Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
1,42 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐƢỜNG KHẢ NHI
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Cần Thơ - 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐƢỜNG KHẢ NHI
MSSV: LT11060
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ths. KHƢU THỊ PHƢƠNG ĐÔNG
Cần Thơ - 2013
LỜI CẢM TẠ
***
Xin chân thành c ảm ơn quý Thầy Cô của Trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình
hƣớng dẫn, dìu dắt, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu làm hành
trang để em bƣớc vào đời. Em xin chân thành cảm ơn cô Khƣu Thị Phƣơng
Đông, Cô đã tận tình hƣớng dẫn để em có thể hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị của Ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ; đặc biệt là các anh chị trong Phòng
Quản lý rủi ro đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với thực tế, giúp em tìm hiểu
nhiều kiến thức thực tiễn bổ ích. Bên cạnh đó, em cũng cảm ơn Phòng Kế
hoạch tổng hợp đã nhiệt tình giúp em trong việc thu thập số liệu để hoàn thành
đề tài này.
Do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế và thời gian có hạn nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành c ủa quý Thầy Cô
và các anh chị trong Ngân hàng để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, xin chúc quý Thầy Cô và các cô chú, anh chị trong Ngân
hàng thật nhiều sức khỏe, thật nhiều niềm vui và thành công trong công việc
cũng nhƣ trong cuộc sống.
Xin chân thành cám ơn.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Ngƣời thực hiện
Đƣờng Khả Nhi
i
LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Ngƣời thực hiện
Đƣờng Khả Nhi
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
***
.
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ...... tháng ...... năm 2013
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ
(ký và ghi họ tên)
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU........................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng......................................................................... 3
2.1.2 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra .............................................. 3
2.1.3 Phân loại nợ ............................................................................................... 4
2.1.4 Các khái niệm, chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng và đánh giá
rủi ro tín dụng...................................................................................................... 7
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 9
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................. 9
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 9
CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN
THƠ ........................................................................................................................... 11
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CẦN THƠ. 11
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BIDV CẦN THƠ ..................................................... 12
3.3 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................ 13
3.4 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA BIDV, CHI
NHÁNH CẦN THƠ ............................................................................................ 14
3.5 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI BIDV, CHI
NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013............. 15
3.6 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV CẦN THƠ TỪ NĂM 2010
ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 ............................................................................... 20
3.6.1 Vốn huy động .......................................................................................... 21
3.6.2 Vay của tổ chức tín dụng ....................................................................... 23
3.6.3 Vốn và các quỹ ........................................................................................ 23
3.6.4 Vốn điều chuyển ..................................................................................... 23
3.6.5 Vốn khác .................................................................................................. 24
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN
THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 ............................................ 26
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV
CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013 .............................. 26
4.1.1 Hoạt động tín dụng theo thời hạn ......................................................... 26
4.1.2 Hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế ................................................ 30
iv
4.1.3 Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ từ năm
2010 đến tháng 6 năm 2013 ............................................................................ 36
4.2.1 Phân tích nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) .................................................... 40
4.2.2 Phân tích nợ xấu của Ngân hàng........................................................... 41
4.2.3 Phân tích hệ số khả năng mất vốn ........................................................ 48
4.2.4 Phân tích hệ số dự phòng rủi ro tín dụng ............................................. 49
CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM, CHI
NHÁNH CẦN THƠ ................................................................................................ 52
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA BIDV
CẦN THƠ ............................................................................................................. 52
5.2 GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG..................... 53
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 56
6.1KẾT LUẬN..................................................................................................... 56
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 58
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 59
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 60
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ qua ba năm 20102012 ........................................................................................................................... 16
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu
năm 2012 - 2013 ...................................................................................................... 19
Bảng 3.3 Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ qua ba năm 2010-2012 .................... 20
Bảng 3.4 Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012-2013 ........... 24
Bảng 4.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ theo thời hạn của BIDV
Cần Thơ qua ba năm 2010-2012 ............................................................................ 26
Bảng 4.2 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ theo thời hạn của BIDV
Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................................................................... 29
Bảng 4.3 Hệ số thu nợ của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
.................................................................................................................................... 36
Bảng 4.4 Vòng quay vốn tín dụng của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng
6 năm 2013 ............................................................................................................... 38
Bảng 4.5 Dƣ nợ/Nguồn vốn huy động của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013..................................................................................................... 38
Bảng 4.6 Dƣ nợ/Tổng tài sản của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6
năm 2013................................................................................................................... 39
Bảng 4.7 Tình hình nhóm nợ cần chú ý của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013..................................................................................................... 40
Bảng 4.8 Nợ xấu theo thời hạn của BIDV Cần Thơ qua ba năm 2010-2012... 41
Bảng 4.9 Nợ xấu theo thời hạn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013... 42
Bảng 4.10 Nợ xấu theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ qua ba năm 2010
đến năm 2012 ........................................................................................................... 43
Bảng 4.11Nợ xấu theo nhóm nợ của BIDV Cần Thơ qua ba năm 2010-2012 45
Bảng 4.12 Nợ xấu theo nhóm nợ của BIDV Cần Thơ 6 tháng đ ầu năm 2013 47
Bảng 4.13 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng
6 năm 2013 ............................................................................................................... 47
Bảng 4.14 Hệ số khả năng mất vốn của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng
6 năm 2013 ............................................................................................................... 48
Bảng 4.15 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV Cần Thơ từ năm 2012
đến tháng 6 năm 2013 ............................................................................................. 49
vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BIDV Cần Thơ……...12
Hình 3.2 Thu nhập của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 ......................... 17
Hình 3.3 Chi phí của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012............................. 18
Hình 3.4 Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.......... 21
Hình 4.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn
2010 - 2012 ............................................................................................................... 31
Hình 4.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn
2010 – 2012 .............................................................................................................. 33
Hình 4.3 Dƣ nợ theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
.................................................................................................................................... 35
Hình 4.4 Nợ xấu theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
.................................................................................................................................... 44
Hình 4.5 Nợ xấu theo nhóm nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012.... 46
Hình 4.6 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai
đoạn 2010 - tháng 6 năm 2013 ............................................................................... 50
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTW: Ngân hàng Trung ƣơng
NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM: Ngân hàng thƣơng mại
TMCP: Thƣơng mại cổ phần
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCKT: Tổ chức kinh tế
QĐ: Quyết định
QLKH: Quản lý khách hàng
TG TCTD: Tiền gửi tổ chức tín dụng
TG TCKT: Tiền gửi tổ chức kinh tế
GTCG: Giấy tờ có giá
VĐC: Vốn điều chuyển
CN: Công nghiệp
NN: Nông nghiệp
XD: Xây dựng
TN-DV: Thƣơng nghiệp dịch vụ
DSCV: Doanh số cho vay
DSTN: Doanh số thu nợ
DNBQ: Dƣ nợ bình quân
HSTN: Hệ số thu nợ
VAMC: Vietnam Asset Management Company
viii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng, cơ bản của ngân hàng, chiếm phần lớn
trong các ho ạt động kinh doanh của ngân hàng cả về doanh thu và lợi nhuận.
Do đó, rủi ro trong lĩnh vực này cũng tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của nó.
Rủi ro tín dụng thƣờng phát sinh do khách hàng không thực hiện trả nợ theo
các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khiến cho ngân hàng
phải gánh chịu các tổn thất tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Ngân hàng muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro và do
áp lực kinh doanh giữa các ngân hàng lớn nên ngân hàng ngày càng có thêm
nhiều sản phẩm, dịch vụ có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu cấp thiết trong
đời sống hằng ngày. Vì vậy, lợi nhuận của ngân hàng cũng ngày càng tăng.
Song song đó, ngân hàng phải đối mặt với rủi ro nhiều hơn. Với vai trò
trung gian trên thị trƣờng tài chính, ngân hàng thực hiện chức năng đi vay để
cho vay. Vì thế ngân hàng phải gánh chịu rủi ro từ hai phía: ngƣời đi vay và
ngƣời cho vay. Ngoài ra, còn có những rủi ro đến từ môi trƣờng kinh doanh
cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ
hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa
hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Ngân hàng phải bằng nhiều
biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng nhằm
góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả trong tăng
trƣởng. Do đó, để có sự tăng trƣởng ổn định cần thiết, vấn đề kiểm soát và hạn
chế tối đa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là vô
cùng cần thiết. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay sẽ
hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải và tất yếu sẽ giảm bớt
nợ xấu cho ngân hàng.
Cũng nhƣ các ngân hàng khác, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (BIDV Cần Thơ) kinh doanh trong
lĩnh vực tiền tệ, hoạt động chính là cho vay và nhận tiền gửi nên rủi ro tín
dụng có tầm ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy, vấn
đề cấp bách đặt ra là làm sao để kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận đƣợc nhằm
đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tài chính và nâng cao uy tín,
năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Nhận thức đƣợc vai trò của rủi ro tín
dụng, đề tài “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
1
tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ” đƣợc chọn nhằm phản ánh
thực tế vấn đề mà Ngân hàng đang đối mặt.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2010 – 2012)
và 6 tháng đ ầu năm 2013. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010
đến hết 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu 2: Đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013.
Mục tiêu 3: Từ những phân tích và đánh giá ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2,
đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần
Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài này đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam, chi nhánh Cần Thơ. Số liệu và thông tin nghiên cứu dùng trong đề tài
đƣợc thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Hoạt động của Ngân
hàng rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, vì vậy có thể có
rất nhiều loại rủi ro, nhƣng thời gian thực hiện đề tài có hạn, từ ngày
12/8/2013 đến ngày 18/11/2013, do đó đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích
rủi ro tín dụng của Ngân hàng.
2
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực
hiện đƣợc các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng. Hay nói
cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không
lƣờng trƣớc đƣợc do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng
không trả đƣợc nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn,
từ đó tác động xấu đến hoạt động, và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản.
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005:
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (sau đây
gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng c ủa
tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
2.1.2 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
2.1.2.1 Về phía ngân hàng
Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của
ngân hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng là ngƣời đi vay và cho vay.
Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng nhƣ làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho ngƣời gửi tiền, vì ngân hàng
kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức ngân hàng
không thu hồi đƣợc nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán
của ngân hàng không thể đảm bảo đƣợc.
Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc
thanh toán, dần làm cho ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản.
2.1.2.2 Về phía hoạt động kinh tế xã hội
Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh
tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cƣ.
Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây
lan ra nhiều ngân hàng, chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân
chúng. Lúc đó, nhiều ngƣời sẽ đua nhau đến ngân hàng để rút tiền trƣớc thời
hạn. Khi đó, rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội,
làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp.
3
Do đó, rủi ro tín dụng thật sự là vấn đề rất nghiêm trọng và cần đƣợc
quan tâm đặc biệt hơn từ Chính phủ, từ NHTW. NHTW cần phải có những
chính sách khuyến cáo thƣờng xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát
hoạt động của các NHTM, và cần thiết có sự hỗ trợ cho các NHTM khi có các
biến cố rủi ro xảy ra. (Thái Văn Đại, 2012).
2.1.3 Phân loại nợ
BIDV hiện phân loại nợ theo Điều 6 và Điều 7 của quyết định
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nƣớc và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN (tức là đối
với khách hàng doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng nội bộ thì phân loại nợ
theo Điều 7 – phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính; đối với khách hàng
còn lại thì theo Điều 6 – phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng.)
Điều 6. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
+ Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
+ Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi
đúng thời hạn còn lại;
+ Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu);
+ Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN.
- Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn)
+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo
quy định;
4
+ Các khoản nợ đƣợc miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
+ Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN.
Trong đó:
* Khoản 2. Tổ chức tín dụng có thể phân loại lại các khoản nợ vào nhóm
nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:
a. Đối với các khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm
nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau
đây:
- Khách hàng trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng
đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong
thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03)
tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và
lãi bị quá hạn;
5
- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá
hạn đã đƣợc xử lý, khắc phục;
- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) đánh giá là
khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
b. Đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phân
loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các
điều kiện sau đây:
- Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại
trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn,
ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ
gốc và lãi theo thời hạn đƣợc cơ cấu lại;
- Có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ
cấu lại thời hạn trả nợ đã đƣợc xử lý, khắc phục;
- Tổ chức tín dụng có đủ cơ sở (thông tin, tài liệu kèm theo) để đánh giá
là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã đƣợc cơ
cấu lại còn lại.
* Khoản 3. Tổ chức tín dụng phải chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro
cao hơn trong các trường hợp sau đây:
a. Toàn bộ dƣ nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải đƣợc
phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ
trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo
quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác,
tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào
nhóm có rủi ro cao nhất đó.
b. Đối với khoản cho vay hợp vốn, tổ chức tín dụng làm đầu mối phải
thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định tại
Điều này và phải thông báo kết quả phân loại nợ cho các tổ chức tín dụng
tham gia cho vay hợp vốn. Trƣờng hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc
một số các khoản nợ khác tại tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn đã
phân loại vào nhóm nợ không cùng nhóm nợ của khoản nợ vay hợp vốn do tổ
chức tín dụng làm đầu mối phân loại, tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp
vốn phân loại lại toàn bộ dƣ nợ (kể cả phần dƣ nợ cho vay hợp vốn) của khách
hàng vay hợp vốn vào nhóm nợ do tổ chức tín dụng đầu mối phân loại hoặc do
tổ chức tín dụng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tùy theo nhóm nợ nào có
rủi ro cao hơn.
6
c. Tổ chức tín dụng phải chủ động phân loại các khoản nợ đƣợc phân loại
vào các nhóm theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm nợ có rủi ro cao
hơn theo đánh giá của tổ chức tín dụng khi xảy ra một trong các trƣờng hợp
sau đây:
- Có những diễn biến bất lợi tác động tiêu cực đến môi trƣờng, lĩnh vực
kinh doanh của khách hàng;
- Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại
vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn (nếu có thông tin);
- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng (về khả năng sinh lời, khả năng
thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn và dòng tiền) hoặc khả năng trả nợ của khách
hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hƣớng suy giảm;
- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin
tài chính theo yêu c ầu của tổ chức tín dụng để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng.
Điều 7. Tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại
nợ theo phương pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín
dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng
đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu
khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
- Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín
dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các
khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần
nợ gốc và lãi.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng
đánh giá là khả năng tổn thất cao.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ
chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
2.1.4 Các khái niệm, chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng và
đánh giá rủi ro tín dụng
- Doanh số cho vay trong kỳ: tổng số tiền đã cho vay trong kỳ, tính cho
ngày tháng quý năm, doanh số cho vay phản ánh dung lƣợng hoạt động cho
vay trong kỳ.
7
- Doanh số thu nợ trong kỳ: tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ,
tính cho ngày tháng quý năm.
- Dƣ nợ: là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay
tính đến thời điểm cụ thể, dƣ nợ là chỉ tiêu tích lũy qua các kỳ. (Phan Thị Thu
Hà, 2009).
- Nợ xấu (NPL): là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại
Điều 6 hoặc Điều 7 thuộc quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NHTM của TCTD trong Quyết
định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc NHNN.
- Chỉ số 1: Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay (%)
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ
số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt.
- Chỉ số 2: Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân (vòng)
Trong đó: Dƣ nợ bình quân = (Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ) / 2
Chỉ tiêu này còn đƣợc gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo
lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay
chậm.
- Chỉ số 3: Dư nợ/Nguồn vốn huy động (%, lần)
Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó
giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn
vốn huy động.
- Chỉ số 4: Dư nợ/Tổng tài sản (%)
Chỉ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có,
khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhƣng
đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.
- Chỉ số 5: Tỷ lệ nợ nhóm 2 = Nợ nhóm 2/Dư nợ (%)
Chỉ tiêu này cho biết nợ nhóm 2 chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
dƣ nợ.
- Chỉ số 6: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Dư nợ (%)
Chỉ số này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của
ngân hàng càng cao.
- Chỉ số 7: Hệ số khả năng mất vốn = Nợ có khả năng mất vốn/Dư nợ(%)
8
Hệ số này sử dụng để đánh giá khoản tiền đã cho vay có khả năng không
thể thu hồi đƣợc.
- Chỉ số 8: Dự phòng rủi ro tín dụng/Dư nợ (%)
Chỉ số này cho biết bao nhiêu phần trăm dƣ nợ đƣợc trích lập dự phòng.
Dự phòng rủi ro là khoản tiền đƣợc trích lập dự trữ cho các khoản nợ vay quá
hạn, hoặc rủi ro do khách hàng không có khả năng trả nợ, nó cho biết khả năng
bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ và nợ
xấu trong bảng tình hình tín dụng; chỉ tiêu thu nhập, chi phí và lợi nhuận trong
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; chỉ tiêu nguồn vốn trong bảng cân đối
kế toán của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần
Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối, số tƣơng
đối để phân tích, tổng hợp số liệu giữa các năm để phân tích các chỉ tiêu về
doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và phân tích thực trạng rủi ro tín
dụng thông qua nợ xấu theo thời hạn, theo ngành kinh tế và theo nhóm nợ.
Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối để thấy đƣợc sự biến
động về mặt số lƣợng và tốc độ phát triển theo diễn biến thời gian.
+ Phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
y y1 y0
Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trƣớc.
y1: chỉ tiêu năm sau.
∆y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để so sánh số liệu của năm cần tính toán
với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu nhằm xem xét có sự biến động hay
không, và đồng thời tìm ra nguyên nhân biến động, từ đó có cơ sở để đề ra
biện pháp khắc phục.
+ Phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
9
của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y
y1
100 100%
y0
Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trƣớc.
y1: chỉ tiêu năm sau.
∆y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu
kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu, từ
đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Mục tiêu 2: Sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng
nhƣ hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, dƣ nợ trên nguồn vốn huy động, tỷ
lệ nợ nhóm 2, tỷ lệ nợ xấu, hệ số khả năng mất vốn, dƣ nợ trên tổng tài sản và
hệ số dự phòng rủi ro. Sử dụng và so sánh các chỉ tiêu tài chính qua các năm
để phản ánh rõ hơn tình hình tín dụng của Ngân hàng.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp để xử lý rủi ro tín dụng và hạn chế
phát sinh rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, dựa vào cơ sở các phân tích và đánh giá ở
mục tiêu 1 và mục tiêu 2.
Tóm lại, chƣơng này làm rõ khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động
Ngân hàng cũng nhƣ trình bày cách phân loại nợ theo quyết định
493/2005/QĐ-NHNN và những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng. Đây chính là
cơ sở lý luận để phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ ở các chƣơng sau.
10
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CẦN THƠ
BIDV Cần Thơ đƣợc thành lập vào năm 1977 theo Quyết định số 32/CP
của Chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang. Trong
thời kỳ này, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cấp phát vốn cho đầu tƣ xây
dựng cơ bản đƣợc bố trí theo kế hoạch của Nhà nƣớc. Nhiệm vụ này đƣợc thể
hiện thông qua sự kết hợp giữa các nguồn:
- Vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản
mang ý nghĩa chiến lƣợc.
- Vốn đầu tƣ của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các
công trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực hiện thông qua Quỹ Đầu tƣ
Nhà nƣớc.
Ngày 26/4/1981, Chính phủ ra quyết định 259/CP thành lập Ngân hàng
Đầu tƣ và Xây dựng Hậu Giang trên cơ sở chi nhánh Kiến Thiết và Quỹ tín
dụng Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Hậu Giang hợp lại.
Ngày 14/11/1990, Hội đồng Bộ trƣởng ra quyết định 401/HĐBT chuyển
Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp
sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Đầu năm 1992, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần
Thơ ra đời do sự kiện tách tỉnh Hậu Giang ra làm hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc
Trăng.
Từ ngày 01/01/1995, sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay
ƣu đãi theo quyết định 654/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, hệ thống Ngân
hàng Đầu tƣ và Phát triển chuyển hƣớng sang kinh doanh đa năng tổng hợp
theo quyết định 293/QĐ_NHNN c ủa Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam. Trong thời kỳ này, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam chi nhánh Cần Thơ là tạo đƣợc nhiều vốn và sử dụng vốn vào trong một
chiến lƣợc tổng thể, nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động Ngân hàng
mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tƣ phát triển các dự án theo mục tiêu kinh
tế đề ra. Từ 27/04/2012 đến nay chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV).
11
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BIDV CẦN THƠ
BAN GIÁM ĐỐC
PGD Khu CN Trà Nóc
Khối khách hàng
Phòng
khách
hàng cá
nhân
Phòng
khách
hàng
doanh
nghiệp
PGD Thốt Nốt
Khối tác nghiệp
Khối quản lý rủi ro
Phòng
quản lý
rủi ro
PGD Ninh Kiều
Phòng
quản trị
tín dụng
Phòng
giao
dịch KH
cá nhân
Phòng
giao
dịch KH
doanh
nghiệp
Khối quản lý nội bộ
Phòng
quản lý
và dịch
vụ kho
quỹ
Phòng
kế hoạch
tổng hợp
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính BIDV Cần Thơ
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BIDV Cần Thơ
12
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng tổ
chức
hành
chính
3.3 QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG CỦA NG ÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
Bước 1: Tiếp thị và nhận hồ sơ
Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ khách
hàng. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng (QLKH)
hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng.
Bước 2: Đánh giá, phân tích và lập báo cáo đề xuất tín dụng
Bộ phận thực hiện: Các phòng khách hàng cá nhân/doanh nghiệp và
Phòng Quản lý rủi ro (đối với những khoản cấp tín dụng phải qua thẩm định
rủi ro theo phân cấp thẩm quyền từng thời kỳ).
Căn cứ hồ sơ tín dụng của khách hàng, cán bộ QLKH thực hiện nghiên
cứu, đánh giá, phân tích theo những nội dung sau:
- Đánh giá chung về khách hàng.
- Về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Chấm điểm tín dụng khách hàng (đối với khách hàng là doanh nghiệp).
- Phân tích, đánh giá về phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ,
khả năng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
- Đánh giá về tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện
hành của BIDV.
- Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Kết luận: Nêu rõ có đồng ý cho vay hay không?
Bước 3: Phê duyệt hồ sơ tín dụng
Ở bƣớc này cán bộ QLKH phải làm theo trình tự các bƣớc từ việc phê
duyệt báo cáo đề xuất tín dụng, thẩm định rủi ro, phê duyệt cấp tín dụng và
các thủ tục sau khi phê duyệt, đều phải thực hiện theo đúng quy định của Ngân
hàng.
Bước 4: Giải ngân/Phát hành bảo lãnh
- Tiếp nhận và lập đề xuất giải ngân/Phát hành bảo lãnh.
- Trình duyệt giải ngân/Lập tờ trình duyệt phát hành bảo lãnh.
- Phê duyệt giải ngân/Phát hành bảo lãnh.
- Thực hiện giải ngân và lƣu giữ hồ sơ/Thực hiện phát hành bảo lãnh và
lƣu giữ hồ sơ.
13
Bước 5: Kiểm tra và giám sát
Cán bộ QLKH có trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định
khoản vay/bảo lãnh đã đƣợc giải ngân/phát hành bảo lãnh, đã phát sinh để có
biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi.
Bước 6: Thu nợ, lãi, phí
Thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi, phí khi đến hạn:
- Cán bộ QLKH trực tiếp cho vay thông báo nợ đến hạn cho khách hàng
trƣớc ngày đến hạn trả nợ, trong đó nêu rõ tổng số nợ khách hàng phải trả.
- Trong trƣờng hợp khách hàng có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc
gia hạn nợ, cán bộ QLKH trực tiếp cho vay xem xét thẩm định nhu cầu thực
tế, ghi ý kiến đề xuất trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay. Các bƣớc tiếp
theo đƣợc thực hiện trình tự nhƣ các bƣớc trình duyệt vay.
- Quá ngày đến hạn trả nợ, nếu khách hàng không trả, hoặc trả không đủ
và không có đề nghị gia hạn nợ, hoặc đề nghị gia hạn nợ nhƣng không đƣợc
chấp nhận, cán bộ QLKH trực tiếp cho vay sẽ phối hợp với bộ phận quản trị
tín dụng thực hiện thủ tục chuyển nhóm nợ và trực tiếp đôn đốc thu hồi nợ.
Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải tỏa bảo lãnh
Trƣờng hợp khách hàng trả nợ đúng hạn/tất toán bảo lãnh thì hoàn trả tài
sản: cán bộ QLKH trực tiếp cho vay trình phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay
thực hiện thủ tục hoàn trả hồ sơ, tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện
hành (thanh lý tín dụng mặc nhiên).
Trƣờng hợp khách hàng không đúng hạn thì tiến hành xử lý tài sản: Cán
bộ QLKH trình lãnh đạo phòng QLKH thực hiện trình tự và thủ tục hoàn trả
hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành và theo quy định của
BIDV Cần Thơ (thanh lý tín dụng bắt buộc).
3.4 MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA BIDV, CHI
NHÁNH CẦN THƠ
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, BIDV không chỉ dừng lại ở lĩnh vực
đầu tƣ xây dựng cơ bản mà còn tiến vào các lĩnh vực khác, với các nghiệp vụ,
dịch vụ ngày càng đa dạng hơn.
Về huy động vốn:
- Huy động vốn với mức tối đa các nguồn vốn trong nƣớc, thu hút nhiều
vốn nƣớc ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nƣớc.
14
- Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cƣ và các tổ chức
kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng.
- Vay vốn từ Hội Sở Chính Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam và từ các tổ chức tín dụng khác.
Về hoạt động tín dụng:
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lƣu động cho các
công ty sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng, trung và dài
hạn với mọi thành phần kinh tế và mọi ngành nghề.
- Thực hiện tín dụng nhập khẩu máy móc, vật tƣ thiết bị, cho vay tài trợ
xuất nhập khẩu.
- Phát hành các loại bảo lãnh trong thƣơng mại và xây lắp (dự thầu, thực
hiện hợp đồng, hoàn tạm ứng…).
- Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: khối các doanh nghiệp
xây lắp, sản xuất kinh doanh dịch vụ, cung ứng thiết bị, khảo sát thiết kế.
- Phát triển khai thác hộ sản xuất cá thể, tƣ nhân thuộc mọi lĩnh vực bao
gồm: kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng.
Trong đó, phạm vi hoạt động mà BIDV Cần Thơ đặc biệt quan tâm là:
- Huy động và cho vay vốn đối với mọi thành phần kinh tế, mọi ngành
nghề, đối tƣợng theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động thanh toán: thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng, thanh
toán quốc tế và các nghiệp vụ có liên quan nhƣ: mở tài khoản thanh toán, mở
L/C, séc…
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, sản phẩm dịch vụ khác.
3.5 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI BIDV, CHI
NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín
dụng. Nó cũng nhƣ các tổ chức kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là
lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi
phí. Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt đƣợc lợi
nhuận cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất. Phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng để thấy đƣợc tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:
15
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Thu nhập
- Thu từ lãi
- Thu ngoài lãi
2.Chi phí
- Chi phí trả lãi
- Chi phí ngoài lãi
3.Lợi nhuận
2010
280.413
264.087
16.326
259.526
223.174
36.352
20.887
2011
256.435
235.926
20.509
245.279
190.709
54.570
11.156
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
(23.978) (8,55)
(28.161) (10,66)
4.183 25,62
(14.247) (5,49)
(32.465) (14,55)
18.218 50,12
(9.731) (46,59)
Số tiền
%
(6.588) (2,57)
(5.266) (2,23)
(1.322) (6,45)
(3.917) (1,60)
(12.664) (6,64)
8.747 16,03
(2.671) (23,94)
2012
249.847
230.660
19.187
241.362
178.045
63.317
8.485
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
* Thu nhập
Đây là chỉ tiêu thể hiện quy mô hoạt động của Ngân hàng, nếu chỉ tiêu
này tăng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của Ngân hàng đang mở rộng, thị
phần của Ngân hàng đang tăng lên. Ngƣợc lại, cho thấy hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng đang gặp khó khăn. Trong thu nhập của Ngân hàng, thu từ lãi
chiếm tỷ trọng rất lớn trên 90% tổng thu nhập của Ngân hàng trong ba năm
qua. Có thể nói thu nhập từ hoạt động tín dụng góp phần quan trọng trong tổng
thu nhập của Ngân hàng, để đƣợc nhƣ vậy là nhờ vào sự không ngừng nỗ lực
của cán bộ nhân viên Ngân hàng, các sản phẩm tiền gửi đƣợc triển khai liên
tục, đa dạng với mức lãi suất hấp dẫn, chính sách ƣu đãi để thu hút nhiều
khách hàng đến với Ngân hàng.
Năm 2011 thu từ lãi giảm 10,66% so với năm 2010, do trong năm này
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 nhằm kiểm
soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trƣớc tác động của chính sách thắt chặt
tiền tệ làm cho lãi suất huy động tăng ở những tháng đầu năm đã đẩy lãi suất
cho vay tăng cao, khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn Ngân
hàng. Ngoài ra, do kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho
tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu
hẹp quy mô. Và chủ trƣơng hạ lãi suất vào những tháng cuối năm 2011 của
NHNN đã làm cho lãi suất giảm mạnh, đó là những nguyên nhân ảnh hƣởng
đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Ngƣợc lại, thu ngoài lãi lại tăng lên
25,62% so với năm 2010, tuy thu ngoài lãi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
thu nhập của Ngân hàng và chủ yếu là thu từ hoạt động dịch vụ nhƣng qua đó
cũng cho thấ y N gân hàng đang rấ t chú tro ̣ng đế n các hoa ̣t đô ̣ng dich
̣ vu ̣ , không
16
ngƣ̀ng tăng cƣờng mở rô ̣ng thêm nhiề u dich
, hiê ̣n đa ̣i nhằ m mang đế n
̣ vu ̣ tố t
cho khá ch hàng s ự phục vụ tốt nhất , góp phần mang lại một khoản thu nhâ ̣p
đáng kể cho N gân hàng . Do thu từ lãi giảm nhiều hơn so với sự tăng lên của
thu ngoài lãi nên dẫn đến tổng thu nhập của Ngân hàng năm 2011 giảm 8,55%
so với năm 2010.
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hình 3.2 Thu nhập của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
Sang năm 2012, tổng thu nhập tiếp tục giảm, do đây là năm mà quá trình
tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ đang ở bƣớc đầu, đặc biệt là tái cấu trúc
ngành ngân hàng, còn trên thế giới thì khủng hoảng nợ công Châu Âu vẫn
đang diễn ra cho nên năm này vẫn là năm khó khăn đối với nền kinh tế nói
chung và ngành ngân hàng nói riêng. Việc khó tiêu thụ đƣợc hàng hóa khiến
nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn mặc dù lãi suất đã giảm, dẫn
đến đầu ra của Ngân hàng gặp khó khăn, tín dụng tăng trƣởng chậm. Ảnh
hƣởng đến thu từ lãi của Ngân hàng không cao trong năm 2012, giảm 2,23%
so với năm 2011 và Ngân hàng đã luôn tuân thủ quy định về trần lãi suất cho
vay của NHNN, thực hiện nhiều chính sách giảm lãi suất cho vay. Đặc biệt,
trong năm này BIDV đã hoàn tất quá trình cổ phần hóa và chính thức chuyển
đổi từ một ngân hàng quốc doanh sang ngân hàng TMCP. Và thực tế cho thấy
thu nhập của Ngân hàng tuy giảm nhƣng so với năm 2011 thì giảm ít hơn, qua
đó chứng tỏ Ngân hàng đã từng bƣớc đƣợc ổn định và hoạt động tốt.
* Chi phí
Ngoài thu nhập thì chi phí cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp
đến kết quả kinh doanh. Một kết quả kinh doanh tốt thì không chỉ quan tâm
đến việc tạo ra thu nhập ở mức cao mà cần phải kiểm soát đƣợc chi phí ở mức
hợp lý.
Cùng với sự giảm xuống của thu nhập thì chi phí của Ngân hàng cũng
17
giảm theo qua các năm. Chi phí giảm thể hiện Ngân hàng kiểm soát tốt chi phí
của mình.
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hình 3.3 Chi phí của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012
Trong tổng chi phí của Ngân hàng, chi phí lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn so
với chi phí ngoài lãi, khoảng 70% - 80% trong tổng chi phí. Chi phí lãi bao
gồm chi trả tiền gửi và chi trả tiền vay liên tục giảm. Nguyên nhân là do lãi
suất huy động giảm làm cho chi phí để chi trả tiền lãi của Ngân hàng giảm, vì
trong năm 2011 NHNN chính thức áp trần lãi suất và sang năm 2012 NHNN
liên tiếp hạ trần lãi suất huy động, có tới 6 lần giảm lãi suất huy động, đã ít
nhiều làm ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng. Khác với chi phí lãi, chi
phí ngoài lãi gồm chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí dự phòng rủi ro và chi phí
khác, liên tục tăng 50,12% (năm 2011/2010) và 16,03% (năm 2012/2011). Do
trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng trong thị trƣờng tài chính tiền tệ cũng gặp không ít khó khăn nên để
đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng phải tăng chi phí dự phòng rủi ro làm
chi phí ngoài lãi tăng.
* Lợi nhuận
Lợi nhuận là thƣớc đo đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng, việc quản lý cân đối giữa thu nhập và chi phí sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận.
Trong ba năm qua tình hình ho ạt động kinh doanh của Ngân hàng biến động
theo chiều hƣớng giảm. Cụ thể năm 2011 lơ ̣i nhuâ ̣n trƣớc thuế Ngân hàng
giảm 46,59% so với năm 2010. Năm 2011 là một năm đầy biến động đối với
hoạt động Ngân hàng, lãi suất huy động tăng cao trong những tháng đ ầu năm
khiến lãi suất cho vay điều chỉnh không kịp thời. Do chính sách thắt chặt tiền
tệ chống lạm phát của NHNN nên những tháng cuối năm lãi suất lại giảm
mạnh để ngăn chặn tình trạng suy giảm của nền kinh tế. Những biến động trên
18
làm cho hoạt động của Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Bƣớc sang năm
2012 lợi nhuận tiếp tục giảm 23,94% so với năm 2011. Sở dĩ lợi nhuận giảm là
do trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đình trệ trong sản xuất
kinh doanh, rủi ro đối với hoạt động Ngân hàng vì thế cũng gia tăng nên Ngân
hàng đã tăng trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động. Bên
cạnh đó, Ngân hàng còn chấp nhận giảm lãi để chia sẻ khó khăn cùng doanh
nghiệp, là Ngân hàng tiên phong, đi đầu trong việc giảm lãi suất nhằm tìm giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để thúc đẩy sản
xuất, giảm đƣợc hàng tồn kho. Ngân hàng đã tích cực chủ động trong việc
thực hiện chủ trƣơng chính sách c ủa Ngân hàng Nhà nƣớc và Chính phủ, việc
hạ lãi suất cho vay trong khi lãi suất tiền gửi vẫn thực hiện theo cam kết, trong
đó lớn nhất là đợt giảm lãi suất kể từ ngày 15/7/2012 theo chỉ đạo của Thống
đốc NHNN về việc đƣa lãi suất cho vay về mức tối đa 15%, đó chính là
nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣng với nỗ lực và cố gắng vƣợt bậc
của tập thể cán bộ công nhân viên, BIDV Cần Thơ đã đạt đƣợc những kết quả
đáng ghi nhận là hoạt động qua các năm đều có lãi.
