phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ

84 491 2
phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ PHƯƠNG THUYÊN MSSV: 4104718 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 12 – Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ PHƯƠNG THUYÊN MSSV: 4104718 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN QUAN MINH NHỰT Tháng 12 – Năm 2013 ii LỜI CẢM TẠ Qua quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, nhờ sự h ướng dẫn và chỉ dạy tận tình của các thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế - QTKD, em đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. Đồng thời, qua 3 tháng thực tập ở BIDV Cần Thơ, em có được điều kiện để tiếp xúc với thực tế, tìm hiểu khái quát về hoạt động của ngân hàng, từ đó em có thể vận dụng những kiến thức đã học ở giảng đường để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn đến: - Ba mẹ, hai người đã sinh ra em, nuôi dưỡng em lớn khôn và luôn tạo điều kiện để em có thể học tập tốt nhất. - Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, Khoa Kinh tế - QTKD đã truyền đạt kiến thức chuyên môn cũng như những kinh nghiệm để em có thể vận dụng khi đi xin việc làm sau này. - Thầy Quan Minh Nhựt là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến, sửa chữa sai sót để em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp của mình. - Ban giám đốc, các anh chị, cô chú ở phòng Quản lý rủi ro và đặc biệt là phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ đã giúp đỡ em được thực tập tại ngân hàng và góp ý cho một số phần để em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. - Một số bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ, động viên em về mặt tinh thần. Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cô, các cô chú, anh chị làm việc trong ngân hàng luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Lê Phương Thuyên i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết Luận văn này được chính tôi thực hiện v à hoàn thành. Số liệu thu thập và phân tích trong bài là trung thực, không sao chép bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Lê Phương Thuyên ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬ P .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang ___________________________________________________________________ Chương 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2 1.3 Phạm vi ngh iên cứu ...............................................................................................2 1.3.1 Không gian..........................................................................................................2 1.3.2 Thời gian .............................................................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2 1.4 Lược khảo tài liệu ..................................................................................................3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................4 2.1 Cơ sở lý luận ..........................................................................................................4 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại .................................................................4 2.1.2 Mục tiêu và vai trò của phân tích t ài chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại ..........................................................................................................7 2.1.3 Một số khái niệm liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại .............9 2.1.4 Một số tỷ số tài chính được dùng trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại ..........................................................................11 2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................13 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................13 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu..........................................................................13 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ .......................................16 3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (B IDV)..........16 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Cần Thơ ..........................................17 3.3 Cơ cấu tổ chức của BIDV Cần Thơ .....................................................................18 iv 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Cần Thơ ........................................................18 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .....................................................18 3.4 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của BIDV Cần Thơ .....................................26 3.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................26 3.5.1 Phân tích khái quát về hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................26 3.5.2 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................33 3.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của BIDV Cần Thơ ....................36 3.6.1 Thuận lợi ...........................................................................................................36 3.6.2 Khó khăn...........................................................................................................36 3.6.3 Định hướng phát triển .......................................................................................37 Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ..................................................................................................38 4.1 Phân tích bảng cân đối kế toán ............................................................................38 4.1.1 Phân tích phần tài sản .......................................................................................38 4.1.2 Phân tích phần nguồn vốn .................................................................................44 4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................................51 4.2.1 Phân tích thu nhập.............................................................................................51 4.2.2 Phân tích chi phí ...............................................................................................55 4.2.3 Phân tích lợi nhuận ...........................................................................................58 4.3 Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thông qua một số tỷ số tài chính .............................................................................................................59 4.3.1 Phân tích nhóm tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời .............................59 4.3.2 Phân tích nhóm tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng ............64 Chương 5: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................................................67 v 5.1 Những thành tựu đạt được và một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ ....................................................................................................67 5.1.1 Những thành tựu đạt được ................................................................................67 5.1.2 Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ ......................67 5.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho BIDV Cần Thơ .....................................................................................................................68 5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng .............................................68 5.2.2 Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và nợ xấu ................................69 5.2.3 Giải pháp giúp cải thiện tình hình tài chính, góp phần làm tăng thu nhập, lợi nhuận và giảm bớt chi phí cho ngân hàng ............................................................70 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................71 6.1 Kết luận ................................................................................................................71 6.2 Kiến nghị ..............................................................................................................71 6.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..............................71 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương .....................................................................72 vi DANH SÁCH BẢNG Trang ___________________________________________________________________ Bảng 3.1 Tình hình tín dụng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 .................27 Bảng 3.2 Tình hình tính dụng của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 ...............27 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 2012 ...........................................................................................................................34 Bảng 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................................35 Bảng 4.1 Tình hình tài sản của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................40 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012..............44 Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 .............45 Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...........................................................................................48 Bảng 4.5 Thu nhập của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013....................................................................................................................51 Bảng 4.6 Chi phí của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013....................................................................................................................55 Bảng 4.7 Nhóm tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................................59 Bảng 4.8 Hệ số thu nhập lãi ròng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................62 Bảng 4.9 Khoảng cách thu nhập của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................................................63 Bảng 4.10 Nhóm tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .............................64 vii DANH SÁCH HÌNH Trang ___________________________________________________________________ Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của BIDV Cần Thơ ..............................................................18 Hình 3.2 Doanh số cho vay của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................28 Hình 3.3 Doanh số thu nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................30 Hình 3.4 Dư nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...........................................................................................................................31 Hình 3.5 Nợ xấu của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013....................................................................................................................32 Hình 4.1 Tổng tài sản của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .............................................................................................................38 Hình 4.2 Tình hình tài sản của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................39 Hình 4.3 Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................47 Hình 4.4 Cơ cấu thu nhập của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................................52 Hình 4.5 Cơ cấu chi phí của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .............................................................................................................56 Hình 4.6 Tình hình lợi nhuận trước thuế của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................................58 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BIDV : Bank for Investment and Development of Vietnam TMCP : Thương mại cổ phần NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TS : Tài sản NV : Nguồn vốn CBTD : Cán bộ tín dụng VNĐ Việt Nam đồng : TCTD : Tổ chức tín dụng GTCG : Giấy tờ có giá TCKT : Tổ chức kinh tế ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, cá c doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đang phải tồn tại, hoạt động trong một môi trường kinh doanh khắc nghiệt. Tuy nhiên, do còn nhiều yếu kém về vốn, công nghệ, năng lực quản trị… nên đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện còn gặp nhiều thử thách trong việc cạnh tranh, không những giữa những ngân hàng thương mại trong nước với nhau mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại lâu dài và phát triển bền vững trên thị trườn g thì đòi hỏi các ngân hàng phải có sự chuẩn bị tốt về nội lực cũng như có những chiến lược kinh doanh đúng đắn trong từng thời kỳ nhất định. Một trong những công việc cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính để tìm ra các điểm mạnh cần phát huy cũng như các điểm yếu và hướng giải quyết. Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại là tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Khi sự gia tăng lợi nhuận càng cao và rủi ro càng thấp thì chứng tỏ được hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động cũng có thể được đánh giá tùy theo chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn. Do đó, qua việc phân tích tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chúng ta có thể thấy được chiến lược đề ra có phù hợp hay không, có thể cân bằng được lợi nhuận cần đạt được với những rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu hay không để từ đó có thể điều chỉnh kịp thời. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vi ệt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích. Vừa qua, tạp chí The Banker đã chính thức công bố BIDV là một trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới. Danh sách “Ngân hàng tốt nhất thế giới” được The Banker lựa chọn hàng năm dựa trên nhiều tiêu chí: vốn cấp 1, tổng tài sản, lợi nhuận, ROA, ROE... Để tìm ra 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới năm 2013, The Banker đã phải thực hiện phân tích gần 2.000 kết quả tài chính. Như vậy, công việc phân tích tình hình tài chính của ngân hàng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những thành tựu đạt được cũng như những thách thức mà hệ thống 1 ngân hàng BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Cần Thơ nói riêng phải đố i mặt trong thời gian qua. Đồng thời, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn. Vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai đoạ n 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện các hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của ngân hàng và một số tỷ số tà i chính liên quan. Mục tiêu 2: Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số tỷ số tài chính liên quan. Mục tiêu 3: Đề ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Số liệu được lấy từ phòng Kế hoạch tổng hợp của ngân hàng. 1.3.2 Thời gian Số liệu phân tích trong đề tài được thu thập trong ba năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Đề tài được thực hiện từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng dựa trên các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số tỷ số tài chính được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Văn Thi (2009), đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ . Trong bài viết, tác giả đã dựa vào các báo cáo tài chính và dùng phương pháp đánh giá trực tiếp và gián tiếp, đánh giá riêng biệt, phương pháp so sánh để phân tích tình hình tài chính tại EximBank Cần Thơ trong giai đoạn 2006 - 2008. Từ đó, bài viết đã chỉ ra điểm mạnh , điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của EximBank Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại ngân hàng này. Qua tài liệu này, bài nghiên cứu đã tham khảo được cấu trúc trình bày và các phương pháp phân tích về tình hình tài chính. Tuy nhiên, tài liệu này sau khi phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thì chưa có phần tóm tắt lại những thành tựu đạt được và những mặt còn tồn tại trong giai đoạn phân tích để có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong tương lai. Điêu Thị Mỹ Hiền (2007), đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Kiên Giang. Trong bài viết, bằng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối, tác giả đã đi vào phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hoạt động tín dụng cùng với việc phân tích một số chỉ số tài chính liên quan để thấy được hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Kiên Giang trong ba năm 2004, 2005, 2006. Qua việc phân tích và tìm hiểu hiệu quả hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tác giả đã đưa ra một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đồng thời đưa ra các biện pháp thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Qua tài liệu này, bài nghiên cứu đã tham khảo được cấu trúc trình bày và các phương pháp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó dùng để phân tích sâu hơn về tình hình tài chính. Tuy nhiên, bài nghiên cứu có điểm khác biệt so với tài liệu này là ở phần phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng có phân tích khái quát về một số nghiệp vụ sử dụng vốn khác chứ không chỉ phân tích nghiệp vụ tín dụng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạ n. Ngoài ra, do đề tài nghiên cứu là phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng nên bài nghiên cứu có thêm một số tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời để phản ánh sâu hơn về tình hình lợi nhuận của ngân hàng. