Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
567,06 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------oOo----------
LÊ THỊ KIỀU OANH
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
NGUYỄN PHÚ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
Tháng 8 – Năm 2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------oOo----------
LÊ THỊ KIỀU OANH
MSSV: 4104310
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
NGUYỄN PHÚ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐÀM THỊ PHONG BA
Tháng 8 – Năm 2013
2
LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Cần
Thơ, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, những
người đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quãng thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Để hoàn thành được đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh tại doanh nghiệp tư
nhân Nguyễn Phú”,ngoài những cố gắng của bản thân em, cô Đàm Thị Phong
Ba đã nhiệt tình giúp đỡ em rất nhiều từ những bước đầu tiên. Em xin gửi đến
cô một lời cảm ơn chân thành nhất, cảm ơn cô đã giúp em trong thời gian qua.
Em xin cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị trong doanh nghiệp tư nhân
Nguyễn Phú đã nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong khoảng thời gian
thực tập vừa qua. Đặc biệt là Giám đốc Đinh Thị Xuân Mai và chị kế toán của
doanh nghiệp. Cảm ơn hai chị đã vui vẻ, hòa đồng, tận tình hướng dẫn, giải
thích những kiến thức thực tế rất hữu ích giúp em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe, thành công trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu. Kính chúc các anh, chị làm việc tại doanh
nghiệp tư nhân Nguyễn Phú luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếp sức cho doanh
nghiệp phát triển ngày càng mạnh hơn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Người thực hiện
Lê Thị Kiều Oanh
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013
Người thực hiện
Lê Thị Kiều Oanh
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3.1 Phạm vi về không gian ...................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian .......................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4 Lược khảo tài liệu................................................................................. 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 4
2.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
2.1.1 Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh ........ 4
2.1.2 Phân cấp và tác dụng của lập kế hoạch kinh doanh ............................ 5
2.1.3 Tiến trình lập kế hoạch kinh doanh .................................................... 5
2.1.4 Hệ thống kế hoạch kinh doanh........................................................... 5
2.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................10
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .........................................................10
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN
PHÚ .........................................................................................................12
3.1 Khái quát về doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú .................................12
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................12
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................12
3.1.3 Cơ cấu tổ chức..................................................................................13
3.1.4 Chế độ kế toán của doanh nghiệp .....................................................14
iv
3.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .........................15
3.2.1 Các mặt hàng chủ yếu.......................................................................15
3.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm
(2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................15
3.2.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm (2010-2012) và
6 tháng đầu năm 2013 ...............................................................................19
3.2.4 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm...........................................22
3.3 Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.............................26
3.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô ............................................................26
3.3.2 Các yếu tố môi trường vi mô ............................................................29
3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của doanh nghiệp tư
nhân Nguyễn Phú trong 6 tháng đầu năm 2014..........................................30
3.4.1 Thuận lợi và khó khăn ......................................................................30
3.4.2 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 201431
Chương 4: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO NỘI BỘ
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN PHÚ VÀO SÁU THÁNG ĐẦU
NĂM 2014 ................................................................................................33
4.1 Mục tiêu kế hoạch kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014..........................33
4.2 Dự báo sản lượng tiêu thụ hàng của doanh nghiệp ...............................33
4.2.1 Dự báo sản lượng tiêu thụ máy tính Casio 6 tháng đầu năm 2014 .....33
4.2.2 Dự báo tổng sản lượng tiêu thụ.........................................................38
4.3 Kế hoạch bán hàng và thu tiền bán hàng..............................................39
4.3.1 Kế hoạch bán hàng ...........................................................................39
4.3.2 Kế hoạch thu tiền bán hàng...............................................................41
4.4 Kế hoạch mua hàng và thanh toán tiền mua hàng ................................43
4.4.1 Kế hoạch mua hàng .........................................................................43
4.4.2 Kế hoạch thanh toán tiền mua hàng ..................................................44
4.5 Kế hoạch sử dụng chi phí ....................................................................45
4.5.1 Định mức chi phí quản lý và bán hàng..............................................45
4.5.2 Kế hoạch chi phí quản lý ..................................................................46
v
4.5.3 Kế hoạch chi phí bán hàng và tiếp thị ...............................................48
4.6 Kế hoạch tài chính...............................................................................50
4.6.1 Kế hoạch tiền mặt.............................................................................50
4.6.2 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh..............................................51
4.7 Đánh giá hiệu quả kế hoạch kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 ...........52
4.7.1 Đánh giá định lượng .........................................................................52
4.7.2 Đánh giá định tính ............................................................................53
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP ĐẠT ĐƯỢC
HIỆU QUẢ NHƯ KẾ HOẠCH.................................................................56
5.1 Giải pháp về kinh doanh ......................................................................56
5.2 Giải pháp về tài chính..........................................................................56
5.3 Các giải pháp khác ..............................................................................57
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................58
6.1 Kết luận...............................................................................................58
6.2 Kiến nghị.............................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................60
PHỤ LỤC .................................................................................................61
Phụ lục 1 ...................................................................................................61
Phụ lục 2 ...................................................................................................64
Phụ lục 3 ...................................................................................................65
Phụ lục 4 ...................................................................................................66
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm
(2010-2012) ..............................................................................................16
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm
2012 -2013 ................................................................................................17
Bảng 3.3 Một vài tỷ số tài chính từ năm 2010 đến giữa năm 2013.............19
Bảng 3.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong 3 năm
(2010 – 2012)............................................................................................23
Bảng 3.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm
2012 – 2013 ..............................................................................................23
Bảng 4.1 Tính sản lượng từng quý của mặt hàng máy tính Casio
fx 570ES ...................................................................................................33
Bảng 4.2 Xác định phương trình hồi quy máy tính Casio fx 570ES PLUS.34
Bảng 4.3 Dự báo sản lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx 570 ES PLUS
trong 6 quý tới...........................................................................................34
Bảng 4.4 Tính sản lượng từng quý của mặt hàng máy tính Casio
fx-570MS..................................................................................................35
Bảng 4.5 Xác định phương trình hồi quy của máy tính Casio fx-570MS ...36
Bảng 4.6 Dự báo sản lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx - 570MS trong
6 quý tới....................................................................................................36
Bảng 4.7 Tính sản lượng từng quý của máy tính Casio fx-500MS .............37
Bảng 4.8 Xác định phương trình hồi quy của máy tính Casio fx-500MS ...37
Bảng 4.9 Dự báo sản lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx – 500MS trong 6
quý tới.......................................................................................................38
Bảng 4.10 Dự báo tổng sản lượng tiêu thụ 3 loại máy tính Casio vào 6 tháng
đầu năm 2014 theo kế hoạch .....................................................................39
Bảng 4.11 Dự báo giá mới của mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014................39
Bảng 4.12 Dự báo doanh số bán ra và thu tiền mặt 6 tháng đầu năm
2014 .........................................................................................................40
Bảng 4.13 Kế hoạch thu tiền bán hàng máy tính Casio fx 570ES PLUS vào
6 tháng đầu năm 2014 ...............................................................................41
vii
Bảng 4.14 Kế hoạch thu tiền bán hàng của máy tính Casio fx 570MS vào
6 tháng đầu năm 2014 ...............................................................................42
Bảng 4.15 Kế hoạch thu tiền bán hàng của máy tính Casio fx 500MS vào
6 tháng đầu năm 2014 ...............................................................................42
Bảng 4.16 Kế hoạch mua máy tính Casio vào 6 tháng đầu năm 2014 ........43
Bảng 4.17 Kế hoạch thanh toán tiền mua máy tính Casio vào 6 tháng đầu
năm 2014 ..................................................................................................45
Bảng 4.18 Định mức của chi phí quản lý và chi phí bán hàng vào 6 tháng
đầu năm 2014............................................................................................46
Bảng 4.19 Dự toán chi phý quản lý trong kỳ trong 6 tháng đầu năm
2014 .........................................................................................................47
Bảng 4.20 Tổng hợp chi phí quản lý trong kỳ vào 6 tháng đầu năm
2014 .........................................................................................................48
Bảng 4.21 Dự toán chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 .............49
Bảng 4.22: Tổng hợp chi phí bán hàng trong kỳ ........................................49
Bảng 4.23 Dự kiến lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2014 ....................50
Bảng 4.24 Dự kiến kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 ..51
Bảng 4.25 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 6 tháng đầu năm
2014 so với 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................52
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hệ thống kế hoạch kinh doanh tiêu biểu ...................................... 6
Hình 3.1 Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú..............13
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp qua 3 năm
(2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................24
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BH
:
Bán hàng
CCDV
:
Cung cấp dịch vụ
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
QLDN
:
Quản lý doanh nghiệp
GTGT
:
Giá trị gia tăng
ĐVT
:
Đơn vị tính
VNĐ
:
Việt Nam Đồng
x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nền kinh tế chung của thế giới cũng như
nền kinh tế riêng của nước ta đang gặp phải những vấn đề khó khăn. Năm
2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài
khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức
mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp
ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm. Hệ
thống ngân hàng thương mại lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh
khoản của một nhóm ngân hàng thương mại yếu kém. Nợ xấu tăng nhanh, đặc
biệt các khoản tín dụng về bất động sản và cung cấp tín dụng tập trung thái
quá vào một nhóm tập đoàn kinh tế, kể cả khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro
của tín dụng và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính. Một
bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều lo lắng đã kéo dài cả
năm 2012. Bước sang năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ
bản nền kinh tế nước ta đang đối diện với những thách thức ngắn hạn như:
nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình
hình khó khăn thêm; tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng
vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn; khả năng kéo giảm lãi
suất cho vay không nhiều, khó đáp ứng sự mong đợi của doanh nghiệp, do
hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại;
những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả,
nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện, v.v. Trước tình hình
kinh tế khó khăn đó, những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trong đó có
doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú, cũng bị ảnh hưởng không ít.
Do đó, để tồn tại và phát triển, tìm ra định hướng kinh doanh thì mỗi
doanh nghiệp cần có một mỗi chiến lược sản xuất kinh doanh và tổ chức quản
lý sản xuất kinh doanh hợp lý. Và để có thể làm được điều đó, mỗi doanh
nghiệp cần có công cụ thích hợp, đó chính là bản kế hoạch kinh doanh. Kế
hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược,
xác định khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các
phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến
lược. Nó là trọng tâm của việc hoạch định kinh doanh, là thước đo của kết quả
kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp có được tầm nhìn tốt
1
hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. Việc viết một kế hoạch kinh doanh là
một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục
tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp.
Nhận thức được những tính quan trọng ở trên, em đã chọn đề tài “Lập kế
hoạch kinh doanh cho nội bộ doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú”, nhằm giúp
doanh nghiệp xác định và hoàn thành được những chiến lược kinh doanh cũng
như tổ chức quản lý kinh doanh hiệu quả hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú trong 6
tháng đầu năm 2014 đưa ra những dự toán cụ thể để giúp doanh nghiệp có
những đường lối, chiến lược kinh doanh rõ ràng, có hiệu quả hơn, nhằm đạt
được lợi nhuận cao hơn so với những năm trước. Bên cạnh đó còn đưa ra một
số giải pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp, đạt được
những chỉ tiêu đã dự toán.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài hướng tới những mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích tác động của môi trường kinh doanh nhằm tìm ra cơ hội và đe
dọa đối với công ty.
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vào 6 tháng đầu
năm 2014, cụ thể là kế hoạch bán hàng và thu tiền bán hàng, kế hoạch mua
hàng và thanh toán tiền mua hàng, kế hoạch sử dụng chi phí và kế hoạch tài
chính.
- Thông qua kế hoạch đã lập đánh giá chung tính khả thi của kế hoạch và
tìm ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp đạt được những chỉ tiêu như trong
kế hoạch.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng số liệu và thông tin được doanh nghiệp tư nhân Nguyễn
Phú thu thập và tổng hợp trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm
2013, được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến 02/12/2013.
2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những bản kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm máy
tính Casio tại doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Hồ Thị Bích Nguyệt. Lớp kế toán tổng hợp K31. Luận văn tốt
nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh cho công ty TNHH Huy Nam. Đề tài phân
tích các yếu tố tác động đến môi trường kinh doanh để đưa ra phương hướng
kinh doanh cho công ty. Từ đó tiến hành lập kế hoạch kinh doanh năm cho
công ty, chủ yếu là kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí và
kế hoạch tài chính.
2. Nguyễn Thị Mỹ Linh. Lớp kế toán tổng hợp 2 K35. Luận văn
tốt nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh tại công ty TNHH MTV SX-TM-DV
Vạn Mỹ Trang. Nội dung đề tài nghiên cứu mức độ tác động của môi trường
kinh doanh đến công ty, đánh giá năng lực hiện tại của công ty để xây dựng kế
hoạch kinh doanh và đề ra các giải pháp để đạt được các chỉ tiêu như kế hoạch
đã lập.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của việc lập kế hoạch
kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm
Kế hoạch kinh doanh là bảng tổng hợp các nội dung chứa trong các
kếhoạch bộ phận bao gồm kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch
nhân sự, kế hoạch tài chính mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện trong ngắn hạn
(dưới 1 năm), trung hạn (1 – 5 năm) và dài hạn (5 năm trở lên). Nội dung kế
hoạch nhằm mô tả, phân tích hiện trạng hoạt động bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các dự kiến cần thiết trong tương lai nhằm
đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Với các phân tích về nguồn lực của doanh nghiệp,
về môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra
chiến lược, kế hoạch thực hiện cùng các dự báo kết quả hoạt động trong
khoảng thời gian kế hoạch.
Hay nói cách khác, kế hoạch kinh doanh là tập hợp những nội dung tổng
thể và chi tiết được xây dựng theo các dự định dựa trên cơ sở nghiên cứu thị
trường hay dựa vào kinh nghiệm thực tế được sắp xếp theo hệ thống hoàn
chỉnh xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2 Vai trò và ý nghĩa
- Kế hoạch kinh doanh là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của
các thành viên trong doanh nghiệp. Nó yêu cầu các thành viên chủ chốt trong
doanh nghiệp phải cùng nhau xem xét, đánh giá và đưa ra các phương án hoạt
động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc và toàn diện.
- Giúp cho doanh nghiệp tập trung ý tưởng và đánh giá tính khả thi.
- Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch giảm được sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí.
- Thiết lập nên những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra.
