cận tín dụng tại VPBank của hộ gia đình ở Quận Ninh Kiều
Bảng 4.15: Kết quả hồi qui mô hình Probit về nhu cầu vay vốn của hộ gia đình
4.3.4.1 Nhận xét chung về kết quả phương trình hồi qui thu được
Biến Ký hiệu Đơn vị Dấu kỳ vọng
Thu nhập trung bình một tháng của hộ Thunhap triệu đồng + Chi tiêu trung bình một tháng của hộ Chitieu triệu đồng +
Có địa vị xã hội Diavixh có = 1 +
Giới tính của chủ hộ GT nam = 1 +
Trình độ học vấn chủ hộ Hocvanch có = 1 +
Số người trong hộ Sotv người +
Biến Hệ số góc Giá trị P Diavixh 0,3754 0,158 Sotv 0,0298 0,869 Chitieu -0,2325 0,253 Gioitinh 0,7162** 0,011 Thunhap 0,3308* 0,076 Thoigian -0,0312* 0,085 Hocvanch 0,0938* 0,063 Tổng số quan sát 50 Số quan sát dương 26
Phần trăm dự báo đúng của mô hình 88,00%
Giá trị log của hàm gần đúng -12,3285
Giá trị kiểm định chi bình phương 44,58 Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương 0,0000
Ghi chú: * Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10%, ** có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, *** Có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1%.
Từ bảng trên, ta thấy mô hình có 4 biến có ý nghĩa thống kê khác 0, khác nhau từ mức ý nghĩa từ 5% đến 1%. Trong đó, có 3 biến có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa 10% là giới tính chủ hộ, thu nhập, học vấn và thời gian sống tại địa phương. Một biến có nghĩa ở mức ý nghĩa 5% đó là biến giới tính chủ hộ. Giá
trị kiểm định gần đúng của mô hình bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số
của hàm hồi qui đều bằng không. Tuy nhiên, các biến được đưa vào mô hình có thể chưa đại diện hết tất cả các yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu, do đó ta
không thể bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng mô hình không bỏ sót biến. Giá trị kiểm định Pearson chi bình phương về sự phù hợp của mô hình là 25,46 với giá trị
kiểm định P tương ứng là 0,9795. Bên cạnh đó, phần trăm dự báo đúng của mô
hình là 88,00%. Điều này có nghĩa là các biến độc lập (Xi) giải thích được
88,00% biến phụ thuộc. Kết quả này cho thấy mô hình có mức độ phù hợp với
vấn đề nghiên cứu của đề tài này khá cao.
Qua kết quả hồi qui của hàm Probit, các hệ số của hàm hồi qui không biểu
diễn trực tiếp mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Do đó, đề tài này sẽ tập trung giải thích sự tác động của các yếu tố độc lập lên khả năng tiếp cận
nguồn vốn của hộ gia đình thông qua hệ số góc của mỗi biến.
4.3.4.2 Nhận xét các biến nghiên cứu
- Biến giải thích đầu tiên của mô hình là địa vị xã hội của hộ. Biến này trong mô hình được mô tả là 1 nếu chủ hộ có địa vị xã hội, ngược lại là 0. Trong mô hình Probit biến này không có ý nghĩa thống kê. Sự không có ý nghĩa của
biến này nói lên rằng ngân hàng không quan tâm lắm đến địa vị của hộ như thế nào. Điều này cho thấy biến này không có ý nghĩa cũng là điều hợp lý vì vay tiền ở Ngân hàng VPBank thì các hộ thường được yêu cầu có tài sản làm đảm bảo. Tuy nhiên với kết quả nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng
chính thức trong triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: trường hợp nông hộ sản
xuất lúa ở Đồng Tháp” của Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010), cho thấy biến này có tác động đến nhu cầu vay vốn từ TCTD chính thức (cụ thể là ngân hàng). Có sự khác biệt này cũng có thể giải thích rằng, Quận Ninh Kiều trực
thuộc thành phố Trung Ương và là địa bàn có nhiều ngân hàng cạnh tranh nhau
và người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, do đó yếu tố địa vị xã hội không có ý
nghĩa trong mô hình.
- Biến số thành viên trong gia đình và chi tiêu không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, cùng dấu với kỳ vọng. Mặc dù số thành viên trong gia đình tăng
ngân hàng trong việc xem xét khả năng trả nợ của hộ. Tuy nhiên với kết quả điều
tra này cho thấy rằng ngân hàng không quan tâm đến vấn đề trên, bởi lẽ những người đến vay vốn của ngân hàng tương đối trẻ và có nghề nghiệp ổn định và khi vay vốn hộ phải có tài sản đảm bảo (đất đai, xe, sổ tiết kiệm…), do đó họ hoàn toàn có khả năng tất toán hợp đồng vay vốn. Tương tự với đề tài nghiên cứu khoa
học “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ
Dung năm 2010. Hai biến này không có ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của hộ gia đình.
