1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán TP HCM

109 186 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, chức năng và quy môhoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các công ty chứng khoán là sự tập hợp có tổ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực, xuất phát từ tình hình thực

tế của đơn vị thực tập.

Tác giả chuyên đề

Lê văn Lự

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, DỒ THỊ vi

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3

1.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN: 3

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán: 3

1.1.2 Phân loại công ty chứng khoán: 4

1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán: 7

1.1.4 Khái quát các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán 9

1.2 NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 12

1.2.1 Khái niệm 12

1.2.2 Vai trò của nghiệp vụ môi giới 14

1.2.3 Đặc điểm của nghiệp vụ môi giới chứng khoán: 19

1.2.4 Quy trình của nghiệp vụ môi giới chứng khoán: 19

1.3 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 22

1.3.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán: 22

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán 23

1.3.3 Một số chỉ tiêu định lượng 27

1.4.Nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán 29

1.4.1 Nguyên tắc tài chính 29

1.4.2 Nguyên tắc đạo đức 32

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN TP HCM( HSC) 34

Trang 3

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN TP.HCM( HSC)

34

2.1.1 Quá trình hình thành và Phát triển 34

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 38

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 42

2.1.4 Mạng lưới hoạt động 43

2.1.5 Môi trường hoạt động 45

2.1.6 Nhân lực tại HSC 49

2.1.7 Trình độ công nghệ 50

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP.HCM 52

2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của HSC những năm qua 53

2.2.2 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 57

2.3 Thực trạng hoạt động môi giới và hiệu quả hoạt động môi giới tại Công ty cổ phần chứng khoán TP HCM 57

2.3.1 Thực trạng hoạt động môi giới tại Công ty Cổ Phần chứng khoán TP.HCM 57

2.3.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán HSC 65

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP.HCM 71

2.3.1 Những kết quả đạt được 71

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 74

CHƯƠNG 3GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NHNO&PTNT VIỆT NAM 76

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 76

3.1.2 Định hướng phát triển của HSC trong thời gian tới 78

3.2.1 Định hướng phát triển bền vững 79

3.1.2 Các mục tiêu phát triển bền vững 80

Trang 4

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN

TP.HCM 81

3.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ở Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM 81

3.2.2 Xây dựng chương trình tiếp thị và phát triển thương hiệu 85

3.2.3 Hiện đại hóa công nghệ - thông tin 85

3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 85

3.2.5 Nâng cao chất lượng quản trị kinh doanh 86

3.2.6 Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp 87

3.2.7 Các giải pháp khác 89

3.3 Giải pháp điều kiện và hỗ trợ 89

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 95

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

CTCK : Công ty chứng khoán

TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh

TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán

HSC: Công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

SSI: Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn

SHS: Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội

TTCK: Thị trường chứng khoán

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, DỒ THỊ

Biểu đồ 2.1 Tổ chức bộ máy HSC 43

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện số lượng nhân viên HSC qua các năm 49

Biểu đồ 2.3: Nhân sự các công ty chứng khoán nửa đầu năm 2015 49

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của HSC 54

Bảng 2.2 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời 57

Bảng 2.3 Biểu phí giao dịch của HSC 58

Bảng 2.4 Giá trị giao dịch HSC thực hiện cho khách hàng qua các năm 59

Bảng 2.5 Thị phần môi giới của HSC qua các năm 60

Biểu đồ 2.5 top 10 thị phần môi giới trên sàn HNX quý 4/2015( Nguồn: cafef.com) 61

Bảng 2.6: Doanh thu và tỷ trọng hoạt động môi giới 62

Biểu đồ 2.6 doanh thu hoạt động môi giới và tổng doanh thu 63

Bảng 2.7 Chi phí hoạt động môi giới 63

Biểu đồ 2.7 chi phí và doanh thu môi giới 64

Bảng 2.8 Lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận hoạt động môi giới 64

Bảng 2.9 Hiệu quả hoạt động môi giới của HSC những năm qua 65

Bảng 2.10 Hiệu quả hoạt động môi giới của SSI những năm qua 66

Bảng 2.11 Hiệu quả hoạt động môi giới của SHS những năm qua 66

Bảng 2.12 Tốc độ tăng trưởng doanh thu môi giới các công ty 67

Bảng 2.13 Tỷ trọng doanh thu môi giới trong tổng doanh thu các công ty công ty 67

Bảng 2.14 Tốc độ tăng chi phí môi giới các công ty 68

Bảng 2.15 Tốc độ tăng doanh thu môi giới trên Tốc độ tăng chi phí môi giới 69

Bảng 2.16 Tỷ lệ chi phí môi giới trên doanh thu môi giới các công ty 69

Bảng 2.17 Tốc độ tăng lợi nhuận hoạt động môi giới 70

Bảng 2.18 Tỷ trọng lợi nhuận môi giới trên tổng lợi nhuận HĐKD 70

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động hơn 15 năm Đây tuy không phải là thời gian dài đối với các thị trường chứng khoán trên thế giới, chỉ mới là sơ khai nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về việc xây dựng một thị trường, một kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế ngoài các kênh truyền thống khác Các công ty niêm yết có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi từ các nhà đầu tư hay cá nhân để phục vụ hoạt động sản xuất, tạo ra giá trị cho đất nước Nhưng để thực hiện được việc

đó, không thể thiếu các công ty chứng khoán, có thể gọi là những người trung gian dẫn vốn, mà trong đó đáng kể nhất là các nhà môi giới Với việc nền kinh tế hồi phục, theo đó kênh chứng khoán hiện là kênh đầu tư hấp dẫn, là nơi tốt để các nhà đâu tư giải ngân trong thời gian này Và khi nhận biết được xu hướng đầu tư này, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty chứng khoán để giành thị phần ngày càng khốc liệt hơn Bất kì trong thời kì tăng trưởng hay suy thoái thì một trong những nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao cho các công ty chứng khoán đó là môi giới, vì muốn góp vốn hay rút vốn ra đều phải thông qua đây dù thị trường như thế nào Và HSC là một trong những công ty chứng khoán hàng đầu về thị phần, ngang ngửa với SSI trong năm nay theo các thống kê mới được công bố với thị phần hơn 10% ở riêng sàn HOSE Từ những thực tế trên, môi giới là hoạt động không thể thiếu cũng như rất quan trọng trong thị trường chứng khoán Nhưng để làm thế nào

để thị phần môi giới HSC tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành Trong quá trình thực tập tại HSC, có cơ hội kiểm nghiệm những kiến thức trong trường, tác giả xin chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng

Trang 9

khoán TP.HCM” để làm báo cáo kết thúc quá trình thực tập Qua đó

đề xuất những đề nghị một phần nào giúp HSC đạt được mục tiêu của mình.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung và nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn hiệuquả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại các CTCK trên Thịtrường chứng khoán Việt Nam nói chung và Công ty Công ty cổ phầnChứng khoán Hồ chí minh trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải phápnâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này tại Công ty cổ phần Chứngkhoán TP.HCM

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được nghiên cứu dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp các phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh và phươngpháp phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đề tài đã hệ thống

lý thuyết, kết hợp với thực tiễn để phân tích, đánh giá rút ra những kết luận

và những đề xuất chủ yếu Đồng thời đề tài còn sử dụng phương pháp môhình hoá, lượng hoá làm vấn đề trở nên trực quan hơn, thông qua các bảng,biểu và đồ thị

4 Kết cấu của đề tài

Bên cạnh phần giới thiệu chung, đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về hoạt động môi giới chứng

khoán của CTCK Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán

tại Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng

khoán tại Công ty cổ phần Chứng khoán TP HCM.