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu 2013
6 tháng đầu
năm 2012
Chỉ tiêu
1.Thu nhập
- Thu từ lãi
- Thu ngoài lãi
2.Chi phí
- Chi phí trả lãi
- Chi phí ngoài lãi
3.Lợi nhuận
6 tháng đầu
năm 2013
136.519
127.549
8.970
131.023
105.964
25.059
5.496
110.673
88.049
22.624
95.198
64.921
30.277
15.475
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2013/2012
Số tiền
%
(25.846)
(18,93)
(39.500)
(30,97)
13.654
152,22
(35.825)
(27,34)
(41.043)
(38,73)
5.218
20,82
9.979
181,57
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Qua bảng số liệu trên cho thấy thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 giảm
18,93% so với cùng kỳ năm 2012 là do lãi suất cho vay của Ngân hàng giảm
đã ảnh hƣởng đến thu từ lãi của Ngân hàng giảm. Về chi phí hoạt động của
Ngân hàng thì giảm tới 27,34% so với cùng kỳ năm 2012. Do chi phí giảm lớn
hơn thu nhập nên đã giúp cải thiện lợi nhuận của Ngân hàng, dẫn đến lợi
nhuận tăng 9.979 triệu đồng, tƣơng ứng mức tăng là 181,57%, cho thấy tình
hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tƣơng đối khả quan. Với sự tăng
19
trƣởng lợi nhuận ở 6 tháng đầu năm cao sẽ mang lại một lợi nhuận tốt cho
Ngân hàng ở cả cuối năm 2013 và khẳng định uy tín, chất lƣợng của Ngân
hàng ngày càng tốt. Diễn biến thị trƣờng năm 2013 vẫn còn khó khăn thì
không chỉ hoạt động của ngành ngân hàng mà tất cả các lĩnh vực khác đều khó
tránh khỏi ảnh hƣởng. Song với BIDV Cần Thơ có bộ máy quản trị tốt, có sức
cạnh tranh trên thị trƣờng và biết nắm bắt cơ hội, thì sẽ tiếp tục phát triển bền
vững và đạt kết quả kinh doanh khả quan, do đó có thể nói năm 2013 là một
năm đầy hứa hẹn với Ngân hàng.
3.6 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV CẦN THƠ TỪ NĂM 2010
ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì nguồn vốn cũng luôn nắm giữ
một vai trò vô cùng quan trọng và trong lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng
cũng thế, phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn. Nó không những giữ vai trò
quan trọng mà còn mang tính quyết định, một cơ cấu vốn hợp lý và đủ mạnh
sẽ góp phần rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh c ủa Ngân hàng. Để
hoạt động của Ngân hàng đƣợc phát triển và ngày càng mở rộng thì nguồn vốn
của Ngân hàng phải đƣợc đảm bảo một cách an toàn. Nguồn vốn đó có thể do
Ngân hàng huy động đƣợc hoặc đi vay, tùy theo cơ c ấu nguồn vốn mà mỗi
thành phần trong nguồn vốn chiếm một tỷ trọng khác nhau. Cơ cấu nguồn vốn
của BIDV Cần Thơ qua ba năm 2010 – 2012 đƣợc thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 3.3 Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ qua ba năm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
Vốn huy động
1.004.870 1.077.947
- TG của TCTD
350
6.448
- TG của TCKT
416.088
325.008
- TG cá nhân
588.220
743.585
- GTCG
212
2.906
Vay TCTD
4.588
3.082
Vốn và các quỹ
21.873
11.960
VĐC
522.948
874.526
Vốn khác
70.014
39.966
Tổng nguồn vốn 1.624.293 2.007.481
1.478.843
281
496.252
793.745
188.565
1.687
9.025
711.291
107.232
2.308.078
%
73.077
7,27
6.098 1.742,29
(91.080) (21,89)
155.365
26,41
2.694 1.270,75
(1.506) (32,82)
(9.913) (45,32)
351.578
67,23
(30.048) (42,92)
383.188
23,59
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
400.896
37,19
(6.167) (95,64)
171.244
52,69
50.160
6,75
185.659 6.388,82
(1.395) (45,26)
(2.935) (24,54)
(163.235) (18,67)
67.266 168,31
300.597
14,97
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Nhìn chung, nguồn vốn của Ngân hàng tăng trƣởng qua các năm và để
20
%
hiểu rõ hơn về sự tăng lên của nguồn vốn cũng nhƣ tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn
của Ngân hàng cần đi sâu vào phân tích từng khoản mục của nguồn vốn.
3.6.1 Vốn huy động
Công tác huy động vốn đã đƣợc xác định là một trong những mục tiêu
quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, do đó BIDV Cần Thơ đã có nhiều
biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân
bằng nhiều hình thức huy động nhƣ: tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn Online, tiết kiệm tích lũy bảo an, tiền gửi thanh toán, tiền gửi kinh
doanh chứng khoán nhằm khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh
nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung
và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tƣ cho vay phát triển kinh tế địa phƣơng.
Đây cũng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn
của Ngân hàng, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng
khoảng từ 50% - 60%. Là một Ngân hàng TMCP thì việc kinh doanh bằng
nguồn vốn huy động là chủ yếu, vốn huy động đƣợc càng nhiều thì khả năng
cho vay của Ngân hàng cũng tăng lên.
Để biết đƣợc công tác huy động vốn của Ngân hàng ba năm qua, ta tiến
hành phân tích tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng, cụ thể:
2010
2011
2012
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hình 3.4 Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
- Tiền gửi của tổ chức tín dụng tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn huy động. Nhƣng để thực hiện đƣợc các giao dịch thanh toán qua
lại giữa các ngân hàng với nhau trên địa bàn thì BIDV Cần Thơ cũng đã có
những nỗ lực lớn trong việc tạo ra nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD
khác nhằm gia tăng khoản huy động này. Đáng chú ý là trong năm 2011 tiền
gửi tổ chức tín dụng đến gửi tại BIDV Cần Thơ tăng rất mạnh. Nguyên nhân
dẫn đến xu thế khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng cao là do uy tín
21
của Ngân hàng rất lớn, khả năng quan hệ hợp tác với các NHTM khác trong
khu vực khá tốt và có mối quan hệ rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Nhƣng bƣớc
sang năm 2012 loại tiền gửi này đã giảm đi, có lẽ do sự biến động của lãi suất
đã phần nào ảnh hƣởng đến hoạt động của các ngân hàng dẫn đến nguồn vốn
nhàn rỗi bị hạn hẹp đi.
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế, là lƣợng tiền chiếm tỷ trọng cao thứ hai
trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Trong bối cảnh khó khăn của nền
kinh tế cũng nhƣ trong sản xuất kinh doanh, nguồn vốn của các doanh nghiệp
hạn chế và nó gắn với thực trạng lƣợng hàng tồn kho tăng cao. Theo đó tiền
gửi của TCKT giảm trong năm 2011, cụ thể huy động vốn từ TCKT trong năm
này giảm 21,89% so với năm 2010. Sở dĩ các TCKT lựa chọn loại hình này
nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình và để phục vụ công tác
thanh toán không dùng tiền mặt nên sang năm 2012, lƣợng tiền gửi của TCKT
tăng trƣởng trở lại, là một tín hiệu tích cực, có thể gắn với khả năng phục hồi
dần trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Với chiến lƣợc phát triển chuyển hƣớng sang Ngân hàng bán lẻ, ổn
định nền kinh tế, tiền gửi cá nhân tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất và trở
thành nhóm khách hàng tăng trƣởng tốt nhất, góp phần chuyển dịch cơ cấu
huy động vốn, thể hiện ở năm 2011 tăng 26,41% so với năm trƣớc đó. Mặt
khác do những năm gần đây nền kinh tế nhiều biến động nên nhiều ngƣời đã
chọn cách đầu tƣ an toàn là gửi tiền vào ngân hàng hƣởng lãi suất, bên cạnh đó
do sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt ngày càng mở rộng và đa dạng cũng góp phần làm cho loại tiền gửi này
tăng lên. Bƣớc sang năm 2012 do mặt bằng lãi suất huy động giảm đã làm cho
tiền gửi cá nhân trong năm này tăng nhẹ, chỉ tăng 6,75% so với năm 2011.
- Phát hành giấy tờ có giá của Ngân hàng tăng qua các năm, đặc biệt tăng
mạnh trong năm 2012. Với uy tín và kinh nghiệm của mình, BIDV Cần Thơ
đã đem đến cho khách hàng nhiều tiện ích mà giấy tờ có giá mang lại. Mức
tăng trƣởng phát hành giấy tờ có giá năm 2012 cao nhất trong vòng ba năm
gần đây là do lãi suất của nó cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm nên đã thu hút
đƣợc nhiều ngƣời làm cho loại hình huy động vốn này tăng nhanh. Và trong
năm 2012 này BIDV chính thức hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP và
là NHTM đầu tiên phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm, chứng chỉ
tiền gửi dài hạn và đã triển khai nhiều sản phẩm tiền gửi trung dài hạn khác
thích ứng nhanh với xu hƣớng thị trƣờng.
Tóm lại khoản vốn huy động là rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng
của Ngân hàng. Vốn huy động đƣợc phần nào xác định đƣợc quy mô hoạt
22
động của Ngân hàng có lớn hay không. Tùy vào mức vốn huy động đƣợc mà
Ngân hàng cân đối để cho vay hợp lý. Có thể nói rằng hoạt động huy động vốn
quyết định đến sự hiệu quả của hoạt động tín dụng. Nếu hoạt động huy động
vốn đạt đƣợc càng nhiều với lãi suất hợp lý thì lợi nhuận do hoạt động tín
dụng mang lại sẽ càng lớn. Để đạt đƣợc những kết quả trên, Ngân hàng đã tập
trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác huy động vốn, thiết kế và triển khai các
sản phẩm mới tƣơng đối đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các
chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng đều có đổi mới về hình thức, cơ cấu giải
thƣởng.
3.6.2 Vay của tổ chức tín dụng
Với mục đích sử dụng ngay để đảm bảo khả năng thanh khoản cho Ngân
hàng thì phƣơng thức vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác rất phù hợp vì ở
những thời điểm có những ngân hàng thiếu vốn nhƣng lại có những ngân hàng
tạm thời đang thừa vốn thì các ngân hàng này có thể vay mƣợn lẫn nhau. Hơn
nữa các ngân hàng đều làm trung gian thanh toán cho nền kinh tế nên hầu nhƣ
đều mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau và trong những trƣờng hợp Ngân hàng nào
đó thiếu vốn để thanh toán cho khách hàng của mình thì Ngân hàng kia có thể
cho vay để đảm bảo khả năng thanh toán. Do chi phí sử dụng vốn này lớn hơn
rất nhiều so với vốn huy động nên nguồn vốn này của Ngân hàng chỉ chiếm tỷ
lệ nhỏ nhất trong cơ cấu nguồn vốn, dao động dƣới 1%, có xu hƣớng giảm qua
các năm và Ngân hàng chủ yếu là vay ngắn hạn đối với nguồn vốn này.
3.6.3 Vốn và các quỹ
Vốn và các quỹ là nguồn vốn đƣợc trích lập từ lợi nhuận sau thuế (lợi
nhuận ròng) hàng năm của Ngân hàng, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong
tổng nguồn vốn 1,35% năm 2010, 0,60% năm 2011 và 0,39% năm 2012. Và
có xu hƣớng giảm qua các năm, nguyên nhân là do tình hình hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng đƣợc thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận đã giảm xuống nên
việc trích lập cho các quỹ cũng giảm theo.
3.6.4 Vốn điều chuyển
Nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không đáp ứng đƣợc
nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài vốn huy động thì Ngân hàng
còn phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển của Ngân hàng Hội sở, do là Ngân
hàng Chi nhánh nên luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ từ Ngân hàng Hội sở, nếu Chi
nhánh huy động vốn không đủ cho vay thì có thể đề xuất lên Hội sở. Và để
nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng Chi nhánh nên nguồn vốn này
đƣợc áp dụng mức lãi suất cao. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn
23
cho khách hàng và để đảm bảo cho thanh toán của Chi nhánh, Ngân hàng Hội
sở đã điều chuyển vốn đến Chi nhánh, năm 2011 vốn điều chuyển tăng.
Nguyên nhân chủ yếu làm nguồn vốn điều chuyển tăng là do sự thay đổi của
vốn huy động và nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng lên. Cụ thể là vào năm
2011 vốn huy động tăng ít so với năm 2010 trong khi nhu cầu vay vốn lại
nhiều nên vốn điều chuyển cao. Nhờ vậy mà việc thanh toán của Chi nhánh
đƣợc đảm bảo, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đến năm 2012
nguồn vốn này đã giảm lại. Điều này cho thấy cơ chế điều chuyển vốn hợp lý
đi kèm với việc Ngân hàng đã chủ động tăng cƣờng huy động vốn làm cho
nguồn vốn huy động đã không ngừng tăng lên.
3.6.5 Vốn khác
Vốn khác là nguồn vốn còn lại của Ngân hàng ngoại trừ các nguồn vốn
kể trên. Đƣợc hình thành từ các khoản vốn Ngân hàng tạm giữ lại trong thanh
toán, khoản phải trả, vốn thừa chƣa xử lý, vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ. Nguồn
vốn khác chiếm tỷ lệ tƣơng đối nhỏ trong tổng nguồn vốn, năm 2010 là 4,31%,
năm 2011 là 1,99%, năm 2012 là 4,65% và nguồn vốn này tăng giảm không
đều qua các năm.
Bảng 3.4 Nguồn vốn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012-2013
Chỉ tiêu
1.Vốn huy động
- TG của TCTD
- TG của TCKT
- TG cá nhân
- GTCG
2.Vay TCTD
3.Vốn và các quỹ
4.VĐC
5.Vốn khác
Tổng nguồn vốn
6 tháng đầu
năm 2012
1.163.264
8.002
318.707
836.555
2.202
346
826.620
53.226
2.045.658
6 tháng đầu
năm 2013
1.511.051
12.844
450.314
967.376
80.517
1.235
369
541.276
68.637
2.122.568
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 6 tháng đầu
năm 2013/2012
Số tiền
%
347.787
29,90
4.842
60,51
131.607
41,29
130.821
15,64
80.517
(967)
(43,91)
23
6,65
(285.344)
(34,52)
15.411
28,95
76.910
3,76
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trƣởng
nhƣng không đáng kể. Cụ thể là tăng 76.910 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ là
3,76% so với cùng kỳ năm 2012. Trong cơ c ấu nguồn vốn của Ngân hàng, vốn
24
huy động tăng trƣởng khá cao chứng tỏ công tác huy động vốn và khả năng
cạnh tranh của N gân hàng 6 tháng đầu năm rất tốt, trong đó tiền gửi của tổ
chức tín dụng có tốc độ tăng mạnh nhƣng về tỷ trọng thì thấp nhất, do đây
là hình thức gửi tiền của các ngân hàng khác với mục đích lãnh lãi khi có
vốn nhàn rỗi hay dùng để thanh toán cho khách hàng c ủa họ tại Ngân hàng;
về tiền gửi cá nhân vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất và có xu hƣớng tăng so với
cùng kỳ năm trƣớc, nguồn vốn này đóng vai trò rất quan trọng trong công
tác huy động vốn của Ngân hàng, nguồn vốn này tăng chứng tỏ công tác
huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm cá nhân có hiệu quả.
Mặc dù lãi suất huy động trong năm nay đã gi ảm mạnh nhƣng lƣợng
tiền gửi vào Ngân hàng vẫn tăng cho thấy hiện nay việc gửi tiền vào Ngân
hàng vẫn hấp dẫn và an toàn hơn là đem đi đ ầu tƣ vào các kênh khác ; vốn
và các quỹ cũng tăng 6,65% so với cùng kỳ năm 2012 là do lợi nhuận 6 tháng
đầu năm 2013 của Ngân hàng tăng; còn vốn điều chuyển thì giảm, cho thấy
Ngân hàng đã thể hiện đƣợc sự độc lập tƣơng đối về vốn này, Ngân hàng càng
hạn chế vốn điều chuyển từ Hội sở thì càng tốt, có thể giúp Ngân hàng nâng
cao hiệu quả hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ nâng cao sự uy tín và
vững mạnh của Ngân hàng. Với tình hình nguồn vốn nhƣ trên cho thấy Ngân
hàng đang duy trì rất tốt công tác huy động vốn để hoạt động kinh doanh c ủa
Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Việc huy động vốn từ tiền gửi không
những đem lại nguồn vốn cho Ngân hàng với mức chi phí thấp để kinh doanh
mà còn qua đó Ngân hàng có thể nắm bắt thông tin về tình hình tài chính c ủa
khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng
có căn cứ để quy định mức vốn để cho vay đối với những khách hàng đó.
Ngân hàng nên tiếp tục duy trì tỷ lệ nguồn vốn này trong cơ cấu vốn của mình.