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận. 2.1.1.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 98 – Điều 107, hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm: a. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài. - Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đâ y:  Cho vay;  Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;  Bảo lãnh ngân hàng;  Phát hành thẻ tín dụng;  Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;  Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây: 4  Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;  Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. b. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luận Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. c. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính Ngân hàng thương mại được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nướ c ngoài theo quy định của pháp luật. d. Mở tài khoản Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc. Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối. e. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán Ngân hàng thương mại được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia. Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. f. Góp vốn, mua cổ phần Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo quy định. Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây: - Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứ ng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; - Cho thuê tài chính; 5 - Bảo hiểm. Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng. Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây: - Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng; - Lĩnh vực khác. Việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định và việc góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại theo quy định phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận. Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước. g. Tham gia thị trường tiền tệ Ngân hàng thương mại được tham gia đấu thầu tín phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ. h. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản, ngân hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong nước và nước ngoài các sản phẩm sau đây: - Ngoại hối; - Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, n goại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác. Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hối; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại. 6 Việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thương mại cho khách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. i. Nghiệp vụ ủy thác và đại lý Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàn g, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. j. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an t oàn. Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư. Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp. Dịch vụ môi giới tiền tệ. Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. 2.1.2 Mục tiêu và vai trò của phân tích tài chính trong hoạt động của ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Mục tiêu Phân tích tài chính của NHTM là dùng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của NHTM sau khi kết thúc một kỳ kinh doanh mà thông thường là một năm. Qua đó để tìm ra các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và tài chính của NHTM. Từ đó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng đưa ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động và để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. 2.1.2.2 Vai trò của phân tích tài chính trong ngân hàng thương mại a. Phân tích tài chính là một công cụ để đánh giá hoạt động của NHTM Việc đánh giá tài chính của các NHTM có thể tìm ra được các nhân tố quyết định sự thành công của NHTM trong thời gian qua. Bằng các chỉ tiêu tài chính như thu nhập, chi phí, lợi nhuận… của kỳ nghiên cứu, các nhà quản trị ngân hàng có thể tìm ra được quy mô hoạt động, thấy được chất lượng kinh 7 doanh của mình, đánh giá được tốc độ tăng trưởng và tính bền vững ổn định của các hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua. b. Phân tích tài chính là một công cụ để ngân hàng đánh giá lại sự phù hợp của chiến lược kinh doanh Một chiến lược kinh doanh đặt ra bao giờ cũng có thể có những thiếu sót, chưa phù hợp với môi trường kinh doanh của NHTM. Qua phân tích tình hình tài chính của ngân hàng có thể đánh giá lại chiến lược kinh doa nh của mình có đúng đắn, có phù hợp với thực tiễn hay chưa để có những điều chỉnh lại cho phù hợp. Qua phân tích tài chính NHTM sẽ còn đánh giá được việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng có phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Ngân hàng cần thay đổi định hướng đầu tư hay phải tiếp tục phát triển theo định hướng đã chọn. c. Phân tích tài chính là công cụ để xác định được mặt mạnh và mặt yếu của NHTM Việc tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt hạn chế để có thể đưa ra giải pháp khắc phục có ý nghĩa rất lớn đối với các nhà quản trị ngân hàng. Kết quả phân tích tài chính của NHTM là tổng hợp các phép đo và đánh giá thực trạng kinh doanh của một NHTM. Thông qua phân tích này giúp cho ngân hàng có thể đánh giá được khả năng quản trị của ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ và thiết bị hoạt động của ngân hàng có thích hợp cho điều kiện phát triển và cạnh tranh của ngân hàng hay chưa. Những mặt nào cần phát huy, những điểm nào cần khắc p hục và hoàn thiện thêm. Có thể việc phân tích tài chính hoạt động NHTM giúp cho ngân hàng rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn và có những sách lược, chiến lược mới phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh của ngân hàng ở hiện tại và trong tương lai. Đồng thời cũng qua đó có các giải pháp nâng cao chất lượng kinh doanh của mình phù hợp với tình hình thực tế. d. Phân tích tài chính là một công cụ để kiểm soát sự chính xác của hoạt động kế toán và thống kê trong ngân hàng Để phân tích tà i chính thì người quản trị cần dựa vào những số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính như bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Số liệu được thu thập này là do bộ phận kế toán và thống kê của ngân hàng cung cấp, nên qua việc phân tích tài chính 8 của ngân hàng, bộ phận phân tích cũng có thể phát hiện ra những sai sót của quá trình thu thập và tổng hợp của bộ phận kế toán và thống kê. 2.1.3 Một số khái niệm liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại 2.1.3.1 Tài sản Phần tài sản thể hiện sự sử dụng vốn của ngân hàng. Nó thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm duy trì khả năng thanh toán và quản lý tài sản sinh lời để tạo ra lợi nhuận. Tài sản sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu của NHTM. Đây là tất cả các tài sản đầu tư đem lại tiền lãi. Tiền tại quỹ và thiết bị máy móc là hai loại tài sản không thuộc tài sản sinh lời. Tài sản sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền mặt + Tiền dự trữ + Tài sản cố định và thiết bị) 2.1.3.2 Nguồn vốn Phần nguồn vốn gồm có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được thể hiện một cách cụ thể từng nguồn hình thành giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Trong đó, bộ phận lớn nhất thuộc ngu ồn vốn của NHTM là tiền gửi của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. 2.1.3.3 Doanh thu Doanh thu trong ngân hàng gọi là thu nhập. Thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập lãi suất trên tài sản sinh lời của ngân hà ng là nguồn thu nhập chủ yếu. Đây là các khoản thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng dài hạn và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này. Thu nhập ngoài lãi thì gồm nhiểu khoản như: - Thu phí dịch vụ, hoa hồng, bao gồm các khoản thu nhập do những dịch vụ khác nhau của ngân hàng như nhận sự ủy thác của khách hàng, mở L/C cho khách hàng, bảo lãnh tín dụng, lệ phí cấp tín dụng… - Thu nhập ngoài lãi khác bao gồm thu nhập ròng từ bộ phận hoạt động kinh doanh, từ cho thuê tài chính trực tiếp… 9 2.1.3.4 Chi phí Chi phí của ngân hàng cũng bao gồm 2 loại là chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Trong đó, chi phí lãi cần để huy động được ng uồn quỹ tiền tệ của ngân hàng thường là chi phí chủ yếu. Chi phí lãi là khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn và các khoản nợ khác trên từng loại nợ phải trả cụ thể. Đây là loại chi phí được trừ ra khi xác địn h thuế thu nhập của ngân hàng. Chi phí ngoài lãi bao gồm: - Dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản tiền trích từ thu nhập để hình thành một khoản dự trữ bù đắp cho khoản tổn thất tín dụng có thể phát sinh. Theo quy định dự phòng tổn thất tín dụng, đây là một khoản chi phí ngoài lãi, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, giảm tài sản trên Bảng cân đối kế toán. - Tiền lương và các khoản thu nhập của công nhân viên thể hiện toàn bộ các khoản bù đắp đã chi cho tất cả công nhân viên trong ngân hàng. Khoản bù đắp này không chỉ bao gồm tiền lương mà còn bao gồm các khoản chi có tính chất xã hội, cho sức khỏe nhân viên… - Chi phí hoạt động bao gồm khoản khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mướn văn phòng, máy móc và thuế trên máy móc thiết bị. - Chi phí khác là loại chi phí chung cho chi phí hoạt động còn lại của ngân hàng. Khoản này thường bao gồm các khoản chi phí như quảng cáo, bảo hiểm, chi phí giám đốc, bưu chính… 2.1.3.5 Lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản và vô hình như uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần ngân hàng chiếm được. Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác. Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập Thuế suất thuế thu nhập đối với các NHTM hiện nay là 25%. 10 2.1.4 Một số tỷ số được dùng trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại 2.1.4.1 Phân tích kết cấu tài sản Tỷ trọng % từng khoản mục TS = Số dư từng khoản mục TS x 100% Tổng TS Ý nghĩa của chỉ số này là giúp cho các nhà phân tích biết được kết cấu các khoản mục đầu tư của ngân hàng. Qua đó, nhà quản trị có thể biết được kết cấu đầu tư của ngân hàng có hợp lý hay chưa. Kết cấu đầu tư hợp lý là đảm bảo tối đa hóa thu nhập và tối thi ểu hóa rủi ro cho ngân hàng. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau sẽ có mức sinh lời khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau. Thông qua việc phân tích chỉ tiêu này sẽ giúp ngân hàng có những quyết định chính xác các chiến lược đầu tư của NHTM trong từng thời kỳ nhất định. 2.1.4.2 Phân tích tổng quát nguồn vốn Tỷ trọng % từng khoản NV = Số dư từng khoản mục NV x 100% Tổng NV Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nh au… Do đó, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định. 2.1.4.3 Phân tích vốn huy động Tỷ trọng % từng loại tiền gửi = Số dư từng loại tiền gửi Tổng vốn huy động x 100% Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng . Mỗi loại tiền gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản… Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. 2.1.4.4 Nhóm tỷ số tài chính phản á nh khả năng sinh lời - Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân - ROA (%) Chỉ số ROA cho nhà quản trị ngân hàng thấy được khả năng trong việc tạo ra thu nhập từ đầu tư của NHTM. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tư. ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản 11 hợp lý, ngân hàng có sự đầu tư linh hoạt vào các nghiệp vụ kinh doanh trước những biến động của nền kinh tế. Nếu ROA quá lớn, nhà phân tích sẽ l o lắng vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ phân tích sẽ thấy được nguyên nhân của sự thành công hay thất bại trong kinh doanh ngân hàng. - Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập – ROS (%) Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của ngân hàng. - Tổng thu nhập trên tổng tài sản bình quân (%) Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của NHTM. - Tổng chi phí trên tổng tài sản bình quân (%) Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tươn g lai. - Tổng chi phí trên tổng thu nhập (%) Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai. - Hệ số thu nhập lãi ròng (NIM) NIM = Thu nhập lãi – Chi trả lãi x 100% Tài sản sinh lời Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận ròng và mức lãi ròng biên tế. Mức lãi ròng được nhà quản lý ngân hàng theo dõi chặt chẽ, bởi vì căn cứ vào đó có thể dự đoán khả năng sinh lãi của hàng. Tỷ số này cho biết Ngân hàng sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập ròng khi đầu tư một đồng vốn vào các đối tượng sinh lời từ lãi suất. 12 - Khoảng cách thu nhập Khoảng cách thu nhập = [(Tổng thu nhập lãi/T ổng tài sản sinh lời) – (Tổng chi phí lãi/Nguồn vốn chịu lãi)] Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn càng phản ánh hoạt động kinh doanh từ lãi của ngân hàng đạt hiệu quả cao. 2.1.4.5 Nhóm tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng - Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%) Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. - Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%) Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM, hay nói cách khác chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của ngân hàng. - Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. - Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng) Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu của đề tài là số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính củ a Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ do phòng Kế hoạch tổng hợp cung cấp, trong giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 . 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp p hân tích một số tỷ số tài chính để mô tả tình hình tài sản và nguồn vốn của BIDV Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 13 Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kỹ thuật so sánh số tuyệt đối và tương đối, đồng thời dùng một số tỷ số tài chính để phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Phương pháp thống kê mô tả Là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu (Mai Văn Nam, 2008). Thống kê mô tả bao gồm một số phương pháp: bảng phân phối tần số, phân tích so sánh, các số đo độ tập trung (Võ Thị Thanh Lộc, 2010). Phương pháp thống kê suy luận Là bao gồm các phương pháp ước lượng đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc đưa r a quyết định trên cơ sở thông tin thu thập từ kết quả quan sát mẫu (Mai Văn Nam, 2008). Thống kê suy luận bao gồm các phương pháp: phân tích Cross – tab, phân tích phương sai, phân tích hồi quy và tương quan, mô hình dự báo (Võ Thị Thanh Lộc, 2010). Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. y = yt – y0 Trong đó : y0: chỉ tiêu năm gốc yt: chỉ tiêu năm đang nghiên cứu y: là phần chênh lệch tăng /giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu năm gốc của các chỉ tiêu để xác định mức biến động về khối lượng, quy mô và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp thích hợp. Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. 14 y = yt – y0 y0 x100% Trong đó : y0 : chỉ tiêu năm gốc yt : chỉ tiêu năm nghiên cứu y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian phân tích. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp thích hợp. 