giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB
Trang 1MỤC LỤC
Trang bìa ……… i
Lời cam đoan ……… ii
Mục lục ………iii
Danh mục các chữ viết tắt……….vii
Danh mục các bảng……… viii
Danh mục các hình……… i
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nội dung khái quát của luận văn 2
CHƯƠNG I 3
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1 Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán 3
1.1.1 Khái niệm, mô hình tổ chức của công ty chứng khoán 3
1.1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán 3
1.1.1.2 Mô hình tổ chức của công ty chứng khoán 4
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 5
1.1.2.1 Hoạt động môi giới chứng khoán 5
1.1.2.2 Hoạt động tự doanh chứng khoán 6
1.1.2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán 6
Trang 21.1.2.4 Hoạt động tư vấn 7
1.1.2.5 Hoạt động quản lý danh mục đầu tư 7
1.1.2.6 Các hoạt động khác 7
1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán 8
1.2 Hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán 10
1.2.1 Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán 10
1.2.1.1 Khái niệm 10
1.2.1.2 Phân loại tư vấn đầu tư 11
1.2.2 Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 12
1.2.2.1 Khái niệm tư vấn tài chính doanh nghiệp 12
1.2.2.2 Nội dung của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp 13
1.2.2.3 Quy trình hoạt động tư vấn 15
1.3 Hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty chứng khoán 16
1.3.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động tư vấn 16
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn 17
1.3.2.1 Doanh thu hoạt động tư vấn 17
1.3.2.2 Thị phần hoạt động tư vấn của công ty trên thị trường 17
1.3.2.3 Chi phí của hoạt động tư vấn 18
1.3.2.4 Lợi nhuận hoạt động tư vấn 18
1.3.2.5 Tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn trên tổng doanh thu 19
1.3.2.6 Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động tư vấn trên tổng lợi nhuận 19
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán 20
1.3.3.1 Nhân tố chủ quan 20
1.3.3.2 Nhân tố khách quan 22
CHƯƠNG II 25
Trang 3THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB 25
2.1 Khái quát về cồng ty cổ phần chứng khoán MB 25
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán MB 25 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 27
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động tư vấn của công ty cổ phần chứng khoán MB trong những năm qua 31
2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh ở công ty cổ phần chứng khoán MB trong những năm qua 31
2.2.2 Thực trang và hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB 37
2.2.2.1 Thực trạng hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB…… ……….37
2.2.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB 44
CHƯƠNG III 55
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB 55
3.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và của công ty cổ phần chứng khoán MB 55
3.1.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 55
3.1.2 Định hướng của công ty cổ phần chứng khoán MB 57
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty cổ phần chứng khoán MB 58
3.2.1 Nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn 58
3.2.2 Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện và hợp lý 59
3.2.3 Tăng cường hoạt động Marketing 62
Trang 43.2.4 Nâng cao năng lực tài chính 63
3.2.5 Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tư vấn 64
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay có hàng trăm cách đầu tư để tìm lợi nhuận cao nhất từ những sốvốn nhỏ nhất Phần lớn những cách đầu tư tạo vốn đơn giản và có hiệu quả nhấtđuợc thực hiện thông qua thị truờng chứng khoán.Thị truờng chứng khoán làmột định chế tài chính đặc trưng của cơ chế kinh tế thị truờng Để có một thịtruờng chứng khoán hoạt động lành mạnh và hiệu quả, đòi hỏi phải có sựkết hợp của nhiều yếu tố, trong đó các thành viên tham gia thị truờng chiếmmột vai trò quan trọng Một trong những thành viên đó là các công tychứng khoán
Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam đang có 105 công tychứng khoán hoạt động trong đó Công ty cổ phần chứng khoán MB là 1trong 10 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam với mức vốn điều lệ lênđến 1200 tỷ đồng và được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho phép thựchiện các hoạt động: môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính và tư vấn đầu
tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán , bảo lãnh phát hành chứng khoán,lưu ký chứng khoán Trong tất cả các hoạt động trên hoạt động tư vấn lànghiệp vụ được công ty tập trung phát triển trong những năm gần đâynhưng doanh thu còn thấp và chưa phát huy được hết tiềm năng
Cùng với nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại công ty cổ phầnchứng khoán MB và dựa trên sự tìm hiểu về hoạt động tư vấn, em đã chọn
đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại Công ty cổ phần chứng khoán MB”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 6- Hệ thống các vấn đề lý luận về hoạt động tư vấn tài chính và tư vấnđầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Đánh giá, phân tích thực trạng về hoạt động tư vấn tại Công ty cổphần chứng khoán MB
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấntại Công ty cổ phần chứng khoán MB
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tư vấn của Công ty cổ phầnchứng khoán MB
- Phạm vi nghiên cứu là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổphần chứng khoán MB trong 3 năm 2010, 2011, 2012
4 Nội dung khái quát của luận văn
Phần nội dung chính gồm 3 chương:
- Chương I: Công ty chứng khoán và hiệu quả hoạt động tư vấn tạicông ty chứng khoán
- Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động
tư vấn tại Công ty cổ phần chứng khoán MB
- Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tại Công
ty cổ phần chứng khoán MB
Trang 7CHƯƠNG I CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ
VẤN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1 Những vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán
1.1.1.Khái niệm, mô hình tổ chức của công ty chứng khoán
1.1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán
Căn cứ theo Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoánban hành kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/42007 của Bộtrưởng Bộ tài chính, công ty chứng khoán được định nghĩa như sau:
Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinhdoanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môigiới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán,
tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn tài chính…
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian, được thànhlập khi có sự chấp thuận của Ủy ban chứng khoán Nhà nước Để được cấpgiấy phép thành lập và hoạt động, công ty chứng khoán phải đảm bảo yêucầu về quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu 1 năm, trong đó diện tích làmsàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150m2; có đầy đủ cơ sở vật chất,
kỹ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh bao gồm: sàn giao dịch phục vụkhách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thựchiện hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin đểcông bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho két bảo quản chứng từ giaodịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tựdoanh chứng khoán; đáp ứng mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh
Trang 8Đóng vai trò là tổ chức tài chính trung gian, công ty chứng khoán gópphần thúc đẩy sự pháp triển của nền kinh tế nói chung và của thị trườngchứng khoán nói riêng Thông qua các công ty chứng khoán, các cổ phiếu
và trái phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán, qua đó một lượngvốn khổng lồ được đưa vào đầu tư từ việc tập hợp những nguồn vốn nhỏ lẻtrong công chúng
1.1.1.2 Mô hình tổ chức của công ty chứng khoán
- Mô hình công ty đa năng
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách làchủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh ngoại tệ Mô hìnhnày được chia thành 2 loại:
+ Loại đa năng 1 phần: các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoánphải lập công ty độc lập hoạt động tách rời
+ Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh chứngkhoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ
Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vựckinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung và cókhả năng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán Mặt khác,ngân hàng sẽ tận dụng được thế mạnh chuyên môn và vốn để kinh doanhchứng khoán
Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ 1 số hạn chế như: không pháttriển được thị trường cổ phiếu vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ vàthích hoạt động cho vay hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu.Đồng thời, các ngân hàng cũng dễ gây lũng đoạn thị trường và các biếnđộng trên thị trường chứng khoán nếu có, sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt động
Trang 9kinh doanh tiền tệ của ngân hàng do không tách bạch giữa 2 loại hình kinhdoanh này.