- Giới tính của chủ hộ: Biến giới tính của chủ hộ có nghĩa thống kê tác
động đến khả năng vay vốn của hộ ở mức ý nghĩa 5% và cùng có hệ số góc cùng dấu với dấu kỳ vọng đặt ra khi tiến hành nghiên cứu tác động của biến này. Biến
này mang hệ số góc là 0,7162 > 0 nên biến phụ thuộc là khả năng vay vốn và biến
giới tính chủ hộ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tác động của biến này được
giải thích về mặt ý nghĩa kinh tế như sau: khi chủ hộ có giới tính là nam thì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng cao hơn so với chủ hộ là nữ. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết cho rằng chủ hộ là nam thì thích vay hơn,
còn chủ hộ là nữ thì thường có khuynh hướng vay ở nguồn khác. Kết quả này
tương phản với kết quả nghiên cứu “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, của
Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung năm 2010. Điều này có thể thấy rằng thông qua quan sát thực tế là trong nhiều trường hợp ở khu vực nghiên cứu, phụ
nữ là chủ hộ có rất nhiều lợi thế trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
- Trình độ học vấn: Biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng
tiếp cận nguồn vốn của hộ với mức ý nghĩa 10%. Biến này có dấu cùng với dấu
kỳ vọng, hệ số góc của biến này là 0,0938 > 0 nên biến này và biến phụ thuộc có
mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Cụ thể, nếu chủ hộ có trình độ học vấn của chủ
hộ càng cao (tăng thêm 1 lớp), thì hộ sẽ có khả năng vay vốn sẽ so với hộ có trình
độ học vấn ở cấp khác, nếu các yếu tố khác không thay đổi. Tác động của biến
này về ý nghĩa kinh tế được giải thích rằng trình độ học vấn của hộ càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽ cao, vì những hộ có học vấn cao thường có
những phương án sản xuất cũng như kinh doanh tốt hơn. Họ thường kiếm được
nhiều lợi nhuận vì vậy khi xem xét cho vay các tổ chức chính thức sẽ có phần nào thiên về những hộ có trình độ học vấn cao. Trong đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức trong triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật: trường hợp nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp” của Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010), cũng cho thấy trình độ học vấn có tác động đến nhu
cầu vay vốn của hộ gia đình. Các chủ hộ có trình độ học vấn cao thường biết cách
hoạt toán kinh tế hơn so với các chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Và đó là lý do tại sao họ vay được nhiều vốn từ TCTD hơn so với các hộ khác.
- Thu nhập: Đây là số tiền kiếm được trong một tháng của hộ chưa bao
gồm các khoản chi phí sinh hoạt trong gia đình. Trong mô hình Probit, biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cùng dấu với kỳ vọng. Số tiền tạo ra của hộ càng nhiều thì khả năng tiếp cận nguồn nguồn vốn càng ít do họ có thể chi trả cho các
hoạt động sản xuất và tiêu dùng của gia đình nên không cần vay vốn ngân hàng. Cụ thể khi thu nhâp của hộ tăng lên 1% thì khả năng vay vốn của họ tăng 0,3308%. Theo xu hướng chung người có thu nhập nhập cao thì ngoài chi tiêu càng cao, họ còn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Bởi
thế họ rất cần ngốn vốn lớn và ổn định để phục vụ cho mục đích của mình. Trong
đề tài nghiên cứu khoa học “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung năm 2010, cũng cho thấy biến thu nhập cũng có ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Một trong những điều kiện để vay được vốn từ các nguồn vốn là khả năng “tạo ra tiền” của người vay. Và
đương nhiên, người cho va sẽ ưu tiên cho người “làm ra được nhiều tiền” hơn vay
nhiều hơn so với người “làm ra được ít tiến”.
- Thời gian sống tại địa phương: Biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%
trái dấu với kỳ vọng. Nhưng biến này chỉ có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận vốn vay của hộ từ ngân hàng. Thời gian sống tại địa phương thể
hiện mức kinh nghiệm, khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu
tín dụng của hộ. Thường thì những hộ có thời gian sống tại đia phương nhiều năm
thì họ thường có nhu cầu vốn cao để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên ngân hàng không chú trọng yếu tố này miễn là hộ có năng lực tài chính và kế hoạch kinh
doanh tốt thì ngân hàng hoàn toàn có thể giải ngân. Qua kết quả nghiêm cứu cho
thấy nếu thời gian sống tại địa phương của hộ tăng lên 1% thì khả năng nhận được tín dụng từ nguồn chính thức giảm 0,0312%. Điều này cũng thấy rõ trong nghiên cứu: “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường
hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010) cũng cho thấy thời gian sống ở địa phương có tác
lâu năm có trách nhiệm với các khoản vay và quan trọng hơn là họ có của cải tích lũy, có tài sản và vì thế nhu cầu vay tiền nhiều hơn. Đối với chủ hộ mới đến chưa
có nhiều của cải tích lũy cũng như uy tín xã hội chưa cao và các điều kiện vật chất khác cũng kém hơn so với chủ hộ cư trú lâu năm. Tuy nhiên sự năng động, khả năng thích nghi cao của những hộ mới cũng có những lợi thế để NH cho họ
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