- Một bản kế hoạch kinh doanh sau khi hoàn tất còn là cơ sở cho công tác
hoạch định tài chính doanh nghiệp.
4
- Lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động
của những thay đổi, tránh được sự lãng phí và dư thừa, và thiết lập nên những
tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra.
2.1.2 Phân cấp và tác dụng của lập kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch bộ phận: Lập cho từng bộ phận, mỗi bộ phận cố gắng phấn
đấu đạt mục tiêu đề ra và hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Kế hoạch tổng thể: Lập cho toàn doanh nghiệp, hài hòa giữa các bộ
phận, đảm bảo cho các bộ phận tiến hành phối hợp một cách nhịp nhàng để
sớm đạt mục tiêu chung.
2.1.3 Tiến trình lập kế hoạch kinh doanh
1. Mô tả chung về doanh nghiệp: giới thiệu công ty, tình trạng và
nhu cầu tài chính, mục tiêu và triển vọng của doanh nghiệp.
2. Mô tả sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp: mô tả sản phẩm hoặc dịch
vụ, định vị sản phẩm/ dịch vụ, đánh giá tính cạnh tranh đồng thời phân tích về
lợi thế sản phẩm/ dịch vụ trong tương lai của doanh nghiệp.
3. Phân tích thị trường: trình bày về quy mô thị trường tổng thể, phân
khúc thị trường, phân tích các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
4. Dự báo bán hàng: Dựa vào những phương pháp dự báo sản lượng tiêu
thụ ta dự báo được sản lượng tiêu thụ trong năm kế hoạch.
5. Kế hoạch bán hàng: dựa trên cơ sở dự báo sản lượng tiêu thụ, đề ra kế
hoạch bán hàng trong năm kế hoạch.
6. Kế hoạch mua hàng: dựa trên số lượng hàng tồn kho và kế hoạch bán
hàng đề ra kế hoạch mua hàng cho phù hợp.
7. Kế hoạch tài chính: cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của
doanh nghiệp ở hiện tài và tương lai trên các khía cạnh vốn, tài sản, chi phí,
doanh thu, lợi nhuận…. Qua đó thể hiện kế hoạch khả năng tài chính của
doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh.
8. Đánh giá tính khả thi: đánh giá tính khả thi của kế hoạch đã được lập
ra và đưa ra giải pháp để đạt được kế hoạch.
2.1.4 Hệ thống kế hoạch kinh doanh
Bảng kế hoạch đầu tiên trong hệ thống kế hoạch kinh doanh bao giờ
cũng là kế hoạch bán hàng. Kế đến là kế hoạch sản xuất hay kế hoạch mua
hàng đảm bảo cung cấp đủ số lượng sản phẩm cần thiết cho bảng kế hoạch bán
5
hàng. Kế tiếp là các bảng sử dụng các yếu tố chi phí sản xuất và chi phí thời
kỳ. Sau cùng là bảng kế hoạch tài chính.
Kế hoạch bán hàng
Kế hoạch
chi phí thời
kỳ
Kế hoạch sản xuất
Kế
hoạch
chi phí
nguyên
vật liệu
trực
tiếp
Kế
hoạch
chi phí
nhân
công
trực
tiếp
Hệ thống
kế hoạch
sử dụng
các yếu tố
chi phí
Kế
hoạch
chi
phí
sản
xuất
chung
Kế hoạch tiền mặt
Kế hoạch lãi lỗ
Hệ thống
kế hoạch
tài chính
Kế hoạch tài sản
Nguồn: Võ Thành Danh, Bùi Văn Trịnh,La Xuân Đào. Giáo trình kế toán phân tích.2000
Hình 2.1 Hệ thống kế hoạch kinh doanh tiêu biểu
Dựa trên hệ thống kế hoạch tiêu biểu trên, doanh nghiệp đã lập ra những
kế hoạch phù hợp hơn với quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp,
cụ thể như sau:
a) Kế hoạch bán hàng và thu tiền bán hàng
- Kế hoạch bán hàng:
Là bước đầu tiên trong lập kế hoạch kinh doanh. Với phương pháp dự
báo nó sẽ cho ta biết được số lượng tiêu thụ kế hoạch hoặc số lượng sản phẩm
sản xuất hay mua vào bao nhiêu để giảm bớt chi phí như: chi phí tồn kho sản
6
phẩm, tồn kho nguyên vật liệu, chi phí nhân công… làm tăng lợi thế cạnh
tranh về giá thành sản phẩm.
- Kế hoạch thu tiền bán hàng:
Là xác định số tiền thu được từ bán hàng căn cứ vào các phương thức
bán hàng, các chính sách thu tiền bán hàng của doanh nghiệp và tình hình khả
năng thu tiền bán hàng trong thực tế.
b) Kế hoạch mua hàng và thanh toán tiền mua hàng
- Kế hoạch mua hàng:
Kế hoạch mua hàng được lập dựa trên cơ sở kế hoạch bán hàng. Nhưng
kế hoạch mua hàng có liên quan chặt chẽ với lượng hàng hóa tồn kho đầu kỳ
và dự toán hàng tồn kho cuối kì. Do vậy, dự toán mua hàng trong kỳ tới phải
xác định được số lượng hàng và doanh số cần phải mua để đáp ứng nhu cầu
bán ra và lượng hàng dự trữ tồn kho cần thiết, đảm bảo tính cân đối.
- Kế hoạch thanh toán tiền mua:
Căn cứ vào kế hoạch mua hàng và các phương thức thanh toán theo hợp
đồng hoặc đơn đặt hàng mà doanh nghiệp đã ký kết với người cung cấp để lập
kế hoạch thanh toán tiền mua hàng.
Kế hoạch thanh toán tiền mua hàng nhằm xác định số lượng tiền cần
thanh toán. Từ đó, xác định dự kiến chi cho mua hàng và số nợ phát sinh trong
kỳ tới nhằm có kế hoạch huy động các nguồn tiền đảm bảo thực hiện tốt kế
hoạch và tiến độ mua hàng.
c) Kế hoạch sử dụng chi phí
- Kế hoạch chi phí quản lý
Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp được lập trên định mức chi phí
quản lý. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phục vụ cho
việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Kế hoạch chi phí bán hàng và tiếp thị:
Kế hoạch chi phí bán hàng và tiếp thị trình bày các khoản chi phí dùng
cho hoạt động bán hàng và tiếp thị như: chi phí lương, chi phí khấu hao, chi
phí quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ mua ngoài… và các chi phí bằng tiền
khác.
d) Kế hoạch tài chính
- Dự toán tiền mặt
7
Kế hoạch tiền mặt là một trong những công cụ lập kế hoạch quan trọng
nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Nó cho thấy hiệu ứng tiền mặt của tất
cả các kế hoạch được lập trong kì.
- Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh
Dự kết quả hoạt động kinh doanh hay kế hoạch lợi nhuận, trình bày các
khoản doanh thu, chi phí dự kiến trong kì kế hoạch, với giả định hoạt động sản
xuất kinh doanh sẽ xảy ra đúng kế hoạch.
2.1.5 Phân tích dự báo môi trường
2.1.5.1 Phân tích doanh nghiệp
- Phân tích doanh nghiệp là phân tích điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp
qua một số điểm như:
+ Lĩnh vực tiêu thụ
+ Lĩnh vực tài chính
+ Lĩnh vực nhân sự
+ Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
- Lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu:
+ Các tỷ số về khả năng thanh toán:
*Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
=
Tổng tài sản lưu động
(2.1)
Tổng nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả
bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
* Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số khả năng
=
thanh toán nhanh
Tổng tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho
Tổng số nợ ngắn hạn
(2.2)
Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các
loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao.
+ Các tỷ số hoạt động
* Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
8
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =
(2.3)
Tỷ số này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ
số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao. Vì
hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi phí bảo quản,
hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.
*Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu bình quân một ngày
(2.4)
Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một
khoản thu, để đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một công ty.
Doanh thu hàng năm
Doanh thu bình quân một ngày =
360
(2.5)
*Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản
Doanh thu thuần
Tổng giá trị tài sản
=
(2.6)
Tỷ số vòng quay tổng tài sản cho biết hiệu quả sự dụng toàn bộ tài sản
trong một công ty.
+ Tỷ số lợi nhuận
*Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
ROA =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân
(2.7)
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của một đồng tài sản được đầu
tư. Nó cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu.
*Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có hay chính xác
hơn là đo lường mức doanh lợi trên vốn đầu tư.
*Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
9
(2.8)
ROS =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
(2.9)
Chỉ tiêu này phân tích cứ một động doanh thu tiêu thụ thì thu lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng thu được từ hoạt động kinh doanh.
2.1.5.2 Phân tích môi trường doanh nghiệp
Phân tích môi trường doanh nghiệp là phân tích các yếu tố bên trong lẫn
bên ngoài doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động thành công hay thất bại của
doanh nghiệp.
- Môi trường vĩ mô
+ Môi trường kinh tế
+ Môi trường văn hóa – xã hội
+ Môi trường chính trị và pháp luật
+ Các nhân tố liên quan đến thị trường
- Môi trường vi mô
+ Nhà cung cấp
+ Khách hàng
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Sản phẩm thay thế
Phân tích môi trường kinh doanh là cơ sở để xác định các cơ hội và rủi
ro, cho phép các nhà quản trị quyết định đúng đắn, hạn chế rủi ro.
2.1.5.3 Dự báo trong kinh doanh
Dự báo là dự đoán những kết quả trong tương lai. Căn cứ cho dự báo là
những kết quả nghiên cứu môi trường. Những yếu tố của môi trường chung và
môi trường riêng của doanh nghiệp đều được dự báo.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu thông qua các báo cáo, sổ sách của công
ty như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, sổ chi tiết
mua hàng – bán hàng,….
Ngoài ra, đề tài còn thu thập một số số liệu trên các bài báo, internet và
các phương tiện thông tin đại chúng khác.
10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
* Khái niệm:
Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một
chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của
các chỉ tiêu. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong
phân tích hoạt động kinh tế.
* Phương pháp so sánh cụ thể:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ sau so
với kỳ trước của các chỉ tiêu kinh tế. Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp
nhằm phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện.
So sánh bằng số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ sau - Chỉ tiêu kỳ trước
(2.10)
- So sánh bằng số tương đối:
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ sau so với kỳ trước của các
chỉ tiêu kinh tế.
Có các loại số tương đối:
Chỉ tiêu thực tế
độ hoàn
kế hoạch =
+Mức
Số tương
đốithành
kế hoạch
Chỉ tiêu kế hoạch
(2.11)
+ Số tương đối hoàn thành kế hoạch
2.2.2.2 Phương pháp hồi quy tuyến tính
Dùng để dự báo sản lượng tiêu thụ của sản phẩm trong năm 2014, từ đó
lập kế hoạch kinh doanh.
Phương trình dự báo: Yc = ax + b
(2.12)
Trong đó:
Yc: Lượng nhu cầu dự báo
x: Biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng đến Yc)
a,b – Các hệ số của phương trình
Các hệ số được tính như sau:
a=
n∑ XY − ∑ X ∑ Y
n∑ X 2 − (∑ X ) 2
2
; b=
∑ X ∑ Y − ∑ X ∑ XY
n∑ X − ( ∑ X )
2
11
2
(2.13)
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN PHÚ
3.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN PHÚ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thị trường bán lẻ hàng hóa cung cấp hàng hóa trực tiếp đến khách hàng
và người tiêu dùng. Nó đã có từ rất lâu và ngày càng phát triển đa dạng. Vì thế
nhu cầu có những công ty, doanh nghiệp chuyên phân phối hàng hóa ra thị
trường là tất yếu. Năm 2012, việc phân phối hàng hóa bắt đầu khởi sắc và phát
triển tốt, nên công ty, doanh nghiệp phân phối hàng hóa được thành lập, trong
thời gian đó do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Cần Thơ cấp phép thành lập ngày
23/11/2001.
Giấy phép kinh doanh số: 5701000200. Doanh nghiệp chính thức hoạt
động từ ngày 01/01/2002 với vốn điều lệ là: 200.000.000 đồng.
Mã số thuế: 18000400954.
Trụ sở đặt tại: 190/8D Đường 30/4, P. Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ.
Do bà: Đinh Thị Xuân Mai làm Giám đốc.
Ngành nghề kinh doanh: bách hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, hàng
may mặc,…
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
3.1.2.1 Chức năng
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động và phân phối sỉ lẻ
tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp nhận phân phối. Lĩnh vực kinh doanh
của doanh nghiệp nhận phân phối. Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm các sản phẩm thuộc ngành may mặc, văn phòng phẩm, mỹ phẩm, hàng
tiêu dùng.
3.1.2.2 Nhiệm vụ
Căn cứ vào năng lực của doanh nghiệp nhu cầu của thị trường, chủ
trương của nhà nước doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, kế toán
tài chính và thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.
12
Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động hiện hành,
hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tự chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Không ngừng phát triển kinh doanh để chiếm lĩnh thị trường và nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng, tiết kiệm chi phí. Quản lý và sử dụng có
hiệu quả lực lượng lao động, tiền vốn, tài sản của doanh nghiệp, chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân viên.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức
Giám đốc
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh
Nguồn: Phòng kế toán của doanh nghiệp, 2013
Hình 3.1 Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú
Bộ máy tổ chức của doanh nghiệp đơn giản, gồm có giám đốc, phòng kế
toán và phòng kinh doanh.
3.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
* Giám đốc:
Trong doanh nghiệp giám đốc là người có quyền lực cao nhất, đứng ra
điều hành chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các phòng ban, đồng thời là người
chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
* Phòng kinh doanh:
Giám sát bán hàng là người phụ trách phòng kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước giám độc về hoạt động kinh doanh của bộ phận kinh doanh, vạch
ra kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp với mục đích đạt doanh thu cao
nhất.
Tổ chức quan sát cơ chế bán hàng, quản lý nhân viên bán hàng.
Hỗ trợ kế hoạch lập bảng báo giá bán ra trên thị trường.
13
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh còn bao gồm việc giới thiệu sản phẩm,
thực hiện các chương trình marketing của doanh nghiệp. Bộ phận này cũng
chịu trách nhiệm với giám đốc việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ra
thị trường.
