4.1.1 Phân tích phần tài sản
4.1.1.1 Quy mô tổng tài sản
Hình 4.1 Tổng tài sản của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nhìn chung, về số tuyệt đối thì quy mô tổng tài sản của BIDV Cần Thơ tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2012, từ 1.624.293 triệu đồng (cuối năm 2010) lên 2.308.078 triệu đồng (cuối năm 2012). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 19,20%. Tổng tài sản của ngân hàng tăng chủ yếu là do tài sản sinh lời qua các năm đều tăng, mà đây lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với phần tài sản không sinh lời. Cụ thể, tài sản sinh lời ở thời điểm cuối năm 2010 là 1.542.804 triệu đồng, đến cuối năm 2012 tăng lên 2.180.964 triệu đồng (tăng gấp 1,4 lần sau 2 năm). Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh, đầu tư của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Về 6 tháng đầu năm
thời điểm cuối năm 2012 nhưng cao hơn so với tại thời điểm cuối tháng 6 2012 (2.045.658 triệu đồng). Từ đó cho thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng trong nửa đầu năm nay tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Hình 4.2 Tình hình tài sản của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
4.1.1.2 Cơ cấu tài sản
Tài sản là kết quả của việc sử dụng vốn tại ngân hàng, trong đó các tài sản sinh lời là phần tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Một trong những nguyên tắc cơ bản để tiến hành hoạt động phân tích tình hình tài sản là phải sắp xếp lại đối tượng phân tích theo một trật tự nhất định phù hợp với mục tiêu phân tích, từ đó có thể đưa ra những nhận định khái quát về cách phân bổ nguồn vốn của ngân hàng. Dưới đây l à bảng số liệu chi tiết về tình hình tài sản của BIDV Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013:
Bảng 4.1: Tình hình tài sản của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu 2012 6 tháng đầu 2013
Khoản mục
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Tiền mặt 28.254 1,74 27.420 1,37 34.510 1,50 37.805 1,85 31.309 1,48
2. Tiền gửi tại các TCTD
khác (trong và ngoài nước) 76 0,005 0 0 0 0 0 0 0 0
3. Cho vay các tổ chức kinh
tế và cá nhân 1.542.728 94,98 1.954.393 97,36 2.180.964 94,49 1.976.726 96,63 2.075.186 97,77 4. Dự phòng phải thu khó đòi (10.747) (0,66) (13.644) (0,68) (5.000) (0,22) (9.072) (0,44) (19.138) (0,90) 5. Đầu tư khác - - - - 6. Tài sản cố định - - - - 7. Tài sản khác 63.982 3,94 39.312 1,96 97.604 4,23 40.199 1,97 35.211 1,66 Tổng tài sản 1.624.293 100,00 2.007.481 100,00 2.308.078 100,00 2.045.658 100,00 2.122.568 100,00 Trong đó:
Tài sản sinh lời (2+3+5) 1.542.804 94,98 1.954.393 97,36 2.180.964 94,49 1.976.726 96,63 2.075.186 97,77 Tài sản không sinh lời
(1+4+6+7) 81.489 5,02 53.088 2,64 127.114 5,51 68.932 3,37 47.382 2,23
Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong cơ cấu tài sản của BIDV Cần Thơ, tài sản sinh lời mà chủ yếu là cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm tỷ trọng rất lớn qua các năm và 6 tháng đầu năm 2012 , 2013 (luôn trên 90%). Tuy nhiên, cơ cấu khoản mục này tăng giảm không đều trong giai đoạn đang phân tích, cụ thể, ở cuối năm 2011 là 97,36%, tăng 2,37% so với cuối năm 2010 nhưng đến cuối năm 2012 lại giảm xuống còn 94,49% và đến giữa năm 2013 thì tăng lên 97,77%. Về phần tài sản không sinh lời (bao gồm các khoản mục tiền mặt, dự phòng phải thu khó đòi và tài sản khác) chỉ chiếm tỷ trọng thấp, mỗi năm dao động từ 2,65% đến 5,51% và 6 tháng đầu 2013 là 2,23%.
