Kiểu phân cắt.

Một phần của tài liệu TÌm hiểu và nghiên cứu về sự phát triển phôi trong quá trình phát triển cá thể ở lưỡng cư chim thú (Trang 26)

Trứng của thú là trứng đẳng hoàng, luợng noãn hoàn rất ít, phân bố đều trong tế bào chất và không ảnh hưởng đến sự phân cắt.

Trứng của Lưỡng cư là trứng dị hoàng, luợng noãn hoàng nhiều và tập trung ở cực thực vật. Nhân nằm gần ở cực động vật.

Trứng của chim là trứng đoạn hoàng, noãn hoàng rất nhiều, hợp thành một khối to, nhân nằm ở rìa, xung quanh chỉ có một ít tế bào chất.

Ở Lưỡng cư, hợp tử phân cắt hoàn toàn và đối xứng tỏa tròn.

Tuy nhiên trứng lưỡng cư có nhiều noãn hoàng tập trung ở cực thực vật gây trở ngại cho sự phân cắt. Lần phân chia thứ nhất bắt đầu từ cực động vật và kéo dài từ từ xuống vùng cực thực vật. Lần phân cắt thứ hai cũng theo mặt phẳng kinh tuyến, trực giao với mặt phẳng của lần phân cắt thứ nhất và được bắt đầu khi lần phân cắt đầu vẫn còn tiếp tục ở vùng noãn hoàng của cực thực vật. Ở lần thứ 3, do cực thực vật có nhiều noãn hoàng nên mặt phẳng phân cắt là mặt phẳng xích đạo nhưng nằm chệch lên phía cực động vật. Chúng tạo thành 4 tiểu phôi bào ở cực động vật và bốn đại phôi

bào ở cực thực vật. Sự phân chia hoàn toàn nhưng không đều này đã tạo ra 2 vùng chính trong phôi: một vùng có các phôi bào nhỏ, phân chia nhanh, nằm gần cực động vật và 1 vùng có các phôi bào lớn, phân chia chậm hơn, nằm ở cực thực vật. Khi sự phân cắt tiếp tục, vùng cực động vật có rất nhiều phôi bào nhỏ trong khi vùng cực thực vật chỉ có 1 ít phôi bào lớn. Khi phôi có từ 16 đến 64 tế bào chúng được gọi là phôi dâu. Ở giai đoạn 128 tế bào, xoang phôi bắt đầu xuất hiện, hình thành phôi nang.

Ở thú, hợp tử phân cắt hoàn toàn và theo kiểu phân cắt luân

phiên, diễn ra chậm nhất trong giới động vật, khoảng 12 – 24 giờ. Trứng sau khi được phóng thích sẽ được cuốn vào buồng trứng bởi các tua viền. Sự thụ tinh xảy ra trong vùng xoang của ống dẫn trứng. Lúc này sự giảm phân được hoàn tất và lần phân cắt đầu tiên bắt đầu khoảng 1 ngày sau trong lúc các tiêm mao của ống dẫn trứng đẩy phôi về phía tử cung.

Hướng phân cắt của mỗi phôi bào không giống nhau. Lần phân cắt thứ nhất theo mặt phẳng kinh tuyến. Tuy nhiên ở lần phân cắt thứ hai một phôi bào phân chia theo mặt phẳng kinh tuyến, phôi bào còn lại phân chia theo mặt phẳng xích đạo. Sự phân chia tế bào xảy ra không đồng bộ, nghĩa là các phôi bào không chia cùng một lúc. Do đó phôi thú có số luợng phôi bào không tăng theo cấp số nhân (2-4-8...) mà thường là số lẻ. Bộ gen của hợp tử được hoạt hóa từ rất sớm (giai đoạn 2 tế bào) và tạo ra các protein cần thiết cho sự phân cắt. Khác biệt quan trọng nhất giữa sự phân cắt của trứng thú so với các kiểu phân cắt khác là sự nén. Phôi bào