- Mô hình công ty chuyên doanh
Theo mô hình này, hoạt động chuyên doanh chứng khoán sẽ do cáccông ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận,các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán
Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng: giảm rủi
ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán kinhdoanh chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán
1.1.2.Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
1.1.2.1 Hoạt động môi giới chứng khoán
Là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoánđứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chếgiao dịch trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chínhkhách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch đó Ngườimôi giới chỉ thực hiện theo lệnh của khách hàng để hưởng phí hoa hồng, họkhông phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó
Với tư cách là người môi giới, ngoài việc tiến hành giao dịch theo chỉthị của khách hàng, công ty chứng khoán thường cung ứng các dịch vụ tiệních khác:
+ Quản lý tài khoản tiền gửi và tài khoản chứng khoán cho kháchhàng
+ Quản lý các lệnh giao dịch cho khách hàng
+ Vận hành các đầu mối thông tin và tư vấn cho khách hàng về đầu tưchứng khoán
Trang 101.1.2.2 Hoạt động tự doanh chứng khoán
Là hoạt động mua, bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợinhuận từ việc đầu tư chứng khoán mang lại như chênh lệch giá, cổ tức, lãitrái phiếu và các quyền khác kèm theo việc sở hữu chứng khoán
Hoạt động tự doanh công ty phải chịu trách nhiệm với quyết định củamình, tự gánh chịu rủi ro từ quyết định mua bán chứng khoán của mình.Hoạt động này thường song hành với hoạt động môi giới Vì vậy khi thựchiện 2 hoạt động này có thể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa công ty chứngkhoán và khách hàng.Để tránh trường hợp này thông thường các thị trườngđều có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiệnlệnh của công ty chứng khoán
Đối với 1 số thị trường, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoánđược gắn liền với hoạt động tạo lập thị trường Các công ty chứng khoánđược thực hiện nghiệp vụ tự doanh thông qua việc mua bán trên thị trườngvới vai trò định hướng và điều tiết hoạt động của thị trường, góp phần bình
ổn giá cả trên thị trường
1.1.2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
Là cam kết giữa tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức phát hành vềviệc sẽ bán hết hoặc bán 1 phần số lượng chứng khoán dự định phát hành.Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giỏi
về chứng khoán, am hiểu thị trường và có năng lực tài chính Họ thường có
1 mạng lưới bán hàng rộng khắp để đảm bảo cho đợt phát hành thành công
Vì vậy thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành rủi ro của đợt phát hành sẽgiảm Cung ứng dịch vụ này cho khách hàng, công ty chứng khoán được
Trang 11nhận tiền hoa hồng bảo lãnh Tiền hoa hồng bảo lãnh được xác định theothỏa thuận giữa nhà phát hành với nhà bảo lãnh.
1.1.2.4 Hoạt động tư vấn
Tư vấn là đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thựchiện 1 số công việc mang tính chất dịch vụ cho khách hàng Hoạt động tưvấn tại công ty chứng khoán chia thành 2 mảng tư vấn tài chính và tư vấnđầu tư chứng khoán
Tư vấn tài chính gồm các hoạt động tư vấn phát hành chứng khoán, tưvấn niêm yết chứng khoán, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A), tư vấn cổphân hóa doanh nghiệp, tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp…
Tư vấn đầu tư chứng khoán là hoạt động phân tích, dự báo các dữ liệu
về lĩnh vực chứng khoán, từ đó đưa các lời khuyên cho khách hàng
1.1.2.5 Hoạt động quản lý danh mục đầu tư
Là xây dựng một danh mục chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng tôtnhất nhu cầu của chủ đầu tư và sau đó thực hiện việc điều chỉnh danh mụcnày nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Cũng có thể hiểu quản lý danh mục đầu tư là quá trình nghiên cứu, lựachọn cách thức kết hợp các loại chứng khoán riêng lẻ với các mức bù rủi rokhác nhau vào 1 danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro đầu tư hoặc để tănglợi nhuận kỳ vọng cho danh mục đầu tư mà không làm tăng rủi ro tươngứng
1.1.2.6 Các hoạt động khác
Ngoài các hoạt động nêu trên công ty chứng khoán còn có thể thựchiện các hoạt động khác như: lưu ký chứng khoán, tín dụng chứng khoán
Trang 12Lưu ký chứng khoán: là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi,bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện cácquyền của mình đối với chứng khoán như quyền bỏ phiếu, quyền nhận lãi,gốc trái phiếu, quyền nhận cổ phiếu thường, cổ tức bằng cổ phiếu bằng tiền,quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổphiếu.