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên gọi tắt: BIDV Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Website: www.bidv.com.vn Ngân hàng được thành lập ngày 26/4/1957. BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Trong quá trình hoạt động và phát triển, ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau, phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước: - Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957. - Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981. - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990. Về mạng lưới hoạt động, ở lĩnh vực ngân hàng, hiện nay BIDV có 117 chi nhánh và trên 551 điểm mạng lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Bên cạnh đó, ở lĩnh vực phi ngân hàng thì gồm có: Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước… Thương hiệu BIDV : - Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. - Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam. - Là niềm tự hào c ủa các thế hệ cán bộ nhân viên và của ngành tài chính ngân hàng trong 55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước. 16 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh cần Thơ được thành lập năm 1977 theo Quyết định số 32/CP của Chính Phủ. Tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang. Trong thời kỳ này, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cấp vốn cho đầu tư và xây dựng cơ bản, được bố trí theo kế hoạch của Nhà Nước. Nhiệm vụ này được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa các nguồn: vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dụng cơ bản mang ý nghĩa chiến lược, vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các công trình thuộc lĩnh vự c sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua quỹ đầu tư của Nhà Nước. Ngày 26/04/1981, Chính Phủ ra Quyết định 159/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang trên cơ sở Ngân hàng Kiết thiết Hậu Giang và quỹ tín dụng NHNN tỉnh Hậu Giang hợp lại. Ngày 14/11/1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 401/HĐBT chuyển Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh Xã Hội Chủ Nghĩa. Đầu năm 1992, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh cần Thơ ra đời là do sự kiện tách tình Hậu Giang ra làm 2 tỉnh cần Thơ và Sóc Trăng. Từ ngày 01/01/1995, sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo Quyết định 654/TTG của Thủ tướng Chính Phủ, hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chuyể n hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo Quyết định 293/QĐ-NH9 của Thống Đốc NHNN Việt Nam. Trong thời kỳ này, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là tạo được nhiều vốn và sử dụng vốn có hiệu quả tối ưu, gắn chiến lược huy động và sử dụng vào trong một chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động của Ngân hàng, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư và phát triển dự án theo mục tiêu kinh tế đề ra. 17 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BIDV CẦN THƠ 3.3.1 Sơ đồ cơ c ấu tổ chức của BIDV Cần Thơ Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của BIDV Cần Thơ 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Ban giám đốc  Giám đốc: - Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. - Có quyền quyết định chính thức một khoản vay. 18 - Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại tr ừ kế toán trưởng và kiểm toán trưởng.  Phó giám đốc: - Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chánh, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng. Phòng quan hệ khách hàng  Đối với quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: - Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng. - Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương m ại, dịch vụ). - Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng. Công tác tín dụng: - Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng. - Theo dõi, quản lý tình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển sang ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồn g tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý. - Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạn tín dụng nội bộ cho khách hàng theo qui định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển sang phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo qui định. - Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.  Đối với quan hệ khách hàng cá nhân: Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng: 19 - Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triể n quan hệ khách hàng cá nhân. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm. - Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan, đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và lợi ích mà khách hàng được hưởng. Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bản lẻ: - Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân. - Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm. - Triển khai kế hoạch thực hiện bán hàng. - Chịu trách nhiệm bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hóa doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp v ới chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Công tác tín dụng: - Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. - Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định. - Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro. - Lập báo cáo để xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo qui định và qui trình nghiệp vụ của BIDV. - Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. - Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo kí. - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng Quản trị tín dụng quản lý. - Theo dõi quản lý tình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả gốc, 20 lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển sang ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn t rả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng dược các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý. - Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng. - Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển sang phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo qui định. Phòng quản lý rủi ro Công tác quản lý tín dụng: - Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. - Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tìm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh, duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục. - Đầu mối nghiên cứu, đề xuất, trình lãnh đạo phê duyệ t hạn mục, điều chỉnh hạng mục, cơ cấu giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại chi nhánh. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các phòng liên quan, đề xuất xử lý nếu có vi phạm. - Đầu mối đề xuất giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định. - Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, gửi phòng Tài chính kế toán để lập bảng cân đối kế toán theo quy định. - Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo quy định của BIDV. - Thu thập, quản lý thông tin và tín dụng, thực hiện các công tác báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh, lập báo cáo phân tích thực trạng tín dụng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh. - Thực hiện xử lý nợ xấu. Công tác quản lý rủi ro tín dụng: - Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. - Trình lãnh đạo các tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng. 21 - Phối hợp, hỗ trợ phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mỗi khoản tín dụng được cấp tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mục chấp nhận rủi ro c ủa BIDV và chi nhánh. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: - Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ của chi nhánh. - Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có. - Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro đ ể đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được. - Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp chi nhánh. Công tác phòng chổng rửa tiền. Công tác quản lý chất lượng ISO. Công tác kiểm tra nội bộ: - Tham mưu giúp việc cho giám đốc chi nhánh. - Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại chi nhánh theo quy định. Phòng quản trị tín dụng - Trực tiếp quản lý tác nghiệp và quản trị cho vay và bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định quy trình của BIDV và của chi nhánh. - Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng Quan hệ khách hàng theo quy định của BIDV, gửi kết quả cho phòng Quản trị rủi ro để thực hiện rà soát trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ nội dung quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng. 22 - Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ, quản lý thông tin. Lập các loại báo cáo, thống kê về quản lý tín dụng theo qui định. - Tham gia ý kiến vào các ban quản trị tín dụng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh. Phòng dịch vụ khách hàng - Trực tiếp quản lý tài sản và giao dịch với khách hàng. - Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát s inh theo quy định của nhà nước và của BIDV. Phát hiện, báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiện đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. - Chịu trách nhiệm: + Kiểm tra pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. + Thực hiện đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mỗi hoạt động giao dịch với khách hàng. + Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng. - Đề xuất với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh. Phòng - Tổ thanh toán quốc tế - Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng. - Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất nâng cao cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hoạt động thương mại q uốc tế. - Chịu trách nhiệm về việc phát triển về nâng cao hiệu quả hợp tác k inh doanh đối ngoại của chi nhánh, chịu trách nhiệm về tính c hính xác, đúng đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn, tài sản của chi nhánh/ BIDV và của khách hàng trong các giao dịch kinh doan h đối ngoại. 23 - Tham gia ý kiến với các phòng trong trong quy t rình tín dụng và trong quy trình quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh. Phòng tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ. - Đề xuất tham mưu giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ. Thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh/BIDV và của khách hàng. - Tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện. - Thực hiện c ác nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc. Phòng kế hoạch tổng hợp - Thu thập tổng hợp phân tích đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. - Thu thập, tổng hợp tình hình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch của chi nhánh qua từng thời kỳ. - Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức, triển khai kế hoạch kinh doanh. - Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, c hính sách, biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp và lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiển tại chi nhánh. - Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan. - Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm, cung cấp các thông tin về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh. - Thu thập và báo cáo với BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị 24 trường, các sự cố rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý. - Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán trạng thái ngoại hối của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại chi nhánh. Phòng - Tổ điện toán - Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại chi nhánh. - Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin (chương trình phần mềm, máy móc thiết bị...) phục vụ hoạt động kinh doanh, khách hàng. - Thực hiện quản tri mạng, quản trị hệ thống chương trình ứng dụng, quản trị an ninh mạng, an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh. - Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ tr ực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao. - Tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghị với BIDV. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh. Phòng Tài chính - Kế toán - Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp. - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài c hính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phong giao dịch/quỹ tiết kiệm). - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính. - Đề xuất tham mưu với giám đốc c hi nhánh về việc hướng dẫn tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền (nếu có) đối với các phòng giao dịch có bất động sản riêng . - Quản lý thông tin và lập báo cáo. - Thực hiện quản lý thông tin khách hàng. 25 - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh. Phòng Tổ chức - Nhân sự - Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc giám đốc và triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh. Văn phòng - Thực hiện công tác văn thư theo qui định: quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi - đến theo đúng quy trình, quy chế bảo mật. - Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV. - Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh. 3.4 CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA BIDV CẦN THƠ Dịch vụ ngân hàng: - Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ v à ngoại tệ các loại kỳ hạn và không kỳ hạn. - Nhận tiền gửi trên VNĐ và ngoại tệ các loại kỳ hạn. - Thẻ rút tiền, thẻ tín dụng BIDV. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ xây dựng nhà ở, xây dựng công trình, đầu tư phát triển kinh tế và tiền mặt. Dịch vụ phi ngân hàng: - Thuê mua tài chính. - Bảo hiểm tiền gửi. - Nghiệp vụ chiết khấu: môi giới, tự doanh, lưu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh phát hành và đầu tư chứng khoán. 3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BI DV CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.5.1 Phân tích khái quát về hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các NHTM ở Việt Nam. Việc phân tích khái quát khoản đầu tư tín dụng cũng như rủi ro do nghiệp vụ này mang lại cho ngân hàng là nội dung cần thiết trước khi đi vào phân tích tình hình tài chính của NHTM. Phân tích tín dụng là 26 một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về tình hình tín dụng của BIDV Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 3.1: Tình hình tín dụng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % 5.351.535 6.295.838 5.558.369 944.303 17,65 (737.469) (11,71) 5.025.311 5.884.174 5.331.797 858.863 17,09 (552.377) (9,39) 1.542.728 1.954.392 2.180.964 411.664 26,68 226.572 11,59 58.186 (14.226) (24,14) 13.484 30,16 Nợ xấu 58.928 44.702 Số tiền Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 3.2: Tình hình tín dụng của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ xấu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền % 2.639.267 2.694.679 55.412 2,10 2.616.412 2.805.455 189.043 7,23 1.976.726 2.075.186 98.460 4,98 41.466 147.139 105.673 254,84 Nguồn: Phòng Kế hoạch t ổng hợp của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 a. Doanh số cho vay Trong giai đoạn phân tích, doanh số cho vay của BIDV Cần Thơ tăng ở giai đoạn 2010 – 2011 và giảm ở giai đoạn 2011 – 2012. Cụ thể, doanh số cho vay ở cuối năm 2011 là 6.295.838 triệu đồng, tăng 17,65% so với cuối năm 2010. Kết quả đạt được là do nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng mạnh nhờ 27 % biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Theo đó, trong năm này để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thử thách, ngân hàng đã thực hiện 5 đợt giảm lãi suất cho vay với mức lãi suất từ trên 20%/năm xuống thấp nhất còn 14,5%/năm. Ở cuối năm 2012, doanh số cho vay đạt 5.558.369 triệu đồng, giảm 737.469 triệu đồng so với cuối năm trước mặc dù ngân hàng đã chủ động tích cực triển khai Nghị quyết số 13 của Chính phủ bằng cách nhiều lần giảm lãi suất, đưa lãi suất cho vay từ trên 18%/năm về dưới 15%/năm, phổ biến ở mức 12-13%. Đối với tình hình 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng tiếp tục triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 02 ngày 7/01/2013 của Chính phủ . Theo đó, BIDV tiếp tục xem xét hạ mặt bằng lãi suất phù hợp với mức giảm của lạm phát để tiếp tục chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Kết quả là, doanh số cho vay 6 tháng đầu 2013 đạt 2.694.679 triệu đồng, có sự tăng nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm trước. Triệu đồng Về cơ cấu phân theo thời hạn của BIDV Cần Thơ, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn so với trung và dài hạn (thư ờng trên 95%) và con số này biến động không biến động nhiều qua các năm. 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 - Ngắn hạn Trung và dài hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 5,098,074 6,190,553 5,485,241 6 tháng đầu 2013 2,617,395 253,461 105,285 73,128 77,284 Hình 3.2 Doanh số cho vay của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn biến động cùng chiề u với tổng doanh số cho vay. Ở cuối năm 2010 là 5.098.074 triệu đồng, chiếm 95,26% trên tổng doanh số cho vay. Đến cuối năm 2011, con số này tăng lên 6.190.553 triệu đồng, tương ứng tăng 21,43% so với năm trước và chiếm tỷ 28 trọng 98,33%. Đến cuối năm 2012 t hì lại giảm xuống còn 5.485.241 triệu đồng, tương ứng giảm 11,39% so với cuối năm 2011 và chiếm tỷ trọng 98,68%. Sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn là 2.617.395 triệu đồng, tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Cho vay ngắn hạn của chi nhánh qua mỗi năm thường tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các ngành công nghiệp, xây dựng và thương nghiệp - dịch vụ. - Cho vay trung và dài hạn: Doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, con số này ở cuối năm 2010 đạt 253.461 triệu đồng; ở cuối năm 2011 còn 105.285 triệu, giảm mạnh 58,46% và đến cuối năm 2012 tiếp tục giảm chỉ còn 73.128 triệu, tức giảm 30,54%. Sở dĩ tình hình cho vay trung và dài hạn chẳng những chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay mà còn liên tục giảm là vì lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, đồng thời có một số dự án chưa có tính khả thi nên chi nhánh không xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, sang năm 2013, dù mới có nửa năm nhưng doanh số cho vay trung và dà i hạn đã tăng lên 77.284 triệu đồng, tăng 49.146 triệu đồng, tương ứng tăng 174,66% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do vào ngày 14/12/2012 BIDV trung ương và Bộ xây dựng đã phối hợp ký kết “Thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2013 - 2015”. Theo thỏa thuận được ký kết, trong giai đoạn 2013 - 2015, BIDV cam kết dành gói tín dụng trung dài hạn quy mô 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội nhằm nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và tích cực hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp, trung bình. Chính điều này đã giúp cho doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh trong năm 2013 tăng lên đáng kể. b. Doanh số thu nợ Đối với nghiệp vụ cho vay, một ngân hàng muốn hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng công tác thu hồi nợ sao cho nhanh chóng, có hiệu quả, tránh bị thất thoát. Việc làm này tuy không phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngâ n hàng nhưng nó nói lên được sự phân tích, đánh giá và kiểm tra khách hàng có tốt hay không. Việc trả nợ có ghi rõ trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng vay vốn sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả thì họ sẽ trả lãi và gốc đúng hạn. Việc phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng là rất cần thiết. Qua bảng số liệu ta thấy tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng có sự tăng giảm không đều qua các năm. Con số này tăng từ 5.025.311 triệu (cuối năm 2010) lên 5.884.174 triệu (cuối năm 2011), tương ứng t ăng 17,09% và giảm xuống 5.331.797 triệu (cuối năm 2012), tức giảm 9,39%. Đến 29 Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ là 2.805.455, tăng 7,23% so với cùng kỳ năm trước. 