* Phòng kế toán:
Người có trách nhiệm cao nhất trong phòng kế toán là kế toán trưởng. Kế
toán trưởng có nhiệm vụ quản lý các kế toán viên lập sổ sách kế toán, báo cáo
kịp thời các số liệu liên quan đến doanh số bán hàng, công nợ khách hàng và
các số liệu quan trọng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực hiện các loại sổ sách, nộp thuế theo qui định của luật thuế dành cho
doanh nghiệp.
Lên kế hoạch thu chi hợp lý, để sử dụng đồng vốn lưu động cao nhất.
Kế toán tổng hợp: Là người tiếp việc cho kế toán trưởng cuối tháng, cuối
kỳ tổng hợp kết quả các báo cáo phục vụ cho công tác kế toán tháng, quý, năm
cho toàn doanh nghiệp.
Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ phải thu và phải trả của doanh
nghiệp, có biện pháp thu hồi và trả nợ kịp thời, tránh tình trạng chiếm dụng
vốn không hợp lý.
Kế toán bán hàng, thủ kho: Chịu trách nhiệm về nhập xuất hàng hóa.
3.1.4 Chế độ kế toán của doanh nghiệp
Để phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp áp dụng
hình thức kế toán tập trung theo hình thức này, tất cả cách công việc kế toán
như phân loại chứng từ, kiểm tra, chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ
tổng hợp và chi tiết, lập báo cáo, thông tin kinh tế,.. đều được thực hiện tập
trung ở phòng kế toán. Các bộ phận trực thuộc chỉ tố chức khâu ghi chép ban
đầu và một số ghi chép ban đầu cần thiết phục vụ cho sự của người phụ trách
đơn vị trực thuộc và cho doanh nghiệp.
Nhiệm vụ kế toán hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi chép sổ
sách kế toán và lập các phiếu xuất, nhập kho tại công ty.
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từngày 1/1 kết thúc vào ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ.
- Chế độ kế toán áp dụng theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC.
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: đường thẳng.
14
3.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
3.2.1 Các mặt hàng chủ yếu
Doanh nghiệp chủ yếu cung cấp các mặt hàng bách hóa, văn phòng phẩm
cho khách hàng và đại lý như: khăn ướt, viết, bút, máy tính bỏ túi, giấy gói
quà, mỹ phẩm,… Trong đó thì các mặt hàng đem lại hiệu quả kinh doanh cao
trong những năm gần đây là máy tính bỏ túi Casio và khăn ướt Nuna. Doanh
nghiệp cũng đang tập trung để kinh doanh mặt hàng máy tính bỏ túi Casio nên
đề tài sẽ chọn mặt hàng này để lập kế hoạch kinh doanh.
Máy tính Casio hiện nay là thiết bị cần thiết trong giáo dục. Tất cả những
học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông đang sử dụng mặt
hàng này. Do đó, việc tập trung tập trung vào kinh doanh mặt hàng này là một
lợi thế. HIện nay doanh nghiệp đang kinh doanh nhiều loại máy tính Casio,
nhưng chủ yếu là 3 loại: máy tính Casio fx 500Ms, máy tính Casio fx-570Ms
và máy Casio fx 570 ES PLUS.
3.3.2 Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp qua 3 năm
(2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013
Dưới đây là bảng 3.1và 3.2, cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013. Các bảng này cho ta
thấy rằng các khoản mục doanh thu và chi phí luôn tăng qua các năm, mức
tăng doanh thu và mức tăng của chi phí luôn có sự thay đổi, điều đó làm lợi
nhuận công ty cũng thay đổi theo.
15
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm (2010-2012)
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
1. DTBH và CCDV
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
CL 2011/2010
Số tiền
CL 2012/2011
%
Số tiền
%
2.190.282
3.189.552
4.154.546
999.270
45,62
964.994
30,25
-
-
-
-
-
-
-
3. DT thuần về BH và CCDV
2.190.282
3.189.552
4.154.546
999.270
45,62
964.994
30,25
4. Giá vốn hàng bán
2.027.856
2.834.672
3.754.612
806.816
39,79
919.940
32,45
162.426
354.880
399.934
192.454
118,49
45.054
12,70
-
-
322
-
-
322
-
-
59.962
-
-
59.962
-
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí quản lý kinh doanh
189.998
316.279
321.846
126.281
66,46
5.567
1,76
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
-27.572
38.601
18.448
66.173
-240,00
-20.153
-52,21
402
319
-
-83
-20,65
-319
-100,00
-
-
1.250
-
-
1.250
-
402
319
-1.250
-83
-20,65
-1.569
-491,85
-27.170
38.920
17.198
66.090
-243,25
-21.722
-55,81
14. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
1.819
9.730
4.299
7.911
434,91
-5.431
-55,82
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
-28.989
29.190
12.899
58.179
-200,69
-16.291
-55,81
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Nguồn: Số liệu từ phòng kế toán năm 2010 - 2012
16
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm
2012 -2013
ĐVT: ngàn đồng
Chênh lệch
2013/2012
6 tháng
đầu năm
2012
6 tháng
đầu năm
2013
Số tiền
%
1.904.436
1.727.741
-176.695
-9,28
-
-
-
-
3. DT thuần về BH và CCDV
1.904.436
1.727.741
-176.695
-9,28
4. Giá vốn hàng bán
1.696.496
1.601.518
-94.978
-5,60
207.940
126.223
-81.717
-39,30
150
184
34
22,67
46.040
25.699
-20.341
-44,18
158.041
122.828
-35.213
-22,28
4.009
-22.120
-26.129
-651,76
10. Thu nhập khác
-
-
-
-
11. Chi phí khác
-
-
-
-
12. Lợi nhuận khác
-
-
-
-
4.009
-22.120
-26.129
-651,76
14. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp
-
-
-
-
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
4.009
-22.120
-26.129
-651,76
Chỉ tiêu
1. DTBH và CCDV
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí quản lý kinh doanh
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
Nguồn: Số liệu từ phòng kế toán năm 2012-2013
* Phân tích tình hình doanh thu
Dựa vào bảng 3.1 và bảng 3.2 ta thấy doanh thu của công ty hình thành
từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng với doanh thu từ hoạt động
tài chính và thu nhập khác. Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động tài chính và thu
nhập khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu. Nhìn chung doanh thu
tăng qua 3 năm (2010-2012), nhưng 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu lại
giảm so với cùng kì năm 2012. Cụ thể hơn là: năm 2011 doanh thu đạt
3.189.871 ngàn đồng tăng 999.187 ngàn đồng so với năm 2010 tương ứng với
45,61%. Năm 2012 doanh thu đạt 4.154.868 ngàn đồng, tăng 964.977 ngàn
đồng so với năm 2011 tương ứng với 30,25%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì
17
doanh thu đạt 1.727.925 ngàn đồng, giảm 176.661 ngàn đồng so với cùng kì
năm 2012, tương ứng với 9,28%.
Nguyên nhân chủ yếu làm doanh thu của công ty tăng qua 2 năm (2011
và 2012) công ty mở rộng qui mô kinh doanh (tăng nguồn vốn kinh doanh từ 2
tỷ lên 3 tỷ, đầu tư thêm cơ sở vật chất và mở rộng thị trường kinh doanh), vì
vậy doanh thu cũng tăng lên. Thêm một nguyên nhân khác là công ty đã tập
trung đầu tư kinh doanh vào một số mặt hàng thu hút thị trường như mặt hàng
máy tính và khăn giấy. Tuy nhiên đến đầu năm 2013, do doanh nghiệp thu hẹp
thị trường của một số mặt hàng như tập, viết, sữa và dầu gội nên doanh thu
giảm so với cùng kì năm 2012.
* Phân tích tình hình chi phí
Về chi phí thì tổng chi phí của công ty được hình thành từ chi phí quản lí
doanh nghiệp cộng với chi phí tài chính và chi phí khác. Cũng như doanh thu,
chi phí tăng dần qua các năm 2011 và 2012, nhưng lại giảm vào sáu tháng đầu
năm 2013 so với cùng kì.
Năm 2011 chi phí của công ty là 3.160.681 ngàn đồng tăng 941.088 ngàn
đồng so với 2010 tương ứng 42,39%. Năm 2012 chi phí của công ty là
4.141.696 ngàn đồng tăng 981.288 ngàn đồng so với 2011, tương ứng với
31,05%. Đến 6 tháng đầu năm 2013, chi phí của công ty là 1.750.045 ngàn
đồng, giảm 150.532 ngàn đồng so với cùng kì năm 2012, tương ứng với
7,92%.
Năm 2011, chi phí tăng mạnh là do công ty mở rộng kinh doanh, đầu tư
về cơ sở vật chất và lượng hàng hóa nhập vào cũng tăng lên, kéo theo chi phí
đầu vào tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Đến năm
2012 thì chi phí tăng nhẹ, do công ty đã thích ứng được với qui mô mới nên
chi phí cũng tăng không nhiều. Nửa đầu năm 2013, doanh nghiệp giảm nhập
một số mặt hàng như sữa và dầu gội, viết, tập nên chi phí đầu vào giảm đi so
với cùng kỳ vào năm 2012.
* Phân tích tình hình lợi nhuận
Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp,
nói khác đi lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải
có.
Tình hình lợi nhuận cho ta biết hiệu quả kinh doanh của một công ty.
Dựa vào bảng 3.1 và 3.2 ta thấy tuy lợi nhuận công ty không cao nhưng tăng
lên qua các năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Cụ
thể, năm 2010 công ty lỗ 28.989 ngàn đồng, nhưng đến 2011 lại có lợi nhuận,
18
đạt tới 29.190 ngàn đồng tăng 58.179 ngàn đồng so với 2010. Năm 2012,
công ty cũng có lợi nhuận, tuy nghiên chỉ đạt 12.899 ngàn đồng, giảm 16.291
ngàn đồng so với năm 2011, tương ứng với 55,81%. Đến giữa năm 2013, công
ty lại bị lỗ 22.120 ngàn đồng, giảm mạnh so với giữa năm 2012 đến 26.129
ngàn đồng.
Hai năm 2011 và 2012 công ty đều hoạt động có lãi. Tuy nhiên vẫn chưa
ổn định, đến năm 2013 còn có xu hướng lỗ do giá cả thị trường tăng cao làm
chi phí tăng nhưng buôn bán lại khó khăn, doanh thu thu về còn thấp.
3.2.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm (2010-2012)
và 6 tháng đầu năm 2013
Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh ta lập được bảng sau:
Bảng 3.3 Một vài tỷ số tài chính từ năm 2010 đến giữa năm 2013
6
tháng
đầu
nă m
2013
ĐVT
2010
2011
2012
6
tháng
đầu
nă m
2012
tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
Lần
1,26
1,23
1,21
1,23
1,18
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Lần
0,11
0,12
0,06
0,06
0,07
Lần
1,52
1,73
1,96
0,97
0,81
Ngày
16,58
8,75
1,57
2,67
8,51
Chỉ tiêu
Tỷ số khả năng thanh toán
Tỷ số hoạt động
Số vòng quay hàng tồn kho
Kỳ thu tiền bình quân
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Lần
-
-
-
-
-
Vòng quay tài sản
Lần
1,50
1,76
2,06
1,03
0,81
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
%
-1,32
0,92
0,31
0,21
-1,28
Tỷ số lợi nhuận trên tồng tài sản
%
-1,99
1,61
0,64
0,22
-1,04
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
%
-9,51
8,74
3,64
1,16
-6,71
Tỷ số lợi nhuận
Nguồn: tự thực hiện, 2013
* Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
Dựa vào bảng 3.3 ta thấy, tỷ số thanh toán hiện thời giảm qua các năm.
Cụ thể năm 2011, tỷ số này giảm 0,03 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là
do các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động đều tăng, nhưng mức tăng của
19
tài sản lưu động (24,14 %) chậm hơn mức tăng của các khoản nợ ngắn hạn
27,99%). Đến năm 2012, tuy các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động đều
tăng, nhưng tỷ số khả năng thanh toán hiện thời vẫn giảm còn 1,21 lần, thấp
hơn năm 2011 là 0,02 lần. Nguyên nhân là do mức tăng của tài sản lưu động là
11,20%, chậm hơn mức tăng của các khoản nợ ngắn hạn (12,36%). Sáu tháng
đầu năm 2013, tỷ số thanh toán hiện thời là 1,18%, giảm 0,05% so với cùng kì
năm 2012, do do mức tăng của tài sản lưu động là 14,38%, chậm hơn mức
tăng của các khoản nợ ngắn hạn (19,46%).
Tóm lại, khả năng thanh toán hiện thời của công ty qua các năm
đều lớn hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty
tốt, tài sản ngắn hạn đủ để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn khi đến hạn.
* Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số này phản ánh khả năng thanh nhanh các khoản nợ ngắn hạn của
công ty một cách chính xác hơn, vì phần tài sản dùng để chi trả các khoản nợ
ngắn hạn không bao gồm giá trị hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một loại tài sản
khó có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng được nên hệ số này có phần
phản ảnh tốt hơn hệ số thanh khoản ngắn hạn.
Qua bảng 3.3 ta thấy, năm 2010 tỷ số thanh toán nhanh là 0,11 lần. Đến
năm 2011 tỷ số này tăng lên 0,12 lần, tăng 0,01 lần, chênh lệch không nhiều
nhưng vẫn tốt hơn so với năm 2010, mặc dù lượng hàng tồn kho năm 2011
tăng 22,39%. Năm 2012 tỷ số này giảm xuống còn 0,06 lần, giảm 0,06 lần so
với năm 2011, nguyên nhân là do công ty tăng lượng hàng tồn kho nhiều hơn
17,27% so với 2011, trong khi giá trị tài sản lưu động tăng chậm hơn
(11,20%), dẫn đến tỷ số khả năng thanh toán nhanh giảm. Giữa năm 2013 thì
tỷ số là 0,07%, tăng 0,01% so với cùng kì năm 2012.
Nhìn chung, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm
đều nhỏ hơn 1, cho thấy biểu hiện khảnăng thanh toán của công ty là chưa tốt.
Đồng thời, tỷ số này thấp hơn nhiều so với tỷ số thanh toán hiện thời, do bị
ảnh hưởng của hàng tồn kho. Do đó công ty cần có chính sách để giảm bớt
hàng tồn kho và tăng cường thu các khoản nợ ngắn hạn để đảm bảo khả năng
thanh toán được tốt hơn.
* Số vòng luân chuyển hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho phản ảnh tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho của
đơn vị nhanh hay chậm.
