Trong nền kinh tế, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh được cũng cần có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn này được hình thành từ nhiều nguồn, có thể là vốn tự có do chủ sở hữu đóng góp, có thể là vốn vay. Đối với NHTM, một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, do đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ nên vốn lại là một yếu tố quan trọng càng cần phải lưu ý. Khi nguồn vốn càng dồi dào thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và cung cấp đầy đ ủ vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để tìm hiểu về nguồn vốn của một chi nhánh ngân hàng, chúng ta xem bảng số liệu dưới đây về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013:
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.004.870 1.077.947 1.478.843 73.077 7,27 400.896 37,19 Vốn vay 4.588 3.082 1.687 (1.506) (32,82) (1.395) (45,26) Vốn và các quỹ 21.873 11.960 9.025 (9.913) (45,32) (2.935) (24,54) Vốn điều chuyển 522.948 874.526 711.291 351.578 67,23 (163.235) (18,67) Vốn khác 70.014 39.966 107.232 (30.048) (42,92) 67.266 168,31 Tổng nguồn vốn 1.624.293 2.007.481 2.308.078 383.188 23,59 300.597 14,97
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
Qua bảng số liệu, ta thấy các khoản mục khác nhau của nguồn vốn có sự tăng giảm khác nhau trong giai đoạn 2010 – 2012 tuy nhiên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, ở cuối năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 1.624.293 triệu đồng, sang cuối năm 2011 đạt 2.007.481 triệu đồng, tăng 23,59% và tiếp tục tăng lên 2.308.078 triệu đồng ở cuối năm 2012, tức tăng
14,97%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn là 2.122.568 triệu đồng, tăng nhẹ 3,76% so với cùng kỳ năm 2012.
Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu 2013 ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng đầu2012 6 tháng đầu2013
Số tiền % Vốn huy động 1.163.264 1.511.051 347.787 29,90 Vốn vay 2.202 1.235 (967) (43,91) Vốn và các quỹ 346 369 23 6,65 Vốn điều chuyển 826.620 541.276 (285.344) (34,52) Vốn khác 53.226 68.637 15.411 28,95 Tổng nguồn vốn 2.045.658 2.122.568 76.910 3,76
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013
4.1.2.1 Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ được cấu thành từ 5 bộ phận: vốn huy động, vốn vay, vốn và các quỹ, vốn điều chuyển và vốn khác. Trong đó, qua các năm, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%), kế tiếp là vốn điều chuyển (dao động từ 26% - 43%), còn 3 loại vốn còn lại thì chỉ chiếm tỷ trọng thấp (mỗi loại dưới 5%).
- Vốn huy động: Cũng như hoạt động cho vay, huy động vốn là nghiệp vụ chủ yếu của chi nhánh nên vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn là điều tất nhiên. Tỷ lệ này trong giai đoạn vừa qua dao động trong khoảng 54% - 71%. Về số tuyệt đối, vốn huy động có xu hướng tăng, từ 1.004.870 triệu đồng (cuối năm 2010) lên 1.077.947 triệu đồng (cuối năm 2011) và lên 1.478.843 triệu đồng (cuối năm 2012) với tốc độ tăng tương ứng là 7,27% và 37,19%. Ngoài ra, ở cuối tháng 6 năm 2013, vốn huy động đạt 1.511.051 triệu đồng, cao hơn cả thời điểm cuối năm 2012 và cao hơn cùng kỳ là 29,9%. Sự tăng trưởng liên tục này chứng tỏ công tác huy động vốn của chi nhánh đang trên đà hoạt động tốt, thể hiện được sự nỗ lực chăm sóc và duy trì quan hệ với khách hàng cũ, đồng thời không ngừng tìm kiếm khách hàng mới. Mặt khác , nhờ uy tín
của ngân hàng và nhiều sản phẩm phong phú mà BIDV đã đưa ra thị trường như Tiền gửi tài lộc, Tiết kiệm dành cho trẻ em, Tiết kiệm động, Tiết kiệm Tích lũy Bảo An… cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hàng năm mà từ đó ngân hàng có thể thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến gửi tiền, đáp ứng được nhu cầu của họ.
