Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 79 - 80)

5.2.1.1 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhân tố này quyết định đến chất lượng tín dụng và hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng của CBTD để họ trở thành công cụ hỗ trợ thật tốt, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBTD: - Đảm bảo công tác tuyển dụng đúng quy trình, đúng yêu cầu công việc, đảm bảo tính công bằng. CBTD được tuyển phải thỏa các tiêu chuẩn về đạo đức và chuyên môn.

- Thường xuyên chuyên môn hóa trình độ đội ngũ tín dụng. Đào tạo đội ngũ tín dụng bằng cách trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thẩm định dự án cho vay, những hiểu biết về pháp luật. Theo đó, ngân hàng nên mở các lớp đào tạo trình độ chuyên môn, các buổi sinh hoạt nghiệp vụ hay các các buổi thảo luận về những khó khăn trong công tác tín dụng để giúp CBTD nắm bắt những tình huống nhất định trong ngân hàng. - Thực hiện các chính sách đãi ngộ ( lương, thưởng…) hợp lý, khuyến khích đội ngũ CBTD phát huy khả năng làm việc tốt, năng động.

- Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương cho đội ngũ CBTD. Luôn nghiêm khắc, quan tâm, giám sát tính kỷ luật, kỷ cương trong công tác tín dụng của CBTD. Thường xuyên nhắc nhở họ phải nghiêm túc chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ trong công tác thẩm định các phương án, dự án vay vốn và xem xét tài sản đảm bảo cho vay một cách thận trọng.

5.2.1.2 Nâng cao chất lượng công tác cho vay

nhân của người đi vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng cũng như sự nghiêm túc trong việc chấp hành pháp luật.

- Xem xét tính khoa học của các dự án đầu tư, năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng tiêu thụ hàng hóa, thời gian hoàn vốn và lợi nhuận của dự án.

- Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của người đi vay trong những năm qua để nắm bắt được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của họ.

- Đối với thành phần kinh tế là dân cư, các tổ chức kinh tế, việc cho vay đều thực hiện dựa trên tài sản thế chấp, tuy nhiên ngân hàng không nên chỉ xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho vay mà chủ yếu nên xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả thiết thực và có khả năng trả được nợ mới quyết định cho vay.

- Đối với khách hàng doanh nghiệp truyền thống, vay trả đúng kỳ hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả nên có chính sách ưu đãi giúp cho doanh nghiệp phấn đấu giảm chi phí, giá thành sản phẩm, đảm bảo sự cạnh tranh tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Cập nhật tình hình phát triển kinh tế của địa phương, chủ trương chính sách ở khu vực và Nhà nước để có định hướng cho vay phù hợp với từng ngành nghề, từng thành phần kinh tế khác nhau nhằm đạt hiệu quả tốt việc sử dụng nguồn vốn.

- Tăng cường thông tin giữa các ngân hàng về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn và những sai phạm của họ để có thể sàng lọc khách hàng nhằm phòng ngừa rủi ro.

- Do cơ cấu cho vay trong giai đoạn qua chưa cân đối nên ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro.

- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ vay. Thường xuyên quan tâm đến cách thức sử dụng vốn vay của khách hàng để từ đó có thể hỗ trợ khi khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 79 - 80)