20
Năm 2011, số vòng luân chuyển hàng tồn kho là 1,73 lần, giảm 0,21 lần
so với 2010. Năm 2012, số vòng luân chuyển hàng tồn kho là 1,96 lần, tăng
0,23 so với 2011. Giữa năm 2013, số vòng luân chuyển hàng tồn kho là 0,81,
giảm 0,16 so với cùng kì năm 2012. Điều này cho thấy, lượng hàng tồn kho
của công ty không quá cao. Tuy nhiên, công ty cần đưa ra chính sách kịp thời
để lượng hàng tồn kho tồn ở mức hợp lý để tránh tình trạng thiếu hàng hay
hàng hóa bị ứ đọng trong kho quá lâu.
* Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 và 2012 đều giảm so với 2010, nhưng
giữa năm 2013 thì lại tăng so với cùng kì năm 2012. Cụ thể, năm 2011 kỳ thu
tiền bình quân là 8,75 ngày, năm 2012 kỳ thu tiền bình quân là 1,57 ngày
trong khi năm 2010 tới 16,58 ngày. Giữa năm 2012 thì kỳ thu tiền bình quân
chỉ có 2,67 ngày, nhưng giữa năm 2013 thì lại tăng lên 8,51 ngày.
Nguyên nhân của sự giảm kỳ thu tiền bình quân qua 2 năm 2011 và năm
2012 là do nợ phải thu của 2 năm này giảm dần, đây là một dấu hiệu tốt của
công ty. Tuy nhiên năm 2013 có sự tăng kỳ thu tiền vào 6 tháng đầu năm so
với cùng kì năm 2012 là vì công ty có chính sách cho khách hàng nợ để giữ lại
khách hàng.
* Vòng quay tài sản
Tỷ số vòng quay tài sản cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong
công ty, tỷ số này có biến động mạnh do công ty tăng nguồn vốn kinh doanh,
mà nguồn vốn hình thành nên tài sản. Năm 2010, vòng quay tài sản là 1,5
vòng, tức 1 đồng tài sản tạo ra 1,5 đồng doanh thu. Năm 2011, vòng quay
giảm tăng lên 1,76 vòng. Năm 2012, số vòng quay tài sản là 2,06 tăng hơn
năm 2011, mức tăng 0,03 vòng. Đến năm 2013 thì số vòng quay tài sản giảm
còn 0,81 vòng vào sáu tháng đầu năm, giảm 0,22 vòng so với cùng kì năm
2012.
Nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản của công ty khá tốt, công ty cần duy
trì và cải thiện chính sách, giải pháp kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng
tài sản trong những năm tới.
* Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở
doanh thu được tạo ra trong kỳ.
Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua các
năm thay đổi không đồng đều. Năm 2010 tỷ số này là -1,32%, 100 đồng doanh
21
thu tạo ra lại bị lỗ 1,32 đồng. Nhưng 2011, số vòng quay tăng lên 0,92%,
nghĩa là 100 đồng doanh thu tạo ra 0,92 đồng lợi nhuận. Tỷ số này đến năm
2012 lại giảm xuống chỉ còn có 0,31%, tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được
0,31 đồng lợi nhuận. Giữa năm 2013 thì tỉ số này giảm xuống còn -1,28%
trong khi cùng kì năm 2012 thì tỉ số này là 0,21%.
Qua đây cho thấy hoạt động của công ty qua các năm chưa hiệu quả, khả
năng sinh lời của doanh thu còn quá thấp, lại không ổn định. Công ty cần có
chính sách để nâng cao lợi nhuận qua doanh thu.
* Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ảnh khả năng sinh lời trên tổng
tài sản mà công ty đã đầu tư.
Tỷ suất này tương cũng không ổn định, tăng giảm không đồng đều. Năm
2010 là -1,99%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì bị lỗ 1,99 đồng. Nhưng đến
năm 2011 thì tỉ số này lại tăng mạnh lên đến 1,61%, cho thấy hiệu quả hoạt
động của công ty, cứ 100 đồng tài sản lại tạo ra được 1,61 đồng lợi nhuận. Tuy
nhiên, năm 2012 tỷ suất này tuột xuống còn 0,64%, giảm 0,97% so với 2011.
Và vào sáu tháng đầu năm 2013 thì tỉ suất này lại giảm xuống chỉ còn -1,28%,
thấp hơn so với cùng kì năm trước 1,49%. Công ty cần đẩy mạnh khả năng
khai thác và sử dụng tài sản tốt hơn nữa.
* Tỷ số lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu
Là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lãi
của một đồng vốn bỏ ra đầu tư, công ty thu lại kết quả bao nhiêu.
Năm 2010 tỷ số này là -9,51%, sang năm 2011 tỷ số này là 8,74%, tăng
mạnh so với 2010. Đến năm 2012 tỷ số này là 3,64%, nghĩa là cứ bỏ ra 100
đồng vào đầu tư thì tạo ra được 3,64 đồng lợi nhuận. So với cùng kì năm trước
thì 6 tháng đầu năm 2013, tỉ số này giảm, còn -6,71%. Nhìn chung, công ty
cần duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận hơn nữa trong thời
gian tới.
3.2.4 Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm
Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta
cùng đi tìm hiểu phần tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp, bao
gồm các mặt hàng như: tập, máy tính bỏ túi, khăn ướt, viết, sữa và dầu gội và
một số mặt hàng nhỏ lẻ khác.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp qua các năm 2010,
2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua bảng 3.6 như sau.
22
Bảng 3.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp qua 3 năm 2010-2012
ĐVT: ngàn đồng
Mặt hàng
T ập
2011/2010
2010
2011
2012
287.399
546.518
220.434
+/-
Máy tính
bỏ túi
46.223 1.032.085 1.602.824
Khăn ướt
702.640 1.011.159 1.732.255
Viết
489.927
77.264
Sữa và dầu
gội
341.385
Khác
322.708
Tổng
2012/2011
%
259.119
90,16
+/-
-326.084 -59,67
985.862 2.132,85
570.738
55,30
308.519
43,91
721.096
71,31
74.264
-412.663
-84,23
-3.000
-3,88
251.267
38.914
-90.118
-26,40
271.259
486.755
-51.450
-15,94
215.496
79,44
999.269 2.140,35
964.994
30,25
2.190.282 3.189.552 4.154.546
-213.253 -84,87
Nguồn: Số liệu từ phòng kế toán năm 2010-2012
Bảng 3.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm
2012-2013
Mặt hàng
T ập
%
6 tháng đầu
2012
6 tháng đầu
2013
2013/2012
+/-
%
76.177
65.495
-10.683
-14,02
Máy tính bỏ túi
799.863
763.248
-36.615
-4,58
Khăn ướt
723.686
614.453
-109.233
-15,09
Viết
57.133
39.733
-17.400
-30,46
Sữa và dầu gội
38.089
10.030
-28.059
-73,67
Khác
209.488
234.782
25.294
12,07
Tổng
1.904.436
1.727.741
-176.695
-9,28
ĐVT: ngàn đồng
Nguồn: Số liệu từ phòng kế toán 6 tháng đầu năm 2012-2013
23
9%
13%
15%
8%
2%
17%
2%
16%
32%
32%
32%
22%
Năm 2011
Năm 2010
12%
5%
14%
4%
1%
1%
2%
Tập
2%
Máy tính bỏ túi
43%
Khăn ướt
39%
Viết
36%
Sữa và dầu gội
41%
Khác
Năm 2012
6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp qua 3 năm
(2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013
Dựa vào bảng 3.4, 3.5 và hình 3.2 ta thấy, tình hình tiêu thụ chung của
công ty có sự biến đổi không đồng đều qua các năm 2010, 2011, 2012 và sáu
tháng đầu năm 2013
Cụ thể, năm 2011doanh thu tăng 999.270 ngàn đồng (45,62%) so với
2010, năm 2012 doanh thu tăng 964.994 ngàn đồng (30,25%) so với 2011. Sáu
tháng đầu năm 2013 thì doanh thu giảm 176.695 ngàn đồng (9,28%) so với
cùng kì năm 2012.
Mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm là khăn ướt. Còn các
mặt hàng khác thì tỷ trọng thay đổi qua từng năm. Năm 2010, khăn ướt chiếm
đến 32% và vẫn giữ vững tỷ trọng cho đến năm 2011. Năm 2012, tỷ trọng mặt
hàng khăn ướt tiếp tục tăng lên đến 41% và đến giữa năm 2013 thì chiếm
36%.
24
Vào năm 2010, do doanh nghiệp mới mở rộng kinh doanh, đầu tư vào
mặt hàng mới máy tính bỏ túi nên số lượng tiêu thụ còn rất thấp, thấp nhất
trong cơ cấu các sản phẩm, chiếm chỉ 2%. Nhưng đến năm 2011, doanh
nghiệp đã quen dần với mặt hàng này, tìm được nhiều đầu ra cho máy tính bỏ
túi, nên tỷ trọng tiêu thụ của mặt hàng này tăng vụt lên nhanh chóng, chiếm tới
32% trong các mặt hàng. Thấy được nguồn lợi từ mặt hàng máy tính bỏ túi
đem đến, doanh nghiệp quyết định đầu tư phát triển mạnh vào kinh doanh mặt
hàng này nên tỷ trọng của mặt hàng này vào năm 2012 lại tăng lên (41%).
Giữa năm 2013, tỷ trọng của máy tính bỏ túi tăng lên 43%, lý do là các cơ sở
giáo dục, trường học cần nhiều máy tính bỏ túi. Đối với hai quý đầu năm mà
tỷ trọng tiêu thụ đã đạt đến 43% thì đã là một bước tiến đối với mặt hàng này,
có thể tỷ trọng cả năm của mặt hàng này sẽ tăng thêm cao hơn nữa. Vì vậy,
máy tính bỏ túi được chọn làm mặt hàng chính của doanh nghiệp, là mặt hàng
chủ lực để kinh doanh.
Đối với mặt hàng tập, năm 2010 tỷ trọng chiếm 13%, đến năm 2011 thì
lại tăng lên 17%, ở đây cũng có một bước tiến nhỏ. Tuy nhiên, do năm 2012
và 2013, doanh nghiệp tập trung đầu tư vào kinh doanh máy tính bỏ túi và
khăn ướt nên mặt hàng này phải bị thu hẹp thị trường tiêu thụ dần dần, cụ thể
là qua năm 2012 chỉ còn 5%, năm 2013 còn 4%.
Mặt hàng viết, sữa và dầu gội cũng lần lượt chiếm tỷ trọng trong năm
2010 là 22% và 16%. Cũng do doanh nghiệp phải tập trung đầu tư phát triển
hai mặt hàng máy tính bỏ túi và khăn ướt nên bắt buộc phải cắt giảm đầu tư
cho mặt hàng viết, khiến cho tỷ trọng tiêu thụ của mặt hàng này vào các năm
2011, 2012 và giữa năm 2013 là 2%. Đối với mặt hàng sữa và dầu gội cũng
giảm dần theo các năm: năm 2011 là 8%, năm 2012 và giữa năm 2013 chỉ còn
1%.
Còn lại các mặt hàng khác thì tỷ trọng tiêu thụ không ổn định qua các
năm: năm 2010 thì chiếm 15%, 2011 thì giảm xuống còn 9%, năm 2012 thì
tăng lên được 12%, giữa năm 2013 là 14%.
Nhìn chung, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp qua các năm 2010 –
2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có sự biến đổi khá rõ rệt. Các mặt hàng máy
tính bỏ túi và khăn ướt được đầu tư kinh doanh nhiều hơn, chiếm tỷ trọng lớn
trong các sản phẩm. Bên cạnh đó thì một số mặt hàng như viết, tập, sữa và dầu
gội thì tỷ trọng giảm mạnh rõ rệt, nhường đường cho hai mặt hàng chính.
25
3.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
3.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô
3.3.1.1 Yếu tố kinh tế
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Với những nỗ lực giải phóng và thu hút các nguồn lực xã hội từ khi
chuyển mình trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Cần Thơ
đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao.
Theo Cục thống kê và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2013), vào
năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành Phố Cần Thơ đạt 15,03%, cao
nhất Đồng bằng sông Cửu Long và cao hơn các Thành phố trực thuộc Trung
ương khác. Đây được xem như là một điểm son trong quá trình phát triển của
thành phố. Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế năm 2010 tăng đến 1,96% so với
năm 2009, nhưng theo nhận định của các sở, ngành thì kết quả tăng trưởng
này chưa bền vững. Sự tăng trưởng này thiên về chiều rộng (đầu tư vốn, thâm
dụng lao động) nhưng lại thiếu chiều sâu (các yếu tố khoa học công nghệ).
Năm 2011 là năm bản lề của giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội (2011-2015),
tốc độ tăng trưởng kinh tế năm này đạt 14,64%, giảm 0,39% so với năm 2010.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng lại tăng về chất, bắt đầu chuyển từ chiều rộng
sang chiều sâu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ
và công nghệ cao. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2011 là
44,45% tăng 3,45% so với năm 2010 (41%). Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và
đô thị được tập trung đầu tư xây dựng. Năm 2012, theo Ủy ban nhân dân
Thành phố Cần Thơ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,55%, mức tăng trưởng
thấp hơn 3,09% so với năm 2011 nhưng so với các thành phố trực thuộc Trung
ương khác thì Cần Thơ vẫn dẫn đầu về mức tăng trưởng. Ảnh hưởng bất lợi từ
khó khăn kinh tế trong nước như giá cả nguyên vật liệu tăng, lãi suất ngân
hàng vẫn còn ở mức cao nên doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay…đã tác động
bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân từ đó làm tốc độ tăng trưởng kinh
tế giảm. Đến năm 2013, dựa vào kết quả kinh tế đạt được năm 2012 và tình
hình nội tại nền kinh tế, Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ xác định mục
tiêu tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 12,5%, cơ cấu tăng trưởng kinh tế như
sau: tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản đạt 9,93%, xây dựng chiếm 38,88% và
dịch vụ chiếm 51,19%. Định hướng phát triển của Cần Thơ năm 2013 là kinh
tế phát triển theo hướng công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và đẩy mạnh
tăng trưởng dịch vụ.
