt động tư vấn

Mỗi CTCK khi thực hiện các hợp đồng tư vấn cho khách hàng đều có quytrình riêng Hoạt động tư vấn sẽ hiệu quả hơn khi CTCK tuân thủ một quytrình chính xác, hợp lý, từ đó khách hàng sẽ cảm thấy thỏa mãn và đặt trọnniềm tin vào công ty Quy trình của một hoạt động tư vấn nói chung bao gồm:Bước 1: Đánh giá doanh nghiệp

Bước 2: Thẩm định dự án đầu tư

Bước 3: Kết thúc tư vấn

Tóm lại, để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động tưvấn của CTCK phải sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau.Với việc sử dụng cácnhóm chỉ tiêu này linh hoạt và logic, hiệu quả hoạt động tư vấn của CTCK sẽđược phản ánh một cách chính xác, khách quan và đáng tin cậy

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tư vấn của CTCK.

Trang 38

1.3.3.1.Nhân tố chủ quan.

 Nguồn nhân lực

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyếtđịnh đến sự thành bại của mọi hoạt động Điều này đặc biệt càng đúng đối vớihoạt động tư vấn Đây là hoạt động cung cấp các dịch vụ với hàm lượng trithức cao nên những đòi hỏi về kiến thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

và đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu Do đó, đối với các CTCK cónguồn nhân lực dồi dào, với những nhân viên đáp ứng được những yêu cầutrên thì hoạt động tư vấn sẽ phát triển, hiệu quả được nâng cao, tạo được niềmtin cho khách hàng Từ đó, vị thế và uy tín của công ty sẽ được tăng lên vàdần trở thành tổ chức tư vấn hàng đầu

 Chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của công ty

Bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào khiđược thành lập đều phải lập ra cho mình một chiến lược kinh doanh nhất định,phù hợp với khả năng của doanh nghiệp đó và với xu thế phát triển của thịtrường Các CTCK cũng không phải là ngoại lệ Hầu hết các CTCK khi mớithành lập đều tập trung vào phát triển hoạt động môi giới vì đây là hoạt độngmang lại doanh thu chủ yếu và hoạt động này tạo ra mạng lưới khách hàng chocông ty Tuy nhiên hiện nay các CTCK đã bắt đầu khai thác,phát triển hoạtđộng tự doanh và tư vấn chứng khoán Một công ty muốn phát triển toàn diệnkhông thể chỉ chuyên sâu về một mảng hoạt động thế mạnh mà xem nhẹ, bỏqua các hoạt động khác Chiến lược kinh doanh của CTCK đối với hoạt động

tư vấn tùy thuộc vào mục tiêu khách hàng là nhà đầu tư hay tổ chức, tùy thuộcvào loại hình tư vấn là tư vấn tài chính hay tư vấn đầu tư và tùy thuộc vào hìnhthức tư vấn là tư vấn trực tiếp, gián tiếp hay ủy quyền Chính vì vậy, chiến lượckinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động tư vấn của CTCK

Trang 39

 Nguồn vốn kinh doanh.

Yếu tố vốn luôn là điều kiện đầu tiên được đưa ra xem xét khi thành lậpCTCK và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường Bởi vì cácCTCK là trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính, để tạo niềm tin nơi kháchhàng và phát triển các hoạt động một cách toàn diện thì CTCK phải có tiềm lựctài chính dồi dào, lớn mạnh Điều đó sẽ giúp cho CTCK đối mặt với nhiều khókhăn từ nền kinh tế và từ những khách hàng của mình, nâng cao hiệu quả cáchoạt động của công ty Hoạt động tư vấn là hoạt động kinh doanh chất xám nênyêu cầu về vốn không lớn như các hoạt động khác.Hiện nay vốn pháp định đểthực hiện hoạt động tư vấn chứng khoán tại Việt Nam chỉ là 10 tỷ đồng.Tuynhiên CTCK vẫn cần đầu tư vào các công cụ phục vụ cho quá trình hoạt động

và xử lí dữ liệu Công cụ càng hiện đại, phát triển sẽ giúp cho việc phân tích xử

lý dữ liệu nhanh chóng, từ đó có thể đưa ra những lời tư vấn kịp thời, chính xáccho khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn

 Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin

Ngày nay ở các nước có TTCK phát triển thì đa số các hoạt động đềuđược thực hiện qua hệ thống máy móc hiện đại Các CTCK muốn có hiệu quảhoạt động tốt cũng cần phải ứng dụng các công nghệ hiện đại Hoạt động tưvấn phụ thuộc nhiều vào khối lượng thông tin mà CTCK thu thập được bởi vìtrên cơ sơ có các thông tin thì họ mới có thể tiến hành nghiên cứu, phân tíchđược Vì vậy, nhân viên tư vấn cần có các phương tiện, máy móc nhằm hỗ trợcho họ trong quá trình làm việc

1.3.3.2 Nhân tố khách quan

 Chính sách của nhà nước

Đây là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động của CTCK.Chính sách của nhà nước không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn hay cáchoạt động của CTCK nói chung mà nó còn có tác động to lớn đối với mọi

Trang 40

ngành nghề của nền kinh tế Một chính sách hợp lý, khả thi sẽ thúc đẩy sựphát triển của TTCK cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn.Ngược lại,một chính sách lỏng lẻo và thiếu định hướng sẽ kìm hãm sự phát triển của thịtrường, làm giảm hiệu quả hoạt động của CTCK.Các chính sách luôn có độtrễ nhất định so với kết quả mà nó đem lại Chính vì vậy, việc ban hành chínhsách phải được tính toán một cách kỹ lưỡng và được thực hiện chu đáo saocho đem lại hiệu quả cao đối với sự phát triển của thị trường cũng như đối vớihoạt động của các CTCK

 Môi trường pháp luật

TTCK có tác động trực tiếp đối với nền kinh tế Một TTCK tăng trưởng

cả về quy mô và chất lượng thể hiện sự thịnh vượng của nền kinh tế, sự giàu

có của người dân và khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp Vì thếTTCK được coi như là phong vũ biểu của nền kinh tế Tuy nhiên, việc tácđộng tích cực hay tiêu cực của TTCK tới nền kinh tế tùy thuộc vào sự quản lýcủa nhà nước Nhà nước quản lý thị trường thông qua hệ thống pháp luậtnhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của TTCK Hoạt động tư vấn cũngnhư bất kỳ các hoạt động khác của CTCK đều chịu sự chi phối, quản lý, giámsát, điều chỉnh của các quy phạm pháp luật.Vì đặc thù của hoạt động tư vấnchứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm về lợi ích của khách hàng và CTCK nên dễxảy ra tranh chấp, khiếu nại Do đó cần phải có những quy định pháp lý chặtchẽ để hạn chế xung đột lợi ích giữa hai bên, đòi hỏi các bên liên quan phảithực hiện đúng quy định Sự hoàn thiện các văn bản pháp luật, sự chặt chẽtrong các nghị định và sự mềm dẻo linh hoạt của các văn bản hướng dẫn thihành sẽ khiến cho các hoạt động của CTCK nói chung và hoạt động tư vấnnói riêng đạt được hiệu quả cao

 Sự phát triển của thị trường chứng khoán: TTCK phát triển sẽ tạo cơ sởcho mọi hoạt động của CTCK phát triển.Hoạt động tư vấn cũng không nằm

Ngày đăng: 01/07/2015, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w