nhỏ của ngân hàng
4.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Trong hoạt động của ngân hàng, việc đảm bảo nguồn vốn được tăng trưởng ổn định và thường xuyên là rất quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn huy động. Điều
này thể hiện huy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên địa
bàn.
Bằng nhiều hình thức gửi và rút tiền với cách tính lãi linh hoạt dựa trên nền
tảng công nghệ cho phép thực hiện các giao dịch gửi tiền, rút tiền rất tiện ích thông qua mô hình giao dịch hiện đại, mô hình hướng theo khối khách hàng và sản phẩm, cho phép ngân hàng có thể theo sát nhu cầu của khách hàng. Từđó có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng cũng như tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã thực sự thu hút người dân đến
gửi tiền.
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng
đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 2011/ 2010 2012/ 2011 6-2013/ 6-2012 Tiền gửi của các TCKT 103.869 120.558 207.861 108.341 97.242 1,16 1,72 0,90 Không kì hạn 67.526 75.499 134.774 85.351 60.704 1,12 1,79 0,71 Có kì hạn 36.343 45.059 73.087 22.990 36.538 1,24 1,62 1,59 Tiền gửi tiết kiệm 301.859 347.483 381.509 180.623 211.312 1,15 1,10 1,17 Tiền ký quỹ 1.240 1.047 1.709 982 1.071 1,21 1,14 1,09 TỔNG 406.968 469.539 591.079 298.946 309.625 1,15 1,26 1,03
0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 NĂM Triệu đồng
Tiền gửi của các TCKT Tiền gửi tiết kiệm Tiền ký quỹ
(Nguồn: Phòng kế toán và Tin học)
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn vốn huy động của VPBank Cần Thơ bao gồm: Tiền gửi cá nhân, tiền
gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) và tiền ký quỹ. Ở mỗi hình thức huy động
này sẽ có nhiều kỳ hạn khác nhau, tương ứng với các mức lãi suất khác nhau để
khách hàng có thể lựa chọn tùy theo điều kiện và mụcđích sử dụng gửi tiền của
mình. Nhìn chung, nguồn vốn huy động tại VPBank Cần Thơ tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng trên 10% ở mỗi năm. Trong đó
tiền gửi tiết kiệm chiếm tỉ trọng cao nhất, sau đó là tiền gửi của các TCKT và ít nhất là tiền ký quỹ. Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm 2013 thấp hơn sáu tháng đầu năm 2012 là do sau khi tình hình kinh tế chung phục hồi, khách hàng là doanh nghiệp trên địa bàn mang tiền đi đầu tư hơn là gửi tiết kiệm, vì thế tiền gửi
của TCKT giảm.
Tiền gửi cá nhân là hình thức huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng chủ
yếu thông qua hình thức mở sổ tiết kiệm và mở tài khoản thanh toán cho cá nhân,
hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khách hàng cá nhân là thị phần đầy tiềm năng để các ngân hàng khai thác. Người Việt Nam nói chung có thói quen tiết
kiệm, tích lũy nhằm để phòng ngừa rủi ro, bệnh tật hoặc sử dụng cho các mục đích tiêu dùng ở tương lai cho nên nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của người dân là khá lớn.
Hơn nữa, khoảng cách về thời gian, về mức độ thu chi luôn luôn tồn tại. Đây
sẽ là kho báu cho các ngân hàng khai thác, một khi hầu hết các cá nhân đều có tài khoản tại ngân hàng thì không chỉ đem lại cho ngân hàng nguồn vốn huy động ổn định bên cạnh việc man lại hiệu quả cao cho nền kinh tế mỗi khi đồng vốn vận động như: tiết kiệm chi phí kiểm đếm, bảo quản,… Đây cũng là nguồn vốn mở đầu cho hoạt động ngân hàng bán lẻ, tạo điều kiện cho ngân hàng quảng bá thương hiệu, cung cấp các sản phẩm có liên quan khác như: trả lương qua tài
khoản, mở thẻ, cho vay cá nhân,…
Cùng với thói quen tích lũy của người dân Việt Nam nói chung thì thói quen thanh toán chi trả qua ngân hàng của người dân chưa cao bởi họ muốn xem tiền
mặt là công cụ thanh toán, như là một bằng chứng cho mọi giao dịch, mua bán
hàng hóa, cho nên tiền gửi cá nhân chủ yếu là gửi tiết kiệm.