* Lãi suất ngân hàng
26
Lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, đặc biệt đối với những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Lãi
suất cao làm cho các doanh nghiệp không mạnh dạn trong việc đầu tư vào sản
xuất. Lãi suất thấp sẽ làm cho các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng qui mô sản
xuất kinh doanh. Với nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay đi cùng với
chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Vì vậy mà trong những năm qua
Ngân hàng Nhà nước không ngừng điều chỉnh lãi suất theo sự biến động của
thị trường. Năm 2012, sau 6 lần thay đổi lãi suất cho vay và huy động, lãi suất
đã giảm về còn 14%/năm. Đến giữa năm 2013, ngân hàng Nhà nước tiếp tục
chính sách giảm lãi suất cho vay về mức 13%. Điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng kinh doanh.
* Nhu cầu các mặt hàng bách hóa và văn phòng phẩm
Từ khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân thành phố Cần Thơ
về các mặt hàng bách hóa, mỹ phẩm và văn phòng phẩm cũng tăng lên. Các
mặt hàng này giờ đây là những mặt hàng không thể thiếu trong đời sống hiện
đại và văn minh ngày nay.
3.3.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật
Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định nhất Châu Á. Đây là điều kiện
thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tạo sự quan tâm cho
các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh.Với điểm thuận lợi
đó, Đảng và Nhà nước ta định hướng phát triển các thành phần kinh tế bằng
cách phát huy lợi thế về ổn định chính trị, kêu gọi và thu hút đầu tư.
Hiện nay, luật doanh nghiệp đã không ngừng sửa đổi và bổ sung ngày
hoàn thiện hơn để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh
nghiệp như: ngày 13/08/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 92/2013/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ ngày 01/07/2013, theo đó hướng
dẫn áp dụng thuế suất 20% đối với các DN có tổng doanh thu năm không quá
20 tỷ (Bkav, 2013); thuế suất áp dụng cho DN nhỏ và vừa từ 1/1/2014 giảm từ
25% xuống 20%, từ 1/1/2016 giảm tiếp từ 20% xuống 17% (Tạp chí tài chính
số 9, 2013),v.v.
Tình hình chính trị ở Cần Thơ trong những năm qua cũng rất ổn định,
do đó đã thu hút được nhiều dự án đầu tư.
27
3.3.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
- Nguồn nhân lực: Đây là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm.
Dân số Thành phố Cần Thơ khá dồi dào, có truyền thống siêng năng, cần cù,
nhạy bén, năng động, đặc biệt là cơ cấu lao động trẻ. Tỷ lệ dân số trong độ
tuổi lao động rất cao bình quân 67,16% trong tổng dân số (từ năm 2009 đến
năm 2012). Ngoài ra, còn có hệ thống trường lớp các ngành học từ phổ thông
đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, dạy nghề được phân bổ đều
khắp địa bàn, rất thuận lợi cho công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.
Đến năm 2013, Cần Thơ đề ra mục tiêu nâng cao đào tạo nghề 37.000 lao
động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 48,89%. Điều này cho thấy trình độ
và tay nghề lao động Thành phố Cần Thơ ngày càng được cải thiện để đáp ứng
nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, công ty. Bên cạnh đó, Cần
Thơ cũng đang triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực 2020 với tổng
số vốn 7.631 tỷ, điều đó cho thấy trình độ lao động sẽ ngày càng được nâng
cao.
- Tâm lý của người dân Việt Nam thích tiêu dùng nhưng điều kiện sống
ngày càng cao họ càng chi tiêu nhiều hơn. Nhưng họ vẫn có tâm lý là nghĩ
hàng ngoại lúc nào cũng tốt hơn. Vì vậy hàng hóa trong nước bị ảnh hưởng
tâm lý của người tiêu dùng.
3.3.1.4 Yếu tố tự nhiên
Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương
của nước ta. Nằm bên bờ hữu ngạn của sông Hậu, Cần Thơ là trung tâm kinh
tế của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Đông
giáp Vĩnh Long, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía
Bắc giáp An Giang, phía Đông Bắc giáp Đồng Tháp. Đây là điều kiện thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh thương mại.
Thành phố Cần Thơ còn là cửa ngõ của vùng hạ lưu Sông Mê Kông với
hệ thống sông ngòi chằng chịt, có ba bến cảng có thể tiếp nhận tàu trên 10.000
tấn.
Về đường bộ, Cần Thơ nằm trên trục giao thương của vùng tứ giác Long
Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài
ra, Cần Thơ còn là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục,
đào tạo khoa học – công nghệ, y tế và văn hóa của Đồng bằng Sông Cửu Long
và cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty kinh doanh và phát triển để
ngày càng mở rộng thị trường.
28
3.3.2 Các yếu tố môi trường vi mô
3.3.2.1. Yếu tố khách hàng
a. Khách hàng tiêu dùng
Là các khách hàng đến mua lẻ những mặt hàng như máy tính bỏ túi, mỹ
phẩm hoặc khăn ướt,…phục vụ cho nhu cầu cá nhân.
b. Khách hàng công nghiệp
Là các công ty, đại lý, cửa hàng bách hóa,…. Nhập hàng hóa từ doanh
nghiệp để bán lẻ lại cho người tiêu dùng.
3.3.2.2 Nhà cung ứng
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì nhà cung ứng là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động doanh nghiệp. Với lĩnh vực
thương mại thì nhà cung ứng càng mang vai trò quan trọng hơn, ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Và hiện nay, doanh nghiệp đang hợp tác với một số nhà cung ứng như:
- Công ty TNHH Yaho
+ Địa chỉ: Số 02 Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, TP. HCM.
+ SĐT: 08 3997 5990
- Công ty CP XNK Bình Tây:
+ Địa chỉ:110 - 112 Hậu Giang - Phường 6 - Quận 6 - Tp. Hồ Chí Minh.
+ SĐT: 08 3969 9999
3.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Để đứng vững trên thị trường, ngoài việc thu hút khách hàng ra, doanh
nghiệp còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khác, trong đó có đối thủ cạnh tranh.
Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại về các mặt hàng bách hóa và văn
phòng phẩm, doanh nghiệp có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như là các siêu thị
mà ở Cần Thơ là siêu thị Big C, Co.op Mart, Vinatex, Metro,…các công ty
bán các sản phẩm bách hóa,…bên cạnh đó còn có các nhà sách lớn như nhà
sách Phương Nam, nhà sách Fahasa chuyên bán văn phòng phẩm lẻ cho khách
hàng. Những đối thủ cạnh tranh này có thế mạnh là có nhiều mặt hàng đa
dạng, số lượng hàng hóa lớn hơn, nguồn hàng và quy trình nhập xuất hàng có
hệ thống hơn so với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lợi thế của doanh nghiệp là có rất nhiều cửa hàng bán văn
phòng phẩm và bách hóa nhỏ lẻ, là khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp. Bên
29
cạnh đó thì giá bán sỉ của các mặt hàng tại doanh nghiệp còn rẻ hơn những
siêu thị, nhà sách lớn nên các tiệm bách hóa, các cửa hàng văn phòng phẩm
nhỏ có xu hướng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp nhiều hơn.
3.3.2.4 Sản phẩm thay thế
Do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao nên nhiều mặt hàng
luôn được sản xuất và cải tiến để cạnh tranh với nhau. Hiện nay trên thị trường
có nhiều sản phẩm thay thế khăn ướt Nuna như là khăn ướt Barbie, khăn
giấy,…Còn về máy tính bỏ túi thì ngoài máy tính Casio đáng tin cậy ra, còn có
những sản phẩm của Việt Nam như máy tính của hãng Vinacal cũng rất được
ưa chuộng. Do đó, người dân thành phố Cần Thơ có nhiều sự lựa chọn hơn về
hàng hóa.
3.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN NGUYỄN PHÚ TRONG 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2014
3.4.1 Thuận lợi và khó khăn
3.4.1.1 Thuận lợi:
Doanh nghiệp có cơ sở vật chất hệ thống kho đầy đủ thuận lợi
cho việc lưu giữ, kinh doanh hàng hóa. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên có kinh
nghiệm gắn bó lâu năm với doanh nghiệp, nhân viên làm việc tận tình chu đáo.
- Doanh nghiệp đã tạo được uy tín với chất lượng hàng hóa tốt giá cả hợp
lý phù hợp được đông đảo khách hàng biết đến và tín nhiệm.
- Doanh nghiệp có mạng lưới hoạt động kinh doanh hệ thống khách hàng
sĩ rộng lớn.
- Đồng Bằng Sông Cửu Long là một vùng kinh tế đang phát triển thị
trường tiềm năng của đất nước cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Doanh nghiệp có một vị trí kinh doanh thuận lợi nằm ngay trục đường
lớn của thành phố Cần Thơ thuận lợi cho việc kinh doanh, vận chuyển giao
nhận hàng.
- Mặt khác với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
“Đô thị hóa nông thôn tạo ra những cầu nối giao thông giữa các vùng là điều
kiện thuận lợi để hàng hóa được lưu thông dễ dàng”.
30
3.4.1.2 Khó khăn:
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có nhiều tiềm năng
nên phải chịu sự cạnh tranh nhiều của các sản phẩm đối thủ.
- Doanh nghiệp mới thành lập sau những công ty khác nên cán bộ quản
lý non trẻ nên cán bộ quản lý còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh
doanh.
- Việc tuyển dụng nhân viên bán hàng giỏi chuyên nghiệp gặt hái nhiều
khó khăn vì đa số nhân viên ít được huấn luyện trước khi tuyển dụng.
- Do vùng kinh tế trọng điểm nên có sự cạnh tranh gay gắt với các đối
thủ kinh doanh.
- Ngày nay thị trường tiêu thụ đòi hỏi ngày càng cao và luôn thay đổi là
một thách thức lớn cho doanh nghiệp và trong xu thế hội nhập như hiện nay
thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cũng sẽ là
yếu tố gây sức ép lớn đến hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó mặc dù doanh
nghiệp nằm ở vị trí thuận lợi, nhưng xung quang có những doanh nghiệp hoạt
động tương tự nên sức cạnh tranh ngày càng cao đối với doanh nghiệp phải có
biện pháp thích ứng kịp thời và hiệu quả.
- Mặc khác nền kinh tế hiện nay lâm vào tình trạng khủng hoảng nên
việc huy động vốn vay ngân hàng lãi suất rất cao làm cho doanh nghiệp tốn
thêm chi phí hoạt động kinh doanh.
3.4.2 Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu
năm 2014
- Tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ lực nhằm tăng doanh thu, ổn
định giá bán, có kế hoạch khuyến mãi đúng lúc để tăng sức mua của khách
hàng.
- Tiếp tục giữ chân khách hàng cũ đồng thời mở rộng thị phần, tìm
khách hàng mới, tăng sản lượng bán ra nhằm giảm chi phí cố định trên đơn vị
sản phẩm.
- Huấn luyện chu đáo đội ngũ nhân viên bán hàng để đáp ứng kịp thời
nhu cầu của khách hàng trong quá trình kinh doanh.
- Tiếp tục thực hiện việc quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức như
qua internet, áp phích, để thu hút khách hàng nhằm chiếm lĩnh thị trường nâng
cao thị phần, khuếch trương nhãn hiệu để việc kinh doanh mang lại hiệu quả
cao.
31
- Đảm bảo và cải thiện đời sống nhân viên thực hiện đầy đủ các chính
sách chế độ do nhà nước qui định.
32
CHƯƠNG 4
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN NGUYỄN PHÚ VÀO SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014
4.1 MỤC TIÊU KẾ HOẠCH KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Dựa vào phân tích môi trường kinh doanh của công ty và tình tiêu thụ
hàng hóa trong các năm vừa qua, doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu kinh doanh
như sau:
Theo như dự báo của các chuyên gia thì kinh tế sẽ nước ta sẽ phục hồi
nhanh vào năm 2014 nên doanh nghiệp phấn đấu năm 2014 doanh thu tăng
50%, về lợi nhuận tăng 40%.
Tiếp tục thâm nhập và mở rộng thị trường trên thành phố Cần Thơ.
4.2 DỰ BÁO SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP
4.2.1 Dự báo sản lượng tiêu thụ máy tính Casio 6 tháng đầu năm
2014
4.2.1.1 Dự báo sản lượng máy tính Casio fx 570ES PLUS
Để dự báo sản lượng tiêu thụ máy tính Casio trong 6 tháng đầu năm
2014, đề tài đã lấy số liệu từ sổ chi tiết của mặt hàng máy tính Casio qua các
năm, cụ thể như bảng sau:
Bảng 4.1 Sản lượng từng quý của mặt hàng máy tính Casio fx 570ES
ĐVT: cái
Năm
Quý 1
Quý 2
Quý 3
2010
-
-
-
42
2011
280
260
853
651
2012
640
755
1.372
1.306
2013
731
1.495
-
-
Quý 4
Nguồn: Số liệu từ phòng kế toán qua các năm 2010-2013
Qua bảng trên, ta xác định được các biến X, Y và X2, XY để lập phương
trình hồi quy như trong bảng 4.2 ở trang bên. Trong đó, biến X là số thứ tự của
các quý lần lượt từ năm 2010 đến giữa năm 2013, biến Y là sản lượng tiêu thụ
của máy tính Casio fx – 570ES PLUS ở thời gian tương ứng.
33
Bảng 4.2 Xác định phương trình hồi quy máy tính Casio fx 570ES PLUS
ĐVT: cái
Quý
X
X2
Y
XY
Quý 1/2010
1
0
1
0
Quý 2/2010
2
0
4
0
Quý 3/2010
3
0
9
0
Quý 4/2010
4
42
16
168
Quý 1/2011
5
280
25
1.400
Quý 2/2011
6
260
36
1.560
Quý 3/2011
7
853
49
5.971
Quý 4/2011
8
651
64
5.208
Quý 1/2012
9
640
81
5.760
Quý 2/2012
10
755
100
7.550
Quý 3/2012
11
1.372
121
15.092
Quý 4/2012
12
1.306
144
15.672
Quý 1/2013
13
731
169
9.503
Quý 2/2013
14
1.495
196
20.930
105
8.385
1.015
88.814
Tổng
Nguồn: Tự tổng hợp, 2013
Ta có công thức chung phương trình hồi qui tuyến tính: Y = aX + b
Từ bảng trên, ta tính được a = 113,96; b = -255,79
Thiết lập phương trình hồi quy: Y= 113,96X – 255,79
Áp dụng phương trình hồi quy đã tìm được, ta thay số thứ tự của các quý
cần dự báo sản lượng tiếp theo để tìm ra sản lượng Y trong 6 quý tới.
