Phân tích khái quát về hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ giai đoạn

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 44)

CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

3.5.1 Phân tích khái quát về hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơgiai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các NHTM ở Việt Nam. Việc phân tích khái quát khoản đầu tư tín dụng cũng như rủi ro do nghiệp vụ này mang lại cho ngân hàng là nội dung cần thiết

một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Dưới đây là bảng số liệu tổng hợp về tình hình tín dụng của BIDV Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013:

Bảng 3.1: Tình hình tín dụng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 5.351.535 6.295.838 5.558.369 944.303 17,65 (737.469) (11,71) Doanh số thu nợ 5.025.311 5.884.174 5.331.797 858.863 17,09 (552.377) (9,39) Dư nợ 1.542.728 1.954.392 2.180.964 411.664 26,68 226.572 11,59 Nợ xấu 58.928 44.702 58.186 (14.226) (24,14) 13.484 30,16

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012

Bảng 3.2: Tình hình tín dụng của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu 2013 ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng đầu2012 6 tháng đầu2013

Số tiền % Doanh số cho vay 2.639.267 2.694.679 55.412 2,10 Doanh số thu nợ 2.616.412 2.805.455 189.043 7,23 Dư nợ 1.976.726 2.075.186 98.460 4,98 Nợ xấu 41.466 147.139 105.673 254,84

Nguồn: Phòng Kế hoạch t ổng hợp của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013

a. Doanh số cho vay

Trong giai đoạn phân tích, doanh số cho vay của BIDV Cần Thơ tăng ở giai đoạn 2010 – 2011 và giảm ở giai đoạn 2011 – 2012. Cụ thể, doanh số cho vay ở cuối năm 2011 là 6.295.838 triệu đồng, tăng 17,65% so với cuối năm 2010. Kết quả đạt được là do nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng mạnh nhờ

biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Theo đó, trong năm này để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua thử thách, ngân hàng đã thực hiện 5 đợt giảm lãi suất cho vay với mức lãi suất từ trên 20%/năm xuống thấp nhất còn 14,5%/năm. Ở cuối năm 2012, doanh số cho vay đạt 5.558.369 triệu đồng, giảm 737.469 triệu đồng so với cuối năm trước mặc dù ngân hàng đã chủ động tích cực triển khai Nghị quyết số 13 của Chính phủ bằng cách nhiều lần giảm lãi suất, đưa lãi suất cho vay từ trên 18%/năm về dưới 15%/năm, phổ biến ở mức 12-13%. Đối với tình hình 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng tiếp tục triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 02 ngày 7/01/2013 của Chính phủ . Theo đó, BIDV tiếp tục xem xét hạ mặt bằng lãi suất phù hợp với mức giảm của lạm phát để tiếp tục chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Kết quả là, doanh số cho vay 6 tháng đầu 2013 đạt 2.694.679 triệu đồng, có sự tăng nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu phân theo thời hạn của BIDV Cần Thơ, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn so với trung và dài hạn (thư ờng trên 95%) và con số này biến động không biến động nhiều qua các năm.

- 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 Năm

2010 2011Năm Năm2012 6 thángđầu 2013 Ngắn hạn 5,098,074 6,190,553 5,485,241 2,617,395 Trung và dài hạn 253,461 105,285 73,128 77,284 Tr iệ u đồn g

Hình 3.2 Doanh số cho vay của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

- Cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn biến động cùng chiề u với tổng doanh số cho vay. Ở cuối năm 2010 là 5.098.074 triệu đồng, chiếm 95,26% trên tổng doanh số cho vay. Đến cuối năm 2011, con số này tăng lên

trọng 98,33%. Đến cuối năm 2012 thì lại giảm xuống còn 5.485.241 triệu đồng, tương ứng giảm 11,39% so với cuối năm 2011 và chiếm tỷ trọng 98,68%. Sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn là 2.617.395 triệu đồng, tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Cho vay ngắn hạn của chi nhánh qua mỗi năm thường tập trung vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các ngành công nghiệp, xây dựng và thương nghiệp - dịch vụ.