- Vốn điều chuyển: Khi tình hình sử dụng vốn của ngân hàng vượt quá nguồn vốn hiện có thì ngân hàng cần xin điều chuyển vốn đến từ hội sở. Vốn điều chuyển thường có chi phí lãi cao hơn chi phí của vốn huy động. Tùy mục tiêu, kế hoạch, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn, dự báo xu hướng lãi suất... khác nhau mà các ngân hàng có chính sách lãi nội bộ khác nhau cũng như mức lãi suất nội bộ khác nhau. Ở BIDV Cần Thơ, lượng vốn này trong các năm qua chiếm tỷ lệ dao động từ 26% - 43%. Cụ thể, đến cuối năm 2010 vốn điều chuyển là 522.948 triệu đồng, chiếm 32% trong tổng nguồn vốn. Ở cuối năm 2011, lượng vốn này tăng lên 874.526 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43%, tăng 67,23% so với năm 2010. Đến cuối năm 2012 lại giảm xuống mức 711.291 triệu đồng, tức giảm 18,67% so với năm 2011. Vốn điều chuyển sau 6 tháng đầu 2013 là 541.276 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 285.344 triệu đồng.
- Vốn vay: Đây là khoản mục chi nhánh vay của công ty thuê mua tài chính trực thuộc ngân hàng để chi trả cho nhu cầu vốn về thiết bị và tài sản cố định. Khoản mục này chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn và giảm dần qua các năm, từ 4.588 triệu đồng (cuối năm 2010) xuống 3.082 triệu đồng (cuối năm 2011), tương ứng giảm 32,82%, sang năm 2012 tiếp tục giảm còn 1.687 triệu đồng, tức giảm 45,26% so với năm 2011. Về 6 tháng đầu 2013, vốn vay là 1.235 triệu đồng, thấp hơn 43,91% so với cùng kỳ năm trước.
- Vốn và các quỹ: Vốn ở đây là vốn tự có của chi nhánh và các quỹ bao gồm quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ… Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng thấp đứng thứ 2, sau vốn vay và giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng giảm dần, từ 21.873 triệu đồng (cuối năm 2010) xuống 11.960 triệu đồng (cuối năm 2011) và xuống 9.025 triệu đồng (cuối năm 2012) với tỷ lệ giảm tương ứng là 45,32% và 24,54%. Đối với 6 tháng đầu năm 2013, vốn và các quỹ chỉ có 369 triệu đồng, tăng nhẹ 6,65% so với cùng kỳ.
- Vốn khác: Vốn khác ở đây bao gồm các khoản phải trả, tạm thời chưa trả cho khách hàng. Lượng vốn này cũng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể, ở cuối năm 2011 con số này là 39.966 triệu đồng, thấp nhất trong 3 năm, giảm 49,92% so với cuối năm 2010 và sang cuối năm 2012 tăng lên
62% 0% 2% 32% 4% Năm 2010 54% 0% 1% 43% 2% Năm 2011 64% 0% 0% 31% 5% Năm 2012
Hình 4.3 Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
4.1.2.2 Phân tích chi tiết vốn huy động
Theo nguyên tắc hoạt động chủ yếu của một ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vốn huy động luôn là thành phần quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Do đó, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh làm phát sinh chi phí lớn nhất trong tổng số chi phí hoạt động của ngân hàng và vì vậy cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của các NHTM. Tại BIDV Cần Thơ, vốn huy động bao gồm các hình thức như tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi của cá nhân và các loại giấy tờ có giá với nhiều kỳ hạn đa dạng. Trong những năm qua, công tác huy động vốn của chi nhánh đã có thành tích tốt, bằng chứng là lượng vốn huy động ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Sau đây là tình hình cụ thể của vốn huy động được thể hiện qua bảng số liệu:
Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
2011/2010 2012/2011 (6T/2013)/(6T/2012) Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012 đầu 20126 tháng đầu 2013 Số tiền6 tháng % Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gửi của
TCTD 350 6.448 281 8.002 12.844 6.098 1742,29 (6.167) -95,64 4.842 60,51
2. Tiền gửi của
