0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Đại cương về quá trình hình thành phôi vị

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VÀ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở LƯỠNG CƯ CHIM THÚ (Trang 38 -38 )

1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phôi vị.

Sự di chuyển của các tế bào trong quá trình hình thành phôi vị phụ thuộc vào số l ượng tế bào được hình thành trong quá trình tạo phôi nang. Số luợng noãn hoàng có trong trứng cũng ảnh

hưởng đến sự di chuyển của tế bào trong quá trình phôi vị hóa. Những tế bào nằm ở cực thực vật của trứng (nơi tập trung nhiều noãn hoàng) thường di chuyển chậm hơn các tế bào ở cực động vật.

1.2. Cơ chế phân tử và tế bào của sự di chuyển trong quátrình tạo phôi vị. trình tạo phôi vị.

Các cơ chế dẫn đến sự tái sắp xếp của tế bào trong quá trình tạo phôi vị là những thay đổi trong tính kết dính, tính linh động và hình dạng của tế bào.

Tính kết dính giữa các tế bào và giữa tế bào với dịch ngoại bào là do sự tương tác giữa các protein trên bề mặt tế bào. Nbững thay đổi của các protein này sẽ xác định cả sức kết dính và tính đặc thù của chúng. Đáng chú ý nhất là các protein thuộc lớp cadherin. Cadherin có thể gắn với cadherin tương đồng trên màng các tế bào khác cũng như có thể tương tác với bộ xương tế bào thông qua cầu nối tế bào chất với B-catenin trong tế bào. Sự kết dính tế bào với dịch ngoại bào do tác động của một protein khác là integrin. Chất

này tương tác với các protein của dịch ngoại bào như collagen, fibronectin, laminin, tenascin và proteoglycan.

Các protein của bộ xương tế bào như các vi sợi (actin) và các vi ống (tubulin) giữ vai trò chính trong sự thay đổi tính linh động và hình dạng tế bào. Các vi sợi actin đuợc tổ chức thành các bó và mạng lưới ba chiều nằm bên dưới màng nguyên sinh. Chúng tương tác với myosin và hoạt động giống như cơ. Nồng độ cục bộ của mạng lưới actin trong lớp vỏ gây ra sự thay đổi hình dạng tế bào. Tương tự, các chuyển động của tế bào là do sự kéo dài tế bào chất tạo thành giả túc dạng sợi (filopodia) và giả túc dạng phiến 9lamellipodia). Chúng có các bó actin/myosin, khi co rút sẽ làm cho các tế bào di chuyển.

Sự lõm vào (invagination): sự gấp nếp của một vùng tế bào, giống như sự lõm vào của một quả bóng cao su mềm khi dùng ngón tay để ấn, tạo nên nội bì. Vd: Nội bì của Cầu gai.

Sự cuộn vào (involution): lớp tế bào bên ngoài lan ra và di chuyển về phía trong, bao phủ bề mặt bên trong. Vd: Trung bì của

Sự di nhập (ingression): sự di cư của một nhóm nhỏ tế bào từ lớp bề mặt đi vào bên trong phôi, tạo nên trung bì. Vd: Trung bì của Cầu gai, nguyên bào thần kinh của ruồi giấm.

Sự lan phủ (epiboly): sự di chuyển của tấm biểu mô (thường là của các tế bào ngoại bì), lan ra và bao phủ các lớp tế bào bên trong của phôi, tạo nên ngoại bì. Vd: Sự thành lập ngoại bì của Cầu gai, lưỡng thê.

Sự tách lớp (delamination): Sự tách lớp một tế bào thành 2 hoặc nhiều tấm song song. Vd: Sự thành lập nội phôi bì của chim

và thú.

1.4. Sự hình thành trục cơ thể.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất của sự phát triển là sự thành lập các trục phôi. Phôi phải phát triển ba trục rất quan trọng cho sự hình thành cơ thể: trục trước-sau (anteroposterior), trục lưng-bụng (doroventral axis) và trục trái-phải (right-left axis).

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VÀ NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ Ở LƯỠNG CƯ CHIM THÚ (Trang 38 -38 )

×