ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA BID

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh cần thơ (Trang 62 - 63)

2010 đến tháng 6 năm 2013

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA BID

5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG CỦA BIDV CẦN THƠ CẦN THƠ

Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và gặp khó khăn về tài chính, việc tìm kiếm khách hàng tốt để tăng trƣởng tín dụng là điều không dễ dàng. Song tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng vẫn trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN, đƣợc kiểm soát chặt chẽ gần với chất lƣợng tín dụng. Dƣ nợ tín dụng không ngừng gia tăng, trong đó dƣ nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ nợ xấu đƣợc kiểm soát ở mức dƣới 3%. Kết quả đạt đƣợc là nỗ lực lớn của Ngân hàng trong việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới, là do công tác quản lý chất lƣợng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu tiếp tục đƣợc phát huy và chú trọng. Ngân hàng chú trọng quan hệ tín dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nâng cao chất lƣợng dịch vụ tín dụng, thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng và luôn sát cánh cùng doanh nghiệp vƣợt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng.

Ngân hàng hiện đã triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế mà các ngân hàng hiện đại đang áp dụng, đó là tách bạch rõ ràng giữa ba bộ phận: Bộ phận kinh doanh (khởi tạo tín dụng), Bộ phận Quản lý rủi ro (phê duyệt tín dụng) và Bộ phận Quản trị tín dụng (thực hiện chức năng theo dõi, báo cáo) đảm bảo cho công tác đánh giá rủi ro và rà soát tín dụng. Tuy nhiên, kinh doanh Ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, trong đó ho ạt động tín dụng là rủi ro gây nhiều thiệt hại nhất và ảnh hƣởng đến hoạt động của Ngân hàng. Do đó, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc Ngân hàng vẫn còn một số mặt hạn chế chƣa khắc phục đƣợc, nhƣ sau:

+ Chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát song còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ cấu tín dụng tập trung khá lớn vào một số ngành (công nghiệp, xây dựng), các ngành này đang gặp khó khăn do tác động từ môi trƣờng kinh doanh và đã ảnh hƣởng đến hoạt động Ngân hàng. Nợ xấu vẫn còn, trong đó có những khoản nợ thuộc lĩnh vực có rủi ro cao. Ngoài ra, Ngân hàng chƣa mạnh dạn xử lý tài sản đảm bảo nợ vay do quy trình thủ tục thi hành án vẫn mất nhiều thời gian và chi phí, Toàn án giải quyết hồ sơ chậm, làm chậm quá trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng.

53

+ Công tác quản lý, đánh giá cán bộ vẫn còn kẻ hở nhất định, chƣa nâng cao đƣợc năng suất lao động.

+ Cơ sở nguồn dữ liệu để chấm điểm xếp hạng tín dụng còn hạn chế, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác. Vì để đƣợc nhận kho ản tiền vay từ Ngân hàng họ luôn có khuynh hƣớng khai khống tài sản, thổi phồng doanh thu và lãi, trong khi họ luôn tìm cách che gi ấu nợ và chi phí. Chính vì thế đa phần báo cáo tài chính doanh nghiệp gửi đến Ngân hàng để thẩm định vay vốn phần lớn có thông tin tài chính sai lệch với tình hình tài chính thực tế của chính bản thân doanh nghiệp. Mặc dù Ngân hàng có soát xét báo cáo tài chính nhƣng rủi ro phát sinh nợ xấu do khách hàng che giấu là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh cần thơ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)