- Cho vay trung và dài hạn: Doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Cụ thể, con số này ở cuối năm 2010 đạt 253.461 triệu đồng; ở cuối năm 2011 còn 105.285 triệu, giảm mạnh 58,46% và đến cuối năm 2012 tiếp tục giảm chỉ còn 73.128 triệu, tức giảm 30,54%. Sở dĩ tình hình cho vay trung và dài hạn chẳng những chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay mà còn liên tục giảm là vì lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, đồng thời có một số dự án chưa có tính khả thi nên chi nhánh không xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, sang năm 2013, dù mới có nửa năm nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn đã tăng lên 77.284 triệu đồng, tăng 49.146 triệu đồng, tương ứng tăng 174,66% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do vào ngày 14/12/2012 BIDV trung ương và Bộ xây dựng đã phối hợp ký kết “Thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2013 - 2015”. Theo thỏa thuận được ký kết, trong giai đoạn 2013 - 2015, BIDV cam kết dành gói tín dụng trung dài hạn quy mô 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội nhằm nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và tích cực hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp, trung bình. Chính điều này đã giúp cho doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh trong năm 2013 tăng lên đáng kể.

b. Doanh số thu nợ

Đối với nghiệp vụ cho vay, một ngân hàng muốn hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng công tác thu hồi nợ sao cho nhanh chóng, có hiệu quả, tránh bị thất thoát. Việc làm này tuy không phản ánh trực tiếp hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng nó nói lên được sự phân tích, đánh giá và kiểm tra khách hàng có tốt hay không. Việc trả nợ có ghi rõ trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng vay vốn sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả thì họ sẽ trả lãi và gốc đúng hạn. Việc phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng là rất cần thiết.

Qua bảng số liệu ta thấy tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng có sự tăng giảm không đều qua các năm. Con số này tăng từ 5.025.311 triệu (cuối năm 2010) lên 5.884.174 triệu (cuối năm 2011), tương ứng t ăng 17,09% và giảm xuống 5.331.797 triệu (cuối năm 2012), tức giảm 9,39%. Đến

6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ là 2.805.455, tăng 7,23% so với cùng kỳ năm trước. - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 Năm

2010 2011Năm Năm2012 6 thángđầu 2013 Ngắn hạn 4,822,490 5,758,465 5,256,679 2,738,227 Trung và dài hạn 202,821 125,709 75,118 67,228 T ri ệu đ ồn g

Hình 3.3 Doanh số thu nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Qua biểu đồ ta thấy luôn có sự chênh lệch lớn giữa doanh số thu nợ ngắn hạn với trung và dài hạn. Do cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần mỗi năm. Cụ thể, năm 2010 chiếm 95,96%, năm 2011 chiếm 97,86%, năm 2012 chiếm 98,59% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 97,60%. Việc doanh số thu nợ ngắn hạn biến động cùng chiều với doanh số cho vay ngắn hạn chứng tỏ công tác thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng trong những năm qua hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, do tình hình lãi suất cho vay có xu hướng ngày càng giảm nên một số khách hàng cố gắng trả nợ các khoản vay cũ rồi sau đó làm thủ tục vay vốn mới để hưởng lãi suất thấp hơn.

Đối với doanh số thu nợ trung và dài hạn thì chiếm tỷ trọng thấp và tỷ lệ này giảm dần qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ trung và dài hạn ở cuối năm 2010 đạt 202.821 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 4,04%), đến cuối năm 2011 giảm xuống 125.709 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 2,14%) và sang cuối năm 2012 tiếp tục giảm còn 75.118 triệu đồng (tỷ trọng cũng giảm còn 1,41%). Con số này ở 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng mạnh 68,67% so với cùng kỳ, cho thấy sang năm 2013 có sự tích cực trong việc quản lý những món nợ trung và dài hạn của ngân hàng hay nhờ việc thường xuyên theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc khách hàng trả nợ. Mặt khác, nhờ

được chi phí lãi vay và từ đ ó có cơ hội cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của mình được phần nào.

c. Dư nợ cho vay

Năm 2010 Năm2011 2012Năm 6 tháng đầu 2013 Ngắn hạn 1,296,644 1,728,732 1,957,294 1,841,460 Trung và dài hạn 246,084 225,660 223,670 233,726 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 T ri ệu đ ồn g

Hình 3.4 Dư nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Dư nợ là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phâ n tích tín dụng, phản ánh thực trạng và chính sách tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ thể hiện số vốn mà ngân hàng vẫn còn đang cho khách hàng vay tại thời điểm báo cáo.

Xét theo thời hạn, cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao và thực tế thì đang có xu hướng tăng dần. Dư nợ ngắn hạn tăng từ 1.296.644 triệu đồng (cuối năm 2010) lên 1.728.732 triệu đồng (cuối năm 2011), tương ứng tăng 33,32% và tiếp tục tăng lên 1.957.294 triệu đồng (cuối năm 2012), tức tăng 13,22%, 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 4,46% so với cùng kỳ. Nguyên nhân của sự tăng trưởng liên tục của dư nợ ngắn hạn là do BIDV có các sản phẩm tín dụng đa dạng có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu động hay bù đắp thiếu hụt tạm thời qua các sản phẩm tín dụng như cho vay bước nhảy doanh thu, cho vay ngắn hạn thông thường, thấu chi doanh nghiệp… Mỗi sản phẩm cho vay mà ngân hàng đưa ra đều có thể đáp ứng được yêu cầu của người đi vay, đồng thời thời điểm khách hàng sử dụng các sản phẩm này có thể phù hợp với diễn biến chung của thị trường.