Bảng 4.3 Dự báo sản lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx 570 ES PLUS trong
6 quý tới
ĐVT:cái
Quý
Quý 3/2013
Quý 4/2013
Quý 1/2014
Quý 2/2014
Quý 3/2014
Quý 4/2014
X
15
16
17
18
19
20
34
Y
1.454
1.568
1.682
1.796
1.909
2.023
Nguồn: Tự tổng hợp, 2013
Bảng 4.3 cho thấy dự báo sản lượng quý 1 năm 2014 đạt 1.682 cái, tăng
951 cái so với quý 1 năm 2013, tương ứng với 130%. Quý 2 năm 2014, sản
lượng dự báo là 1.796 cái, tăng 301 cái so với quý 2 năm 2013, tương ứng với
20%. Nhìn chung thì sản lượng 6 tháng đầu năm 2014 của mặt hàng máy tính
Casio fx – 570ES PLUS dự báo sẽ tăng lên, và tăng đột biến vào quý 1.
4.2.1.2 Dự báo sản lượng máy tính Casio fx-570MS
Tương tự như ở phần trên, đề tài cũng lấy số liệu từ bảng chi tiết mặt
hàng máy tính Casio fx – 570MS như sau:
Bảng 4.4 Sản lượng từng quý của mặt hàng máy tính Casio fx-570MS
ĐVT: cái
Năm
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
2010
-
-
-
6
2011
40
32
51
25
2012
12
34
117
89
2013
80
88
-
-
Nguồn: Số liệu từ phòng kế toán qua các năm 2010 - 2013
Từ số liệu thu thập được ở trên, ta lập được bảng xác định phương trình
hồi quy của máy tính Casio fx-570MS như bảng 4.5, với biến X cũng là số thứ
tự của các quý lần lượt từ năm 2010 đến giữa năm 2013, biến Y là sản lượng
tiêu thụ của máy tính Casio ở thời gian tương ứng. Cụ thể như trong bảng sau:
(Xem trang bên)
35
Bảng 4.5 Xác định phương trình hồi quy của máy tính Casio fx-570MS
ĐVT: cái
Quý
X
X2
Y
XY
Quý 1/2010
1
0
1
0
Quý 2/2010
2
0
4
0
Quý 3/2010
3
0
9
0
Quý 4/2010
4
6
16
24
Quý 1/2011
5
40
25
200
Quý 2/2011
6
32
36
192
Quý 3/2011
7
51
49
357
Quý 4/2011
8
25
64
200
Quý 1/2012
9
12
81
108
Quý 2/2012
10
34
100
340
Quý 3/2012
11
117
121
1287
Quý 4/2012
12
89
144
1068
Quý 1/2013
13
80
169
1040
Quý 2/2013
14
88
196
1232
105
574
1015
6048
Tổng
Nguồn: Tự tổng hợp
Ta có phương trình hồi qui tuyến tính: Y = aX + b
Từ đó ta tính được a = 7,66; b = -16,46 (đã làm tròn)
Thiết lập phương trình hồi quy: Y= 7,66X – 16,46
Dựa vào phương trình hồi quy vừa mới tìm được, ta thay X là các số
thứ tự tương ứng với các quý tiếp theo, sẽ tìm được sản lượng Y trong 6 quý
tới.
Bảng 4.6 Dự báo sản lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx-570MS trong 6 quý
tới
ĐVT: cái
Quý
Quý 3/2013
Quý 4/2013
Quý 1/2014
Quý 2/2014
Quý 3/2014
X
Y
15
16
17
18
19
36
98
106
114
121
129
Quý 4/2014
137
20
Nguồn: Tự tổng hợp, 2013
Bảng 4.6 cho thấy được sản lượng dự báo của quý 1 năm 2014 đạt 114
cái, tăng 34 cái so với quý 1 năm 2013, tương ứng với 42,5%. Quý 2 năm
2014 đạt 121, tăng 33 cái so với quý 2 năm 2013, tương ứng với 37,5%. Qua 2
quý thì sản lượng dự báo của loại máy tính này đều tăng, nhưng chỉ tăng ở
mức độ vừa phải.
4.2.1.3 Dự báo sản lượng máy tính Casio fx 500MS
Từ sổ chi tiết mặt hàng máy tính Casio, đề tài đã thu thập được sản
lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx - 500MS qua khoảng thời gian từ năm
2010 tới giữa năm 2013 như bảng sau:
Bảng 4.7 Tính sản lượng từng quý của máy tính Casio fx-500MS
ĐVT: cái
Năm
Quý 1
Quý 2
Quý 3
Quý 4
2010
-
-
-
21
2011
12
49
126
47
2012
17
27
147
50
2013
54
88
-
-
Nguồn:Số liệu từ phòng kế toán qua các năm 2010-2013
Bảng 4.8 Xác định phương trình hồi quy của máy tính Casio fx-500MS
ĐVT: cái
Quý
Quý 1/2010
Quý 2/2010
Quý 3/2010
Quý 4/2010
Quý 1/2011
Quý 2/2011
Quý 3/2011
Quý 4/2011
Quý 1/2012
Quý 2/2012
Quý 3/2012
Quý 4/2012
Quý 1/2013
Quý 2/2013
Tổng
X
Y
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
105
0
0
0
21
12
49
126
47
17
27
147
50
54
88
638
37
X2
1
4
9
16
25
36
49
64
81
100
121
144
169
196
1015
XY
0
0
0
84
60
294
882
376
153
270
1617
600
702
1232
6270
, 2013
Nguồn: Tự tổng hợp
Từ bảng 4.7, ta lập được bảng xác định phương trình hồi quy như trong
bảng 4.8 với các biến X, Y; trong đó biến X là số thứ tự của các quý lần lượt
từ năm 2010 đến giữa năm 2013, biến Y là sản lượng tiêu thụ của máy tính
Casio fx – 500MS ở thời gian tương ứng.
Ta có công thức phương trình hồi qui tuyến tính: Y = aX + b
Từ bảng 4.7, ta tính được a = 6,53; b = -3,38
Thiết lập phương trình hồi quy: Y= 6,53X – 3,38
Tương tự như cách dự báo sản lượng của hai loại máy tính trước, ta tìm
được sản lượng dự báo trong 6 tháng tới của máy tính Casio fx – 500MS như
sau:
Bảng 4.9 Dự báo sản lượng tiêu thụ của máy tính Casio fx – 500MS trong 6
quý tới
ĐVT: cái
Quý
Quý 3/2013
Quý 4/2013
Quý 1/2014
Quý 2/2014
Quý 3/2014
Quý 4/2014
X
Y
15
16
17
18
19
20
95
101
108
114
121
127
Nguồn: Tự tổng hợp
Nhìn vào bảng trên, rút ra được một số nhận xét như sau:
Sản lượng tiêu thụ dự báo vào quý 1 năm 2014 là 108 cái, tăng 54 cái so
với quý 1 năm 2013, tương ứng với 100%. Đến quý 2 năm 2014, sản lượng
được dự báo sẽ đạt mức 114 cái, tăng 26 cái so với quý 2 năm 2013, tương
ứng với 29,5%. Đến đây ta thấy có một sự chênh lệch với số phần trăm tăng ở
quý 1 và quý 2 năm 2014, quý 2 sản lượng tiêu thụ chỉ tăng nhẹ, trong khi quý
1 lại tăng gấp đôi.
4.2.2 Dự báo tổng sản lượng tiêu thụ
Từ những bảng dự báo sản lượng tiêu thụ các quý trong tương lai, cụ thể
là 6 quý tới, đề tài đã tổng hợp lại sản lượng tiêu thụ 3 loại máy tính Casio vào
6 tháng đầu năm 2014 để tiện theo dõi hơn tại bảng 4. 10. (Xem trang bên)
38
Bảng 4.10 Dự báo tổng sản lượng tiêu thụ 3 loại máy tính Casio vào 6 tháng
đầu năm 2014 theo kế hoạch (đã làm tròn số liệu)
ĐVT: cái
Mặt hàng
Quý 1
Casio fx-570ES PLUS
Quý 2
Tổng
1.682
1.796
3.477
Casio fx-570MS
114
121
235
Casio fx 500MS
108
114
222
Nguồn: Tự tổng hợp, 2013
Bảng trên cho thấy được một cách rõ ràng hơn về tổng sản lượng của
ba loại máy tính Casio trong 6 tháng đầu năm 2014. Từ đó cũng thấy được
rằng máy tính Casio fx – 570ES PLUS có sản lượng tiêu thụ dự báo cao nhất
trong ba loại máy tính, và máy tính Casio fx – 500MS được dự báo là sẽ tiêu
thụ thấp nhất. Theo như số liệu sản lượng tiêu thụ năm 2013 mà các bảng ở
trên đã đưa ra thì mặt hàng Casio fx – 570ES PLUS cũng được ưa chuộng hơn
so với hai mặt hàng còn lại.
Nhìn chung, phương trình hồi quy giúp dự báo được sản lượng trong
tương lai của từng loại mặt hàng theo một quy luật tăng dần theo thời gian, thể
hiện sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Nhưng bên
cạnh ưu điểm đó, phương pháp này lại mang có một số nhược điểm nhất định.
Sản lượng tiêu thụ máy tính Casio ở từng quý của các năm không ổn định, có
quý tiêu thụ được nhiều, có quý tiêu thụ được ít, trong khi đó phương trình hồi
quy lại dự báo các sản lượng tiêu thụ tăng dần theo thời gian, so với thực tế thì
chưa thực sự hợp lý. Tuy nhiên, do máy tính Casio là mặt hàng tiêu dùng của
các đối tượng học sinh, sinh viên, nên vào thời gian khoảng thời gian đầu năm
học (bắt đầu từ khoảng tháng 8) đến cuối năm, nhu cầu sử dụng máy tính cũng
tăng cao hơn so với khoảng thời gian đầu năm . Do đó, theo dự báo của
phương trình hồi quy đem lại, ta thấy các con số dự báo này có thể sử dụng để
lập kế hoạch kinh doanh được.
4.3 KẾ HOẠCH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN BÁN HÀNG
4.3.1 Kế hoạch bán hàng
Sau khi dự báo được sản lượng bán ra năm kế hoạch, ta tiến hành lập kế
hoạch bán hàng. Nhưng để có kế hoạch bán hàng tương đối chính xác thì việc
xác định giá bán của sản phẩm là rất quan trọng. Ngày nay trước sự biến động
39
của nền kinh tế, các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng giá cả đầu vào đặc biệt
là doanh nghiệp thương mại, chịu ảnh hưởng rất lớn từ nguồn cung ứng hàng
hóa.
Theo như dự báo của phòng kế toán thì giá cả của mặt hàng máy tính
Casio sẽ tăng lên từ 4-6% vào năm 2014, cụ thể như trong bảng sau: (Xem
trang bên)
Bảng 4.11 Dự báo giá mới của mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Mặt hàng
Casio fx 570ES PLUS
Casio fx 570MS
Casio fx 500MS
310.000
266.500
200.120
Tỉ lệ
tăng
5,48%
5,07%
5,44%
Chênh
lệch
17.000
13.500
10.880
Giá bán
mớ i
327.000
280.000
211.000
Giá bán cũ
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Bảng 4.11 cho thấy được giá bán dự báo của các loại mặt hàng máy tính
Casio, từ giá bán đó và sản lượng dự báo được ở bảng 4.10, ta tính được doanh
số bán ra của từng mặt hàng trong quý 1 và quý 2 năm 2014 bằng cách lấy số
lượng bán nhân cho giá bán như bảng dưới đây:
Bảng 4.12 Dự báo doanh số bán ra và thu tiền mặt 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Quý 1
Quý 2
Tổng
Máy tính Casio fx 570ES PLUS
Số lượng bán (1)
1.682
1.796
3.477
325
325
325
546.511
583.549
1.130.061
Giá bán kế hoạch (2)
Doanh số bán
Máy tính Casio fx 570MS
Số lượng bán (1)
114
121
235
Giá bán kế hoạch (2)
280
280
280
31.860
34.005
65.865
Doanh số bán
Máy tính Casio fx500MS
Số lượng bán
108
114
222
Giá bán kế hoạch (1)
211
211
211
Doanh số bán (2)
22.700
24.077
46.777
Tổng doanh thu
601.071
641.631
1.242.702
40
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
(1) Số liệu lấy từ bảng 4.10, trang 36
(2) Số liệu lấy từ bảng 4.11, trang 37
Tuy giá bán của mặt hàng Casio fx – 570ES PLUS khá cao, nhưng mặt
hàng này lại rất được ưa chuộng từ những năm mới ra lò (năm 2010) vì có
nhiều tính năng ưu việt, thuận tiện hơn cho học sinh sinh viên sử dụng so với 2
loại máy kia. Do đó, trong bảng dự báo doanh số này, mặt hàng máy tính
Casio fx – 570ES PLUS đạt được doanh số đến 1.130.061 ngàn đồng, trong
khi doanh số dự báo cuả mặt hàng Casio fx – 570MS chỉ có 65.865 ngàn đồng,
và Casio fx – 500MS là 46.777 ngàn đồng. Điều này dẫn đến tổng doanh thu
thuc được dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2014 lên đến 1.242.702 ngàn đồng.
Mặc dù hai loại máy tính Casio fx – 570MS và Casio fx – 500MS được dự báo
mang lại doanh thu cho doanh nghiệp không lớn, nhưng hai loại máy tính này
là hai loại máy tính thông dụng đối với học sinh sinh viên, vẫn được người
tiêu dùng chọn mua, nên doanh nghiệp vẫn quyết định tiếp tục kinh doanh 2
mặt hàng này.
Bảng dự báo doanh số bán ra và thu tiền mặt này giúp cho ta có cái nhìn
bao quát hơn về doanh thu thu được trong tương lai nếu sản tiêu thụ sản lượng
như trong kế hoạch. Khi ước tính được doanh thu trong tương lai, nhà quản trị
có căn cứ ban đầu để quyết định về việc đầu tư cho mặt hàng máy tính Casio
hay không. Bên cạnh đó, việc biết trước doanh thu sẽ thu được sẽ khuyến
khích nhà quản trị tìm ra nhiều giải pháp để giúp doanh nghiệp đạt được doanh
thu như mong muốn.
Tuy nhiên, bản kế hoạch này còn một số hạn chế về giá cả của hàng hóa.