Một cơ cấu vốn hợp lý và đủ mạnh sẽ góp phần rất lớn đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng, vì nó tạo sự tự chủ trong vấn đề cho vay. Tóm lại,
qua ba năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Chi nhánh đã từng bƣớc cải
thiện công tác huy động vốn, duy trì đƣợc nguồn vốn huy động tƣơng đối lớn
và ổn định nhƣng cần làm tốt hơn nữa để hạn chế nhận vốn điều chuyển, tránh
làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Chi nhánh.
Ở chƣơng này giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận tuy có xu hƣớng giảm trong giai đoạn
2010-2012 nhƣng kết quả Chi nhánh vẫn đạt đƣợc lợi nhuận không bị thua lỗ.
Nguồn vốn của Ngân hàng thì liên tục tăng, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất
là vốn huy động và có xu hƣớng tăng qua ba năm cho thấy công tác huy động
vốn của Ngân hàng khá tốt.
25
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ NĂM 2010
ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA BIDV
CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2013
4.1.1 Hoạt động tín dụng theo thời hạn
Trong hoạt động kinh doanh c ủa Ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt
động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng nhƣng đây cũng là ho ạt
động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hoạt động tín dụng của Ngân hàng
có hiệu quả cần phải xây dựng chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích
ứng với môi trƣờng kinh doanh và phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng. Tình
hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ
doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ. Hình 4.1 cho thấy doanh số cho
vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng biến động tăng giảm không đều, còn
dƣ nợ thì có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Và để hiểu rõ hơn, cần đi sâu
vào phân tích từng chỉ tiêu.
Bảng 4.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ theo thời hạn của BIDV
Cần Thơ qua ba năm 2010-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
DSCV
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
DSTN
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
Dƣ nợ
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
5.351.535
5.098.074
253.461
5.025.311
4.822.490
202.821
1.542.728
1.296.644
246.084
6.295.838
6.190.553
105.285
5.884.174
5.758.465
125.709
1.954.392
1.728.732
225.660
5.558.369
5.485.241
73.128
5.331.797
5.256.679
75.118
2.180.964
1.957.294
223.670
944.303 17,65
1.092.479 21,43
(148.176) (58,46)
858.863 17,09
935.975 19,41
(77.112) (38,02)
411.664 26,68
432.088 33,32
(20.424) (8,30)
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
26
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
(737.469)
(705.312)
(32.157)
(552.377)
(501.786)
(50.591)
226.572
228.562
(1.990)
(11,71)
(11,39)
(30,54)
(9,39)
(8,71)
(40,24)
11,59
13,22
(0,88)
* Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay phản ánh quy mô hoạt động cấp tín dụng của Ngân
hàng, doanh số cho vay càng cao chứng tỏ thị phần của Ngân hàng rộng và số
lƣợng khách hàng nhiều. Nhìn vào bảng số liệu 4.1 cho thấy doanh số cho vay
của Ngân hàng có sự biến động tăng giảm qua các năm, năm 2011 doanh số
cho vay tăng 944.303 triệu đồng (tỷ lệ tăng 17,65%) so với năm 2010, cho
thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đƣợc mở rộng thể hiện ở sự tăng
trƣởng của doanh số cho vay. Sang năm 2012 doanh số cho vay đã giảm
737.469 triệu đồng (tỷ lệ giảm 11,71%) so với năm 2011. Sự tăng giảm liên
tục này do Ngân hàng bị ảnh hƣởng nhiều của nền kinh tế đang biến động theo
chiều hƣớng phức tạp, sự khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế đã làm cho
Ngân hàng thận trọng hơn trong khâu cho vay để hạn chế mức rủi ro thấp nhất.
Trong đó, doanh số cho vay phần lớn tập trung vào ngắn hạn (chiếm trên 95%
doanh số cho vay) và có xu hƣớng tăng vào năm 2011. Nguyên nhân là do nền
kinh tế biến động, lạm phát tăng cao, lãi suất khó dự đoán, mặt khác chiếm tỷ
trọng lớn trong vốn huy động là nguồn vốn ngắn hạn, do đó đƣa tỷ trọng
doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng cao trong tổng doanh số cho vay còn
nhằm mục đích đƣa rủi ro về mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo tăng trƣởng tín
dụng đồng thời cũng tạo sự luân chuyển vốn nhanh cho Ngân hàng, ngoài ra
do mục đích vay của khách hàng là các cơ sở sản xuất nhằm để bổ sung vốn
lƣu động, với lại vay ngắn hạn thì lãi suất thấp nên thu hút nhiều khách hàng.
Có thể nói tăng cƣờng cho vay ngắn hạn cũng là một biện pháp an toàn kinh
doanh trong nền kinh tế biến động không ngừng nhƣ hiện nay. Bƣớc sang năm
2012 cho vay ngắn hạn đã giảm lại. Về khoản cho vay trung và dài hạn thì
giảm liên tục qua ba năm, cụ thể là năm 2011 giảm 58,46% so với năm 2010
và năm 2012 giảm 30,54% so với năm 2011. Thời hạn vay luôn tỷ lệ thuận với
rủi ro, vì vậy đối với các khoản vay trung và dài hạn luôn đƣợc Ngân hàng chú
ý rất kỹ khâu thẩm định, điều này cũng góp phần hạn chế sự tăng trƣởng của
doanh số cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra, do trong điều kiện kinh tế bất ổn
thì việc cho vay trung dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro hơn và khi NHNN quy
định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài
hạn đối với NHTM là 30% (tại Điều 5, thông tƣ 15/2009/TT-NHNN ngày
10/8/2009) đã phần nào ảnh hƣởng đến việc cho vay trung dài hạn ngày càng
khó khăn hơn.
* Doanh số thu nợ theo thời hạn
Để đảm bảo nguồn vốn luôn lƣu thông hiệu quả trong nền kinh tế thì
Ngân hàng cần có những biện pháp thu hồi đƣợc những khoản vay mà Ngân
27
hàng đã giải ngân. Doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng không
kém, đây là chỉ tiêu để đánh giá công tác thu nợ của Ngân hàng. Kết quả thu
nợ cho thấy doanh số thu nợ qua các năm tỷ lệ thuận với doanh số cho vay,
doanh số thu nợ cũng biến động tăng giảm qua ba năm, năm 2011 thu nợ tăng
17,09% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 9,39% so với năm 2011. Doanh
số thu nợ ngắn hạn cũng biến động tƣơng ứng với tình hình cho vay ngắn hạn.
Cho vay ngắn hạn, đồng vốn đƣợc xoay vòng nhanh Ngân hàng có thể tiếp tục
cho vay làm doanh số cho vay tăng trong năm 2011, từ đó doanh số thu nợ
ngắn hạn cũng tăng theo. Cụ thể là năm 2011 tăng 19,41% so với năm 2010 và
năm 2012 giảm 8,71% so với năm 2011. Doanh số thu nợ trung dài hạn giảm
trong ba năm qua. Nguyên nhân giảm trong doanh số thu nợ trung dài hạn
không phải vì công tác quản lý thu hồi nợ kém mà là do doanh số cho vay
trung dài hạn giảm làm doanh số thu nợ cũng tƣơng ứng giảm theo, mặt khác
do đầu tƣ trung dài hạn trong vài năm gần đây gặp khó khăn chủ yếu là thị
trƣờng bất động sản diễn biến trầm lắng, doanh số cho vay trung dài hạn thấp
nên khoản thu hồi giảm. Kinh doanh gặp khó khăn nên khả năng hoàn trả nợ
của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hƣởng, các doanh nghiệp không thể hoàn trả
các khoản nợ đúng hạn.
* Dư nợ theo thời hạn
Tổng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng liên tục tăng qua ba năm c ụ thể nhƣ
năm 2011 tăng 26,68% so với năm 2010, năm 2012 dƣ nợ cho vay tăng
11,59% so với năm 2011. Với chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng, doanh số cho
vay của Ngân hàng tăng kéo theo cả thu hồi nợ và dƣ nợ cùng tăng, ngoài ra
dƣ nợ tăng còn do những khoản nợ trung dài hạn chƣa đến hạn trả. Xét đến dƣ
nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 88% tổng dƣ nợ cho vay, dƣ nợ cho
vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn trên 10% tổng dƣ nợ cho vay. Qua
đây thấy đƣợc cơ cấu tín dụng của Ngân hàng vẫn nghiêng về phía tín dụng
ngắn hạn, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm ƣu thế hơn, cho thấy Ngân hàng thực
hiện khá tốt chủ trƣơng hạn chế cho vay trung và dài hạn, tăng cƣờng cho vay
ngắn hạn. Đây cũng là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro khá tốt cho
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn dƣ nợ là ngắn hạn
thì thời gian đáo hạn các khoản nợ rất nhanh nên các khoản nợ này sẽ dễ dàng
trở thành những khoản nợ xấu nếu doanh nghiệp không thể hoàn trả kịp thời
gian.
Tóm lại, để có đƣợc kết quả khả quan nhƣ trên là do Ngân hàng chú
trọng quan hệ tín dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành
mạnh. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đƣợc điều hành chủ động, linh hoạt,
28
kịp thời, đảm bảo tuân thủ chỉ đạo của NHNN tăng trƣởng tín dụng đƣợc kiểm
soát chặt chẽ đồng thời kết hợp với kiểm soát chất lƣợng tín dụng để hoạt
động tín dụng của Ngân hàng an toàn và hiệu quả; góp phần bình ổn thị trƣờng
tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô phù hợp với diễn biến thị trƣờng và tình hình
nguồn vốn của Ngân hàng.
Bảng 4.2 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ theo thời hạn của BIDV
Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 - 2013
6 tháng đầu
năm 2012
Chỉ tiêu
DSCV
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
DSTN
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
Dƣ nợ
- Ngắn hạn
- Trung và dài hạn
6 tháng đầu
năm 2013
2.639.267
2.611.129
28.138
2.616.412
2.576.555
39.857
1.977.247
1.763.306
213.941
2.694.679
2.617.395
77.284
2.805.455
2.738.227
67.228
2.070.188
1.836.462
233.726
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2013/2012
Số tiền
%
55.412
2,10
6.266
0,24
49.146
174,66
189.043
7,23
161.672
6,27
27.371
68,67
92.941
4,70
73.156
4,15
19.785
9,25
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Nhìn chung, doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ
năm trƣớc. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đ ầu năm nay đạt
2.617.395 triệu đồng, tốc độ tăng 0,24 % so với 6 tháng đ ầu năm 2012. Còn
doanh số cho vay trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh với tốc độ
tăng là 174,66% so với cùng kỳ năm trƣớc, do chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay
của Chính phủ và NHNN đã tạo động lực cho việc vay vốn phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cùng với sự nỗ lực của Ngân
hàng trong việc áp dụng chính sách ƣu đãi đối với những khách hàng truyền
thống, khách hàng có định hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên, có quan hệ tín
dụng tốt, không có nợ cơ cấu, nợ quá hạn, trong đó ƣu tiên khách hàng mới,
khách hàng tiềm năng với mức lãi suất khá thấp nhằm để hỗ trợ doanh nghiệp.
Qua đó thấy đƣợc tín hiệu vui cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
nói riêng, kinh tế địa phƣơng nói chung. Các doanh nghiệp đã tiếp cận đƣợc
nguồn vốn vay ƣu đãi của Ngân hàng cần cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh để
phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn, giữ vững mối quan hệ tín dụng với Ngân
hàng. Trong năm 2012 việc thực hiện giảm lãi suất huy động và cho vay cùng
29
với việc thực hiện hạn mức tín dụng, đi đôi với đẩy mạnh thanh tra, giám sát, đã
tạo ra những tác động tích cực cho thị trƣờng tiền tệ năm 2013.
Để đảm bảo nguồn vốn luôn đƣợc lƣu thông hiệu quả thì Ngân hàng cần
có những biện pháp thu hồi đƣợc những khoản vay mà Ngân hàng đã giải ngân.
Tình hình thu nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đ ầu năm nay có xu hƣớng tăng
so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn của BIDV Cần
Thơ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ và tăng 6,27% so với cùng
kỳ năm 2012, doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng tăng lên. Do doanh số
cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm nay tăng đã dẫn đến sự tăng theo của
doanh số thu nợ ngắn hạn. Song song đó, doanh số thu nợ trung và dài hạn
trong 6 tháng đầu năm nay cũng tăng theo sự tăng lên của doanh số cho vay
trung dài hạn. Trong quá trình thực hiện cho vay thì thu nợ cũng là khâu quan
trọng đƣợc Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Thu nợ tăng cho thấy đó là tín hiệu
đáng mừng, nhờ cán bộ Ngân hàng đã tích cực trong việc theo dõi, giám sát,
đôn đốc khách hàng trả nợ cũng nhƣ sự hiệu quả trong điều kiện cấp tín dụng
đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã có
những biện pháp kịp thời tháo gỡ những khó khăn đối với khách hàng vay
vốn, giúp họ có điều kiện tiếp tục ổn định sản xuất, đảm bảo việc thu hồi nợ
một cách chắc chắn.
Do tốc độ doanh số cho vay tăng tƣơng đƣơng với tốc độ tăng của thu nợ
nên dƣ nợ tăng là điều hiển nhiên. Trong tổng dƣ nợ thì dƣ nợ từ nghiệp vụ
cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cũng nhƣ doanh số cho vay và
doanh số thu nợ. Cụ thể, dƣ nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng 73.156
triệu đồng, tƣơng đƣơng 4,15% so với cùng kỳ năm trƣớc; dƣ nợ trung dài hạn
6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng 19.785 triệu đồng, tƣơng đƣơng 9,25% so với
cùng kỳ năm 2012. Sự gia tăng dƣ nợ trung dài hạn của Ngân hàng trong 6
tháng đầu năm nay cho thấy bên cạnh việc chú trọng cho vay ngắn hạn, Ngân
hàng cũng quan tâm đến những khoản đầu tƣ dài hạn mặc dù nó chứa đựng
nhiều rủi ro hơn so với các khoản cho vay ngắn hạn nhƣng nó mang lại nguồn
thu cao cho Ngân hàng đồng thời tạo điều kiện gắn kết lâu dài hơn giữa Ngân
hàng và khách hàng. Mặc dù 6 tháng đầu năm nay tín dụng có xu hƣớng gia
tăng tuy mức độ tăng không cao nhƣng đã phần nào thể hiện đƣợc thị trƣờng
tiền tệ tiếp tục diễn biến theo xu hƣớng tích cực nhờ sự điều hành linh ho ạt
của NHNN.
4.1.2 Hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế
* Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Việc cho vay theo ngành kinh tế thể hiện mức độ đa dạng hóa hình thức
30
hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó giúp Ngân hàng phân tán đƣợc
rủi ro, đồng thời qua đó Ngân hàng có thể đầu tƣ vào những ngành tƣơng lai phát
triển mạnh. Nhìn chung, doanh số cho vay theo từng ngành kinh tế có sự biến
động qua các năm, cụ thể nhƣ sau:
Năm 2011
Năm 2010
Năm 2012
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hình 4.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ
giai đoạn 2010 - 2012
- Doanh số cho vay ngành công nghiệp năm 2011 tăng 1.021.992 triệu
đồng, tƣơng đƣơng 32,43% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng cao nhất (trên dƣới
60% tổng doanh số cho vay). Năm 2012 hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn
đã ảnh hƣởng đến doanh số cho vay ngành công nghiệp, giảm 515.994 triệu
đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 12,36% so với năm 2011. Do mấy năm nay
ngành này đã tăng thấp và chậm lại, ngoài những khó khăn ở cả đầu vào và đầu
ra, sản xuất còn mang nặng tính gia công nên phụ thuộc vào nhập khẩu, trang
thiết bị máy móc, kỹ thuật công nghệ còn thấp nên sức cạnh tranh yếu.
- Nông nghiệp là ngành kinh tế cần khuyến khích, phát triển trong giai
đoạn hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực hƣớng tới mục tiêu là
đến năm 2020 đƣa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm nông
nghiệp, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nƣớc và là ngành trong
31
lĩnh vực ƣu tiên theo chính sách của Chính phủ, đƣợc tạo điều kiện tiếp cận
nguồn vốn vay với mức lãi suất thấp. Do đó nó có xu hƣớng tăng trƣởng qua các
năm. Năm 2011 tăng 44.259 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ là 43,81% so với
năm 2010. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012 với tốc độ tăng là 131,19% so
với năm 2011. Nguyên nhân do Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng có thế mạnh về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng,
đánh bắt, chế biến thủy hải sản.
- Doanh số cho vay xây dựng năm 2010 và năm 2011 có tỷ trọng đứng ba
trên tổng doanh số cho vay (trên 13%), cao hơn ngành nông nghiệp và ngành
kinh tế khác. Nhƣng sang năm 2012 con số này đã giảm xuống chỉ còn chiếm
5,91% trên tổng doanh số cho vay, thấp hơn tỷ trọng của doanh số cho vay
nông nghiệp là 6,04% trong tổng doanh số cho vay. Do ảnh hƣởng từ thị
trƣờng bất động sản, là thị trƣờng gắn liền với ngành xây dựng đã làm cho
ngành này tăng trƣởng chậm. Mặt khác, doanh số cho vay nông nghiệp thì
tăng trƣởng qua các năm, còn doanh số cho vay xây dựng có sự tăng giảm
không đều qua các năm. Cụ thể, qua bảng số liệu (ở Phụ lục 1) ta thấy doanh
số cho vay xây dựng tăng vào năm 2011, mức tăng là 26,59% so với năm 2010
và giảm mạnh vào năm 2012, giảm 62,79% so với năm 2011. Nguyên nhân là
trong những năm gần đây thị trƣờng bất động sản bị đóng băng vì trƣớc đó đầu
tƣ dàn trải không hiệu quả cộng thêm việc hạn chế tăng trƣởng tín dụng nên
cho vay đối với lĩnh vực xây dựng vào giai đoạn này là không hiệu quả, vì thế
Ngân hàng hạn chế cho vay.