Tín dụng chứng khoán gồm các dịch vụ như: giao dịch ký quỹ, chovay cầm cố chứng khoán, nghiệp vụ Repo chứng khoán, cho vay ứng trướctiền bán chứng khoán, dịch vụ cho vay ứng trước tiền cổ tức
1.1.3.Vai trò của công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán
Khi doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứngkhoán, doanh nghiệp không thể tự đi bán số lượng chứng khoán mà doanhnghiệp phát hành Do không có trình độ chuyên nghiệp trong lĩnh vực nàynên họ cần có một đội ngũ có chuyên môn trong lĩnh vực này thực hiện cho
họ Tương tự như vậy, các nhà đầu tư không thể tự đến sở giao dịch chứngkhoán để mua bán vì họ không có chuyên môn, không hiểu quy tắc nghềnghiệp và với quá đông các nhà đầu tư, việc mua bán sẽ trở nên lộn xộn Dovậy các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm tới công ty chứng khoán để thực hiệnnhiệm vụ này cho họ Công ty chứng khoán có vai trò rất quan trọng trên thịtrường chứng khoán
- Vai trò huy động vốn
Công ty chứng khoán là 1 trong những trung gian tài chính có chứcnăng huy động vốn Hay nói cách khác công ty chứng khoán có vai trò làmchiếc cầu nối và là kênh dẫn cho vốn chảy từ 1 hay 1 số bộ phận nào đó củanền kinh tế có vốn nhàn rỗi đến các bộ phận nào đó của nền kinh tế đang
Trang 13thiếu vốn Các công ty chứng khoán thường đảm nhận vai trò này qua cáchoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán.
- Vai trò hình thành giá cả chứng khoán
Trên thị trường sơ cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hànhchứng khoán cho các tổ chức phát hành, công ty chứng khoán thực hiện vaitrò hình thành giá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổchức phát hành mức giá phát hành hợp lý đối với các chứng khoán trongđợt phát hành Thông thường mức giá phát hành thường do các công tychứng khoán xác định trên cở sở tiếp xúc, tìm hiểu và thỏa thuận với cácnhà đầu tư tiềm năng lớn trong đợt phát hành đó và tư vấn cho tổ chức pháthành
Trên thị trường thứ cấp, dù là thị trường đấu lệnh hay thị trường đấugiá, công ty chứng khoán luôn có vai trò giúp các nhà đầu tư đánh giá đúngthực tế và chính xác về giá trị các khoản đầu tư của mình
Công ty chứng khoán còn có chức năng quan trọng là can thiệp trên thịtrường, góp phần điều tiết giá cả chứng khoán Theo quy định của các nước,công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định của mình đểmua bán chứng khoán vào khi giá trên thị trường chứng khoán đang giảm
và bán ra khi giá trên thị trường chứng khoán đang cao
- Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán
Các nhà đầu tư luôn muốn có được khả năng chuyển tiền mặt thànhchứng khoán và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Các công
ty chứng khoán đảm nhận chức năng này, giúp cho nhà đầu tư ít phải chịu
Trang 14thiệt hại khi đầu tư Trong hầu hết các nghiệp vụ đầu tư ở Sở giao dịchchứng khoán và thị trường phi tập trung, một nhà đầu tư có thể hàng ngàychuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà không phải chịuthiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình (ít nhất cũng khôngthiệt hại do cơ chế giao dịch gây nên) Nói cách khác, có thể có một số nhân
tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, chẳng hạn như tin đồn về mộtvấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu tư nói chungkhông giảm đi do cơ chế giao dịch của thị trường
- Thực hiện tư vấn đầu tư
Các công ty chứng khoán không chỉ thực hiện mệnh lệnh của kháchhàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việcnghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và các
cá nhân đầu tư Dịch vụ tư vấn có thể gồm:
+ Thu nhập thông tin phục vụ cho mục đích của khách hàng
+ Cung cấp thông tin về các khả năng đầu tư khác nhau cũng như triểnvọng ngán và dài hạn của các khoản đầu tư đó trong tương lai
+ Cung cấp thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ cóliên quan đến các khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc
1.2 Hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán
1.2.1.Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
1.2.1.1 Khái niệm
Trang 15Tư vấn đầu tư chứng khoán là các hoạt động tư vấn liên quan đếnchứng khoán hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích, đưa ra lờikhuyên có liên quan đến chứng khoán hoặc thực hiện 1 số công việc có tínhchất dịch vụ cho khách hàng
Theo luật chứng khoán của Việt Nam ban hành ngày 29/6/2006 thì tưvấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán cung cấp cho nhà đầu
tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quanđến chứng khoán
Nhà tư vấn phải luôn là người thận trọng khi đưa ra những lời bìnhluận, những báo cáo phân tích của mình về giá trị các loại chứng khoán, vìnhững phát ngôn của các chuyên viên tư vấn có tác động rất lớn đến tâm lýcủa các nhà đầu tư và thường dễ có thể trở thành lời tiên đoán, định hướngcho toàn bộ thị trường Bởi vì các nhà đầu tư tin rằng các nhà tư vấn lànhững chuyên gia trong lĩnh vực này, họ có nhiều thông tin và kiến thứchơn những người khác và họ có thể đánh giá tình hình chính xác hơn Điều
đó có thể mang lại lợi nhuận cho người được tư vấn nhưng cũng có thể gâythiệt hại cho họ và làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
1.2.1.2 Phân loại tư vấn đầu tư
- Theo hình thức tư vấn
+ Tư vấn trực tiếp: khách hàng gặp gỡ trực tiếp nhà tư vấn
+ Tư vấn gián tiếp thông qua các ấn phẩm, phương tiện truyền thông
- Theo mức độ ủy quyền của tư vấn
+ Tư vấn gợi ý: nhà đầu tư chỉ nêu lên ý kiến của mình, gợi ý chokhách hàng và quyền quyết định ở phía khách hàng
Trang 16+ Tư vấn ủy quyền: nhà tư vấn được ủy quyền và quyết định hộ kháchhàng.