Mặc dù có nhiều có gắng nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu và

Trang 10

kiến thức thực tế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót Emrất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo vàcác bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

1.1 CÔNG TY CHỨNG KHOÁN:

1.1.1 Khái niệm công ty chứng khoán:

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi

các loại chứng khoán, là một bộ phận chủ yếu của thị trường tài chính Thịtrường chứng khoán có vai trò quan trọng đối với quá trình huy động vốn và

sử dụng vốn của nền kinh tế thị trường Giao dịch trên thị trường chứngkhoán hoạt động không phải trực tiếp do những người muốn mua hay bánthực hiện Việc quy định giao dịch trên thị trường chứng khoán thông qua môigiới sẽ đảm bảo cho các chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực vàhợp pháp, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, từ đó giúp thị trường hoạt độnglành mạnh, đều đặn, công bằng và hiệu quả

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, chức năng và quy môhoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các công

ty chứng khoán là sự tập hợp có tổ chức của các nhà môi giới riêng lẻ

Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện cácnghiệp vụ trên thị trường chứng khoán Sự phát triển của công ty chứngkhoán gắn chặt với sự phát triển của thị trường chứng khoán Nhiều nền kinh

tế coi công ty chứng khoán là hạt nhân của ngành công nghiệp chứng khoán,thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia

* Điều kiện có giấy phép kinh doanh chứng khoán

- Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triểnkinh tế, xã hội và phát triển chứng khoán

- Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán

Trang 12

- Vốn pháp định đối với các nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, CTCK

có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh CTCK nước ngoài tại Việt Nam là:

+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng VND

+ Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng VND

+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng VND

+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng VND

- Giám đốc, phó giám đốc (Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc), cácnhân viên kinh doanh của CTCK phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấpchứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp

- Giấy phép bảo lãnh phát hành chỉ được cấp cho công ty có Giấy phép

+ Là loại hình kinh doanh 2 chủ trở lên

+ Thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý được gọi làthành viên hợp danh Các thành viên phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa

vụ tài chính của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình Ngược lại, các thànhviên không tham gia điều hành công ty được gọi là thành viên góp vốn, họ chỉchịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty trong giới hạn góp vốn của

họ vào công ty

+ Thông thường khả năng huy động vốn của công ty hợp danh bị giớihạn trong số vốn mà các thành viên có thể đóng góp

+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh

Trang 13

+ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Đây là loại công ty đòi hỏi trách nhiệm của những thành viên giới hạntrong số vốn mà họ đã góp vào công ty Vì thế điều này có thể gây tâm lý nhẹnhàng hơn đối với người đầu tư

+ Mặt khác, về phương diện huy động vốn cũng đơn giản và linh hoạt hơn

so với công ty hợp danh Đồng thời, vấn đề tuyển đội ngũ quản lý cũng năngđộng hơn, không bị giới hạn bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.+ Vì những lý do đó, hiện nay rất nhiều công ty chứng khoán hoạt độngdưới hình thức trách nhiệm hữu hạn

- Công ty cổ phần

+ Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, với các chủ sở hữu là các

cổ đông Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác củacông ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

+ Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu hội đồng quản trị của công ty Hộiđồng này sẽ định ra các chính sách của công ty và chỉ định giám đốc cùng cácchức vị quản lý khác để điều hành công ty theo các sách lược kinh doanh đã

đề ra

+ Giấy chứng nhận cổ phiếu không thể hiện một món nợ của công ty,

mà thể hiện quyền lợi của người sở hữu nó đối với tài sản của công ty

+ Công ty vẫn tồn tại khi quyền sở hữu của công ty thay đổi

Do ưu điểm của loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữuhạn so với công ty hợp danh mà hiện nay các công ty chứng khoán được tổchức chủ yếu dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

1.1.2.2.Theo hình thức kinh doanh

Theo tiêu thức này, công ty chứng khoán chia thành 6 loại sau:

- Công ty môi giới (The member firm): Loại công ty này còn được

Trang 14

gọi là công ty thành viên vì nó là một thành viên của Sở giao dịch chứngkhoán Công việc kinh doanh chủ yếu của công ty môi giới là mua và bánchứng khoán cho khách hàng của họ trên Sở giao dịch chứng khoán mà công

- Công ty giao dịch phi tập trung (The over the counter firm): Công

ty này mua bán chứng khoán tại thị trường OTC Hiện nay nhiều công ty cóvốn lớn được luật pháp cho phép hoạt động trên cả 3 lĩnh vực trên

- Công ty dịch vụ đa năng (Muliservices firm): Những công ty nàykhông bị giới hạn hoạt động ở một lĩnh vực nào của ngành công nghiệp chứngkhoán Ngoài 3 dịch vụ trên, họ còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ tư vấnđầu tư chứng khoán, niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán, uỷnhiệm các giao dịch buôn bán cho khách hàng trên thị trường OTC Sự kếthợp giữa các sản phẩm và kinh nghiệm của công ty sẽ quyết định cơ sở nhữngdịch vụ mà họ có thể cung cấp cho khách hàng

- Công ty buôn bán chứng khoán: Là công ty đứng ra mua bán chứng

khoán với chi phí do công ty tự chịu Công ty này phải cố gắng bán chứngkhoán với giá cao hơn giá mua vào Vì vậy, loại công ty này hoạt động với tưcách là người uỷ thác chứ không phải đại lý nhận uỷ thác

- Công ty buôn bán chứng khoán không nhận hoa hồng: Là công ty

này nhận chênh lệch giá qua việc mua bán chứng khoán, do đó họ còn đượcgọi là nhà tạo lập thị trường, nhất là trên thị trường giao dịch OTC

Các công ty chứng khoán là đối tượng quản lý của các nguyên tắc,quy chế do Uỷ ban chứng khoán ban hành Các quy chế này chi phối kinhdoanh của các công ty này, kiểm soát họ trong quan hệ giữa các công ty

Trang 15

chứng khoán với nhau và giữa công ty chứng khoán với khách hàng của họ.Tuy nhiên, ít khi khách hàng biết được tất cả các nguyên tắc, quy định này Vìvậy, các nhà môi giới phải đóng vai trò là “người bảo vệ” cho khách hàng của

họ, đảm bảo các tài liệu của họ phù hợp với những quy định đang áp dụng nếu

họ muốn tiến hành một hoạt động kinh doanh hợp lệ

1.1.3 Vai trò của công ty chứng khoán:

Trên thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán có vai trò đặc biệtquan trọng, vừa là nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào hoạt động của thịtrường, lại vừa là cầu nối giữa nhà phát hành và những nhà đầu tư khác,cung cấp dịch vụ cần thiết phục vụ hoạt động của thị trường Công ty chứngkhoán còn giữ vai trò góp phần duy trì và thúc đẩy hoạt động của thị trườngchứng khoán Cho dù thị trường chứng khoán mang hình thức Sở giao dịchhay OTC thì sự có mặt của các công ty chứng khoán là điều không thể thiếu.Đối với từng chủ thể khác nhau trên thị trường thì vai trò của công ty chứngkhoán là khác nhau

- Đối với các tổ chức phát hành

Mục tiêu khi tham gia thị trường chứng khoán của các tổ chức phát hành

là huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng khoán Công ty chứngkhoán có vai trò làm chiếc cầu nối và đồng thời là các kênh dẫn vốn chảy từmột hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi)đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn (cần huy động vốn) Cáccông ty chứng khoán thường đảm nhiệm vai trò này qua hoạt động bảo lãnhphát hành và môi giới chứng khoán

- Đối với nhà đầu tư:

Thông qua các hoạt động như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, công

ty chứng khoán có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nângcao hiệu quả các khoản đầu tư Đối với hàng hoá thông thường, mua bántrung gian sẽ làm tăng chi phí cho người mua và người bán Tuy nhiên, đối

Trang 16

với thị trường chứng khoán, sự biến động thường xuyên của giá chứng khoáncũng như mức độ rủi ro cao sẽ làm cho nhà đầu tư tốn kém chi phí, công sức

và thời gian tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư Nhưng thông quacác công ty chứng khoán, với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp

sẽ giúp các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư một cách hiệu quả

- Đối với thị trường chứng khoán : công ty chứng khoán có 2 vai trò chính:

_ Thứ nhất, góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường Giá cả chứngkhoán là do thị trường quyết định Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng,người mua và người bán phải thông qua các công ty chứng khoán vì họ khôngđược tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán Các công ty chứng khoán lànhững thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thịtrường thông qua hình thức đấu giá Trên thị trường sơ cấp, các công ty chứngkhoán cùng với các nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên Chính vì vậy, giá

cả của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia của các công tychứng khoán

Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò to lớn hơn khi tham giađiều tiết thị trường Để bảo vệ những khoản đầu tư của khách hàng và bảo vệlợi ích của chính mình, nhiều công ty đã giành những tỷ lệ nhất định các giaodịch để thực hiện vai trò bình ổn thị trường

_ Thứ hai, góp phần làm tăng tính thanh khoản của tài sản chính Thịtrường chứng khoán có vai trò là một môi trường làm tăng tính thanh khoảncủa các tài sản tài chính Nhưng các công ty chứng khoán mới là người thựchiện tốt vai trò này vì công ty chứng khoán tạo ra cơ chế giao dịch trên thịtrường Trên thị trường sơ cấp, do thực hiện hoạt động như bảo lãnh pháthành, các công ty chứng khoán không những huy động một lượng vốn lớnđưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanhkhoản của các tài sản chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt pháthành sẽ được mua bán trên thị trường thứ cấp Điều này làm giảm rủi ro, tạotâm lý yên tâm cho nhà đầu tư Trên thị trường thứ cấp, do thực hiện các giao

Trang 17

dịch mua và bán, các công ty chứng khoán giúp nhà đầu tư chuyển đổi chứngkhoán thành tiền mặt và ngược lại Những hoạt động đó có thể làm tăng tínhthanh khoản của các tài sản tài chính.

