Hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh cần thơ (Trang 40 - 47)

* Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

31

hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó giúp Ngân hàng phân tán đƣợc rủi ro, đồng thời qua đó Ngân hàng có thể đầu tƣ vào những ngành tƣơng lai phát triển mạnh. Nhìn chung, doanh số cho vay theo từng ngành kinh tế có sự biến động qua các năm, cụ thể nhƣ sau:

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ

Hình 4.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012

- Doanh số cho vay ngành công nghiệp năm 2011 tăng 1.021.992 triệu đồng, tƣơng đƣơng 32,43% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng cao nhất (trên dƣới 60% tổng doanh số cho vay). Năm 2012 hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn đã ảnh hƣởng đến doanh số cho vay ngành công nghiệp, giảm 515.994 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 12,36% so với năm 2011. Do mấy năm nay ngành này đã tăng thấp và chậm lại, ngoài những khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra, sản xuất còn mang nặng tính gia công nên phụ thuộc vào nhập khẩu, trang thiết bị máy móc, kỹ thuật công nghệ còn thấp nên sức cạnh tranh yếu.

- Nông nghiệp là ngành kinh tế cần khuyến khích, phát triển trong giai đoạn hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực hƣớng tới mục tiêu là đến năm 2020 đƣa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm nông nghiệp, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế đất nƣớc và là ngành trong

Năm 2010 Năm 2011

32

lĩnh vực ƣu tiên theo chính sách của Chính phủ, đƣợc tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay với mức lãi suất thấp. Do đó nó có xu hƣớng tăng trƣởng qua các năm. Năm 2011 tăng 44.259 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ là 43,81% so với năm 2010. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012 với tốc độ tăng là 131,19% so với năm 2011. Nguyên nhân do Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là vùng có thế mạnh về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

- Doanh số cho vay xây dựng năm 2010 và năm 2011 có tỷ trọng đứng ba trên tổng doanh số cho vay (trên 13%), cao hơn ngành nông nghiệp và ngành kinh tế khác. Nhƣng sang năm 2012 con số này đã giảm xuống chỉ còn chiếm 5,91% trên tổng doanh số cho vay, thấp hơn tỷ trọng của doanh số cho vay nông nghiệp là 6,04% trong tổng doanh số cho vay. Do ảnh hƣởng từ thị trƣờng bất động sản, là thị trƣờng gắn liền với ngành xây dựng đã làm cho ngành này tăng trƣởng chậm. Mặt khác, doanh số cho vay nông nghiệp thì tăng trƣởng qua các năm, còn doanh số cho vay xây dựng có sự tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, qua bảng số liệu (ở Phụ lục 1) ta thấy doanh số cho vay xây dựng tăng vào năm 2011, mức tăng là 26,59% so với năm 2010 và giảm mạnh vào năm 2012, giảm 62,79% so với năm 2011. Nguyên nhân là trong những năm gần đây thị trƣờng bất động sản bị đóng băng vì trƣớc đó đầu tƣ dàn trải không hiệu quả cộng thêm việc hạn chế tăng trƣởng tín dụng nên cho vay đối với lĩnh vực xây dựng vào giai đoạn này là không hiệu quả, vì thế Ngân hàng hạn chế cho vay.

- Thƣơng nghiệp dịch vụ (TN – DV): phát triển thƣơng nghiệp dịch vụ nhằm góp phần phát triển kinh tế, nâng cao mức sống ngƣời dân. Doanh số cho vay thƣơng nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn 20% tổng doanh số cho vay và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tăng 1,53% so với năm 2010, năm 2012 tăng 11,32% so với năm 2011. Cho thấy trong hoạt động thƣơng nghiệp dịch vụ đã phát triển khá tốt các kênh lƣu thông phân phối với hệ thống chợ, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ phát triển ngày càng nhiều.

- Ngoài các ngành chính ở trên, Ngân hàng còn mở rộng thị trƣờng hoạt động sang ngành nghề khác nhằm phân tán rủi ro nhƣ vận tải, kho bãi hay ngành truyền thông. Doanh số cho vay ngành kinh tế khác năm 2010 chiếm tỷ trọng 6,05% tổng doanh số cho vay, có tỷ trọng đứng thứ ba trong tổng doanh số cho vay, năm 2011 dƣờng nhƣ không cho vay đối với ngành nghề khác, năm 2012 đạt 18.320 triệu đồng, tỷ trọng đã giảm chỉ còn 0,33% tổng doanh số cho vay, thấp nhất trong tổng doanh số cho vay. Cho thấy tỷ trọng của ngành khác trong doanh số cho vay của Ngân hàng thấp và giảm dần qua từng năm.