Đầu năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước có biến động như giá vàng liên tục biến động, giá nhiên liêu tăng cao, thị trường bất động sản
khởi sắc thu hút đối với nhà đầu tư,... cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các tổ
chức tín dụng trên cùng địa bàn, lĩnh vực đầu tư của người dân của đa dạng hơn
bởi cuộc sồng ngày một nâng cao, đòi hỏi người dân phải luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, nhiều ngành, nghề mới được tiến hành và mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh, cho nên đồng vốn gửi vào ngân hàng ngày càng ít. Như vậy, người dân có xu hướng mang tiền đi đầu tư hoặc mua vàng giữ trữ mong sinh lời trong tương lai khi giá vàng tăng lên. Vì vậy, tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng có phần giảm nhẹ từ 181.394 (triệu đồng) xuống còn 164.623 (triệu đồng) tương đương0,9% so với 6 tháng đầu năm 2012.
4.1.2.2 Tình hình tín dụng cá nhân
Trong hoạtđộng ngân hàng bán lẻ, cho vay cá nhân (CVCN) là hình thức tín dụng được thu hút sự quan tâm của hầu hết các ngân hàng bởi tính chất phân tán, ít rủi ro nhưng cũng đồng thời mang lại lợi nhuận tương đối cao cho ngân hàng. Do vậy, mà trong những năm qua lĩnh vực này cũng thu hút sự quan tâm phát triển của hệ thống VPBank nói chung và VPBank Cần Thơ nói riêng.
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ giai đoạn 2010– 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán và Tin học)
Nhìn chung, hoạt động tín dụng cá nhân của VPBank Cần Thơ có doanh số cho vay cá nhân tăng giảm không điều qua các năm. Năm 2011 doanh số cho vay, dư nợ và doanh số thu nợ điều tăng, riêng doanh số cho vay tăng từ 148.999
(triệu đồng) lên đến 177.020 (triệu đồng) tăng 1,19 lần. Dư nợ tăng từ 189.042 lên 214.441 (tăng 1,13 lần). Riêng doanh số thu nợ lại giảm, từ 163.608 (triệu đồng) xuống còn 151.621 (triệu đồng) giảm 0,93 lần, cho thấy tình hình thu nợ
chậm lại, điều này có thể là do kỳ hạn trả nợ của các khoan vay chưa tới hạn hoặc
khách hàng trả nợ chậm. Sang năm 2012 cả doanh số cho vay và dư nợ giảm
nhiều hơn năm 2011. Nhưng doanh số thu nợ tăng lên, điều này có thể do một số
nợ hạn và khách hàng đã trả đúng hạn, đây là một tín hiệu tốt cho ngân hàng. Khoảng đầu năm 2013, tình hình tín dụng tại VPBank Cần Thơ hoạt động khá ổn định, tuy nền kinh tế có chuyển biến tích cực, song vẫn chưa phục hồi kịp đáp ứng kịp thời, vì thế doanh số cho vay cao hơn 6 tháng đầu năm 2012 bằng 1,08
lần và doanh số thu nợ cao hơn 1,14 lần; trong khi đó dư nợ cho vay chỉ khoảng
chừng 1.04 lần.
Và để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng phát triển với
lĩnh vực nào chiếm ưu thế hơn, là thế mạnh ở hoạt động này cần phân tích cơ cấu
doanh số cho vay qua các năm.