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 - Ngắn hạn Trung và dài hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 4,822,490 5,758,465 5,256,679 6 tháng đầu 2013 2,738,227 202,821 125,709 75,118 67,228 Hình 3.3 Doanh số thu nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Qua biểu đồ ta thấy luôn có sự chênh lệch lớn giữa doanh số thu nợ ngắn hạn với trung và dài hạn. Do cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần mỗi năm. Cụ thể, năm 2010 chiếm 95,96%, năm 2011 chiếm 97,86%, năm 2012 chiếm 98,59% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 97,60%. Việc doanh số thu nợ ngắn hạn biến động cùng chiều với doanh số cho vay ngắn hạn chứng tỏ công tác thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng trong những năm qua hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, do tình hình lãi suất cho vay có xu hướng ngày càng giảm nên một số khách hàng cố gắng trả nợ các khoản vay cũ rồi sau đó làm thủ tục vay vốn mới để hưởng lãi suất thấp hơn. Đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn thì chiếm tỷ trọng thấp và tỷ lệ này giảm dần qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ trung và dài hạn ở cuối năm 2010 đạt 202.821 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 4,04%), đến cuối năm 2011 giảm xuống 125.709 triệu đồng ( chiếm tỷ trọng 2,14%) và sang cuối năm 2012 tiếp tục giảm còn 75.118 triệu đồng (tỷ trọng cũng giảm còn 1,41%). Con số này ở 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng mạnh 68,67% so với cùng kỳ, cho thấy sang năm 2013 có sự tích cực trong việc quản lý những món nợ tru ng và dài hạn của ngân hàng hay nhờ việc thường xuyên theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả nợ. Mặt khác, nhờ mặt bằng lãi suất cho vay giảm nên các khách hàng doanh nghiệp có thể giảm 30 được chi phí lãi vay và từ đ ó có cơ hội cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của mình được phần nào. c. Dư nợ cho vay Triệu đồng 2,500,000 2,000,000 1,500,000 1,000,000 500,000 - Ngắn hạn Trung và dài hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2013 1,296,644 1,728,732 1,957,294 1,841,460 246,084 225,660 223,670 233,726 Hình 3.4 Dư nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Dư nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phâ n tích tín dụng, phản ánh thực trạng và chính sách tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ thể hiện số vốn mà ngân hàng vẫn còn đang cho khách hàng vay tại thời điểm báo cáo. Xét theo thời hạn, cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao và thực tế thì đang có xu hướng tăng dần. Dư nợ ngắn hạn tăng từ 1.296.644 triệu đồng (cuối năm 2010) lên 1.728.732 triệu đồng (cuối năm 2011), tương ứng tăng 33,32% và tiếp tục tăng lên 1.957.294 triệu đồng (cuối năm 2012), tức tăng 13,22%, 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 4,46% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của sự tăng trưởng liên tục của dư nợ ngắn hạn là do BIDV có các sản phẩm tín dụng đa dạng có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động hay bù đắp thiếu hụt tạm thời qua các sản phẩm tín dụng như cho vay bước nhảy doanh thu, cho vay ngắn hạn thông thường, thấu chi doanh nghiệp… Mỗi sản phẩm ch o vay mà ngân hàng đưa ra đều có thể đáp ứng được yêu cầu của người đi vay, đồng thời thời điểm khách hàng sử dụng các sản phẩm này có thể phù hợp với diễn biến chung của thị trường. Về phần dư nợ trung và dài hạn thì chiếm tỷ trọng thấp qua các năm và có diễn biến ngược chiều với dư nợ ngắn hạn. Cụ thể, dư nợ trung và dài hạn ở 31 cuối năm 2010 là 246.084 triệu đồng, ở cuối năm 2011 là 225.660 triệu đồng, giảm 8,3%, ở cuối năm 2012 là 223.670 triệu đồng, giảm 0,88%. Nguyên nhân là do trong tình hình kinh tế khó khăn, cho vay trung dài hạn có rủi ro nhiều hơn nên cán bộ tín dụng thường cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi cho vay, có một số khoản vay như của dự án nhà máy chế biến thủy sản Cổ Chiên và dự án Sửa chữa cải tạo nhà máy phân bón NPK của công ty Hóa chấ t được duyệt chậm làm giải ngân không đúng tiến độ. Còn đối với 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ trung và dài hạn là 233.726 triệu đồng, có phần tăng 9,25% so với cùng kỳ năm 2012. Sở dĩ tăng là do doanh số cho vay và thu nợ trung và dài hạn trong kỳ đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay nhanh hơn. d. Nợ xấu Triệu đồng Nợ xấu là chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng luôn được các NHTM quan tâm theo dõi. Đây là các khoản nợ khách hàng vay của ngân hàng nhưng do nguyên nhân khách quan hay chủ qu an nào đó mà không thể hoàn trả được hay hoàn trả trễ hạn. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ xấu là vấn đề các ngân hàng không thể tránh khỏi, chỉ có mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào tình hình hoạt động và năng lực quản lý của mỗi ngân hàng ở từng thời kỳ nhất định. Nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng các kém hiệu quả và càng chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Vì thế, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra và đề ra những biện pháp thu nợ tốt nhất để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng tín dụng. 90,000 80,000 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 - Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ngắn hạn 43,672 41,233 39,919 6 tháng đầu 2013 84,628 Trung và dài hạn 15,256 3,469 18,267 62,511 Hình 3.5 Nợ xấu của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Qua bảng 4.2 và 4.3 ta thấy tình hình nợ xấu của BIDV Cần Thơ diễn biến khá phức tạp trong thời gian qua. Giai đ oạn 2010 – 2011, nợ xấu giảm từ 32 58.298 triệu xuống 44.702 triệu, tương ứng giảm 24,14%. Điều này cho thấy trong năm 2011 chất lượng tín dụng phần nào được cải thiện do Nhà nước đã triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp; miễn, giãn hay giảm thuế, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bổ sung vốn lưu động bằng số tiền nộp thuế được giữ lại. Số thuế được giảm, giãn hay miễn tuy không lớn nhưng lại rất có ý nghĩa bởi phần lớn những doanh nghiệp này có quy mô vốn nhỏ, vốn lưu động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. T rong bối cảnh việc tiếp cận vốn ngân hàng không hề dễ dàng thì số tiền thuế được giữ lại giúp doanh nghiệp hạn chế đi vay và trả lãi ngân hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2012, nợ xấu tăng trở lại lên 58.186 triệu đồng, tức tăng 30,16% so với cuối n ăm 2011. Trong năm này, dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ nhưng do kinh tế khủng hoảng đã tác động xấu đến tình hình kinh doanh chung của các doanh nghiệp trên thị trường. Chi phí đầu vào thì cao do mặt bằng lãi suất cho vay dù có giảm nhưng nhìn c hung vẫn còn cao so với khả năng chi trả của các doanh nghiệp, đồng thời sức mua trong dân giảm khiến đầu ra của các doanh nghiệp hạn bị chế, hàng tồn kho nhiều. Chính vì vậy, khả năng trả nợ ngân hàng khó được đảm bảo đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng. Điểm đáng chú ý là tình hình nợ xấu ở cuối tháng 6 năm 2013 tăng đột biến, con số cụ thể là 147.139 triệu đồng, tăng mạnh 254,84% so với cùng kỳ và con số này còn cao hơn cả thời điểm cuối các năm trước. Qua biểu đồ 4.6 ta thấy nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao do nợ xấu ngắn hạn với trung và dài hạn đều tăng bất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu sự ảnh hưởng từ tình trạng bất động sản đóng băng. Một số khách hàng (cụ thể là công ty Thiên Lộc) lấy vốn vay từ ngân hàng đem đầu tư mua bất động sản, tuy nhiên do thị trường ế ẩm dẫn đến không bán được nhà nên không có tiền để trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng như lý do của tình hình nợ xấu năm 2012 nên nợ xấu 2013 tăng vọt. 3.5.2 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng thương mại về bản chất cũng tương tự như một doanh nghiệp bình thường ở chỗ có mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Tuy nhiên, trong nền kinh tế khủng hoảng hiện nay, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không được thuận lợi, sức mua trong dân giảm, hàng tồn kho ở mức cao, một số doanh nghiệp không trụ được nên thua lỗ, phá sản. Hệ quả là tỷ lệ nợ xấu đang ở mức đáng lo ngại. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã và đang gặp nhiều khó khăn. BIDV Cần Thơ trong 3 năm qua cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể là doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh liên tục giảm. Sau đây là khái quát kết quả hoạt 33 động kinh doanh của ngân hàng năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Năm 2010 Năm 2011 280.413 256.435 259.526 245.279 20.887 11.156 Năm 2012 2011/2010 % Số tiền % 249.847 (23.978) (8,55) (6.588) (2,57) 241.362 (14.247) (5,49) (3.917) (1,60) 8.485 Số tiền 2012/2011 (9.731) (46,59) (2.671) (23,94) Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012, về số tương đối và tuyệt đối, cả doanh thu, chi phí và lợi nhuận của BIDV Cần Thơ đều giảm dần qua các năm. Trong đó, tổng doanh thu năm 2011 giảm từ 280.413 triệu đồng xuống 256.435 triệu đồng, tức giảm 8,55% so với năm 2010; năm 2012 tiếp tục giảm còn 249.847 triệu đồng, giảm nhẹ 2,57% so với 2011. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế chung đang suy thoái, giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng cạnh tranh gay gắt với nhau. Đồng thời, theo sự chỉ đạo của NHNN, để giúp các doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn thì ngân hàng phải giảm mặt bằng lãi suất cho vay, từ đó làm cho thu nhập từ lãi giảm và tổng thu nhập của ngân hàng giảm theo. Về chi phí cũng có sự giảm nhẹ qua các năm mặc dù số tuyệt đối vẫn cao. Cụ thể là năm 2011 giảm 5,49% so với năm 2011, năm 2012 giảm 1,60% so với năm 2011. Sở dĩ chi phí giảm là do cùng với sự sụt giảm của lãi suất cho vay, lãi suất huy động liên tục giảm làm cho cho phí trả lãi giảm. Tuy nhiên, tổng chi phí vẫn còn cao do chi phí trích lập dự p hòng rủi ro cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm lợi nhuận của ngân hàng giảm. Cụ thể, lợi nhuận từ 20.887 triệu đồng (năm 2010) xuống 11.156 triệu đồng (năm 2011) và còn 8.485 triệu đồng (năm 2012). 34 Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền % 136.519 110.673 (25.846) (18,93) 131.023 95.198 (35.825) (27,34) 5.496 15.475 9.979 181,57 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đối với kết quả kinh doanh của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013, nhìn chung tổng doanh thu và tổng chi phí đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng doanh thu chỉ đạt 110.673 triệu đồng, thấp hơn 25.846 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn đối với tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm 35.825 triệu đồng, tức giảm 27,34% so với 6 tháng đầu năm trước. Điều khả quan là chỉ có lợi nhuận trước thuế là cao hơn. Sau một năm, lợi nhuận trước thuế tăng từ 5.496 triệu đồng lên 15.475 triệu đồng, tốc độ tăng là 181.57%. Sở dĩ có sự tăng mạnh này là do tuy tổng thu nhập của ngân hàng giảm nhưng tốc độ giảm (18,93%) thấp hơn so với tốc độ giảm của chi phí (27,34%). Tuy nhiên đã đi được nửa chặng đường nhưng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh chỉ đạt khoảng 16,12% so với kế hoạch cả năm 2013 là 96 tỷ đồng. Điều này cho thấy ngân hàng trong năm nay khó có thể hoàn thành kế hoạch đã đề ra cho chỉ tiêu này. Tóm lại, sau khi phân tích khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Th ơ trong giai đoạn vừa qua, ta thấy kết quả này không được như mong muốn, các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm. Do đó, để có thể tồn tại ổn định, bền vững và phát triển hơn thì ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. 35 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CẦN THƠ 3.6.1 Thuận lợi Nhờ sự chỉ đạo của Đảng, Chính quyền Thành phố, NHNN và sự hỗ trợ của các cơ quan địa phương giúp đỡ , ngân hàng đã hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà n ước. Trụ sở chính đặt tại trung tâm thành phố nên việc giao dịch giữa n gân hàng và khách hàng được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng . Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị khá đầy đủ. BIDV Cần Thơ đã ổn định về mặt tổ chức, đả m bảo được hoạt động thông suốt, phục vụ đầy đủ và nhanh chóng nhu c ầu của khách hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực chuyên môn, ban lãnh đạo tận tâm sâu sắc, nhanh nhạy với tình hình hoạt động của n gân hàng. Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng, chuẩn hóa dần. Sản phẩm dịch vụ BIDV Cần Thơ rất đa dạng và phong phú dựa trên nền công nghệ hiện đại hóa phát triển khá nhanh. Bên cạnh đó, c hi nhánh có chính sách thu hút khách hàng rất hấp d ẫn tùy theo từng thời kỳ, đặc biệt là các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ thanh to án... Ngoài ra, thành phố Cần Thơ đã là đô thị loại 1 nên việc mở rộng thị trường tín dụng là điều kiện thuận lợi. Nhiều công trình kiến trúc hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng v ề giao thông, giáo dục y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao... đang được đầu tư trên địa bàn có tác động tích cực đến nền kinh tế thành phố Cần Thơ và toàn vùng. 3.6.2 Khó khăn Vấn đề quản lý vĩ mô của Nhà nước, nhiều văn bản luật, dưới luật ra đ ời và sửa đổi thường xuyên nhưng đến nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập không phù hợp, chưa nhất quán với nhau, nổi bật hơn hết là vấn đề xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, giải quyết các khoản nợ đóng băng... Số lượng và mạng l ưới hoạt động của các tổ chức t ín dụng ngày càng được mở rộng tạo sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong tất cả các hoạt động. V iệc tranh giành khách hàng hết sức gay gắt b ằng nhiều hình thức, thủ tục đơn giản, lãi suất thấp... Đặc biệt, nhóm ngân hàng nước ngoài, liên doanh có nhiều ưu thế về chất lượng dịch vụ, công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vượt trội... Do đó, mặc dù thị phần nhỏ nhưng hiệu quả cao và khả năng thu hút khách hàng từ các NHTM trong nước ngày càng lớn. 36 Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn t hành phố Cần Thơ phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có thấp, không đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ vốn tự có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh d oanh theo qui định của thể lệ tín dụng. Mặc khác, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa bị bắt buộc kiểm toán nên n gân hàng khó đánh giá đúng thực chất hoạt động của đơn vị. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việ c xử lý các món nợ quá hạn của ngân hàng bị hạn chế và kém hiệu quả. Việc kiểm tra và xử lý nợ quá hạn chưa t riệt để. 3.65.3 Định hướng phát triển Sau đây là định hướng của BIDV hệ thống nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng: Về mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động xuyên suốt của BIDV là tối đa hóa, gia tăng lợi ích cho các cổ đông, tích lũy đầu tư cho phát triển, góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Về định hướng phát triển trung dài hạn Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2012 của BIDV đã xác định các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn 20 11 – 2015 như sau: - Tăng trưởng bình quân huy động vốn cuối kỳ: 18% - 19%/năm. - Tăng trưởng bình quân tổng dư nợ tín dụng: 17% - 18%/năm. - Tỷ lệ nợ xấu đến 2015: ≤ 2,5%. - Tăng trưởng bình quân lợi nhuận trước thuế: 20 - 25%/năm. - ROA: ≥ 1%. 37 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 4.1.1 Phân tích phần tài sản 4.1.1.1 Quy mô tổng tài sản Hình 4.1 Tổng tài sản của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Nhìn chung, về số tuyệt đối thì quy mô tổng tài sản của BIDV Cần Thơ tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2012, từ 1.624.293 triệu đồng (cuối năm 2010) lên 2.308.078 triệu đồng (cuối năm 2012). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 19,20%. Tổng tài sản của ngân hàng tăng chủ yếu là do tài sản sinh lời qua các năm đều tăng, mà đây lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với phần tài sản không sinh lời. Cụ thể, tài sản sinh lời ở thời điểm cuối năm 2010 là 1.542.804 triệu đồng, đến cuối năm 2012 tăng lên 2.180.964 triệu đồng (tăng gấp 1,4 lần sau 2 năm). Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh, đầu tư của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Về 6 tháng đầu năm 2013, tổng tài sản của BIDV Cần Thơ là 2.122.568 t riệu đồng, không bằng ở 38 thời điểm cuối năm 2012 nhưng cao hơn so với tại thời điểm cuối tháng 6 2012 (2.045.658 triệu đồng). Từ đó cho thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng trong nửa đầu năm nay tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Hình 4.2 Tình hình tài sản của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.1.1.2 Cơ cấu tài sản Tài sản là kết quả của việc sử dụng vốn tại ngân hàng, trong đó các tài sản sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Một trong những nguyên tắc cơ bản để tiến hành hoạt động phân tích tình hình tài sản là phải sắp xếp lại đối tượng phân tích theo một trật tự nhất định phù hợp với mục tiêu phân tích, từ đó có thể đưa ra những nhận định khái quát về cách phân bổ nguồn vốn của ngân hàng. Dưới đây l à bảng số liệu chi tiết về tình hình tài sản của BIDV Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: 39 Bảng 4.1: Tình hình tài sản của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2010 Số tiền 1. Tiền mặt 2. Tiền gửi tại các TCTD khác (trong và ngoài nước) 3. Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân 4. Dự phòng phải thu khó đòi 5. Đầu tư khác 6. Tài sản cố định 7. Tài sản khác Tổng tài sản Trong đó: Tài sản sinh lời (2+3+5) Tài sản không sinh lời (1+4+6+7) Năm 2012 Năm 2011 % Số tiền % % Số tiền 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Số tiền Số tiền % % 28.254 1,74 27.420 1,37 34.510 1,50 37.805 1,85 31.309 1,48 76 0,005 0 0 0 0 0 0 0 0 1.542.728 (10.747) 94,98 1.954.393 97,36 2.180.964 94,49 1.976.726 96,63 2.075.186 97,77 (0,66) (0,68) (0,22) (0,44) (19.138) (0,90) (13.644) (5.000) (9.072) 63.982 1.624.293 3,94 39.312 100,00 2.007.481 1,96 97.604 100,00 2.308.078 4,23 40.199 100,00 2.045.658 1,97 35.211 100,00 2.122.568 1,66 100,00 1.542.804 94,98 1.954.393 97,36 2.180.964 94,49 1.976.726 96,63 2.075.186 97,77 81.489 5,02 53.088 2,64 127.114 5,51 68.932 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BID V Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 40 3,37 47.382 2,23 Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong cơ cấu tài sản của BIDV Cần Thơ, tài sản sinh lời mà chủ yếu là cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ trọng rất lớn qua các năm và 6 tháng đầu năm 2012 , 2013 (luôn trên 90%). Tuy nhiên, cơ cấu khoản mục này tăng giảm không đều trong giai đoạn đang phân tích, cụ thể, ở cuối năm 2011 là 97,36%, tăng 2,37% so với cuối năm 2010 nhưng đến cuối năm 2012 lại giảm xuống còn 94,49% và đến giữa năm 2013 thì tăng lên 97,77%. Về phần tài sản không sinh lời (bao gồm các khoản mục tiền mặt, dự phòng phải thu khó đòi và tài sản khác) chỉ chiếm tỷ trọng thấp, mỗi năm dao động từ 2,65% đến 5,51% và 6 tháng đầu 2013 là 2,23%. Việc khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản (dù có sự dao động nhẹ qua các năm nhưng con số này luôn trên 90%) chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn đang phát triển tốt. Ta có thể khẳng định được điều này bởi vì tài sản sinh lời là nguồn đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, trong thời buổi kinh tế khó khăn mà tình hình cho vay của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt cho thấy ngân hàng có đủ khả năng tìm kiếm những khách hàng có uy tín để cho vay và có những cơ hội đầu tư tốt... Tuy nhiên, điều này cũng là một khuyết điểm, đó là khi tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản khá lớn thì việc kinh doanh của BIDV Cần Thơ còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Đây là một điểm yếu của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung vì nếu tăng trưởng tín dụng bị hạn chế thì thu nhập của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều . Thêm vào đó, nghiệp vụ tín dụng vốn tiềm ẩn rủi ro và dễ bị cạnh tranh. Trên đây chỉ là những nhận xét tổng quát về tình hình đầu tư tài sản của BIDV Cần Thơ. Để có thể hiểu được chi tiết hơn ta phải đi vào phân tích từng nghiệp vụ sử dụng vốn của chi nhánh ở phần tiếp theo. 4.1.1.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng thông qua các khoản mục tài sản Thông thường, ở các ngân hàng, nghiệp vụ sử dụng vốn thườn g bao gồm 4 nghiệp vụ chính: thiết lập dự trữ, cấp tín dụng, đầu tư tài chính và sử dụng vốn cho các mục đích khác. Tuy nhiên, tại BIDV Cần Thơ không có nghiệp vụ đầu tư tài chính nên ta sẽ lần lượt phân tích tình hình thiết lập dự trữ, cấp tín dụng và sử dụng vốn cho mục đích khác. a. Thiết lập dự trữ Thiết lập dự trữ là nghiệp vụ hình thành các khoản dự trữ của ngân hàng nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng và bản thân 41 ngân hàng. Tại BIDV Cần Thơ, dự trữ của ngân hàng tồn tại dưới hình thức tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác. - Tiền mặt : Đây là số tiền ngân hàng để tại quỹ của mình theo một tỷ lệ nhất định trên số tiền gửi của khách hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút tiền mặt. Tại BIDV Cần Thơ, khoản mục này chỉ chiế m tỷ trọng thấp trong cơ cấu tài sản (dưới 2%) và biến động không nhiều ở thời điểm cuối mỗi năm. Cụ thể, lượng tiền mặt đạt 28.254 triệu đồng (cuối năm 2010), đạt 27.420 triệu đồng (cuối năm 2011), tức giảm nhẹ 2,95% và đến cuối năm 2012 tăng lên 34.510 triệu đồng, tương ứng tăng 25,86%. Ở thời điểm cuối tháng 6 năm 2013, tiền mặt đạt 31.309 triệu đồng, thấp hơn 17,18% so với cùng kỳ năm trước. - Tiền gửi tại các TCTD khác : Đây là khoản tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán và giao dịch giữa các TCTD với nhau. Số tiền gửi tại các TCTD khác của BIDV Cần Thơ ở cuối năm 2010 là 76 triệu đồng (chiếm tỷ trọng không đáng kể là 0,005% trong tổng tài sản). Đối với thời điểm cuối năm 2011, 2012 và cuối tháng 6 năm 2013 khoản mục này không có số dư. b. Cấp tín dụng Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất và tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Cấp tín dụng bao gồm nhiều nghiệp vụ như: cho vay; chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá; bảo lãnh, bao thanh toán, tuy nhiên tại BIDV Cần Thơ chỉ có nghiệp vụ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân và dự phòng phải thu khó đòi từ các khoản cho vay này. - Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân: Qua bảng 4.1, ta thấy khoản mục cho vay các TCKT và cá nhân tăng dần về số tuyệt đối từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể, cuối năm 2011, dư n ợ cho vay đạt 1.954.393 triệu đồng, tăng 26,68% so với cuối năm 2010 và đến cuối năm 2012 tiếp tục tăng lên 2.180.964 triệu đồng, tương ứng tăng 11,59% so với năm 2011. Ở thời điểm cuối tháng 6 năm 2013, dư nợ cho vay đạt 2.075.186 triệu đồng, tăng nhẹ 4,98% so với cùng kỳ nhưng giảm so với thời điểm cuối năm 2012. Nguyên nhân là do công tác thu nợ trong kỳ tốt hơn nên doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay, dẫn đến dư nợ cho vay trong kỳ giảm. Để đạt được kế hoạch Trung ương giao cho chỉ tiêu dư nợ cho v ay đến cuối năm 2013 là 2.236 tỷ đồng, chi nhánh cần phải cố gắng tăng doanh số cho vay trong 6 tháng còn lại. - Dự phòng phải thu khó đòi : Đây là khoản dự phòng giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán hoặc nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán. 42 Tại BIDV Cần Thơ, tùy theo tình hình tài chính mỗi năm mà ngân hàng có mức trích lập dự phòng khác nhau. Cụ thể, đến cuối năm 2010, số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi là 10.747 triệu đồng, cuối năm 2011 là 13.644 triệu đồng (tăng 26,96%), cuối năm 2012 là 5.000 triệu đồng (giảm 63,35%) và thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 là 19.138 triệu đồng (tăng mạnh 110,96% so với cùng kỳ). c. Sử dụng vốn cho các mục đích khác Ngoài việc sử dụng vốn để thiết lập dự trữ và cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn vào một số mục đích khác như mua sắm một số thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc kinh doanh, thường thể hiện ở khoản mục tài sản cố định và tài sản có khác. - Tài sản cố định: Tại BIDV Cần T hơ, tài sản cố định được thuê từ công ty thuê mua tài chính trực thuộc ngân hàng chứ không phải do ngân hàng bỏ vốn ra mua nên khoản mục này không thể hiện số dư trên bảng cân đối kế toán. - Tài sản có khác : Đây là các khoản phải thu, các khoản tạm ứng hay một số vật liệu và công cụ của ngân hàng… Khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản (dưới 5%) và biến động không đều qua các năm. Cụ thể, ở cuối năm 2010, tài sản có khác đạt 63.982 triệu đồng. Sang cuối năm 2011 giảm xuống còn 39.312 triệu đồng, tương ứng giảm 38,56%. Tuy nhiên đến cuối năm 2012 thì tăng lên 97.604 triệu đồng, tức tăng mạnh 148,28%. Tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2013, tài sản có khác đạt 35.211 triệu đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước 12,41%. 43 4.1.2 Phân tích phần nguồn vốn Trong nền kinh tế, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh được cũng cần có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn này được hình thành từ nhiều nguồn, có thể là vốn tự có do chủ sở hữu đóng góp, có thể là vốn vay. Đối với NHTM, một loại hình doa nh nghiệp đặc biệt, do đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ nên vốn lại là một yếu tố quan trọng càng cần phải lưu ý. Khi nguồn vốn càng dồi dào thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và cung cấp đầy đ ủ vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để tìm hiểu về nguồn vốn của một chi nhánh ngân hàng, chúng ta xem bảng số liệu dưới đây về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 : Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn huy động 1.004.870 1.077.947 1.478.843 73.077 7,27 400.896 37,19 Vốn vay 4.588 3.082 1.687 (1.506) (32,82) (1.395) (45,26) 21.873 11.960 9.025 (9.913) (45,32) (2.935) (24,54) Vốn điều chuyển 522.948 874.526 711.291 351.578 67,23 (163.235) (18,67) Vốn khác 70.014 39.966 107.232 (30.048) (42,92) 67.266 168,31 1.624.293 2.007.481 2.308.078 383.188 23,59 300.597 14,97 Chỉ tiêu Vốn và các quỹ Tổng nguồn vốn Số tiền % Số tiền Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 Qua bảng số liệu, ta thấy các khoản mục khác nhau của nguồn vốn có sự tăng giảm khác nhau trong giai đoạn 2010 – 2012 tuy nhiên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, ở cuối năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 1.624.293 triệu đồng, sang cuối năm 2011 đạt 2.007.481 triệu đồng, tăng 23,59% và tiếp tục tăng lên 2.308.078 triệu đồng ở cuối năm 2012, tức tăng 44 % 14,97%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn là 2.122.568 triệu đồng, tăng nhẹ 3,76% so với cùng kỳ năm 2012. Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch Số tiền % Vốn huy động 1.163.264 1.511.051 347.787 29,90 Vốn vay 2.202 1.235 (967) (43,91) 346 369 23 6,65 Vốn điều chuyển 826.620 541.276 (285.344) (34,52) Vốn khác 53.226 68.637 15.411 28,95 2.045.658 2.122.568 76.910 3,76 Vốn và các quỹ Tổng nguồn vốn Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013 4.1.2.1 Cơ cấu nguồn vốn Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ được cấu thành từ 5 bộ phận: vốn huy động, vốn vay, vốn và các quỹ, vốn điều chuyển và v ốn khác. Trong đó, qua các năm, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%), kế tiếp là vốn điều chuyển (dao động từ 26% - 43%), còn 3 loại vốn còn lại thì chỉ chiếm tỷ trọng thấp (mỗi loại dưới 5%). - Vốn huy động: Cũng như hoạt động cho vay, huy động vốn là nghiệp vụ chủ yếu của chi nhánh nên vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn là điều tất nhiên. Tỷ lệ này trong giai đoạn vừa qua dao động trong khoảng 54% - 71%. Về số tuyệt đối, vốn huy động có xu hướng tăng, từ 1.004.870 triệu đồng (cuối năm 2010) lên 1.077.947 triệu đồng (cuối năm 2011) và lên 1.478.843 triệu đồng (cuối năm 2012) với tốc độ tăng tương ứng là 7,27% và 37,19%. Ngoài ra, ở cuối tháng 6 năm 2013, vốn huy động đạt 1.511.051 triệu đồng, cao hơn cả thời điểm cuối năm 2012 và cao hơn cùng kỳ là 29,9%. Sự tăng trưởng liên tục này chứng tỏ công tác huy động vốn của chi nhánh đang trên đà hoạt động tốt, thể hiện được sự nỗ lực chăm sóc và duy trì quan hệ với khách hàng cũ, đồng thời không ngừng tìm kiếm khách hàng mới. Mặt khác , nhờ uy tín 45 của ngân hàng và nhiều sản phẩm phong phú mà BIDV đã đưa ra thị trường như Tiền gửi tài lộc, Tiết kiệm dành cho trẻ em, Tiết kiệm động, Tiết kiệm Tích lũy Bảo An… cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hàng năm mà từ đó ngân hàng có thể th u hút đông đảo người dân trên địa bàn đến gửi tiền, đáp ứng được nhu cầu của họ. - Vốn điều chuyển: Khi tình hình sử dụng vốn của ngân hàng vượt quá nguồn vốn hiện có thì ngân hàng cần xin điều chuyển vốn đến từ hội sở. Vốn điều chuyển thường có chi phí lãi cao hơn chi phí của vốn huy động. T ùy mục tiêu, kế hoạch, cơ cấu nguồn vốn , cơ cấu sử dụng vốn, dự báo xu hướng lãi suất... khác nhau mà các ngân hàng có chính sách lãi nội bộ k hác nhau cũng như mức lãi suất nội bộ khác nhau. Ở BIDV Cần Thơ, lượng vốn này trong các năm qua chiếm tỷ lệ dao động từ 26% - 43%. Cụ thể, đến cuối năm 2010 vốn điều chuyển là 522.948 triệu đồng, chiếm 32% trong tổng nguồn vốn. Ở cuối năm 2011, lượng vốn này tăng lên 874.526 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43%, tăng 67,23% so với năm 2010. Đến cuối năm 2012 lại giảm xuống mức 711.291 triệu đồng, tức giảm 18,67% so với năm 2011. Vốn điều chuyển sau 6 tháng đầu 2013 là 541.276 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 285.344 triệu đồng. - Vốn vay: Đây là khoản mục chi nhánh vay của công ty thuê mua tài chính trực thuộc ngân hàng để chi trả cho nhu cầu vốn về thiết bị và tài sản cố định. Khoản mục này chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn và giảm dần qua các năm, từ 4.588 triệu đồng (cuối năm 2010) xuống 3.082 triệu đồng (cuối năm 2011), tương ứng giảm 32,82%, sang năm 2012 tiếp tục giảm còn 1.687 triệu đồng, tức giảm 45,26% so với năm 2011. Về 6 tháng đầu 2013, vốn vay là 1.235 triệu đồng, thấp hơn 43,91% so với cùng kỳ năm trước. - Vốn và các quỹ: Vốn ở đây là vốn tự có của chi nhánh và các quỹ bao gồm quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ… Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng thấp đứng thứ 2, sau vốn vay và giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng giảm dần, từ 21.873 triệu đồng (cuối năm 2010) xuống 11.960 triệu đồng (cuối năm 2011) và xuống 9.025 triệu đồng (cuối năm 2012) với tỷ lệ giảm tương ứng là 45,32% và 24,54%. Đối với 6 tháng đầu năm 2013, vốn và các quỹ chỉ có 369 triệu đồng, tăng nhẹ 6,65% so với cùng kỳ. - Vốn khác: Vốn khác ở đây bao gồm các khoản phải trả, tạm thời chưa trả cho khách hàng. Lượng vốn này cũng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể, ở cuối năm 2011 con số này là 39.966 triệu đồng, thấp nhất trong 3 năm, giảm 49,92% so với cuối năm 2010 và sang cuối năm 2012 tăng lên 107.232 triệu đồng, tương ứng tăng mạnh 168,31%. Sau 6 tháng đầu năm 2013, vốn khác là 68.637 triệu đồng, cao hơn cùng kỳ năm trước 28,95%. 46 Năm 2010 Năm 2011 4% 2% 32% 43% 54% 62% 2% 0% 1% 0% Năm 2012 5% 31% 64% 0% 0% Hình 4.3 Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.1.2.2 Phân tích chi tiết vốn huy động Theo nguyên tắc hoạt động chủ yếu của một ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vốn huy động luôn là thành phần quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Do đó, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh làm phát sinh chi phí lớn nhất trong tổng số chi phí hoạt động của ngân hàng và vì vậy cũng ảnh hưởng nhiều nhấ t đến lợi nhuận của các NHTM. Tại BIDV Cần Thơ, vốn huy động bao gồm các hình thức như tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của cá nhân và các loại giấy tờ có giá với nhiều kỳ hạn đa dạng. Trong những năm qua, công tác huy động vốn của chi nhánh đã có thành tích tốt, bằng chứng là lượng vốn huy động ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Sau đây là tình hình cụ thể của vốn huy động được thể hiện qua bảng số liệu: 47 Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu 1. Tiền gửi của TCTD 2. Tiền gửi của TCKT - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn 3. Tiền gửi cá nhân - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn 4. Phát hành GTCG Tổng vốn huy động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 6 tháng đầu 2012 đầu 2013 350 6.448 281 8.002 416.088 325.008 496.252 318.707 292.860 226.840 254.915 123.228 98.168 588.220 12.844 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % (6T/2013)/(6T/2012) Số tiền % (6.167) -95,64 4.842 60,51 450.314 (91.080) (21,89) 171.244 52,69 131.607 41,29 175.838 199.899 (66.020) (22,54) 28.075 12,38 24.061 13,68 241.337 142.869 250.415 (25.060) (20,34) 143.169 145,84 107.546 75,28 743.585 793.745 836.555 967.376 155.365 26,41 50.160 6,75 130.821 15,64 35.155 41.025 47.146 34.939 49.085 5.870 16,70 6.121 14,92 14.146 40,49 553.065 702.560 746.599 801.616 918.291 149.495 27,03 44.039 6,27 116.675 14,55 212 2.906 188.565 0 80.517 2.694 1270,75 185.659 6388,82 80.517 - 347.787 29,90 1.004.870 1.077.947 1.478.843 1.163.264 1.511.051 6.098 1742,29 ĐVT: Triệu đồng 73.077 7,27 400.896 37,19 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 48 Vốn huy động của BIDV Cần Thơ bao gồm 4 hình thức: tiền gửi của tổ chức tín dụng, tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi cá nhân v à phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất qua mỗi năm là tiền gửi cá nhân từ (50% - 70%), kế tiếp là tiền gửi của tổ chức kin h tế (30% - 40%), còn lại là tiền gửi của tổ chức tín dụng và phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động. - Tiền gửi của TCTD: Để thuận tiện trong việc giao dịch với nhau thì giữa các ngân hàng thường mở tài khoản lẫn nhau. Tại BIDV Cần Thơ, khoản mục này là số tiền của một số TCTD trên địa bàn gửi tại ngân hàng, bình quân mỗi năm khoảng 10.