Về phần dư nợ trung và dài hạn thì chiếm tỷ trọng thấp qua các năm và có diễn biến ngược chiều với dư nợ ngắn hạn. Cụ thể, dư nợ trung và dài hạn ở

cuối năm 2010 là 246.084 triệu đồng, ở cuối năm 2011 là 225.660 triệu đồng, giảm 8,3%, ở cuối năm 2012 là 223.670 triệu đồng, giảm 0,88%. Nguyên nhân là do trong tình hình kinh tế khó khăn, cho vay trung dài hạn có rủi ro nhiều hơn nên cán bộ tín dụng thường cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi cho vay, có một số khoản vay như của dự án nhà máy chế biến thủy sản Cổ Chiên và dự án Sửa chữa cải tạo nhà máy phân bón NPK của công ty Hóa chất được duyệt chậm làm giải ngân không đúng tiến độ. Còn đối với 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ trung và dài hạn là 233.726 triệu đồng, có phần tăng 9,25% so với cùng kỳ năm 2012. Sở dĩ tăng là do doanh số cho vay và thu nợ trung và dài hạn trong kỳ đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay nhanh hơn.

d. Nợ xấu

Nợ xấu là chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng luôn được các NHTM quan tâm theo dõi. Đây là các khoản nợ khách hàng vay của ngân hàng nhưng do nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó mà không thể hoàn trả được hay hoàn trả trễ hạn. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ xấu là vấn đề các ngân hàng không thể tránh khỏi, chỉ có mức độ nhiều hay ít tùy thuộc vào tình hình hoạt động và năng lực quản lý của mỗi ngân hàng ở từng thời kỳ nhất định. Nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng các kém hiệu quả và càng chứa đựng nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Vì thế, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra và đề ra những biện pháp thu nợ tốt nhất để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo chất lượng tín dụng.

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 Năm

2010 2011Năm 2012Năm 6 thángđầu 2013 Ngắn hạn 43,672 41,233 39,919 84,628 Trung và dài hạn 15,256 3,469 18,267 62,511 T ri ệu đ ồn g

Hình 3.5 Nợ xấu của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

58.298 triệu xuống 44.702 triệu, tương ứng giảm 24,14%. Điều này cho thấy trong năm 2011 chất lượng tín dụng phần nào được cải thiện do Nhà nước đã triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp; miễn, giãn hay giảm thuế, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ bổ sung vốn lưu động bằng số tiền nộp thuế được giữ lại. Số thuế được giảm, giãn hay miễn tuy không lớn nhưng lại rất có ý nghĩa bởi phần lớn những doanh nghiệp này có quy mô vốn nhỏ, vốn lưu động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. T rong bối cảnh việc tiếp cận vốn ngân hàng không hề dễ dàng thì số tiền thuế được giữ lại giúp doanh nghiệp hạn chế đi vay và trả lãi ngân hàng. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2012, nợ xấu tăng trở lại lên 58.186 triệu đồng, tức tăng 30,16% so với cuối năm 2011. Trong năm này, dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ nhưng do kinh tế khủng hoảng đã tác động xấu đến tình hình kinh doanh chung của các doanh nghiệp trên thị trường. Chi phí đầu vào thì cao do mặt bằng lãi suất cho vay dù có giảm nhưng nhìn c hung vẫn còn cao so với khả năng chi trả của các doanh nghiệp, đồng thời sức mua trong dân giảm khiến đầu ra của các doanh nghiệp hạn bị chế, hàng tồn kho nhiều. Chính vì vậy, khả năng trả nợ ngân hàng khó được đảm bảo đúng hạn như trong hợp đồng tín dụng.

Điểm đáng chú ý là tình hình nợ xấu ở cuối tháng 6 năm 2013 tăng đột biến, con số cụ thể là 147.139 triệu đồng, tăng mạnh 254,84% so với cùng kỳ và con số này còn cao hơn cả thời điểm cuối các năm trước. Qua biểu đồ 4.6 ta thấy nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao do nợ xấu ngắn hạn với trung và dài hạn đều tăng bất thường. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu sự ảnh hưởng từ tình trạng bất động sản đóng băng. Một số khách hàng (cụ thể là công ty Thiên Lộc) lấy vốn vay từ ngân hàng đem đầu tư mua bất động sản, tuy nhiên do thị trường ế ẩm dẫn đến không bán được nhà nên không có tiền để trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng như lý do của tình hình nợ xấu năm 2012 nên nợ xấu 2013 tăng vọt.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 37 - 44)