Năm So sánh(lần) CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 6-2012 6-2013 2011/ 2010 2012/ 2011 6-2013/ 6-2012 Doanh số cho vay 148.999 177.020 136.503 80.572 87.266 1,19 0,77 1,08 Dư nợ cho vay 189.042 214.441 175.902 223.762 232.635 1,13 0,82 1,04 Doanh số thu nợ 163.608 151.621 175.043 96.450 110.650 0,93 1,15 1,14
Bảng 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay cá nhân tại VPBank Cần Thơ từ năm 2010 - 6 tháng đầu năm 2013
(Nguồn: Phòng kế toán và Tin học)
Năm Các chi tiêu 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 6-2012 Tỷ trọng (%) 6-2013 Tỷ trọng (%)
Cho vay tiêu dùng 30.991 20,80 48.944 27,65 37.288 27,32 20.308 25,20 21.564 24,71
Cho vay cá thể SXKD 69.546 46,68 85.882 48,52 71.014 52,02 47.679 59,18 54.165 62,07 Cho vay CB – CNV 1.968 1,32 1.658 0,94 2.387 1,75 1.282 1,59 1.054 1,21
Cho vay nông nghiệp 30.548 20,50 20.502 11,58 10.032 7,35 5.120 6,35 4.450 5,10 Cho vay Thế chấp sổ 14.342 9,63 17.311 9,78 12.884 9,44 3.645 4,52 2.150 3,61
Khác 2.504 1,67 5.223 2,95 3.598 2,62 2.538 3,15 2.883 3,30
Doanh số CVCN 148.999 100,00 177.020 100,00 136.503 100,00 80.572 100,00 87.266 100,00
Bảng 4.4: Sự thay đổi tỷ trọng cho vay cá nhân tại VPBank Cần Thơ từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: % Năm Các chi tiêu 2010 2011 2012 6- 2012 6- 2013 2011/ 2010 2012/ 2011 6-2013/ 6-2012
Cho vay tiêu
dùng 20,80 27,65 27,32 25,20 24,71 6,85 (0,33) (0,49) Cho vay cá
thể SXKD 46,68 48,52 52,02 59,18 62,07 1,84 3,51 2,98
Cho vay CB -
CNV 1,32 0,94 1,75 1,59 1,21 (0,38) 0,81 (0,38) Cho vay nông
nghiệp 20,50 11,58 7,35 6,35 5,10 (8,92) (4,23) (1,25) Cho vay Thế chấp sổ 9,63 9,78 9,44 4,52 3,61 0,15 (0,34) (0,91) Khác 1,67 2,95 2,62 3,15 3,30 1,27 (0,31) 0,15 Doanh số CVCN 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 - - -
(Nguồn: Phòng kế toán và Tin học)
Qua bảng số liệu trên cho thấy lĩnh vực đầu tư cho vay cá nhân tại VPBank Cần Thơ có sựđa dạng với nhiều lĩnh vực, đồng thời cơ cấu doanh số cho vay ở
các lĩnh vực có sự thay đổi qua các năm.
Ở năm 2010, hoạt động tín dụng cá nhân của khách hàng vẫn tập trung chủ
yếu ở lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Bên cạnh đó, cho vay CB- CNV và thế chấp sổ cũng dược quan tâm phát triển, còn cho vay nông nghiệp có chiều hướng giảm. Cụ thể, doanh số cho vay cá thể SXKD năm 2010
Chiếm 46,68% doanh số cho vay cá nhân với số tiền là 69.546 (triệu đồng), ở hai
lĩnh vực cho vay tiêu dùng và cho vay nông nghiệp có tỷ trọng tương đương nhau
(từ 20% – 21%), còn cho vay thế chấp sổ chiếm 9,63%. Như vậy, ở năm 2010 này hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: cho vay cá thể SXKD, các lĩnh vực còn lại có chênh lệch không cao.