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong vốn huy động. Trong giai đoạn qua, khoản mục này có sự dao động không nhất định tại từng thời điểm cụ thể. Thông thường, ở cuối mỗi năm, các TCTD sẽ tất toán và rút tiền gửi về nên số dư tại ngân hàng rất thấp, cụ thể như 350 triệu đồng (cuối năm 2010) và 281 triệu đồng (cuối năm 2012), riêng thời điểm cuối năm 2011 số dư của khoản mục này khá cao so với thường lệ là 6.448 triệu đồng. Tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi của TCTD cũng ở mức cao là 12.844 triệu đồng, tăng 60,51% so với cùng kỳ năm trước. - Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Đây là loại tiền gửi chiếm vị trí quan trọn g thứ 2 trong nguồn vốn huy động. Mục đích gửi tiền của các tổ chức kinh tế là để thanh toán, thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch của họ. Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn. Trong giai đoạn 2010 – 2011, tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm từ 416.088 triệu đồng xuống 325.008 triệu đồng, tức giảm 21,89%, nguyên nhân là do cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn đều giảm với mức giảm tương ứng là 22,54% và 20,34%. Sỡ dĩ giảm là do trong năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất đầu vào cao mà đầu ra của các doanh nghiệp lại hạn chế nên số tiền duy trì trên tài khoản của họ cũng hạn chế hơn. Tuy nhiên, sang cuối năm 2012, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn đều tăng lên trở lại làm cho khoản mục tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên 496.252 triệu đồng, tức tăng 52,69% so với năm cuối 2011. Nguyên nhân là do trong năm này, để cải thiện tình hình khó khăn và đảm bảo nguồn vốn này được ổn định thì ngân hàng đã chú ý đẩy mạ nh công tác tiếp cận khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Cụ thể, ngân hàng đã mở rộng khách hàng sang lĩnh vực hành chính sự nghiệp có nguồn thu và các quỹ như Công ty Xổ số Kiến thiết Cần Thơ, Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Thành phố Cần Thơ, Trung tâm Kiểm định phương tiện thiết bị giao thông thủy bộ, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Cần Thơ. Về 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 450.314 triệu đồng, cao hơn cùng kỳ năm trước 41,29%. 49 - Tiền gửi cá nhân: Đây là hình thức huy động vốn theo kiểu truyền thống, thường tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn định. Mặc dù món tiền gửi từ cá nhân thường nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ số đông nên cũng đem lại cho ngân hàng ngân nguồn vốn lớn để kinh doanh. Tiền gửi của cá nhân cũng gồm có 2 loại là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Vì mục đích của cá nhân và hộ gia đình là tiết kiệm để lấy lãi từ nguồn vốn nhàn rỗi của mình nên tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong loại tiền gửi này. Tại BIDV Cần Thơ, tình hình huy động vốn từ loại tiền gửi này đã đạt kết quả khả quan trong giai đoạn vừa qua, bằng chứng là có sự tăng trưởng liên tục của cả tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể, tiền gửi của cá nhân ở cuối năm 2010 đạt 588.220 triệu đồng, cuối năm 2011 đạt 743.585 triệu đồng (tăng 26,41%), cuối năm 2012 đạt 793.745 triệu đồng (tăng 6,75%), đồng thời 6 tháng đầu năm 2013 đạt 967.376 triệu đồng, cũng cao hơn 15,64% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự tăng trưởng liên tục này là do ngân hàng đã tích cực đẩy m ạnh công tác huy động vốn từ cá nhân, tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức như trực tiếp, gián tiếp, qua khách hàng cũ giới thiệu…Đồng thời, nhờ đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ tốt cùng với uy tín kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua đã tạo l òng tin cho khách hàng và làm họ cảm thấy an tâm khi giao dịch với ngân hàng. Mặt khác, trong thực tế những năm vừa qua, gửi tiết kiệm vẫn là một kênh đầu tư truyền thống quen thuộc và an toàn đối với những người có tiền nhàn rỗi, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm những người không biết đầu tư vào đâu và cả những nhà đầu tư tạm thời gửi tiền tiết kiệm và chờ cơ hội đầu tư vào các kênh khác mà họ lựa chọn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng đóng băng, thị trường vàng thì giá cả biến động thất thường, chứng khoán thì rất khó quyết định. Do đó, các kênh đầu tư này chưa chắc đảm bảo mức lãi như kỳ vọng. Vì vậy, gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn hợp lý hơn cả mặc dù từ năm 2011 đến nay lãi suất huy động liên tục giảm từ 14% đến khoảng 6% tùy các kỳ hạn khác nhau. Ngoài ra, một lý do quan trọng để những người có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng là vì các NHTM đều mua bảo hiểm tiền gửi và sự an toàn của một ngân hàng có liên quan đến cả hệ thống nê n nếu có gì bất trắc sẽ có sự hỗ trợ của cả hệ thống. - Phát hành giấy tờ có giá: Khi các NHTM cần huy động số vốn lớn và ổn định một cách nhanh chóng thì ngân hàng có thể phát hành các loại GTCG như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Đối với nguồn vốn huy động này thì ổn định nhưng ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn hơn nhiều. Ngoài ra ngân hàng chỉ phát hành các loại GTCG khi đã có kế hoạch về 50 nguồn vốn cụ thể, đặc biệt là khi phát hành GTCG phải được NHNN chấp thuận. Tại BIDV Cần T hơ, khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động nhưng trong 3 năm qua lại có xu hướng tăng mạnh về số tuyệt đối. Cụ thể, lượng vốn từ phát hành GTCG tăng từ 212 triệu đồng (cuối năm 2010) lên 2.906 (cuối năm 2011) và lên đến 188.565 triệu đồng (cuối năm 2012). Ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 cũng đạt mức khá cao là 80.517 triệu đồng. Sở dĩ lượng vốn huy động từ GTCG liên tục tăng là do thời gian qua chi nhánh cần thu hút một lượng vốn trong thời gian ngắn để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, với chương trình “May mắn nhân Ba – Sung túc mọi nhà” của BIDV ở năm 2012, cùng nhiều ưu đãi khi phát hành bổ sung GTCG và nhiều khuyến mại mới đã thu hút được nhiều khách hàng mua giấy tờ có giá và do đó làm khoản mục này của chi nhánh tăng đáng kể. 4.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.2.1 Phân tích thu nhập Bảng 4.5: Thu nhập của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 1. Thu nhập từ lãi 2. Thu nhập ngoài lãi - Thu từ hoạt động dịch vụ Trong đó: + Thu từ dịch vụ TTQT + Thu từ dịch vụ thẻ - Thu khác Tổng thu nhập 6 tháng đầu 2013 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 264.087 235.926 230.660 16.326 20.509 19.187 22.624 10.898 14.547 16.927 1.535 2.619 342 2011/2010 Số tiền 2012/2011 % Số tiền (10,66) (5.266) (2,23) 4.183 25,62 (1.322) (6,45) 21.374 3.649 33,48 2.380 16,36 3.361 1.652 1.084 70,62 742 28,33 579 862 420 237 69,30 283 48,88 5.428 5.962 2.260 1.250 534 9,84 (3.702) (62,09) 280.413 256.435 249.847 110.673 (23.978) (8,55) (6.588) (2,57) 88.049 (28.161) Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 51 % Doanh thu (hay trong các ngân hàng thường gọi là thu nhập) là tổng của thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Qua bảng số liệu, ta thấy tổng thu nhập của BIDV Cần Thơ liên tục giảm trong mấy năm qua, nguyên nhân là do để khắc phục tình trạng kinh tế suy thoái, ngân hàng đã tuân theo sự chỉ đạo của NHNN, từ năm 2011 liên tục giảm lãi suất cho vay. Mặc khác, do khách hàng vay tiền của ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên không có khả năng trả lãi hoặc không trả đúng hạn dẫn đến lãi treo tăng cao. Vì vậy, tình hình thu nhập, đặc biệt là thu nhập từ lãi của chi nhánh diễn biến không tốt, có xu hướng giảm. Cụ thể, thu nhập từ 280.413 triệu đồng (năm 2010) xuống 256.435 triệu đồng (năm 2011), tức giảm 8,55%. Sự sụt giảm này chủ yếu là do thu nhập từ lãi giảm 10,66% (dù thu nhập ngoài lãi trong n ăm này tăng 25,62% vẫn không bù đắp được). Đến năm 2012, thu nhập tiếp tục giảm xuống còn 249.847 triệu đồng và nguyên nhân là do cả thu nhập từ lãi và ngoài lãi đều giảm. Sau 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập đạt 110.673 triệu đồng, thấp hơn so với cùng kỳ n ăm trước 25.846 triệu đồng. Để hiểu rõ hơn, ta cần đi vào phân tích cụ thể hai khoản mục thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu ngoài lãi 6% Năm 2010 Thu ngoài lãi 8% Thu từ lãi 94% Thu ngoài lãi 8% Năm 2012 Năm 2011 Thu từ lãi 92% 6 tháng đầu 2013 Thu ngoài lãi 20% Thu từ lãi 80% Thu từ lãi 92% Hình 4.4 Cơ cấu thu nhập của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 52 4.2.1.1 Thu nhập từ lãi Cũng như nhiều NHTM khác, hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho BIDV Cần Thơ qua các năm, thường chiếm hơn 85% tổng thu nhập. Về số tương đối , trong giai đoạn 2010 – 2012 tỷ trọng của thu nhập từ lãi (chủ yếu là lãi cho vay) chiếm khá cao (từ 92% - 94%), 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 80%. Về số tuyệt đối, thu nhập từ lãi có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2010 đạt 264.087 triệu đồng, năm 2011 đạt 235.926 triệu đồng (giảm 10,66%), năm 2012 đạt 230.660 triệu đồng (giảm nhẹ 2,23%) và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 88.049 triệu đồng (giảm 30,97% so với cùng kỳ năm trước) . Nguyên nhân năm 2010 thu nhập lãi cao là do trong năm này để kiềm chế tình trạng lạm phát tăng cao, Chính phủ đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất cho vay cao để hạn chế tăng trưởng. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, sở dĩ thu nhập lãi giảm là do lãi suất cho vay của BIDV liên tục được hạ xuống từ năm 2011 để các doanh nghiệ p dễ tiếp cận được nguồn vốn và duy trì hoạt động kinh doanh. Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn vì không bán được hàng do sức mua trong dân giảm. Mặt khác, có một số doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để đầu tư bất động sản hay dùng bất động sản l àm tài sản đảm bảo nhưng do thị trường này thì lại trong tình trạng “đóng băng” nên dẫn đến nợ xấu tăng cao và làm cho ngân hàng bị giảm thu nhập từ việc cho vay. Thu nhập từ lãi có xu hướng giảm chứng tỏ hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ chưa đạt hiệu quả cao mặc dù tình hình cho vay, quy mô tín dụng vẫn được mở rộng hằng năm (doanh số cho vay và dư nợ vẫn tăng trưởng). Bên cạnh đó, do nguồn thu từ hoạt động này lại là chủ yếu nên ngân hàng cần cố gắng, nỗ lực hơn bằng những biện pháp, chính sách tốt h ơn để có thể cải thiện tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động tín dụng trong thời gian sắp tới. 53 4.2.1.2 Thu nhập ngoài lãi Thu nhập ngoài lãi gồm các khoản thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh, đầu tư của ngân hàng như thu phí dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh hay thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và một số nguồn thu khác. Khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của ngân hàng nhưng hiện nay để cạnh tranh với nhau, các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng hoạt động dịch vụ, do đó thu nhập ngoài lãi cũng có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Tại BIDV Cần Thơ trong những năm vừa qua, thu nhập ngoài lãi chỉ chiếm tỷ trọng từ 6% - 20%. Qua bảng số liệu 4.5, ta thấy thu nhập ngoài lãi tăng trong giai đoạn 2010 – 2011, từ 16.326 triệu đồng lên 20.509 triệu đồng (tăng 25,62%), giảm trong giai đoạn 2011 – 2012, từ 20.509 triệu đồng xuống 19.187 triệu đồng (giảm nhẹ 6,45%). Đối với 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập ngoài lãi đạt 22.624 triệu đồng, con s ố này còn cao hơn cả năm 2012 và tăng mạnh 152,22% so với cùng kỳ, nguyên nhân là do thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ trong kỳ tăng cao. Tình hình thu nhập ngoài lãi của BIDV Cần Thơ có triển vọng ngày càng phát triển là do thực tế trong giai đoạn qua, ho ạt động dịch vụ của ngân hàng khá hiệu quả, đặc biệt là nhờ hoạt động thanh toán quốc tế và dịch vụ kinh doanh thẻ. Do ngân hàng rất có uy tín về mảng thanh toán quốc tế nên thu hút được số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng, kéo theo thu nhập t ừ dịch vụ này liên tục tăng, cụ thể từ 1.535 triệu đồng (năm 2010) lên 2.619 triệu đồng (năm 2011) và lên 3.361 triệu đồng (năm 2012), tức tăng 119% qua 2 năm. Sau 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 1.652 triệu đồng, cao hơn so với cùng kỳ năm trước 21,92%. Đối với dịch vụ thẻ của ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ, bằng chứng là số lượng thẻ ATM lũy kế và doanh số giao dịch thẻ trên ATM của BIDV Cần Thơ liên tục tăng trong giai đoạn 2010 - 2012. Thêm vào đó, sản phẩm thẻ thì đa dạng, phong phú như thẻ BIDV Moving, thẻ BIDV Flexi, thẻ BIDV Precious… Về thu nhập từ dịch vụ thẻ cụ thể tăng từ 342 triệu đồng (năm 2010) lên 579 triệu đồng (năm 2011) và lên 862 triệu đồng (năm 2012), tương ứng tăng 152% qua 2 năm, đồng thời 6 tháng đầ u năm 2013 cũng tăng 13,82% so với cùng kỳ. 54 4.2.2 Phân tích chi phí Bảng 4.6: Chi phí của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng đầu 2013 2011/2010 2012/2011 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 223.174 190.709 178.045 64.921 (32.465) 64.974 102.789 111.809 61.859 158.200 87.920 66.236 36.352 54.570 63.317 30.277 18.218 50,12 8.747 16,03 286 366 526 11.405 80 27,97 160 43,72 7.381 25.000 31.914 2.000 17.619 238,71 6.914 27,66 - Chi phí khác 28.685 29.204 30.877 16.872 519 1,81 1.673 5,73 Tổng chi phí 259.526 245.279 241.362 95.198 (14.247) (5,49) (3.917) (1,60) Chỉ tiêu 1. Chi phí trả lãi - Trả lãi tiền gửi - Trả lãi tiền vay 2. Chi phí ngoài lãi - Chi phí hoạt động dịch vụ - Chi phí dự phòng rủi ro Số tiền 37.815 3.062 (70.280) % Số tiền (14,55) (12.664) 58,20 (6,64) 9.020 8,78 (44,42) (21.684) (24,66) Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Tương tự như thu nhập, tổng chi phí của BIDV Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 cũng có xu hướng giảm dần, tuy nhiên thực tế vẫn còn ở mức cao do ngân hàng trích lập chi phí dự phòng rủi r o cao ở năm 2011 và 2012. Cụ thể, năm 2010 tổng chi phí là 259.526 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống còn 245.279 triệu đồng (giảm 5,49%), năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 241.362 triệu đồng (giảm nhẹ 1,60%) và 6 tháng đầu năm 2013 là 95.198 triệu đồng (thấp hơn cùng kỳ năm trước 27,34%). Tại BIDV Cần Thơ, tổng chi phí cũng bao gồm 2 thành phần là chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi. Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết 2 loại chi phí này. 55 % Chi phí ngoài lãi 14% Chi phí ngoài lãi 22% Năm 2010 Năm 2011 Chi phí trả lãi 78% Chi phí trả lãi 86% Chi phí ngoài lãi 26% 6 tháng đầu 2013 Năm 2012 Chi phí ngoài lãi 32% Chi phí trả lãi 68% Chi phí trả lãi 74% Hình 4.5 Cơ cấu chi phí của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.2.2.1 Chi phí trả lãi Chi phí trả lãi là loại chi phí chủ yếu trong các ngân hàng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Cụ thể ở BIDV Cần Thơ, chi phí trả lãi năm 2010 là 223.174 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 86%), năm 2011 giảm xuống còn 190.709 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 78%), năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 178.045 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 74%) và 6 tháng đầu 2013 chi phí trả lãi là 64.921 triệu đồng (cũng thấp hơn so với cùng kỳ 38,73%). Do thời gian qua ngân hàng luôn chấp hành theo sự chỉ đạo của NHNN thực hiện giảm lãi suất huy động, từ đó làm cho chi phí trả lãi giảm. Chi phí trả lãi bao gồm trả lãi tiền gửi và trả lãi tiền vay. Trả lãi tiền gửi là chi phí cho việc huy động vốn, tức chi phí trả lãi cho các loại tiền gửi và phát hành GTCG. Trong giai đoạn 2010 – 2012, loại chi phí này tăng dần qua mỗi năm do vốn huy động từ các loại tiền gửi và phát hành GT CG tăng như đã phân tích ở phần trên. Còn trả lãi tiền vay là khoản chi phí trả lãi cho vốn điều chuyển từ hội sở về chi nhánh. Ở những năm 2010 về trước, khi lãi suất huy 56 động còn cao, lãi suất của vốn điều chuyển cũng cao (cao hơn cả lãi suất huy động) nên chi phí trả lãi tiền vay rất cao. Tuy nhiên, về sau (từ năm 2011) lãi suất huy động giảm dần đã kéo lãi suất của vốn điều chuyển xuống thấp hơn, làm cho chi phí trả lãi tiền vay giảm và đồng thời kéo tổng chi phí trả lãi giảm theo. Ngoài ra, do ngân hàng đã nỗ lực trong công tác huy động vốn và đạt kết quả tốt nên hạn chế được lượng vốn vay từ hội sở, từ đó làm chi phí trả lãi vay giảm đáng kể. 4.2.2.2 Chi phí ngoài lãi Chi phí ngoài lãi là các khoản chi phí đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (ngoài hoạt động tín dụng), bao gồm chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí dự phòng rủi ro và một số chi phí khác. Nhìn chung, chi phí ngoài lãi của BIDV Cần Thơ tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí (từ 14% 32%) nhưng có xu hướng tăng qua mỗi năm trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2010 chi phí này là 36.352 triệu đồng, năm 2011 chi phí này tăng mạnh 50,12% so với năm 2010 và tiếp tục tăng thêm 16,03% ở năm 2012, sau 6 tháng đầu năm 2013 cũng ở mức cao hơn so với cùng kỳ khoảng 20,82%. Chi phí hoạt động dịch vụ là các khoản chi phí chi trả cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi nhánh, tương ứng với các khoản thu nhập từ dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, dịch vụ bảo lãnh… Đối với các dịch vụ này, ngân hàng hưởng thu nhập từ phí dịch vụ, chỉ tốn chi phí rất ít, do đó loại chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể (dưới 1%). Tuy nhiên, trong giai đoạn qua do ngân hàng luôn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng v à tăng khả năng cạnh trạnh nên nên chi phí hoạt động dịch vụ cũng có xu hướng tăng theo qua mỗi năm. Cụ thể, chi phí này năm 2010 là 286 triệu đồng, năm 2011 là 366 triệu đồng, năm 2012 là 526 triệu đồng. Đặc biệt, chỉ mới qua 6 tháng đầu năm 2013, chi phí của hoạt động dịch vụ đã tăng mạnh lên đến 11.405 triệu đồng (chiếm 36,48% trong tổng chi phí ngoài lãi), nguyên nhân là do trong kỳ hoạt động kinh doanh ngoại tệ diễn ra mạnh mẽ nên tốn nhiều chi phí cho hoạt động này và thu nhập từ hoạt động này cũng tă ng vọt như đã đề cập ở phần thu nhập ngoài lãi. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là khoản chi phí bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng theo Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN. Tại BIDV Cần Thơ, trích lập dự phòng năm 2010 là 7.381 triệu đồng, năm 2011 tăng mạnh lên 25.000 triệu đồng (tức tăng đến 238,71%), năm 2012 tiếp tục tăng lên 31.914 triệu đồng (tương ứng tăng 27,66%) và 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này là 2.000 triệu đồng. Sỡ dĩ năm 2011 và năm 2012 mức trích lập dự phòng ca o là do dư nợ ngày càng tăng trong khi giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo lại rất thấp do một số tài sản đảm 57 bảo cho các khoản vay không hợp lệ, hợp pháp hoặc không đủ yêu cầu. Thông thường, khi trích lập dự phòng cao thì gắn liền với tình trạng rủi ro t ín dụng lớn, đồng thời làm giảm lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, theo một góc độ khác, trích lập dự phòng cao thì khả năng bù đắp tổn thất cao và đây là một điều tốt. Ngoài các loại chi phí trên, trong ngân hàng còn có một số chi phí khác như chi trả lương nhân viên, chi đồng phục cơ quan, chi văn phòng phẩm, chi điện nước... Tại BIDV trong giai đoạn qua, đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí ngoài lãi và có xu hướng tăng dần. Cụ thể, chi phí khác tăng từ 28.685 triệu đồng (năm 2010) lên 29.204 triệu đồng (năm 2011), lên 30.877 triệu đồng năm 2012 và sau 6 tháng đầu năm 2013 con số này là 16.872 triệu đồng. 4.2.3 Phân tích lợi nhuận Triệu đồng 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2013 Tổng thu nhập 280,413 256,435 249,847 110,673 Tổng chi phí 259,526 245,279 241,362 95,198 Lợi nhuận trước thuế 20,887 11,156 8,485 15,475 Hình 4.6 Tình hình lợi nhuận trước thuế của BIDV C ần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Nhìn chung, lợi nhuận trước thuế của BIDV Cần Thơ có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Điều này chứng tỏ kết quả kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua chưa đạt hiệu quả tốt. Năm 2011, lợi nhuận đạt 11.156 triệu đồng, giảm đến 46,59% so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận tiếp tục giảm chỉ xuống chỉ còn 8.485 triệu đồng, tương ứng giảm 23,94% so với năm 2011. Nguyên nhân lợi nhuận ngày càng sụt giảm là do tổng doanh thu qua mỗi năm đều giảm và tổng chi phí cũng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong tình trạng kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên khó thu hồi được nợ và tài sản đảm 58 bảo tiền vay thì phần lớn không đạt yêu cầu, ngân h àng đã phải trích lập dự phòng rủi ro ở mức cao trong năm 2011 và năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận trước thuế có phần khả quan hơn, bằng chứng là chỉ mới nửa năm đã đạt được 15.475 triệu đồng, cao hơn tổng lợi nhuận của cả năm trước 6.990 triệu đồng và tăng mạnh 181,57% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để đạt được mức lợi nhuận trước thuế 96 tỷ đồng theo kế hoạch Trung ương giao trong năm 2013 thì chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều trong 6 tháng còn lại. 4.3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THÔNG QUA MỘT SỐ TỶ SỐ TÀI CHÍNH 4.3.1 Phân tích nhóm tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời Bảng 4.7: Nhóm tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 1. Tổng thu nhập Triệu đồng 280.413 256.435 249.847 136.519 110.673 2. Tổng chi phí Triệu đồng 259.526 245.279 241.362 131.023 95.198 Triệu đồng 20.887 11.156 8.485 5.496 15.475 Triệu đồng 15.665 8.367 6.364 4.122 11.606 Triệu đồng 1.426.350 1.815.887 2.157.780 2.026.570 2.215.323 3. Lợi nhuận trước thuế 4. Lợi nhuận sau thuế 5. Tổng tài sản bình quân 6. ROA % 1,10 0,46 0,29 0,20 0,52 7. ROS % 5,59 3,26 2,55 3,02 10,49 % 19,66 14,12 11,58 6,74 5,00 % 18,20 13,51 11,19 6,47 4,30 % 92,55 95,65 96,60 95,97 86,02 8. Tổng thu nhập / Tổng TS bình quân 9. Tổng chi phí / Tổng TS bình quân 10. Tổng chi phí / Tổng thu nhập Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 59 4.3.1.1 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Chỉ tiêu này phản á nh mức độ sinh lời của ngân hàng từ một đồng tài sản, có nghĩa là từ một đồng tài sản ngân hàng có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tại BIDV Cần Thơ, ta thấy ROA có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2010 có ROA là 1,1%, sang 2011 giảm còn 0,46%, sang năm 2012 tiếp tục xuống mức 0,29%. Sở dĩ ROA của ngân hàng liên tục giảm là do trong giai đoạn đang phân tích, tổng tài sản liên tục tăng trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại giảm qua mỗi năm. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của ngân hàng đang bị suy giảm dần, bởi vì tổng tài sản tăng là do tài sản sinh lời, cụ thể là khoản mục cho vay ngày càng tăng, tức hoạt động cho vay vẫn tiến triển tốt nhưng lợi nhuận thu về lại không cao và còn giảm dần. Về tình hình 6 tháng đầu năm 2013 thì khả quan hơn, do lợi nhuận tăng lên đáng kể nên ROA tăng trở lại lên 0,52%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,32%. Tuy nhiên, để đạt mức ROA ≥ 1% mỗi năm như kế hoạch Trung ương giao thì chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc gia tăng lợi nhu ận trong 6 tháng còn lại của năm 2013. 4.3.1.2 Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (ROS) Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh càng tốt. Tại BIDV Cần Thơ, cũng như ROA, ROS có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng tăng mạnh trở lại trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân ROS giảm, cụ thể từ 5,59% (năm 2010) xuống 3,26% (năm 2011) và tiếp tục xuống 2,55% (năm 2012) là do doanh thu giảm, lợi nhuận sau thuế cũng giảm nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Điều này chứng tỏ ngân hàng chưa có biện pháp tốt trong việc kiểm soát chi phí khiến chi phí còn ở mức cao làm cho sự chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí thấp, dẫn đến dù d oanh thu chỉ giảm nhẹ qua các năm nhưng lợi nhuận lại có tốc độ sụt giảm nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, sang năm 2013, do lợi nhuận tăng mạnh 181,57% so với cùng kỳ năm trước trong khi tổng thu nhập lại ở mức thấp hơn khoảng 18,93% nên dẫn đến tỷ số ROS tăng mạnh lên 10,49%. Đây là điều đáng mừng và ngân hàng nên tiếp tục phát huy cho đến cuối năm. 4.3.1.3 Tổng thu nhập trên tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn sẽ mang lại bao nhiêu đồng thu nhập cho ngân hàng. Đối với BIDV Cần Thơ, tỷ l ệ tổng thu nhập trên tổng tài sản bình quân giảm dần, từ 19,66% (năm 2010) xuống 14,12% (năm 2011) và xuống 11,58% (năm 2012). Tỷ số này ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 là 5%, cũng thấp hơn so với cùng kỳ 1,74%. Nguyên nhân của sự sụt giảm chỉ 60 tiêu này là do tổng tài sản bình quân mỗi năm tăng dần mà thu nhập được tạo ra từ tài sản lại giảm dần. Thực tế như đã phân tích ở những phần trước, do tình hình kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến dù cho vay tăng nhưng việc thu hồi nợ của ngân hàng không được thuận lợi, từ đó làm cho thu nhập từ lãi giảm. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh trên địa bàn giữa các ngân hàng với nhau cũng ngày càng diễn ra gay gắt, làm cho thu nhập ngoài lãi tăng dần nhưng cũng còn hạn chế. Chính vì thế, ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong việc sử dụng vốn để tạo ra thu nhập (cả từ lãi và ngoài lãi) hiệu quả hơn trong thời gian tới. 4.3.1.4 Tổng chi phí trên tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng vốn đem đi đầu tư thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí, chỉ số này càng thấp càng tốt. Tại BIDV Cần Thơ, ta thấy để có 1 đồng vốn thì ngày càng phải tốn ít chi phí hơn trong giai đoạn qua. Cụ thể, tỷ số chi phí trên tổng tài sản giảm dần, năm 2010 là 18,20%, năm 2011 là 13,51%, năm 2012 là 11,19% và 6 tháng đầu năm 2013 là 4,30% (thấp hơn 2,17% so với cùng kỳ). Sở dĩ tỷ số này có xu hướng giảm là do tổng tài sản tăng dần trong khi tổng chi phí ngày càng được hạ thấp. Đây là điều đáng mừng vì trong những năm qua ngân hàng liên tục hạ lãi suất huy động vốn nên đã làm giảm bớt chi phí mặc dù tình hình huy động vẫn đang phát triển tốt. Tuy nhiên, các loại chi phí ngoài lãi, chi phí khác của ngân hàng lại có xu hướng tăng. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp nào đó để quản lý các loại chi phí tốt hơn nữa, c ố gắng hạ thấp các chi phí bất hợp lý, từ đó mới có thể làm tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng. 4.3.1.5 Tổng chi phí trên tổng thu nhập Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng thu nhập thì ngân hàng phải tốn bao nhiêu đồng chi phí, hay nói cách khác nó cho biết khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập của BIDV Cần Thơ còn cao (trên 90%) và có xu hướng tăng dần, từ 92,55% (năm 2010) lên 95,65% (năm 2011) rồi lên 96 ,60% (năm 2012). Việc tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập ngày càng tăng là do cả tổng chi phí và tổng thu nhập đều giảm trong giai đoạn qua, tuy nhiên tổng chi phí giảm với tốc độ chậm hơn. Chính điều này đã làm cho khoảng cách giữa thu nhập và chi phí ngày càng bị thu hẹp, đồng nghĩa với việc lợi nhuận ngày càng giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2013, do tổng thu nhập chỉ giảm 18,93% còn tổng chi phí giảm nhiều hơn (giảm 27,34%) so với cùng kỳ nên chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 86,02% (thấp hơn 9,95% so với cùng k ỳ). Nhìn chung, BIDV Cần Thơ có chỉ tiêu này thấp hơn 100% đã được xem là đạt hiệu quả, tuy nhiên vẫn không 61 phải là thấp. Ngân hàng cần phải có những chiến lược kinh doanh tốt hơn để giảm chi phí và tăng thu nhập để làm tăng mức độ sinh lời trong thời gian tới. 4.3.1.6 Hệ số thu nhập lãi ròng (NIM) Bảng 4.8: Hệ số thu nhập lãi ròng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Thu nhập lãi thuần Tài sản sinh lời NIM Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Triệu đồng 40.913 45.217 52.615 21.585 23.128 Triệu đồng 1.542.804 1.954.393 2.180.964 1.976.726 2.075.186 2,65 2,31 2,41 1,09 1,11 % Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hệ số thu nhập lãi ròng (NIM) là một trong những chỉ tiêu của các NHTM để nhận biết sự hiệu quả tạo ra thu nhập lãi thuần từ việc sử dụng tài sản sinh lời để kinh doanh, đầu tư. Hệ số NIM tăng nhanh thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày c àng phát triển. Tại BIDV Cần Thơ, NIM giảm trong giai đoạn 2010 – 2011 (từ 2,65% xuống 2,31%) do thu nhập lãi thuần chỉ tăng 10,52% trong khi tài sản sinh lời tăng 26,68%. Tuy nhiên, sang năm 2012, tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần là 16,36%, nhanh hơn tố c độ tăng của tài sản sinh lời là 11,59%, do đó đã kéo NIM tăng lên 2,41%. Về 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012, thu nhập lãi thuần tăng 7,15%, còn tài sản sinh lời tăng nhẹ 4,98% làm cho chỉ tiêu NIM của ngân hàng tăng 0,02%. 62 4.3.1.7 Khoảng cách thu nhập Bảng 4.9: Khoảng cách thu nhập của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Tổng thu nhập lãi Triệu đồng 264.087 235.926 230.660 127.549 88.049 Tổng chi phí lãi Triệu đồng 223.174 190.709 178.045 105.964 64.921 Tổng tài sản sinh lời Triệu đồng 1.542.804 1.954.393 2.180.964 1.976.726 2.075.186 Nguồn vốn chịu lãi Triệu đồng 1.527.818 1.952.473 2.190.134 1.989.884 2.052.327 % 17,12 12,07 10,58 6,45 4,24 % 14,61 9,77 8,13 5,33 3,16 % 2,51 2,30 2,45 1,13 1,08 Tổng thu nhập lãi / Tổng TS sinh lời Tổng chi phí lãi / Nguồn vốn chịu lãi Khoảng cách thu nhập Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bản chất của chỉ tiêu khoảng cách thu nhập là sự chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào. Chỉ t iêu này càng lớn thể hiện thu nhập của ngân hàng từ hoạt động tín dụng càng cao. Tại BIDV Cần Thơ, hoạt động cho vay và huy động vốn vẫn phát triển tốt, do đó tổng tài sản sinh lời và nguồn vốn chịu lãi qua mỗi năm đều tăng trong giai đoạn 2010 - 2012, 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó như đã biết, từ năm 2011, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay của BIDV Cần Thơ đều giảm dần làm cho tổng thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi đều giảm. Điều này dẫn đến lãi suất bình quân đầu vào ( tỷ số tổng chi phí lãi trên nguồn vốn chịu lãi) và lãi suất bình quân đâu ra (tỷ số tổng thu nhập lãi trên tổng tài sản sinh lời) đều có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập của ngân hàng tăng hay giảm tùy thuộc vào tốc độ giảm nhanh hay chậm của lãi suất bình quân đầu ra và đầu vào. Tương tự như xu hướng biến động của chỉ tiêu NIM, khoảng cách thu nhập của BIDV Cần Thơ giảm trong giai đoạn 2010 – 2011 (từ 2,51% xuống 2,30%) rồi lại tăng lên 2,45% ở năm 2012, chỉ tiêu này ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng thấp hơn cùng kỳ năm trước 0,05%. 63 4.3.2 Phân tích nhóm tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng Bảng 4.10: Nhóm tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT 1. Tổng nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013 Triệu đồng 1.624.293 2.007.481 2.308.078 2.045.658 2.122.568 2. Vốn huy động Triệu đồng 1.004.870 1.077.947 1.478.843 1.163.264 1.511.051 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 5.025.311 5.884.174 5.331.797 2.616.412 2.805.455 4. Tổng dư nợ Triệu đồng 1.542.728 1.954.392 2.180.964 1.976.726 2.075.186 5. Nợ xấu Triệu đồng 58.928 44.702 58.186 41.466 147.139 Triệu đồng 1.369.970 1.692.065 2.006.693 1.871.262 2.162.325 Lần 1,54 1,81 1,47 1,70 1,37 % 94,98 97,36 94,49 96,63 97,77 % 3,82 2,29 2,67 2,10 7,09 Vòng 3,67 3,48 2,66 1,40 1,30 Chỉ tiêu 6. Dư nợ bình quân 7. Dư nợ / Vốn huy động 8. Dư nợ / Tổng nguồn vốn 9. Nợ xấu / Tổng dư nợ 10. Vòng quay vốn tín dụng Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.3.2.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay, giú p ngân hàng so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn. Nhìn chung, tỷ số tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động của BIDV Cần Thơ trong giai đoạn qua đều lớn hơn 1 ở mỗi năm chứng tỏ nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để vào cho vay và còn phải cần thêm vốn điều chuyển của hội sở mới đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng. Cụ thể, năm 2010, bình quân 1,54 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2011, công tác cho vay của ngân hàng được cải thiện, bằng chứng là dư nợ tăng với tốc độ là 2 6,68%, nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động là 7,27% nên kéo tỷ số này tăng lên 1,81 lần, tức bình quân l đồng vốn huy động lúc này có thể đem cho vay tới 64 1,81 đồng. Tuy nhiên, sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tình hình huy động vốn lại tốt hơn tìn h hình cho vay nên tỷ số này giảm xuống còn lần lượt là 1,47 lần và 1,37 lần (thấp hơn con số 1,70 lần ở 6 tháng đầu năm 2012). 4.3.2.2 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ số này cho thấy mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, hay nói cách khác nó có thể giúp các nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của BIDV Cần Thơ tương đối cao trong giai đoạn phân tích (trên 90% mỗi năm). Điều này cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng lớn. Cụ thể, năm 2010, bình quân cứ 100 đồng vốn ngân hàng có thể đem cho vay 94,98 đồng. Năm 2011, cả dư nợ và tổng nguồn vốn đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của dư nợ cao hơn nên kéo tỷ số này lên 97,36%. Ngược lại với năm 2011, tốc độ tăng của dư nợ chậm hơn của tổng nguồn vốn làm cho tỷ lệ này lại giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao là 94,49%. Còn về 6 tháng đầu năm 2013, tỷ số này đạt 97,77%, cao hơn cùng kỳ 1,14%. Như vậy, nguồn vốn của BIDV Cần Thơ phần lớn được tận dụng vào công tác cho vay. Đây là s ự nỗ lực lớn của ngân hàng trong việc cân đối vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, cũng chính quy mô tín dụng lớn sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng và có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, ta sẽ phân tích thêm chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ ở phần tiếp theo. 4.3.2.