- Thƣơng nghiệp dịch vụ (TN – DV): phát triển thƣơng nghiệp dịch vụ
nhằm góp phần phát triển kinh tế, nâng cao mức sống ngƣời dân. Doanh số
cho vay thƣơng nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn 20% tổng doanh số cho vay
và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 1,53% so với năm 2010,
năm 2012 tăng 11,32% so với năm 2011. Cho thấy trong hoạt động thƣơng
nghiệp dịch vụ đã phát triển khá tốt các kênh lƣu thông phân phối với hệ thống
chợ, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ phát triển ngày càng nhiều.
- Ngoài các ngành chính ở trên, Ngân hàng còn mở rộng thị trƣờng hoạt
động sang ngành nghề khác nhằm phân tán rủi ro nhƣ vận tải, kho bãi hay
ngành truyền thông. Doanh số cho vay ngành kinh tế khác năm 2010 chiếm tỷ
trọng 6,05% tổng doanh số cho vay, có tỷ trọng đứng thứ ba trong tổng doanh
số cho vay, năm 2011 dƣờng nhƣ không cho vay đối với ngành nghề khác, năm
2012 đạt 18.320 triệu đồng, tỷ trọng đã giảm chỉ còn 0,33% tổng doanh số cho
vay, thấp nhất trong tổng doanh số cho vay. Cho thấy tỷ trọng của ngành khác
trong doanh số cho vay của Ngân hàng thấp và giảm dần qua từng năm.
32
* Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Nhìn chung công tác thu nợ của Ngân hàng qua ba năm tỷ lệ thuận với
doanh số cho vay và tỷ trọng thu nợ các ngành trong tổng doanh số thu nợ
cũng gần tƣơng đƣơng với tỷ trọng cho vay các ngành trên tổng doanh số cho
vay.
Năm 2010
Năm 2012
Năm 2011
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hình 4.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ
giai đoạn 2010 – 2012
- Cũng nhƣ tỷ lệ doanh số cho vay ngành công nghiệp, doanh số thu nợ
ngành công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ,
và có tỷ trọng tăng dần qua các năm, cho thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng
đối với ngành này tiến triển tốt.
- Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng
doanh số thu nợ của Ngân hàng năm 2010, nhƣng sang năm 2011, 2012 đã có sự
thay đổi doanh số thu nợ ngành nông nghiệp đã đứng thứ tƣ, do có sự thay đổi
giữa doanh số thu nợ ngành nông nghiệp và doanh số thu nợ ngành kinh tế khác.
33
Ngoài ra, doanh số thu nợ ngành này liên tục tăng, năm 2011 tăng mạnh tới
45.110 triệu đồng, tƣơng đƣơng 50,74% so với năm 2010. Năm 2012 tăng
47.851 triệu đồng, tƣơng đƣơng 35,70% so với năm 2011. Do doanh số cho vay
ngành này tăng dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng, bên cạnh đó do ý thức trả nợ
của ngƣời dân ngày càng nâng cao, vì muốn tạo uy tín với Ngân hàng để có thể
hợp tác lâu dài.
- Doanh số thu nợ ngành xây dựng biến động tăng giảm không đều qua ba
năm do sự ảnh hƣởng từ doanh số cho vay của ngành này, và chiếm tỷ trọng thứ
ba trong tổng doanh số thu nợ, tuy trong năm 2012 tỷ trọng doanh số cho vay
ngành này có giảm so với những năm trƣớc, nhƣng trong doanh số thu nợ, nó
vẫn giữ nguyên vị trí thứ ba. Cho vay xây dựng chủ yếu là các khoản vay trung
dài hạn, do các khoản vay thƣờng có giá trị lớn, rủi ro cao nhƣng do sự cố gắng
nỗ lực của các cán bộ tín dụng đã giúp công tác thu nợ đạt đƣợc kết quả khả
quan.
- Bên cạnh đó thƣơng nghiệp dịch vụ cũng là một lĩnh vực quan trọng
đƣợc Ngân hàng chú ý, thể hiện ở tỷ trọng đứng thứ hai trong doanh số cho vay
và doanh số thu nợ, cho thấy ngành này đang hoạt động rất có hiệu quả đã tạo
ra đƣợc nguồn vốn trả nợ Ngân hàng bằng chứng là chỉ tiêu doanh số thu nợ có
xu hƣớng tăng qua ba năm. Sự tăng trƣởng của ngành thƣơng nghiệp dịch vụ
góp phần thúc đẩy sản xuất, lƣu thông, phân phối hàng hóa phát triển và là
động lực cho phát triển kinh tế địa phƣơng.
- Đối với các ngành khác thì tình hình thu nợ có sự biến động tăng giảm
qua các năm. Năm 2011 giảm 85% so với năm 2010, năm 2012 thu nợ lại tăng
lên 9,24% so với năm 2011. Mặc dù trong những năm qua Ngân hàng gặp
không ít khó khăn nhƣ tình hình kinh tế tái lạm phát, bị siết chặt tín dụng đã
ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và
việc mở rộng đầu tƣ của Ngân hàng cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, từ những
chính sách, quy định của Chính phủ và NHNN đã làm cho Ngân hàng thận
trọng hơn trong công tác cho vay, đặt chất lƣợng tín dụng lên hàng đầu để
giảm bớt rủi ro; và cùng với sự nhiệt tình, phấn đấu của cán bộ tín dụng trong
công tác thu hồi nợ nên việc thu nợ diễn ra khá tốt.
* Dư nợ theo ngành kinh tế
Một ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phải nâng cao doanh số
cho vay, doanh số thu nợ mà còn phải quan tâm đến dƣ nợ. Dƣ nợ là chỉ tiêu
đánh giá quy mô tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hoạt
động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng. Tuy nhiên, không
có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng tín dụng cao bởi vì đằng sau
34
những khoản tín dụng đó còn có những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải
gánh chịu.
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hình 4.3 Dƣ nợ theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
- Nhìn chung dƣ nợ ngành công nghiệp tăng qua các năm. Năm 2011
tăng 368.226 triệu đồng tƣơng đƣơng 55,19% so với năm 2010 do trong năm
này doanh số cho vay tăng kéo theo sự tăng lên của thu nợ đối với ngành này
nên dẫn đến dƣ nợ tăng. Năm 2012 tăng 201.614 triệu đồng, tƣơng đƣơng
19,47% so với năm 2011, ở năm 2012 doanh số cho vay và thu nợ ngành này
đều giảm nhƣng dƣ nợ vẫn tăng, điều này cho thấy ngành này có nhu c ầu vay
vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Dƣ nợ ngành nông nghiệp tăng liên tục qua ba năm, là điều hiển nhiên
vì doanh số cho vay và thu nợ đều tăng. Cụ thể, năm 2011 dƣ nợ tăng 11.254
triệu đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 19,45% so với năm 2010. Sang năm
2012 con số này là 223.098 triệu đồng, tăng 153.984 triệu đồng, tƣơng ứng
với tỷ lệ tăng 222,80% so với năm 2011. Do đây là ngành nằm trong lĩnh vực
35
ƣu tiên nên có mức tăng trƣởng cao. Ngoài ra, về nguyên nhân chủ quan là
do Ngân hàng tập trung tăng trƣởng tín dụng các doanh nghiệp nuôi trồng,
xuất khẩu thủy sản lớn trên địa bàn bằng cách tiếp cận doanh nghiệp mới, áp
dụng chính sách ƣu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Còn về khách
quan thì ngành thủy sản là ngành phát triển mạnh từ năm 2010 đến giữa năm
2012 và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vùng nuôi trồng thủy
sản lớn nhất cả nƣớc.
- Dƣ nợ cho vay đầu tƣ xây dựng biến động tăng giảm qua các năm
cũng nhƣ doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Cụ thể, năm 2011 tăng
5,21% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 31% so với năm 2011. Vì cho vay
trong lĩnh vực này chủ yếu là cho vay trung dài hạn và trong năm 2012
doanh số cho vay và thu nợ đối với ngành nghề này đã giảm dẫn đến dƣ nợ
cũng giảm theo.
- Dƣ nợ đối với ngành thƣơng nghiệp dịch vụ trong ba năm không
ngừng tăng trƣởng, tốc độ tăng dƣ nợ năm 2011 so với năm 2010 là 16,67%
và năm 2012 tăng so với 2011 là 7,03%. Nguyên nhân tăng do các loại hình
dịch vụ nhƣ ăn uống, nhà nghỉ không ngừng phát triển ở thành phố trong
mấy năm nay, qua đó góp phần phát triển kinh tế. Do vậy mà Ngân hàng
tăng cƣờng cho vay đối với đối tƣợng này, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp
cận đƣợc nguồn vốn, mở rộng sản xuất làm cho dƣ nợ của ngành này tăng.
- Đối với các ngành khác thì dƣ nợ có xu hƣớng giảm qua ba năm.
Trong đó, dƣ nợ cho vay ngành khác giảm mạnh trong năm 2011 là do trong
năm này Ngân hàng không cho vay đối với ngành kinh tế này, vì đây là năm
thật sự khó khăn trong hoạt động của cả khách hàng vay vốn và Ngân hàng.
Và là nhóm ngành mang thu nhập thiếu ổn định nên khả năng trả nợ của
khách hàng thƣờng thấp và số lƣợng khách hàng đối với ngành khác cũng
tƣơng đối ít.
Tóm lại, dƣ nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua ba năm đều tăng,
cho ta thấy Ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng theo các ngành nghề
kinh tế khác nhau nhằm phân tán rủi ro và tỷ trọng của từng ngành đang dần
cố định, nhƣ vậy sẽ thuận lợi hơn trong chiến lƣợc cho vay của Ngân hàng.
4.1.3 Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ từ
năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
4.1.3.1 Phân tích chỉ tiêu hệ số thu nợ
Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng nhƣ
khả năng trả nợ vay của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố
36
ảnh hƣởng trực tiếp đến rủi ro của Ngân hàng. Trong những nguyên nhân gây
ra rủi ro cho Ngân hàng thì nguyên nhân đến từ phía khách hàng là một trong
những nguyên nhân chủ yếu. Hệ số thu nợ cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu
đƣợc từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số này càng cao càng tốt, thể hiện
khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả đồng thời cũng nói lên khả năng thu
hồi nợ của Ngân hàng tốt.
Bảng 4.3 Hệ số thu nợ của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
Chỉ
tiêu
Đơn vị tính
DSTN
Triệu đồng
5.025.311 5.884.174 5.331.797 2.616.412 2.805.455
DSCV
Triệu đồng
5.351.535 6.295.838 5.558.369 2.639.267 2.694.679
HSTN
%
2010
93,90
2011
93,46
2012
6 tháng
đầu 2012
95,92
99,13
6 tháng
đầu 2013
104,11
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hệ số thu nợ của Ngân hàng qua ba năm rất cao cho thấy công tác thu nợ
đạt hiệu quả và do tỷ lệ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng cao, vì khi cho vay
ngắn hạn khách hàng phải hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn nên hệ số
thu nợ cao. Năm 2010, hệ số này là 93,90%, đến năm 2011 con số này giảm
xuống còn 93,46%, do trong năm này doanh số cho vay tăng trƣởng (17,65%)
nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng của doanh số thu nợ (17,09%), hai con số này
cũng gần tƣơng đƣơng do đó hệ số thu nợ giảm không đáng kể. Sang năm 2012
hệ số này đã có sự gia tăng trở lại, đạt 95,92%. Thông qua chỉ tiêu này cho thấy
công tác thu nợ của Ngân hàng có hiệu quả cũng nhƣ công tác thẩm định tín
dụng là rất tốt. Đặc biệt là ở 6 tháng đầu năm nay hệ số thu hồi nợ trên 100%
do doanh số thu nợ trong đầu năm nay cao hơn doanh số cho vay, chứng tỏ
công tác thu nợ rất đƣợc Ngân hàng chú trọng. Ngân hàng nhận định trong thời
gian tới, kiểm soát chất lƣợng tín dụng, tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ đúng
hạn.
4.1.3.2 Phân tích chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển của vốn
cho vay tại Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này
càng lớn thì vòng quay của vốn càng nhanh, Ngân hàng sử dụng nguồn vốn
càng hiệu quả. Giữ cho vòng quay vốn tín dụng lớn, tức là thời gian thu hồi
vốn nhanh cũng góp phần làm hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Song
song đó cũng đóng góp làm tăng lợi nhuận tối ƣu cho Ngân hàng nhờ việc sử
dụng vốn có hiệu quả cao. Trong ba năm qua vòng quay vốn theo chiều hƣớng
37
giảm xuống do năm 2011 tốc độ tăng của dƣ nợ bình quân nhanh hơn so với
tốc độ tăng của thu nợ nên vòng quay vốn giảm. Sang năm 2012, dƣ nợ bình
quân vẫn tăng trong khi doanh số thu nợ giảm do đó vòng quay vốn giảm
nhiều hơn.
Bảng 4.4 Vòng quay vốn tín dụng của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2010
2011
2012
6 tháng
đầu 2012
6 tháng
đầu 2013
DSTN
Triệu
đồng
5.025.311 5.884.174 5.331.797 2.616.412 2.805.455
DNBQ
Triệu
đồng
1.369.970 1.748.560 2.067.678 1.965.820 2.125.576
Vòng quay
vốn tín dụng
Vòng
3,67
3,37
2,58
1,33
1,32
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Vòng quay vốn tín dụng 6 tháng đầu năm 2013 gần tƣơng đƣơng so với
cùng kỳ năm trƣớc do tốc độ tăng doanh số thu nợ cũng tƣơng đƣơng với tốc
độ tăng dƣ nợ bình quân. Nhƣng nhìn chung vòng quay vốn tín dụng của Ngân
hàng đều lớn hơn một cho thấy việc sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả.
Và vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng ở mức khá cao chứng tỏ Ngân
hàng cấp tín dụng chủ yếu trong ngắn hạn đáp ứng đầy đủ kịp thời nguồn vốn
tạm thời thiếu hụt của khách hàng. Qua đó ta thấy, tốc độ luân chuyển vốn của
Ngân hàng cũng tƣơng đối nhanh.
4.1.3.3 Phân tích Dư nợ/Nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động.
Nó giúp so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với vốn huy động đƣợc.
Bảng 4.5 Dƣ nợ/Nguồn vốn huy động của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2010
2011
2012
6 tháng
đầu 2012
6 tháng
đầu 2013
Dƣ nợ
Triệu
đồng
1.542.728 1.954.392 2.180.964 1.977.247 2.070.188
Vốn huy động
Triệu
đồng
1.004.870 1.077.947 1.478.843 1.163.264 1.511.051
Dƣ nợ/Vốn
huy động
Lần
1,54
1,81
1,47
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
38
1,70
1,37
Chỉ tiêu này quá cao cho thấy Ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh kho ản.
Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này quá thấp có thể là Ngân hàng chƣa tận dụng hết
nguồn vốn, hiệu quả không cao. Qua bảng số liệu cho thấy chỉ tiêu này biến
động tăng giảm qua ba năm nhƣng nhìn chung chỉ tiêu này ở mức khá cao luôn
lớn hơn một, do là Chi nhánh nên Ngân hàng hoạt động chủ yếu là cho vay nên
có chỉ tiêu này cao. Vốn tự huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và
Ngân hàng đã giải quyết bằng cách sử dụng một lƣợng tƣơng đối lớn vốn điều
chuyển từ Hội sở với khoản chi phí phải trả cao. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu
năm 2013 chỉ tiêu này là 1,37 giảm so với cùng kỳ năm 2012 thì chỉ tiêu này
tới 1,70 do tốc độ tăng của dƣ nợ trong 6 tháng đầu năm nay tăng thấp hơn so
với tốc độ tăng của vốn huy động. Nhƣ vậy tình hình huy động vốn của Ngân
hàng đã đƣợc cải thiện hơn thể hiện qua việc chỉ tiêu này giảm mạnh.
4.1.3.4 Phân tích Dư nợ/Tổng tài sản
Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản, tức là
thông qua chỉ số này ta có thể biết đƣợc tài sản của Ngân hàng sử dụng có hiệu
quả hay không. Ngoài ra, chỉ số này còn giúp xác định quy mô ho ạt động tín
dụng của Ngân hàng.
Nhìn vào bảng số liệu 4.6 cho thấy qua ba năm chỉ tiêu này của Ngân
hàng đều đạt tỷ lệ rất cao tức là tài sản của Ngân hàng đƣợc sử dụng có hiệu
quả, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng tài sản của
Ngân hàng, chứng tỏ hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận khá lớn cho Ngân
hàng. Cụ thể, ta thấy hầu nhƣ trên 94% tài sản của Ngân hàng đầu tƣ vào hoạt
động tín dụng, cao nhất là vào năm 2011.