Việc khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản (dù có sự dao động nhẹ qua các năm nhưng con số này luôn trên 90%) chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn đang phát triển tốt. Ta có thể khẳng định được điều này bởi vì tài sản sinh lời là nguồn đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Bên cạnh đó, trong thời buổi kinh tế khó khăn mà tình hình cho vay của ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt cho thấy ngân hàng có đủ khả năng tìm kiếm những khách hàng có uy tín để cho vay và có những cơ hội đầu tư tốt... Tuy nhiên, điều này cũng là một khuyết điểm, đó là khi tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản khá lớn thì việc kinh doanh của BIDV Cần Thơ còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Đây là một điểm yếu của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung vì nếu tăng trưởng tín dụng bị hạn chế thì thu nhập của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều . Thêm vào đó, nghiệp vụ tín dụng vốn tiềm ẩn rủi ro và dễ bị cạnh tranh.
Trên đây chỉ là những nhận xét tổng quát về tình hình đầu tư tài sản của BIDV Cần Thơ. Để có thể hiểu được chi tiết hơn ta phải đi vào phân tích từng nghiệp vụ sử dụng vốn của chi nhánh ở phần tiếp theo.
4.1.1.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng thông qua các khoản mục tài sản
Thông thường, ở các ngân hàng, nghiệp vụ sử dụng vốn thường bao gồm 4 nghiệp vụ chính: thiết lập dự trữ, cấp tín dụng, đầu tư tài chính và sử dụng vốn cho các mục đích khác. Tuy nhiên, tại BIDV Cần Thơ không có nghiệp vụ đầu tư tài chính nên ta sẽ lần lượt phân tích tình hình thiết lập dự trữ, cấp tín dụng và sử dụng vốn cho mục đích khác.
a. Thiết lập dự trữ
Thiết lập dự trữ là nghiệp vụ hình thành các khoản dự trữ của ngân hàng nhằm duy trì khả năng thanh toán thường xuyên của khách hàng và bản thân
ngân hàng. Tại BIDV Cần Thơ, dự trữ của ngân hàng tồn tại dưới hình thức tiền mặt và tiền gửi tại các TCTD khác.
- Tiền mặt: Đây là số tiền ngân hàng để tại quỹ của mình theo một tỷ lệ nhất định trên số tiền gửi của khách hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút tiền mặt. Tại BIDV Cần Thơ, khoản mục này chỉ chiế m tỷ trọng thấp trong cơ cấu tài sản (dưới 2%) và biến động không nhiều ở thời điểm cuối mỗi năm. Cụ thể, lượng tiền mặt đạt 28.254 triệu đồng (cuối năm 2010), đạt 27.420 triệu đồng (cuối năm 2011), tức giảm nhẹ 2,95% và đến cuối năm 2012 tăng lên 34.510 triệu đồng, tương ứng tăng 25,86%. Ở thời điểm cuối tháng 6 năm 2013, tiền mặt đạt 31.309 triệu đồng, thấp hơn 17,18% so với cùng kỳ năm trước.
- Tiền gửi tại các TCTD khác: Đây là khoản tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán và giao dịch giữa các TCTD với nhau. Số tiền gửi tại các TCTD khác của BIDV Cần Thơ ở cuối năm 2010 là 76 triệu đồng (chiếm tỷ trọng không đáng kể là 0,005% trong tổng tài sản). Đối với thời điểm cuối năm 2011, 2012 và cuối tháng 6 năm 2013 khoản mục này không có số dư.
b. Cấp tín dụng
Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất và tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Cấp tín dụng bao gồm nhiều nghiệp vụ như: cho vay; chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá; bảo lãnh, bao thanh toán, tuy nhiên tại BIDV Cần Thơ chỉ có nghiệp vụ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân và dự phòng phải thu khó đòi từ các khoản cho vay này.
- Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân: Qua bảng 4.1, ta thấy khoản mục cho vay các TCKT và cá nhân tăng dần về số tuyệt đối từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể, cuối năm 2011, dư nợ cho vay đạt 1.954.393 triệu đồng, tăng 26,68% so với cuối năm 2010 và đến cuối năm 2012 tiếp tục tăng lên 2.180.964 triệu đồng, tương ứng tăng 11,59% so với năm 2011. Ở thời điểm cuối tháng 6 năm 2013, dư nợ cho vay đạt 2.075.186 triệu đồng, tăng nhẹ 4,98% so với cùng kỳ nhưng giảm so với thời điểm cuối năm 2012. Nguyên nhân là do công tác thu nợ trong kỳ tốt hơn nên doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay, dẫn đến dư nợ cho vay trong kỳ giảm. Để đạt được kế hoạch Trung ương giao cho chỉ tiêu dư nợ cho v ay đến cuối năm 2013 là 2.236 tỷ đồng, chi nhánh cần phải cố gắng tăng doanh số cho vay trong 6 tháng còn lại.