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ số này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ số này càng thấp thì rủi ro tín dụng càng thấp và chất lượng tín dù ng càng cao. Tại BIDV Cần Thơ, trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng giảm không đều (biến động tương tự như xu hướng của chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn) nhưng nhìn chung vẫn ở mức không cao. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ này là 3,82%, năm 2011 giảm xuống 2,29% và năm 2012 tăng lên 2,67%. Sở dĩ năm 2011 và năm 2012 có tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn (dưới 3%) là do ngân hàng đã xử lý nợ xấu bằng cách chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Tuy nhiên, sang 6 tháng đầu năm 2013, do nợ xấu tăng đáng k ể nên kéo tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 7,09% (cao hơn cùng kỳ năm trước đến 4,99%). Nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh tuy là do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng nhưng ngân hàng cần phải có những biện pháp cụ thể để xử lý, đồng thời đòi hỏi ng ân hàng phải luôn chú ý đến chất lượng của những khoản cho vay trong thời gian tới. 65 4.3.2.4 Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Tại BIDV Cần Thơ, tỷ số này có xu hướng giảm dầ n trong những năm qua. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 3,67, sang năm 2011 giảm xuống còn 3,48 vòng và đến năm 2012 tiếp tục giảm chỉ còn 2,66 vòng. Chỉ tiêu này ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 là 1,3 vòng, thấp hơn 0,1 vòng so với cùng kỳ. Sự sụt giả m của chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cho thấy nguồn vốn vay của ngân hàng luân chuyển ngày càng chậm hơn, hay nói cách khác tình hình quản lý vốn tín dụng của ngân hàng đang có xu hướng không tốt. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệ p làm ăn khó khăn, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng hoặc trả chậm. Chính vì thế công tác thu hồi nợ của ngân hàng không được thuận lợi ở những năm 2011, 2012. Ngoài ra, do ngân hàng mở rộng cho vay trung d ài hạn ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn tín dụng trong khoảng thời gian này. 66 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CẦN THƠ 5.1.1 Những thành tựu đạt được - Công tác huy động vốn đạt được những tích tốt trong giai đoạn qua, bằng chứng là vốn huy động (chủ yếu là huy động từ tiền gửi của cá nhân) tăng trưởng trưởng liên tục qua các năm. - Vốn huy động được sử dụng triệt để vào cho vay, không để tình trạng thừa vốn lãng phí. - Quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng. Cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản. Đồng thời, dư nợ liê n tục tăng trong những năm qua. - Thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh thẻ có xu hướng tăng dần. - Lợi nhuận giảm trong giai đoạn 2010 – 2012, tuy nhiên sang năm 2013 có xu hướng tăng trở lại. 5.1.2 Một số tồn tại trong hoạt động kinh doanh - Quy mô tín dụng lớn chứng tỏ việc kinh doanh của chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng mà hoạt động này vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ bị cạnh tranh với các ngân hàng khác. - Thu nhập từ lãi của ngân hàng lạ i giảm dần trong giai đoạn qua mặc dù tình hình cho vay vẫn phát triển tốt. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng chưa đạt hiệu quả cao. - Cơ cấu cho vay của ngân hàng vẫn chưa có sự cân đối hợp lý khi cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá cao. - Tổng thu nhập li ên tục giảm qua các năm. Chi phí tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Tốc độ giảm của chi phí thấp hơn tốc độ giảm của thu nhập dẫn đến lợi nhuận cũng liên tục giảm. 67 - Do tình hình nợ xấu diễn biến phức tạp nên ngân hàng phải trích lập dự phòng với chi phí còn cao và đây cũng là lý do khiến lợi nhuận giảm. Các tỷ ROA, ROS có xu hướng giảm. Nợ xấu của năm 2013 tăng đột biến. - Công tác thu nợ, chủ yếu là thu nợ trung và dài hạn chưa đạt hiệu quả cao. Tỷ số vòng quay vốn tín dụng giảm dần chứng tỏ vốn tín dụng của ngân hàng ngày càng luân chuyển chậm hơn. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO BIDV CẦN THƠ 5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 5.2.1.1 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng là một trong những nhân t ố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhân tố này quyết định đến chất lượng tín dụng và hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng của CBTD để họ trở thành công cụ hỗ trợ thật tốt, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBTD: - Đảm bảo công tác tuyển dụng đúng quy trình, đúng yêu cầu công việc, đảm bảo tính công bằng. CBTD được tuyển phải thỏa các tiêu chuẩn về đạo đức và chuyên môn. - Thường xuyên chuyên môn hóa trình độ đội ngũ tín dụng. Đào tạo đội ngũ tín dụng bằng cách trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thẩm định dự án cho vay, những hiểu biết về pháp luật. Theo đó, ngân hàng nên mở các lớp đào tạo trình độ chuyên môn, các buổi sinh hoạt nghiệp vụ hay các các buổi thảo luận về những khó khăn trong công tác tín dụng để giúp CBTD nắm bắt những tình huống nhất định trong ngân hàng. - Thực hiện các chính sách đãi ngộ ( lương, thưởng…) hợp lý, khuyến khích đội ngũ CBTD phát huy khả năng làm việc tốt, năng động. - Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương cho đội ngũ CBTD. Luôn nghiêm khắc, quan tâm, giám sát tính kỷ luật, kỷ cương trong công tác tín dụng của CBTD. Thường xuyên nhắc nhở họ phải nghiêm túc chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ trong công tác thẩm định các phương án, dự án vay vốn và xem xét tài sản đảm bảo cho vay một cách thận trọng. 5.2.1.2 Nâng cao chất lượng công tác cho vay - Phân tích và thẩm định khách hàng là khâu quan trọng để ra quyết định cho vay. Khi khách hàng đến vay vốn, cán bộ thẩm định cần kiểm tra tư cách pháp 68 nhân của người đi vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng cũng như sự nghiêm túc trong việc chấp hành pháp luật. - Xem xét tính khoa học của các dự án đầu tư, năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng tiêu thụ hàng hóa, thời gian hoàn vốn và lợi nhuận của dự án. - Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của người đi vay trong những năm qua để nắm bắt được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của họ. - Đối với thành phần kinh tế là dân cư, các tổ chức kinh tế, việc cho vay đều thực hiện dựa trên tài sản thế chấp, tuy nhiên ngân hàng không nên chỉ xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho vay mà chủ yếu nên xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả thiết thực và có khả năng trả được nợ mới quyết định cho vay. - Đối với khách hàng doanh nghiệp truyền thống, vay trả đúng kỳ hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả nên có chính sách ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí, giá thành sản phẩm, đảm bảo sự cạnh tranh tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Cập nhật tình hình phát triển kinh tế của địa phương, chủ trương chính sách ở khu vực và Nhà nước để có định hướng cho vay phù hợp với từng ngành nghề, từng thành phần kinh tế khác nhau nhằm đạt hiệu quả tốt việc sử dụng nguồn vốn. - Tăng cường thông tin giữa các ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn và những sai phạm của họ để có thể sàng lọc khách hàng nhằm phòng ngừa rủi ro. - Do cơ cấu cho vay trong giai đoạn qua chưa cân đối nên ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro. - Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ vay. Thường xuyên quan tâm đến cách thức sử dụng vốn vay của khách hàng để từ đó có thể hỗ trợ khi khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. 5.2.2 Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng và nợ xấu - Phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng không nên tập trung vào một số ít khách hàng hoặc những khách hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực. Đ ặc biệt nên hạn chế cho vay ở lĩnh vực bất động sản. - Thực hiện đồng tài trợ hay còn gọi là cho vay hợp vốn. Trong trường hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu ngân hàng e ngại rủi ro cao thì có thể kết hợp với một hay nhiều ngân hàng khác để cùng cho vay. 69 - Quan tâm giúp đỡ khách hàng. Khi họ lâm vào tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ, ngân hàng nên tư vấn nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua khó khăn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Điều này không những giúp cho ngân hàng tạo được mối quan hệ lâu dài với khác h hàng mà còn giúp việc thu nợ và như xử lý nợ quá hạn sẽ dễ dàng hơn. 5.2.3 Giải pháp giúp cải thiện tình hình tài chính, góp phần làm tăng thu nhập, lợi nhuận và giảm bớt chi phí cho ngân hàng - Để gia tăng thu nhập đồng thời có thể cạnh tranh tốt với cá c ngân hàng khác trên địa bàn, ngân hàng nên mở rộng, phát triển các hoạt động dịch vụ. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin vào các hình thức kinh doanh. - Tận dụng và tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn sao ch o luôn giữ được đà tăng trưởng trong thời gian tới. Đồng thời quản trị nguồn huy động sao cho mức chi phí từ lãi thấp nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được cho các hoạt động kinh doanh và đạt lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. - Để hạn chế bớt các chi phí có thể kiể m soát được, ngân hàng nên xây dựng định mức chi tiêu, vận động toàn thể cán bộ thực hiện chính sách tiết kiệm hợp lý để góp phần nâng cao lợi nhuận. - Đưa ra các mức l ãi suất cho vay hợp lý, phù hợp với quy định của NHNN nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận của ngân hàng. 70 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phần phân tích tình hình tài chính của BIDV Cần Thơ, ta thấy trong thời gian qua dù chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế suy thoái trong và ngoài nước nhưng ngân hàng vẫn có những nỗ lực nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Thứ nhất, tình hình huy động vốn đạt kết quả rất khả quan, vốn huy động tăng trưởng liên tục. Thứ hai, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, dư nợ tăng dần qua các năm. Ngoài ra, một số chỉ tiêu của ngân hàn g như lợi nhuận, ROA, ROS… bị giảm sút trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng sang năm 2013 có vẻ khả quan hơn, được phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, ngoài hoạt động tín dụng, các hoạt động dịch vụ khác tuy mang lại nguồn thu nhập còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổ ng thu nhập nhưng đang có xu hướng phát triển, bằng chứng là thu nhập ngoài lãi liên tục tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên thì BIDV Cần Thơ cũng còn có một số mặt tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh. Đó là tình hình nợ xấu vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong giai đoạn 2010 – 2012, nợ xấu đã được kiểm soát tốt ở mức tương đối an toàn nhưng sang năm 2013 lại tăng vọt. Thêm vào đó, ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ. Ngoài ra, quy mô tín dụng được mở rộng, c ho vay chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản nhưng nguồn thu nhập từ lãi lại bị giảm dần. Chi phí tuy có phần được hạ thấp nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao và các khoản chi phí ngoài lãi có xu hướng tăng khiến lợi nhuận không cao. Nói tóm lại, để đạt được những mục tiêu và kế hoạch Trung ương đề ra cũng như để cạnh tranh tốt với các ngân hàng khác trên địa bàn và ngày càng phát triển vững mạnh hơn thì BIDV Cần Thơ nên tiếp tục phát huy những điểm mạnh và nỗ lực hơn nữa trong việc khắc phục, giải quyế t những hạn chế như đã phân tích. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Hiện nay, nền kinh tế vẫn còn rất khó khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể nhiều, nợ xấu đang có xu hướng gia tăng. Do đó, cần lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trên cơ sở tập trung xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn hệ thống. 71 - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các chi nhánh, khen thưởng những chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để phát triển hoạt động kinh doanh cho các chi nhánh. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương - Phối hợp với ngân hàng trong việc thu hồi nợ của những khách hàng không trả nợ mà nguyên nhân không trả được nợ là chủ quan. - Đối với những đối tượng vượt quá khả năng xử lý của ngân hàng, cần có sự can thiệp giúp đỡ của các cơ quan pháp luật ở địa phương nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngân hàng. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại, 2010. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại . Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 3. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 4. Điêu Thị Mỹ Hiền, 2007. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Kiên Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Văn Thi, 2009. Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 6. Luật các tổ chức tín dụng 2010. Nhà xuất bản: Lao động. 7. Một số văn bản do Chính phủ, Bộ tài chính và NHNN ban hành: - Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng. - Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. - Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. - Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. - Nghị định 57/2012/NĐ -CP về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 73 [...]... doanh của chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn Vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ giai... phục vụ đầu tư phát triển đất nước 16 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh cần Thơ được thành lập năm 1977 theo Quyết định số 32/CP của Chính Phủ Tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang Trong thời kỳ này, hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cấp vốn cho đầu tư và xây dựng cơ bản, được bố trí theo kế hoạch của Nhà Nước... tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp thích hợp 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock... cứu Đối tư ng nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng dựa trên các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và một số tỷ số tài chính được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Văn Thi (2009), đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Eximbank Cần Thơ Trong... doanh của NHTM Qua phân tích tình hình tài chính của ngân hàng có thể đánh giá lại chi n lược kinh doa nh của mình có đúng đắn, có phù hợp với thực tiễn hay chưa để có những điều chỉnh lại cho phù hợp Qua phân tích tài chính NHTM sẽ còn đánh giá được việc lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng có phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế Ngân hàng cần thay đổi định hướng đầu tư hay... Ngân hàng thương mại được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luận Ngân hàng Nhà nước Việt Nam c Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính Ngân hàng thương mại được vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nướ c ngoài theo quy định của pháp luật d Mở tài khoản Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy... thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chuyể n hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo Quyết định 293/QĐ-NH9 của Thống Đốc NHNN Việt Nam Trong thời kỳ này, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là tạo được nhiều vốn và sử dụng vốn có hiệu quả tối ưu, gắn chi n lược huy động và sử dụng vào trong một chi n lược tổng thể nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động của Ngân. .. phân tích sâu hơn về tình hình tài chính Tuy nhiên, bài nghiên cứu có điểm khác biệt so với tài liệu này là ở phần phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng có phân tích khái quát về một số nghiệp vụ sử dụng vốn khác chứ không chỉ phân tích nghiệp vụ tín dụng thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạ n Ngoài ra, do đề tài nghiên cứu là phân tích và đánh giá tình hình tài chính. .. giả đã dựa vào các báo cáo tài chính và dùng phương pháp đánh giá trực tiếp và gián tiếp, đánh giá riêng biệt, phương pháp so sánh để phân tích tình hình tài chính tại EximBank Cần Thơ trong giai đoạn 2006 - 2008 Từ đó, bài viết đã chỉ ra điểm mạnh , điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của EximBank Cần Thơ và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại ngân hàng này Qua tài liệu này,... tài chính của ngân hàng nên bài nghiên cứu có thêm một số tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời để phản ánh sâu hơn về tình hình lợi nhuận của ngân hàng 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt ... CHƯƠNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 4.1.1 Phân tích phần tài sản... VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển. .. HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ PHƯƠNG THUYÊN MSSV: 4104718 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN

Ngày đăng: 12/10/2015, 16:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan