Phân tích nhóm tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 70 - 75)

Bảng 4.7: Nhóm tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm2010 Năm2011 Năm2012 đầu 20126 tháng đầu 20136 tháng

1. Tổng thu nhập Triệu đồng 280.413 256.435 249.847 136.519 110.673 2. Tổng chi phí Triệu đồng 259.526 245.279 241.362 131.023 95.198 3. Lợi nhuận trước

thuế Triệu đồng 20.887 11.156 8.485 5.496 15.475 4. Lợi nhuận sau

thuế Triệu đồng 15.665 8.367 6.364 4.122 11.606 5. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 1.426.350 1.815.887 2.157.780 2.026.570 2.215.323 6. ROA % 1,10 0,46 0,29 0,20 0,52 7. ROS % 5,59 3,26 2,55 3,02 10,49 8. Tổng thu nhập / Tổng TS bình quân % 19,66 14,12 11,58 6,74 5,00 9. Tổng chi phí / Tổng TS bình quân % 18,20 13,51 11,19 6,47 4,30 10. Tổng chi phí / Tổng thu nhập % 92,55 95,65 96,60 95,97 86,02

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

4.3.1.1 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này phản á nh mức độ sinh lời của ngân hàng từ một đồng tài sản, có nghĩa là từ một đồng tài sản ngân hàng có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tại BIDV Cần Thơ, ta thấy ROA có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2010 có ROA là 1,1%, sang 2011 giảm còn 0,46%, sang năm 2012 tiếp tục xuống mức 0,29%. Sở dĩ ROA của ngân hàng liên tục giảm là do trong giai đoạn đang phân tích, tổng tài sản liên tục tăng trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại giảm qua mỗi năm. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của ngân hàng đang bị suy giảm dần, bởi vì tổng tài sản tăng là do tài sản sinh lời, cụ thể là khoản mục cho vay ngày càng tăng, tức hoạt động cho vay vẫn tiến triển tốt nhưng lợi nhuận thu về lại không cao và còn giảm dần. Về tình hình 6 tháng đầu năm 2013 thì khả quan hơn, do lợi nhuận tăng lên đáng kể nên ROA tăng trở lại lên 0,52%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,32%. Tuy nhiên, để đạt mức ROA ≥ 1% mỗi năm như kế hoạch Trung ương giao thì chi nhánh cần phải nỗ lực rất nhiều trong việc gia tăng lợi nhuận trong 6 tháng còn lại của năm 2013.

4.3.1.2 Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập (ROS)

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh càng tốt. Tại BIDV Cần Thơ, cũng như ROA, ROS có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng tăng mạnh trở lại trong 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân ROS giảm, cụ thể từ 5,59% (năm 2010) xuống 3,26% (năm 2011) và tiếp tục xuống 2,55% (năm 2012) là do doanh thu giảm, lợi nhuận sau thuế cũng giảm nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Điều này chứng tỏ ngân hàng chưa có biện pháp tốt trong việc kiểm soát chi phí khiến chi phí còn ở mức cao làm cho sự chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí thấp, dẫn đến dù doanh thu chỉ giảm nhẹ qua các năm nhưng lợi nhuận lại có tốc độ sụt giảm nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, sang năm 2013, do lợi nhuận tăng mạnh 181,57% so với cùng kỳ năm trước trong khi tổng thu nhập lại ở mức thấp hơn khoảng 18,93% nên dẫn đến tỷ số ROS tăng mạnh lên 10,49%. Đây là điều đáng mừng và ngân hàng nên tiếp tục phát huy cho đến cuối năm.

4.3.1.3 Tổng thu nhập trên tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn sẽ mang lại bao nhiêu đồng thu nhập cho ngân hàng. Đối với BIDV Cần Thơ, tỷ lệ tổng thu nhập trên tổng tài sản bình quân giảm dần, từ 19,66% (năm 2010) xuống 14,12% (năm 2011) và xuống 11,58% (năm 2012). Tỷ số này ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 là

tiêu này là do tổng tài sản bình quân mỗi năm tăng dần mà thu nhập được tạo ra từ tài sản lại giảm dần. Thực tế như đã phân tích ở những phần trước, do tình hình kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến dù cho vay tăng nhưng việc thu hồi nợ của ngân hàng không được thuận lợi, từ đó làm cho thu nhập từ lãi giảm. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh trên địa bàn giữa các ngân hàng với nhau cũng ngày càng diễn ra gay gắt, làm cho thu nhập ngoài lãi tăng dần nhưng cũng còn hạn chế. Chính vì thế, ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong việc sử dụng vốn để tạo ra thu nhập (cả từ lãi và ngoài lãi) hiệu quả hơn trong thời gian tới.

4.3.1.4 Tổng chi phí trên tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng vốn đem đi đầu tư thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí, chỉ số này càng thấp càng tốt. Tại BIDV Cần Thơ, ta thấy để có 1 đồng vốn thì ngày càng phải tốn ít chi phí hơn trong giai đoạn qua. Cụ thể, tỷ số chi phí trên tổng tài sản giảm dần, năm 2010 là 18,20%, năm 2011 là 13,51%, năm 2012 là 11,19% và 6 tháng đầu năm 2013 là 4,30% (thấp hơn 2,17% so với cùng kỳ). Sở dĩ tỷ số này có xu hướng giảm là do tổng tài sản tăng dần trong khi tổng chi phí ngày càng được hạ thấp. Đây là điều đáng mừng vì trong những năm qua ngân hàng liên tục hạ lãi suất huy động vốn nên đã làm giảm bớt chi phí mặc dù tình hình huy động vẫn đang phát triển tốt. Tuy nhiên, các loại chi phí ngoài lãi, chi phí khác của ngân hàng lại có xu hướng tăng. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp nào đó để quản lý các loại chi phí tốt hơn nữa, c ố gắng hạ thấp các chi phí bất hợp lý, từ đó mới có thể làm tăng lợi nhuận và nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng.