- Đối với các cơ quan quản lý thị trường:

Công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứngkhoán cho các cơ quan quản lý thị trường Các công ty chứng khoán thực hiệnđược vai trò này do họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoánmới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trênthị trường Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp,vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của công ty chứng khoán vì công ty chứngkhoán cần phải minh bạch và công khai trong mọi hoạt động Các thông tincông ty chứng khoán có thể cung cấp bao gồm thông tin về các giao dịch muabán trên thị trường trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chứcphát hành, thông tin về các nhà đầu tư v.v… Nhờ các thông tin này, các cơquan quản lý thị trường có thể kiểm soát và chống lại các hiện tượng thaotúng, lũng đoạn, bóp méo thị trường

Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thịtrường chứng khoán, có vai trò cần thiết và quan trọng đối với các nhà đầu tư,các nhà phát hành, đối với cơ quan quản lý thị trường và đối với thị trườngchứng khoán nói chung Những vai trò này được thể hiện thông qua cácnghiệp vụ của công ty chứng khoán

1.1.4 Khái quát các nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán

- Môi giới chứng khoán (giao dịch chứng khoán theo uỷ thác):

Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bánchứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng Theo đó, công ty chứngkhoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịchtại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phảichịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình

- Tự doanh chứng khoán:

Trang 18

Giao dịch tự doanh là các giao dịch bằng chính nguồn vốn kinh doanhcủa công ty chứng khoán nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh thu lợicủa chính công ty và gánh chịu mọi rủi ro từ việc đầu tư của mình Hoạt động

tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịchtrên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC Trên thị trường giaodịch tập trung, lệnh giao dịch của các công ty chứng khoán được đưa vào hệthống và thực hiện tương tự như lệnh giao dịch của khách hàng Trên thịtrường OTC, các hoạt động này có thể được thực hiện trực tiếp giữa công tyvới các đối tác hoặc thông qua một hệ thống mạng thông tin Tại một số nước,hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán còn được thực hiện thôngqua hoạt động tạo lập thị trường (Ví dụ như ở Mỹ) Trong hoạt động này,công ty chứng khoán đóng vai nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượngnhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán với các kháchhàng nhằm hưởng phí giao dịch và chênh lệch giá

Khác với nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán chỉ làm trung gianthực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng , trong hoạt động tự doanhcông ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình

Vì vậy, đòi hỏi công ty chứng khoán phải có nguồn vốn rất lớn và độingũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra cácquyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là nhà tạo lậpthị trường

- Đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành camkết với tổ chức bảo lãnh thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán,nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lạihoặc mua số chứng khoán còn lại chưa phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc

hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng Bảo

Trang 19

lãnh phát hành của công ty chứng khoán sẽ giúp tổ chức phát hành nắm chắc khảnăng huy động vốn và có kế hoạch sử dụng vốn huy động.

Qua hoạt động bảo lãnh phát hành, các công ty chứng khoán thu đượchoa hồng bảo lãnh (phí bảo lãnh) Hoa hồng này có thể là cố định, có thể làtuỳ ý của từng công ty chứng khoán

Đại lý phát hành chứng khoán là hoạt động trong đó công ty chứngkhoán nhận bán chứng khoán cho tổ chức phát hành trên cơ sở thoả thuận Sovới bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành có nội dung công việc hẹp hơn, chỉbao gồm việc phân phối chứng khoán đến các nhà đầu tư

- Tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc các công ty chứng khoán cung cấpcho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghịliên quan đến chứng khoán

Hoạt động này đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinhnghiệm Mặt khác, tính trung thực của công ty chứng khoán có tầm quantrọng lớn trong công việc thu hút khách hàng Thông thường, hoạt động tưvấn đầu tư luôn đi kèm với các hoạt động khác như môi giới, bảo lãnh pháthành, lưu ký chứng khoán…

- Các hoạt động phụ trợ

+ Lưu ký chứng khoán: Là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giaochứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quanđến sở hữu chứng khoán

+ Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): Xuất phát từ việclưu ký chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ theo dõi tìnhhình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận và chitrả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng

+ Tín dụng (giao dịch mua bán chịu): Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính

Trang 20

1.2 NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

1.2.1 Khái niệm

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quy trình trao đổihàng hoá diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với chủng loại hàng hoá ngàycàng phong phú, phương thức trao đổi hàng hoá ngày càng đa dạng Đỉnh caocủa nền kinh tế thị trường là sự ra đời và phát triển của thị trường chứngkhoán Như ta đã biết, trên thị trường chứng khoán, người ta mua bán mộtloại hàng hoá đặc biệt, đó là các tài sản tài chính

Tài sản tài chính là những hàng hoá đem lại thu nhập thường xuyên chongười sở hữu, mặt khác nó cũng có thể tích luỹ giá trị, khi cần người sở hữu

có thể bán đi để kiếm lời Nhưng không phải ai cũng có thể nhìn nhận đánhgiá được giá trị của nó nên cần phải có các chuyên gia được trang bị kiếnthức, hơn nữa kiến thức của họ phải được thường xuyên trau dồi, bồi dưỡng

Đó là các nhà tư vấn

Hàng hoá trên thị trường chứng khoán hết sức phong phú, phức tạp.Thịtrường càng phát triển ở trình độ cao, sản phẩm và dịch vụ càng dồi dào về sốlượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, tinh tế và nhạy cảm trong vận hànhchức năng Theo đó, đòi hỏi về việc cung cấp cho người đầu tư những thôngtin cần thiết, những ý tưởng đầu tư, những lời khuyên mang tính thời điểmhay mang tính chiến lược và giúp cho người đầu tư thực hiện các giao dịchtheo cách có lợi nhất, đòi hỏi phải có hoạt động môi giới chứng khoán pháttriển mang tính chuyên nghiệp cao, hay nói cách khác, trở thành một nghề

Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán

là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của cácnhà môi giới và kinh doanh chứng khoán

Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủvai tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán Dù hoạt động ở thịtrường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải có

Trang 21

đăng ký và được cấp giấy phép hành nghề Hầu hết các công ty chứng khoánđều có hoạt động môi giới chứng khoán Tuy nhiên trong giao dịch, để đảmbảo tính trung thực, công minh và uy tín của ngành, hoạt động này được đặcbiệt lưu ý tổ chức và giám sát tách bạch.

Nhà môi giới không mua bán chứng khoán cho mình

Các nhà môi giới là những người đại diện thu xếp giao dịch cho kháchhàng và hưởng hoa hồng Người môi giới không mua bán chứng khoán chomình, họ chỉ là người kết nối và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻbán Tài sản ( chứng khoán ) và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bánsang khách mua Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên tài sản, gọi

là không có vị thế (position) Trong tiếng Anh, nhà môi giới (broker) thườngđược dùng để chỉ một công ty chứng khoán hơn là để chỉ một nhân viên môigiới Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán còn được dùng phổbiến bằng từ “registered representative” (đại diện giao dịch) hoặc “accountexcutive” (AE) tuỳ theo họ nằm đâu trong mối quan hệ công tắc

Như vậy, môi giới chứng khoán được hiểu là hoạt động của công tychứng khoán và nhân viên môi giới, trong sự tương quan chặt chẽ với nhau vàvới một đối tác chung là khách hàng – nhà đầu tư, để tác động tới sự vận hành

và phát triển của thị trường chứng khoán Do đó , có thể nói rằng: “Nghiệp vụmôi giới chứng khoán là hoạt động trung gian đại diện mua, bán chứng khoáncho khách hàng để hưởng hoa hồng.”