TCKT 416.088 325.008 496.252 318.707 450.314 (91.080) (21,89) 171.244 52,69 131.607 41,29 - Tiền gửi không kỳ hạn 292.860 226.840 254.915 175.838 199.899 (66.020) (22,54) 28.075 12,38 24.061 13,68 - Tiền gửi có kỳ hạn 123.228 98.168 241.337 142.869 250.415 (25.060) (20,34) 143.169 145,84 107.546 75,28 3. Tiền gửi cá nhân 588.220 743.585 793.745 836.555 967.376 155.365 26,41 50.160 6,75 130.821 15,64 - Tiền gửi không kỳ hạn 35.155 41.025 47.146 34.939 49.085 5.870 16,70 6.121 14,92 14.146 40,49 - Tiền gửi có kỳ hạn 553.065 702.560 746.599 801.616 918.291 149.495 27,03 44.039 6,27 116.675 14,55 4. Phát hành GTCG 212 2.906 188.565 0 80.517 2.694 1270,75 185.659 6388,82 80.517 - Tổng vốn huy động 1.004.870 1.077.947 1.478.843 1.163.264 1.511.051 73.077 7,27 400.896 37,19 347.787 29,90
Vốn huy động của BIDV Cần Thơ bao gồm 4 hình thức: tiền gửi của tổ chức tín dụng, tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi cá nhân và phát hành giấy tờ có giá. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất qua mỗi năm là tiền gửi cá nhân từ (50% - 70%), kế tiếp là tiền gửi của tổ chức kinh tế (30% - 40%), còn lại là tiền gửi của tổ chức tín dụng và phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động.
- Tiền gửi của TCTD: Để thuận tiện trong việc giao dịch với nhau thì giữa các ngân hàng thường mở tài khoản lẫn nhau. Tại BIDV Cần Thơ, khoản mục này là số tiền của một số TCTD trên địa bàn gửi tại ngân hàng, bình quân mỗi năm khoảng 10.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong vốn huy động. Trong giai đoạn qua, khoản mục này có sự dao động không nhất định tại từng thời điểm cụ thể. Thông thường, ở cuối mỗi năm, các TCTD sẽ tất toán và rút tiền gửi về nên số dư tại ngân hàng rất thấp, cụ thể như 350 triệu đồng (cuối năm 2010) và 281 triệu đồng (cuối năm 2012), riêng thời điểm cuối năm 2011 số dư của khoản mục này khá cao so với thường lệ là 6.448 triệu đồng. Tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi của TCTD cũng ở mức cao là 12.844 triệu đồng, tăng 60,51% so với cùng kỳ năm trước.
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Đây là loại tiền gửi chiếm vị trí quan trọng thứ 2 trong nguồn vốn huy động. Mục đích gửi tiền của các tổ chức kinh tế là để thanh toán, thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch của họ. Tuy nhiên, cũng có những lúc họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời dưới dạng tiền gửi có kỳ hạn. Trong giai đoạn 2010 – 2011, tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm từ 416.088 triệu đồng xuống 325.008 triệu đồng, tức giảm 21,89%, nguyên nhân là do cả tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn đều giảm với mức giảm tương ứng là 22,54% và 20,34%. Sỡ dĩ giảm là do trong năm 2011, tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất đầu vào cao mà đầu ra của các doanh nghiệp lại hạn chế nên số tiền duy trì trên tài khoản của họ cũng hạn chế hơn. Tuy nhiên, sang cuối năm 2012, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn đều tăng lên trở lại làm cho khoản mục tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng lên 496.252 triệu đồng, tức tăng 52,69% so với năm cuối 2011. Nguyên nhân là do trong năm này, để cải thiện tình hình khó khăn và đảm bảo nguồn vốn này được ổn định thì ngân hàng đã chú ý đẩy mạ nh công tác tiếp cận khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Cụ thể, ngân hàng đã mở rộng khách hàng sang lĩnh vực hành chính sự nghiệp có nguồn thu và các quỹ như Công ty Xổ số Kiến thiết Cần Thơ, Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Thành phố Cần Thơ, Trung tâm Kiểm định phương tiện thiết bị giao thông thủy bộ, Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Cần Thơ. Về 6 tháng đầu năm 2013, tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 450.314 triệu đồng, cao hơn cùng kỳ năm trước 41,29%.