Bảng 4.6 Dƣ nợ/Tổng tài sản của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6
năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2010
2011
2012
6 tháng
đầu 2012
6 tháng
đầu 2013
Dƣ nợ
Triệu
đồng
1.542.728 1.954.392 2.180.964 1.977.247 2.070.188
Tài sản
Triệu
đồng
1.624.293 2.007.481 2.308.078 2.045.658 2.122.568
Dƣ nợ/Tài sản
%
94,98
97,36
94,49
96,66
97,53
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Con số này tăng lên vào năm 2011 97,36%, là do sự tăng lên của dƣ nợ
vào năm này cao hơn mức tăng của tổng tài sản, con số này có nghĩa là cứ 100
đồng tài sản thì đã đầu tƣ vào hoạt động tín dụng là 97,36 đồng. Và trong 6
39
tháng đầu năm nay chỉ tiêu này cũng rất cao tới 97,53%. Chỉ tiêu này cao phản
ánh hiệu quả của một đồng tài sản tham gia vào quá trình cho vay của Ngân
hàng trong 6 tháng đầu năm nay khá tốt. Việc tập trung vào hoạt động tín dụng
quá nhiều nhƣ vậy, biết rằng ngoài việc nó mang lại lợi nhuận cao cho Ngân
hàng nhƣng rủi ro mà nó mang lại cũng không hề nhỏ. Nhƣng do là Chi nhánh
nên việc đầu tƣ không ngoài hoạt động tín dụng đƣợc.
4.2 PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CẦN THƠ QUA BA
NĂM 2012-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1 Phân tích nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
Với ý nghĩa là nợ cần chú ý, thời gian quá hạn dƣới 90 ngày hoặc đánh
giá theo tỷ lệ tổn thất giá trị nợ gốc, mức độ suy giảm khả năng trả nợ thì
không nên chủ quan với nợ nhóm 2 mà phải cảnh báo sớm mức độ rủi ro tín
dụng để có biện pháp ngay từ đầu, không để kéo dài thời gian quá hạn, dễ dẫn
đến nguy cơ nợ xấu.
Bảng 4.7 Tình hình nhóm nợ cần chú ý của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013
Đơn vị
6 tháng
6 tháng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
tính
đầu 2012 đầu 2013
Triệu
Nợ nhóm 2
145.992
116.877
190.964
159.467
194.915
đồng
Dƣ nợ
Nhóm 2/Dƣ nợ
Triệu
đồng
%
1.542.728 1.954.392 2.180.964 1.977.247 2.070.188
9,46
5,98
8,76
8,07
9,42
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Về tỷ trọng nợ cần chú ý trong tổng dƣ nợ biến động tăng giảm qua ba
năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2011. Đến 6 tháng đ ầu năm nay tỷ trọng
nợ cần chú ý đã tăng trở lại là là 9,42% trong tổng dƣ nợ, so với cùng kỳ năm
trƣớc tỷ lệ này là 8,07%. Mặc dù nhóm nợ cần chú ý chƣa đƣợc tính vào nợ
xấu nhƣng chỉ cần các khoản nợ này quá hạn trên 90 ngày hoặc các khách
hàng có thêm một khoản nợ bị chuyển vào nhóm rủi ro cao hơn thì kho ản nợ
đó sẽ bị phân thành nợ xấu, do đó có thể nói nó là nợ xấu tiềm ẩn. Tỷ lệ nhóm
nợ cần chú ý cao cũng là một tín hiệu đáng lƣu ý và ở đây nợ cần chú ý của
Ngân hàng trên dƣ nợ cho vay chiếm một tỷ lệ tƣơng đối, do đó Ngân hàng
cần cảnh báo sớm nhóm nợ này, phải kiểm tra trực tiếp và thu thập thông tin
về khách hàng để biết nguyên nhân nào dẫn đến khách hàng chậm trả lãi hoặc
gốc, ngoài ra cần tìm hiểu xem nguồn trả nợ của khách hàng là từ đâu. Việc
40
phát hiện sớm sẽ có tác động tích cực cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng, kịp
thời gian khắc phục, giúp cả hai bên cùng thông đ ạt lẫn nhau tìm ra giải pháp
xử lý, nhằm phòng tránh rủi ro.
4.2.2 Phân tích nợ xấu của Ngân hàng
4.2.2.1 Nợ xấu theo thời hạn
Nợ xấu luôn là vấn đề mà các nhà quản trị ngân hàng quan tâm hàng đ ầu.
Do đó trong công tác quản trị rủi ro, Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để
phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu đến mức thấp nhất. Nợ xấu là biểu
hiện của sự tồn tại rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Do đó Ngân hàng cần nắm rõ nợ xấu phát sinh từ khoản nào, nguyên nhân
phát sinh nợ xấu để từ đó có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.
Bảng 4.8 Nợ xấu theo thời hạn của BIDV Cần Thơ qua ba năm 2010-2012
Chỉ tiêu
2010
2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
2012
Số tiền
Ngắn hạn
43.672
41.233
39.919
Trung và
dài hạn
15.256
3.469
Tổng
58.928
44.702
(2.439)
%
Số tiền
%
(5,58)
(1.314) (3,19)
18.267
(11.787) (77,26)
14.798 426,58
58.186
(14.226) (24,14)
13.484
30,16
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Qua bảng số liệu thấy rằng, nợ xấu của Ngân hàng biến động tăng giảm
qua ba năm, cụ thể năm 2011 giảm 24,14% so với năm 2010, sang năm 2012
nợ xấu tăng 30,16% so với năm 2011. Đây cũng là tình hình chung của hệ
thống ngân hàng trong thời gian này, việc gia tăng nợ xấu sẽ kéo theo việc
Ngân hàng phải tăng cƣờng trích lập dự phòng rủi ro cho các kho ản nợ này
làm hạn chế nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong đó, nợ
xấu chủ yếu tập trung ở các khoản vay ngắn hạn. Điều đó cho thấy việc tăng
trƣởng tín dụng ngắn hạn thì đi đôi với nó là rủi ro tăng theo, nợ xấu phát sinh
là điều không tránh khỏi. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn giảm 5,58% và nợ xấu
trung dài hạn giảm nhiều hơn, tới 77,26% so với năm 2010. Chính điều này đã
làm cho nợ xấu trong năm 2011 giảm mặc dù trong năm này suy thoái kinh tế
ảnh hƣởng nhiều đến tình hình tài chính của khách hàng cũng nhƣ hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng. Nhƣng do Ngân hàng đã tăng cƣờng công tác xử
lý rủi ro tín dụng, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng theo thông lệ
41
quốc tế với các biện pháp giảm nợ xấu đƣợc tăng cƣờng một cách hiệu quả
nên nợ xấu trong năm này đƣợc cải thiện hơn trƣớc. Đến năm 2012 nợ xấu
ngắn hạn vẫn tiếp tục giảm nhẹ 3,19% nhƣng nợ xấu trung dài hạn lại tăng
mạnh 426,58% so với năm 2011, ảnh hƣởng đến nợ xấu tăng trong năm 2012.
Nợ xấu trung dài hạn tăng mạnh là do tình hình kinh tế thế giới biến động
phức tạp, thƣơng mại sụt giảm mạnh, tăng trƣởng toàn cầu thấp. Nền kinh tế
Việt Nam không nằm ngoài xu hƣớng chung của nền kinh tế thế giới, các
doanh nghiệp trong nƣớc phải gánh chịu sự tác động lớn từ thực trạng chung
của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút, đặc biệt ở một số
ngành nhƣ: bất động sản, xây dựng chủ yếu là những món vay trung dài hạn,
do đó dẫn đến nguồn thu dùng để trả nợ vay giảm, các khoản vay bị quá hạn
trả nợ, chuyển nợ xấu gia tăng so với năm 2011.
Bảng 4.9 Nợ xấu theo thời hạn của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
6 tháng đầu
năm 2012
6 tháng đầu
năm 2013
39.269
2.197
41.466
84.628
62.511
147.139
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2013/2012
Số tiền
%
45.359
115,51
60.314 2.745,29
105.673
254,84
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Nhìn chung, tình hình nợ xấu 6 tháng đ ầu năm nay vẫn chƣa đƣợc cải
thiện, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 254,84% so với cùng kỳ năm 2012,
trong đó chủ yếu là do nợ xấu trung dài hạn tăng mạnh, nợ xấu trung dài hạn 6
tháng đầu năm 2013 chiếm 42,48% trong tổng nợ xấu, tỷ lệ này đã tăng so với
cùng kỳ năm trƣớc (5,30%). Nguyên nhân là do điều kiện kinh doanh ngày
càng khó khăn, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chuyển biến tiêu cực,
những khoản nợ mới đến hạn nhƣng doanh nghiệp không có khả năng trả nợ
đúng hạn khiến nợ xấu gia tăng. Do đó, Ngân hàng phải chú ý nhiều hơn đến
khoản cho vay này, thƣờng xuyên đôn đốc và tích cực thu hồi nợ khi đến hạn,
chú trọng thu hồi các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, nếu nhận thấy món vay
không thể thu hồi đƣợc thì có thể xử lý các khoản vay đó bằng cách phát mãi
tài sản; nhằm đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ngày một ổn định và đem lại
hiệu quả tốt cán bộ Ngân hàng cần sàng lọc kỹ quá trình cho vay.
4.2.2.2 Nợ xấu theo ngành kinh tế
Việc phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế sẽ làm cho Ngân hàng nắm
đƣợc số nợ xấu đang tập trung ở nhóm ngành nào, nhằm giúp Ngân hàng có
42
cái nhìn tổng quan hơn về đối tƣợng gây ra rủi ro tín dụng và đƣa ra chính
sách quản lý cụ thể và hiệu quả cho từng ngành bởi lẽ tùy theo điều kiện mà
Ngân hàng có chính sách ƣu tiên cho vay đối với từng ngành khác nhau.
Bảng 4.10 Nợ xấu theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
2010
2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
2012
Số tiền
%
Số tiền
%
26.594 5.329,46
CN
387
499
27.093
112
28,94
NN
9.467
-
3.780
(9.467)
-
3.780
-
XD
36.473
7.599
4.303
(28.874)
(79,17)
(3.296)
(43,37)
TN-DV
12.601 36.604
22.520
24.003
190,48
(14.084)
(38,48)
-
490
-
-
490
-
58.928 44.702
58.186
(14.226)
(24,14)
13.484
30,16
Khác
Tổng
-
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rủi ro tập trung vào chủ yếu vào ngành xây
dựng, thƣơng nghiệp dịch vụ và công nghiệp do cơ cấu cho vay đối với các
ngành này chiếm tỷ trọng khá cao nên có nhiều nợ xấu, ngành nông nghiệp rủi
ro thấp nhất và ngành nghề khác hầu nhƣ không có rủi ro.
Ngành công nghiệp nợ xấu biến động theo chiều hƣớng tiêu cực qua ba
năm đặc biệt là ở năm 2012. Tỷ trọng nợ xấu ngành này trong năm 2010, 2011
chỉ chiếm trên dƣới 1% trong tổng nợ xấu và năm 2011 tăng 112 triệu đồng
tƣơng đƣơng 28,94% so với năm 2010. Sang năm 2012 tỷ trọng nợ xấu đã
tăng lên dẫn đầu 46,56% trong tổng nợ xấu và tăng mạnh so với năm 2011 tới
5.329,46%. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn cùng với cú
sốc cung (giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhƣ điện, xăng dầu làm cho chi phí
đầu vào của doanh nghiệp tăng lên), thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm khó khăn,
dẫn đến kinh tế đình trệ nên làm suy giảm khả năng trả nợ đúng hạn của doanh
nghiệp điều này sẽ dẫn đến thanh khoản của Ngân hàng giảm. Do đó Ngân
hàng cần chú ý đặc biệt quan tâm và đôn đốc thu nợ đối với ngành này.
Năm 2010, tỷ trọng nợ xấu ngành nông nghiệp đứng thứ ba, chiếm tỷ
trọng 16,07% trong tổng nợ xấu, năm 2011 rủi ro đối với ngành này hầu nhƣ là
không có, có lẽ là do trong năm này để giữ vững sản lƣợng và nâng cao chất
lƣợng, thu nhập, ngƣời nông dân đã đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp kỹ thuật
vào sản xuất nhằm giảm chi phí, cải tiến sản xuất theo hƣớng hiện đại, hội nhập
43
gắn việc sản xuất với việc tiêu thụ sản phẩm nên giúp nông dân có thu hoạch
cao và có tiền để trả nợ ngân hàng làm giảm nợ xấu, bên cạnh đó còn phải kể
đến sự cố gắng theo dõi, đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, đến
năm 2012, nợ xấu lại gia tăng, tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu ngành này trong năm
2012 đã giảm, chỉ chiếm 6,50% trong tổng nợ xấu. Năm 2012 đƣợc xem là năm
nền kinh tế có nhiều biến động, thời tiết thất thƣờng, giá cả nông sản biến động
theo chiều hƣớng xấu, ngƣời dân dù đã cố gắng trả nợ cho ngân hàng nhƣng vẫn
không đạt đƣợc kết quả khả quan.
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hình 4.4 Nợ xấu theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
Đối với ngành xây dựng nợ xấu có xu hƣớng giảm qua các năm, trong
năm 2010 tỷ trọng ngành này cao nhất, chiếm 61,89% trong tổng nợ xấu, vì đa
số nguồn trả nợ là giá trị thi công các công trình nhƣng tình hình xây dựng các
công trình thƣờng kéo dài, thời gian thanh toán chậm nên ảnh hƣởng đến chất
lƣợng tín dụng và trả nợ vay. Sang năm 2011 tỷ trọng chỉ còn 17% và năm
2012 là 7,40% (trên tổng nợ xấu). Năm 2011 nợ xấu giảm mạnh 79,17% so
44
với năm 2010, năm 2012 tiếp tục giảm 43,37% so với năm 2011. Điều này
phải kể đến sản phẩm tài trợ liên kết bốn nhà đầu tƣ giữa BIDV với các chủ
đầu tƣ – nhà thầu – nhà cung cấp vật liệu xây dựng để tháo gỡ khó khăn cho
ngành bất động sản, làm tƣơi mới hơn trong ngành này.
Cũng chiếm tỷ trọng nợ xấu khá cao nhƣ ngành xây dựng nhƣng khác ở
chỗ nợ xấu ngành thƣơng nghiệp dịch vụ lại có chiều hƣớng biến động tăng
giảm qua ba năm. Cụ thể tỷ trọng nợ xấu năm 2010 là 21,38%, bƣớc sang năm
2011 dẫn đầu tỷ trọng nợ xấu tới 81,88% nhƣng năm 2012 tỷ trọng nợ xấu
ngành này đã giảm trở lại, chiếm 38,70% tổng nợ xấu. Và nợ xấu năm 2012
cũng giảm 38,48% so với năm 2011, cho thấy các khoản nợ xấu đã đƣợc thanh
toán, tuy vẫn còn nhƣng đã giảm đi rất nhiều.
Nợ xấu ngành khác trong năm 2010, 2011 hoàn toàn không có, năm 2012
nợ xấu là 490 triệu đồng, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nợ xấu (0,84%).
4.2.2.3 Nợ xấu theo nhóm nợ
Phân tích nợ xấu theo nhóm nợ giúp Ngân hàng xác định đƣợc mức độ
rủi ro của các khoản tín dụng, từ đó Ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng
để đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng.
Bảng 4.11 Nợ xấu theo nhóm nợ của BIDV Cần Thơ qua ba năm 2010-2012
Chỉ tiêu
2010
2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
2012
Số tiền
%
Số tiền
%
12.762
86,55
16,81
5.147
38,52
Nhóm 3
28.006
14.746
27.508
(13.260) (47,35)
Nhóm 4
11.439
13.362
18.509
Nhóm 5
19.483
16.594
12.169
(2.889) (14,83)
(4.425)
(26,67)
Nợ xấu
58.928
44.702
58.186
(14.226) (24,14)
13.484
30,16
1.923
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Nhìn tổng thể ta thấy nợ nhóm 3 có sự biến động tăng giảm qua các năm,
nợ nhóm 4 thì theo chiều hƣớng tăng lên và nợ nhóm 5 là nhóm nợ có mức rủi
ro cao nhất thì lại có xu hƣớng giảm qua ba năm. Cụ thể:
Năm 2011, nợ nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) giảm 13.260 triệu đồng
tƣơng đƣơng 47,35% so với năm 2010. Về tỷ trọng thì khoản nợ này chiếm
cao nhất trong tổng nợ xấu (trên dƣới 40% trong tổng nợ xấu). Nợ nhóm 4 (nợ
nghi ngờ) tăng 16,81% so với năm 2010, khoản nợ này tăng là do một phần nợ
quá hạn năm trƣớc và nợ nhóm 3 chuyển sang. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng
45
mất vốn) thì giảm 14,83% (năm 2011 so với năm 2010), đây là nhóm nợ có
mức độ rủi ro cao nhất, có xu hƣớng giảm và tỷ trọng cũng giảm dần qua các
năm, là dấu hiệu đáng mừng. Trong năm 2011, sự tăng lên của nợ nhóm 4 thấp
hơn sự giảm xuống của nợ nhóm 3 và nhóm 5 nên điều này dẫn đến nợ xấu
năm 2011 giảm, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đƣợc triển khai
khá tốt, Ngân hàng đã thƣờng xuyên rà soát để phát hiện kịp thời các khách
hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính hoặc có nguy cơ không trả đƣợc nợ để
chuyển nhóm nợ và lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý.