Ở đây, chúng ta sẽ xem xét môi giới chứng khoán là một hoạt động kinhdoanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán đại diện cho kháchhàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứngkhoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu hậu quả kinh tế củaviệc giao dịch đó

Trang 22

1.2.2 Vai trò của nghiệp vụ môi giới

1.2.2.1 Đối với nhà đầu tư

- Góp phần làm giảm chi phí giao dịch:

Trên tất cả các thị trường khác, để tiến hành giao dịch, người mua vàngười bán phải có cơ hội gặp nhau để thẩm định chất lượng hàng hoá và thoảthuận giá cả Và để làm được công việc này thì những người tham gia giao dịchphải bỏ ra một khoản phí nhất định tuỳ vào điều kiện thực tế Tuy nhiên trên thịtrường chứng khoán thì khoản chi phí đó là một con số khổng lồ về thu thập và

xử lý thông tin, đào tạo kỹ năng phân tích và tiến hành quy trình giao dịch trênmột thị trường đấu giá tập trung nhưng hiệu quả của giao dịch là không chắcchắn và rủi ro cao Sự hiện diện của trung gian tài chính và chuyên nghiệp chobên mua, bên bán gặp nhau sẽ làm giảm đáng kể chi phí Như vậy, vai trò môigiới chứng khoán tiết kiệm chi phí giao dịch xét trong từng khâu và trên tổngthể thị trường, giúp nâng cao tính thanh khoản cho thị trường

- Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng:

Công ty chứng khoán thông qua các nhân viên môi giới cung cấp chokhách hàng các báo cáo nghiên cứu và những khuyến nghị đầu tư Nguồn quantrọng của các báo cáo nghiên cứu này là từ bộ phận nghiên cứu trong công ty.Việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ cho hệthống thết bị và nhân lực mà chỉ có công ty mới đủ khả năng tài chính để trangtrải… Các công ty lớn của NewYork hàng năm dành tới hơn 30triệu USD chohoạt động nghiên cứu đầu tư và các trợ lý nghiên cứu để bám sát hoạt động củahàng trăm công ty đại chúng

Việc nghiên cứu của các nhà phân tích có thể phân chia thành ba lĩnh vựcchủ yếu:

+ Diễn biến tổng thể của thị trường;

+ Động thái của từng khu vực riêng biệt trong thị trường đó;

+ Hoạt động của từng công ty trong từng khu vực

Trang 23

Hàng tuần, bộ phận nghiên cứu của các công ty môi giới lớn cung cấpcho các nhà môi giới một khối lượng thông tin nghiên cứu khổng lồ là kết quảtổng hợp và phân tích của công ty cùng những thông tin đặt mua của các hãngkhác nữa; kèm theo là những bản khuyến nghị cụ thể về loại chứng khoán cầnmua, bán Nhân viên bán hàng (người môi giới) sẽ sử dụng những thông tinnày để cung cấp cho khách hàng của mình theo những yêu cầu cụ thể.

Hàng ngày, người môi giới tiếp cận với một mạng thông tin điện tử cungcấp các tin tức tài chính liên tục được cập nhật về lãi suất, tin kinh tế và thông tinthị trường trường Trên những thị trường phát triển, người môi giới luôn luôn lànhững người trước tiên nhận được những tin mới nhất từ khắp nơi trên thế giớiliên quan đến cổ phiếu của khách hàng Nếu không có người môi giới, nhà đầu

tư phụ thuộc ở một mức độ lớn vào nguồn thông tin qua báo cáo hàng quý về cổphiếu đang nắm giữ, và rất có thể chậm hoặc không đầy đủ

Cũng nhờ nguồn thông tin thu thập được và xử lý công phu và tốn kémnày, người môi giới có đủ kiến thức để trở thành nhà tư vấn riêng cho kháchhàng Khi thị trường đã phát triển, hàng hoá phong phú và đa dạng; nhưngchứng khoán, công cụ phái sinh đem đến cho khách hàng những sản phẩmđược cải thiện và khi đó vai trò của nhà môi giới càng quan trọng Ngoài việc

đề xuất cho khách hàng những chứng khoán và dịch vụ đơn thuần, nhà môigiới còn giới thiệu cho khách hàng những trái phiếu, cổ phiếu mới phát hành,chứng chỉ quỹ đầu tư, những công cụ đầu tư khác và quan trọng hơn đề xuấtcác kết hợp những chứng khoán đơn lẻ trong một danh mục đầu tư để giảmthiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận cho khách hàng

Như vậy, dù môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán là hainghiệp vụ tách rời nhau theo nghĩa chúng được cấp chứng chỉ hành nghềriêng biệt, song trong hoạt động môi giới chứng khoán hàm lượng tư vấn đầu

tư là khá cao Người đầu tư trông đợi ở nhà môi giới của mình thực hiện cáccông việc sau:

+ Cho họ biết khi nào mua chứng khoán;

+ Cho họ biết khi nào bán chứng khoán;

Trang 24

+ Cho họ biết những gì đang diễn ra trên thị trường.

Để giúp khách hàng đưa ra những quyết định, nhà môi giới phải tiếnhành xem xét các yếu tố như: chỉ số giá/thu nhập (P/E), những hình mẫu vềtình hình thu nhập và giá, tình trạng chung về nhóm ngành, cổ phiếu và tìnhtrạng có được, có thể nói những khuyến nghị của nhà môi giới là lợi ích vôcùng đáng giá đối với khách hàng

Từ vô số các biểu đồ, báo cáo tài chính và dữ liệu nghiên cứu, nhà môigiới phải quyết định những khoản đầu tư nào là phù hợp nhất cho từng kháchhàng của mình Nhà môi giới là người có khả năng biến các thông tin thànhcác khuyến nghị đầu tư đúng đắn cụ thể cho từng mục tiêu đầu tư riêng lẻ củamỗi khách hàng của mình

Không chỉ đưa ra những lời khuyên về cách thức phân bổ tài sản để đápứng những mục tiêu tài chính của khách hàng, tuỳ từng lúc, người môi giới cóthể trở thành người bạn tin cậy, nhà tâm lý lắng nghe những câu hỏi liên quanđến tình trạng tài chính của khách hàng Đối với khách hàng, ngoài nhu cầuđược tư vấn tài chính, những nhu cầu về tâm lý liên quan đến vấn đề tài chínhcũng quan trọng không kém, đôi khi họ gọi điện cho nhà môi giới chỉ để chia

sẻ, giải toả những căng thẳng về tâm lý

- Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thựchiện những giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của họ:

Nhà môi giới nhận lệnh từ khách hàng và thực hiện giao dịch cho họ.Quá trình này bao gồm hàng loạt công việc: nhận lệnh của khách hàng, thựchiện lệnh giao dịch, xác định giao dịch và chuyển kết quả giao dịch cho kháchhàng Không chỉ có vậy, sau khi giao dịch được hoàn tất, nhà môi giới phảitiếp tục chăm sóc tài khoản của khách hàng, đưa ra những khuyến cáo vàcung cấp thông tin, theo dõi để nắm bắt những thay đổi liên quan đến kháchhàng mà có thể dẫn đến thay đổi tình trạng tài chính và mức độ chấp nhận rủi

ro của khách hàng, để đưa ra những khuyến cáo hay chiến lược phù hợp

Trang 25

1.2.2.2 Đối với công ty chứng khoán:

Công ty chứng khoán nào cũng có những người bán hàng rất đông đảo ởThái Lan – một thị trường mới, một công ty chứng khoán cỡ lớn thường cókhoảng 200 nhân viên bán hàng ở thị trường Mỹ, những tập đoàn cỡ lớn nhưMerill Lynch có tới 13.000 nhân viên môi giới, những công ty nhỏ cũng cókhông dưới 1000 nhân viên