- Tiền gửi cá nhân: Đây là hình thức huy động vốn theo kiểu truyền thống, thường tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn định. Mặc dù món tiền gửi từ cá nhân thường nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ số đông nên cũng đem lại cho ngân hàng ngân nguồn vốn lớn để kinh doanh. Tiền gửi của cá nhân cũng gồm có 2 loại là tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn. Vì mục đích của cá nhân và hộ gia đình là tiết kiệm để lấy lãi từ nguồn vốn nhàn rỗi của mình nên tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong loại tiền gửi này. Tại BIDV Cần Thơ, tình hình huy động vốn từ loại tiền gửi này đã đạt kết quả khả quan trong giai đoạn vừa qua, bằng chứng là có sự tăng trưởng liên tục của cả tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể, tiền gửi của cá nhân ở cuối năm 2010 đạt 588.220 triệu đồng, cuối năm 2011 đạt 743.585 triệu đồng (tăng 26,41%), cuối năm 2012 đạt 793.745 triệu đồng (tăng 6,75%), đồng thời 6 tháng đầu năm 2013 đạt 967.376 triệu đồng, cũng cao hơn 15,64% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự tăng trưởng liên tục này là do ngân hàng đã tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn từ cá nhân, tiếp cận khách hàng bằng nhiều hình thức như trực tiếp, gián tiếp, qua khách hàng cũ giới thiệu…Đồng thời, nhờ đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ tốt cùng với uy tín kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua đã tạo l òng tin cho khách hàng và làm họ cảm thấy an tâm khi giao dịch với ngân hàng. Mặt khác, trong thực tế những năm vừa qua, gửi tiết kiệm vẫn là một kênh đầu tư truyền thống quen thuộc và an toàn đối với những người có tiền nhàn rỗi, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm những người không biết đầu tư vào đâu và cả những nhà đầu tư tạm thời gửi tiền tiết kiệm và chờ cơ hội đầu tư vào các kênh khác mà họ lựa chọn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng đóng băng, thị trường vàng thì giá cả biến động thất thường, chứng khoán thì rất khó quyết định. Do đó, các kênh đầu tư này chưa chắc đảm bảo mức lãi như kỳ vọng. Vì vậy, gửi tiết kiệm vẫn là lựa chọn hợp lý hơn cả mặc dù từ năm 2011 đến nay lãi suất huy động liên tục giảm từ 14% đến khoảng 6% tùy các kỳ hạn khác nhau. Ngoài ra, một lý do quan trọng để những người có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng là vì các NHTM đều mua bảo hiểm tiền gửi và sự an toàn của một ngân hàng có liên quan đến cả hệ thống nên nếu có gì bất trắc sẽ có sự hỗ trợ của cả hệ thống.
- Phát hành giấy tờ có giá: Khi các NHTM cần huy động số vốn lớn và ổn định một cách nhanh chóng thì ngân hàng có thể phát hành các loại GTCG như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Đối với nguồn vốn huy động này thì ổn định nhưng ngân hàng phải trả một mức lãi suất lớn hơn
nguồn vốn cụ thể, đặc biệt là khi phát hành GTCG phải được NHNN chấp thuận. Tại BIDV Cần Thơ, khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động nhưng trong 3 năm qua lại có xu hướng tăng mạnh về số tuyệt đối. Cụ thể, lượng vốn từ phát hành GTCG tăng từ 212 triệu đồng (cuối năm 2010) lên 2.906 (cuối năm 2011) và lên đến 188.565 triệu đồng (cuối năm 2012). Ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 cũng đạt mức khá cao là 80.517 triệu đồng. Sở dĩ lượng vốn huy động từ GTCG liên tục tăng là do thời gian qua chi nhánh cần thu hút một lượng vốn trong thời gian ngắn để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, với chương trình “May mắn