Giá cả được dự đoán chỉ là con số trung bình, trong khi thực tế thì giá cả có
thể thay đổi theo từng quý hay theo sức mua của người tiêu dùng, dù đó có thể
là con số chênh lệch nhỏ. Do đó, doanh thu dự báo được chỉ mang tính chất
tương đối, độ chính xác chưa cao.
4.3.2 Kế hoạch thu tiền bán hàng
Mặc dù bản kế hoạch bán hàng còn một số khuyết điểm nhỏ, nhưng về
cơ bản thì nó đã đủ điều kiện để có thể lập tiếp kế hoạch thu tiền bán hàng, từ
đó thấy rõ hơn về tình hình khả năng thu tiền bán hàng trong thực tế.
Phần tổng doanh thu thì đã được nói rõ ở phần trên. Còn về phần số tiền
thu được thì cụ thể được chia làm các chỉ tiêu như sau:
- Năm trước chuyển sang: là số tiền công nợ năm trước chưa thu được
chuyển sang cho năm nay, được tính bằng cách lấy doanh số bán của quý 4
năm 2013 nhân với số phần trăm công nợ sẽ thu trong quý sau mà doanh
41
nghiệp ước lượng; cụ thể ở đây doanh nghiệp ước lượng khoảng 30% công nợ
quý 4 năm 2013 sẽ chuyển sang quý 1 năm sau. Tuy nhiên, do số liệu của
doanh nghiệp cung cấp chỉ có quý 1 và quý 2 năm 2013 nên sản lượng tiêu thụ
và giá bán quý 4 năm 2013 là những số liệu dự báo căn cứ vào số liệu của 6
tháng đầu năm 2013.
- Thu quý 1, thu quý 2: là khoản công nợ doanh nghiệp thu được trong
từng quý. Doanh nghiệp áp dụng chính sách thu 70% công nợ trong quý. Vì
vậy, số tiền trong chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy doanh thu từng quý
nhân với 70%, 30% công nợ còn lại sẽ được chuyển sang thu quý sau.
Từ đó lập được các bảng kế hoạch thu tiền bán hàng của 3 loại máy tính
Casio như sau:
Bảng 4.13 Kế hoạch thu tiền bán hàng máy tính Casio fx 570ES PLUS vào 6
tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Số lượng bán
Quý 1
(1)
Tổng
Quý 2
1.682
1.796
3.477
325
325
325
546.511
583.549
1.130.061
145.788
-
145.788
Thu quý 1
382.558
163.953
546.511
Thu quý 2
-
408.485
408.485
563.147
572.438
1.110.784
Giá bán kế hoạch
(2)
Tổng doanh thu
Năm trước chuyển sang
(3)
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
(1) Số liệu lấy từ bảng 4.10, trang 36
(2) Số liệu lấy từ bảng 4.11, trang 37
(3) 30% * Doanh số bán ra kì trước (Xem phụ lục 4)
Bảng 4.14 Kế hoạch thu tiền bán hàng của máy tính Casio fx 570MS vào 6
tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Quý 1
Tổng
Quý 2
Số lượng bán (1)
114
121
235
Giá bán kế hoạch (2)
280
280
329
31.860
34.005
65.865
8.485
-
8.485
Thu quý 1
22.302
9.558
31.860
Thu quý 2
-
23.803
23.803
Tổng doanh thu
Năm trước chuyển sang (3)
42
33.361
33.066
64.148
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
(1) Số liệu lấy từ bảng 4.10, trang 36
(2) Số liệu lấy từ bảng 4.11, trang 37
(3) 30% * Doanh số bán ra kì trước (Xem phụ lục 4)
Bảng 4.15 Kế hoạch thu tiền bán hàng của máy tính Casio fx 500MS vào 6
tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Quý 1
Số lượng bán (1)
Tổng
Quý 2
108
114
222
211
211
211
22.700
24.077
46.777
6.067
-
6.067
Thu quý 1
15.890
6.810
22.700
Thu quý 2
-
16.854
16.854
22.287
23.664
45.621
Giá bán kế hoạch
(2)
Tổng doanh thu
Năm trước chuyển sang (3)
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
(1) Số liệu lấy từ bảng 4.10, trang 36
(2) Số liệu lấy từ bảng 4.11, trang 37
(3) 30% * Doanh số bán ra kì trước (Xem phụ lục 4)
Nhìn chung thì kế hoạch thu tiền bán hàng cũng tương đối tốt,
thu được đến 70% công nợ trong từng quý. Nó giúp cho doanh nghiệp có cái
nhìn lạc quan hơn về số tiền thu được trong từng quý, kích thích doanh nghiệp
tìm ra phương hướng để đạt được chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, để thu được khoản
công nợ như kế hoạch thì doanh nghiệp cần có những giải pháp thích hợp để
khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn.
Bên cạnh đó cũng còn một vấn đề ở kế hoạch thu tiền bán hàng là số
tiền năm trước chuyển sang. Ở chỉ tiêu này, ta tính theo công thức 30% nhân
với doanh số bán ra kỳ trước, ở đây là quý 4 năm 2013. Mà số liệu thu thập
được từ phòng kế toán chỉ đến hết quý 2 năm 2013, tức là con số doanh số bán
ra này chỉ là con số dự báo, chưa phải là thực tế. Do đó, con số tính ra ở chỉ
tiêu này hoàn toàn mang tính chất dự báo dựa trên cơ sở của số liệu từ 2 quý
trước. Tuy vậy, nhưng do đây là kế hoạch, con số đều là dự báo tương lai,
doanh nghiệp cũng có thể có cơ hội thu được số tiền tương đương như dự báo
nếu có hướng kinh doanh đúng đắn.
4.4 KẾ HOẠCH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG
43
4.4.1 Kế hoạch mua hàng
Sau khi kế hoạch bán hàng đã được lập, các yêu cầu về lượng sản phẩm
cung ứng cho kỳ tới có thể được quyết định và tập hợp thành kế hoạch mua
hàng. Kế hoạch mua hàng trình bày khối lượng hàng hóa mua vào đủ để thỏa
mãn yêu cầu tiêu thụ và yêu cầu tồn kho. Tồn kho đầu kì lấy từ kết quả kiểm
kê thành phẩm tồn kho cuối năm hiện tại. Mức dự trữ thành phẩm (tồn kho
cuối kỳ) theo tỷ lệ 50% sốlượng bán ra quý tới.
Sau đây là bảng 4.16 thể hiện kế hoạch mua máy tính Casio fx 570ES
PLUS, Casio fx-570MS, Casio fx-500MS: (xem trang bên)
Bảng 4.16 Kế hoạch mua máy tính Casio vào 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: cái
Chỉ tiêu
Quý 1
Quý 2
6 tháng đầu năm
Máy tính Casio fx 570ES PLUS
Số lượng bán ra kế hoạch (1)
Cộng tồn kho cuối kỳ
(2)
Tổng số yêu cầu
Trừ tồn kho đầu kỳ
(3)
Số lượng cần mua
1.682
1.796
3.477
898
1.739
1.739
2.579
3.535
5.216
841
898
841
1.738
2.637
4.375
Máy tính Casio fx 570MS
Số lượng bán ra kế hoạch (1)
Cộng tồn kho cuối kỳ
Tổng số yêu cầu
Trừ tồn kho đầu kỳ
114
121
235
61
118
118
175
239
353
57
61
57
118
178
296
(2)
(3)
Số lượng cần mua
Máy tính Casio fx 500MS
Số lượng bán ra kế hoạch (1)
108
114
222
46
89
135
153
203
311
Trừ tồn kho đầu kỳ (3)
54
46
54
Số lượng cần mua
99
157
256
1.955
2.972
4.927
Cộng tồn kho cuối kỳ
(2)
Tổng số yêu cầu
Tổng số cần mua
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
Tồn kho cuối kì 6 tháng đầu năm tương ứng tồn kho quý II = 50% * sản lượng tiêu thụ
quý III năm 2014.
(1) Số liệu lấy từ bảng 4.10, trang 36.
44
(2) Mức dự trữ tồn kho thành phẩm = 50% * sản lượng bán ra quý tới
(3) Tồn kho đầu kỳ lấy từ kết quả kiểm kê tồn kho cuối kỳ trước.
Theo như bảng kế hoạch mua máy tính trên thì các chỉ tiêu được tính như
sau:
Ngoài những phần đã được chú giải ở trên thì chỉ tiêu tổng số yêu cầu là
tổng của số lượng bán ra kế hoạch và tồn kho cuồi kỳ. Con số này thể hiện số
máy tính cần phải có để có thể cung cấp kịp thời một lượng hàng hóa đầy đủ.
Chỉ tiêu quan trọng trong bảng kế hoạch mua máy tính này chính là chỉ
tiêu số lượng cần mua. Nó thể hiện rõ được số lượng máy tính cần phải mua
trong kỳ là bao nhiêu để doanh nghiệp có thể ước tính chi phí giá vốn hàng
bán. Cỉ tiêu này là hiệu của tổng số yêu cầu trừ cho tồn kho đầu kỳ.
Do chính sách của công ty là lượng hàng tồn kho chiếm 50% sản lượng
bán ra quý tới nên số lượng cần mua máy tính Casio cao, đến 4.927 cái, trong
khi số bán ra chỉ có 3.934 cái, chênh lệch gần 1.000 máy, cho thấy lượng tồn
kho khá lớn. Điều này giúp doanh nghiệp không lo thiếu hụt về lượng hàng
cần cung cấp cho khách hàng khi doanh số vượt quá mức dự báo, hoặc trong
trường hợp có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra như hàng bán có thể bị
trả lại hoặc có một thương vụ lớn, v.v. Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ
phải đối mặt với vấn đề bảo quản hàng hóa hoặc hàng hóa bị ứ đọng trong kho
vì hiện nay trên với công nghệ tiên tiến thì trên thị trường đã xuất hiện nhiều
loại máy tính thay thế. Do đó, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chính sách
hàng tồn kho sao cho hợp lý hơn.
4.4.2 Kế hoạch thanh toán tiền mua hàng
Từ số lượng hàng hóa cần mua đã xác định được ở kế hoạch mua hàng,
ta tiếp tục lập kế hoạch thanh toán tiền mua hàng để xác định giá vốn hàng bán
của mặt hàng máy tính Casio.
Theo như giá mua dự báo được cung cấp từ phòng kế toán thì mặt hàng
máy tính Casio fx – 570ES PLUS có giá mua là 215.000 đồng, Casio fx –
570MS là 200.000 đồng và của Casio fx – 500MS là 140.000 đồng.
Từ đây xác định được giá vốn hàng bán hay trong bảng đề cập là số tiền
phải trả cho từng quý bằng cách lấy số lượng mua (kế hoạch) nhân với giá
mua mà phòng kế toán cung cấp. Ta được bảng kế hoạch thanh toán tiền như
sau: (Xem trang bên)
45
Bảng 4.17 Kế hoạch thanh toán tiền mua máy tính Casio vào 6 tháng đầu năm
2014
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Quý 1
Qúy 2
6 tháng đầu năm
Máy tính Casio fx 570ES PLUS
(1)
Số lượng mua
1.739
2.637
4.375
(2)
Giá mua
215
215
215
Số tiền phải trả
373.789 566.905
940.694
Máy tính Casio fx 570MS
(1)
Số lượng mua
118
178
296
(2)
Giá mua
200
200
200
Số tiền phải trả
23.600,0 35.600,0
59.200,0
Máy tính Casio fx 500MS
(1)
Số lượng mua
99
157
256
(2)
Giá mua
140
140
140
Số tiền phải trả
13.860,0 21.980,0
35.840,0
Tổng số tiền phải trả
411.249 624.485
1.035.734
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
(1) Số liệu từ bảng 4.16, trang 40
(2) Giá mua theo giá dự kiến từ phòng kinh doanh
Theo như phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
qua các năm trước thì giá vốn hàng bán là chi phí chiếm phần lớn trong
tổng chi phí. Chính vì vậy, bảng kế hoạch thanh toán tiền bán hàng này mang
một ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp xác định được chi phí đầu
vào trong tương lai là bao nhiêu để có thể tính được lợi nhuận gộp. Điều này
giúp cho doanh nghiệp xác định rõ hơn về hướng đi trong tương lai.
Qua bảng kế hoạch 4.17 ở trên, ta thấy được tổng số tiền phải thanh toán
cho việc mua hàng là 1.035.734 ngàn đồng, chi phí này khá cao. Nguyên nhân
là do lượng hàng tồn theo chính sách của công ty chiếm đến 50% số lượng sẽ
bán ra, làm cho số lượng cần mua vào lớn. Thêm vào đó, giá cả thị trường
hàng hóa do bị ảnh hưởng của giá xăng dầu, lạm phát,…nên ngày càng tăng
cao, nên giá đầu vào cũng được dự báo là sẽ tăng lên vào đầu năm 2014. Xét
về mặt này thì kế hoạch đã mang tính thực tế hơn. Tuy cũng như phần kế
hoạch bán hàng thì giá cả của máy tính Casio ở đầu vào chưa được dự đoán cụ
46
thể ở từng quý, nhưng giá cả đầu vào được dự đoán là sẽ không chênh lệch
bao nhiêu ở mỗi quý nên giá đưa ra là tương đối, có thể sử dụng được.
4.5 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG CHI PHÍ
4.5.1 Định mức chi phí quản lý và bán hàng
Thông tin về chi phí quản lý và bán hàng được tính toán dựa trên định
mức chi phí của các năm trước, được thu thập tại phòng kế toán.
Công ty phân bổ chi phí quản lý và bán hàng thành 2 loại:
- Chi phí bất biến tính cho cả kỳ sản xuất kinh doanh.
- Chi phí khả biến tính trên một sản phẩm.
Dưới đây là bảng tổng hợp định mức chi phí và chi phí quản lý 6 tháng
đầu năm 2014 được cung cấp từ phòng.