Hoạt động của các nhân viên môi giới mang lại nguồn thu nhập lớn chocác công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty môi giới Các kết quả nghiêncứu cho thấy, ở những thị trường phát triển 20% trong tổng số những nhà môigiới (những người thành công) đã tạo ra tới 80% nguồn thu từ hoa hồng chongành Nguồn thu bao gồm hoa hồng, các khoản tín dụng bán hàng, các khoảnchênh lệch giá mua bán, các khoản chi phí cho những dịch vụ hoặc sản phẩmđặc biệt, các khoản thu do nỗ lực bán hàng của họ

Chính đội ngũ nhân viên này góp phần tăng tính cạnh tranh của công tyvới sự lao động nghiêm túc để nâng cao kiến thức và để phục vụ khách hàng.Vai trò của nhà môi giới đối với bản thân công ty chứng khoán rất quantrọng Nhà môi giới làm việc trong công ty tạo nên uy tín, hình ảnh tốt củacông ty nếu họ được nhiều khách hàng tín nhiệm và uỷ thác tài sản của mình

Từ đó góp phần đem lại thành công cho công ty

1.2.2.3 Đối với thị trường:

Phát triển dịch vụ và sản phẩm trên thị trường:

Nhà môi giới chứng khoán khi thực hiện vai trò làm trung gian giữa ngườibán (người phát hành) và người mua (người đầu tư) có thể nắm bắt được nhu cầucủa khách hàng và phản ánh với người cung cấp sản phẩm dịch vụ Có thể nóihoạt động môi giới là một trong những nguồn cung cấp ý tưởng thiết kế sảnphẩm, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, nhờ đó đa dạng hoá khách hàng thu hútngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho đầu tư phát triển

Trong những thị trường mới nổi, hàng hoá và dịch vụ còn ít về số lượng

và kém về chất lượng, nếu được tổ chức phát triển tốt, môi giới chứng khoán

Trang 26

sẽ góp phần cải thiện môi trường này.

- Cải thiện môi trường kinh doanh:

+ Góp phần hình thành nên văn hoá đầu tư: Trong những nền kinh tế màmôi giới đầu tư còn thô sơ thì người dân chưa có thói quen sử dụng số tiềnnhàn rỗi của mình để đầu tư vào các tài sản tài chính để kiếm lời trong khi đóthì nguồn vốn cần cho tăng trưởng kinh tế lại thiếu trầm trọng Để thu hútcông chúng đầu tư, nhà môi giới tiếp cận với khách hàng tiềm năng và đápứng nhu cầu của họ bằng các tài sản chính phù hợp, cung cấp cho họ nhữngkiến thức, thông tin cập nhật để thuyết phục khách hàng mở tài khoản Khi đóngười có tiền nhàn rỗi sẽ thấy được lợi ích từ sản phẩm đem lại, họ sẽ đầu tư.Hoạt động của môi giới chứng khoán đã thâm nhập sâu rộng vào cộng đồngcác doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần hìnhthành nên “văn hoá đầu tư”: 1) ý thức và thói quen đầu tư trong cộng đồngvào các tài sản tài chính; 2) thói quen và kỹ năng sử dụng các dịch vụ đầu tư,phổ biến là dịch vụ môi giới chứng khoán; 3) môi trường pháp lý, sự hiểu biết

và tuân thủ luật pháp

+ Tăng chất lượng và hiệu quả dịch vụ nhờ cạnh tranh: Để thành côngtrong nghề môi giới chứng khoán, điều quan trọng là nhà môi giới chứngkhoán phải thu hút được ngày càng nhiều khách hàng tìm đến, giữ chân kháchhàng đã có và không ngừng gia tăng khối lượng tài sản mà khách hàng uỷthác cho mình Từ đó có sự cạnh tranh giữa các nhà môi giới khiến họ khôngngừng trau dồi nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng hànhnghề, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật và công ty Quá trìnhnày đã nâng cao được chất lượng và hiệu quả của hoạt động môi giới chứngkhoán xét trên toàn cục Đồng thời cũng do áp lực cạnh tranh nên các công tykhông ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

+ Hình thành nên những dịch vụ mới trong nền kinh tế, tạo thêm việclàm và làm phong phú thêm cho môi trường đầu tư

Trang 27

1.2.3 Đặc điểm của nghiệp vụ môi giới chứng khoán:

Môi giới là nghiệp vụ cơ bản của công ty chứng khoán Nghiệp vụ môigiới có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách hàng và tạo dựng hìnhảnh cho công ty chứng khoán Nghiệp vụ này có những đặc điểm cơ bản sau:

- Để thực hiện lệnh của khách hàng đầy đủ, nhanh và chính xác nhất, đòihỏi công ty phải có một đội ngũ hỗ trợ cả nghiệp vụ cả về người và máy móclớn Người môi giới phải là người trải qua những kỳ thi sát hạch, có tầm hiểubiết sâu rộng, giàu kinh nghiệm và được Uỷ ban chứng khoán cấp giấy phéphành nghề Công ty chứng khoán là nơi đảm bảo các điều kiện vật chất baogồm địa điểm, hệ thống máy móc thiết bị nối mạng với Sở giao dịch…

- Độ rủi ro thấp vì khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giaodịch đem lại Rủi ro mà nhà môi giới thường gặp là trường hợp khách hàng hoặcnhà môi giới khác không thực hiện đúng nghiệp vụ thanh toán đúng thời hạn

- Thu nhập và chi phí ổn định: Với tư cách đại lý, công ty chứng khoánhưởng một tỷ lệ hoa hồng tính trên tổng giá trị giao dịch Khoản hoa hồngnày sau khi đã được trừ đi các chi phí giao dịch chính là các nguồn thunhập của công ty Nhìn chung, thu nhập này ít biến động mạnh và chiếm tỷ

lệ khá cao trong tổng thu nhập của công ty ở một số thị trường chứngkhoán phát triển, tỷ lệ hoa hồng này do công ty chứng khoán ấn định, dovậy làm tăng tính cạnh tranh của các công ty chứng khoán

1.2.4 Quy trình của nghiệp vụ môi giới chứng khoán:

- Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng

Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàngphải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán Khách hàng đượchướng dẫn thủ tục mở tài khoản: điền thông tin vào “Giấy mở tài khoản” baogồm các thông tin theo luật pháp quy định và các thông tin khác tuỳ vào yêucầu của công ty chứng khoán Bộ phận quản lý tài khoản khách hàng của công

ty phải kiểm tra tính chính xác của thông tin, đồng thời trong quá trình hoạt

Trang 28

động của tài khoản những thay đổi thông tin cũng cần được cập nhật Tàikhoản giao dịch hiện nay có thể chia thành nhiều loại khác nhau như:

Tài khoản tiền mặt là loại tài khoản thông dụng nhất, giống như tài khoảntiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại Khách hàng có thể mua hoặcbán bất kỳ loại chứng khoán nào qua tài khoản này Tuy vậy, tài khoản này yêucầu khách hàng phải trả đủ tiền trước khi nhận được chứng khoán

Tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng là loại tài khoản dùng để giaodịch mua và bán chứng khoán có ký quỹ Theo đó, để mua chứng khoán, kháchhàng chỉ cần ký quỹ một tỷ lệ % tiền trên giá trị chứng khoán muốn mua, số cònlại khách hàng có thể vay của ngân hàng Ngược lại, khách hàng có thể muađược số chứng khoán có giá trị lớn hơn nhiều lần so với số tiền ký quỹ

Sau khi mở tài khoản, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàngmột mã số tài khoản và mã truy cập vào tài khoản để kiểm tra khi cần thiết

- Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng:

Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát lệnh theo mẫu in sẵn Lệnh giaodịch phải bao gồm đầy đủ các nội dung quy định do khách hàng điền Đó lànhững điều kiện đảm bảo an toàn cho công ty chứng khoán cũng như tạo điềukiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh Việc phát lệnh có thể theo hìnhthức trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, telex, fax hay hệ thống máy tínhđiện tử… Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường

Mẫu lệnh phải bao gồm các thông tin sau đây:

1) Lệnh mua hay lệnh bán: thông thường thì từ “mua” hay “bán” khôngđược viết ra mà người ta thường sử dụng các chữ cái “B” và “S” để thể hiện.Hầu hết các thị trường chứng khoán sử dụng lệnh mua và bán được in sẵn.mẫu lệnh này được in bằng hai màu mực trên hai màu giấy khác nhau để dễphân biệt

2) Số lượng các chứng khoán: Số lượng này thể hiện bằng các con số.Một lệnh có thể kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một lô lẻ

3) Mô tả chứng khoán được giao dịch (tên hay ký hiệu): Tên của chứngkhoán có thể được viết ra hoặc viết tắt hay thể hiện bằng ký hiệu, biểu tượng

Trang 29

được mã hoá và đăng ký trước.

4) Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa ralệnh

5)Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu (lệnh thị trường,lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn )

Nếu là lệnh bán, công ty sẽ đề nghị khách hàng xuất trình số chứngkhoán muốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh hoặc đề nghị Uỷ banchứng khoán quy định Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đãđược lưu ký, công ty sẽ kiểm tra trên tài khoản lưu ký của khách hàng

Nếu là lệnh mua, công ty phải đề nghị khách hàng mức tiền ký quỹ nhấtđịnh trên tài khoản của khách hàng ở công ty Khoản tiền này được tính trênmột tỷ lệ % giá trị mua theo lệnh

- Bước 3: Thực hiện lệnh

Trên cơ sở của khách hàng, công ty sẽ kiểm tra các thông tin lệnh, kiểmtra thị trường thực hiện, kiểm tra số tiền ký quỹ… Sau đó, công ty chuyểnlệnh tới thị trường phù hợp để thực hiện

Trên thị trường tập trung, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được chuyểnđến SGDCK Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnh tranhtốt nhất của thị trường tùy theo phương thức đấu giá của thị trường Trên thịtrường OTC, việc mua bán sẽ dựa trên thỏa thuận giữa khách hàng và CTCKnếu công ty này là người tạo thị trường hay giữa CTCK này các nhà tạo thịtrường cho loại chứng khoán mà khách hàng giao dịch

- Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh:

Sau khi đã thực hiện xong, CTCK gửi cho khách hàng một phiếu xácnhận đã thi hành xong lệnh Xác nhận này cũng giống như một hóa đơn hẹnthanh toán với khách hàng

- Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch:

Việc thanh toán bù trừ trong giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiệnthông qua hệ thống tài khoản của các công ty chứng khoán tại ngân hàng.Đối với việcc đối chiếu bù trừ về chứng khoán do trung tâm lưu ký chứng

Trang 30

khoán thực hiện thông qua hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán.

Việc bù trừ các kết quả giao dịch sẽ kết thúc bằng việc in ra các chứng từthanh toán Các chứng từ này được gửi cho các công ty chứng khoán và là cơ

sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các công ty chứng khoán

Bước 6: Thanh toán và giao nhận chứng khoán

Đến ngày thanh toán, các CTCK sẽ thực hiện giao tiền thông qua ngânhàng chỉ định thanh toán và giao chứng khoán thông qua hình thức chuyểnkhoản tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Sau khi hoàn tất các thủ tục tại sởgiao dịch, công ty sẽ thanh toán tiền và chứng khoán cho khách hàng thôngqua hệ thống tài khoản khách hàng mở tại CTCK

1.3 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

1.3.1 Quan điểm về hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán:

Để đánh giá được hiệu quả của nghiệp vụ môi giới chứng khoán, người

ta thường căn cứ vào những kết quả mà nó đem lại Đối với công ty chứngkhoán, hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán được thể hiệnqua chỉ tiêu sau:

- Số lượng tài khoản khách hàng mở để giao dịch và tỷ trọng của nó sovới toàn bộ thị trường mà công ty đang hoạt động

- Thị phần giao dịch, doanh số giao dịch mà các nhân viên môi giới củacông ty tạo ra

- Doanh thu môi giới

- Khả năng thu hút khách hàng, thể hiện thông qua sự tăng trưởng sốlượng tài khoản giao dịch của khách hàng mở tại công ty

- Khả năng cắt giảm chi phí cho nghiệp vụ, đem lại lợi nhuận cao hơncho công ty

Đối với nhà đầu tư thì hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới củamột CTCK thể hiện thông qua những lợi ích mà nhà đầu tư được hưởng khi

sử dụng dịch vụ môi giới của công ty như:

Trang 31

- Quy trình nghiệp vụ được hướng dẫn kỹ càng chu đáo đến từng nhà đầu tư.

- Việc giao dịch an toàn, thuận lợi và ít nhầm lẫn

- Khách hàng được đón tiếp ân cần, chu đáo

- Khách hàng nhận được thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chân thực

và chính xác để đảm bảo việc đầu tư giảm thiểu rủi ro

- Chi phí hợp lý, linh hoạt cho từng trường hợp giao dịch, đầu tư đặc biệt

- Và cuối cùng, khách hàng phải đạt được một mục đích nhất định

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ môi giới chứng khoán.

Nghiệp vụ môi giới có ý nghĩa trong quá trình thúc đẩy hiệu quả và sựphát triển của CTCK nói riêng, TTCK nói chung Qua kinh nghiệm kiểm sátthực tế của các nước, có thể nhận thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hiệuquả hoạt động của nghiệp vụ môi giới tại CTCK bao gồm các nhân tố kháchquan và nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Các nhân tố khách quan

- Sự phát triển và thực trạng của nền kinh tế

TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính quốc gia hay nói rộng ra

nó là một bộ phận của nền kinh tế Vì vậy sự phát triển của nền kinh tế có ảnhhưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của TTCK Sự ổn định và tăngtrưởng kinh tế là cơ sở cho mọi sự phát triển của một quốc gia, là tiền đề, làđiều kiện quan trọng để phát triển của các CTCK trên TTCK nói chung và sựnghiệp môi giới chứng khoán nói riêng TTCK là sản phẩm của kinh tế thịtrường Thị trường này chỉ phát triển khi nền kinh tế của một quốc gia đạt đếnmột trình độ nhất định

Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nhiều việc lam mới, giảm tìnhtrạng thất nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho dân cư Do thu nhập tăng lên, nhucầu tiêu dùng và các khoản tiết kiệm ở khu vực tư nhân cũng tăng trưởng tươngứng Điều này sẽ làm tăng nhu cầu đầu tư từ phía dân chúng và kích thíchdoanh nghiệp phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội

Trang 32

Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế làm giảm rủi ro và tăng hiệu quả hoạtđộng đầu tư Điều này sẽ làm tăng tính hấp dẫn của thị trường trong nước và thuhút đầu tư nước ngoài Mặt khác, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư vàcác doanh nghiệp trong nước cũng tăng theo Đây sẽ là tiền đề cho sự phát triểncác hoạt động của công ty chứng khoán, trong đó có nghiệp vụ môi giới.

- Sự phát triển của TTCK

TTCK là môi trường hoạt động của các CTCK Sự phát triển của TTCK

ở đây là sự phát triển ở cả cung và cầu chứng khoán, các thành viên tham giathị trường và các hoạt động khác

Thị trường tài chính phát triển ở trình độ cao là tiền đề để môi giớichứng khoán có thể đảm nhận tốt các chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch

vụ tài chính ở các thị trường phát triển, sẵn có các chứng khoán có chất lượngtốt, tính thanh khoản cao, đa dạng về chủng loại và lớn về số lượng Bên cạnh

đó, các công cụ phái sinh được tạo lập nhằm cung cấp các công cụ phòng vệhữu hiệu cho các nhà đầu tư

Thị trường càng phát triển, số lượng nhà đầu tư, các tổ chức phát hànhcàng lớn sẽ tạo điều kiền phát triển các nghiệp vụ của CTCK, trong đó có môigiới Hơn nữa, với sự phát triển của hệ thống kiểm toán kế toán, hệ thốngcông bố thông tin, hệ thống lưu ký, hệ thống thông báo định kỳ gốp phần làmtăng độ tin cậy của thị trường chứng khoán, cung cấp các thông tin cần thiết

và tin cậy, giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng, sự lựa chọn đốinghịch và rủi ro đạo đức Một khối lượng thông tin nghiên cứu khổng lồ từ bộphận nghiên cứu của CTCK được nhà môi giới sử dụng để cung cấp chokhách hàng của mình theo những yêu cầu cụ thể Và nhà môi giới cũng có đủtri thức để trở thành nhà tư vấn riêng của khách hàng

- Môi trường phát lý

Các văn bản pháp luật có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của CTCK.Một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo điều kiện bảo vệquyền lợi hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường, trong đó có CTCK vànhà môi giới Một hệ thống văn bản pháp luật có tính chất khuyến khích về tổ

Trang 33

chức và hoạt động của công ty sẽ góp phần tạo lập, ổn định hoạt động của nó.Đồng thời, viêc kiểm soát hoạt động của công ty sẽ làm tăng lòng tin củacông chúng đầu tư Ngược lại, sự phức tạp, chồng chéo, thiếu toàn diện của

hệ thống pháp luật sẽ cản trở sự phát triển của CTCK và theo đó, nghiệp vụmôi giới cũng không thể phát triển

- Thu thập kiến thức và thói quen đầu tư của công chúng.

