Hoạt động ngân hàng bán lẻ là lĩnh vực tuy mới nhưng đang được các ngân hàng thương mại quan tâm bởi nó phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và năng lực thực tế của các ngân hàng ở Việt Nam. “Để trở thành một ngân hàng bán lẻ
tiên tiến thì thu nhập của các hoạtđộng dịch vụ của ngân hàng chiếm không dưới
30% tổng thu nhập” [Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập – Nguyễn Thị Quy, trang 157]. Tuy nhiên, do bướcđầu chuyển khai
dịch vụ ngân hàng bán lẻ nên thu nhập từ chi phí dịch vụ tại hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn thấp, cơ bản vẫn tập trung ở lĩnh vực tín dụng
cá nhân. Để làm rõ vấn đề này tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán và Tin học)
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6-2012 6-2013
Dư nợ cho vay cá nhân 189.042 214.441 175.902 223.762 232.635
Dư nợ cho vay cá nhân bình quân 182.540 201.742 195.171 219.102 204.269
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số CVCN (%) - 10,52 (3,25) - (6,77)
Thu nhập từ CVCN 16.801 22.440 20.743 8.360 9.260 Chi phí và hoạt động CVCN 14.051 18.722 17.467 7.221 8.105 Hệ số sinh lời từ CVCN (%) 16,37 16,57 15,8 13,62 12,48 Thu nhập/ Chi phí CVCN (lần) 1,20 1,20 1,19 1,16 1,14 Nợ xấu 846 775 741 390 510 Doanh số thu nợ CVCN 163.608 151.621 175.043 116.650 96.450
Với những lợi thế của mình, hệ thống VPBank đã triển khai tín dụng cá nhân mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, với chi nhánh VPBank Cần Thơ thì việc
thực hiện kinh doanh ở lĩnh vực này đã mang lại hiệu quả như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu hiệu quả sử dụng các dịch vụ tín dụng cá nhân thông qua các chỉ tiêu sau:
4.2.1.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay của hoạt động tín dụng cá
nhân
Bảng 4.9: Doanh số cho vay của hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơgiai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán và Tin học)
Bảng 4.10: Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay của hoạt động tín dụng cá nhân
của VPBank Cần Thơgiai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán và Tin học)
Năm
Các chi tiêu
2010 2011 2012 6-2012 6-2013
Cho vay tiêu dùng 30.991 48.944 37.288 20.308 21.564 Cho vay cá thể SXKD 69.546 85.882 71.014 47.679 54.165 Cho vay CB – CNV 1.968 1.658 2.387 1.282 1.054 Cho vay nông nghiệp 30.548 20.502 10.032 5.120 4.450 Cho vay Thế chấp sổ 14.342 17.311 12.884 3.645 2.150 Khác 1.604 2.723 2.898 2.538 2.883 Tổng 148.999 177.020 136.503 80.572 87.266 Chênh lệch Số tiền % Các chỉ tiêu 2011/ 2010 2012/ 2011 6-2013/ 6-2013 2011/ 2010 2012/ 2011 6-2013/ 6-2013
Cho vay tiêu dùng 17.953 (11.656) 1.256 57,93 (23,81) 6,18 Cho vay SXKD 16.336 (14.868) 6.486 23,49 (17,31) 13,60 Cho vay CB – CNV (310) 729 (228) (15,75) 43,98 (17,78) Cho vay nông nghiệp (10.046) (10.470) (671) (32,89) (51,07) (13,09) Cho vay Thế chấp sổ 2.969 (4.427) (1.495) 20,70 (25,57) (41,01)
Khác 1.119 175 345 69,74 6,41 13,59
Qua bảng số liệu cho thấy tổng doanh số cho vay cá nhân qua năm 2011
tăng 28.021 (triệu đồng) tướng ứng tăng 18,81%. Đối với doanh số cho vay ở
từng khoản mục có sự thay đổi qua các năm.
Ở năm 2011, cùng với sự phát triển kinh tế trên địa bàn, yêu cầu cuộc sống ngày một cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng ngày một đa dạng phong phú, do vậy mà ngày càng có nhiều ngành, nghề mới phát sinh trên địa bàn, đòi hỏi phải có vốn để tiến hành và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnhđó, cùng với sự phát triển của xã hội, đời
sống của người dân đòi hỏi ngày một tiện nghi hơn trong khi giá cả các hàng hoá, vật tưđều ”leo thang”. Mặc dù đã có sự can thiệp của Chính phủ trong chính sách giá, chính sách tiền lương,… nhằm đều tiết thị trường và nâng cao cuộc sống người dân nhưng hầu hết người dân đều cảm thấy lương tăng chưa theo kịp giá.
