1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động bán lẻ tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh cần thơ

96 581 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 823,57 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN DUY PHONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Tài chính – Ngân hàng Mã số Ngành: 52340201 Cần Thơ 11-2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN DUY PHONG MSSV: 4104620 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Tài chính – Ngân hàng Mã số Ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. VƯƠNG QUỐC DUY Cần Thơ 11-2013 LỜI CẢM TẠ …..***….. Qua quá trình học tại Trường Đại học Cần Thơ và thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ, em đã tích lũy được nhiều kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tiễn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong những năm học tập tại trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Vương Quốc Duy đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc, giúp em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc cùng các anh, chị tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ đã đồng ý cho em thực tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập. Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày …. tháng ….. năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Duy Phong ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …..***….. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 GIÁM ĐỐC iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …..***….. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày….. tháng……năm 2013 Giáo viên hướng dẫn Vương Quốc Duy iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN …..***….. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày.….tháng…..năm 2013 Giáo viên phản biện v MỤC LỤC Trang MỤC LỤC .................................................................................................... vi DANH SÁCH BẢNG ................................................................................. viii DANH SÁCH HÌNH..................................................................................... ix DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................x CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ............................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn....................................................................... 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................ 3 1.3.1 Không gian nghiên cứu................................................................................ 3 1.3.2 Thời gian thực hiện ..................................................................................... 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 3 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................... 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 6 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 6 2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại .......................................................... 6 2.1.2 Dịch vụ của ngân hàng thương mại.............................................................. 9 2.1.3 Một số sản phẩm của ngân hàng bán lẻ .......................................................10 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ.........................................................................................................................18 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................21 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu......................................................................21 2.2.2 Phương pháp xử lí số liệu ...........................................................................21 CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG .......................................................................................................23 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG.......................................................................23 3.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ ...........................24 3.2.1 Quát trình hình thành và phát triển..............................................................24 3.2.2 Bộ máy quản lý ..........................................................................................25 3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.......................29 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 .................29 3.3.2 Những thuận lợi – khó khăn của VPBank Cần Thơ.....................................33 3.3.3 Định hướng phát triển của VPBank Cần Thơ trong thời gian tới .................35 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CẦN THƠ.........................36 vi 4.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................................................36 4.1.1 Mạng lưới hoạt động và marketing .............................................................36 4.1.2 Hoạt động tín dụng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng ....................................................................................................................37 4.1.3 Hoạt động dịch vụ thẻ.................................................................................44 4.2 PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ................................................................49 4.2.1 Hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân...........................................................49 4.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ.............................................................55 4.2.3 Phân tích tổng thể môi trường kinh doanh của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Cần thơ....................................................................................................56 4.3 ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ..................60 4.3.1 Mô tả mẫu số liệu điều tra ..........................................................................60 4.3.2 Các biến được chọn và lý do chọn biến.......................................................62 4.3.3 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................63 4.3.4 Mô hình probit xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng tại VPBank của hộ gia đình ở Quận Ninh Kiều ...........................................64 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ ...........................................................................................69 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG ..............69 5.1.1 Thuận lợi....................................................................................................69 5.1.2 Khó khăn....................................................................................................69 5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ............................................................70 5.2.1 Đối với sảm phẩm bán lẻ của ngân hàng.....................................................70 5.2.2 Đối với cho vay hộ gia đình........................................................................74 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................75 6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................75 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................75 6.2.1 Đối với các ban, ngành Nhà Nước ..............................................................75 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương.................................................................76 6.2.1 Đối với Ngân hàng .....................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................78 PHỤ LỤC .....................................................................................................79 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010- 6 tháng đầu năm 2013 ................................................................ 40 Bảng 3.2: Tình hình tăng trưởng chung tại VPBank Cần Thơ ..................... 41 Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................................... 47 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ................................................. 50 Bảng 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân tại VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013........................................................................ 51 Bảng 4.4: Sự thay đổi tỷ trọng CVCN tại VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 .................................................................................. 52 Bảng 4.5: Tình hình phát hành thẻ ở VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................................... 55 Bảng 4.6: Tăng trưởng phát hành thẻ tại VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ..................................................................................... 55 Bảng 4.7: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013........................................................................ 57 Bảng 4.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ................................................. 60 Bảng 4.9: Doanh số cho vay của hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ................................................. 61 Bảng 4.10: Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay của hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ............. 61 Bảng 4.11: Hệ số sinh lời của hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ................................................. 63 Bảng 4.12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ thẻ của VPBan Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 .......................................... 65 Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu thống kê từ kết quả điều tra ............................... 71 Bảng 4.14: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit ........................................................................................................... 74 Bảng 4.15: Kết quả hồi qui mô hình Probit về nhu cầu vay vốn của hộ gia đình .............................................................................................................. 74 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức VPBank – chi nhánh Cần Thơ ............................... 35 Hình 3.2: Quy trình cho vay tại VPBank – chi nhánh Cần Thơ .................... 37 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................... 48 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng số lượng thẻ phát hành của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 .......................................... 56 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện thu nhập kinh doanh thẻ qua các từ 2010–6 tháng 2013 ............................................................................................................. 58 ix DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ATM VPBank NHTM NHBL CB - CNV KHCN SXKD DSCV TMCP PGD TCKT TCTD CVCN KH Thẻ ATM (Automated teller machine) Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Ngân hàng thương mại Ngân hàng bán lẻ Cán bộ công nhân viên Khách hàng cá nhân Sản xuất kinh doanh Doanh số cho vay Thương mại cổ phần Phòng giao dịch Tổ chức kinh tế Tổ chức tín dụng Cho vay cá nhân Khách hàng x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Trên thế giới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ (NHBL) từ lâu đã là một dịch vụ được nhiều người dân ưa chuộng vì tính hữu dụng, thân thiện, hiện đại và tiện ích. Bên cạnh đó, dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn là dịch vụ giúp giảm thiểu rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho ngân hàng. Ở Việt Nam, tuy còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của hạ tầng công nghệ và sự đi lên của đời sống người dân thì phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang dần trở thành một xu hướng chung. Đặc biệt, Việt nam đã trở thành thành viên chính thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính sự kiện này đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt, sôi động và khắc khe hơn nữa. Trong lĩnh vực Ngân hàng khi có các Ngân hàng nước ngoài được mở Chi nhánh ở nước ta vì họ thấy nước ta là một nước đầy tiềm năng để phát triển. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, đòi hỏi các Ngân hàng phải tự nỗ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững. Nắm bắt xu thế này, một loạt các ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ hiện đại đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn nhiều tiềm năng như Việt Nam. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết đây là thời điểm mà các ngân hàng Việt Nam cần có một cái nhìn toàn diện về thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng mình và từ đó tìm ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của lĩnh vực ngân hàng thế giới. Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước phải chủ động, sáng tạo xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của riêng mình, trong đó phải đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cung cấp các sản phẩm dịch vụ cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ đó, nhằm thỏa mãn tối mãn nhu cầu của khách hàng, thu hút khách hàng, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận kinh doanh, cạnh tranh đứng vững trong tiến trình hội nhập. Ngoài ra, Việt Nam có dân số hơn 85 triệu người với mức thu nhập ngày càng tăng nhưng số người có tài khoản tại ngân hàng vẫn còn thấp. Bên cạnh đó, môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng 1 được hoàn thiện, môi trường kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định qua nhiều năm cùng với các cơ hội mở ra trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhâp kinh tế quốc tế là điều kiện tốt để các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển mảng dịch vụ bán lẻ. Chính vì thế, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu của các NHTM Việt Nam nói chung và Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng– chi nhánh Cần Thơ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Trong thực tế thì đề tài này được phục vụ cho những đối tượng sau: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng(VPBank) - chi nhánh Cần Thơ, Hội sở chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và là cơ sở tham khảo cho các Ngân hàng thương mại khác. Đối với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ: Đề tài này sẽ giúp cho Ngân hàng thấy được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế. Từ đó mà Ngân hàng sẽ có những chính sách để phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những mặt còn hạn chế và làm cho Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Đối với Hội sở Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: căn cứ vào kết quả của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ mà Ngân hàng Hội sở sẽ có những chính sách để chỉ đạo giúp cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ hoạt động có hiệu quả. Ví dụ như việc ngân hàng Hội sở sẽ cấp vốn điều hoà nhiều hay ít, đầu tư khoa học kỹ thuật, quảng bá hình ảnh,… từ đó giúp cho Ngân hàng càng tiến sát với mục tiêu phát triển hơn. Đối với các NHTM khác: Đề tài này sẽ giúp cho các NHTM khác lấy đó làm cơ sở để tham khảo. Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm để cho ngân hàng mình hoạt động có hiệu quả tốt. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt sử dụng các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để có những giải pháp làm cho hoạt động bán lẻ sắp tới của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 - Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Đánh giá thực trạng sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPBank Cần Thơ. - Phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ. - Đề ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả bán lẻ của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu - Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Cần Thơ (số 52-54 Trần Văn Khéo, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ). 1.3.2 Thời gian thực hiện - Luận văn thực hiện trong thời gian từ 12/8/2013 đến 18/11/2013. - Số liệu được sử dụng để phân tích đề tài được lấy từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 từ Phòng Tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Cần Thơ. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả hoạt động bán lẻ và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bán lẻ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Cần Thơ. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nguyễn Thị Lan (2005), “Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Hà Tây”. Đề tài đánh giá hoạt động bán lẻ của ngân hàng qua 3 năm 2003-2005. Đề tài này tác giả phân tích chi tiết các chỉ tiêu huy động và cho vay nhằm đưa ra cái nhìn chung về tình hình hoạt động bán lẻ của ngân hàng. Tuy nhiên, bài viết chưa phân tích các sản phẩm bán lẻ khác của ngân hàng và giải pháp tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu hoạt động ngân hàng vẫn còn mang tính chung chung chưa thật sự sát với thực tế tác giả phân tích phía trên. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2008), “Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Ninh Thuận”. Đề tài này tác giả tập chung mô tả 3 thực trạng hoạt động ngân hàng, chưa phân tích kỹ các hoạt động bán lẻ của ngân hàng. Bài viết cũng đi phân tích thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm 2005 - 2008. Bên cạnh đó, tác giả còn đánh giá các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp dựa trên cơ sở phân tích những tồn tại và phương hướng hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên đề tài cũng gặp một số hạn chế, tác giả đưa ra rất nhiều chỉ số nhưng việc giải thích các chỉ số chưa sâu, các biện pháp tác giả đề xuất chưa sát với tình hình thực tế của ngân hàng và còn mang tính lý thuyết nhiều. Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức trong triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: trường hợp nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp”. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 375 nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh. Mô hình Binary Logistic và phân tích hồi qui tương quan đa biến được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ tương quan thuận với trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ, việc hộ có tham gia tổ chức đoàn thể địa phương hay không, tổng diện tích đất của nông hộ. Ngược lại, lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ có tương quan nghịch với việc hộ có vay vốn không chính thức hay không, việc nông hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hay không. Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ở cận ngoại thành Hà Nội. Mô hình hồi quy hai bước của Heckman được sử dụng để ước lượng ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc dựa trên các thông tin đặc trưng của hộ và các nhân tố ngoại sinh khác. Trước hết, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân được ước lượng và sau đó lượng vốn tín dụng mà hộ huy động từ các nguồn tín dụng được đánh giá. Kết quả phân tích chỉ ra rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân bị ảnh hưởng bởi độ tuổi và địa vị xã hội của chủ hộ, tín dụng không chính thức và thủ tục vay vốn rườm rà. Trong khi đó 4 trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất, thu nhập của hộ, tài sản thế chấp và mục đích vay vốn là các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng mà hộ nông dân vùng nông thôn cận ngoại vi thành phố Hà Nội vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức. Một số khuyến nghị về mặt chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cho các hộ nông dân được đề cập ở phần cuối của nghiên cứu. 5 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Nguồn: Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12), Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình Ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục đích lợi nhuận. Hoạt động Ngân hàng là việc kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngận hàng bằng các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, cho vay, chiếc khấu, cung ứng dịch vụ thanh toán cho tất cả thành phần trong nền kinh tế. Nói theo bản chất thì hoạt động của ngân hàng thương mại một phần nào đó tương tự như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường khác. NHTM giống một doanh nghiệp bình thường ở chỗ nó cũng là một đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận, có vốn chủ sở hữu, có bộ máy tổ chức để quản lý và hoạt động trong lĩnh vực riêng của mình theo quy định của pháp luật. Khác với doanh nghiệp khác, NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính. Đối tượng kinh doanh của NHTM như đã nói là ”quyền sử dụng vốn” thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán của NHTM. Việc NHTM cấp phát tín dụng vào nền kinh tế hành chính là hành vi tạo tiền đề của NHTM. Việc tạo tiền đề của NHTM lại được thực hiện bằng thu hút tiền gửi của dân cư và của tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. 