của chuột ở giai đoạn 8 tế bào lúc đầu sắp xếp rất lỏng lẻo, có nhiều khoảng trống nhưng sau đó chúng đột ngột xếp khít lại tạo thành một khối cầu được nén chặt. Các tế bào trong khối cầu tạo thành các khoảng trống giữa chúng, cho phép các phân tử nhỏ và các ion đi qua. Các tế bào của phôi đã nén tiếp tục phân chia tạo thành phôi dâu gồm 16 tế bào. Phôi dâu có 1 nhóm nhỏ các tế bào bên trong được bao quanh bởi 1 nhóm tế bào bên ngoài. Ở lần phân cắt tiếp theo, các tế bào bên ngoài trở thành các tế bào của lớp dưỡng bào. Chúng không tạo ra các cấu trúc của phôi mà trở thành mô của lớp màng đệm, là một phần của nhau thai. Lớp màng đệm giúp cho bào thai nhận được oxy và chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ. Nó cũng tiết ra hoocmon và các chất điều hòa đáp ứng miễn dịch giúp cho tử cung của mẹ duy trì, không đào thải bào thai. Các tế bào bên trong tạo ra khối tế bào bên trong, về sau sẽ hình thành phôi, túi noãn hoàng, túi niệu và màng ối. Ở giai đoạn 64 tế bào, khối tế bào bên trong (khoảng 13 tế bào) và các dưỡng bào tách thành 2 lớp riêng. Đây là sự biệt hóa đầu tiên trong sự phát triển của lớp thú. Sự biệt hóa này cần thiết để phôi bám vào tử cung.

Lúc mới thành lập phôi dâu chưa có xoang. Về sau trải qua quá trình tạo xoang, các tế bào của lớp dưỡng bào tiết chất dịch vào bên trong phôi dâu để tạo thành xoang phôi. Lúc này phôi đuợc gọi là túi phôi

Trên đường phôi di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung, túi phôi phát triển to ra bên trong màng trong suốt. Màng nguyên sinh của các dưỡng bào có chứa bơm Na đối diện với xoang phôi sẽ bơm Na+ vào xoang. Sự tích tụ Na+ sẽ tạo ra một áp suất thẩm thấu hút nước vào bên trong làm xoang phôi rộng ra. Đồng thới màng

trong suốt cũng giữ cho túi phôi không dính vào thành ống dẫn trứng.

Ở chuột màng dưỡng bào tiết ra enzim strypsin tạo thành một lỗ trên màng trong suốt giúp cho túi phôi thoát ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với tử cung.. Túi phôi gắn vào niêm mạc tử cung trên 1 lớp dịch ngoại bào có chứa collagen, laminin, fibronectin, acid hyaluronic và các thụ thể sulfate heparan. Các dưởng bào tiết ra các protease như collagenase, stromelysin tiêu hủy lớp dịch ngoại bào của mô tử cung giúp cho túi phôi vùi sâu vào thành tử cung.

Ở chim, hợp tử phân cắt không hoàn toàn và theo kiểu phân

cắt hình đĩa. Sự thụ tinh của trứng gà xảy ra trong ống dẫn trứng, trước khi lòng trắng và vỏ được tiết ra chung quanh trứng. Sự phân cắt chỉ xảy ra trên đĩa phôi. Rãnh phân cắt lần thứ nhất xuất hiện ở trung tâm đĩa phôi và những lần phân cắt tiếp theo không đi qua tế bào chất của noãn hoàng nên các tế bào được tạo ra xếp liên tục nhau thành một lớp phôi bì nằm trên noãn hoàng.

Sau đó sự phân cắt xảy ra theo mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng đứng chia phôi bì thành một mô dày có từ 5 đến 6 lớp tế

bào. Những tế bào này liên kết với nhau rất chặt. Giữa phôi bì và noãn hoàng là 1 xoang gọi là xoang dưới đĩa mầm. Xoang này được tạo thành do các tế bào phôi bì hấp thụ chất dịch từ lòng trắng và tiết vào khoảng giữa phôi bì với noãn hoàng. Ở giai đoạn này các tế bào deep cell ở trung tâm của phôi bì được tách ra và chết, tạo thành một lớp tế bào dày gọi là vùng trong suốt. Vùng này về sau tạo ra hầu hết các thành phần của phôi. Các tế bào ở vòng bao phía ngoài của phôi bì tạo thành vùng đục. Giữa 2 vùng này là một lớp tế bào mỏng gọi là vùng giáp ranh.

Một phần của tài liệu TÌm hiểu và nghiên cứu về sự phát triển phôi trong quá trình phát triển cá thể ở lưỡng cư chim thú (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w