dụng
Bảng 4.10: Nhóm tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm2010 Năm2011 Năm2012 đầu 20126 tháng đầu 20136 tháng
1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.624.293 2.007.481 2.308.078 2.045.658 2.122.568 2. Vốn huy động Triệu đồng 1.004.870 1.077.947 1.478.843 1.163.264 1.511.051 3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 5.025.311 5.884.174 5.331.797 2.616.412 2.805.455 4. Tổng dư nợ Triệu đồng 1.542.728 1.954.392 2.180.964 1.976.726 2.075.186 5. Nợ xấu Triệu đồng 58.928 44.702 58.186 41.466 147.139 6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 1.369.970 1.692.065 2.006.693 1.871.262 2.162.325 7. Dư nợ / Vốn huy động Lần 1,54 1,81 1,47 1,70 1,37 8. Dư nợ / Tổng nguồn vốn % 94,98 97,36 94,49 96,63 97,77 9. Nợ xấu / Tổng dư nợ % 3,82 2,29 2,67 2,10 7,09 10. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 3,67 3,48 2,66 1,40 1,30
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
4.3.2.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay, giú p ngân hàng so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn. Nhìn chung, tỷ số tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động của BIDV Cần Thơ trong giai đoạn qua đều lớn hơn 1 ở mỗi năm chứng tỏ nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để vào cho vay và còn phải cần thêm vốn điều chuyển của hội sở mới đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng. Cụ thể, năm 2010, bình quân 1,54 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2011, công tác cho vay của ngân hàng được cải thiện, bằng chứng là dư nợ tăng với tốc độ là 2 6,68%, nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động là 7,27% nên kéo tỷ số này tăng lên
1,81 đồng. Tuy nhiên, sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tình hình huy động vốn lại tốt hơn tìn h hình cho vay nên tỷ số này giảm xuống còn lần lượt là 1,47 lần và 1,37 lần (thấp hơn con số 1,70 lần ở 6 tháng đầu năm 2012).
4.3.2.2 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn
Chỉ số này cho thấy mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, hay nói cách khác nó có thể giúp các nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn của BIDV Cần Thơ tương đối cao trong giai đoạn phân tích (trên 90% mỗi năm). Điều này cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng lớn. Cụ thể, năm 2010, bình quân cứ 100 đồng vốn ngân hàng có thể đem cho vay 94,98 đồng. Năm 2011, cả dư nợ và tổng nguồn vốn đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của dư nợ cao hơn nên kéo tỷ số này lên 97,36%. Ngược lại với năm 2011, tốc độ tăng của dư nợ chậm hơn của tổng nguồn vốn làm cho tỷ lệ này lại giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao là 94,49%. Còn về 6 tháng đầu năm 2013, tỷ số này đạt 97,77%, cao hơn cùng kỳ 1,14%. Như vậy, nguồn vốn của BIDV Cần Thơ phần lớn được tận dụng vào công tác cho vay. Đây là s ự nỗ lực lớn của ngân hàng trong việc cân đối vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, cũng chính quy mô tín dụng lớn sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng và có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, ta sẽ phân tích thêm chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ ở phần tiếp theo.
4.3.2.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ số này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ số này càng thấp thì rủi ro tín dụng càng thấp và chất lượng tín dù ng càng cao. Tại BIDV Cần Thơ, trong giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng giảm không đều (biến động tương tự như xu hướng của chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn) nhưng nhìn chung vẫn ở mức không cao. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ này là 3,82%, năm 2011 giảm xuống 2,29% và năm 2012 tăng lên 2,67%. Sở dĩ năm 2011 và năm 2012 có tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn (dưới 3%) là do ngân hàng đã xử lý nợ xấu bằng cách chuyển sang theo dõi ngoại bảng. Tuy nhiên, sang 6 tháng đầu năm 2013, do nợ xấu tăng đáng kể nên kéo tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 7,09% (cao hơn cùng kỳ năm trước đến 4,99%). Nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh tuy là do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng nhưng ngân hàng cần phải có những biện pháp cụ thể để xử lý, đồng thời đòi hỏi ng ân hàng phải luôn chú ý đến chất lượng của những khoản cho vay trong thời gian tới.
4.3.2.4 Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Tại BIDV Cần Thơ, tỷ số này có xu hướng giảm dầ n trong những năm qua. Năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 3,67, sang năm 2011 giảm xuống còn 3,48 vòng và đến năm 2012 tiếp tục giảm chỉ còn 2,66 vòng. Chỉ tiêu này ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 là 1,3 vòng, thấp hơn 0,1 vòng so với cùng kỳ. Sự sụt giảm của chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cho thấy nguồn vốn vay của ngân hàng luân chuyển ngày càng chậm hơn, hay nói cách khác tình hình quản lý vốn tín dụng của ngân hàng đang có xu hướng không tốt. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp làm ăn khó khăn, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được nên không có khả năng trả nợ cho ngân hàng hoặc trả chậm. Chính vì thế công tác thu hồi nợ của ngân hàng không được thuận lợi ở những năm 2011, 2012. Ngoài ra, do ngân hàng mở rộng cho vay trung dài hạn ở 6 tháng đầu năm 2013 cũng đã làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn tín dụng trong khoảng thời gian này.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV CẦN THƠ