Sang năm 2012, nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn lại tăng lên 86,55% so với
năm 2011. Nợ nghi ngờ tiếp tục tăng 38,52% so với năm 2011, còn nợ có khả
năng mất vốn lại giảm 26,67% so với năm 2011. Tỷ trọng nhóm nợ này đứng
thứ nhì trong hai năm 2010 và 2011 (trên 33% trong tổng nợ xấu), nhƣng sang
năm 2012 đã có sự thay đổi giữa nhóm nợ này và nợ nghi ngờ (tỷ trọng nợ
nhóm 4 là 31,81% còn nợ nhóm 5 là 20,91% trong tổng nợ xấu năm 2012).
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Hình 4.5 Nợ xấu theo nhóm nợ của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012
Trong năm 2012 tuy nợ nhóm 5 giảm là dấu hiệu đáng mừng vì đây là
những khoản nợ khó có khả năng thu hồi làm hao hụt nguồn vốn của Ngân
hàng và Ngân hàng phải trích lập dự phòng 100%, nhƣng nợ nhóm 3 và nhóm
4 tăng làm cho nợ xấu trong năm này tăng lên. Nợ xấu tăng là do sự biến động
của nền kinh tế, doanh nghiệp thật sự khó khăn để trả nợ đúng hạn, do gặp
nhiều trở ngại làm cho việc thu hồi vốn bị kéo dài thời gian, đã ảnh hƣởng
không nhỏ đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng và mặt khác đó là hệ quả
của việc có một thời gian dài các Ngân hàng đua nhau chạy theo lợi nhuận
bằng việc duy trì chính sách tín dụng qua nhiều năm.
46
Bảng 4.12 Nợ xấu theo nhóm nợ của BIDV Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013
6 tháng đầu
năm 2012
Chỉ tiêu
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Nợ xấu
6 tháng đầu
năm 2013
10.095
11.474
19.897
41.466
115.579
5.793
25.767
147.139
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 6 tháng
đầu năm 2013/2012
Số tiền
%
105.484 1.044,91
(5.681)
(49,51)
5.870
29,50
105.673
254,84
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Qua bảng số liệu trên ta thấy rủi ro tín dụng của Ngân hàng 6 tháng đầu
năm 2013 có sự chuyển biến theo hƣớng xấu đi. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013
nhóm nợ dƣới tiêu chuẩn tăng mạnh. Nợ nghi ngờ tuy có giảm nhƣng so với
sự tăng lên của nợ dƣới tiêu chuẩn thì còn là một con số rất nhỏ. Nợ có khả
năng mất vốn tăng 29,50% so với cùng kỳ năm 2012, là nhóm nợ chiếm tỷ
trọng cũng khá cao trong 6 tháng đ ầu năm 2012 (47,98% trên tổng nợ xấu)
nhƣng đến 6 tháng đầu năm nay tỷ trọng của khoản nợ này đã giảm đi rất
nhiều (17,51%). Đối với những khoản nợ này gần nhƣ bản thân khách hàng
không còn khả năng thanh toán, Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản đảm bảo để thu
hồi vốn. Với tình hình nợ xấu ngày càng tăng một phần là do ảnh hƣởng sự
biến động của nền kinh tế nên Ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát
chặt chẽ các khoản nợ này.
4.2.2.4 Phân tích tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu là một trong những rủi ro ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của Ngân
hàng, nợ xấu thể hiện rất rõ chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng, nếu Ngân
hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lƣợng tín dụng không đ ảm bảo và gặp rủi ro
tín dụng.
Bảng 4.13 Tỷ lệ nợ xấu của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Nợ xấu
Triệu
đồng
Dƣ nợ
Triệu
đồng
Tỷ lệ nợ xấu
%
2010
58.928
2011
2012
44.702
58.186
6 tháng
đầu 2012
6 tháng
đầu 2013
41.466
147.139
1.542.728 1.954.392 2.180.964 1.977.247 2.070.188
3,82
2,29
2,67
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
47
2,10
7,11
Tỷ lệ nợ xấu năm 2010 là 3,82%, bƣớc sang năm 2011 và năm 2012, tỷ
lệ nợ xấu của Ngân hàng đã đƣợc kiểm soát ở mức dƣới 3%. Tỷ lệ này thấp so
với năm 2010 cho thấy chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng đã phần nào đƣợc
cải thiện. Tiếp tục phát huy, Ngân hàng đã đƣa t ỷ lệ nợ xấu giảm xuống dƣới
mức quy định, là sự tích cực trong công tác thu hồi nợ cũng nhƣ sự kiểm soát
chặt chẽ các khoản nợ để tránh chuyển sang tình trạng xấu hơn, do đó kiểm
soát rủi ro tín dụng luôn là vấn đề đáng đƣợc quan tâm hàng đ ầu. Nhƣng đến 6
tháng đầu năm nay quy mô nợ xấu đã lên tới mức báo động 7,11%, cao hơn
rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái chỉ có 2,10%. Tình hình nợ xấu đáng báo
động từ hồi cuối năm 2012, việc Ngân hàng tăng nợ xấu là do doanh nghiệp
suy yếu, không phục hồi dẫn đến không trả đƣợc nợ cho Ngân hàng, làm phát
sinh nợ xấu ở Ngân hàng và vấn đề này không chỉ riêng Ngân hàng mà còn
phát sinh ở nhiều ngân hàng khác do đó ảnh hƣởng đến nền kinh tế. Trƣớc hết,
phải kể đến đó là nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản do hệ lụy của một quá
trình phát triển nóng và các khoản vay khác đƣợc thế chấp bằng bất động sản
cũng đang chịu ảnh hƣởng lớn từ việc sụt giảm của thị trƣờng nhà đất. Ngoài
ra, nợ xấu cũng đến từ khoản cho vay sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vay
tiền sản xuất, nhƣng đầu ra khó khăn, hàng tồn kho, vốn đọng và dẫn đến
doanh nghiệp không có tiền trả Ngân hàng. Bên cạnh đó còn có khoản nợ đến
từ nợ đọng trong ngành xây dựng.
4.2.3 Phân tích hệ số khả năng mất vốn
Hệ số này phản ánh mỗi đồng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng thì có bao
nhiêu đồng có khả năng không thu hồi đƣợc. Hệ số này càng cao càng cho
thấy khả năng gặp rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rất lớn.
Bảng 4.14 Hệ số khả năng mất vốn của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến
tháng 6 năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Nhóm 5
Triệu
đồng
Dƣ nợ
Triệu
đồng
Nhóm 5/Dƣ nợ
%
2010
2011
2012
19.483
16.594
12.169
6 tháng
đầu 2012
6 tháng
đầu 2013
19.897
25.767
1.542.728 1.954.392 2.180.964 1.977.247 2.070.188
1,26
0,85
0,56
1,01
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên dƣ nợ
cho vay của Ngân hàng năm 2010 ở mức cao 1,26%. Nguyên nhân là do trong
48
1,24
năm này tình trạng nền kinh tế không ổn định, chính sách thắt chặt tiền tệ đẩy
lãi suất cho vay lên cao, và nợ xấu dễ xảy ra. Năm 2011 tuy có giảm xuống
nhƣng cũng xấp xỉ mức 1% trên dƣ nợ cho vay (0,85%). Tuy nhiên so với năm
2011 thì năm 2012 tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng đã giảm còn
0,56%, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm dần qua ba năm là tốt. Do nợ có khả năng
mất vốn có xu hƣớng giảm dần qua các năm, còn dƣ nợ cho vay thì theo chiều
hƣớng tăng dần. Nhƣng đến 6 tháng đầu năm nay tỷ lệ này đã tăng (1,24% trên
dƣ nợ cho vay) so với cùng kỳ năm trƣớc (1,01%). Đối với những khoản nợ
này mà nói thì bản thân khách hàng gần nhƣ không còn khả năng thanh toán
nên Ngân hàng đẩy mạnh tự xử lý bằng cách gia tăng đòi nợ, giãn nợ hoặc
khoanh nợ cho các đối tƣợng khách hàng.
4.2.4 Phân tích hệ số dự phòng rủi ro tín dụng
Để đánh giá tình hình đảm bảo an toàn tín dụng tại Ngân hàng cần xem
xét chỉ tiêu dự phòng rủi ro tín dụng trên dƣ nợ cho vay của Ngân hàng giai
đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013.
Bảng 4.15 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV Cần Thơ từ năm 2012
đến tháng 6 năm 2013
Đơn vị
6 tháng
6 tháng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
tính
đầu 2012 đầu 2013
Dự phòng rủi
Triệu
7.381
25.000
31.914
7.000
2.000
ro tín dụng
đồng
Dƣ nợ
Hệ số dự
phòng rủi ro
Triệu
đồng
%
1.542.728 1.954.392 2.180.964 1.977.247 2.070.188
0,48
1,28
1,46
0,35
0,10
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
Nhìn chung chi phí dự phòng rủi ro tín dụng theo chiều hƣớng tăng lên
qua ba năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011, tăng 17.619 triệu đồng
(tƣơng ứng với tỷ lệ là 238,71%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 6.914 triệu
đồng (tƣơng đƣơng 27,66%) so với năm 2011. Sở dĩ chi phí dự phòng tăng
nhiều nhƣ vậy là do trong những năm này các doanh nghiệp kinh doanh gặp
khó khăn sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng nên Ngân hàng chấp
nhận giảm lợi nhuận trong năm 2011, 2012, tăng trích lập dự phòng để đảm
bảo an toàn. Vì chi phí dự phòng tăng nên hệ số dự phòng rủi ro tín dụng của
Ngân hàng cũng tăng dần qua ba năm. Năm 2010 là 0,48%, năm 2011 là
1,28% và năm 2012 là 1,46%. Cụ thể cứ 100 đồng cho vay thì lần lƣợt có 0,48
đồng, 1,28 đồng và 1,46 đồng đƣợc đảm bảo an toàn qua các năm 2010, 2011
49
và 2012. Việc trích lập dự phòng trong 6 tháng đ ầu năm nay thấp hơn so với
cùng kỳ năm 2012 có lẽ một phần do giá trị tài sản đảm bảo của các món vay
cao hoặc có thể do các khoản dự phòng chƣa đƣợc trích lập đủ do chƣa đến
thời điểm cuối năm.
4.3 TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA CÁC NG ÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ CẦN THƠ
Tổng quan về tình hình nợ xấu của các ngân hàng bao gồm: Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (BIDV Cần Thơ);
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (Vietinbank);
Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam, chi nhánh Cần Thơ (Southern bank) và Ngân
hàng TMCP Đông Nam Á, chi nhánh Cần Thơ (Seabank).
Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hình 4.6 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Vietinbank có dƣ nợ tăng giảm qua ba năm còn nợ xấu thì không ngừng
tăng lên, trong đó nợ xấu tăng mạnh vào năm 2012 (Phụ lục 2). Tuy nhiên xét
về tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ của Ngân hàng này thì rất nhỏ, không đáng kể (năm
2010 là 0,03%, năm 2011 là 0,04% và năm 2012 là 0,10%). Tiếp theo đó, dƣ
nợ cho vay của Southern bank cũng biến động tăng giảm qua ba năm và nợ
xấu cũng không ngừng tăng lên, tỷ lệ nợ xấu trên dƣới 2%. Khác với hai ngân
hàng trên, Seabank có dƣ nợ theo chiều hƣớng giảm dần và nợ xấu thì biến
động tăng giảm qua ba năm, đáng chú ý nhất là tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng
này tăng lên rất nhanh vào năm 2011 và 2012 lần lƣợt là 5,43% và 5,38%
trong khi đó năm 2010 tỷ lệ này chỉ có 0,11%.
50
Trong năm 2010, tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các ngân hàng này là
BIDV Cần Thơ với mức tăng đến 3,82%. Tiếp theo là Southern bank với mức
tăng nợ xấu trên dƣ nợ là 1,09%. Kế đến là Seabank (0,11%). Chỉ riêng
Vietinbank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất 0,03%. Nhƣng sang năm
2011 và 2012 thì Seabank là ngân hàng có tốc độ tăng cao nhất với tỷ lệ nợ
xấu ở mức báo động (trên 5%). Tiếp đến là BIDV Cần Thơ và Southern bank
với tỷ lệ nợ xấu trên 2% và thấp nhất vẫn là Vietinbank. Qua đây cho thấy ba
Ngân hàng này kiểm soát nợ xấu tốt, tỷ lệ nợ xấu đƣợc duy trì ở mức dƣới 3%.
Nợ xấu là sự tồn tại tất yếu trong hoạt động ngân hàng. Nhƣng sự tồn tại của
nợ xấu thật sự nguy hiểm khi nó vọt lên ngƣỡng cao, và tốc độ gia tăng của nợ
xấu trong vài năm trở lại đây của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần
Thơ chƣa tới mức báo động, song các ngân hàng nên xử lý sớm và quyết liệt
vấn đề nợ xấu để không gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong chƣơng này đã phân tích về tình hình rủi ro tín dụng của BIDV
Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. Ta thấy hoạt động tín
dụng của Ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác cho vay
cũng nhƣ thu nợ, thể hiện ở hệ số thu nợ cao. Về nợ xấu phân tích theo thời
hạn, theo ngành nghề và theo nhóm nợ trong đó nợ dƣới tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ
cao nhất. Nhìn chung, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng vẫn còn ẩn chứa
nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ thấp hơn mức quy định của NHNN
(dƣới 3%) nhƣng so với các ngân hàng khác trên địa bàn vẫn còn cao. Việc
phân tích này sẽ làm nền tảng để đề ra một số giải pháp nhằm xử lý và hạn chế
rủi ro tín dụng của Ngân hàng ở chƣơng sau.
51
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,
CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1 ĐÁNH G IÁ CHUNG TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA BIDV
CẦN THƠ
Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản
xuất và gặp khó khăn về tài chính, việc tìm kiếm khách hàng tốt để tăng
trƣởng tín dụng là điều không dễ dàng. Song tăng trƣởng tín dụng của Ngân
hàng vẫn trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN, đƣợc kiểm soát chặt
chẽ gần với chất lƣợng tín dụng. Dƣ nợ tín dụng không ngừng gia tăng, trong
đó dƣ nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ nợ xấu đƣợc kiểm
soát ở mức dƣới 3%. Kết quả đạt đƣợc là nỗ lực lớn của Ngân hàng trong việc
tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới, là do công tác quản lý chất lƣợng tín dụng
và công tác xử lý nợ xấu tiếp tục đƣợc phát huy và chú trọng. Ngân hàng chú
trọng quan hệ tín dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành
mạnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nâng cao chất lƣợng dịch vụ tín dụng,
thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng và luôn sát cánh cùng doanh
nghiệp vƣợt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng.
Ngân hàng hiện đã triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế mà
các ngân hàng hiện đại đang áp dụng, đó là tách bạch rõ ràng giữa ba bộ phận:
Bộ phận kinh doanh (khởi tạo tín dụng), Bộ phận Quản lý rủi ro (phê duyệt tín
dụng) và Bộ phận Quản trị tín dụng (thực hiện chức năng theo dõi, báo cáo)
đảm bảo cho công tác đánh giá rủi ro và rà soát tín dụng. Tuy nhiên, kinh
doanh Ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, trong đó ho ạt động tín
dụng là rủi ro gây nhiều thiệt hại nhất và ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân
hàng. Do đó, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc Ngân hàng vẫn còn một số mặt
hạn chế chƣa khắc phục đƣợc, nhƣ sau:
+ Chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát song còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ
cấu tín dụng tập trung khá lớn vào một số ngành (công nghiệp, xây dựng), các
ngành này đang gặp khó khăn do tác động từ môi trƣờng kinh doanh và đã ảnh
hƣởng đến hoạt động Ngân hàng. Nợ xấu vẫn còn, trong đó có những khoản
nợ thuộc lĩnh vực có rủi ro cao. Ngoài ra, Ngân hàng chƣa mạnh dạn xử lý tài
sản đảm bảo nợ vay do quy trình thủ tục thi hành án vẫn mất nhiều thời gian
và chi phí, Toàn án giải quyết hồ sơ chậm, làm chậm quá trình xử lý nợ xấu
của Ngân hàng.
52
+ Công tác quản lý, đánh giá cán bộ vẫn còn kẻ hở nhất định, chƣa nâng
cao đƣợc năng suất lao động.
+ Cơ sở nguồn dữ liệu để chấm điểm xếp hạng tín dụng còn hạn chế,
không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác. Vì để đƣợc nhận
khoản tiền vay từ Ngân hàng họ luôn có khuynh hƣớng khai khống tài sản,
thổi phồng doanh thu và lãi, trong khi họ luôn tìm cách che giấu nợ và chi phí.
Chính vì thế đa phần báo cáo tài chính doanh nghiệp gửi đến Ngân hàng để
thẩm định vay vốn phần lớn có thông tin tài chính sai lệch với tình hình tài
chính thực tế của chính bản thân doanh nghiệp. Mặc dù Ngân hàng có soát xét
báo cáo tài chính nhƣng r ủi ro phát sinh nợ xấu do khách hàng che giấu là điều
không thể tránh khỏi.
5.2 GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
5.2.1 Tích cực tiến hành xử lý nợ có vấn đề
Mọi hoạt động kinh doanh đều chứa đựng yếu tố rủi ro, rủi ro và lợi
nhuận thƣờng có quan hệ cùng chiều với nhau và trong hoạt động ngân hàng,
rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, do đó việc xử lý và ngăn ngừa nợ xấu
phát sinh là nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng.
