giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Ngân hàng thương mại về bản chất cũng tương tự như một doanh nghiệp bình thường ở chỗ có mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Tuy nhiên, trong nền kinh tế khủng hoảng hiện nay, việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không được thuận lợi, sức mua trong dân giảm, hàng tồn kho ở mức cao, một số doanh nghiệp không trụ được nên thua lỗ, phá sản. Hệ quả là tỷ lệ nợ xấu đang ở mức đáng lo ngại. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã và đang gặp nhiều khó khăn. BIDV Cần Thơ trong 3 năm qua cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể là doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh liên tục giảm. Sau đây là khái quát kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013:
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh thu 280.413 256.435 249.847 (23.978) (8,55) (6.588) (2,57) Tổng chi phí 259.526 245.279 241.362 (14.247) (5,49) (3.917) (1,60) Lợi nhuận trước thuế 20.887 11.156 8.485 (9.731) (46,59) (2.671) (23,94)
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012, về số tương đối và tuyệt đối, cả doanh thu, chi phí và lợi nhuận của BIDV Cần Thơ đều giảm dần qua các năm. Trong đó, tổng doanh thu năm 2011 giảm từ 280.413 triệu đồng xuống 256.435 triệu đồng, tức giảm 8,55% so với năm 2010; năm 2012 tiếp tục giảm còn 249.847 triệu đồng, giảm nhẹ 2,57% so với 2011. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế chung đang suy thoái, giữa các ngân hàng trên địa bàn ngày càng cạnh tranh gay gắt với nhau. Đồng thời, theo sự chỉ đạo của NHNN, để giúp các doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn thì ngân hàng phải giảm mặt bằng lãi suất cho vay, từ đó làm cho thu nhập từ lãi giảm và tổng thu nhập của ngân hàng giảm theo. Về chi phí cũng có sự giảm nhẹ qua các năm mặc dù số tuyệt đối vẫn cao. Cụ thể là năm 2011 giảm 5,49% so với năm 2011, năm 2012 giảm 1,60% so với năm 2011. Sở dĩ chi phí giảm là do cùng với sự sụt giảm của lãi suất cho vay, lãi suất huy động liên tục giảm làm cho cho phí trả lãi giảm. Tuy nhiên, tổng chi phí vẫn còn cao do chi phí trích lập dự p hòng rủi ro cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm lợi nhuận của ngân hàng giảm. Cụ thể, lợi nhuận từ 20.887 triệu đồng (năm 2010) xuống 11.156 triệu đồng (năm 2011) và còn 8.485 triệu đồng (năm 2012).
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng đầu2012 6 tháng đầu2013
Số tiền % Tổng doanh thu 136.519 110.673 (25.846) (18,93) Tổng chi phí 131.023 95.198 (35.825) (27,34) Lợi nhuận trước thuế 5.496 15.475 9.979 181,57
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đối với kết quả kinh doanh của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013, nhìn chung tổng doanh thu và tổng chi phí đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng doanh thu chỉ đạt 110.673 triệu đồng, thấp hơn 25.846 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn đối với tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 cũng giảm 35.825 triệu đồng, tức giảm 27,34% so với 6 tháng đầu năm trước. Điều khả quan là chỉ có lợi nhuận trước thuế là cao hơn. Sau một năm, lợi nhuận trước thuế tăng từ 5.496 triệu đồng lên 15.475 triệu đồng, tốc độ tăng là 181.57%. Sở dĩ có sự tăng mạnh này là do tuy tổng thu nhập của ngân hàng giảm nhưng tốc độ giảm (18,93%) thấp hơn so với tốc độ giảm của chi phí (27,34%). Tuy nhiên đã đi được nửa chặng đường nhưng lợi nhuận trước thuế của chi nhánh chỉ đạt khoảng 16,12% so với kế hoạch cả năm 2013 là 96 tỷ đồng. Điều này cho thấy ngân hàng trong năm nay khó có thể hoàn thành kế hoạch đã đề ra cho chỉ tiêu này.
Tóm lại, sau khi phân tích khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ trong giai đoạn vừa qua, ta thấy kết quả này không được như mong muốn, các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận có xu hướng giảm qua các năm. Do đó, để có thể tồn tại ổn định, bền vững và phát triển hơn thì ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.