Đến năm 2011, cùng với sự chấn chỉnh lại một số quy định cho vay, ngân hàng nhằm bắt kịp thời xu thế hội nhập, hướng đến sự phát triển an toàn và bền vững, thì sựảnh hưởng từ việc chính phủ ban hành một số quy định liên quan đến ngân hàng đã làm cho doanh số cho vay ở các lĩnh vực thuộc hoạtđộng tín dụng
cá nhân tại ngân hàng có sự thay đổi. Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống
của người dân cũng đòi hỏi tiện nghi hơn; sự biến động của giá cả nguyên, nhiên vật liệu tăng cao đã làm cho chi phí sinh hoạt, mua sắm, tiêu dùng và sản xuất
kinh doanh của người dân tăng cao; và hơn nữa, với đại đa số người dân không phải lúc nào cũng có sẵn tiền đểđáp ứng kịp thời cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh của họ, vì thế mọi người sẽ tìm đến ngân hàng để vay vốn.
Cụ thể, tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp giảm còn 11,58% doanh số
cho vay cá nhân (với số tiền là 20.502 triệuđồng), giảm 8,92% so với năm 2010, cùng với chiều hướng đó cho vay CB - CNV cũng giảm 0,38%. Còn doanh số cho vay ở các lĩnh vực còn lại điều tăng, cho vay cá thể sản xuất kinh doanh chiếm 48,52% tăng 1,84%, cho vay thế chấp sổ cũng không có chuyển biến gì khi chỉ tăng 0,15%. Cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá lớn và là chỉ số tăng mạnh
mạnh nhất từ 20,80% (với số tiền là 30.991 triệu đồng) lên 27,65% (với số tiền là 48.994 triệu đồng) tăng 6,85%. Đây là tín hiệu tốt cho ngân hàng khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên cũng chính là lúc ngân hàng có thể áp dụng những
chính sách phù hợp để tìm kiếm lợi nhuận.
Năm 2012 là năm kinh tế có nhiều biến động, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khách hàng cá nhân phải tiết kiệm chi tiêu nên cũng ngại đi vay. Còn đối
với kinh tế hộ gia đình thì khách hàng cũng không có nhu cầu đi vay do không đầu ra của sản phẩm không đảm bảo, hàng tồn kho ở mức cao. Còn riêng ngành ngân hàng nói chung cũng gặp nhiều khó khăn khi nợ xấu tăng cao làm cho ngân hàng tập chung xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các khoản nợ. Chính vì các yếu điểm này
đã làm cho tình hình cho vay chung giảm ở từng lĩnh vực, và tỷ trọng cũng có sự
thay đổi. Đặc biệt, trong các khoản mục giảm thì khoản mục cho vay nông nghiệp
không chỉ giảm về doanh số mà còn giảm cả về tỷ trọng. Trong khi tỷ trọng hầu
hết các khoảng mục điều giảm thì tỷ trọng cho vay cá thể SXKD và cho vay CB - CNV lại tăng, cụ thể cho vay SXKD tăng từ 48,52% lên 52,02% và cho vay CB - CNV tăng từ 0,94% lên 1,75% so với năm 2010.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, để hạn chế tối đa những bất cập, rủi ro do
khách quan mang lại, ngân hàng phát huy những lợi thế sẵn có, do vậy mà doanh số cho vay ở những lĩnh vực có tiềm năng lớn và an toàn tiếp tục tăng, cụ thể là, tỷ trọng cho vay tiêu dùng giảm còn 24,71% trong tổng doanh số cho vay cá
nhân, giảm 0,49 so với 6 tháng năm 2012, còn cho vay SXKD cũng tăng lên
còn lại khác: cho vay nông nghiệp, cho vay thế chấp sổ đều biến động, cho vay
CB – CNV ít thay đổi.
Như vậy, do chính sách của Ngân hàng và ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan mà hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng đang hướng đến sự tăng dần tỷ
trọng cho vay ở các lĩnh vực: tiêu dùng, cá thể - SXKD, đồng thời giảm dần tỷ
trọng doanh số cho vay ở các lĩnh vực cho vay, cho vay CB- CNV.