- Dự phòng phải thu khó đòi: Đây là khoản dự phòng giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán hoặc nợ phải thu chưa quá hạn
Tại BIDV Cần Thơ, tùy theo tình hình tài chính mỗi năm mà ngân hàng có mức trích lập dự phòng khác nhau. Cụ thể, đến cuối năm 2010, số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi là 10.747 triệu đồng, cuối năm 2011 là 13.644 triệu đồng (tăng 26,96%), cuối năm 2012 là 5.000 triệu đồng (giảm 63,35%) và thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 là 19.138 triệu đồng (tăng mạnh 110,96% so với cùng kỳ).
c. Sử dụng vốn cho các mục đích khác
Ngoài việc sử dụng vốn để thiết lập dự trữ và cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn vào một số mục đích khác như mua sắm một số thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc kinh doanh, thường thể hiện ở khoản mục tài sản cố định và tài sản có khác.
- Tài sản cố định: Tại BIDV Cần Thơ, tài sản cố định được thuê từ công ty thuê mua tài chính trực thuộc ngân hàng chứ không phải do ngân hàng bỏ vốn ra mua nên khoản mục này không thể hiện số dư trên bảng cân đối kế toán. - Tài sản có khác: Đây là các khoản phải thu, các khoản tạm ứng hay một số vật liệu và công cụ của ngân hàng… Khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản (dưới 5%) và biến động không đều qua các năm. Cụ thể, ở cuối năm 2010, tài sản có khác đạt 63.982 triệu đồng. Sang cuối năm 2011 giảm xuống còn 39.312 triệu đồng, tương ứng giảm 38,56%. Tuy nhiên đến cuối năm 2012 thì tăng lên 97.604 triệu đồng, tức tăng mạnh 148,28%. Tại thời điểm cuối tháng 6 năm 2013, tài sản có khác đạt 35.211 triệu đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước 12,41%.
4.1.2 Phân tích phần nguồn vốn
Trong nền kinh tế, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh được cũng cần có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn này được hình thành từ nhiều nguồn, có thể là vốn tự có do chủ sở hữu đóng góp, có thể là vốn vay. Đối với NHTM, một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, do đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ nên vốn lại là một yếu tố quan trọng càng cần phải lưu ý. Khi nguồn vốn càng dồi dào thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và cung cấp đầy đ ủ vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội. Để tìm hiểu về nguồn vốn của một chi nhánh ngân hàng, chúng ta xem bảng số liệu dưới đây về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng BIDV Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013:
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 1.004.870 1.077.947 1.478.843 73.077 7,27 400.896 37,19 Vốn vay 4.588 3.082 1.687 (1.506) (32,82) (1.395) (45,26) Vốn và các quỹ 21.873 11.960 9.025 (9.913) (45,32) (2.935) (24,54) Vốn điều chuyển 522.948 874.526 711.291 351.578 67,23 (163.235) (18,67) Vốn khác 70.014 39.966 107.232 (30.048) (42,92) 67.266 168,31 Tổng nguồn vốn 1.624.293 2.007.481 2.308.078 383.188 23,59 300.597 14,97
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
Qua bảng số liệu, ta thấy các khoản mục khác nhau của nguồn vốn có sự tăng giảm khác nhau trong giai đoạn 2010 – 2012 tuy nhiên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, ở cuối năm 2010, tổng nguồn vốn đạt 1.624.293 triệu đồng, sang cuối năm 2011 đạt 2.007.481 triệu đồng, tăng 23,59% và tiếp tục tăng lên 2.308.078 triệu đồng ở cuối năm 2012, tức tăng
14,97%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn là 2.122.568 triệu đồng, tăng nhẹ 3,76% so với cùng kỳ năm 2012.
Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu 2013 ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng đầu2012 6 tháng đầu2013
Số tiền % Vốn huy động 1.163.264 1.511.051 347.787 29,90 Vốn vay 2.202 1.235 (967) (43,91) Vốn và các quỹ 346 369 23 6,65 Vốn điều chuyển 826.620 541.276 (285.344) (34,52) Vốn khác 53.226 68.637 15.411 28,95 Tổng nguồn vốn 2.045.658 2.122.568 76.910 3,76
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013
4.1.2.1 Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ được cấu thành từ 5 bộ phận: vốn huy động, vốn vay, vốn và các quỹ, vốn điều chuyển và vốn khác. Trong đó, qua các năm, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 50%), kế tiếp là vốn điều chuyển (dao động từ 26% - 43%), còn 3 loại vốn còn lại thì chỉ chiếm tỷ trọng thấp (mỗi loại dưới 5%).
- Vốn huy động: Cũng như hoạt động cho vay, huy động vốn là nghiệp vụ chủ yếu của chi nhánh nên vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn là điều tất nhiên. Tỷ lệ này trong giai đoạn vừa qua dao động trong khoảng 54% - 71%. Về số tuyệt đối, vốn huy động có xu hướng tăng, từ 1.004.870 triệu đồng (cuối năm 2010) lên 1.077.947 triệu đồng (cuối năm 2011) và lên 1.478.843 triệu đồng (cuối năm 2012) với tốc độ tăng tương ứng là 7,27% và 37,19%. Ngoài ra, ở cuối tháng 6 năm 2013, vốn huy động đạt 1.511.051 triệu đồng, cao hơn cả thời điểm cuối năm 2012 và cao hơn cùng kỳ là 29,9%. Sự tăng trưởng liên tục này chứng tỏ công tác huy động vốn của chi nhánh đang trên đà hoạt động tốt, thể hiện được sự nỗ lực chăm sóc và duy trì quan hệ với khách hàng cũ, đồng thời không ngừng tìm kiếm khách hàng mới. Mặt khác , nhờ uy tín
của ngân hàng và nhiều sản phẩm phong phú mà BIDV đã đưa ra thị trường như Tiền gửi tài lộc, Tiết kiệm dành cho trẻ em, Tiết kiệm động, Tiết kiệm Tích lũy Bảo An… cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hàng năm mà từ đó ngân hàng có thể thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến gửi tiền, đáp ứng được nhu cầu của họ.
- Vốn điều chuyển: Khi tình hình sử dụng vốn của ngân hàng vượt quá nguồn vốn hiện có thì ngân hàng cần xin điều chuyển vốn đến từ hội sở. Vốn điều chuyển thường có chi phí lãi cao hơn chi phí của vốn huy động. Tùy mục tiêu, kế hoạch, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu sử dụng vốn, dự báo xu hướng lãi suất... khác nhau mà các ngân hàng có chính sách lãi nội bộ khác nhau cũng như mức lãi suất nội bộ khác nhau. Ở BIDV Cần Thơ, lượng vốn này trong các năm qua chiếm tỷ lệ dao động từ 26% - 43%. Cụ thể, đến cuối năm 2010 vốn điều chuyển là 522.948 triệu đồng, chiếm 32% trong tổng nguồn vốn. Ở cuối năm 2011, lượng vốn này tăng lên 874.526 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43%, tăng 67,23% so với năm 2010. Đến cuối năm 2012 lại giảm xuống mức 711.291 triệu đồng, tức giảm 18,67% so với năm 2011. Vốn điều chuyển sau 6 tháng đầu 2013 là 541.276 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 285.344 triệu đồng.
- Vốn vay: Đây là khoản mục chi nhánh vay của công ty thuê mua tài chính trực thuộc ngân hàng để chi trả cho nhu cầu vốn về thiết bị và tài sản cố định. Khoản mục này chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn và giảm dần qua các năm, từ 4.588 triệu đồng (cuối năm 2010) xuống 3.082 triệu đồng (cuối năm 2011), tương ứng giảm 32,82%, sang năm 2012 tiếp tục giảm còn 1.687 triệu đồng, tức giảm 45,26% so với năm 2011. Về 6 tháng đầu 2013, vốn vay là 1.235 triệu đồng, thấp hơn 43,91% so với cùng kỳ năm trước.
- Vốn và các quỹ: Vốn ở đây là vốn tự có của chi nhánh và các quỹ bao gồm