Cũng giống như các thị trường khác, TTCK cũng vận động theo quy luậtcung cầu Để chuyển tiết kiệm thành đầu tư (cung – cầu), một yếu tố rât quantrọng là thu nhập, kiến thức của công chúng – những nhà đầu tư tiềm năng

Ở một thị trường mà thu nhập cũng như kiến thức về các sản phẩm, dịch

vụ tài chính của công chúng là cao thì hoạt động đầu tư sẽ sôi động hơn vànghiệp vụ môi giới cũng có điều kiện phát triển hơn ở một thị trường màcông chúng có xu hướng đầu tư thì nghiệp vụ môi giới sẽ có hiệu quả hơn làmột thị trường mà các khoản tiết kiệm của công chúng đổ vào ngân hàng

1.3.2.2.Các nhân tố chủ quan

- Nhân tố con người

Nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động củaCTCK nói chung và nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói riêng Những ngườimôi giới thành công đem lại cho công ty của họ những khoản tiền khổng lồ,

và theo đó, họ được gọi là những nhà sản xuất hàng đầu Thành công củangười môi giới cũng là thành công của CTCK, nếu họ chiếm được lòng tincủa khách hàng, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với mình,được khách hàng gửi gắm ngày càng nhiều tài sản để quản lý Một khi đãchiếm được lòng tin của khách hàng, người môi giới có thể tin rằng ngay cảkhi những khuyến nghị của họ không đem lại kết quả như mong muốn thìkhông vì thế mà họ mất đi khách hàng Điều quan trọng là khách hàng nhậnthức được một cách nhất quán rằng sự hiện diện của người môi giới là nhằmphục vụ lợi ích của họ

Để đạt được hiệu quả cao và nâng cao chất lượng hoạt động môi giới,hiện nay các CTCK và nhà môi giới chứng khoán luôn phải cạnh tranh để thu

Trang 34

hút khách hàng và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng tiềm năng Muốnvậy, nhà môi giới phải không ngừng trau dồi kiến thức nhằm nắm vững và sửdụng thuần thục các kỹ năng từ cơ bản đến chuyên nghiệp.

Vì vậy, CTCK muốn giành thắng lợi trong cạnh tranh thì công việctrước tiên và cần thiết là không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên môi giới trởthành nhà môi giới chuyên nghiệp, có kỹ năng, có đạo đức nghề nghiệp nhằmphát huy sức mạnh nghề nghiệp để chiếm được lòng tin của khách hàng từ đónâng cao uy tín của công ty góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của nghiệp

vụ môi giới chứng khoán

- Cơ sở vật chất và trình độ công nghệ

Cơ sở vật chất có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của các CTCK

Là trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng, các CTCK phải có cơ

sở vật chất kỹ thuật hiện đại, để đảm bảo việc tiếp nhận và thực hiện các yêucầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác Vì TTCK luôn nhạycảm với sự biến động của nền kinh tế xã hội trong nước và quốc tế cho nênnếu CTCK không có đủ trang thiết bị cần thiết để thu thập và xử lý thông tinthì không bảo vệ quyền lợi cho khách hàng Các nhân viên môi giới sẽ không

có đủ các thông tin cần thiết để thực hiện tư vấn và cung cấp những sản phẩm,dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Hiện nay cơ sở vật chất chủ yếu của CTCK là sàn giao dịch, hệ thốngmạng lưới và hệ thống thông tin Các hệ thống này mặc dù phục vụ cho tất cảcác hoạt động của công ty nhưng thực ra nó phục vụ cho hoạt động môi giới

là chính

- Mô hình tổ chức của CTCK

Mô hình tổ chức của CTCK ảnh hưởng tới tính chất chuyên môn hóa củanghiệp vụ môi giới từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nghiệp vụmôi giới Nếu bộ phận môi giới được tổ chức thành một phòng chức năngriêng biệt sẽ được nghiên cứu phát triển một cách chuyên sâu và có tính thựctiễn Tại những CTCK mà ở đó nghiệp vụ môi giới và các nghiệp vụ khác

Trang 35

được quản lý tập trung tại một phòng chức năng (thường gọi là phòng kinhdoanh), hiệu quả của hoạt động môi giới không cao do việc đầu tư tập trungcho một nghiệp vụ là rất khó.

- Kiểm soát nội bộ

Nguyên tắc bảo mật thông tin của các CTCK là một yếu tố quyết địnhthắng lợi trong cạnh tranh của công ty Vì vậy công tác kiểm soát nội bộ rấtcần thiết Tất nhiên không phải chỉ có thông tin mới cần kiểm soát, ngay từcác quy trình nghiệp vụ, các thủ tục tiến hành nghiệp vụ của các công ty cầnphải kiểm soát chặt chẽ, để đảm bảo không vi phạm pháp luật và nâng caochất lượng hoạt động của các nghiệp vụ Để lộ thông tin hay vi phạm phápluật đều dẫn đến kết quả là công ty sẽ thât bại trong kinh doanh

Nói tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động củanghiệp vụ môi giới chứng khoán Với các yếu tố hướng thuận lợi, CTCK vànhân viên môi giới phải không ngừng nâng cao khả năng tổ chức và vận hành

kỹ năng nghiệp vụ thì mới có đợc lòng tin nơi khách hàng và thu hút ngàycàng nhiều nhà đầu tư đến mở tài khoản và thực hiện giao dịch tại công ty

- Tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới trên tổng doanh thu hoạt động kinh doanh

Trang 36

Tỷ trọng doanh thu môi giới = x 100%

Doanh thu môi giới chỉ tiêu định lượng không thể thiếu trong quá trìnhđánh giá hiệu quả hoạt động môi giới Doanh thu môi giới là khoản thu củaCTCK từ phí môi giới Phí môi giới bằng giá trị chứng khoán giao dịch nhânvới biểu phi môi giới.Phí môi giới mà các NĐT phải trả nhiều hay ít phụthuộc vào sự thành công của các giao dịch mà các nhà môi giới đóng vai tròquan trọng trong việc thực hiện Doanh thu này càng lớn, càng tăng trưởngmột cách đều đặn tức là chất lượng của hoạt động môi giới càng được nâng cao

Doanh thu môi giới cho thấy lượng giao dịch của các tài khoản được

mở tại công ty, có thể công ty có số lượng tài khoản được mở không nhiềunhưng đó là tài khoản của các khách hàng lớn hoặc giao dịch một cáchthường xuyên, liên tục kéo theo doaSnh thu đem lại cho công ty cũng cao

Khi xem xét chỉ tiêu doanh thu môi giới cũng cần phải xem xét tỷtrọng doanh thu hoạt động môi giới trong tổng doanh thu hoạt động kinhdoanh của CTCK.Nếu doanh thu hoạt động môi giới của công ty chiếm tỷtrọng cao trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của CTCK chứng tỏmôi giới là hoạt động chủ đạo mang lại thu nhập cho công ty

- Tỷ lệ chi phí môi giới trên doanh thu môi giới chứng khoán

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu môi giới= x 100%

Chi phí môi giới: là tập hợp toàn bộ các chi phí mà công ty chứngkhoán phải bỏ ra để thực hiện hoạt động môi giới, có liên quan trực tiếp hoặcgián tiếp tới hoạt động môi giới Chi phí hoạt động môi giới chứng khoán củacác CTCK bao gồm khoản phí mà các CTCK phải trả cho các Sở giao dịchchứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và các khoản chi phí hoạt độngbao gồm: lương trả cho nhân viên môi giới, các chi phí khấu hao về máy móc

Trang 37

thiết bị, phần mềm, chi phí thuê mặt bằng, và một số chi phí khác.