33

* Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Nhìn chung công tác thu nợ của Ngân hàng qua ba năm tỷ lệ thuận với doanh số cho vay và tỷ trọng thu nợ các ngành trong tổng doanh số thu nợ cũng gần tƣơng đƣơng với tỷ trọng cho vay các ngành trên tổng doanh số cho vay.

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ

Hình 4.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012

- Cũng nhƣ tỷ lệ doanh số cho vay ngành công nghiệp, doanh số thu nợ ngành công nghiệp cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ, và có tỷ trọng tăng dần qua các năm, cho thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng đối với ngành này tiến triển tốt.

- Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng năm 2010, nhƣng sang năm 2011, 2012 đã có sự thay đổi doanh số thu nợ ngành nông nghiệp đã đứng thứ tƣ, do có sự thay đổi giữa doanh số thu nợ ngành nông nghiệp và doanh số thu nợ ngành kinh tế khác.

Năm 2010

34

Ngoài ra, doanh số thu nợ ngành này liên tục tăng, năm 2011 tăng mạnh tới 45.110 triệu đồng, tƣơng đƣơng 50,74% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 47.851 triệu đồng, tƣơng đƣơng 35,70% so với năm 2011. Do doanh số cho vay ngành này tăng dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng, bên cạnh đó do ý thức trả nợ của ngƣời dân ngày càng nâng cao, vì muốn tạo uy tín với Ngân hàng để có thể hợp tác lâu dài.

- Doanh số thu nợ ngành xây dựng biến động tăng giảm không đều qua ba năm do sự ảnh hƣởng từ doanh số cho vay của ngành này, và chiếm tỷ trọng thứ ba trong tổng doanh số thu nợ, tuy trong năm 2012 tỷ trọng doanh số cho vay ngành này có giảm so với những năm trƣớc, nhƣng trong doanh số thu nợ, nó vẫn giữ nguyên vị trí thứ ba. Cho vay xây dựng chủ yếu là các khoản vay trung dài hạn, do các khoản vay thƣờng có giá trị lớn, rủi ro cao nhƣng do sự cố gắng nỗ lực của các cán bộ tín dụng đã giúp công tác thu nợ đạt đƣợc kết quả khả quan.

- Bên cạnh đó thƣơng nghiệp dịch vụ cũng là một lĩnh vực quan trọng đƣợc Ngân hàng chú ý, thể hiện ở tỷ trọng đứng thứ hai trong doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho thấy ngành này đang hoạt động rất có hiệu quả đã tạo ra đƣợc nguồn vốn trả nợ Ngân hàng bằng chứng là chỉ tiêu doanh số thu nợ có xu hƣớng tăng qua ba năm. Sự tăng trƣởng của ngành thƣơng nghiệp dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lƣu thông, phân phối hàng hóa phát triển và là động lực cho phát triển kinh tế địa phƣơng.

- Đối với các ngành khác thì tình hình thu nợ có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2011 giảm 85% so với năm 2010, năm 2012 thu nợ lại tăng lên 9,24% so với năm 2011. Mặc dù trong những năm qua Ngân hàng gặp không ít khó khăn nhƣ tình hình kinh tế tái lạm phát, bị siết chặt tín dụng đã ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và việc mở rộng đầu tƣ của Ngân hàng cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, từ những chính sách, quy định của Chính phủ và NHNN đã làm cho Ngân hàng thận trọng hơn trong công tác cho vay, đặt chất lƣợng tín dụng lên hàng đầu để giảm bớt rủi ro; và cùng với sự nhiệt tình, phấn đấu của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ nên việc thu nợ diễn ra khá tốt.

* Dư nợ theo ngành kinh tế

Một ngân hàng muố n hoạt động tốt không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay, doanh số thu nợ mà còn phải quan tâm đến dƣ nợ. Dƣ nợ là chỉ tiêu đánh giá quy mô tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng. Tuy nhiên, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lƣợng tín dụng cao bởi vì đằng sau

35

những kho ản tín dụng đó còn có những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu.

Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Cần Thơ

Hình 4.3 Dƣ nợ theo ngành kinh tế của BIDV Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012 - Nhìn chung dƣ nợ ngành công nghiệp tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 368.226 triệu đồng tƣơng đƣơng 55,19% so với năm 2010 do trong năm này doanh số cho vay tăng kéo theo sự tăng lên c ủa thu nợ đối với ngành này nên dẫn đến dƣ nợ tăng. Năm 2012 tăng 201.614 triệu đồng, tƣơng đƣơng 19,47% so với năm 2011, ở năm 2012 doanh số cho vay và thu nợ ngành này đều giảm nhƣng dƣ nợ vẫn tăng, điều này cho thấy ngành này có nhu cầu vay vốn để mở rộng ho ạt động sản xuất kinh doanh.

- Dƣ nợ ngành nông nghiệp tăng liên tục qua ba năm, là điều hiển nhiên vì doanh số cho vay và thu nợ đều tăng. Cụ thể, năm 2011 dƣ nợ tăng 11.254 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 19,45% so với năm 2010. Sang năm 2012 con số này là 223.098 triệu đồng, tăng 153.984 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 222,80% so với năm 2011. Do đây là ngành nằm trong lĩnh vực

Năm 2010

36

ƣu tiên nên có mức tăng trƣởng cao. Ngoài ra, về nguyên nhân chủ quan là do Ngân hàng tập trung tăng trƣởng tín dụng các doanh nghiệp nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản lớn trên địa bàn bằng cách tiếp cận doanh nghiệp mới, áp dụng chính sách ƣu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Còn về khách quan thì ngành thủy sản là ngành phát triển mạnh từ năm 2010 đến giữa năm 2012 và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nƣớc.

- Dƣ nợ cho vay đ ầu tƣ xây dựng biến động tăng giảm qua các năm cũng nhƣ doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Cụ thể, năm 2011 tăng 5,21% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 31% so với năm 2011. Vì cho vay trong lĩnh vực này chủ yếu là cho vay trung dài hạn và trong năm 2012 doanh số cho vay và thu nợ đối với ngành nghề này đã giảm dẫn đến dƣ nợ cũng giảm theo.

- Dƣ nợ đối với ngành thƣơng nghiệp dịch vụ trong ba năm không ngừng tăng trƣởng, tốc độ tăng dƣ nợ năm 2011 so với năm 2010 là 16,67% và năm 2012 tăng so với 2011 là 7,03%. Nguyên nhân tăng do các loại hình dịch vụ nhƣ ăn uống, nhà nghỉ không ngừng phát triển ở thành phố trong mấy năm nay, qua đó góp phần phát triển kinh tế. Do vậy mà Ngân hàng tăng cƣờng cho vay đối với đối tƣợng này, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn, mở rộng sản xuất làm cho dƣ nợ của ngành này tăng.

- Đối với các ngành khác thì dƣ nợ có xu hƣớng giảm qua ba năm. Trong đó, dƣ nợ cho vay ngành khác giảm mạnh trong năm 2011 là do trong năm này Ngân hàng không cho vay đối với ngành kinh tế này, vì đây là năm thật sự khó khăn trong hoạt động của cả khách hàng vay vốn và Ngân hàng. Và là nhóm ngành mang thu nhập thiếu ổn định nên khả năng trả nợ của khách hàng thƣờng thấp và số lƣợng khách hàng đối với ngành khác cũng tƣơng đối ít.

Tóm lại, dƣ nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng qua ba năm đều tăng, cho ta thấy Ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng theo các ngành nghề kinh tế khác nhau nhằm phân tán rủi ro và tỷ trọng của từng ngành đang dần cố định, nhƣ vậy sẽ thuận lợi hơn trong chiến lƣợc cho vay của Ngân hàng.

4.1.3 Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013

4.1.3.1 Phân tích chỉ tiêu hệ số thu nợ

Chỉ tiêu hệ số thu nợ phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng nhƣ khả năng trả nợ vay của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố

37

ảnh hƣởng trực tiếp đến rủi ro của Ngân hàng. Trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho Ngân hàng thì nguyên nhân đến từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Hệ số thu nợ cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu đƣợc từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số này càng cao càng tốt, thể hiện khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả đồng thời cũng nói lên khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng tốt.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh cần thơ (Trang 40 - 47)