4.3.1.5 Tổng chi phí trên tổng thu nhập

Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng thu nhập thì ngân hàng phải tốn bao nhiêu đồng chi phí, hay nói cách khác nó cho biết khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập của BIDV Cần Thơ còn cao (trên 90%) và có xu hướng tăng dần, từ 92,55% (năm 2010) lên 95,65% (năm 2011) rồi lên 96,60% (năm 2012). Việc tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập ngày càng tăng là do cả tổng chi phí và tổng thu nhập đều giảm trong giai đoạn qua, tuy nhiên tổng chi phí giảm với tốc độ chậm hơn. Chính điều này đã làm cho khoảng cách giữa thu nhập và chi phí ngày càng bị thu hẹp, đồng nghĩa với việc lợi nhuận ngày càng giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2013, do tổng thu nhập chỉ giảm 18,93% còn tổng chi phí giảm nhiều hơn (giảm 27,34%) so với cùng kỳ nên chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 86,02% (thấp hơn 9,95% so với cùng k ỳ). Nhìn chung, BIDV Cần Thơ có chỉ tiêu này thấp hơn 100% đã được xem là đạt hiệu quả, tuy nhiên vẫn không

phải là thấp. Ngân hàng cần phải có những chiến lược kinh doanh tốt hơn để giảm chi phí và tăng thu nhập để làm tăng mức độ sinh lời trong thời gian tới.

4.3.1.6 Hệ số thu nhập lãi ròng (NIM)

Bảng 4.8: Hệ số thu nhập lãi ròng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm2010 Năm2011 Năm2012 đầu 20126 tháng đầu 20136 tháng

Thu nhập lãi

thuần Triệu đồng 40.913 45.217 52.615 21.585 23.128

Tài sản sinh

lời Triệu đồng 1.542.804 1.954.393 2.180.964 1.976.726 2.075.186

NIM % 2,65 2,31 2,41 1,09 1,11

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Hệ số thu nhập lãi ròng (NIM) là một trong những chỉ tiêu của các NHTM để nhận biết sự hiệu quả tạo ra thu nhập lãi thuần từ việc sử dụng tài sản sinh lời để kinh doanh, đầu tư. Hệ số NIM tăng nhanh thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển. Tại BIDV Cần Thơ, NIM giảm trong giai đoạn 2010 – 2011 (từ 2,65% xuống 2,31%) do thu nhập lãi thuần chỉ tăng 10,52% trong khi tài sản sinh lời tăng 26,68%. Tuy nhiên, sang năm 2012, tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần là 16,36%, nhanh hơn tố c độ tăng của tài sản sinh lời là 11,59%, do đó đã kéo NIM tăng lên 2,41%. Về 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012, thu nhập lãi thuần tăng 7,15%, còn tài sản sinh lời tăng nhẹ 4,98% làm cho chỉ tiêu NIM của ngân hàng tăng 0,02%.

4.3.1.7 Khoảng cách thu nhập

Bảng 4.9: Khoảng cách thu nhập của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm2010 Năm2011 Năm2012 đầu 20126 tháng đầu 20136 tháng

Tổng thu nhập lãi Triệu đồng 264.087 235.926 230.660 127.549 88.049 Tổng chi phí lãi Triệu đồng 223.174 190.709 178.045 105.964 64.921 Tổng tài sản sinh

lời Triệu đồng 1.542.804 1.954.393 2.180.964 1.976.726 2.075.186 Nguồn vốn chịu lãi Triệu đồng 1.527.818 1.952.473 2.190.134 1.989.884 2.052.327 Tổng thu nhập lãi /

Tổng TS sinh lời % 17,12 12,07 10,58 6,45 4,24 Tổng chi phí lãi /

Nguồn vốn chịu lãi % 14,61 9,77 8,13 5,33 3,16

Khoảng cách thu

nhập % 2,51 2,30 2,45 1,13 1,08

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Bản chất của chỉ tiêu khoảng cách thu nhập là sự chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào. Chỉ t iêu này càng lớn thể hiện thu nhập của ngân hàng từ hoạt động tín dụng càng cao. Tại BIDV Cần Thơ, hoạt động cho vay và huy động vốn vẫn phát triển tốt, do đó tổng tài sản sinh lời và nguồn vốn chịu lãi qua mỗi năm đều tăng trong giai đoạn 2010 - 2012, 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó như đã biết, từ năm 2011, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay của BIDV Cần Thơ đều giảm dần làm cho tổng thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi đều giảm. Điều này dẫn đến lãi suất bình quân đầu vào ( tỷ số tổng chi phí lãi trên nguồn vốn chịu lãi) và lãi suất bình quân đâu ra (tỷ số tổng thu nhập lãi trên tổng tài sản sinh lời) đều có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập của ngân hàng tăng hay giảm tùy thuộc vào tốc độ giảm nhanh hay chậm của lãi suất bình quân đầu ra và đầu vào. Tương tự như xu hướng biến động của chỉ tiêu NIM, khoảng cách thu nhập của BIDV Cần Thơ giảm trong giai đoạn 2010 – 2011 (từ 2,51% xuống 2,30%) rồi lại tăng lên 2,45% ở năm 2012, chỉ tiêu này ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng thấp hơn cùng kỳ năm trước 0,05%.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)