2.1.1.2 Hoạt động của Ngân hàng thương mại Dựa theo luật các tổ chức tín dụng 2010 thì hoạt động ngân hàng được xác định là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ của ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán(Luật các tổ chức tín dụng 2010). Hoạt động chủ yếu của ngân hàng gồm ba chức năng chính là: a. Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyên của ngân hàng thương mại. Một Ngân hàng thương mại bất kì nào cũng bắt đầu hoạt động của mình 6 bằng việc huy động nguồn vốn. Đối tượng huy động của ngân hàng thương mại là nguồn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, dân cư. Nguồn vốn quan trọng nhất, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại là tiền gửi của khách hàng. Các ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội, thậm chí cả nguồn tiền của các Ngân hàng khác. Khi những người có tiền chưa sử dụng đến họ có thể đem ra đầu tư hoặc gửi Ngân hàng để nhận tiền lãi. Thông thường họ gửi tiền vào ngân hàng, vì đây là cách đơn giản, ít tốn kém chi phí để tìm kiếm cơ hội đầu tư mà vẫn có lãi và đây là cách ít rủi ro nhất. Ngoài ra người gửi tiền vào ngân hàng cũng mong muốn được sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như chuyển tiền cho người thân ở nơi khác, thanh toán hộ các hoá đơn phát sinh, bảo quản các tài sản có giá trị lớn... Khi gửi tiền vào ngân hàng, người gửi tiền có thể vay Ngân hàng một khoản tiền mà không cần thế chấp vì họ đã có một số tiền gửi nhất định ở Ngân hàng, coi như một khoản đảm bảo. Còn ngân hàng có thể muốn tìm kiếm thêm thu nhập từ lệ phí nhận tiền gửi, tuy nhiên lý do chính ngân hàng nhận tiền gửi để tạo nguồn cho vay, từ đó ngân hàng có thể đầu tư, kinh doanh tìm kiếm được những khoản thu nhập lớn hơn. b. Hoạt động sử dụng vốn Khi đã huy động được vốn rồi, nắm trong tay một số tiền nhất định thì các ngân hàng thương mại phải làm như thế nào để hiệu quả hoá những nguồn này, nghĩa là tìm cách để những khoản tiền đó được đầu tư đúng nơi, đúng chỗ, có hiệu quả, an toàn, đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Và hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng bằng những cách sau: Ngân hàng đã tài trợ lại cho nền kinh tế dưới dạng các thành phần kinh tế vay, hoặc ngân hàng đầu tư trực tiếp, ngân hàng tham gia góp vốn cùng kinh doanh hay cho thuê tài sản, ngân hàng gửi tiền tại các ngân hàng khác- tại ngân hàng Nhà nước, những tổ chức tín dụng khác, ngân hàng đầu tư trên thị trường chứng khoán, nắm giữ chứng khoán vì chúng mang lại thu nhập cho ngân hàng và có thể bán đi để ra tăng ngân quỹ khi cần thiết... Những đối tượng tài trợ không chỉ có các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động trong lĩnh vực thương mại mà còn có cả các cá nhân tiêu dùng, thậm chí Chính phủ cũng được Ngân hàng tài trợ dưới những hình thức: Ngân hàng thương mại mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu của chính phủ trên thị trường tiền tệ. Sự phát triển của hoạt động cho vay, đã giúp Ngân hàng có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thương mại có khả năng tao bút tệ hay mở rộng lượng tiền cung ứng. Tuy 7 nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nên ngân hàng thường áp dụng các nguyên tắc hoạt động và quản lý tiền vay một cách chặt chẽ. Lãi thu được từ hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho nguồn vốn đã huy động và đi vay, thanh toán những chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng. Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận, chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư . c. Ngân hàng thực hiện các chức năng trung gian Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn thì Ngân hàng thương mại cũng thực hiện các dịch vụ trung gian cho khách hàng của mình. Các dịch vụ này được coi là hoạt động trung gian bởi vì khi thực hiện các hoạt động này Ngân hàng không đứng vai trò là con nợ hay chủ nợ mà đứng ở vị trí trung gian để thoả mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ mà khách hàng cần. Ngày nay, các dịch vụ của Ngân hàng không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, các dịch vụ ngày càng đa dạng. Hoạt động trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ khác nhau: như dịch vụ thu hộ chi hộ cho khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này từ tài khoản này đến tài khoản khác ở cùng một ngân hàng hay ở hai ngân hàng khác nhau; dịch vụ tư vấn cho khách hàng các vấn đề tài chính, dich vụ giữ hộ các chứng từ, vật quý giá dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu; dịch vụ khấu trừ tự động. Đây là những khoản chi thường xuyên trong tháng, nếu không có dịch vụ này khách hàng sẽ tốn nhiều thời gian và phiền toái khi thanh toán các khoản này, cung cấp các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng thực hiện nghiệp vụ trung gian mang tính dịch sẽ đem lại cho ngân hàng những khoản thu nhập khá quan trọng. Điều cần lưu ý là dịch vụ ngân hàng sẽ giúp ngân hàng phát triển toàn diện. Tại các nước phát triển, các ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau bằng con đường “phi giá”, tức là luôn có những dịch vụ mới cung cấp tiện nghi cho khách hàng, không ngừng tìm tòi những dịch vụ mới cung cấp tiện nghi cho khách hàng. Dịch vụ ngân hàng càng phát triển, thể hiện xã hội càng văn minh, nền công nghiệp càng phát triển. Lợi nhuận các ngân hàng không chỉ ở nghiệp vụ 8 cho vay, mà phân nửa từ các hoạt động dịch vụ mang lại, nhưng lại là lĩnh vực ít rủi ro. 2.1.2 Dịch vụ của ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Khái niệm dịch vụ bán lẻ của ngân hàng Khác với ngân hàng bán buôn ngân hàng bán lẻ tập chung phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng là cá nhân. Cụ thể, NHBL sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính từ giản đơn đến phức tạp chủ yếu cho tầng lớp cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, tiêu dùng và vay vốn của các đối tượng này (Nguồn: Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng). 2.1.2.2 Đặc điểm và vai trò của ngân hàng bán lẻ  Đặc điểm: - Phục vụ chủ yếu cho các khách hàng là cá nhân và các doanh ngiệp vừa và nhỏ và giá trị từng khoảng giao dịch không cao. - Sản phẩm của dịch vụ ngân hàng ban lẻ vừa có sản phẩm thuộc tài sản nợ như tiết kiệm dân cư, vừa có sản phẩm thuộc tài sản có như cho vay cá nhân. - Chính sách, phương thức quản lý, cách thức tiếp thị, yêu cầu về nguồn nhân lực khác với các ngân hàng bán buôn khi khách hàng là các công ty lớn. - Do việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính cho nhiều người, phân tán nên đầu tư ở lĩnh vực này sẽ giảm bớt rủi ro cho ngân hàng. - Khách hàng của ngân hàng bán lẻ rất đa dạng, nhu cầu tài chính cũng rất đa dạng, từ tín dụng, thanh toán tới các giao dịch thẻ, séc…. - Đối với hoạt động huy động và tín dụng cá nhân, các ngân hàng sẽ áp dụng tính lãi theo lãi suất thị trường.  Vai trò: Đối với ngân hàng:  Trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, tuy giá trị mỗi giao dịch không lớn nhưng xét về tổng thể sẽ đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, góp phần huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo nguồn vốn hoạt động ổn định cho ngân hàng.  Khi áp dụng loại hình dịch vụ này, các ngân hàng tăng được nguồn thu từ phí dịch vụ do số lượng giao dịch tăng và giảm tỷ lệ nợ khó đòi xuống mức thấp.  Bên cạnh đó, thông qua cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng, qua đó gián tiếp giới thiệu hình ảnh thương hiệu của ngân hàng cho nhiều người, giúp ngân hàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ 9 có liên quan khác. Xây dựng mạng lưới khách àng đa dạng, rộng khắp làm nền tảng để phát triển dịch vụ ngân hàng.  Tăng khả năng hoạt động, đáp ứng các nhu cầu khách hàng của các ngân hàng thương mại, từ đó tăng dần khả năng thích ứng, cạnh tranh các ngân hàng thương mại góp phần làm vững mạnh thêm nền tài chính nước nhà. Đối với khách hàng và nền kinh tế:  Với hoạt động ngân hàng bán lẻ, người dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính hiện đại, vốn vay để phục vụ sản xuất và tiêu dùng riêng, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội trên địa bàn và đất nước phát triển. Ngoài ra việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp người dân làm quen và không còn cảm thấy lạ.  Tạo cho người dân có thói quen thanh toán qua ngân hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, vận chuyển cho nền kinh tế. Đồng thời giảm bớt tiêu cực cho xã hội bởi có sự công khai tài chính khi mọi người dân đều có tài khoản tại ngân hàng để giao dịch và thanh toán.  Do đối tượng khách hàng khác nhau (doanh nghiệp, cá nhân) nên chính sách, phương thức quản lý, mô hình tiếp thị, yêu cầu về nguồn nhân lực… đối với hai mảng kinh doanh này cũng khác nhau như: phương pháp thẩm định, mức độ tín nhiệm, cách thức chăm sóc khách hàng, trình độ cán bộ công nhân viên… Theo đó nghiệp vụ hoạt động NHBL phục vụ khách hàng cá nhân hoặc có thể gồm một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tùy theo lựa chọn của ngân hàng, cùng với hoạt động ngân hàng doanh nghiệp (gọi là bán buôn – khách hàng công ty) sẽ là hai mảng kinh doanh chủ đạo của ngân hàng và hoạt động khá độc lập cũng như đồng đẳng nhau. 2.1.3 Một số sản phẩm của ngân hàng bán lẻ 2.1.3.1 Các sản phẩm cho vay cá nhân Cho vay cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ là việc ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng là các cá nhân có nhu cầu vốn cho mục đích tiêu dùng, mua sắm, sửa chữa nhà ở, đất đai, sản xuất kinh doanh,… Hoạt động tín dụng cá nhân là một mảng khá quan trọng của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung, hoạt động này được chuyển khai tại VPBank Cần Thơ với các lĩnh vực sau: - Cho vay tiêu dùng. 10 - Cho vay cán bộ - công nhân viên. - Cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD) – khách hàng cá nhân (cho vay cá thể SXKD). - Cho vay nông nghiệp. - Cho vay cầm cố số tiền gửi (cho vay thế chấp sổ). Bên cạnh những nét đặc thù riêng đối với mỗi hình thức cho vay thì đa số mỗi hình thức cho vay này đều có một số đặc điểm chung như sau: - Đối tượng sử dụng là khách hàng cá nhân. - Loại tiền cho vay thường là Việt Nam đồng hoặc vàng hoặc đồng Việt Nam đảm bảo giá trị theo vàng. - Phương thức cho vay thường là cho vay trả góp, tiền lãi trả đều cho các tháng hoặc cho vay trả góp, tiền lãi tính theo số dư nợ giảm dần. Đặc biệt, đối với tín dụng tiểu thương không cho vay theo phương thức này. - Lãi suất cho vay: được quy định tại từng thời điểm. - Mức lãi suất đối với khoản nợ gốc quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. - Điều kiện vay vốn là: + Khách hàng phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự. + Có mục đích sử dụng vốn hợp pháp và thu nhập ổn định đảm bảo khả năng chi trả. + Có tài sản đảm bảo vốn vay và phải có vốn tự có tham gia vào kế hoạch sản xuất kinh doanh (nếu có). - Hồ sơ vay vốn: theo quy định hiện hành của VPBank Cần Thơ.  Cho vay tiêu dùng a) Khái niệm Cho vay tiêu dùng là hình thức ngân hàng tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sinh hoạt tiêu dùng như: mua sắm vật dụng gia đình, tu sữa nhà, đóng học phí, chữa bệnh, chi trả một số phí sinh hoạt (Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank Cần Thơ),… b) Đặc điểm Bên cạnh những đặc điểm chung của hoạt dộng tín dụng cá nhân, cho vay tiêu dùng còn có một số nét đặc trưng riêng của nó như sau: - Do mục đích vay không phải là sản xuất kinh doanh cho nên việc cung cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách và chu kỳ kinh tế của người đi vay. 11 - Do quy mô các khoản vay thường nhỏ nên dẫn đến chi phí để cho vay cao, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn cho vay thương mại. - Nguồn trả nợ của khách hàng được trích từ thu nhập của khách hàng, không nhất thiết phải từ kết quả của các khoản vay đó. Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định, trình độ học vấn là những tiêu chí quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay. - Mức cho vay tối đa không quá 100 triệu. - Thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng.  Cho vay cán bộ - công nhân viên (CB –CNV) a) Khái niệm Cho vay CB – CNV là hình thức tín dụng được ngân hàng mới triển khai trong những năm gần đây (Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank Cần Thơ), là một trong những lĩnh vực thuộc hoạt động tín dụng cá nhân với những nét cơ bản sau: - Đối tượng sử dụng: gồm các cá nhân là CB – CNV đang công tác tại các đơn vị sau: + Các cơ quan hành chính sự nghiệp; Cơ quan bảo vệ pháp luật từ cấp quận, huyện, thị xã trở lên; các trường học, bệnh viện và các đoàn thể khác. + Các do Nhà nước (DNNN); Các công ty cổ phần hoạt động ổn định và hiệu quả. + Cán bộ - công nhân viên đang công tác tại VPBank. Để đủ điều kiện vay vốn, khách hàng phải được Chủ tịch Công đoàn xác nhận mục đích vay vốn, được Thủ trưởng đơn vị xác định mức lương, thâm niên công tác, cam kết trích trả nợ và có ít nhất ba năm công tác liên tục tại đơn vị.  Cho vay sản xuất kinh doanh – Khách hàng cá nhân a) Khái niệm Cho vay sản xuất kinh doanh là việc ngân hàng tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank Cần Thơ). b) Đặc điểm - Thời hạn cho vay: ngắn, trung và dài hạn. * Lưu ý - Đối với các cá nhân là người nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. 12 - Phương thức cho vay; cho vay từng lần, cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp,… - Mức cho vay: tổng dư nợ cho vay, bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng. - Cách thu vốn gốc và tiền lãi cho vay: + Đối với cho vay theo dự án đầu tư, việc thu vốn gốc sẽ được thực hiện khi dự án đưa vào sản xuất kinh doanh, riêng lãi vốn vay, khách hàng phải trả cho ngân hàng sai khi nhận được tiền vay. Thông thường vốn gốc và tiền lãi sẽ được thu hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, do sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể thu vốn lãi hàng quý hoặc hàng vụ sản xuất. + Tiền lãi được thu hàng tháng đúng vào ngày nhận tiền vay lần đầu đối với phương thức cho vay từng lần; hoặc vào một ngày cố định hàng tháng đối với cho vay theo hạn mức. - Điều kiện vay vốn: + Khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh (đối với cho vay trung và dài hạn, vốn tự có tham gia tối thiểu là 30%) + Đối với tài sản mà phải luật quy định phải mua bảo hiểm, khách hàng phải mua bảo hiểm và cam kết sử dụng số tiền được bồi thường cho ngân hàng. - Hồ sơ vay vốn: bên cạnh các giấy tờ theo quy định chung thì khi khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng phải có các hồ sơ sau: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực, bản điều lệ hoạt động. + Giấy quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng. + Các tài liệu về khả năng tài chính và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố.  Cho vay nông nghiệp a) Khái niệm Cho vay nông nghiệp là việc ngân hàng tài trợ vốn cho khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, ngành nghề và kinh doanh dịch vụ hàng hóa (Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank Cần Thơ). b) Đặc điểm - Thời hạn cho vay: ngắn, trung và dài hạn. - Phương thức cho vay: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp. - Mức cho vay: 13 + Đối với cho vay ngắn hạn: mức cho vay tối đa không vượt quá 90% nhu cầu vốn cần thiết của dự án, phương án. + Đối với cho vay trung và dài hạn: mức cho vay không vượt quá 70% tổng chi phí của dự án đầu tư, giá trị tài sản cố định mà khách hàng được mua sắm. - Cách tính lãi: + Đối với cho vay từng lần: tiền lãi được thu hàng tháng đúng vào ngày nhận tiền vay lần đầu. + Đối với cho vay theo hạn mức: tiền lãi được thu vào một ngày cố định hàng tháng. + Đối với cho vay theo dự án đầu tư: việc thu hồi vốn gốc khi dự án đi vào sản xuất, riêng việc thu lãi được thực hiện hàng tháng sau khi nhận tiền vay. - Điều kiện vay vốn: Khách hàng phải có tài sản thế chấp và có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án đầu tư. - Hồ sơ vay vốn: bên cạnh các giấy tờ chung theo quy định khách hàng vay vốn cần phải có hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố.  Cho vay cầm cố sổ tiền gửi a) Khái niệm Cho vay cầm cố sổ tiền gửi là việc ngân hàng tài trợ vốn đối với khách hàng có số dư tài khoản, sổ tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp (Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân VPBank Cần Thơ). b) Đặc điểm - Đối tượng sử dụng: là khách hàng cá nhân (chủ tài khoản hoặc người thụ hưởng hoặc người được ủy quyền hợp pháp để vay tiền). - Thời hạn vay: phù hợp với kỳ hạn tiền gửi cầm cố nhưng không quá 12 tháng. - Phương thức cho vay: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng. + Phương thức cho vay từng lần được áp dụng cho khách hàng vay vàng hoặc tiền đồng Việt Nam đảm bảo giá trị theo vàng. + Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng đối với khách hàng vay bằng đồng Việt Nam hay ngoại tệ. - Mức cho vay: + Đối với khách hàng vay cùng loại tiền (vàng) với tài khoản tiền gửi cầm cố thì mức cho vay tối đa sẽ là: Mức cho vay tối đa = Số dư tiền gửi – Lãi phải thu 14 + Đối với trường hợp khách hàng vay khác loại tiền với tài khoản tiền gửi cầm cố thì mức cho vay tối đa sẽ là: Mức cho vay tối đa = (Số dư tiền gửi x 80%) – Lãi phải thu + Đối với trường hợp khách hàng vay tới khi đáo hạn sổ tiền gửi và yêu cầu của ngân hàng tự động tất toán khi đến hạn thì mức cho vay tối đa cho một khách hàng là: Mức cho vay tối đa = Số dư tiền gửi + Lãi phải trả - Lãi phải thu * Lưu ý: Ngân hàng không trực tiếp trả lãi cho khách hàng trong trường hợp khách hàng cầm cố tiền gửi có kỳ hạn lãnh lãi trong tháng. - Mức lãi suất được quy định theo từng thời điểm, việc thu vốn gốc và lãi được thực hiện khi tất toán nợ vay. - Đến kỳ hạn trả nợ ghi trên hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả nợ đầy đủ và kịp thời, ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ. - Điều kiện vay vốn: khách hàng phải có giấy tờ cầm cố như: chứng từ có giá, cổ phiếu, sổ tiền gửi,… Đồng thời, người vay vốn phải là người đứng tên chủ tài khoản hoặc người thụ hưởng tài khoản tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ huy động do VPBank phát hành hoặc được ủy quyền hợp pháp để vay tiền. - Hồ sơ vay vốn: khách hàng cần phải có giáy tờ về tài sản cầm cố, văn bản ủy quyền có chứng thực (nếu có). 2.1.3.2 Sản phẩm thẻ Thẻ ngân hàng là một sản phẩm tài chính các nhân đa chức năng đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng . Thẻ có thể sử dụng để rút tiền, cấp tín dụng, thanh toán hóa đơn dịch vụ hay để chuyển khoản, thông tin các khoản chi phí sinh hoạt… Thẻ ATM là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội hiện đại ra đời từ phương tiện mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng, do ngân hàng phát triển thẻ cấp cho khách hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng của mình.  Các thành phần tham gia kinh doanh thẻ Các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm: - Ngân hàng phát hành thẻ: Là ngân hàng bán thẻ cho khách hàng và chịu trách nhiệm thanh toán số tiền do người sử dụng thẻ trả cho người thụ hưởng. 15 - Người sử dụng thẻ: Là người trực tiếp mua thẻ tại ngân hàng và dùng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút và gửi tiền mặt. - Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ: Là các chi nhánh ngân hàng do ngân hàng phát hành thẻ quy định. Ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán. - Cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ: Là các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người sử dụng thẻ.  Phân loại thẻ và các loại thẻ của VPBank a) Phân loại thẻ Theo tính chất thanh toán có thể phân chia thành 2 loại thẻ : Thẻ tín dụng (Credit – CC) và Thẻ ghi nợ (Debit Card -DC) (Nguồn: Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại): Thẻ tín dụng - Credit Card: Với tên gọi này chúng ta có thể hình dung ra, đây là một hình thức tín dụng của ngân hàng cho chủ thể. Ngân hàng sẽ ăn cứ thu nhập của khách hàng đã được xác nhận để phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng với một hạn mức tín dụng nhất định, tức là số tiền tối đa khách hàng có thể sử dụng trong một tháng. Sau đó, khách hàng có thể sử dụng nó để thanh toán mua hàng hóa dịch vụ, kể cả thanh toán trực tiếp qua internet, và khách hàng cũng có thể dùng nó để rút tiền mặt từ máy ATM. Hàng tháng đến ngày kết sổ, ngân hàng sẽ tổng kết số tiền chi tiêu bằng thẻ tín dụng của khách hàng và gửi đến khách hàng “giấy báo nợ” gọi là bảng sao kê, thông thường cho thêm khách hàng 15 ngày để thanh toán số tiền đó. Chủ thẻ có thể chọn thanh toán toàn bộ số tiền trước thời hạn trong giấy báo nợ, khi đó không cần phải trả lãi, nếu vượt quá thời gian quy định thì ngân hàng sẽ tính lãi phạt. Do đó, như đã nói nó là tín dụng vì thật chức NH đã cho khách hàng vay để trả trước tiền mua hàng và thu lại sau của khách hàng (thời gian trả sau từ 15 đến 45 ngày tùy theo khách hàng mua hàng). Thẻ ghi nợ - Debit Card: Thẻ ghi nợ khác với thẻ tín dụng ở điểm căn bản nhất là không có quan hệ vay nợ, khách hàng có tiền trong tài khoản thì tiêu, hết thì thôi, không vay được. Ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ khong chịu rủi ro khi bạn khong có tiền trả nợ. Thực chất họ giữ tiền hộ bạn, giúp bạn sử dụng được tiện ích của tổ chức thanh toán. Thẻ ghi nợ có thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. Ví dụ như thẻ ATM là thẻ dùng để rút tiền và chuyển tiền trên hệ thống quầy tự động. Thẻ đa năng: được tích hợp và mở rộng tất cả các tính chất của các loại thẻ; có thể nạp tiền vào tài khoản, rút tiền mặt tại quầy giao dịch ngân hàng hoặc trên ATM, thực hiện các giao dịch chuyển khỏan…; ngoài ra còn có thể 16 được cấp một hạn mức tín dụng - gọi là thấu chi. Đặc điểm nổi bật của thẻ đa năng là khách hàng có thể nạp tiền trực tiếp tại các máy ATM. Ngoài ra người ta căn cứ phân loại thẻ theo công nghệ sản xuất gồm: thẻ in nổi, thẻ từ, thẻ thông minh,... b) Một số sản phẩm thẻ thông dụng của VPBank Một số sản phẩm thẻ của VPBank (Trang wed: http://www.vpb.com.vn/khca-nhan/the) có các loại sau: Thẻ thanh toán ảo (Smart Cash): Thẻ thanh toán ảo (Smart Cash) là loại Thẻ trả trước, Khách hàng phải nạp tiền vào Thẻ trước khi sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Khách hàng chỉ có thể thực hiện giao dịch trong giới hạn số tiền nạp vào Thẻ. Khách hàng không cần thiết phải có tài khoản với ngân hàng để mở Thẻ. Thẻ tín dụng (Mastercard Platinum): Thẻ tín dụng Quốc tế MasterCard Platinum là loại thẻ đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ bảo mật chip theo tiêu chuẩn EMV (Europay - MasterCard - Visa) giúp ngăn ngừa việc sao trộm thông tin của chủ thẻ, giảm thiểu gian lận, giả mạo thẻ. VPBank MasterCard Platinum là loại thẻ sang trọng nhất của MasterCard. Sự uy tín, sang trọng và thành đạt của chủ thẻ được công nhận trên toàn thế giới. Thẻ liên kết tài khoản thanh toán T24 (Autolink): Thẻ ghi nợ nội địa VPBank AutoLink là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế tiền mặt. Sở hữu thẻ AutoLink giống như sở hữu 1 chiếc ví thông minh - Quý khách hàng có thẻ thanh toán và rút tiền mặt mọi lúc, mọi nơi qua mạng lưới ATM rộng lớn của VPBank và các Ngân hàng khác trong liên minh Smartlink, VNBC và Banknet. Thẻ ghi nợ quốc tế (mc2 Master Card): Thẻ ghi nợ quốc tế VPBank MasterCard MC2 (MC2 Debit) dành cho những khách hàng trẻ trung, năng động và sành điệu. Phong cách thiết kế độc đáo, cá tính với đường cong mềm mại và chất liệu trong suốt. Sản phẩm phù hợp với nhóm Khách hàng muốn chi tiêu bằng chính số tiền của mình và kiểm soát được nguồn tài chính. Thẻ ghi nợ quốc tế (MasterCard Platinum): Thẻ ghi nợ quốc tế VPBank MasterCard Platinum (Platinum Debit) là loại thẻ cao cấp đầu tiên ở Việt Nam được công nhận trên toàn thế giới áp dụng công nghệ bảo mật chip theo chuẩn EMV giúp ngăn ngừa việc sao trộm thông tin của chủ thẻ, giảm thiểu gian lận giả mạo thẻ. Sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng thành đạt có thu nhập 17 cao muốn chi tiêu bằng chính số tiền của mình và kiểm soát được nguồn tài chính. 2.1.3.3 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ qua mạng (phonebanking, ebanking, internetbanking,…) - Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (phonebanking) là phương tiện giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của các ngân hàng thông qua thiết bị điện thoại (cố định , di động). - Dịch vụ ngân hàng qua mạng internet (ebanking, internetbanking) là phương tiện giúp khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của ngân hàng thông qua thiết bị đường truyền của bưu điện và mạng internet. Với mục tiêu thanh toán nhanh chóng mở rộng thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng điện thoại, qua mạng sẽ góp phần đáng kể vào mở rộng thị trường dich vụ ngân hàng bán lẻ, phát huy hiêu quả kênh phân phối sản phẩm vói chi phí đầu tư thấp nếu so sánh vói việc mở rộng mạng lưới bán hàng về mặt địa lý. 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ 2.1.4.1 Đối với hoạt động tín dụng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ  Tỷ lệ tăng trưởng của việc huy dộng vốn (lần) Tỷ lệ tăng trưởng = vốn huy động VHĐi (2.1) VHĐ(i-1) Trong đó: - VHĐi : Vốn huy động từ khách hàng cá nhân năm thứ i - VHĐ(i-1) : Vốn huy động từ khách hàng cá nhân năm thứ i-1 Chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ tăng trưởng của hoạt động huy động vốn từ khách hàng thể nhân của ngân hàng ở năm thứ I tăng hay giảm bao nhiêu % so vơi năm i-1. Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng có thể đánh giá được mức độ tăng giảm như vậy là có hợp lý hay không để từ đó biện pháp điều chỉnh hợp lý (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại).  Tỷ lệ tăng trưởng doanh số của hoạt động cho vay (%) Tỷ lệ tăng trưởng của hoạt = động cho vay (DSCVi – DSCV(i-1) ) x 100% DSCV(i-1) 18 (2.2) Trong đó: - DSCVi : Doanh số cho vay cá nhân tại ngân hàng năm thứ i - DSCV(i-1) : Doanh số cho vay cá nhân tại ngân hàng năm thứ i-1 Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng doanh số cho vay của hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng năm thứ i tăng hay giảm bao nhiêu % so với năm thứ i-1. Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng có thể đánh giá được mức độ tăng trưởng hay sự giảm sút trong hoạt động cho vay cũng như có hợp lý hay không để mà có biện pháp điều chỉnh kịp thời (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại).  Hệ số sinh lợi từ hoạt động cho vay cá nhân (%, lần) Hệ số sinh lợi = Lợi nhuận ròng từ cho vay cá nhân Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân (2.2) Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập trong hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng, cụ thể một đồng thu nhập sẽ đem lại bao đồng lợi nhuận ròng cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập cho ngân hàng trong cho vay cá nhân (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại).  Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân/Chi phí cho hoạt động tín dụng cá nhân (%) Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng chi phí trong hoạt động tín dụng cá nhân. Cụ thể chỉ tiêu này cho biết trong hoạt động tín dụng cá nhân thì một đồng chi phí sẽ đem lại bao nhiêu đồng thu nhập ở một thời diểm nào đó. (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại).  Vòng quay vốn tín dụng cá nhân (vòng) Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân = ( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2 19 (2.3) Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó. Chỉ tiêu càng cao cho thấy đồng vốn được quay vòng càng nhanh, thời gian thu hồi nợ của NH càng nhanh, và ngược lại (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại). 2.1.4.2 Đối với dịch vụ thẻ  Tỷ lệ tăng trưởng trong thu nhập của dịch vụ thẻ(%) Tỷ lệ tăng trưởng trong TNTP = TNTPi – TNTP(i-1) TNTP(i-1) *100% (2.4) Trong đó: - TNTPi: Thu nhập từ phí kinh doanh dịch vụ thẻ năm thứ i - TNTP(i-1): Thu nhập từ phí kinh doanh dịch vụ thẻ năm thứ (i-1) - TNTP: Thu nhập từ phí kinh doanh dịch vụ thẻ Chỉ tiêu này cho thấy mức độ tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng ở năm thứ I tăng hay giảm bao nhiêu % so với năm i-1. Từ đó, ngân hàng có thể thấy được mức độ tăng giảm như vậy là có hợp lý hay không và có biện pháp điều chỉnh hợp lý (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại).  Hệ số sinh lợi (%, lần) Hệ số sinh lợi của dịch vụ thẻ = Thu nhập – Chi phí Thu nhập (2.5) Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng. Cụ thể chỉ tiêu này cho biết trong một đồng thu nhập ở lĩnh vực thẻ của ngân hàng sẽ có bao nhiêu % lợi nhuận ròng thu được. Chỉ tiêu này cao cho thấy hoạt động ở lĩnh vực này có hiệu quả bởi ngân hàng đã có những chính sách thích hợp để đem lại thu nhập cao hoặc đã kiểm soát được chi phí (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại).  Thu nhập từ dịch vụ thẻ/Chi phí (%) Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả kinh doanh thẻ của ngân hàng có hiệu quả hay không, cụ thể, một đồng chi phí đầu tư của ngân hàng bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập trong lĩnh vực này ở một thời điểm nào đó (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại). 20 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp Đề tài được thực hiện chủ yếu dựa trên nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết hoạt động của ngân hàng được cung cấp từ ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Cần Thơ. Đồng thời đề tài cũng thu thập thêm số liệu từ các tài liệu có liên quan đến hoạt động của ngân hàng từ trang web của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, tạp chí ngân hàng, báo, đài, internet,… Số liệu sơ cấp - Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Do địa bàn hoạt động của Ngân hàng VPBank Cần Thơ hoạt động chủ yếu trên quận Ninh Kiều và để đảm bảo mẫu phỏng vấn mang tính đại diện cho tổng thể đề tài này sẽ được tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu sơ cấp ở quận Ninh Kiều là chủ yếu. - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên là ở Quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ từ việc điều tra phỏng vấn khoảng 50 hộ vay vốn ở ngân hàng VPBank Cần Thơ. Nó đủ lớn để đảm bảo phân phối chuẩn và có thể đại diện cho tổng thể. 2.2.2 Phương pháp xử lí số liệu  Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để tính tốc độ tăng trưởng qua các năm để thấy rõ sự tăng, giảm giữa các năm và qua đó rút ra kết luận về kết quả kinh doanh của ngân hàng trong toàn quá trình hoạt động. +Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.  Y1- Y0 (2.6) Ghi chú: Y0 : chỉ tiêu năm trước Y1 : chỉ tiêu năm sau ΔY : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. 21 + Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế %Y  Y 100% Y0 (2.7) Ghi chú: Y0 : chỉ tiêu năm trước. Y1 : chỉ tiêu năm sau. ΔY = Y1-Y0: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế . %Y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp vốn vay của hộ gia đình bằng mô hình kinh tế lượng thông qua mô hình Probit: Mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ vay được hay không. Ta có mô hình Probit tổng quát sau: k y i*       j x ij  u i j 1 Trong đó: yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả yi được khai báo như sau: yi = 1 nếu yi* > 0 0 trường hợp khác Yi: biến phụ thuộc đây là một biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu hộ có vay vốn ngân hàng, là 0 nếu hộ không có vay vốn từ ngân hàng. Xij là các biến độc lập đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ, có vay được vốn hay không như: địa vị xã hội của chủ hộ, thu nhập và chi tiêu của hộ,… 2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả Là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. 22 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng gọi tắc là VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với tên là Ngân hàng Thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 99 năm. Tên tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Tên tiếng Anh: Vietnam prosperity Joint – Stock Commercial Bank. Tên viết tắt: VPBank. Địa chỉ: Số 8 Lê Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 043.9288869 Fax: 043. 9288867 Website: www.vpb.com.vn Email: customercare@vpb.com.vn Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào ngày 12 tháng 8 năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ Việt Nam đồng. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày 01/08/2008 vồn điều lệ của VPBank là 2.117.474.330.000 đồng. ngày 03/08/2010, NHNN đã có công văn số 5762/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của NHNN Việt Nam về việc thay đổi vốn điều lệ năm 2010 của Ngân hàng VPBank. Theo đó thống đốc cho phép VPBank tăng vốn điều lệ từ 2.117,47 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, tăng 1883,53 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 16/03/2010. Tính đến 30/12/2011 vồn điều lệ của VPBank trên 5.000 tỷ đồng. Ngày 27/07/2010, thống đốc NHNN ban hành quyết định số 1815/QĐNHNN, chấp thuận đổi tên Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Sau 17 năm hoạt động với rất nhiều giai đoạn thăng trầm; các ngân hàng điều chuyển hướng 23 tập chung vào bán lẻ và cho vay tiêu dùng cá nhân nên tên “Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam” không còn tạo sự khác biệt nữa. Mặc khác, hiện nay trên thị trường và các cổ đông, chỉ biết đến tên viết tắt là VPBank, còn tên đầy đủ nói trên thì quá dài và phức tạp trong một số giao dịch chính thức của ngân hàng hơn nữa còn khó nhớ đối với khách hàng. Ngoài ra mục tiêu hoạt động của ngân hàng không ngừng thay đổitheo thời kỳ cho phù hợp để đạt được những giá trị về thương hiệu và hiệu quả hoạt động. Vì vậy Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng là một cái tên phù hợp hơn, kế thừa được những lợi thế của quá khứ và thể hiện được mục tiêu chiến lược của giai đoạn mớ. Ngoài ra, trong vài năm vừa qua, nhận thức được tầm quan trọng trong hiệu quả kinh doanh của những giá trị vô hình khi thương hiệu của mình được định vị trong tâm trí của khách hàng, các ngân hàng bên cạnh việc chạy đua về nội lực thông qua việc năng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của chính mình; mà còn cạnh tranh trong việc thay đổi, nâng cấp hình ảnh, diện mạo mới. 3.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.2.1 Quát trình hình thành và phát triển Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ được thành lập ngày 23/07/2005, theo công văn chấp thuận số 227/NHNN-HAN (ngày 23/03/2005) của NHNN cho phép VPBank mở chi nhánh cấp I Cần Thơ tại địa chỉ số 26-28 Đại lộ Hòa Bình, P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Hiện nay Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ đã đổi địa điểm giao dịch về số 52-54 đường Trần Văn Khéo, P.Cái Khế , Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Cần Thơ được xem là thành phố trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, nơi tâp trung các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, các tiểu thương lớn, các nhà sản xuất kinh doanh với đa dạng các ngành nghề. Vì thế Cần Thơ là một địa điểm lý tưởng cho việc thực hiện các giao dịch ngân hàng. Sau 8 năm hoạt động, VPBank - Chi nhánh Cần Thơ ngày càng khẳng định được thương hiệu trên địa bàn, người dân càng tin tưởng và đền giao dịch ngày một đông hơn. Hiện nay trên địa bàn TP.Cần Thơ, VPBank có một chi nhánh và ba phòng giao dịch được đặt tại các khu vực đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản xuất; đây là điều kiện thuận lợi để giúp ngân hàng có thể thu hút được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời tăng cường các hoạt động tài trợ để tạo doanh thu cho ngân hàng. 24 3.2.2 Bộ máy quản lý Giám Đốc Chi nhánh Phòng phục vụ khách hàng PGD Hưng Lợi Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Kế toán & Tin học PGD Ninh Kiều Phòng Giao dịch & Kho quỹ PGD Bình Thủy Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức VPBank – chi nhánh Cần Thơ 3.2.2.1 Các phòng ban và chức năng a. Ban giam đốc đốc Giám đốc: là người có quyền hành nhất trong Chi nhánh, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh. Có quyền quyết định đến các vần đề liên quan đến hoạt động cho vay, thu nợ, gia hạn nợ,…; cũng như việc bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng và kỹ luật cán bộ công nhân viên, đồng thời chịu trách nhiệm với ngân hàng cấp trên về hoạt động của Chi nhánh. Phó giám đốc: Có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc giám sát, đôn đốc các hoạt động của các phòng ban trực thuộc. b. Phòng phục vụ khách hàng Thẩm định hồ sơ tín dụng thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu, xác minh tình hình tài chính của khách hàng; từ đó đưa ra ý kiến để ban giám đốc quyết định. Đồng thời lập các báo cáo về chất lượng tín dụng của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Quản lý tín dụng:  Kiểm soát tín dụng:  kiểm soát hồ sơ tín dụng và trình bài lại cho Ban lãnh đạo chi nhánh.  Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân.  Lập thủ tục giải chấp tài sản. 25  Tham gia kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi co vay đối với khách hàng.  Quản lý nợ: quản lý doanh mục cho vay, kiểm soát chặc chẽ và đưa ra biện pháp thu hồi nợ đối với nợ quá hạn, nợ xấu. Lập kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện.  Các chức năng khác. c. Phòng hành chính - nhân sự  Thực hiện chức năng quản lý hành chính lực lượng cán bộ công nhân viên trong ván đề tham gia tổ chức của đơn vị, lập các thủ tục cần thiết trình lên Ban giám đốc ra quyết định khen thưởng hoặc kỷ luật.  Tiếp nhận phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.  Thực hiện mua sắm tiếp cận, quản lý, phân phối côn cụ lao động, ấn chỉ, văn phòng phẩm theo quy định.  Đảm nhận công việc lễ tân, hậu cần của chi nhánh.  Thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng.  Theo dõi tình hình nhân sự tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, thực hiện một số công tác nghiệp vụ về quản trị nhân sự theo phân công.  Xây dựng kế hoạch hành chính hàng tháng, hằng năm và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.  Tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho các phòng ban chức năng thực hiện tốt nghiệp vụ của mình. Cung cấp thiết bị đồ dùng, chăm sóc sức khỏe cán bộ nhân viên, tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí,… d. Phòng kế toán và tin học Thực hiện các nghiệp vụ kế toán nội bô như mở tài khoản, chuyển khoản giữa các ngân hàng và với ngân hàng Trung ương, các bút toán cho vay,… Bên cạnh đó việc thực hiện quản trị mạng máy tính của chi nhánh bao gồm hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kế toán. e. Phòng giao dịch và kho quỹ Phòng giao dịch và kho quỹ ra đời nhằm tạo điề kiện thuận lợi cho các tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhở thuận lợi vay vốn, tiếp cận sản phẩm hiện đại và dịch vụ tiện ích; đồng thời cũng thực hiện chiến lược chuyên môn hóa, đa dạng hóa đối tượng khách hàn, nâng cao hiệu quả huy động vốn, tập chung vốn cho việc phát triển kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng như của 26 VPBank – Chi nhánh Cần Thơ. Là nơi các khoản thu chi tiền mặt, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và có sự xác nhận của phòng kế toán hoặc phòng phục vụ khách hàng; khách hàng sẽ nhận tiền tại khu vực kho quỹ. f. Các phòng giao dịch trực thuộc Các phòng giao dịch thực hiện ai công tác là tổ chức tín dụng và giao dịch kho quỹ. Tổ chức kho quỹ thực hiện các giao dịch huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ khác đối với khách hàng. Các trưởng phòng giao dịch chịu sự quản lý của Ban giám đốc chi nhánh. 3.2.2.2 Giới thiệu quy trình cho vay Tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Nhân viên A/O thẩm định khách hàng Nhân viên phòng thẩm định tài sản Lập hồ sơ trình Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng Hoàn thiện hồ sơ tín dụng Thưc hiện quyết định cấp tín dụng Kiểm tra và xử lý nợ vay Tất toán hợp đồng tín dụng Hình 3.2: Quy trình cho vay tại VPBank – chi nhánh Cần Thơ 27 Quy trình áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh: Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn - Nhân viên A/O tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. - Khách hàng đến ngân hàng để xin vay vốn. Bước 2: tiếp nhân hồ sơ vay vốn - Nhân viên A/O làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng. - Nhân viên A/O chuyển hồ sơ sang bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo và xem xét báo cáo tài chính. Bước 3: thẩm định tài sản đảm bảo - Nhân viên A/O thẩm định khách hàng về mọi mặt. - Bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo thực hiện định giá tài sản đảm bảo và lập từ trình. Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng - Nhân viên A/O tập hơp hồ sơ do khách hàng cung cấp váo tờ trình của các bộ phận để trình ban tín dụng/Hội đồng tín dụng. Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng - Bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản(nếu có). Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng - Giải ngân, phát hành bảo lãnh. Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay - Nhân viên A/O chịu trách nhiệm kiểm tra sao đó cho vay về mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của ngân hàng. - Bộ phận thẩm dịnh tài sản bảo đảm kiểm tra về tài sản bảo đảm. - Nhân viên A/O theo dõi thu gốc, lãi, phân tích rũi ro theo từng đối tượng, khu vực khách hàng,… - Kiểm tra lại việc thu lãi(số tiền, thời hạn) giao cho phòng kế toán kiểm tra nội bộ. Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng - Khi khách hàng trả hết nợ, nhân viên A/O có văn bản báo cáo cho lãnh đạo và các bộ phận có liên quan biết. - Phòng giao dịch và kho quỹ tiến hành xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố liên quan đến khoản vay theo quy trìn nhập kho tài sản đảm bảo do VPbank ban hành để giao trả lại cho khách hàng. 28 Hồ sơ sau khi thanh lý được đóng tập riêng để lưu trữ theo quy định. Hồ sơ lưu cần có danh sách và địa chỉ, nơi lưu trữ rỏ ràng để thuận tiện cho việc tra cứu khi cần thiết. 3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận tốt nhất cho Ngân hàng. Nhằm mục đích lợi nhuận, bên cạnh các hoạt yếu chủ của ngân hàng là huy động vốn và cho vay, ngân hàng còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng thêm thu nhập cho ngân hàng. Không nằm ngoài xu thế trên, VPBank Cần Thơ cũng luôn đưa ra mục tiêu lợi nhuận vào trong chiến lược hoạt động kinh doanh hằng năm của mình. Và với sự lãnh đạo của Ban giám đốc, sự nhiệt tình trong công việc của các cán bộ nhân viên, VPBank Cần Thơ đã gặt háy nhiều thành công đáng kể trong giai đoạn 2010- 6 tháng đầu năm 2013. Chi tiết cụ thể như sau: - 29 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2010- 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 2010 Chỉ tiêu Số tiền 1. Thu nhập Thu từ lãi (từ lãi cho vay) Thu ngoài lãi 2. Chi phí Chi phí trả lãi Chi phí ngoài lãi 3. Lợi Nhuận trước thuế 100.488 98.821 1.667 90.251 82.644 7.607 10.237 2011 Tỷ trọng Số tiền (%) 100 120.295 98,34 118.201 1,66 2.094 100 106.725 91,57 98.617 8,43 8.108 - 13.570 2012 Tỷ trọng (%) 100 98,26 1,74 100 92,40 7,60 - Số tiền 141.803 139.389 2.414 126.044 117.372 8.672 15.759 Tỷ trọng (%) 100 98,30 1,70 100 93,12 6,88 - (Nguồn: Phòng kế toán và tin học VPBank Cần Thơ) 30 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ Số tiền trọng (%) 88.577 100 86.824 98,02 1.753 1,98 80.203 100 73.991 92,25 6.212 7,75 8.374 - 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ Số tiền trọng (%) 85.877 100 84.264 98,12 1.613 1,88 76.858 100 70.789 92,10 6.069 7,90 9.019 - Bảng 3.2: Tình hình tăng trưởng chung tại VPBank Cần Thơ Chỉ tiêu 1. Thu nhập Thu từ lãi Thu ngoài lãi 2. Chi phí Chi phí trả lãi Chi phí ngoài lãi 3. Lợi Nhuận trước thuế Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % 19.807 19,71 19.380 19,61 427 25,61 16.474 18,25 15.973 19,33 501 6,59 3.333 32,56 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % 21.508 17,88 21.188 17,93 320 15,28 19.319 18,10 18.755 19,02 564 6,96 2.189 16,13 (Nguồn: Phòng kế toán và tin học VPBank Cần Thơ) 31 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 6-2013/6-2012 Số tiền % (2.700) (3,05) (2.560) (2,95) (140) (7,99) (3.345) (4,17) (3.202) (4,33) (143) (2,30) 645 7,70 Do VPBank Cần Thơ là chi nhánh nên không sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế vì kết quả hoạt động được kết chuyển về Hội sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn ngân hàng. Về thu nhập Nhìn chung thu nhập của VPBank Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Năm 2011, thu nhập tăng 19,71% so với năm 2010 và 17,88% là tốc độ tăng thu nhập của năm 2012 so với năm 2011. Trong cơ cấu của thu nhập, thì thu từ lãi mà cụ thể là thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu, mỗi năm đều chiếm trên 98% tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này khẳng định hoạt động cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Nhìn vào bản trên ta thấy tốc độ tăng trưởng thu từ lãi tăng qua các năm, điều này là do nước ta vừa bước ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp cần một lượng vốn lớn để tái đầu tư. Gói kích cầu 17.000 tỷ đồng của chính phủ năm 2009 cùng với hỗ trợ 4%/năm lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp đã làm cho lạm phát của nước ta tăng mạnh trong 2 năm 2010 và 2011. Đây là lý do đã đẩy lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao trên 20%/năm làm cho thu nhập từ lãi của VPBank Cần Thơ tăng cao. Đến ngày 08 tháng 06 năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 20/2012/TT-NHNN nhằm quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn là 13%/năm. Do đó đã làm giảm số thu từ lãi của VPBank Cần Thơ, vì thế mà tốc độ tăng trưởng của khoản mục này giảm đi so với cùng kỳ 2011. Ngoài ra, thu nhập từ lãi của 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 điều này là do thu nhập của 6 tháng đầu năm 2013 thấp hơn 6 tháng năm 2012, nhưng xét về tỉ trọng thì 6 tháng đầu năm 2013 vẫn cao hơn. Tuy thu nhập ngoài lãi chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong thu nhập (khoảng 2%) nhưng cũng góp phần vào tăng trưởng của tổng thu nhập. Nhìn chung thu nhập ngoài lãi tăng dần qua các năm, sự gia tăng này là do ngân hàng đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, các hoạt động thanh toán. Năm 2012, trong bối cảnh có nhiều biến động trong ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, các khách hàng cá nhân không mặn mà với các hoạt động dịch vụ của ngân hàng làm khoản thu ngoài lãi có dấu hiệu tăng chậm. Về chi phí Chi phí hoạt động của ngân hàng gắn liền với chi phí huy động vốn để cho vay, cùng với sự tăng nhanh về thu nhập thì chi phí cũng tăng tỷ lệ thuận. Điều này cũng dễ lý giải, đối với chi phí từ lãi tăng lên là do vốn huy động tăng ngân 32 hàng buộc phải trả lãi nhiều hơn. Còn đối với chi phí ngoài lãi cũng có một sự tăng trưởng đáng kể. Cụ thể năm 2010, tổng chi phí chỉ có 90.251 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên 106.725 triệu đồng, tăng 18,25% so với năm 2010. Năm 2012, mặc dù tốc độ tăng có chậm hơn so với năm 2011 nhưng chi phí hoạt đông lên đến 126.044 triệu đồng, tăng 18,10% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng chi ngoài lãi là do ngoài việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn thì ngân hàng cũng phải đầu tư vào trang thiết bị, Marketing và công nghệ để gia tăng tiện ích cho các sản phẩm và dịch vụ (nhất là trong hoạt động thanh toán) của mình. Về lợi nhuận Lợi nhuận mà chi nhánh Cần Thơ đạt được trong thời gian qua liên tục tăng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Từ bảng số liệu cho thấy, hoạt đông kinh doanh của chi nhánh luôn tăng đều qua các năm và ổn định với mức tăng trưởng bình quân trên 15%. VPBank Cần Thơ có lợi thế về điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đang phát triển, cùng uy tín và nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh liên tục được nâng cao. Năm 2011 lợi nhuận tăng mạnh từ 10.237 (triệu đồng) lên 13.570 (triệu đồng) tương ứng với 32,56%. Sự gia tăng mạnh của lợi nhuận trong năm 2011 là do tổng thu nhập của VPBank Cần Thơ năm 2011 tăng nhanh hơn tổng chi phí của VPBank Cần Thơ năm 2011. 3.3.2 Những thuận lợi – khó khăn của VPBank Cần Thơ 3.3.2.1 Thuận lợi Nguồn nhân lực không ngừng được chú trọng đào tạo và bồi dưởng theo hướng chuyên nghiệp nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình phát triển. Cán bộ nhân viên của VPBank Cần Thơ luôn được đào tạo và tiếp xúc với các chương trình, công nghệ mới nhằm hướng đến sự hoàn thiện về trình độ tay nghề cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng. Cán bộ nhân viên của Ngân hàng đều trẻ, có trình độ đại học, năng động và nhiệt tình trong công việc. Đây là điều kiện khá tốt cho hoạt động của VPBank Cần Thơ ở thời điểm cạnh tranh gay gắt trong hoạt động ngân hàng như hiện nay. Mạng lưới phân bố rộng khắp và khá hợp lý trên địa bàn kết hợp với một hệ thống gồm hơn 200 điểm giao dịch trên toàn quốc của VPBank đã tạo điều kiện thuận lợi cho VPBank Cần Thơ triển khai cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cùng sự hỗ trợ của các ngân hàng cùng hệ thống, thu hút khách hàng đến giao dịch ngày một nhiều hơn. 33 Trong thời gian qua, VPBank không ngừng phát triển và vươn lên trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay. Vốn điều lệ của VPBank tính đến cuối năm 2012 là 5.770 tỷ đồng, là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn ở Việt Nam hiện nay và có số lượng cổ đông lớn nhất và có uy tín. Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác. Tiền đề này đã tạo nên niềm tin cho khách hàng tại VPBank Cần Thơ. VPBank Cần Thơ được Hội đồng quản trị ngân hàng xác định là một trong những chi nhánh đầu mối của khu vực và đang được cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, nhân lực để trong thời gian tới đảm nhiệm vai trò trung tâm của khu vực Tây Nam Bộ trong hệ thống mạng lưới củaVPBank. Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch. Sau thời gian tập trung cho công tác chấn chỉnh toàn diện các mặt hoạt động, VPBank Cần Thơ đã dần đi vào về cơ cấu tổ chức, nhân sự và định hướng phát triển. 3.3.2.2 Khó khăn Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ở Thành phố Cần Thơ ngày càng gay gắt. Hiện nay, đã có hơn 30 tổ chức tín dụng có trụ sở hoạt động tại Thành phố Cần Thơ. Chính sách kinh tế, pháp luật của địa phương và Nhà nước mặc dù đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với xu thế hội nhập nhưng việc vận dụng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gở. 34 Do địa bàn đảm trách tương đối rộng lớn, điều kiện giao thông giữa các tỉnh còn nhiều khó khăn, do đó chi phí dành cho việc phối hợp hoạt động của VPBank Cần Thơ chiếm tỷ trọng khá lớn, điều này phần nào ảnh hưởng tới lợi nhuận của đơn vị. 3.3.3 Định hướng phát triển của VPBank Cần Thơ trong thời gian tới Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường. Nghiên cứu, đánh giá thị trường theo ngành, theo quy mô sản xuất kinh doanh đặc thù của từng địa phương. Trên cơ sở đó, VPBank Cần Thơ xây dựng các đề án đề xuất Hội sở đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hoạt động cho vay vốn hỗ trợ cho các ngành nghề tiềm năng, đặc biệt là sản xuất vừa và nhỏ. Thành lập thêm các đơn vị trực thuộc tại các quận của Thành phố Cần Thơ nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, duy trì, củng cố và mở rộng thị trường đối với các sản phẩm, dịch vụ truyền thống của ngân hàng, phát triển thêm các sản phẩm mới - sản phẩm dịch vụ công nghệ cao với nhiều tiện ích nhằm đa dạng hóa hoạt động của VPbank Cần Thơ. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đến mức chấp nhận được. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là công tác chăm sóc khách hàng của cán bộ nhân viên. Theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng. VPBank sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, phục vụ cộng đồng, vì sự phát triển bền vững. VPBank đã và sẽ giành ra những khoản ngân sách để hỗ trợ các đối tượng cần giúp đỡ trong xã hội như trẻ em nghèo, người già cô đơn, nạn nhân chất độc da cam, ủm hộ đồng bào bị lũ lụt và nhiều phong trào đền ơn đáp nghĩa. 35 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Mạng lưới hoạt động và marketing Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa nhận giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2013" do tổ chức Global Banking & Finance Review (GBAF) trao tặng. Giải thưởng: "Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2013" nằm trong hệ thống giải thưởng "Global Banking & Finance Review Awards 2013" được tổ chức thường niên nhằm vinh danh những doanh nghiệp có thành tích hoạt động xuất sắc trong cộng đồng tài chính toàn cầu(20). Giải thưởng ghi nhận những đổi mới, thành tựu, chiến lược phát triển, sự tiến bộ và khả năng thích ứng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 20 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 5.770 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 4.000 cán bộ nhân viên. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối. Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng làm tròn nhiệm vụ được giao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, VPBank luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại, VPBank đóng vai trò quan trọng không kém trong việc quyết định cung ứng vốn phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế, là lực lượng trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. 36 4.1.2 Hoạt động tín dụng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng 4.1.2.1 Tình hình huy động vốn Trong hoạt động của ngân hàng, việc đảm bảo nguồn vốn được tăng trưởng ổn định và thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn huy động. Điều này thể hiện huy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn. Bằng nhiều hình thức gửi và rút tiền với cách tính lãi linh hoạt dựa trên nền tảng công nghệ cho phép thực hiện các giao dịch gửi tiền, rút tiền rất tiện ích thông qua mô hình giao dịch hiện đại, mô hình hướng theo khối khách hàng và sản phẩm, cho phép ngân hàng có thể theo sát nhu cầu của khách hàng. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng cũng như tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã thực sự thu hút người dân đến gửi tiền. Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Tiền gửi của các TCKT Không kì hạn Có kì hạn Tiền gửi tiết kiệm Tiền ký quỹ TỔNG 2010 2011 2012 So sánh 2011/ 2012/ 6-2013/ 2010 2011 6-2012 6-2012 6-2013 103.869 120.558 207.861 108.341 97.242 1,16 1,72 0,90 67.526 75.499 134.774 85.351 60.704 1,12 1,79 0,71 36.343 45.059 73.087 22.990 36.538 1,24 1,62 1,59 301.859 347.483 381.509 180.623 211.312 1,15 1,10 1,17 1.240 1.047 1.071 1,21 1,14 1,09 406.968 469.539 591.079 298.946 309.625 1,15 1,26 1,03 1.709 982 (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) 37 Triệu đồng 450.000 400.000 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 NĂM 2010 2011 2012 Tiền gửi của các TCKT 6-2012 Tiền gửi tiết kiệm 6-2013 Tiền ký quỹ (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 Nguồn vốn huy động của VPBank Cần Thơ bao gồm: Tiền gửi cá nhân, tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) và tiền ký quỹ. Ở mỗi hình thức huy động này sẽ có nhiều kỳ hạn khác nhau, tương ứng với các mức lãi suất khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn tùy theo điều kiện và mục đích sử dụng gửi tiền của mình. Nhìn chung, nguồn vốn huy động tại VPBank Cần Thơ tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng trên 10% ở mỗi năm. Trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó là tiền gửi của các TCKT và ít nhất là tiền ký quỹ. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm 2013 thấp hơn sáu tháng đầu năm 2012 là do sau khi tình hình kinh tế chung phục hồi, khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn mang tiền đi đầu tư hơn là gửi tiết kiệm, vì thế tiền gửi của TCKT giảm. Tiền gửi cá nhân là hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng chủ yếu thông qua hình thức mở sổ tiết kiệm và mở tài khoản thanh toán cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khách hàng cá nhân là thị phần đầy tiềm năng để các ngân hàng khai thác. Người Việt Nam nói chung có thói quen tiết kiệm, tích lũy nhằm để phòng ngừa rủi ro, bệnh tật hoặc sử dụng cho các mục đích tiêu dùng ở tương lai cho nên nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của người dân là khá lớn. 38 Hơn nữa, khoảng cách về thời gian, về mức độ thu chi luôn luôn tồn tại. Đây sẽ là kho báu cho các ngân hàng khai thác, một khi hầu hết các cá nhân đều có tài khoản tại ngân hàng thì không chỉ đem lại cho ngân hàng nguồn vốn huy động ổn định bên cạnh việc man lại hiệu quả cao cho nền kinh tế mỗi khi đồng vốn vận động như: tiết kiệm chi phí kiểm đếm, bảo quản,… Đây cũng là nguồn vốn mở đầu cho hoạt động ngân hàng bán lẻ, tạo điều kiện cho ngân hàng quảng bá thương hiệu, cung cấp các sản phẩm có liên quan khác như: trả lương qua tài khoản, mở thẻ, cho vay cá nhân,… Cùng với thói quen tích lũy của người dân Việt Nam nói chung thì thói quen thanh toán chi trả qua ngân hàng của người dân chưa cao bởi họ muốn xem tiền mặt là công cụ thanh toán, như là một bằng chứng cho mọi giao dịch, mua bán hàng hóa, cho nên tiền gửi cá nhân chủ yếu là gửi tiết kiệm. Đầu năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước có biến động như giá vàng liên tục biến động, giá nhiên liêu tăng cao, thị trường bất động sản khởi sắc thu hút đối với nhà đầu tư,... cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, lĩnh vực đầu tư của người dân của đa dạng hơn bởi cuộc sồng ngày một nâng cao, đòi hỏi người dân phải luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, nhiều ngành, nghề mới được tiến hành và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cho nên đồng vốn gửi vào ngân hàng ngày càng ít. Như vậy, người dân có xu hướng mang tiền đi đầu tư hoặc mua vàng giữ trữ mong sinh lời trong tương lai khi giá vàng tăng lên. Vì vậy, tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng có phần giảm nhẹ từ 181.394 (triệu đồng) xuống còn 164.623 (triệu đồng) tương đương 0,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.1.2.2 Tình hình tín dụng cá nhân Trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, cho vay cá nhân (CVCN) là hình thức tín dụng được thu hút sự quan tâm của hầu hết các ngân hàng bởi tính chất phân tán, ít rủi ro nhưng cũng đồng thời mang lại lợi nhuận tương đối cao cho ngân hàng. Do vậy, mà trong những năm qua lĩnh vực này cũng thu hút sự quan tâm phát triển của hệ thống VPBank nói chung và VPBank Cần Thơ nói riêng. 39 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 2011 2012 6-2012 So sánh(lần) 2011/ 2012/ 6-2013/ 6-2013 2010 2011 6-2012 Doanh số 148.999 177.020 136.503 80.572 87.266 cho vay Dư nợ 189.042 214.441 175.902 223.762 232.635 cho vay Doanh số 163.608 151.621 175.043 96.450 110.650 thu nợ 1,19 0,77 1,08 1,13 0,82 1,04 0,93 1,15 1,14 (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) Nhìn chung, hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ có doanh số cho vay cá nhân tăng giảm không điều qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay, dư nợ và doanh số thu nợ điều tăng, riêng doanh số cho vay tăng từ 148.999 (triệu đồng) lên đến 177.020 (triệu đồng) tăng 1,19 lần. Dư nợ tăng từ 189.042 lên 214.441 (tăng 1,13 lần). Riêng doanh số thu nợ lại giảm, từ 163.608 (triệu đồng) xuống còn 151.621 (triệu đồng) giảm 0,93 lần, cho thấy tình hình thu nợ chậm lại, điều này có thể là do kỳ hạn trả nợ của các khoan vay chưa tới hạn hoặc khách hàng trả nợ chậm. Sang năm 2012 cả doanh số cho vay và dư nợ giảm nhiều hơn năm 2011. Nhưng doanh số thu nợ tăng lên, điều này có thể do một số nợ hạn và khách hàng đã trả đúng hạn, đây là một tín hiệu tốt cho ngân hàng. Khoảng đầu năm 2013, tình hình tín dụng tại VPBank Cần Thơ hoạt động khá ổn định, tuy nền kinh tế có chuyển biến tích cực, song vẫn chưa phục hồi kịp đáp ứng kịp thời, vì thế doanh số cho vay cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 bằng 1,08 lần và doanh số thu nợ cao hơn 1,14 lần; trong khi đó dư nợ cho vay chỉ khoảng chừng 1.04 lần. Và để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng phát triển với lĩnh vực nào chiếm ưu thế hơn, là thế mạnh ở hoạt động này cần phân tích cơ cấu doanh số cho vay qua các năm. 40 Bảng 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân tại VPBank Cần Thơ từ năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm Các chi tiêu 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 6-2012 Tỷ trọng Tỷ trọng 6-2013 (%) (%) Cho vay tiêu dùng 30.991 20,80 48.944 27,65 37.288 27,32 20.308 25,20 21.564 24,71 Cho vay cá thể SXKD 69.546 46,68 85.882 48,52 71.014 52,02 47.679 59,18 54.165 62,07 Cho vay CB – CNV 1.968 1,32 1.658 0,94 2.387 1,75 1.282 1,59 1.054 1,21 Cho vay nông nghiệp 30.548 20,50 20.502 11,58 10.032 7,35 5.120 6,35 4.450 5,10 Cho vay Thế chấp sổ 14.342 9,63 17.311 9,78 12.884 9,44 3.645 4,52 2.150 3,61 2.504 1,67 5.223 2,95 3.598 2,62 2.538 3,15 2.883 3,30 100,00 136.503 100,00 80.572 100,00 87.266 100,00 Khác Doanh số CVCN 148.999 100,00 177.020 (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) 41 Bảng 4.4: Sự thay đổi tỷ trọng cho vay cá nhân tại VPBank Cần Thơ từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: % Các chi tiêu Cho vay tiêu dùng Cho vay cá thể SXKD Cho vay CB CNV Cho vay nông nghiệp Cho vay Thế chấp sổ Khác Doanh số CVCN Năm 662012 2013 2011/ 2010 2012/ 2011 6-2013/ 6-2012 24,71 6,85 (0,33) (0,49) 59,18 62,07 1,84 3,51 2,98 1,75 1,59 1,21 (0,38) 0,81 (0,38) 11,58 7,35 6,35 5,10 (8,92) (4,23) (1,25) 9,78 2,95 9,44 2,62 4,52 3,15 3,61 3,30 0,15 1,27 (0,34) (0,31) (0,91) 0,15 - - 2010 2011 2012 20,80 27,65 27,32 25,20 46,68 48,52 52,02 1,32 0,94 20,50 9,63 1,67 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) Qua bảng số liệu trên cho thấy lĩnh vực đầu tư cho vay cá nhân tại VPBank Cần Thơ có sự đa dạng với nhiều lĩnh vực, đồng thời cơ cấu doanh số cho vay ở các lĩnh vực có sự thay đổi qua các năm. Ở năm 2010, hoạt động tín dụng cá nhân của khách hàng vẫn tập trung chủ yếu ở lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Bên cạnh đó, cho vay CB- CNV và thế chấp sổ cũng dược quan tâm phát triển, còn cho vay nông nghiệp có chiều hướng giảm. Cụ thể, doanh số cho vay cá thể SXKD năm 2010 Chiếm 46,68% doanh số cho vay cá nhân với số tiền là 69.546 (triệu đồng), ở hai lĩnh vực cho vay tiêu dùng và cho vay nông nghiệp có tỷ trọng tương đương nhau (từ 20% – 21%), còn cho vay thế chấp sổ chiếm 9,63%. Như vậy, ở năm 2010 này hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: cho vay cá thể SXKD, các lĩnh vực còn lại có chênh lệch không cao. Đến năm 2011, cùng với sự chấn chỉnh lại một số quy định cho vay, ngân hàng nhằm bắt kịp thời xu thế hội nhập, hướng đến sự phát triển an toàn và bền vững, thì sự ảnh hưởng từ việc chính phủ ban hành một số quy định liên quan đến ngân hàng đã làm cho doanh số cho vay ở các lĩnh vực thuộc hoạt động tín dụng 42 cá nhân tại ngân hàng có sự thay đổi. Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân cũng đòi hỏi tiện nghi hơn; sự biến động của giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng cao đã làm cho chi phí sinh hoạt, mua sắm, tiêu dùng và sản xuất kinh doanh của người dân tăng cao; và hơn nữa, với đại đa số người dân không phải lúc nào cũng có sẵn tiền để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh của họ, vì thế mọi người sẽ tìm đến ngân hàng để vay vốn. Cụ thể, tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp giảm còn 11,58% doanh số cho vay cá nhân (với số tiền là 20.502 triệu đồng), giảm 8,92% so với năm 2010, cùng với chiều hướng đó cho vay CB - CNV cũng giảm 0,38%. Còn doanh số cho vay ở các lĩnh vực còn lại điều tăng, cho vay cá thể sản xuất kinh doanh chiếm 48,52% tăng 1,84%, cho vay thế chấp sổ cũng không có chuyển biến gì khi chỉ tăng 0,15%. Cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá lớn và là chỉ số tăng mạnh mạnh nhất từ 20,80% (với số tiền là 30.991 triệu đồng) lên 27,65% (với số tiền là 48.994 triệu đồng) tăng 6,85%. Đây là tín hiệu tốt cho ngân hàng khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên cũng chính là lúc ngân hàng có thể áp dụng những chính sách phù hợp để tìm kiếm lợi nhuận. Năm 2012 là năm kinh tế có nhiều biến động, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khách hàng cá nhân phải tiết kiệm chi tiêu nên cũng ngại đi vay. Còn đối với kinh tế hộ gia đình thì khách hàng cũng không có nhu cầu đi vay do không đầu ra của sản phẩm không đảm bảo, hàng tồn kho ở mức cao. Còn riêng ngành ngân hàng nói chung cũng gặp nhiều khó khăn khi nợ xấu tăng cao làm cho ngân hàng tập chung xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các khoản nợ. Chính vì các yếu điểm này đã làm cho tình hình cho vay chung giảm ở từng lĩnh vực, và tỷ trọng cũng có sự thay đổi. Đặc biệt, trong các khoản mục giảm thì khoản mục cho vay nông nghiệp không chỉ giảm về doanh số mà còn giảm cả về tỷ trọng. Trong khi tỷ trọng hầu hết các khoảng mục điều giảm thì tỷ trọng cho vay cá thể SXKD và cho vay CB CNV lại tăng, cụ thể cho vay SXKD tăng từ 48,52% lên 52,02% và cho vay CB CNV tăng từ 0,94% lên 1,75% so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2013, để hạn chế tối đa những bất cập, rủi ro do khách quan mang lại, ngân hàng phát huy những lợi thế sẵn có, do vậy mà doanh số cho vay ở những lĩnh vực có tiềm năng lớn và an toàn tiếp tục tăng, cụ thể là, tỷ trọng cho vay tiêu dùng giảm còn 24,71% trong tổng doanh số cho vay cá nhân, giảm 0,49 so với 6 tháng năm 2012, còn cho vay SXKD cũng tăng lên 62,07% tăng 2,98% so với cùng kỳ. Trong khi đó tỷ trọng cho vay ở các lĩnh vực 43 còn lại khác: cho vay nông nghiệp, cho vay thế chấp sổ đều biến động, cho vay CB – CNV ít thay đổi. Như vậy, do chính sách của Ngân hàng và ảnh hưởng của các yếu tố khách quan mà hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng đang hướng đến sự tăng dần tỷ trọng cho vay ở các lĩnh vực: tiêu dùng, cá thể - SXKD, đồng thời giảm dần tỷ trọng doanh số cho vay ở các lĩnh vực cho vay, cho vay CB- CNV. 4.1.3 Hoạt động dịch vụ thẻ 4.1.3.1 Hoạt động kinh doanh thẻ Dịch vụ thẻ cũng là một phân đoạn thị trường chứng kiến sự cạnh tranh hết sức sôi động của các ngân hàng trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2010 và 2011, cùng với sự mở rộng đầu tư mạng lưới ATM, các ngân hàng đã phát hành thêm nhiều thẻ mới, đa dạng hóa các tiện ích dành cho người dùng thẻ, chiếc thẻ đã trở thành phương tiện thanh toán văn minh thời hiện đại. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ xuất hiện tại Cần Thơ khá trễ hơn các ngân hàng khác. Nguyên nhân là do mức độ đầu tư cho công nghệ, sự liên kết giữa các ngành trong việc phục vụ nhu cầu thanh toán, chi trả các chi phí sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày chưa thật sự phổ biến, chưa thật sự thoải mái, thuận tiện cho người dân trong việc thanh toán qua ngân hàng, cho nên nhu cầu dịch vụ ngân hàng của người dân chưa cao, và trong thời gian này, đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu là những người làm việc liên quan đến lĩnh vực các ngân hàng, tài chính, doanh nghiệp, công nhân viên chức, khách hàng đi du lịch,… Tài khoản thẻ được mở chủ yếu thông qua việc ngân hàng mở tài khoản thanh toán cho các cá nhân nhằm phục vụ cho mục đích trả lương qua tài khoản hoặc để thanh toán chi trả các giao dịch mua bán của khách hàng. Và để hướng đến sự chuyên nghiệp hóa ở từng dịch vụ, trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại nên sản phẩm thẻ sẽ do Trung tâm thẻ VPBank quản lý và phát triển. Tuy nhiên, sản phẩm thẻ vẫn được triển khai và phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên địa phương, liên quan trực tiếp đến các sản phẩm dịch vụ do VPBank Cần Thơ cung cấp, đồng thời ngân hàng sẽ phát hành thẻ cho KH. 4.1.3.2 Tình hình phát hành thẻ 44 Bảng 4.5: Tình hình phát hành thẻ ở VPBank Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Chiếc Các chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng (%) Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) 62012 Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) 62013 Tổng số thẻ phát hành 699 100 778 100 958 100 884 100 1.106 100 Thẻ tín dụng Thẻ thanh toán 59 640 8,44 91,56 69 709 8,87 91,13 108 850 11,27 88,73 110 774 12,44 87,56 121 985 10,94 89,06 (Nguồn: Phòng Kế toán & Tin học) Bảng 4.6: Tăng trưởng phát hành thẻ tại VPBank Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Chiếc Tăng trưởng phát hành thẻ Các chỉ tiêu Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số lượng Số lượng 180 % 23,14 Tổng số thẻ phát hành Thẻ tín dụng 79 % 11,30 10 16,95 39 56,52 Thẻ thanh toán 69 10,78 141 19,89 (Nguồn: phòng kế toán & Tin học) 45 Chênh lệch 6-2013/6-2012 Số lượng 222 11 211 % 25,11 10,00 27,26 Chiếc 1200 1000 800 600 400 200 Năm 0 2010 2011 2012 Thẻ tín dụng 6- 2012 6- 2013 Thẻ thanh toán (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng số lượng thẻ phát hành của VPBank Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010– 6 tháng đầu năm 2013 Nhìn chung, có vài nguyên nhân dẫn đến việc ưa chuộng giao dịch qua thẻ ngân hàng: thứ nhất, hiện nay ngày càng có nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân và cả Nhà nước trả tiền lương cho người lao động qua tài khoản. Thứ hai, nước ta vừa gia nhập WTO nên việc ngày càng có nhiều hợp tác kinh tế với nước ngoài, do đó, việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng là một sự lựa chọn ưu việt. Thứ ba, nhận thức của khách hàng về sự tiện ích của thẻ ATM nói chung ngày càng tích cực; để tiền trong tài khoản rất an toàn và hạn chế tiêu xài hoang phí. Để làm rõ vấn đề này ta sẽ xem xét các chỉ tiêu sau: Qua bảng số liệu cho thấy, tổng số lượng thẻ phát hành 2010 là 699 thẻ, trong đó thẻ tín dụng chiếm 8,44% với 59 thẻ, còn thẻ thanh toán chiếm 91,56% với 640 thẻ. Có thể nói số lượng thẻ do VPBank Cần Thơ phát hành còn khá khiêm tốn, nguyên nhân do nhu cầu mở tài khoản thẻ của người dân ở thời điểm này chưa cao, sản phẩm thẻ còn khá mới mẻ đối với hầu hết người dân. Tuy nhiên, trong năm 2011 và 2012, số lượng thẻ phát hành đã tăng đáng kể. Cụ thể là năm 2011 số lượng thẻ phát hành tăng trên 10% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 23,14% so với năm 2011. Và đến cuối năm 2012, số lượng thẻ VPBank Cần Thơ phát hành đã được 958 thẻ. Việc phát hành thẻ tăng như vậy là do chiếc thẻ ngân hàng đã dần quen với người dân. Cùng với các chương trình tiếp thị, quảng bá lợi ích của chiếc thẻ thì 46 nạn tiền giả lan rộng cũng là nguyên nhân làm cho người dân dần thích sử dụng thẻ ngân hàng hơn. Mặt khác, do việc cạnh tranh giữa các ngân hàng nên hiện nay khách hàng để tiền trong tài khoản vẫn được hưởng lãi suất dù là ít và xài thẻ ngân hàng cũng là một trào lưu mới hiện nay: vừa an toàn vừa sành điệu. Trong nữa đầu năm 2013 trước nhiều biến động xấu từ nền kinh tế nhưng tổng doanh số vẫn cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, tổng số thẻ 6 tháng đầu năm 2012 là 884 thẻ thấp hơn 222 thẻ so với 6 tháng đầu năm 2013. Không chỉ tăng về doanh số thẻ tín dụng mà còn tăng về thẻ thanh toán. Cụ thể thể tín dụng tăng 11 thẻ tương đương 10%, thẻ thanh toán tăng 211 thẻ chiếm 27,26%. Qua trên cho thấy đối tương khách hàng mở tài khỏan thẻ thanh toán tại ngân hàng chủ yếu với mục đích để nhận lương chứ còn việc khách hàng vay tiền chi tiêu qua tài khoản thẻ còn ít. Ngoài ra, đối tượng sử dụng thẻ tín dụng chủ yếu là các doanh nghiệp, cá nhân có mua bán hàng hóa đã mở tài khoản thẻ để thanh toán, còn đối tượng khách hàng cá nhân mở tài khoản thẻ thanh toán để mua bán qua thương mại điện tử còn ít. 4.1.3.4 Kết quả kinh doanh dịch vụ thẻ Bảng 4.7: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của VPBank Cần Thơ từ năm 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 114,56 135,80 188,37 91,18 99,00 Thu phí phát hành thẻ 20,88 22,45 40,15 22,26 16,02 Thu phí thường niên 90,08 108,55 140,08 65,40 72,90 Thu phí làm lại thẻ 3,60 4,80 8,14 3,52 10,07 Chi phí 66,44 72,64 99,98 43,93 56,08 Chi phát hành thẻ 28,92 30,16 45,07 27,08 18,70 Chi hoạt động 37,52 42,48 54,91 36,85 37,38 Lợi nhuận 48,12 63,16 88,39 47,25 42,92 Thu nhập (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) 47 6-2012 6-2013 TRIÊU ĐỒNG 160,00 140,00 120,00 100,00 80,00 60,00 40,00 20,00 NĂM 0,00 2010 2011 Thu phí phát hành thẻ 2012 Thu phí làm lại thẻ 6-2012 6-2013 Thu phí thường niên (Nguồn: Phòng kế tóan và Tin học) Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện thu nhập kinh doanh thẻ từ năm 2010–6 tháng 2013 Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm thu phí phát hành thẻ, thu phí thường niên và thu phí làm lại thẻ. Mặc dù thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ chưa cao (tổng thu nhập từ năm 2010 là 114,56 triệu động) nhưng cũng đáng khích lệ ở bước đầu phát triển. Trong đó, thu phí thường niên là 90,08 (triệu đồng), và thu phí phát hành thẻ với số tiền tương ứng là 20,88 (triệu đồng), còn thu phí làm lại thẻ là 3,06 (triệu đồng), chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng thu nhập từ hoat động kinh doanh thẻ. Bên cạnh đó, chi phí mà Trung tâm phải bỏ ra cho hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm chi phí phát hành thẻ và chi hoạt động. Qua bảng số liệu cho thấy tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh này là 66,44 (triệu đồng), trong đố chi phí phát hành thẻ với số tiền tương ứng là 28,92 (triệu đồng), còn chi hoạt động ở lĩnh vực này là 37,52 (triệu đồng). Trong hai năm: 2011 và 2012, cùng với tổng số lượng thẻ phát hành của ngân hàng tăng thì thu nhập và chi phí từ hoạt động kinh doanh thẻ của VPBank Cần Thơ cũng tăng lên đáng kể. Điều đó dẫn đến lợi nhuận kinh doanh thẻ của ngân hàng cũng tăng. Song sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh doanh thẻ ít biến động, khi thu nhập tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, và lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng từ 47,25 (triệu đồng) còn 42,92 (triệu đồng). 48 Trong phần thu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ thì thu phí thường niên là chủ yếu trong khi thu phí làm thẻ tăng không đáng kể do các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc phát hành thẻ nên chi phí làm thẻ của các ngân hàng nhìn chung giảm và có ngân hàng không tính phí như Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Công Thương. Mặt khác, về chi phí kinh doanh thẻ thì có sự thay đổi khi chi phí cho hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn chi phí phát hành thẻ. Điều này là do trong giai đoạn nay VPBank Cần Thơ có nhiều chương trình tiếp thị, giới thiệu sản phẩm thẻ của ngân hàng đến khách hàng nên chi phí cho khoản này ngày càng tăng. Như vậy, tuy sản phẩm thẻ còn khá mới mẻ, số lượng thẻ còn phát hành chưa nhiều nhưng lĩnh vực này cũng đem lại lợi nhuận đáng khích lệ trong thời gian đầu triển khai, tạo tiền đề cho sự phát triển xa hơn ở lĩnh vực này. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân Hoạt động ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực tuy mới nhưng đang được các ngân hàng thương mại quan tâm bởi nó phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và năng lực thực tế của các ngân hàng ở Việt Nam. “Để trở thành một ngân hàng bán lẻ tiên tiến thì thu nhập của các hoạt động dịch vụ của ngân hàng chiếm không dưới 30% tổng thu nhập” [Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập – Nguyễn Thị Quy, trang 157]. Tuy nhiên, do bước đầu chuyển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ nên thu nhập từ chi phí dịch vụ tại hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn thấp, cơ bản vẫn tập trung ở lĩnh vực tín dụng cá nhân. Để làm rõ vấn đề này tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu sau: 49 Bảng 4.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6-2012 6-2013 Dư nợ cho vay cá nhân 189.042 214.441 175.902 223.762 232.635 Dư nợ cho vay cá nhân bình quân 182.540 201.742 195.171 219.102 204.269 - 10,52 (3,25) - (6,77) Thu nhập từ CVCN 16.801 22.440 20.743 8.360 9.260 Chi phí và hoạt động CVCN 14.051 18.722 17.467 7.221 8.105 Hệ số sinh lời từ CVCN (%) 16,37 16,57 15,8 13,62 12,48 Thu nhập/ Chi phí CVCN (lần) 1,20 1,20 1,19 1,16 1,14 Nợ xấu 846 775 741 390 510 163.608 0,90 151.621 0,75 175.043 0,90 116.650 1,10 96.450 1,50 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVCN (%) Doanh số thu nợ CVCN Vòng quay vốn tín dung cá nhân (vòng) (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) 50 Với những lợi thế của mình, hệ thống VPBank đã triển khai tín dụng cá nhân mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, với chi nhánh VPBank Cần Thơ thì việc thực hiện kinh doanh ở lĩnh vực này đã mang lại hiệu quả như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu hiệu quả sử dụng các dịch vụ tín dụng cá nhân thông qua các chỉ tiêu sau: 4.2.1.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay của hoạt động tín dụng cá nhân Bảng 4.9: Doanh số cho vay của hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Các chi tiêu Cho vay tiêu dùng Cho vay cá thể SXKD Cho vay CB – CNV Cho vay nông nghiệp Cho vay Thế chấp sổ Khác Tổng 2010 30.991 69.546 1.968 30.548 14.342 1.604 148.999 2011 48.944 85.882 1.658 20.502 17.311 2.723 177.020 Năm 2012 6-2012 6-2013 37.288 20.308 21.564 71.014 47.679 54.165 2.387 1.282 1.054 10.032 5.120 4.450 12.884 3.645 2.150 2.898 2.538 2.883 87.266 136.503 80.572 (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) Bảng 4.10: Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay của hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Các chỉ tiêu 2011/ 2010 Cho vay tiêu dùng 17.953 Cho vay SXKD 16.336 Cho vay CB – CNV (310) Cho vay nông nghiệp (10.046) Cho vay Thế chấp sổ 2.969 Khác 1.119 Tổng 28.021 Số tiền 2012/ 6-2013/ 2011 6-2013 (11.656) 1.256 (14.868) 6.486 729 (228) (10.470) (671) (4.427) (1.495) 175 345 (40.517) 6.694 (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) 51 2011/ 2010 57,93 23,49 (15,75) (32,89) 20,70 69,74 18,81 % 2012/ 2011 (23,81) (17,31) 43,98 (51,07) (25,57) 6,41 (22,89) 6-2013/ 6-2013 6,18 13,60 (17,78) (13,09) (41,01) 13,59 8,31 Qua bảng số liệu cho thấy tổng doanh số cho vay cá nhân qua năm 2011 tăng 28.021 (triệu đồng) tướng ứng tăng 18,81%. Đối với doanh số cho vay ở từng khoản mục có sự thay đổi qua các năm. Ở năm 2011, cùng với sự phát triển kinh tế trên địa bàn, yêu cầu cuộc sống ngày một cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng ngày một đa dạng phong phú, do vậy mà ngày càng có nhiều ngành, nghề mới phát sinh trên địa bàn, đòi hỏi phải có vốn để tiến hành và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân đòi hỏi ngày một tiện nghi hơn trong khi giá cả các hàng hoá, vật tư đều ”leo thang”. Mặc dù đã có sự can thiệp của Chính phủ trong chính sách giá, chính sách tiền lương,… nhằm đều tiết thị trường và nâng cao cuộc sống người dân nhưng hầu hết người dân đều cảm thấy lương tăng chưa theo kịp giá. Do đó cho vay tiêu dùng tăng đột biến doanh số cho vay tăng từ 30.991 (triệu đồng) lên 48.944 (triệu đồng) tăng 57,93%. Tiếp theo là cho vay sản xuất kinh doanh khi doanh số cho vay ở lĩnh vực này là lớn nhất, nhưng tốc độ tăng chậm chỉ tăng 23,49%. Doanh số cho vay cá thể sản xuất kinh doanh, tiêu dùng năm 2012 giảm mạnh cùng với các khoản mục khác đều giảm do đó tổng doanh số cho vay cá nhân giảm so với năm 2011. Ngoài ra, cùng với sự phát triển nhanh của các lĩnh vực tín dụng cán bộ công nhân viên, nông nghiệp và cầm cố số tiền gửi thì việc xác nhận thu nhập và tài sản của các đối tương khách hàng này có nhiều bất cập cho nên ngân hàng đã có những đều chỉnh lại trong chính sách tín dụng, xem xét lại cơ chế cho vay sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển an toàn và bền vững. Do vậy mà doanh số cho vay ở các lĩnh vực này có phần giảm sút, cụ thể doanh số cho vay ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng giảm còn 37.288 triệu đồng, giảm 23,81% (tương đương với 11.656 triệu đồng) so với năm 2011, nông nghiệp giảm còn 10.032 triệu đồng, giảm 51,07% (tương đương với 10.470 triệu đồng), còn cầm cố số tiền gửi là 12.884 triệu đồng, giảm 25,57% (với số tiền giảm tương ứng là 4.427 triệu đồng) so với năm 2010. Sang nữa năm 2013, do ảnh hưởng của các điều kiện khách quan như: thị trường bất động sản không ổn định, tình trạng lạm phát của nền kinh tế, giá xăng dầu tăng cao,… đã khiến không ít người dân lâm vào tình cảnh khó khăn khốn đốn. Để hạn chế tối đa rủi ro trong lĩnh vực tín dụng cá nhân, ngân hàng đã hạn chế cho vay ở một số lĩnh vực như: nông nghiệp, CB- CNV cho nên doanh số cho vay ở các lĩnh vực này đều giảm. Cụ thể, doanh số cho vay ở lĩnh vực nông 52 nghiệp giảm 13,09% so với cùng kỳ năm 2012 (với số tiền tương ứng là 670 triệu đồng), còn cho vay CB-CNV là 1.054 triệu đồng, giảm 17,78% so với 6 tháng năm 2012 (với số tiền tương ứng là 228 triệu đồng). Tuy bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan làm cho doanh số cho vay cá nhân của ngân hàng ở một số lĩnh vực giảm, nhưng với sự tăng trưởng mạnh của một số lĩnh vực tín dụng cá nhân đang chiếm ưu thế tại ngân hàng như: tiêu dùng, cá thể SXKD, tăng mạnh, cho nên xét về tổng thể thì doanh số cho vay cá nhân cũng tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Như vậy, sau khi phân tích tình hình tăng trưởng doanh số cho vay cá nhân của ngân hàng qua các năm, có thể nói hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng phát triển mạnh, tổng doanh số cho vay ở lĩnh vực tín dụng cá nhân năm sau cao hơn năm trước. Kỳ vọng trong thời gian từ nay đến cuối năm sẽ có doanh số sẽ có tiến triển tốt. 4.2.1.2 Hệ số sinh lời từ cho vay cá nhân Bên cạnh các lĩnh vực tín dụng truyền thống, tín dụng cá nhân - dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một bộ phận nằm trong hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Để biết được mức độ đóng góp về lợi nhuận của nó như thế nào, ta cần xét đến hệ số sinh lời của nó. Bảng 4.11: Hệ số sinh lời của hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu TD cá 2010 2011 nhân Thu 16.801 22.440 nhập Chi phí 14.051 18.722 Lợi 2.750 3.718 nhuận Hệ số 16,37 16,57 sinh lời(%) Năm So sánh (%) 2011/ 2012/ 6-2013/ 2010 2011 6-2012 2012 62012 62013 20.743 8.360 9.260 33,56 (7,56) 10,77 17.467 7.221 8.105 33,25 (6,70) 12,23 3.277 1.138 1.155 35,18 (11,87) 1,49 15,80 13,62 12,48 0,20 (0,77) (1,14) (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) 53 Qua bảng số liệu cho ta thấy ở năm 2010, hệ số sinh lời của hoạt động tín dụng cá nhân là 16,37%, tức trong một đồng thu nhập mà ngân hàng thu được sẽ có 0,1637 đồng lợi nhuận ròng, đây là một tỷ số sinh lợi chấp nhận được. Năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, cùng với sự gia tăng lãi suất đã làm cho chi phí trong hoạt động kinh doanh nói chung và ở lĩnh vực tín dụng cá nhân nói riêng tăng lên. Tuy nhiên, với những biện pháp đối phó kịp thời với những biến động của nền kinh tế nên thu nhập của ngân hàng cũng tăng lên, và tốc độ tăng thu nhập là 33,56%, cao hơn tốc độ tăng chi phí 33,25% nên cuối cùng cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Sang năm 2012, mặc dù bị ảnh hưỏng bởi các yếu tố khách quan làm cho thu nhập của ngân hàng ở lĩnh vực này giảm xuống nhưng nhờ có chính sách quản lý tài sản khá hiệu quả nên làm cho chi phí ở lĩnh vực này giảm nhanh hơn so với thu nhập, cho nên hệ số sinh lời của năm này giảm là 15,80%, giảm 0,77% so với năm 2011, tức trong một đồng thu nhập ngân hàng thu được sẽ có 0,158 đồng lợi nhuận ròng. Xét về lợi nhuận ròng thu được ở 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng lên 1.155 triệu đồng, tăng 1,49% so với cùng kỳ, nhưng xét về tỷ suất lợi nhuận thì giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm còn 12,48%, giảm 1,14% so với cùng kỳ, tức trong một đồng thu nhập của ngân hàng sẽ có 0,1248 đồng lợi nhuận ròng. Như vậy qua chỉ tiêu này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở lĩnh vực tín dụng cá nhân qua các năm đã đem lại hiệu quả tương đối ổn định cho ngân hàng, mặc dù còn thấp nhưng cũng góp phần đáng kể vào việc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cho ngân hàng. 4.2.1.3 Thu nhập/Chi phí (cho hoạt động tín dụng cá nhân) Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân trên chi phí cho hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này ở năm 2010 là 1,20 lần, tức là một đồng chi phí đầu tư vào lĩnh vực này sẽ mạng lại 1,20 đồng thu nhập cho ngân hàng. Đến năm 2011, chỉ số này không thay đổi nhưng năm 2012 lại giảm còn 1,19 lần. Như vậy, số liệu trên cũng cho thấy hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này cũng mang lại hiệu quả cho ngân hàng. 4.2.1.4 Vòng quay vốn tín dụng Mặc dù trong những năm gần đây Ngân hàng đã chuyển qua đầu tư cho vay ở các khoản vay ngắn hạn hơn trung và dài hạn nhưng các khoản cho vay trung và dài hạn ở các năm trước vẫn còn kéo dài đến các ngày nay, cho nên vòng quay 54 vốn tín dụng trong những năm qua tương đối chậm, bình quân chưa tới 1vòng/năm. Ở năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 0,90 vòng tức là một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra đầu tư ở lĩnh vực này sẽ quay được 0,90 lần trong năm để ngân hàng có thể sử dụng để tái đầu tư mới. Đến năm 2011, vòng quay vốn tín dụng là 0,75 vòng, tăng giảm 0,15 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm này dư nợ cho vay cá nhân trong ngắn hạn chiếm tỷ lệ thấp, đồng thời công tác thu nợ của ngân hàng chưa tốt nên làm cho đồng vốn luân chuyển chậm hơn so với năm 2010. Sang năm 2012, cùng với những biến động của nền kinh tế nói chung, trên địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng, tuy nhiên do sự cố gắng của ngân hàng nói chung và bộ phận quản lý nợ nói riêng trong việc tìm kiếm các biện pháp xử lý kịp thời, đối phó với các bất ổn của thị trường cho nên cũng làm cho đồng vốn của ngân hàng luân chuyển nhanh hơn. Như vậy, qua chỉ tiêu này cho thấy đồng vốn của ngân hàng sử dụng đầu tư trong lĩnh vực tín dụng cá nhân có sự luân chuyển tương đối ổn định. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan làm cho tốc độ luân chuyển tương đối chậm. Tuy nhiên, với những biện pháp khắc phục phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế, điều kiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn thì trong thời gian tới đồng vốn sẽ luân chuyển nhanh hơn. 4.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ Bảng 4.12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ thẻ của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu dịch vụ thẻ Năm 6-2012 6-2013 188,37 91,18 99,00 22,64 29,98 13,93 16,08 - 18,54 38,71 - 8,58 Tỷ suất lợi nhuận (%) 85,65 83,33 84,08 84,72 83,76 Thu nhập/Chi phí (lần) 6,97 6,00 6,28 6,55 6,16 Thu nhập (triệu đồng) Chi phí (triệu đồng) Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập (%) 2010 2011 2012 114,56 135,80 16,44 (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học) 55 Qua bảng trên ta thấy tình hình tăng trưởng lợi nhuận khá tốt, tỷ suất lợi nhuận trên 82%. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào tỷ suất lợi nhuận và thu nhập/chi phí trong dịch vụ kinh doanh thẻ thì có thể nói nó không mang lại hiệu quả cho ngân hàng vì các chỉ số này liên tục giảm qua các năm. Tuy nhiên, trong trường hợp này điều đó không dung. Nguyên nhân là do thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng qua hai năm tăng đáng kể ( như đã phân tích ở phần trên). Điều này càng thể hiện rõ qua chỉ số tỷ lệ tăng trưởng thu nhập, năm 2011 tăng 18,54%, sang năm 2012 cũng tăng 38,71% so với năm 2011. Do kinh tế chậm phục hồi nên tình hình 6 tháng đầu năm 2013 còn khá kém mặc dù thu nhập tăng cao nhưng chi phí cũng cùng tăng vì thế tỷ suất lợi nhuận thấp chỉ ở mức 83,76%. 4.2.3 Phân tích tổng thể môi trường kinh doanh của ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Cần thơ 4.2.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài  Đối với nền kinh tế thế giới: Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước. Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn, giá nhiên liệu, giá vàng biến động thất thường. Đối với nền kinh tế nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng và kéo dài đến nay, làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.  Yếu tố chính trị: Việt Nam là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Đây là một tiền đề cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các thông lệ quốc tế trong lĩnh vựa ngân hàng.  Về mội trường pháp luật: Có thể khẳng định rằng những thay đổi về môi trường pháp lý tài chính – ngân hàng ở nước ta trong suốt thời gian qua đã có những tác động to lớn trong việt tạo dựng hành lang pháp lý cho sự cũng cố và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế. Văn bản 18/2007/QĐ-NHNN sữa đổi bổ sung quy định về việc trích 56 lập và sử dụng các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng,… đây là những quy định chuẩn mực chung của quốc tế. Với xu thế này đây là một thách thức cho NHTM Việt Nam trong đó có VPBank Chi nhánh Cần Thơ, VPBank Chi nhánh Cần Thơ phải không ngừng cải tổ hoạt động, lành mạnh háo tình hình tài chính để đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của các ngân hàng khi mà hệ thống luật pháp đã thiết lập một sân chơi minh bạch, bình đẳng cho NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập.  Đối với nền kinh tế trong nước: Cùng với việc GDP của nước ta hằng năm điều tăng cao, cơ cấu ngành trong nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, từ nông – lâm – ngư nghiệp chuyển sang dịch vũ và xây dựng. Bên cạnh đó, với các yếu tố chính trị và môi trường luật pháp đã tác động đến nền kinh tế trong nước, kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể khi liên tục tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, lạm phát tăng cao đã tác động đến tất cả các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có hoạt động của NHTM. Đứng trước tình trạng trên để ổn định nền kinh tế, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra các giải pháp để kiềm chế lạm phát như kiểm soát tăng trưởng tín dụng và điều hành lãi suất ổn định theo xu hướng giảm dần để kiềm hảm lạm phát. Bởi vì việc quy định trần lãi suất là biện trong ngắn hạn, về lâu dài để ổn định nền kinh tế vĩ mô, ngân hàng nhà nước phải ổn định chính sách lãi suất. với những công cụ kiềm chế lạm phát của NHNN nhưng lạm phát vẫn chưa giảm. Đời sống người dân phần nào gặp khó khăn trước những biến động của giá tiêu dùng. Với mức thu nhập của dân cư thấp đã ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân và nhu cầu đối với dịch vụ của ngân hàng, cũng như đối với thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong tương lai. Tuy nhiên khi xét về tổng thể môi trường kinh tế Việt Nam trong những năm qua và dự kiến đến năm 2015 thì sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế và chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của ngành ngân hàng. Bên cạnh tăng trưởng kinh tế trong nước, kinh tế TP. Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng đều, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2013 tăng trường 8,38% cao hơn cùng kỳ 2012 là 8,12%, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) ước đạt 9.339 tỉ đồng (giá so sánh 94), Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước thực hiện 20.160 tỉ đồng, tăng 7,1% . Tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước 57.469 tỉ đồng, tăng 14,3%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện ước 615 triệu USD, tăng 8,91% so với cùng kỳ và kim ngạch nhập khẩu thực hiện ước 142 triệu USD, tăng 2,03% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư phát triển 57 toàn xã hội thực hiện ước 17.582 tỉ đồng(21). Tuy nhiên do trình độ dân trí của người dân trên địa bàn chưa được năng cao so với tầm hội nhập của nền kinh tế, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, sự nhận thức mơ hồ về hệ thống ngân hàng, đây có thể dẫn đến môi trường kinh doanh tài chính ngân hàng của VPBank Cần Thơ có thể gặp nhiều rủi ro.  Yếu tố quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO gây tác động lớn lao đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại. Quá trình mở cửa thị trường trong lĩnh vực ngân hàng, bên cạnh những cơ hội ngân hàng thương mại sẽ đối mặt với những thách thức đó là VPBank phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nguồn thu sẽ bị chia sẽ trong khi những rủi ro tìm ẩn của thị trường ngày càng lớn. Cơ hội: - Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và ngày càng chuyên nghiệp trong nền kinh tế. Chủ trương cổ phần hóa VPBank, ngoài cơ hội tăng vốn tự có VPBank sẽ có cơ hội tiếp nhận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp hiện đại, đổi mới nền tảng công nghệ và phát triển những dịch vụ mới. - Sự tham gia của các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài sẽ tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ, tạo cơ hội thúc đẩy tính sáng tạo, tăng cường năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển mới. Thách thức: - Dưới sự cạnh tranh của NHTM nước ngoài, khi mà các ngân hàng này luôn có lợi thế về năng lực tào chính, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và dịch vụ hiện đại, VPBank phải chấp nhận cuộc chiến chạy đua giữa cá ngân hàng để tồn tại và phát triển. - Sức ép cạnh tranh đối với các NHTM nội địa sẽ tăng mạnh cùng với việc nới lỏng các quy định về hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, nhất là những lĩnh vực về tiền gửi nội tệ, phát hành thẻ tín dụng và máy rút tiền tự động,… Những cơ hội và thách thức của VPBank đã tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Cần Thơ.  Yếu tố công nghệ: Tốc độ phát triển công nghệ ngân hàng trên thế giới rất nhanh chóng tạo diều kiện cho việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ. Để phát triển kinh doanh tiếp cận nhanh chóng đến thông lệ quốc tế, việt đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản trị điều hành và kinh 58 doanh là một nhu cầu bức xúc. Đặc biệt đang diễn ra xu hướng đầu tư mạnh cho các dịch vụ chất lượng cao và mang lại tiện ích cho khách hàng như việc phát triển các kênh phân phối mới như: điểm giao dịch tự động, ngân hàng điện tử, thiết bị thanh toán thẻ tại các trung tâm thương mại, cửa hàng.  Yếu tố cạnh tranh: - Về thị phần: Hiện tại Thành phố Cần Thơ hiện tại có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng là điều đang diễn ra. VPBank Cần Thơ là ngân hàng có thị phần không cao so với các ngân hàng trên địa bàn. - Về mạng lưới: Chi nhánh Cần Thơ có số lượng các điểm giao dịch ít hơn một số ngân hàng khác, điều này ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, hoạt động cho vay và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Về sản phẩm dịch vụ: Chi nhánh Cần Thơ không có lợi thế về sản phẩm dịch vụ so với cá ngân hàng thương mại trong phạm vi thành phố, vì Chi nhánh Cần Thơ triển khai dịch vụ này chậm hơn các ngân hàng khác và sản phẩm bán lẻ của chi nhánh chưa phong phú và còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. - Về khách hàng: Chi nhánh đang có số dư nợ tập trung vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ(chiếm tỷ trong trên 60% trong tổng dư nợ). Cơ cấu khách hàng chưa đa dạng là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng hiện nay, mặc dù Chi nhánh Cần Thơ đã triển khai chiến lược dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhưng do lịch sữ hoạt động và chưa có sự quyết tâm cao nên chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của mình hướng về khách hàng cá nhân. 4.2.3.2 Phân tích môi trường bên trong  Hệ thống quản lý: đội ngũ làm công tác quản lý Chi nhánh Cần Thơ điều được đào tạo bài bản, chính quy, chuyên nghiệp và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Các vị trí làm công tác chuyên môn điều có trình độ đại học hoặc trên đại học, có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm tin học. Hầu hất đội ngũ còn rất trẻ, đây là một yếu tố rất thuận lợi. Tuy nhiên do tổ chức bộ máy còn cồng kềnh nên đôi lúc thông tin chưa được trao đổi kịp thời giữa đội ngũ làm công tác quản lý và nhân viên tác nghiệp. Bên cạnh đội ngũ làm công tác chuyên môn đã được đào tạo bài bản vẫn còn một số người có tinh thần làm việc chưa cao, nguyên nhân là do chất lượng công tác quản lý lao động, chế độ đãi ngộ và chính sách ohan phối thu nhập chưa hợp lý nên không kích thích được tinh thần làm việc của nhân viên. 59  Hệ thống Marketing: Công tác Marketing của chi nhánh do phòng kế hoạch đảm nhận. Chức năng chủ yếu là lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh tiền tệ, điều hành nguồn vốn và thanh khoản, báo cáo thống kê Marketing. Hầu hết nhân sự bộ phận Marketing đều được đào tạo chính quy từ nghiệp vụ Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên việc lập kế hoạch tổ chức công tác Marketing hàng năm vẫn chưa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp. Công tác Marketing còn mang tính chất chung chung của NHTM, chưa được triển khai theo đúng tính chất đặc thù của ngành.  Tình hình tài chính: Tình hình tài chính của VPBank Cần Thơ khá tốt, năm 2012 là năm thành công đối với chi nhánh trong việc hiệu quả kinh doanh, quản lý và hạn chế nợ xấu ở mức thấp nhất. Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh vẫn còn tập chung vào hoạt động tín dụng, vì thế việc quản lý nợ là một việc rất quan trọng và có ảnh hưởng đến cả hoạt động của chi nhánh. Trước tình hình tài chính ổn định nhằm nắm bắt thời cơ chi nhánh cần đẩy mạnh các biện pháp phát triển chiến lược kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ để chiếm dần thị phần dịch vụ bán lẻ so với các ngân hàng thuong mại khác trong Thành phố.  Hệ thống thông tin: Hiện nay VPBank đã chuyển khai phần mềm lõi Corebanking – T24 do công ty Temenos của Thụy Sỹ thực hiện. Công nghệ sẽ tạo điều kiện chuyển khai các sản phẩm, dịch vụ hiện đại hơn, tạo sự an toàn và chính xác trong giao dịch, cùng một lúc có thể chạy trên nhiều máy chủ nhằm nâng cao hiệu suất giao dịch. Ngoài ra, với tính năng non – stop của T24 là một thuận lợi cho phép ngân hàng và khách hàng truy cập hệ thống vào những ngày nghỉ, ngày lễ...  Kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm soát nội bộ của chi nhánh được thành lập với mục đích phát hiện những sai phạm có thể xảy ra và đã xảy ra. Tuy nhiên trong điều kiện các quy định, quy trình, quy chế thay đổi nhanh chóng đã làm cho thủ tục kiểm soát đôi lúc trở nên cồng kền và rườm rà. 4.3 ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VAY VỐN CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.3.1 Mô tả mẫu số liệu điều tra 4.3.1.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Số liệu được sử dụng trong đề tài này là số liệu sơ cấp thời điểm được thu thập từ cuộc điều tra hộ gia đình ở Quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ. Số liệu được thu thập theo phương pháp ngẫu nhiên phân cụm. 60 Cỡ mẫu được xác định dựa theo công thức sau: n = p(1-p)(z/E)2 Trong đó: n: cỡ mẫu p: tỷ lệ mẫu z: giá trị phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy E: ước lượng tỷ lệ tổng thể Ta chọn p = 0,8 vì khi đó p(1-p) là 0,16. Độ tin cậy 90% (z =1,64) và tỷ lệ tổng thể ước lượng là 0,1. Cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 43 quan sát. Với cỡ mẫu 43 là đủ đáp ứng nghiên cứu của đề tài, nhưng ở đề tài này lấy bộ số liệu là 50 mẫu điều tra nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của các yếu tố cần quan sát để nâng cao tính thực tế của bài nghiên cứu này. 4.3.1.2 Một số đặc tính của mẫu điều tra Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự có liên quan. Chủ hộ là người đại diện cho hộ, được các thành viên trong hộ công nhận. Nhu cầu tìn dụng hộ gia đình: là lượng vốn gia đình cần được cung cấp để thảo mãn và phục vụ một nhu cầu nào đó cảu gia đình. Nguồn vốn này thường được cung cấp bởi một tổ chức tín dụng nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng. Bảng 4.13: Một số chỉ tiêu thống kê từ kết quả điều tra Chỉ tiêu Số thành viên trung bình của hộ (người) Tỷ lệ chủ hộ là nam (%) Thời gian sống trung bình của chủ hộ tại địa phương (năm) Học vấn trung bình của chủ hộ (số năm đến trường) Tỷ lệ hộ tham gia các tổ chức kinh tế xã hội (%) Thu nhập trung bình của hộ một tháng (triệu đồng) Chi tiêu trung bình của hộ một tháng (triệu đồng) 3,64 56,00 39,38 10,70 34,00 10,66 8,39 (Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra) Qua kết quả thống kê từ số liệu điều tra, ta thấy số thành viên trung bình của mỗi hộ là 3,64 người. Tỷ lệ chủ hộ là nam chiếm 56,00% trên tổng số hộ được điều tra, thời gian sống trung bình của chủ hộ tại địa phương của chủ hộ là 39,38 61 tuổi. Con số này cho thấy, đây là lứa tuổi trong độ tuổi lao động với những kinh nghiệm nhất định trong sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm trong gia đình, cũng như các công việc khác trong đời sống như đưa ra những quyết định quan trọng nào đó. Học vấn trung bình của chủ hộ thì tương đối cao, trung bình các chủ hộ đã đến trường 10,70 năm. Điều này có thể cho thấy điều kiện cuộc sống trước đây khá đầy đủ những người này điều được đi học. Vì Ninh Kiều là Quận trực thuộc Thành phố Cần Thơ, nên họ hoàn toàn có thể học đến những lớp. Bên cạnh đó, theo kết quả điầu tra cho thấy có khoảng 34,00% số hộ có thân nhân có chức vụ cơ quan tổ chức, cũng không ngoại trừ số hộ có tham gia các tổ chức kinh tế xã. Thu nhập trung bình hàng năm của mỗi hộ vào khoảng 10,66 triệu đồng, trong khi đó chi tiêu trung bình của hộ khoảng 8,39 triệu đồng. Từ kết quả này cho thấy hộ có thể tiết kiệm lại một phần vốn tương đối lớn để đầu tư cho chi tiêu, tuy nhiên nếu hộ gia đình có kinh doanh nhỏ thì với lượng tiết kiệm này thì chưa thể đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn. 4.3.2 Các biến được chọn và lý do chọn biến Việc tiếp cận tín dụng có thể chịu tác động bới các yếu tố như: giới tính của chủ hộ, thời gian sống tại địa phương của chủ hộ, trình độ học vấn, việc có quen biết hoặc có người thân làm trong tổ chức tín dụng, có chức vụ trong xã hội, có tham gia các tổ chức kinh tế xã hội, thu nhập và chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ, số thành viên trong hộ. Mỗi yếu tố có thể tác động khác nhau đến khả năng tiếp cận nguồn ngân hàng. Lý do chọn các biến trên để nghiên cứu được giải thích như sau: - Thu nhập và chi tiêu trung bình hằng năm của hộ: Có thể thấy rằng những hộ có thu nhập cao thì ít có nhu cầu vay vốn bởi vì nguồn thu nhập của họ có thể đảm bảo được các khoản chi trong trong gia đình. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy những hộ có chi tiêu cao thường có xu hướng vay tiền nhiều hơn. - Địa vị xã hội của chủ hộ: tức những hộ có địa vị xã hội thì dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay do có uy tính, quen biết nhiều và được ngân hàng tin tưởng hơn những hộ không có chức vụ. Những hộ có địa vị xã hội thường nắm thông tin nhanh hơn và cũng có uy tín nhất định nên việc vay vốn đối với họ tương đối dễ dàng. - Giới tính của chủ hộ: Biến này là biến giả với giá trị 1 có nghĩa chủ hộ là nam giới và giá trị 0 có nghĩa chủ hộ là nữ giới. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ 62 không thích vay tiền từ các tổ chức ngân hàng, thay vào đó, họ thường thích vay tiền từ các chương trình tín dụng dành cho phụ nữ. - Thời gian sống tại địa phương của chủ hộ: Thời gian sống tại địa phương của chủ hộ càng cao thì chủ hộ càng có tài xoay sở, kinh nghiệm, có nhiều tiếng tâm và càng có nhiều trách nhiệm trong gia đình. Vì thế tuổi của chủ hộ càng lớn thì họ càng đồng tình trong việc tiếp cận vay vốn từ ngân hàng. Ngược lại, những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm, do đó họ thường đi vay mượn từ nguồn khác nhiều hơn. Theo kết quả nghiên cứu thì các chủ hộ trẻ tuổi khó có thể vay vốn bởi vì họ ít có tiếng tâm và thiếu kinh nghiệm. - Trình độ học vấn: được hiểu là số năm đến trường của chủ hộ. Những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tính toán đầu tư hiệu quả hơn và khả năng đem lại thu nhập cũng cao hơn. Theo một nghiên cứu cho thấy những chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng của họ nhiều hơn. - Quy mô của hộ (số thành viên trong hộ): Số thành viên trong hộ càng đông thì chi tiêu của hộ càng cao dẫn đến nhu cầu vay vốn của hộ cũng cao. Tuy nhiên, những hộ có nhiều thành viên cuộc sống thường khó khăn hơn so với những hộ ít thành viên, do đó tuy họ có nhu cầu vay vốn nhưng do cuộc sống khó khăn nên họ có thể khó có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Theo nghiên cứu của Okurut được thực hiện năm 2006 ở Mỹ cho thấy số thành viên trong hộ có tác động tốt đến khả năng tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Hà được thực hiện năm 1999 ở Việt Nam lại cho kết quả hoàn toàn ngược lại. Do đó, quy mô của hộ có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ như thế nào vẫn chưa có thể kết luận được. Biến này sẽ được xem xét việc tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay một lần nữa trong mô hình nghiên cứu này. 4.3.3 Mô hình nghiên cứu Đề tài này sẽ ứng dụng mô hình Probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn tín dụng hộ tại VPBank. Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là việc hộ có vay hay không, việc này được giải thích như sau: Nhucauvay = 1 nếu hộ có vay vốn từ VPBank = 0 nếu hộ không vay từ VPBank 63 Dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình Probit về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của hộ được tổng hợp như bảng sau: Bảng 4.14: Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng xem xét trong mô hình Probit Biến Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ vọng Thu nhập trung bình một tháng của hộ Chi tiêu trung bình một tháng của hộ Có địa vị xã hội Giới tính của chủ hộ Trình độ học vấn chủ hộ Số người trong hộ Thunhap Chitieu Diavixh GT Hocvanch Sotv triệu đồng triệu đồng có = 1 nam = 1 có = 1 người + + + + + + 4.3.4 Mô hình probit xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng tại VPBank của hộ gia đình ở Quận Ninh Kiều Bảng 4.15: Kết quả hồi qui mô hình Probit về nhu cầu vay vốn của hộ gia đình Biến Hệ số góc Giá trị P Diavixh 0,3754 0,158 Sotv 0,0298 0,869 -0,2325 0,253 Gioitinh 0,7162** 0,011 Thunhap 0,3308* 0,076 Thoigian -0,0312* 0,085 Hocvanch 0,0938* 0,063 Chitieu Tổng số quan sát 50 Số quan sát dương 26 Phần trăm dự báo đúng của mô hình Giá trị log của hàm gần đúng 88,00% -12,3285 Giá trị kiểm định chi bình phương Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương 44,58 0,0000 Ghi chú: * Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%, ** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, *** Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%. 4.3.4.1 Nhận xét chung về kết quả phương trình hồi qui thu được 64 Từ bảng trên, ta thấy mô hình có 4 biến có ý nghĩa thống kê khác 0, khác nhau từ mức ý nghĩa từ 5% đến 1%. Trong đó, có 3 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa 10% là giới tính chủ hộ, thu nhập, học vấn và thời gian sống tại địa phương. Một biến có nghĩa ở mức ý nghĩa 5% đó là biến giới tính chủ hộ. Giá trị kiểm định gần đúng của mô hình bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số của hàm hồi qui đều bằng không. Tuy nhiên, các biến được đưa vào mô hình có thể chưa đại diện hết tất cả các yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu, do đó ta không thể bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng mô hình không bỏ sót biến. Giá trị kiểm định Pearson chi bình phương về sự phù hợp của mô hình là 25,46 với giá trị kiểm định P tương ứng là 0,9795. Bên cạnh đó, phần trăm dự báo đúng của mô hình là 88,00%. Điều này có nghĩa là các biến độc lập (Xi) giải thích được 88,00% biến phụ thuộc. Kết quả này cho thấy mô hình có mức độ phù hợp với vấn đề nghiên cứu của đề tài này khá cao. Qua kết quả hồi qui của hàm Probit, các hệ số của hàm hồi qui không biểu diễn trực tiếp mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Do đó, đề tài này sẽ tập trung giải thích sự tác động của các yếu tố độc lập lên khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ gia đình thông qua hệ số góc của mỗi biến. 4.3.4.2 Nhận xét các biến nghiên cứu - Biến giải thích đầu tiên của mô hình là địa vị xã hội của hộ. Biến này trong mô hình được mô tả là 1 nếu chủ hộ có địa vị xã hội, ngược lại là 0. Trong mô hình Probit biến này không có ý nghĩa thống kê. Sự không có ý nghĩa của biến này nói lên rằng ngân hàng không quan tâm lắm đến địa vị của hộ như thế nào. Điều này cho thấy biến này không có ý nghĩa cũng là điều hợp lý vì vay tiền ở Ngân hàng VPBank thì các hộ thường được yêu cầu có tài sản làm đảm bảo. Tuy nhiên với kết quả nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức trong triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: trường hợp nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp” của Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010), cho thấy biến này có tác động đến nhu cầu vay vốn từ TCTD chính thức (cụ thể là ngân hàng). Có sự khác biệt này cũng có thể giải thích rằng, Quận Ninh Kiều trực thuộc thành phố Trung Ương và là địa bàn có nhiều ngân hàng cạnh tranh nhau và người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, do đó yếu tố địa vị xã hội không có ý nghĩa trong mô hình. - Biến số thành viên trong gia đình và chi tiêu không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, cùng dấu với kỳ vọng. Mặc dù số thành viên trong gia đình tăng lên đồng thời chi tiêu của hộ cũng sẽ tăng lên, điều này sẽ dẫn đến sự lo lắng cho 65 ngân hàng trong việc xem xét khả năng trả nợ của hộ. Tuy nhiên với kết quả điều tra này cho thấy rằng ngân hàng không quan tâm đến vấn đề trên, bởi lẽ những người đến vay vốn của ngân hàng tương đối trẻ và có nghề nghiệp ổn định và khi vay vốn hộ phải có tài sản đảm bảo (đất đai, xe, sổ tiết kiệm…), do đó họ hoàn toàn có khả năng tất toán hợp đồng vay vốn. Tương tự với đề tài nghiên cứu khoa học “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung năm 2010. Hai biến này không có ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của hộ gia đình. - Giới tính của chủ hộ: Biến giới tính của chủ hộ có nghĩa thống kê tác động đến khả năng vay vốn của hộ ở mức ý nghĩa 5% và cùng có hệ số góc cùng dấu với dấu kỳ vọng đặt ra khi tiến hành nghiên cứu tác động của biến này. Biến này mang hệ số góc là 0,7162 > 0 nên biến phụ thuộc là khả năng vay vốn và biến giới tính chủ hộ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tác động của biến này được giải thích về mặt ý nghĩa kinh tế như sau: khi chủ hộ có giới tính là nam thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng cao hơn so với chủ hộ là nữ. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết cho rằng chủ hộ là nam thì thích vay hơn, còn chủ hộ là nữ thì thường có khuynh hướng vay ở nguồn khác. Kết quả này tương phản với kết quả nghiên cứu “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung năm 2010. Điều này có thể thấy rằng thông qua quan sát thực tế là trong nhiều trường hợp ở khu vực nghiên cứu, phụ nữ là chủ hộ có rất nhiều lợi thế trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. - Trình độ học vấn: Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ với mức ý nghĩa 10%. Biến này có dấu cùng với dấu kỳ vọng, hệ số góc của biến này là 0,0938 > 0 nên biến này và biến phụ thuộc có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Cụ thể, nếu chủ hộ có trình độ học vấn của chủ hộ càng cao (tăng thêm 1 lớp), thì hộ sẽ có khả năng vay vốn sẽ so với hộ có trình độ học vấn ở cấp khác, nếu các yếu tố khác không thay đổi. Tác động của biến này về ý nghĩa kinh tế được giải thích rằng trình độ học vấn của hộ càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽ cao, vì những hộ có học vấn cao thường có những phương án sản xuất cũng như kinh doanh tốt hơn. Họ thường kiếm được nhiều lợi nhuận vì vậy khi xem xét cho vay các tổ chức chính thức sẽ có phần nào thiên về những hộ có trình độ học vấn cao. Trong đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức trong triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ 66 thuật: trường hợp nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp” của Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010), cũng cho thấy trình độ học vấn có tác động đến nhu cầu vay vốn của hộ gia đình. Các chủ hộ có trình độ học vấn cao thường biết cách hoạt toán kinh tế hơn so với các chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Và đó là lý do tại sao họ vay được nhiều vốn từ TCTD hơn so với các hộ khác. - Thu nhập: Đây là số tiền kiếm được trong một tháng của hộ chưa bao gồm các khoản chi phí sinh hoạt trong gia đình. Trong mô hình Probit, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cùng dấu với kỳ vọng. Số tiền tạo ra của hộ càng nhiều thì khả năng tiếp cận nguồn nguồn vốn càng ít do họ có thể chi trả cho các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của gia đình nên không cần vay vốn ngân hàng. Cụ thể khi thu nhâp của hộ tăng lên 1% thì khả năng vay vốn của họ tăng 0,3308%. Theo xu hướng chung người có thu nhập nhập cao thì ngoài chi tiêu càng cao, họ còn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Bởi thế họ rất cần ngốn vốn lớn và ổn định để phục vụ cho mục đích của mình. Trong đề tài nghiên cứu khoa học “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung năm 2010, cũng cho thấy biến thu nhập cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Một trong những điều kiện để vay được vốn từ các nguồn vốn là khả năng “tạo ra tiền” của người vay. Và đương nhiên, người cho va sẽ ưu tiên cho người “làm ra được nhiều tiền” hơn vay nhiều hơn so với người “làm ra được ít tiến”. - Thời gian sống tại địa phương: Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 10% trái dấu với kỳ vọng. Nhưng biến này chỉ có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn vay của hộ từ ngân hàng. Thời gian sống tại địa phương thể hiện mức kinh nghiệm, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu tín dụng của hộ. Thường thì những hộ có thời gian sống tại đia phương nhiều năm thì họ thường có nhu cầu vốn cao để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên ngân hàng không chú trọng yếu tố này miễn là hộ có năng lực tài chính và kế hoạch kinh doanh tốt thì ngân hàng hoàn toàn có thể giải ngân. Qua kết quả nghiêm cứu cho thấy nếu thời gian sống tại địa phương của hộ tăng lên 1% thì khả năng nhận được tín dụng từ nguồn chính thức giảm 0,0312%. Điều này cũng thấy rõ trong nghiên cứu: “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010) cũng cho thấy thời gian sống ở địa phương có tác động đến nhu cầu vay vốn của hộ. Thông thường các chủ hộ cư trú ở địa phương 67 lâu năm có trách nhiệm với các khoản vay và quan trọng hơn là họ có của cải tích lũy, có tài sản và vì thế nhu cầu vay tiền nhiều hơn. Đối với chủ hộ mới đến chưa có nhiều của cải tích lũy cũng như uy tín xã hội chưa cao và các điều kiện vật chất khác cũng kém hơn so với chủ hộ cư trú lâu năm. Tuy nhiên sự năng động, khả năng thích nghi cao của những hộ mới cũng có những lợi thế để NH cho họ vay vốn. 68 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Thuận lợi - Ngân hàng Việt Nam Tịnh Vượng được xếp vào nhóm 12 ngân hàng lớn nhất Việt Nam – G12 - Đội ngủ nhân viên tại VPBank Cần Thơ trẻ có chuyên môn nghiệp vụ cao và được đào tạo thêm về nghiệp vụ hằng năm. - Ngân hàng đã tạo uy tín đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn. - Cơ sở vật chất của VPBank Cần Thơ cũng được đầu tư rất hiện đại, đem đến những tiện ích tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại đây. Ngoài ra cách sắp xếp bài trí phòng giao dịch rất khoa học và đẹp mắt, điều này cũng góp phần vào việc thu hút khách hàng đến với ngân hàng. - Các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán và giao dịch của khách hàng. - Trong thời gian qua, VPBank chi nhánh Cần Thơ đã quan tâm đến công tác khai thác hiệu quả thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Cần Thơ. Với nhiều hình thức quảng bá về sản phẩm dịch vụ mới, chính sác chăm sóc khách hàng lớn và khách hàng thân thiện bằng nhiều hình thức khuyến mãi, tặng quà nhân ngày lễ hoăc kỹ niệm,… Việc áp dụng công nghệ hóa hiện đại hóa ngân hàng vào hoạt động kinh doanh ngân hàng đã giúp VPBank Cần Thơ hoàn thiện hơn trong công tác giao dịch với khách hàng và quản lý dịch vụ, tạo sự thuận lợi và lòng tin nơi khách hàng. 5.1.2 Khó khăn Ngoài những thuận lợi trên thì ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải tập trung giải quyết.  Đối với dịch vụ bán lẻ - Tuy tọa lạc tại trung tâm thành phố Cần Thơ nhưng số đểm giao dịch của VPBank Cần Thơ lại không nhiều với ba điểm giao dịch tại Quận Ninh Kiều và một đimể tại Quận Bình Thủy. Như vậy so với ngân hàng lớn khác cùng địa bàn như Sacombank, Vietcombank, Vietinbank,… thi con số này quá ít; điều này ảnh 69 hưởng lớn đến quá trình tiếp cận khách hàng, nhất là các khách hàng ở ngoại thành và khách hàng cá nhân. - Tâm lý người dân vẫn chưa thoát ra được thói quen sử dụng tiền mặt và các doanh nghiệp vẫn chưa muốn công khai thu nhập của nhân viên trong doanh nghiệp mình, điều đó đã gây khó khăn trong quá trình triển khai dịch vụ thanh toán lương tự động. - Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay có rất nhiều ngân hàng đặt trụ sở, trong đó có nhiều ngân hàng có tên tuổi, mạnh về tài lực như Vietinbank, Vietcombank, ACB, Sacombank, HSBC,… đây là một thách thức không nhỏ đối với VPBank Cần Thơ khi phải cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng này để huy động vốn. - Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân chủ yếu là huy động vốn và cho vay. Thiếu sảm phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang tính hỗ trợ và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Quá trình triển khai và phát triển sản phẩm mới hưa đồng bộ, bài bản dẫn đến việc tuyên truyền, tiếp thị các dịch vụ bán lẻ đến người tiêu dùng chưa triệt để. - Hoạt động marketing ở VPBank Cần Thơ chưa thực hiện một cách chuyên nghiệp và bài bản. Các chương trình đề ra trong hội nghị khách hàng còn kém phát triển, chưa bám sát vào chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ mà còn mang tính chung chung. Chính sách quảng bá sản phẩm chưa mang tính đặc trương và chưa thật sự thu hút được khách hàng.  Đối với cho vay hộ gia đình Trong việc tiếp cận nguồn tín dụng, nhiều hộ phản ánh còn tình trạng “cò tín dụng” làm khó cho người vay. Thêm vào đó, cán bộ ngân hàng nhiều nơi vẫn coi giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là điều kiện tiên quyết khi xem xét cho vay mà không tính đến hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của người vay. Nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu, mức cho vay bình quân của người nghèo và các đối tượng chính sách còn thấp, chưa tạo được khả năng tài chính cho họ tổ chức sản xuất, kinh doanh có thu nhập cao hơn, cải thiện được cuộc sống nhanh hơn. 5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 5.2.1 Đối với sảm phẩm bán lẻ của ngân hàng Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng hoạt động như một đơn vị sản xuất kinh doanh, cũng tạo ra sản phẩm, hàng hóa và định giá cho sản phẩm, hàng 70 hóa đó. Do dó, việc tạo ra hàng hóa, sản phẩm đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Để có được điều này thì ngân hàng phải xác định cơ sở để đưa ra sản phẩm mới mà cơ sở đó chính là nhu cầu của khách hàng, đồng thời phải dựa trên nhu cầu và khả năng cung ứng của ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề chung nhất để phát triển sản phẩm NHBL của VPBank Cần Thơ là phải tạo được nét đặc trưng cho sản phẩm mà VPBank Cần Thơ cung cấp. Đặc trưng này thể hiện ở những điểm sau: - Hàm lượng công nghệ cao. - Độc đáo và mới mẻ. - Tạo nét riêng biệt cho sản phẩm như: đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn đối với cùng một sản phẩm, cung cấp nhiều tiện ích có tính chất tiên phong hướng dẫn thị trường, tạo cho sản phẩm có tính thanh khoản cao, đặc biệt là đối với các sản phẩm huy động. Tuy nhiên, trong từng hoạt động của NHBL như: huy động, cho vay, kinh doanh dịch vụ thẻ ngân hàng cần phải có chiến lược phát triển sản phẩm một cách cụ thể, thiết thực, hiệu quả, đặc biệt là cần thiết kế chi tiết các tình huống xảy ra khi đưa bất kỳ sản phẩm nào và phải tổ chức kiểm tra quá trình triển khai thực hiện. a. Đối với sản phẩm huy động vốn Cần phát triển cả 3 sản phẩm huy động vốn từ thể nhân: - Thứ nhất, dịch vụ mở tài khoản cá nhân và các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm với tài khoản như: sao kê, trả lương, thẻ,… - Thứ hai, phát triển các sản phẩm tiết kiệm như: tiết kiệm cho tương lai (tiết kiệm tích lũy), tiết kiệm mua ôtô, mua nhà, bán chéo sản phẩm như là ngân hàng đã thực hiện liên kết với công ty bảo hiểm để vừa thu phí hộ cho công ty bảo hiểm vừa huy động số vốn đáng kể cho ngân hàng. - Thứ ba, đối với các sản phẩm mạng tính chất đầu tư cần nghiên cứu đưa vào hoạt động dịch vụ ủy thác quản lý tài sản, mở tài khoản đầu tư tự động, dịch vụ quản lý vốn tập trung, các sản phẩm khách hàng tham gia đầu tư cùng ngân hàng để chia sẻ rủi ro và lợi nhuận, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, mở rộng thêm các đối tượng phục vụ. Đồng thời tăng khả năng thanh khoản cho các sản phẩm bằng dịch vụ chiết khấu chứng từ có giá,….. Bên cạnh đó, việc phát triển các sản phẩm huy động vốn cần phải đảm bảo tính cân dối, phù hợp giữa giá cả (lãi suất), chất lượng (thường là chất lượng dịch 71 vụ), định mức huy động, tính an toàn (cho món tiền của khách hàng), khả năng thanh khoản và khả năng chuyển đổi giữa các loại tiền. b. Đối với sản phẩm cho vay Ngân hàng cần nghiên cứu và đưa vào hoạt động các sản phẩm cho vay cá nhân mới có hạn mức tín dụng cao, thời hạn cho vay dài hơn và mở rộng đối tượng phục vụ ra đông đảo người dân nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng cao của họ như: mua nhà, mua xe ôtô hay du học,…. c. Đối với sản phẩm thẻ Kinh nghiệm ở các thị trường khác cũng như ở Việt Nam, cho thấy người tiêu dùng và các đơn vị chấp nhận thẻ ở việt Nam thích nghi dể dàng với việc sử dụng thẻ ghi nợ. Thẻ ghi nợ với tính năng kết nối trực tiếp vào tài khoản cá nhân nên tạo tâm lý an toàn và thoải mái cho người sử dụng mà không phải đi vay để tiêu dụng như thẻ tín dụng. Đồng thời, cung cấp những dịch vụ công cộng để khách hàng có thể sử dụng những tính năng tiện lợi của thẻ trong thanh toán điện tử và thực sự phát huy vai trò trung tâm tài chính. Do vậy, cần nhanh chóng việc kết nối hệ thống với các ngân hàng khác trên địa bàn để thẻ được dùng tại máy ATM cũng như điểm POS của các ngân hàng bạn và ngược lại. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm thẻ liên kết với nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công cộng, vì sản phẩm thẻ này đang gặt hái được nhiều thành công tại các nước trong khu vực và trên thế giới bởi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngày nay không chỉ trông đợi ở thẻ đơn giản chỉ là phương tiện thanh tóan mà còn có những tiện ích và ưu đãi do các thành viên liên kết có thể đem lại. Với việc sử dụng sản phẩm thẻ liên kết, bên cạnh những ưu đãi do ngãn hàng phát hành cung cấp, khách hàng còn có thể nhận được những ưu đãi khác. e. Các giải pháp khác Muốn đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt ngân hàng không chỉ áp dụng một vài biện pháp mà cần có sự kết hợp nhiều yếu tố, biện pháp. Do đó, ngân hàng cần linh hoạt sử dụng các giải pháp khác nhau vào nhừng thời điểm không giống nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất: Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng: Cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường các dịch vụ ngân hàng tài chính, người tiêu dùng càng có nhiều cơ hội lựa chọn các dịch vụ phù hợp với chính mình. Và vì thế, mức độ 72 gắn bó của khách hàng đối vói mỗi ngân hàng ngày càng thay đổi thay chiều hướng giảm dần. Vì vậy, vấn đề thu hút và giử chân khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho hoạt động của ngân hàng. Muốn làm được điều đó, ngân hàng cần có những thông tin cần thiết về khách hàng mục tiêu đồng thời lưu trữ những thông tin đó theo hệ thống, tập trung và khoa học. Tìm kiếm những giải pháp phát triển sản phẩm mới hay đổi mới phương thức phục vụ khách hàng nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao với mức chi phí hợp lý. Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng: Để thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thành công. VPBank Cần Thơ cần phát triển thêm các dịch vụ ngân hàng riêng biệt cho từng đối tượng, từng nhóm khách hàng khác nhau, tạo sự đa tiện ích trong sản phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người dân trên địa phương Ở lĩnh vực tín dụng cá nhân: Bên cạnh các lĩnh vực tín dụng cá nhân hiện có, ngân hàng cần quan tâm phát triển thêm các sản phẩm mới với chất lượng phục vụ cao. Sản phẩm kết hợp là mở tài khoản tín dụng thấu chi cho phép khách hàng rút tiền ở một mức nhất định. Ở lĩnh vực thẻ: Thẻ là một sản phẩm gián tiếp giúp ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, cho nên đây là lĩnh vực quan trọng cần được sự quan tâm thích đáng của ngân hàng. Để thực hiện việc đa dạng hóa cung cấp các dịch vụ ngân hàng ở lĩnh vực này, ngân hàng cần hướng đến nhu cầu của các đối tượng khách hàng là cá nhân có thu nhập thấp, phần đông khách hàng ở các quận, huyện, thị trấn, vùng chưa biết đến chiếc thẻ ngân hàng và công dụng của nó là gì. Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể: Bên cạnh các giải pháp đã đề cập trên, ngân hàng nên mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, đẩy mạnh Marketing, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường xây dựng văn hóa ngân hàng; thực hiện liên kết với các ngành, các tổ chức tín dụng khác nhằm tạo sự đa tiện ích cho các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; Liên kết với các công ty bảo hiểm nhằm tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của người dân trước những biến động của nền kinh tế. 73 5.2.2 Đối với cho vay hộ gia đình 5.2.2.1 Các giải pháp giúp hộ nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn Theo như kết quả điều tra hộ cho thấy việc tiếp cận vốn vay của hộ còn tập trung nhiều vào các hộ có thu nhập cao, điều đó cho thấy khi quyết định cho vay ngân hàng thường quan tâm nhiều vào các hộ thu nhập. Do đó để đảm bảo mọi người đều có quyền lợi ngang nhau trong việc tiếp cận nguồn vốn vay thì đòi hỏi các ngân hàng cần công bằng hơn trong việc xét duyệt hồ sơ vay vốn, cho vay phải xem xét tới mục đích vay vốn, khả năng trả nợ. Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của hộ thì cũng cần nâng cao hiểu biết về hoạt động vay vốn ngân hàng của hộ bởi vì sự thiếu hiểu biết và tâm lý sợ mắc nợ ngân hàng mà một số hộ cần vốn nhưng không dám tiếp cận nguồn vốn để nâng cao hoạt động sản xuất của mình. Thêm vào đó nếu hiểu biết thủ tục vay vốn ngân hàng thì họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng này. 5.2.2.2 Các biện pháp giúp hộ gia tăng lượng vốn vay Để gia tăng lượng vốn vay của hộ cần có sự giúp đỡ của ngân hàng bằng cách gia tăng nguồn tín dụng trên thị trường tín dụng bằng cách: Khai thác và huy động tổng lực các nguồn vốn tín dụng trên thị trường tín dụng để hình thành lượng vốn lớn, tập trung, góp phần đáp ứng yêu cầu cao về vốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước hết, cần huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cư (dưới dạng vàng, bạc, đá quý, bất động sản). Để thực hiện được mục tiêu đó, phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn: Thu hút vốn từ các nguồn thu của các doanh nghiệp Nhà nước ở bưu điện, bảo hiểm, điện lực...vào hệ thống ngân hàng, tạo nên nguồn vốn mạnh mẽ trong ngân hàng để có thể phục vụ đủ cho nhu cầu của hộ. Một số hộ có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng vì không phù hợp với mục đích cho vay của ngân hàng nên không vay được vốn. Vì vậy các ngân hàng cần dựa vào tình hình thực tế của hộ để cho vay có như vậy mới giúp các hộ có thể sản xuất phù hợp với khả năng và tình hình thực tế gia đình mình. 74 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Sau khi nghiên cứu, phân tích hiệu quả sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPBank Cần Thơ, cho thấy hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng đã mang lại hiệu quả tương đối cao cho ngân hàng. Nhưng chủ yếu tập trung ở lĩnh vực cá nhân, dịch vụ huy động tiền gửi và cho vay của khách hàng cá nhân tăng trưởng qua các năm, nhưng ở lĩnh vực tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân còn thấp, còn lĩnh vực thẻ mới xuất hiện nên thu nhập còn thấp. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng bởi các điều kiện khách quan của nền kinh tế còn nhiều biến động nên hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực tín dụng cá nhân của ngân hàng còn chứa đựng rủi ro. Điều này thể hiện ở chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng. các sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng và tiện ích nhưng vẫn còn khá tương đồng với sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác, chưa tạo ra được tính đặc trưng riêng biệt. Chính vì thế, ngân hàng cần phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tạo tính đặc trưng hình thức và nâng cao chất lượng lượng sản phẩm của ngân hàng. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPBank Cần Thơ, em có một số kiến nghị đối với chi nhánh ngân hàng và các ban, ngành như sau: 6.2.1 Đối với các ban, ngành Nhà Nước Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. NHNN cần nhanh chóng ban hành các quy định mới phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng; cũng như hoàn thiện các quy định về quản lý ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, điều chỉnh và thực thi Luật Tổ chức tín dụng, Luật thương mại điện tử, Luật cạnh tranh,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý cho ngân hàng chuyển khai các dịch vị ngân hàng mới, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển; thành lập hệ thống cổng thông tin tài chính hiện đại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. 75 Đẩy nhanh quá trình thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc hoàn thiện các văn bản liên quan đến vấn đề này. Phát triển thị trường thẻ, phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để tuyên truyền quảng bá sâu rộng cho đến nhiều tầng lớp dân cư. Phối hợp với bộ công an để phòng chống tội phạm, tăng cường tính bảo mật cho các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng điện tử , có chính sách khuyến khích các cá nhân, công ty sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ (giảm thuế, chính sách giá ưu đãi); có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng và hệ thống các cơ quan thuộc ngành tài chính: Kho bạc, Thuế, Hải quan... NHNN và các NHTM cần phối hợp với Tổng cục Thống kê trong việc xây dựng danh mục dịch vụ NHBL theo chuẩn mực quốc tế, làm cơ sở để xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các loại hình dịch vụ cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản trị, điều hành. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phương Để hoạt động ngân hàng bán lẻ trở nên phổ biến hơn với người dân, em nghĩ rằng giữa các ngành như: điện, nước, điện thoại…. cần đầu tư hơn về công nghệ. Đồng thời nên tăng cường hợp tác với các ngân hàng để thực hiện công tác thanh toán, có như vậy, dịch vụ ngân hàng mới phát triển, thực hiện đầy đủ chức năng của một ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế của thánh phố gắn liền với sự phát triển của ngân hàng. Do đó, để tạo điều kiện tốt cho các ngân hàng bán lẻ vươn lên, cạnh tranh hiệu quả hơn, đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng của nền kinh tế nói chung. Các cấp chính quyền cần quan tâm hơn đến hoạt động của các ngân hàng TMCP, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hơn giữa các ngân hàng, giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân. 6.2.1 Đối với Ngân hàng - Để tạo sự đa dạng trong thu nhập và giảm bớt rủi ro trong hoạt động, ngân hàng nên đẩy mạnh hoạt động kinh doanh phi tín dụng như: tư vấn, dịch vụ ủy thác, các công cụ phái sinh,…. Qua đó, ngân hàng sẽ kết hợp “bán chéo” cùng với các dịch vụ tài chính truyền thống. - Cần đầu tư mạnh vào công tác tiếp thị, quảng cáo cho thương hiệu ngân hàng. - Xây dựng bộ phận chuyên phụ trách để phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ khách hàng. 76 - Tách bạch việc nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân và thu nợ để tạo ra sự kiểm soát chéo, tránh tình trạng một người làm mọi việc dễ dẫn đến sự lạm quyền. Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công việc. - Đổi mới tư duy trong cho vay, không nên quá chú trọng vào tài sản đảm bảo, nên xem trọng vai trò của lưu chuyển tiền tệ trong thẩm định để có thể thực hiện cho vay tín chấp. - Không nên quá chú trọng vào các chứng chỉ, bằng cấp khi đánh giá năng lực quản trị, điều hành của khách hàng mà nên căn cứ vào lịch sử kinh doanh của khách hàng hay người điều hành dự án. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời. - Tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ quy tụ những khách hàng lớn và quan trọng, những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Qua hội nghị có thể tập hợp được ý kiến của khách hàng để đưa các sản phẩm của Ngân hàng đến gần khách hàng hơn. - Tăng cường đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụ dụng cụ, bảo quản… - Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng đưa cán bộ công nhân viên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường, điều kiện kinh doanh trong thời đại mới, góp phần nâng số lượng cán bộ có trình độ cao trên địa bàn. - Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi và có lợi cho ngân hàng, để từ đó báo cáo ngay với cấp trên đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. - Nhanh chóng liên kết với các ngân hàng khác hệ thống (xây dựng hệ thống liên ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ATM) nhằm tránh tình trạng thẻ của ngân hàng nào phát hành thì chỉ rút tiền tại máy rút tiền tự động của ngân hàng đó. - Về việc áp dụng công nghệ hiện đại, do mỗi nhân viên Ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới nên lãnh đạo Ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nỗ lực hết khả năng để sớm thích nghi. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách – Giáo trình 2. Bùi Văn Trịnh ( 1996). Tiền tệ - ngân hàng, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Hữu Tâm (2008). Phương pháp nghiên cứu kinh tế, Tủ sách Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản thống kê. 5. Thái Văn Đại (2010). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Khoa KTQTKD, Đại học Cần Thơ. 6. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 7. TS. Mai Văn Nam (2008). Nguyên lý thống kê kinh tế, Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Văn bản luật 8. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. 9. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/4/2005. 10. Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Trang web 11. Trang web: http://luanvan.net.vn/luan-van/phat-trien-dich-vu-ngan-hang-banle-giai-doan-2010-2015-11653/ 12. Trang wed ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: http://www.vpb.com.vn/khca-nhan/dich-vu-ca-nhan, 13. Trang wed ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: http://www.vpb.com.vn/khca-nhan/vay, 14. Trang wed ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: http://www.vpb.com.vn/khca-nhan/the Trang wed ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: http://www.vpb.com.vn/sanpham/tin-dung/cho-vay-ho-kinh-doanh, 15. Báo điện tử: www.vnexpress.net; www.dantri.com.vn; và một số trang báo điện tử khác. 16. Tạp chí kinh tế. http://www.tapchikinhte.com 17. Một số tài liệu, bài viết có liên quan từ mạng Internet. 78 PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ HỒI QUY XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM STATA 1.1 Mô hình Probit xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của hộ gia đình . dprobit khanangvay hocvanch diavixh sotv thoigian thunhap chiteu gt Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration Iteration 0: 1: 2: 3: 4: 5: 6: log log log log log log log likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood likelihood = = = = = = = -34.617348 -15.975357 -13.05227 -12.411388 -12.330782 -12.328454 -12.328451 Probit regression, reporting marginal effects Log likelihood = -12.328451 Number of obs LR chi2(7) Prob > chi2 Pseudo R2 = 50 = 44.58 = 0.0000 = 0.6439 -----------------------------------------------------------------------------khanan~y | dF/dx Std. Err. z P>|z| x-bar [ 90% C.I. ] ---------+-------------------------------------------------------------------hocvanch | .0937561 .0501726 1.86 0.063 10.7 -.00458 .192093 diavixh*| .3753692 .2432334 1.41 0.158 .34 -.10136 .852098 sotv | .0298638 .1804413 0.17 0.869 3.64 -.323795 .383522 thoigian | -.0312227 .018319 -1.72 0.085 39.38 -.067127 .004682 thunhap | .3307649 .1862253 1.77 0.076 10.656 -.03423 .69576 chiteu | -.2324737 .2032932 -1.14 0.253 8.39 -.630921 .165974 gt*| .7162709 .1816668 2.55 0.011 .56 .360211 1.07233 ---------+-------------------------------------------------------------------obs. P | .52 pred. P | .5132782 (at x-bar) -----------------------------------------------------------------------------(*) dF/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1 z and P>|z| correspond to the test of the underlying coefficient being 0 1.2 Các giá trị kiểm định mô hình Probit . lfit Probit model for khanangvay, goodness-of-fit test number of observations number of covariate patterns Pearson chi2(42) Prob > chi2 = = = = 50 50 25.46 0.9795 79 . lstat Probit model for khanangvay -------- True -------Classified | D ~D | Total -----------+--------------------------+----------+ | 23 3 | 26 | 3 21 | 24 -----------+--------------------------+----------Total | 26 24 | 50 Classified + if predicted Pr(D) >= .5 True D defined as khanangvay != 0 -------------------------------------------------Sensitivity Pr( +| D) 88.46% Specificity Pr( -|~D) 87.50% Positive predictive value Pr( D| +) 88.46% Negative predictive value Pr(~D| -) 87.50% -------------------------------------------------False + rate for true ~D Pr( +|~D) 12.50% False - rate for true D Pr( -| D) 11.54% False + rate for classified + Pr(~D| +) 11.54% False - rate for classified Pr( D| -) 12.50% -------------------------------------------------Correctly classified 88.00% -------------------------------------------------- 80 2. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN Xin chào, tôi tên NGUYỄN DUY PHONG, sinh viên Khoa Kinh tế QTKD Trường Đại học Cần Thơ. Hiện nay, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động bán lẻ tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chi nhánh Cần Thơ”. Ông(Bà) vui lòng dành cho tôi ít thời gian để trả lời một số câu hỏi trong cuộc nghiên cứu này. Tất cả ý kiến của Ông(Bà) đều có ý nghĩa đối với sự thành công của cuộc nghiên cứu. Mọi ý kiến của Ông(Bà) sẽ được bảo mật, mong được sự cộng tác của Ông(Bà). Xin chân thành cảm ơn! Ngày phỏng vấn:.................................. Người trả lời:..................................................................................................... Địa chỉ: ............................................................................................................. I THÔNG TIN CHUNG Câu 1. Xin Ông(Bà) vui lòng cho biết số người trong gia đình:………. người. Trong đó số người tham gia lao động là:……….. người. Câu 2. Giới tính của chủ hộ: Nam Nữ Câu 3. Độ tuổi của chủ hộ: …….. tuổi. Câu 4. Trình độ học vấn của chủ hộ: Lớp: …………….. Câu 5. Xin Ông(Bà) vui lòng cho biết hiện tại Ông(Bà) hay người thân đang công tác tại cơ quan ban ngành nào hay không: 0. Không 1. Có Câu 6. Ông(Bà) cư trú tại nơi công tác bao lâu rồi:…….. năm. Câu 7. Xin Ông(Bà) vui lòng cho biết tổng thu nhập trung bình hàng tháng của hộ là……………………………… đồng. Câu 8. Tổng chi tiêu tung bình hàng tháng là:……………….………..đồng 81 II PHẦN NỘI DUNG CHÍNH A. THỰC TRẠNG VAY VỐN CỦA CHỦ HỘ Câu 9. Xin Ông(Bà) vui lòng cho biết gia đình Ông(Bà) từng vay vốn ở ngân hàng không? 0. Không (tiếp câu 10) 1. Có (tiếp câu 11) Câu 10. Nếu không vay ở ngân hàng nguyên nhân là: Câu 10.1 Không muốn vay, do(chọn 1 đáp án): 1. Không có nhu cầu vay 2. Không thích thiếu nợ 3. Không có khả năng trả nợ 4. Thủ tục vay rườm rà 5. Số tiền vay được quá ít so với nhu cầu 6. Phải chờ lâu không kịp mùa vụ 7. Khác …………………. Câu 10.2 Muốn vay nhưng không vay được(chọn 1 đáp án) 1. Không có tài sản thuế chấp hay người bảo lãnh 2. Kế hoạch vay vốn không được chấp nhận 3. Không có nguồn vốn tự có 4. Có khoản vay quá hạn 5. Không biết thủ tục xin vay 6. Khác ………………… Câu 11. Nếu Ông(Bà) từng vay vốn, xin Ông(Bà) cho biết Câu 11.1 Ông(Bà) đã từng vay ở đâu? 1. Ngân hàng VPBank Cần Thơ 2. Khác ………………………. Câu 11.2 Vay dưới hình thức nào: 1. Thuế chấp 2. Tín chấp 82 Câu 11.3 Mục đích vay là gì? 1. Vay tiêu dùng 2. Sản xuất kinh doanh 3. Khác Câu 11.4 Thời hạn vay là bao lâu……….... tháng Câu 11.5 Xin Ông(Bà) vui lòng cho biết có người quen làm trong ngân hàng hay không: 0. Không 1. Có Câu 12. Nếu Ông(Bà) có vay vốn tại ngân hàng VPBank thì có đáp ứng đủ nhu cầu của gia đình không ? 0. Không 1. Có Nhu cầu thực thế của Ông(Bà) được đáp ứng khoảng bao nhiêu :………….% B. NHU CẦU VAY VỐN TRONG TƯƠNG LAI Câu 13. Trong thời gian tới Ông(Bà) có nhu cầu vay vốn hay không? 0. Không (tiếp câu 15) 1. Có (tiếp câu 14) Câu 14. Nếu có nhu cầu trong thời gian tới, Xin Ông(Bà) vui lòng cho biết: Câu 14.1 Ông(Bà) sẽ vay ở đâu: 1. VPBank 2. Khác……………………………………………………………….. Câu 14.2 Nếu không có nhu cầu vay trong thời gian tới Ông(Bà) muốn vay bao nhiêu:………………………….. đồng. Câu 14.3 Ông(Bà) muốn vay thời hạn bao lâu: ………………………… Câu 14.4 Mục đích vay là gì? 1. Tiêu dùng 2. Sản xuất kinh doanh 3. Khác:……………………………………… 83 Câu 15. Theo Ông(Bà) những nhân tố nào ảnh hưởng đến vay vốn của gia đình Ông(Bà) tại VPBank Cần Thơ : 1. Rất không 2. Không ảnh ảnh hưởng hưởng 3. Ảnh hưởng 4. Rất ảnh 5. Hoàn toàn ảnh hưởng hưởng 1 YẾU TỐ 2 3 4 5 1. Sự cần thiết của nguồn vốn 2. Cơ hội đầu tư của nguồn vốn vay 3. Gần nơi ở 4. Lượng vốn được ngân hàng áp dụng 5. Mức lãi suất tiền vay 6. Quy trình của ngân hàng về thời gian trả nợ 7. Quy trình thủ tục, hồ sơ vay vốn 8. Chi phí đi vay 9. Thời gian chờ ngân hàng thẩm định tài sản 10. Thời gian chờ ngân hàng giải ngân 11. Uy tính của ngân hàng 12. Loại hình ngân hàng(NHTM Cổ Phần, NHTM Nhà nước, NH Liên doanh,…) 13. Phong cách phục vụ của nhân viên 14. Các chính sách hỗ trợ 15. Mức độ an toàn bảo mật thông tin khách hàng Kiến nghị đối với ngân hàng(nếu có)....................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Xin chân thành cảm ơn Ông(Bà) ! 84 [...]... sử dụng dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ - Đề ra các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả bán lẻ của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu - Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Cần Thơ (số 52-54 Trần Văn Khéo, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, TP .Cần Thơ) 1.3.2 Thời gian... khắc phục những mặt còn hạn chế và làm cho Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn Đối với Hội sở Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng: căn cứ vào kết quả của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ mà Ngân hàng Hội sở sẽ có những chính sách để chỉ đạo giúp cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ hoạt động có hiệu quả Ví dụ như việc ngân hàng Hội sở sẽ cấp vốn điều hoà nhiều hay... kết hoạt động của ngân hàng được cung cấp từ ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Cần Thơ Đồng thời đề tài cũng thu thập thêm số liệu từ các tài liệu có liên quan đến hoạt động của ngân hàng từ trang web của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, tạp chí ngân hàng, báo, đài, internet,… Số liệu sơ cấp - Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Do địa bàn hoạt động của Ngân hàng VPBank Cần Thơ hoạt động. .. được phục vụ cho những đối tượng sau: Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng( VPBank) - chi nhánh Cần Thơ, Hội sở chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và là cơ sở tham khảo cho các Ngân hàng thương mại khác Đối với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ: Đề tài này sẽ giúp cho Ngân hàng thấy được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế Từ đó mà Ngân hàng sẽ có những chính sách để phát huy... tế quốc tế là điều kiện tốt để các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển mảng dịch vụ bán lẻ Chính vì thế, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu của các NHTM Việt Nam nói chung và Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài Phân tích hoạt động bán lẻ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Cần Thơ để làm đề tài luận văn tốt nghiệp 1.1.2... tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Hà Tây” Đề tài đánh giá hoạt động bán lẻ của ngân hàng qua 3 năm 2003-2005 Đề tài này tác giả phân tích chi tiết các chỉ tiêu huy động và cho vay nhằm đưa ra cái nhìn chung về tình hình hoạt động bán lẻ của ngân hàng Tuy nhiên, bài viết chưa phân tích các sản phẩm bán lẻ khác của ngân hàng và giải pháp tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu hoạt động ngân hàng. .. 12/8/2013 đến 18/11/2013 - Số liệu được sử dụng để phân tích đề tài được lấy từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 từ Phòng Tín dụng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Cần Thơ 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả hoạt động bán lẻ và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bán lẻ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Cần Thơ 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nguyễn... cho hoạt động bán lẻ sắp tới của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 - Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đánh giá thực trạng sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPBank Cần Thơ - Phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ bán. .. thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ còn nhiều tiềm năng như Việt Nam Chính vì vậy, hơn bao giờ hết đây là thời điểm mà các ngân hàng Việt Nam cần có một cái nhìn toàn diện về thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng mình và từ đó tìm ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của lĩnh vực ngân hàng thế giới Xu thế... 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng gọi tắc là VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với tên là Ngân hàng Thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Thời gian hoạt động theo giấy ... Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng( VPBank) - chi nhánh Cần Thơ, Hội sở Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng sở tham khảo cho Ngân hàng thương mại khác Đối với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần. .. Việt Nam Thịnh Vượng: vào kết Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Cần Thơ mà Ngân hàng Hội sở có sách để đạo giúp cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Cần Thơ hoạt động có hiệu... hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Cần Thơ 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Hiệu hoạt động bán lẻ nhân tố ảnh hưởng đến hiệu hoạt động bán lẻ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Cần Thơ 1.4

Ngày đăng: 12/10/2015, 13:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w