- Theo đối tượng tư vấn
+ Tư vấn cho tổ chức phát hành ở cả việc phân tích tình hình tài chính,
đánh giá giá trị doanh nghiệp, giúp cơ cấu lại vốn…
+ Tư vấn đầu tư: tư vấn cho nhà đầu tư về quyết định đầu tư chứngkhoán
1.2.2.Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm tư vấn tài chính doanh nghiệp
Trên thị trường chứng khoán luôn xuất hiện hai chủ thể, một chủ thể làcác công ty cần huy động vốn phát triển kinh doanh, đồng thời cũng luônxuất hiện một chủ thể khác là các nhà đầu tư có thừa vốn muốn đầu tư dàihạn hoặc mua bán ngắn hạn tìm kiếm chênh lệch giá Tuy nhiên 2 chủ thểnày không phải lúc nào cũng có đầy đủ kiến thức về chứng khoán, các công
ty cần phát hành cổ phiếu để huy động vốn nhưng lại không biết các thủ tụcxin phép phát hành, cũng như một nhà đầu tư có dư tiền mặt muốn đầu tưvào chứng khoán nhưng lại không biết cách chọn lựa những công ty tốtcũng như những thời điểm để mua chúng Chính vì điều này, một đòi hỏicấp thiết của thị trường chứng khoán là cần có những công ty chứng khoánlàm nhiệm vụ tư vấn, giúp đỡ về chuyên môn cho các chủ thể tham gia thịtrường
Có thể hiểu “tư vấn tài chính doanh nghiệp thực chất là 1 dịch vụ tư
vấn của công ty chứng khoán, theo đó các công ty chứng khoán cung cấp cho khách hàng các loại hình tư vấn sau: tư vấn cổ phần hóa, tư vấn phát
Trang 17hành chứng khoán, tư vấn niêm yết chứng khoán, tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A)”.
1.2.2.2 Nội dung của hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp
Gồm các nghiệp vụ chính sau:
- Tư vấn cổ phần hóa: Tư vấn cổ phần hóa là việc chuyển công ty với
các loại hình sở hữu khác nhau thành công ty cổ phần, như chuyển từ công
ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, chuyển từ doanh nghiệp Nhànước sang công ty cổ phần, chuyển từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài sang công ty cổ phần
Nội dung:
+ Tư vấn xác định thời điểm và hình thức cổ phần hóa
+ Tư vấn xử lý tài chính và định giá doanh nghiệp
+ Tư vấn xác định phương thức bán cổ phần và làm đại lý phân phối.+ Tư vấn hoàn thành các thủ tực và hồ sơ cổ phần hóa
+ Tư vấn xây dựng cơ cấu vốn doanh nghiệp
+ Tư vấn xây dựng cơ chế quản trị công ty
- Tư vấn phát hành chứng khoán: Đây là việc các công ty chứng khoán
thực hiện các công việc hỗ trợ cho việc phát hành chứng khoán của tổ chứcphát hành Việc tư vấn phát hành diễn ra khi công ty muốn huy động vốn.Thông thường các công ty tư vấn cũng đóng vai trò là nhà bảo lãnh pháthành cho đợt phát hành đó Lời tư vấn của công ty chứng khoán sẽ phụthuộc vào tính hình thực tế của doanh nghiệp bảo đảm cho đợt phát hànhthành công Căn cứ vào cơ cấu vốn tối ưu của tổ chức phát hành để quyếtđịnh tăng vốn nợ hay tăng vốn chủ, hay nói cách khác sẽ phát hành cổ phiếuhay trái phiếu
Trang 18- Tư vấn niêm yết chứng khoán
Đối với hoạt động này, công ty tư vấn giúp các công ty cổ phần có đủnhững yêu cầu theo quy định lập hồ sơ xin phép Ủy ban chứng khoán Nhànước niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc Sởgiao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời khi chứng khoánniêm yết phải được đăng ký tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trungtâm lưu ký chứng khoán Công ty chứng khoán sẽ đăng ký giúp công ty cổphần về chứng khoán và người sở hữu chứng khoán cũng như đăng kýchuyển quyền sở hữu chứng khoán
- Tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Công ty chứng khoán sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc tài chínhtối ưu nhằm tạo nên chi phí vốn thấp nhất và đem lại giá trị thặng dư lớnnhất cho doanh nghiệp Các nhà tư vấn chứng khoán luôn được đánh giá làcác chuyên gia trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Theo
đó, nhân viên tư vấn sẽ xây dựng nên 1 phương án tài chính cho doanhnghiệp trong hiện tại và tương lai Hoạt động này rất cần thiết, bởi kết cấunguồn vốn có hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp rất quan tâm đến hoạt động nàycủa công ty chứng khoán đặc biệt là các công ty mới thành lập, chuẩn bịbước vào quá trình sản xuất kinh doanh
- Tư vấn mua bán sáp nhập (M&A)
Sáp nhập là việc 1 công ty (gọi là công ty đi mua hay công ty thâutóm) giành quyền kiểm soát toàn bộ 1 công ty khác (công ty bị mua haycông ty bị thâu tóm) Kết thúc quá trình sáp nhập, công ty mua giữ nguyêntên và loại hình kinh doanh, trong khi đó công ty bị mua sẽ chấm dứt hoạt
Trang 19động của mình và toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp củacông ty bị mua được chuyển giao cho công ty mua Công ty chứng khoán sẽgiúp các doanh nghiệp từ cơ sở pháp lý đến quá trình thực hiện hoạt độngnày Hoạt động này không có sự tư vấn, doanh nghiệp không nắm rõ luật,không có bước đi cụ thể, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sẽ bị động vàdoanh nghiệp mới hình thành hoạt động sẽ không hiệu quả.