Khi xem xét chi phí môi giới ta cũng cần xem xét chỉ tiêu tỷ lệ chi phímôi giới trên doanh thu môi giới.Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ rađem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho hoạt động môi giới Từ đó phản ánhhiệu quả sử dụng nguồn chi phí của công ty chứng khoán trong hoạt động này

Để hoạt động môi giới đạt hiệu quả thì việc quản lý chi phí hoạt động

là một vấn đề quan trọng Nếu CTCK tiêt kiệm được chi phí hoạt động thì sẽtạo điều kiện giảm phí giao dịch cho khách hàng, gia tăng lợi nhuận Tuynhiên, việc tiết kiệm chi phí không có nghĩa là làm cho chi phí hoạt động nămsau giảm đi so với năm trước Quản lý chi phí hiệu quả là cần làm sao điềuchỉnh được tỷ lệ tăng trưởng chi phí ở mức hợp lý, tăng trưởng chi phí phảilàm cho doanh thu, lợi nhuận cũng tăng trưởng theo với một tỷ lệ cao hơn tốc

độ tăng trưởng chi phí

- Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động môi giới trên doanh thu hoạt động môi giới

Tỷ suất lợi nhuận MG trên doanh thu MG= x 100%

Lợi nhuận môi giới : Là phần chênh lệch giữa doanh thu môi giới và chiphí môi giới mà công ty bỏ ra Lợi nhuận chính là mục đích cuối cùng mà cáccông ty theo đuổi , là thước đo hiệu quả hoạt động của công ty, lợi nhuận càngcao thì hiệu quả hoạt động của công ty càng tốt Để tối đa hóa lợi nhuận công

ty chứng khoán cần phài tối đa hóa doanh thu và phải tối thiểu hóa chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu môi giới: Chỉ tiêu này cho biết cứtrong một đồng doanh thu hoạt động môi giới mà công ty thực hiện trong kỳ

sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất này càng cao thì hoạt động môigiới càng hiệu quả và ngược lại

1.4 Nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên các nhóm điều kiện chủ yếu:

Trang 38

1.4.1 Nguyên tắc tài chính

Do tính đặc thù nên hầu hết các nước đều đưa ra những nguyên tắc, quyđịnh rất chặt chẽ về tài chính đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.Thông thường, các tổ chức này phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chí sau:

- Mức vốn hoạt động: Vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán nhiềuhay ít phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ, loại tài sản này lại được quyếtđịnh bởi loại hình nghiệp vụ thực hiện Chẳng hạn, bảo lãnh phát hành chứngkhoán là hình thức kinh doanh của tổ chức kinh doanh cần có tiềm lực tàichính mạnh, có nhiều vốn, nhất là trường hợp tổ chức kinh doanh chứngkhoán đứng ra bảo lãnh những đợt phát hành lớn Vì vậy nghiệp vụ bảo lãnhphát hành đòi hỏi vốn phải đủ lớn.Đối với hoạt động tự doanh cũng phải duytrì số lượng lớn các chứng khoán để thực hiện việc mua vào bán ra, trong khigiá của các chứng khoán luôn biến động Còn các hoạt động môi giới, tư vấntài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán,… do đặc điểm của các hoạt động này,nên không cần vốn lớn

Nói chung xu hướng hiện nay ở các nước không quy định về mức vốnpháp định đối với các doanh nghiệp Tuy nhiên, do kinh doanh chứng khoán

là kinh doanh trong một lĩnh vực đặc biệt, có ảnh hưởng đến lợi ích của côngchúng đầu tư nên sự tồn tại ổn định, lâu dài của tổ chức kinh doanh chứngkhoán và sức mạnh tài chính của các tổ chức này trong một môi trường dễbiến động cần phải được đảm bảo Chính vì vậy pháp luật nhiều nước vẫn quyđịnh điều kiện về mức vốn đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.Vốnpháp định của các tổ chức kinh doanh chứng khoán thường được quy định cụthể cho từng loại hình kinh doanh.Một tổ chức kinh doanh chứng khoán càngtham gia vào nhiều loại hình thì càng phải có nhiều vốn Trên cơ sơ các yếu tốkhác nhau như quy mô thị trường, giao dịch dự kiến, khả năng tài chính củacác tổ chức tham gia thị trường mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khácnhau về mức vốn pháp định đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.Ở

Trang 39

Việt Nam, các công ty chứng khoán muốn tham gia bốn loại hình kinh doanh:môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu

tư chứng khoán phải có vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng

- Cơ cấu vốn: Cũng như các tổ chức kinh doanh khác việc huy động vốncủa tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện thông qua việc nhận vốngóp từ các cổ đông (trường hợp công ty cổ phần) hoặc huy động từ bên ngoài,tùy theo mô hình của nó Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty tráchnhiệm hữu hạn phải dựa vào vốn của các thành viên, vào các khoản vay củangân hàng hỏa thỏa thuận cho thuê khác Việc huy động vốn và cơ cấu vốncủa các chủ thể kinh doanh chứng khoán có một số đặc điểm sau:

+ Tổ chức kinh doanh chứng khoán phụ thuộc nhiều vào các khoản vayngắn hạn Như ở Hàn Quốc nợ ngắn hạn chiếm trên 90% tổng nợ của tổ chứckinh doanh chứng khoán; ở Mỹ nợ ngắn hạn chiếm 50-60% tổng nợ của một

số tổ chức kinh doanh chứng khoán thông qua cam kết bán chứng khoán rồimua lại

+ Chứng khoán có thể mua bán, trao đổi trên thị trường thường chiếmphần lớn trong tổng giá trị tài sản (khoảng 40-60%) và tổng giá trị cổ phiếu(khoảng 90%)

+ Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản ròng phải duy trì ở mức độ nhất định.Như ở Hàn Quốc tổng các khoản nợ không được phép quá 5 lần tổng giá trịtài sản ròng, ở Mỹ là không quá 15 lần

- Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chí

về mức vốn hoạt động, cơ cấu vốn, tổ chức kinh doanh chứng khoán còn phảituân thủ các nguyên tắc về việc sử dụng vốn và hạn mức trong kinh doanh Cácnguyên tắc khác nhau tùy đặc điểm của từng nghiệp vụ mà tổ chức kinh doanhchứng khoán thực hiện Nhìn chung các nguyên tắc về sử dụng vốn mà pháp luậtđặt ra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán thường bao gồm: cơ cấu vốn(tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu), mức vốn khả dụng phải duy trì, trích lập quỹ bùđắp rủi ro, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,…

Trang 40

Đối với việc quản lý hạn mức kinh doanh, tùy theo từng nước mà có cácquy định khác nhau, thông thường các nước quy định một số hạn mức sau đểhạn chế rủi ro đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như đảm bảo hạnchế các xung đột đạo đức có thể xảy ra:

+ Hạn chế mức mua sắm tài sản cố định theo một tỷ lệ phần trăm trênvốn điều lệ

+ Hạn mức đầu tư vào mỗi loại chứng khoán: Thường hạn mức đầu tưvào các loại chứng khoán niêm yết được đặt cao hơn hạn mức đầu tư vào cácloại chứng khoán không niêm yết

+ Hạn mức đầu tư vào một số tài sản rủi ro cao như các loại trái phiếu cóđịnh mức tín nhiệm thấp hay cổ phiếu của những công ty đang phát triển.+ Hạn mức bảo lãnh phát hành: vì hoạt động bảo lãnh có mức rủi rotương đối cao nên quy định hạn mức này nhằm giới hạn tổng mức bảo lãnhtrong cùng thời điểm của một tổ chức kinh doanh chứng khoán

+ Hạn mức hoặc hạn chế đầu tư vào các quỹ đầu tư do tổ chức kinhdoanh chứng khoán quản lý

Ngoài ra còn có thể đặt thêm những hạn chế khác cho các tổ chức kinhdoanh chứng khoán như hạn mức đầu tư vào các công ty trong cùng tập đoàn,trong cùng một ngành nghề,…

Trong quản lý vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán ngoài việc xácđịnh tỷ lệ nợ, các tổ chức kinh doanh chứng khoán còn phải duy trì một mứcvốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán cho người đầu tư

Ngày đăng: 22/05/2019, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w