Ngân hàng cần tập trung xử lý nợ xấu, tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng
tín dụng, trích đủ dự phòng rủi ro. Tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ
xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Việc làm này sẽ giúp Ngân hàng
nhanh chóng bù đắp tổn thất. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần tích cực thực hiện
tiết giảm chi phí hoạt động (chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng hợp lý trong
giai đoạn khó khăn này), cách thức này giúp giảm chi phí một cách hợp lý
nhằm hỗ trợ cho việc tăng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Ngoài ra
cần nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, đồng
thời tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát chất lƣợng tín dụng và chấp hành
các quy định của pháp luật về hoạt động Ngân hàng.
Quyết liệt xử lý nợ đối với khách hàng thuộc nhóm ngành có rủi ro cao,
không có khả năng phục hồi trên cơ sở rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu, đánh
giá lại tài sản đảm bảo của khoản vay, khả năng thu hồi. Ngân hàng cần phát
mãi các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, yêu cầu bên thứ ba trả nợ thay, hay
thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ. Nhƣng phần lớn tài
sản đảm bảo là bất động sản. Và việc thị trƣờng bất động sản đóng băng trong
vài năm trở lại đây khiến cho việc xử lý nợ xấu của Ngân hàng gặp khó khăn.
Chính vì thế, Ngân hàng cần chuyển nợ xấu có đủ điều kiện đảm bảo theo quy
định sang cho một công ty chuyên trách xử lý nợ xấu. Hiện tại, NHNN đã xây
53
dựng đề án về Công ty mua bán nợ với mục tiêu lớn nhất là tập trung xử lý nợ
xấu của các ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đã có thêm công c ụ giải quyết nợ
xấu là Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC),
hoạt động từ ngày 26/7/2013. Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày
18/5/2013 của thủ tƣớng Chính phủ, các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu hơn
3% (Điều 14) sẽ đƣợc yêu cầu bán nợ xấu cho VAMC.
5.2.2 Giải pháp nguồn nhân lực
Yếu tố con ngƣời ngày nay phải đƣợc đặt lên hàng đầu trong chiến lƣợc
phát triển của Ngân hàng. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên
nghiệp, có chất lƣợng cao (nhận thức tầm nhìn, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, tác phong giao dịch) sẽ tránh đƣợc những sai sót trong kinh doanh, hạn chế
rủi ro, thu hút khách hàng và duy trì lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng. Giải
pháp đề ra là cần tăng cƣờng hoạt động đào tạo nhằm nâng cao trình độ, bổ
sung và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho các chuyên viên Ngân
hàng theo từng yêu cầu, mục đích cụ thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công
tác tín dụng, công tác chăm sóc khách hàng. Cụ thể là đào tạo cán bộ phải đề
cao tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, sắp xếp giải quyết công việc khoa học,
nhạy bén, tinh thông về nghiệp vụ, vững vàng về tƣ tƣởng, có phẩm chất đạo
đức tốt, có tầm nhìn chiến lƣợc trong phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao, có tinh
thần say mê học hỏi, bổ sung kiến thức phù hợp để thích ứng với sự vận động
và phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức đào tạo kỹ năng giao tiếp với khách hàng,
giới thiệu, bán sản phẩm, phát triển và duy trì quan hệ với khách hàng.
Thƣờng xuyên tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao về nghiệp vụ liên quan
đến hoạt động tín dụng, cơ hội học tập, thăng tiến cho tất cả cán bộ có năng
lực. Tạo môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, năng động, đổi mới để qua đó
nhân viên đƣợc khuyến khích hăng say làm việc và sáng tạo. Môi trƣờng làm
việc tốt là ở đó đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm.
5.2.3 Giải pháp về công tác, kiểm tra thẩm định hồ sơ trƣớc khi
cho vay
* Đối với khách hàng là doanh nghiệp:
- Khi thẩm định thông tin của khách hàng để cho vay, đối với thông tin
về tài chính, Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính đã
đƣợc kiểm toán để biết đƣợc tính chính xác và trung thực của báo cáo tài
chính; còn đối với các doanh nghiệp mà báo cáo tài chính của họ không bắt
buộc phải kiểm toán thì ngân hàng khuyến khích họ nộp báo cáo tài chính
đƣợc kiểm toán. Trƣờng hợp báo cáo tài chính của khách hàng chƣa đƣợc
54
kiểm toán thì Ngân hàng cần phải tự kiểm tra sự phù hợp, tính tin cậy của báo
cáo tài chính. Khi thẩm định cho vay, nhân viên Ngân hàng nên quan tâm
nhiều hơn về chất lƣợng của thông tin hơn là sự đầy đủ về thông tin.
* Phân tích thẩm định khách hàng là cá nhân:
- Đối với việc thẩm định, đánh giá phẩm chất của ngƣời vay vốn, cán bộ
tín dụng phải đặc biệt quan tâm đến tính trung thực của khách hàng trong quan
hệ kinh tế, tính nghiêm túc trong việc chấp hành pháp luật của nhà nƣớc. Bởi
lẽ, các khách hàng có năng lực trả nợ nhƣng việc sẵn sàng thực hiện lời cam
kết trả nợ lại tùy thuộc vào tƣ cách đạo đức của họ.
- Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần khai thác thông tin khách hàng từ
những mối quan hệ có liên quan với khách hàng để hiểu rõ hơn về đạo đức,
phẩm chất, lối sống của khách hàng. Khi đánh giá tƣ cách ngƣời vay phải xem
xét nhiều mặt khác nhau, dựa trên thông tin thu thập đƣợc trong những khoảng
thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác về khách hàng. Và những thông
tin này phải đƣợc cập nhật xử lý theo dõi lâu dài để phục vụ công tác quản lý
tín dụng.
* Ngoài ra, Ngân hàng cần chủ động phân tán rủi ro, trong nền kinh tế
thị trƣờng rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu. Tuy nhiên, mức độ rủi ro
ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng còn phụ thuộc vào khả năng ngăn ngừa rủi ro và biện pháp khắc
phục. Một trong những giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực
những rủi ro có thể xảy ra đối với Ngân hàng là không nên tập trung vốn cho
vay vào một ngành kinh tế quá nhiều, Ngân hàng cần thực hiện cho vay dàn
trải ra đối với nhiều ngành nghề. Nghiên cứu tìm hiểu cơ cấu tín dụng theo
ngành, lĩnh vực, loại hình cho vay, chủ động phân tán rủi ro là một biện pháp
phòng ngừa khá hữu hiệu. Bên cạnh đó, để tránh rủi ro, trƣớc khi ký hợp đồng
tín dụng, Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho các dự án. Đối
với cả Ngân hàng và khách hàng khi ký hợp đồng tín dụng, ai cũng muốn món
vay đƣợc sử dụng có hiệu quả nhƣng vì lý do nào đó mà khách hàng làm ăn
thua lỗ không trả đƣợc nợ cho Ngân hàng thì tài sản cầm cố hay thế chấp là
nguồn thu nợ thứ hai, để tránh có biến cố không may xảy ra đối với tài sản này
nhƣ hỏa hoạn hay bão lũ, do đó Ngân hàng cũng nên yêu cầu khách hàng mua
bảo hiểm đối với tài sản đảm bảo. Giải pháp pháp này hạn chế rủi ro cho cả
khách hàng lẫn Ngân hàng.
55
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ cho thấy việc quản lý rủi ro
của Ngân hàng đƣợc thực hiện khá tốt. Về các khoản nợ xấu của Ngân hàng
tuy có sự biến động tăng giảm không đều qua các năm nhƣng xét theo tỷ trọng
nợ xấu trong tổng dƣ nợ thì có xu hƣớng giảm và nằm trong giới hạn cho phép
của NHNN. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn là tiềm năng cho sự mất mát,
rủi ro lớn nhất là khó khăn để thu hồi cả lãi và vốn cũng có xu hƣớng giảm và
chiếm tỷ trọng giảm dần trong tổng dƣ nợ, điều đó cho thấy rủi ro tín dụng của
Ngân hàng đƣợc kiểm soát khá chặt chẽ.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình hoạt động nhƣ tình
hình kinh tế vẫn còn nhiều biến động và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng
ngày càng quyết liệt hơn nhƣng Ngân hàng đã luôn không ngừng phấn đấu
vƣơn lên để đạt đƣợc kết quả khả quan, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng. Cụ
thể dƣ nợ cho vay của Ngân hàng tăng dần qua các năm cho thấy hoạt động
của Ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng và Ngân hàng luôn thực hiện tốt công
tác thu nợ thể hiện qua chỉ tiêu hệ số thu hồi nợ tƣơng đối cao, chứng tỏ Ngân
hàng đã có những chính sách thu hồi nợ có hiệu quả và sự nỗ lực trong việc
đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng thời hạn, hoạt động của Ngân hàng
chỉ thực sự đạt hiệu quả cao khi nào Ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro ở mức
thấp nhất.
Tuy nhiên, bên c ạnh đó thì môi trƣờng kinh doanh c ủa khách hàng đi vay
có tốt hay không cũng ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng. Do đó, việc tìm ra các
giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng luôn là vấn đề cấp thiết, quan trọng, không
chỉ từ nội bộ Ngân hàng mà cần phải có giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà
nƣớc.
Nhìn chung trong thời gian qua, tuy bị ảnh hƣởng không nhỏ của suy
thoái kinh tế, chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của Chính phủ
nhƣng hoạt động của Ngân hàng vẫn khá ổn định, những kết quả đạt đƣợc đã
phần nào thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, có
đƣợc điều đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên tại
Ngân hàng năng nỗ nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn
cao; đặc biệt là sự quản lý, chỉ đạo, điều hành từ Ban Giám đốc đã giữ vững
đƣợc uy tín và nâng cao vị thế cạnh tranh của Ngân hàng.
56
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Cần đƣa ra nhiều chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn và nhanh chóng,
chỉ đạo các Chi nhánh áp dụng lãi suất mới hấp dẫn, thay đổi theo thị trƣờng
để tăng khả năng cạnh tranh với những ngân hàng khác. Thƣờng xuyên có
chính sách đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng nhƣ kịp thời tiếp cận với
những thay đổi trong hệ thống Ngân hàng.
Có những đợt khảo sát tình hình hoạt động tại các Chi nhánh, để từ đó có
thể đƣa ra phƣơng hƣớng và có sự hỗ trợ cần thiết giúp các Chi nhánh ngày
càng phát triển. Phổ biến sớm nhất các thay đổi trong hoạt động kinh doanh,
trong lĩnh vực Ngân hàng để cùng nhau giải quyết những khó khăn, vƣớng
mắc đang gặp phải, nhằm kịp thời phát hiện những sai sót để xử lý và điều
hành.
Ngân hàng cần phải khai thác hết những lợi thế của mình nhƣ uy tín, vị
thế đã có sẵn, phát triển các sản phẩm riêng, đặc trƣng của Ngân hàng để
BIDV luôn là lựa chọn đầu tiên mà khách hàng nghĩ đến.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng
Cần phát huy tốt vai trò của mình trong việc hỗ trợ các khách hàng hoàn
thành thủ tục, ký duyệt hồ sơ, tránh thời gian kéo dài để khách hàng có thể
cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời cho Ngân hàng, tăng cƣờng giúp
đỡ Ngân hàng nắm đƣợc tình hình kinh tế của từng khách hàng khi vay vốn.
Cần có biện pháp thích hợp tác động lên doanh nghiệp trên địa bàn để
báo cáo tài chính c ủa doanh nghiệp đƣợc minh bạch, đáng tin c ậy và đầy đủ.
Cần có những định hƣớng phát triển kinh tế rõ ràng, xác định các ngành
kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng. Từ đó Ngân hàng sẽ có những chính sách
cho vay hợp lý đối với những nhóm ngành đó, tránh tình trạng cho vay vào
những ngành không hiệu quả.
Hỗ trợ về mặt pháp lý, cần tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể hoàn
thành thủ tục ra tòa, xử lý nợ, phát mãi tài sản và hoàn tất hồ sơ nhanh chóng.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại. Hồ Chí Minh.
Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản Trị Ngân Hàng
Thương Mại. Cần Thơ. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Đại học
Cần Thơ.
4. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng ở
nước ngoài.
5. Lê Thị Diễm, 2011. Phân tích rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp. Đại học
Cần Thơ.
6. Diệp Kim Trâm, 2011. Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, chi nhánh Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.
7. Nguyễn Văn Hƣơng, 2013?, Nguyên nhân nợ xấu dưới góc nhìn từ báo cáo
tài chính của Doanh nghiệp. [Ngày truy cập 22/10/2013].
8. Blog at wordpress.com. Ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2012 – Cơ hội và
thách thức. . [Ngày truy cập 16/9/2013].
9. Tạp chí tài chính số 11, 2012. Điểm con số nợ xấu của các Ngân hàng
. [Ngày truy cập 18/9/2013].
58
PHỤ LỤC 1
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ theo ngành kinh tế của BIDV
Cần Thơ qua ba năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2011/2010
2012
Số tiền
2012/2011
Số tiền
%
%
1.DSCV
5.351.535
6.295.838
5.558.369
944.303
17,65
(737.469) (11,71)
CN
3.151.228
4.173.220
3.657.226
1.021.992
32,43
(515.994) (12,36)
NN
101.014
145.273
335.854
44.259
43,81
190.581 131,19
XD
697.276
882.671
328.406
185.395
26,59
(554.265) (62,79)
1.078.134
1.094.674
1.218.563
16.540
1,53
123.889
11,32
323.883
-
18.320
(323.883)
-
18.320
-
2.DSTN
5.025.311
5.884.174
5.331.797
858.863
17,09
(552.377)
(9,39)
CN
2.953.945
3.804.994
3.455.612
851.049
28,81
(349.382)
(9,18)
NN
88.909
134.019
181.870
45.110
50,74
47.851
35,70
XD
653.761
826.488
454.776
208.727
31,93
1.030.133
1.037.887
1.190.615
7.754
0,75
152.728
14,72
298.563
44.786
48.924
(253.777)
(85)
4.138
9,24
1.542.728
1.954.392
2.180.964
411.664
26,68
226.572
11,59
CN
667.181
1.035.407
1.273.021
368.226
55,19
201.614
19,47
NN
57.860
69.114
223.098
11.254
19,45
153.984 222,80
XD
387.446
407.629
281.259
20.183
5,21
(126.370)
(31)
TN - DV
340.589
397.376
425.324
56.787
16,67
27.948
7,03
89.652
44.866
14.262
TN - DV
Khác
TN - DV
Khác
3.Dƣ nợ
Khác
(44.786) (49,96)
Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ
59
(407.712) (47,27)
(30.604) (68,21)
PHỤ LỤC 2
Tình hình dƣ nợ và nợ xấu của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
6 tháng
đầu 2012
6 tháng
đầu 2013
41.466
147.139
BIDV
Nợ xấu
Dƣ nợ
58.928
44.702
58.186
1.542.728 1.954.392 2.180.964 1.977.247 2.070.188
Vietinbank
Nợ xấu
Dƣ nợ
654
954
2.389
-
-
2.254.417 2.713.981 2.466.717
-
-
Southern bank
Nợ xấu
571
870
910
1.209
1.241
Dƣ nợ
52.352
39.349
41.804
42.576
43.243
Sea bank
Nợ xấu
Dƣ nợ
218
5.793
3.716
-
-
195.977
106.595
69.081
-
-
Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
60
[...]... chung Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ qua ba năm (2010 – 2012) và 6 tháng đ ầu năm 2013 Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam,. .. luận để phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ ở các chƣơng sau 10 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CẦN THƠ BIDV Cần Thơ đƣợc thành lập vào năm 1977 theo Quyết định số 32/CP của Chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến... Nam, chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 2: Đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 3: Từ những phân tích và đánh giá ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2, đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát. .. là làm sao để kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận đƣợc nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tài chính và nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nhận thức đƣợc vai trò của rủi ro tín dụng, đề tài Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu 1 tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ đƣợc chọn nhằm phản ánh thực tế vấn đề mà Ngân hàng đang đối mặt 1.2 MỤC... rủi ro tín dụng và hạn chế phát sinh rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ, dựa vào cơ sở các phân tích và đánh giá ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 Tóm lại, chƣơng này làm rõ khái niệm rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng cũng nhƣ trình bày cách phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và những chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng Đây chính... cho vay sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng Cũng nhƣ các ngân hàng khác, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ (BIDV Cần Thơ) kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động chính là cho vay và nhận tiền gửi nên rủi ro tín dụng có tầm ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của Ngân hàng Chính vì vậy, vấn đề... Nhà nƣớc Việt Nam Trong thời kỳ này, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là tạo đƣợc nhiều vốn và sử dụng vốn vào trong một chi n lƣợc tổng thể, nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động Ngân hàng mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tƣ phát triển các dự án theo mục tiêu kinh tế đề ra Từ 27/04/2012 đến nay chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam... 18/11/2013, do đó đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích rủi ro tín dụng của Ngân hàng 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố... phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài này đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ Số liệu và thông tin nghiên cứu dùng trong đề tài đƣợc thu thập từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Hoạt động của Ngân hàng rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, vì vậy có thể có rất nhiều loại rủi ro, nhƣng thời gian... nợ và nợ xấu trong bảng tình hình tín dụng; chỉ tiêu thu nhập, chi phí và lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; chỉ tiêu nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối, số tƣơng đối để phân tích, ... nâng cao uy tín, lực cạnh tranh Ngân hàng Nhận thức đƣợc vai trò rủi ro tín dụng, đề tài Phân tích rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ đƣợc... chế rủi ro tín dụng Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài đƣợc thực Ngân hàng TMCP Đầu tƣ Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ. .. chế rủi ro tín dụng hoạt động tín dụng Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ Phát triển Việt Nam, chi nhánh Cần Thơ