Ngoài các nghiệp vụ nêu trên còn có các nghiệp vụ khác như: tư vấnbán đấu giá cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi loại hìnhdoanh nghiệp…
1.2.2.3 Quy trình hoạt động tư vấn
Mỗi công ty chứng khoán khi thực hiện hợp đồng tư vấn cho kháchhàng đều có quy trình riêng Chẳng hạn khi thực hiện tư vấn, có nhữngbước sẽ được công ty chứng khoán này thực hiện trước nhưng lại đượccông ty khác thực hiện sau Bên cạnh đó ứng với mỗi loại hoạt động tư vấn
là 1 quy trình tư vấn riêng ví dụ như quy trình tư vấn cổ phần hóa doanhnghiệp không thể giống quy trình mua bán sáp nhập (M&A)
Các công ty sẽ tự chuẩn hóa quy trình cho từng loại hình tư vấn để vừaphù hợp với khả năng của công ty mình vừa giúp cho khách hàng thuận tiệntrong quá trình được tư vấn
Tuy nhiên quy trình chung của 1 hoạt động tư vấn có thể gồm 3 bước:Bước 1: Đánh giá doanh nghiệp
Tiến hành phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnhư khả năng tăng trưởng trong tương lai , đánh giá vị thế của doanh nghiệptrong tương quan so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành, đánh giá
Trang 20khả năng sử dụng vốn và xác định rủi ro đối với các hoạt động của doanhnghiệp.
Bước 2: Thẩm định dự án đầu tư
Các nội dung cần làm rõ: căn cứ pháp luật của dự án đầu tư; quy môđầu tư của dự án; mục đích, cơ sở lý luận và thực tiễn, kế hoạch triển khai,đối tác tham gia dự án; kế hoạch giải ngân dự án huy động được từ đợt pháphành cho dự án; thông tin về các nguồn vốn khác tài trợ cho dự án; hiệu quả
sử dụng vốn của dự án đầu tư
Bước 3: Kết thúc tư vấn
1.3 Hiệu quả hoạt động tư vấn tại công ty chứng khoán
1.3.1.Khái niệm hiệu quả hoạt động tư vấn
Thực chất khái niệm về hiệu quả là phản ánh mặt chất lượng của cáchoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đượcmục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đóchính là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Xét trên góc độ kinh tế hiệu quả được hiểu là mối tương quan so sánhgiữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra đểđạt được kết quả đó Hay nói cách khác hiệu quả kinh tế phản ánh chấtlượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi kết quả đạt được và chi phí
bỏ ra để đạt kết quả đó
Từ khái niệm hiệu quả kinh tế trên ta có thể đưa ra khái niệm của hiệuquả hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán là mối tương quan so sánhgiữa các nguồn lực của công ty chứng khoán (nguồn vốn kinh doanh, nguồnnhân lực, cơ sở vật chất…) của công ty chứng khoán với chất lượng củahoạt động tư vấn mà công ty cung cấp cho khách hàng Hiệu quả hoạt động
Trang 21tư vấn được sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá xem công ty chứng khoánphân bổ nguồn lực có hợp lý không Khi nói đến hiệu quả hoạt động tư vấn,chúng ta thường xem xét xem các chuyên viên tư vấn của công ty chứngkhoán có thực hiện tốt công việc tư vấn cho khách hàng không, khách hàng
có hài lòng với lời tư vấn đó không và điều quan trọng hơn cả là hoạt độngnày phải đảm bảo lợi ích cho cả chủ thể tư vấn và chủ thể được tư vấn
Để đánh giá được toàn diện về hiệu quả của hoạt động tư vấn tại công
ty chứng khoán ta cần phải xem xét thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tư vấn
1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn
1.3.2.1 Doanh thu hoạt động tư vấn
Doanh thu hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán là toàn bộ sốtiền mà công ty chứng khoán thu được khi thực hiện hợp đồng tư vấn Haynói cách khác doanh thu hoạt động tư vấn chính là khoản phí mà công tychứng khoán phải thu của khách hàng khi cung cấp dịch vụ trong 1 thời kỳnhất định
Doanh thu của hoạt động tư vấn được xác định bằng tổng thu nhập củacông ty chứng khoán thu được từ hoạt động tư vấn của mình thông thường
là các khoản phí tư vấn Việc tăng hay giảm của doanh thu hoạt động tư vấnphụ thuộc vào số lượng hợp đồng tư vấn Một công ty chứng khoán có mứcdoanh thu tư vấn cao và tăng đều qua các năm thì hoạt động tư vấn củacông ty đó tương đối hiệu quả
1.3.2.2 Thị phần hoạt động tư vấn của công ty trên thị trường
Thị phần hoạt động tư vấn của công ty trên thị trường có thể hiểu là tỷ
lệ % được tính dựa trên doanh thu hoạt động tư vấn của công ty (hoặc số
Trang 22lường hợp đồng tư vấn của công ty) trên tổng doanh thu về hoạt động tưvấn của toàn thị trường (hoặc tổng số lượng hợp đồng tư vấn toàn thịtrường) Đây cũng là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệuquả hoạt động tư vấn Thị phần càng cao cho thấy hoạt động tư vấn củacông ty đang phát triển tốt, hoạt động có hiệu quả, công ty đang tạo dựngđược lòng tin với khách hàng.