Do đó cho vay tiêu dùng tăng đột biến doanh số cho vay tăng từ 30.991 (triệu đồng) lên 48.944 (triệu đồng) tăng 57,93%. Tiếp theo là cho vay sản xuất kinh
doanh khi doanh số cho vay ở lĩnh vực này là lớn nhất, nhưng tốc độ tăng chậm
chỉ tăng 23,49%.
Doanh số cho vay cá thể sản xuất kinh doanh, tiêu dùng năm 2012 giảm
mạnh cùng với các khoản mục khác đều giảm do đó tổng doanh số cho vay cá
nhân giảm so với năm 2011. Ngoài ra, cùng với sự phát triển nhanh của các lĩnh
vực tín dụng cán bộ công nhân viên, nông nghiệp và cầm cố số tiền gửi thì việc xác nhận thu nhập và tài sản của các đối tương khách hàng này có nhiều bất cập
cho nên ngân hàng đã có nhữngđều chỉnh lại trong chính sách tín dụng, xem xét lại cơ chế cho vay sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển an toàn và bền vững. Do vậy mà doanh số cho vay ở các lĩnh vực này có phần giảm sút, cụ thể doanh số cho vay ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng giảm còn 37.288 triệu đồng, giảm 23,81% (tương đương với 11.656 triệuđồng) so với năm 2011, nông nghiệp giảm còn 10.032 triệu đồng, giảm 51,07% (tương đương với 10.470 triệu đồng), còn cầm cố số tiền gửi là 12.884 triệuđồng, giảm 25,57% (với số tiền giảm tương ứng
là 4.427 triệuđồng) so với năm 2010.
Sang nữa năm 2013, do ảnh hưởng của các điều kiện khách quan như: thị trường bất động sản không ổn định, tình trạng lạm phát của nền kinh tế, giá xăng
dầu tăng cao,… đã khiến không ít người dân lâm vào tình cảnh khó khăn khốn đốn. Để hạn chế tối đa rủi ro trong lĩnh vực tín dụng cá nhân, ngân hàng đã hạn
nghiệp giảm 13,09% so với cùng kỳ năm 2012 (với số tiền tương ứng là 670 triệu đồng), còn cho vay CB-CNV là 1.054 triệu đồng, giảm 17,78% so với 6 tháng năm 2012 (với số tiền tương ứng là 228 triệuđồng).
Tuy bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan làm cho doanh số cho vay cá
nhân của ngân hàng ở một số lĩnh vực giảm, nhưng với sự tăng trưởng mạnh của
một số lĩnh vực tín dụng cá nhân đang chiếm ưu thế tại ngân hàng như: tiêu dùng, cá thể SXKD, tăng mạnh, cho nên xét về tổng thể thì doanh số cho vay cá nhân
cũng tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.
Như vậy, sau khi phân tích tình hình tăng trưởng doanh số cho vay cá nhân
của ngân hàng qua các năm, có thể nói hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng phát triển mạnh, tổng doanh số cho vay ở lĩnh vực tín dụng cá nhân năm sau cao hơn năm trước. Kỳ vọng trong thời gian từ nay đến cuối năm sẽ có doanh số sẽ có
tiến triển tốt.
4.2.1.2 Hệ số sinh lời từ cho vay cá nhân
Bên cạnh các lĩnh vực tín dụng truyền thống, tín dụng cá nhân - dịch vụ
ngân hàng bán lẻ là một bộ phận nằm trong hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Để biếtđược mứcđộ đóng góp về lợi nhuận của nó như thế nào, ta cần xét đến hệ số sinh lời của nó.
Bảng 4.11: Hệ số sinh lời của hoạtđộng tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ
giai đoạn từ năm 2010– 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh (%) Chỉ tiêu TD cá nhân 2010 2011 2012 6- 2012 6- 2013 2011/ 2010 2012/ 2011 6-2013/ 6-2012 Thu nhập 16.801 22.440 20.743 8.360 9.260 33,56 (7,56) 10,77 Chi phí 14.051 18.722 17.467 7.221 8.105 33,25 (6,70) 12,23 Lợi nhuận 2.750 3.718 3.277 1.138 1.155 35,18 (11,87) 1,49 Hệ số sinh lời(%) 16,37 16,57 15,80 13,62 12,48 0,20 (0,77) (1,14) (Nguồn: Phòng kế toán và Tin học)
Qua bảng số liệu cho ta thấyở năm 2010, hệ số sinh lời của hoạt động tín dụng cá nhân là 16,37%, tức trong một đồng thu nhập mà ngân hàng thu được sẽ
có 0,1637 đồng lợi nhuận ròng, đây là một tỷ số sinh lợi chấp nhậnđược.
Năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, cùng với sự gia tăng lãi suất đã làm cho chi phí trong hoạt động kinh doanh nói chung và ở lĩnh vực tín dụng
cá nhân nói riêng tăng lên. Tuy nhiên, với những biện pháp đối phó kịp thời với
những biến động của nền kinh tế nên thu nhập của ngân hàng cũng tăng lên, và tốc độ tăng thu nhập là 33,56%, cao hơn tốc độ tăng chi phí 33,25% nên cuối
cùng cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Sang năm 2012, mặc dù bị ảnh hưỏng bởi các yếu tố khách quan làm cho thu nhập của ngân hàng ở lĩnh vực này giảm xuống nhưng nhờ có chính sách quản lý tài sản khá hiệu quả nên làm cho chi phí ở lĩnh vực này giảm nhanh hơn so với thu nhập, cho nên hệ số sinh lời của năm này giảm là 15,80%, giảm 0,77%
so với năm 2011, tức trong một đồng thu nhập ngân hàng thu được sẽ có 0,158
đồng lợi nhuận ròng.
Xét về lợi nhuận ròng thu được ở 6 tháng đầu năm 2013 thì tăng lên 1.155 triệu đồng, tăng 1,49% so với cùng kỳ, nhưng xét về tỷ suất lợi nhuận thì giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm còn 12,48%, giảm 1,14% so với cùng kỳ, tức
trong mộtđồng thu nhập của ngân hàng sẽ có 0,1248 đồng lợi nhuận ròng.
Như vậy qua chỉ tiêu này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở
lĩnh vực tín dụng cá nhân qua các năm đã đem lại hiệu quả tương đốiổnđịnh cho ngân hàng, mặc dù còn thấp nhưng cũng góp phần đáng kể vào việc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cho ngân hàng.
4.2.1.3 Thu nhập/Chi phí (cho hoạt động tín dụng cá nhân)
Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay cá nhân trên chi phí cho hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này ở năm 2010 là 1,20 lần, tức là một đồng chi phí đầu tư vào lĩnh vực này sẽ mạng lại 1,20 đồng thu nhập cho ngân hàng. Đến năm 2011, chỉ số này không thay đổi nhưng năm 2012 lại giảm còn 1,19 lần. Như vậy, số liệu trên cũng cho thấy hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực
này cũng mang lại hiệu quả cho ngân hàng.
4.2.1.4 Vòng quay vốn tín dụng
Mặc dù trong những năm gần đây Ngân hàng đã chuyển qua đầu tư cho vay ở các khoản vay ngắn hạn hơn trung và dài hạn nhưng các khoản cho vay trung và dài hạn ở các năm trước vẫn còn kéo dài đến các ngày nay, cho nên vòng quay
vốn tín dụng trong những năm qua tương đối chậm, bình quân chưa tới
1vòng/năm.
Ở năm 2010, vòng quay vốn tín dụng là 0,90 vòng tức là một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra đầu tư ở lĩnh vực này sẽ quay được 0,90 lần trong năm để ngân
hàng có thể sử dụng để tái đầu tư mới.
Đến năm 2011, vòng quay vốn tín dụng là 0,75 vòng, tăng giảm 0,15 vòng so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm này dư nợ cho vay cá nhân trong ngắn
hạn chiếm tỷ lệ thấp, đồng thời công tác thu nợ của ngân hàng chưa tốt nên làm
cho đồng vốn luân chuyển chậm hơn so với năm 2010.
Sang năm 2012, cùng với những biến động của nền kinh tế nói chung, trên
địa bàn thành phố Cần Thơ nói riêng, tuy nhiên do sự cố gắng của ngân hàng nói chung và bộ phận quản lý nợ nói riêng trong việc tìm kiếm các biện pháp xử lý
kịp thời, đối phó với các bất ổn của thị trường cho nên cũng làm cho đồng vốn
của ngân hàng luân chuyển nhanh hơn.
Như vậy, qua chỉ tiêu này cho thấy đồng vốn của ngân hàng sử dụng đầu tư
trong lĩnh vực tín dụng cá nhân có sự luân chuyển tương đối ổn định. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan làm cho tốc độ luân chuyển tương đối
chậm. Tuy nhiên, với những biện pháp khắc phục phù hợp với những thay đổi của
nền kinh tế, điều kiện sản xuất kinh doanh trên địa bàn thì trong thời gian tới đồng vốn sẽ luân chuyển nhanh hơn.