1.3.2.3 Chi phí của hoạt động tư vấn
Đây có thể coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạtđộng tư vấn Nó cho biết khả năng sử dụng các nguồn lực của công ty cóhợp lý hay không Chi phí của hoạt động này càng thấp trong khi doanh thutăng lên là biểu hiện của việc công ty đã thực hiện có hiệu quả hoạt động tưvấn và ngược lại
1.3.2.4 Lợi nhuận hoạt động tư vấn
Lợi nhuận hoạt động tư vấn được hiểu là phần chênh lệch giữa tổng sốtiền thu được từ các hợp đồng tư vấn với chi phí mà công ty chứng khoánphải bỏ ra khi thực hiện hoạt động tư vấn
Lợi nhuận hoạt động tư vấn = Doanh thu hoạt động tư vấn – Các chiphí để tạo ra doanh thu đó
Lợi nhuận hoạt động tư vấn tăng lên khi doanh thu hoạt động tư vấntăng lên hoặc chi phí giảm đi hoặc đồng thời tăng doanh thu và giảm chiphí Tuy nhiên do tư vấn là hoạt động sử dụng kiến thức và trình độ của độingũ chuyên viên tư vấn để thực hiện tư vấn nên chi phí cho hoạt động tưvấn thường khó xác định được Vì vậy, các công ty chứng khoán thường sửdụng chỉ tiêu doanh thu để phản ánh hiệu quả của hoạt động tư vấn hơn là
Trang 23chỉ thiêu lợi nhuận, hoặc nếu sử dụng thì phải kết hợp với các chỉ tiêu khác
để việc đánh giá hiệu quả mới chính xác và khách quan
1.3.2.5 Tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn trên tổng doanh thu
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu từ hoạt động tưvấn trên tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty Tỷ trọng doanhthu hoạt động tư vấn trong tổng doanh thu cho biết quy mô đóng góp củadoanh thu hoạt động tư vấn vào tổng doanh thu của công ty chứng khoán.Khi doanh thu từ hoạt động tư vấn tăng trong khi tổng doanh thu khôngthay đổi thì giá trị chỉ tiêu này cũng tăng, phản ánh hiệu quả hoạt động tưvấn được nâng cao Ngược lại khi doanh thu hoạt động tư vấn giảm tổngdoanh thu không đổi thì chỉ tiêu này giảm, hoạt động tư vấn được xem làkém hiệu quả
Tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn trong tổng doanh thu (%)
Doanh thu hoạt động tư vấn
= x 100% (1.1)
Doanh thu thuần tư hoạt động kinh doanh
1.3.2.6 Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động tư vấn trên tổng lợi nhuận
Cũng như tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn trong tổng doanh thu, tỷtrọng lợi nhuận hoạt động tư vấn trong tổng lợi nhuận cũng là chỉ tiêu đểđánh giá hiệu quả hoạt động này Một công ty chứng khoán có tỷ trọng lợinhuận hoạt động tư vấn tăng đều qua các năm chứng tỏ hiệu quả hoạt động
tư vấn của công ty đang ngày một nâng cao và ngược lại
Tỷ trọng lợi nhuân hoạt động tư vấn trong tổng lợi nhuận (%)
Trang 24
Lợi nhuận hoạt động tư vấn
= x 100% (1.2)
Lợi nhuận trước thuế của công ty cùng thời kỳ
Ngoài các chỉ tiêu nêu trên hiệu quả hoạt động tư vấn của thể đánh giáthong qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của doanh thu, tốc độ tăng trưởng lợinhuận của hoạt động tư vấn
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán
1.3.3.1 Nhân tố chủ quan
- Chất lượng nguồn nhân lực
Trong mọi hoạt động con người luôn đóng vai trò, vị trí then chốt, cótính chất quyết định đến kết quả cuối cùng của các loại hoạt động Trong thịtrường chứng khoán, nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chấtlượng và tạo ra sự khác biệt giữa các công ty chứng khoán
Cũng như các hoạt động khác hiệu quả hoạt động tư vấn của công tychứng khoán cũng chịu ảnh hưởng của nhân tố này Vì đây là một lĩnh vựccần phải đầu tư nhiều “chất xám” để phân tích các thông tin, các nhân tố tácđộng, các chỉ tiêu tài chính Một công ty chứng khoán muốn hoạt động tốttrong lĩnh vực này thì cần phải sở hữu một đội ngũ nhân viên có chuyênmôn cao, có kinh nghiệm, có kiến thức, có lòng nhiệt tình với công việc…
- Nguồn vốn hoạt động
Yếu tố vốn luôn là điều kiện được đưa ra xem xét khi thành lập công
ty chứng khoán và thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty trên thịtrường Bởi vì các công ty chứng khoán là trung gian cung cấp các dịch vụtài chính, để tạo niềm tin cho khách hàng và phát triển các hoạt động 1 cách
Trang 25toàn diện thì công ty chứng khoán phải có tiềm lực tài chính mạnh Điều đó
sẽ giúp cho công ty chứng khoán đối mặt với nhiều khó khăn từ nền kinh tế
và từ những khách hàng của mình, nâng cao hiệu quả các hoạt động củacông ty nói chung và hoạt động tư vấn nói riêng
Hoạt động tư vấn là hoạt động kinh doanh chất xam nên yêu cầu vềvốn không lớn như các hoạt động khác Hiện nay theo quy định trong Luậtchứng khoán Việt Nam để thực hiện hoạt động tư vấn thì công ty phải cóvốn pháp định là 10 tỷ đồng
- Chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển của công ty
Bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nào khithành lập cũng đều lập ra chiến lược kinh doanh cho riêng mình, để phù hợpvới khả năng của doanh nghiệp, phù hợp với phát triển của thị trường Cáccông ty chứng khoán cũng không phải ngoại lệ Hầu hết các công ty chứngkhoán khi mới thành lập thường tập trung phát triển hoạt động môi giới vìđây là hoạt động mang lại doanh thu cao và hoạt động này cũng tạo ra mạnglưới khách hàng cho công ty Tuy nhiên hiện này với những như cầu đòi hỏicủa thị trường các công ty chứng khoán đã bắt đầu khai thác phát triển hoạtđộng tư vấn và tự doanh Bởi vì các hoạt động của công ty chứng khoán cómối liên hệ mật thiết với nhau do đó khi 1 hoạt động nào đó ví dụ như hoạtđộng tư vấn của công ty hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy các hoạt độngkhác phát triển
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thông tin
Ngày nay ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì đa sốcác hoạt động đều được thực hiện thong qua hệ thống máy móc hiện đại.Các công ty chứng khoán muốn có hiệu quả hoạt động tốt cũng cần phải
Trang 26ứng dụng các công nghệ hiện đại Hoạt động tư vấn phụ thuộc nhiều vàokhối lượng thông tin mà công ty chứng khoán thu thập được bởi vì trên cơ
sở các thông tin mà họ có thì họ mới tiến hành nghiên cứu, phân tích được
Vì vậy nhân viên tư vấn cần có các phương tiện, máy móc hiện đại hỗ trợcho họ trong quá trình làm việc Có thể nói điều kiện về cơ sở vật chất kỹthuật có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động của công ty chứng khoán nóichung và hiệu quả hoạt động tư vấn nói riêng
1.3.3.2 Nhân tố khách quan
- Môi trường pháp luật
Thị trường chứng khoán có tác động trực tiếp đối với nền kinh tế Mộtthị trường chứng khoán tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng thể hiện sựphát triển ổn định của nền kinh tế Tuy nhiên, việc tác động tích cực haytiêu cực của thị trường chứng khoán tới nền kinh tế còn tùy thuộc vào sựquản lý của Nhà nước Nhà nước quản thị trường thông qua hệ thống phápluật nhằm bào đảm sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán
Hoạt động tư vấn cũng như bất cứ hoạt động nào khác của công tychứng khoán cũng đều chịu sự chi phối, quản lý, giám sát, điều chỉnh củacác quy định phát luật Vì đặc thù của hoạt động tư vấn chứa đựng nhiềuyếu tố nhạy cảm về lợi ích của khách hàng và của công ty chứng khoán nên
dễ xảy ra xung đột, tranh chấp, khiếu nại do đó Nhà nước cần phải cónhững quy định pháp lý chặt chẽ để hạn chế những vấn đề này, yêu cầu cácbên có liên quan phải thực hiện đúng những quy định đã đề ra Sự hoànthiện về khung pháp lý sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh củacông ty chứng khoán diễn ra trôi chảy hơn từ đó nâng cao được hiệu quảcủa các hoạt động trong đó có hoạt động tư vấn
Trang 27- Cơ chế chính sách
Bên cạnh sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, các hoạt động kinh củacông ty chứng khoán còn chịu sự chi phối của hàng loạt các cơ chế, chínhsách của nhà nước, của ngành Đặc biệt là cơ chế chính sách tài chính (thuế,phí, lệ phí, trợ cấp…) sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của các hoạt độngkinh doanh Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi
và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh góp phần quan trọng nâng cao hiệu quảcác hoạt động của công ty
- Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn hiệu quả cho nềnkinh tế Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả hay không sẽ ảnhhưởng rất lớn đến kết quả thu hút vốn của các doanh nghiệp khi tham giavào thị trường Do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn của các công
ty chứng khoán đặc biệt là các hoạt động tư vấn niêm yết, tư vấn phát hànhchứng khoán
- Yếu tố khách hàng
Doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân là những khách hàng sử dụng trựctiếp dịch vụ tư vấn nên họ có tác động đến hiệu quả hoạt động tư vấn.Chính họ là người tạo ra doanh thu cho công ty chứng khoán Khi thịtrường chứng khoán phát triển ổn định các doanh nghiệp cũng như các nhàđầu tư cá nhân sẽ có xu hướng muốn đầu tư vào khi đó họ sẽ cần đến nhữnglời tư vấn của các chuyên gia tư vấn của công ty chứng khoán lúc này hoạtđộng tư vấn của công ty sẽ phát triển và ngược lại khi thị trường chứngkhoán bất ổn các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân ít quan tâm tớiphương thức huy động vốn này thì họ sẽ rời bỏ thị tường hoạt động tư vấn
Trang 28cũng như các hoạt động khác của công ty chứng khoán sẽ khó có cơ hộiphát triển, hiệu quả hoạt động sẽ thấp đi.
Trang 29CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MB
.1 Khái quát về cồng ty cổ phần chứng khoán MB
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán MB
Được thành lập từ tháng 5 năm 2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội(MB), công ty chứng khoán Thăng Long tức công ty cổ phần chứng khoán
MB hiện nay là một trong 5 công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam Ngày 28/12/2007 Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã kýQuyết định số 98/UBCK-GPĐCCTCK chấp thuận cho công ty chứng khoánThăng Long chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty trách nhiệm hữu hạnsang công ty cổ phần Tiếp đó đến tháng 5/2012 tên công ty đã được đổithành công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) Sau 12 năm không ngừngphát triển, MBS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàngđầu Việt Nam Trong hai năm liên tiếp 2009 và 2010, MBS đã vươn lên dẫnđầu thị phần môi giới tại cả hai sở giao dịch: Sở GDCK Hà Nội (HNX) và
Trang 30BẢNG 2.1: T ÌNH HÌNH VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÔNG TY
2003 Tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng
2006 Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng
2007 Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng
2008 Tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng
2009 Tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ đồng
2010 Tăng vốn điều lệ lên 1200 tỷ đồng
Nguồn: mbs.com.vnHiện nay, MBS đã triển khai đầy đủ các nghiệp vụ của một công tychứng khoán bao gồm tư vấn đầu tư, môi giới chứng khoán, lưu ký chứngkhoán, tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành chứng khoán Mạng lưới chinhánh và các phòng giao dịch của MBS đã được mở rộng và hoạt động cóhiệu quả tại nhiều thành phố trọng điểm MBS đã thu hút và phát triển đượcmột đội ngũ nhân sự năng động trong đó có hàng chục chuyên gia phân tích
và hàng trăm chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân và tổ chức được đàotạo bài bản, có tư cách đạo đức tốt, không ngừng phấn đấu để cung cấp dịch
vụ và các giải pháp kinh doanh cho khách hàng với sự cẩn trọng, chuyênnghiệp và trách nhiệm cao nhất
Các thông tin khác:
+ Slogan của công ty: Making Private Business Solution – Giải phápkinh doanh chuyên biệt
Trang 32Nguồn: www.mbs.com
HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY MBS
- Chức năng các phòng ban
+ Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồmtất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần Đạihội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty vàngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thànhviên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của công ty
Trang 33+ Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danhcông ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty khôngthuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị thực hiệnchức năng quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của công ty, tạo mọi điềukiện thuận lợi cho Giám đốc thực hiện Nghị quyết, quyết định của hội đồngquản trị
+ Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt độngkinh doanh quản lý và điều hành củacông ty Chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn theo Điều lệ công ty cổ phần chứng khoán MB Hoạt động củaBan kiểm soát phải đảm bảo khách quan, trung thực, chấp hành nghiêmchỉnh pháp luật, chế độ chính sách nhà nước, Điều lệ, quy chế của công ty
và các nghị quyết, quyết định của hội đồng quảntrị
+ Ban tổng giám đốc:
Ban giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, bao gồm 01 Tổng Giámđốc và 02 Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc điều hành hoạt động hàngngày của Cty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước phápluật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
Trang 34Có trách nhiệm xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro thị trường và cácrủi ro khác có liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của nhà đầu
tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán và dịch vụ tài chính của Công ty
+ Ban kiểm soát nội bộ:
Ban kiểm soát nội bộ là bộ phận chức năng tham mưc cho ban điềuhành công ty, hoạt động của phòng nhằm dự báo, phát hiện, ngăn ngừa vàchống tất cả các rủi ro gắn liền với các hoạt động của công ty
+ Khối nghiệp vụ:
Là khối kế toán giao dịch và kiểm soát nghiệp vụ Bộ phận có tráchnhiệm hạch toán các giao dịch của công ty và của khách hàng trên hệ thống,thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền và lưu ký chứng khoán, xử lý báocáo khớp lệnh, quản lý sổ cổ đông và các nghiệp vụ kiểm soát giao dịch và
xử lý tài khoản
+ Khối investment banking:
Là khối phụ trách hoạt động tư vấn của công ty, thực hiện các công tácliên quan đến quy trình tư vấn cho khách hàng
+ Trung tâm công nghệ thông tin:
Trang 35Tổ chức, quản lý, điều hành và phát triển các hoạt động liên quan đếncông tác thông tin tại hội sở và trên toàn hệ thống Cung cấp và duy trì cácphương tiện tin học như máy vi tính, hệ thống mạng, hệ thống bảng điện tử,
hệ thống giao dịch hiện đại tiên tiến nhất
+ Khối hành chính – tổng hợp:
Hỗ trợ về hành chính và hậu cần nhằm đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầuphục vụ cho các hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Thực hiện công tác hành chính quản trị văn phòng tổng hợp
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động tư vấn của công ty cổ phần chứng khoán MB trong những năm qua
2.2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh ở công ty cổ phần chứng
khoán MB trong những năm qua
- Hoạt động môi giới
Là hoạt động mà công ty đứng ra làm trung gian giao dịch (mua, bán)chứng khoán cho nhà đầu tư Môi giới chứng khoán vẫn chứng tỏ là hoạtđộng quan trọng của công ty với mức doanh thu khá cao Công ty liên tiếpnằm trong top 10 thị phần môi giới trong những năm gần đây
Cụ thể năm 2010 với mức doanh thu là hơn 234.5 tỷ đồng chiếm17.87% tổng doanh thu là công ty chứng khoán có vị trí thị phần môi giới
số 1 trên cả 2 sàn HNX và HSX Năm 2011 với mức doanh thu là hơn 56.2
tỷ đồng chiếm 8.12% tổng doanh thu, công ty vẫn duy trì vị trí số 1 về thịphần môi giới trên sàn HNX (chiếm 6.57%) nhưng chỉ xếp vị trí số 4 trênsàn HSX (chiếm 5.46%) Trong năm 2012 doanh thu môi giới đạt gần 47.8
tỷ đồng chiếm 12.11% tổng doanh thu, tuy nhiên về thị phần môi giới củacông ty trên toàn thị trường có sự biến động mạnh trên sàn HNX công ty