Bảng 4.18 Định mức của chi phí quản lý và chi phí bán hàng vào 6 tháng đầu
năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Sản phẩm
Chi phí quản lý
Chi phí
Chi phí khả biến
bất biến
(ngàn đồng/sp)
Casio fx 570ES PLUS
3,21
11.409
Casio fx 570MS
2,88
650
Casio fx 500MS
2,15
440,08
Sản phẩm
Chi phí bán hàng
Chi phí khả biến
Chi phí
(ngàn đồng/sp)
bất biến
Casio fx 570ES PLUS
8,10
17.524
Casio fx 570MS
7,86
999
Casio fx 500MS
5,85
852
Nguồn: Phòng kế toán, 2013
4.5.2 Kế hoạch chi phí quản lý
Bảng kế hoạch chi phí quản lý được lập dựa trên định mức chi phí quản
lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ dựa trên sản lượng sản xuất, cụ
47
thể bao gồm chi phí lương nhân viên quản lý, chi phí văn phòng, dịch vụ mua
ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Với bảng kế hoạch chi phí quản lý dưới đây (xem trang bên), thì các chỉ
tiêu được giải trình như sau:
- Tổng chi phí khả biến: được tính từ biến phí đơn vị nhân với sản lượng
mua.
- Chi phí bất biến: tổng chi phí bất biến trong kỳ cho đều cho 2 quý.
- Tổng chi phí quản lý: là tổng của chi phí khả biến với chi phí bất biến.
- Khấu hao: do hiện nay doanh nghiệp không có tài sản cố định nên
không có khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí quản lý bằng tiền mặt: được tính bằng cách lấy tổng chi phí
quản lý trừ cho khấu hao, nhưng tại doanh nghiệp khấu hao bằng 0 nên chi phí
quản lý bằng tiền mặt bằng chính tổng chi phí quản lý.
Cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4.19 Dự toán chi phí quản lý trong kỳ trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Qúy 1
Quý 2
Máy tính Casio fx 570ES PLUS
1. Tổng chi phí khả biến
5.580,76
8.464,03
(1)
Sản lượng mua (cái)
1.739
2.637
Biến phí (2)
3,21
3,21
2. Tổng chi phí bất biến
5.704,50
5.704,50
3. Tổng chi phí quản lý
11.285,26 14.168,53
Trừ khấu hao
4. Chi phí quản lý bằng tiền mặt
11.285,26 14.168,52
Máy tính Casio fx 570MS
1. Tổng chi phí khả biến
338,73
515,52
(1)
Sản lượng mua (cái)
118
179
Biến phí (2)
2,88
2,88
2. Tổng chi phí bất biến
325,00
325,00
3. Tổng chi phí quản lý
663,73
840,52
Trừ khấu hao
4. Chi phí quản lý bằng tiền mặt
663,73
839,72
Máy tính Casio fx 500MS
1. Tổng chi phí khả biến
213,34
338,55
(1)
Sản lượng mua (cái)
99
157
Biến phí (2)
2,15
2,15
2. Tổng chi phí bất biến
220,40
220,40
3. Tổng chi phí quản lý
433,25
558,95
48
6 tháng đầu năm
14.044,79
4.375
3,21
11.409,00
25.453,79
25.453,79
853,25
296
2,88
650
1.504,25
1.504,25
551,89
256
2,15
440,80
992,20
Trừ khấu hao
4. Chi phí quản lý bằng tiền mặt
433,25
558,95
992,20
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
(1) Số liệu lấy từ bảng 4.16, trang 40
(2) Số liệu lấy từ bảng 4.18, trang 42
Để có cái nhìn bao quát hơn về chi phí quản lý trong kỳ, ta có bảng tổng
hợp chi phí quản lý trong 6 tháng đầu năm 2014 dưới đây:
Bảng 4.20 Tổng hợp chi phí quản lý trong kỳ vào 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Sản phẩm
6 tháng đầu năm
Quý 1
Quý 2
11.285,26
14.168,53
25.453,79
Casio fx 570MS
663,73
840,52
1.504,25
Casio fx 500MS
433,25
558,95
992,20
12.382,24
15.568,00
27.950,24
Casio fx 570ES PLUS
Tổng cộng
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Nhìn vào bảng tổng hợp chi phí quản lý kế hoạch trong 6 tháng đầu năm
2014 cho mặt hàng máy tính Casio, ta thấy tổng chi phí quản lý là 27.950, một
con số không cao. Trong đó thì mặt hàng Casio fx – 570ES PLUS vẫn chiếm
chi phí quản lý cao nhất (25.453,79 ngàn đồng), bởi vì số lượng hàng bán ra
dự kiến nhiều nhất trong tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến. Trong phần chi phí
quản lý có một phần là lương chi trả cho nhân viên quản lý văn phòng. Mà
phần chi phí này không cao nên có thể lương chi trả cho nhân viên cũng không
cao, nhân viên dễ sinh chán nản, không nhiệt tình với công việc. Do đó, doanh
nghiệp cần có chính sách đối xử với nhân viên hợp lý.
4.5.3 Kế hoạch chi phí bán hàng và tiếp thị
Chi phí bán hàng và tiếp thị là những chi phí như hoa hồng bán hàng, chi
phí quảng cáo, khuyến mãi, dịch vụ mua ngoài, chi phí văn phòng và các chi
phí bằng tiền khác.
Tương tự như các chỉ tiêu của chi phí quản lý, chi phí bán hàng bằng tiền
mặt cũng là tổng của chi phí khả biến và bất biến.
Lấy số liệu định mức chi phí bán hàng từ bảng 4.18, ta lập được một
bảng kế hoạch chi phí bán hàng và tiếp thị như sau: (Xem trang bên)
49
Bảng 4.21 Dự toán chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Qúy 1
Quý 2
Máy tính Casio fx 570ES PLUS
1. Tổng chi phí khả biến
14.077,80 21.357,82
Sản lượng mua
1.738
2.637
Biến phí
8,10
8,10
2. Tổng chi phí bất biến
8.762,00 8.762,00
3. Tổng chi phí bán hàng
22.839,80 30.119,82
Trừ khấu hao
4. Chi phí bán hàng bằng tiền mặt 22.839,80 30.119,82
Máy tính Casio fx 570MS
1. Tổng chi phí khả biến
924,46 1.406,94
Sản lượng mua
118
179
Biến phí
7,86
7,86
2. Tổng chi phí bất biến
499,50
499,50
3. Tổng chi phí bán hàng
1.423,96 1.906,44
Trừ khấu hao
4. Chi phí bán hàng bằng tiền mặt
1.423,96 1.906,44
Máy tính Casio fx 500MS
1. Tổng chi phí khả biến
579,15
921,18
Sản lượng mua
99
157
Biến phí
5,85
5,85
2. Tổng chi phí bất biến
426,00
426,00
3. Tổng chi phí bán hàng
1.005,15 1.347,18
Trừ khấu hao
4. Chi phí bán hàng bằng tiền mặt
1.005,15 1.347,18
6 tháng
đầu năm
35.435,62
4.375
8,10
17.524,00
52.959,62
52.959,62
2.331,40
297
7,86
999,00
3.330,40
3.330,40
1.500,33
256
5,85
852,00
2.352,33
2.352,33
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
(1) Số liệu từ bảng 4.16, trang 40
(2) Số liệu lấy từ bảng 4.18, trang 42
Từ những số liệu chi tiết ở bảng trên, ta lập được bảng tổng hợp chi phí
bán hàng trong kỳ của máy tính Casio như sau:
Bảng 4.22: Tổng hợp chi phí bán hàng trong kỳ
ĐVT: ngàn đồng
Sản phẩm
Quý 1
50
Quý 2
6 tháng đầu năm
Casio fx 570ES PLUS
Casio fx 570MS
Casio fx 500MS
Tổng cộng
22.839,80
1.423,96
1.005,15
25.268,91
30.119,82
1.906,44
1.347,18
33.373,44
52.959,62
3.330,40
2.352,33
58.642,34
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Chi phí bán hàng kế hoạch của mặt hàng Casio vào 6 tháng đầu năm
2014 là 58.642,34 ngàn đồng, cao hơn so với chi phí quản lý kế hoạch. Lý do
là do biến phí đơn vị lẫn định phí của chi phí bán hàng cao hơn so với biến phí
đơn vị và định phí của chi phí quản lý. Do giá cả thị trường tăng và sản lượng
bán kế hoạch cũng tăng nên chi phí bán hàng khá cao là hợp lý.
*Nhận xét:
Hai bảng kế hoạch chi phí quản lý và chi phí bán hàng đã dựa vào những
cơ sở từ dữ liệu được cung cấp từ phòng kế toán và từ những con số được dự
báo ở những bản kế hoạch bên trên. Nhìn chung thì hai bảng kế hoạch về chi
phí thời kỳ này đã thể hiện được cụ thể từng khoản biến phí và định phí trong
6 tháng đầu năm 2014, để doanh nghiệp có thể tìm cách giảm chi phí, làm tăng
lợi nhuận cho mình.
Trong tương lai, giá thị trường hàng hóa và dịch vụ có thể sẽ tăng hoặc
giảm. Cho nên, việc sử dụng định mức chi phí của năm trước là chưa hợp lý
lắm. Đặc biệt là phần định phí, dù không thay đổi theo mức độ sản lượng hàng
hóa, nhưng cũng sẽ thay đổi ở một mốc sản lượng hàng hóa nào đó. Do vậy,
phòng kế toán đã cung cấp số liệu chưa thật sự đạt độ chính xác cần thiết để
dự báo chi phí chính xác hơn.
4.6 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
4.6.1 Kế hoạch tiền mặt
Bảng kế hoạch tiền mặt cho thấy được các dòng thu, dòng chi tiền mặt
dự kiến của doanh nghiệp trong việc kinh doanh các loại
máy tính Casio
vào sáu tháng đầu năm 2014, đồng thời thấy được số tiền mặt dư cuối kỳ là
bao nhiêu.(Xem bảng ở trang bên)
51
Bảng 4.23 Dự kiến lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Qúy 1
Quý 2
6 tháng đầu
nă m
Các dòng thu tiền mặt (1)
1. Số dư tiền mặt đầu kỳ (1)
25.975
25.975
2. Thu từ BH & CCDV (2)
601.071
641.631
1.242.702
Tổng thu tiền mặt
627.046
641.631
1.268.677
Các dòng chi tiền mặt (2)
1. Mua hàng hóa (3)
411.249
624.485
1.035.734
(4)
2. Chi phí QLDN
12.382,24 15.568,00
27.950,24
3. Chi phí bán hàng (5)
25.268,91 33.373,44
58.642
4. Trả nợ vay ngân hàng (6)
8.543
8.543
5. Chi phí lãi vay
6. Chi nộp thuế TNDN (7)
38.039
-7.953
30.086
7. Nộp thuế GTGT (8)
18.982
1.715
20.697
Tổng chi tiền mặt
514.479,49 667.203,56 1.181.683,24
Cân đối thu chi
112.566,80 -25.572,56
86.993,76
Phần tài chính
1. Vay nợ
2. Trả nợ gốc
3. Trả lãi vay
Tổng phần tài chính
Số dư tiền mặt cuối kỳ
112.566,80 -25.572,56
86.993,76
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
(1) Số dư tiền mặt đầu kỳ = (Số dư tiền mặt đầu kỳ năm 2013 * Doanh thu máy tính
Casio 6 tháng đầu năm 2013)/ Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013. Số liệu xem phụ lục 2
và 3
(2) Số liệu lấy từ bảng 4.12, trang 37
(3) Số liệu lấy từ bảng 4.17, trang 41
(4) Số liệu lấy từ bảng 4.20, trang 43
(5) Số liệu lấy từ bảng 4.22, trang 45
(6) Khoản trả nợ vay ngân hàng = (Số nợ vay năm 2012 * Doanh thu máy tính Casio
6 tháng đầu năm 2013)/ Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013
(7) Chi nộp thuế TNDN = 25% * Lợi nhuận trước thuế
(8) Thuế giá trị gia tăng đầu vào trừ đầu ra, tính theo số lượng hàng hóa mua vào và
bán ra trong kỳ.
52
Các dòng thu tiền mặt kế hoạch bao gồm thu từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ với số dư tiền mặt đầu kỳ.
Các dòng chi tiền mặt kế hoạch bao gồm các khoản: mua hàng hóa, chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, trả nợ vay ngân hàng, chi phí lãi
vay, chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Nợ gốc vay
năm trước của công ty theo kế hoạch sẽ được trả hết trong quý I năm 2013, lãi
vay trả hết trong năm trước, nên chi phí lãi vay trong bảng sẽ bằng 0.
Trong kỳ cân đối thu chi là 86.993,76 đã đảm bảo được số dư tiền mặt tối
thiểu đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên không phát sinh phần tài
chính. Quý 2 tuy thiếu hụt nhưng số dư tiền mặt của quý trước có thể trang trải
cho khoản thiếu hụt đó. Sự thiếu hụt tiền mặt này chỉ thể hiện kết quả của tổng
chi tiền mặt cao hơn tổng thu tiền mặt trong quý chứ không phải lượng tiền
mặt dư thừa hay thiếu hụt mà doanh nghiệp phải đối phó trong kỳ.
4.6.2 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh
Sau khi lập bản dự kiến lưu chuyển tiền tệ, ta tiếp tục lập được bảng kết
quả hoạt động kinh doanh dưới đây.
Bảng 4.24 Dự kiến kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu BH & CCDV (1)
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về BH & CCDV
Giá vốn hàng bán (2)
Lợi nhuận gộp
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý bán hàng (3)
Chi phí quản lý kinh doanh (4)
Lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế TNDN (5)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Qúy 1
601.071
601.071
411.249
189.822
25.268,91
12.397,10
152.155,69
38.039
114.116,77
Quý 2
641.631
641.631
624.485
17.146
33.373,44
15.582,86
-31.810,05
-7.953
-23.857,53
6 tháng đầu năm
1.242.702
1.242.702
1.035.734
206.968
58.642,34
27.979,96
120.345,64
30.086
90.259,23
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Ghi chú:
(1) Số liệu lấy từ bảng 4.12, trang 37
(2) Số liệu lấy từ bảng 4.17, trang 41
(3) Số liệu lấy từ bảng 4.22, trang 45
(4) Số liệu lấy từ bảng 4.20, trang 43
(5) Số liệu lấy từ bảng 4.23, trang 45
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến cho máy tính Casio
vào 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy cụ thể các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và
lợi nhuận trong tương lai. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ được
xem như là tổng doanh thu vì các doanh thu từ nguồn khác là không đáng kể.
53
Doanh thu sẽ đạt được trong 6 tháng đầu năm 2014 từ mặt hàng máy tính
Casio là 1.242.702 ngàn đồng. Tổng giá vốn hàng bán trong kỳ là 1.035.734
ngàn đồng. Sau khi lấy doanh thu trừ đi giá vốn và các chi phí khác được nêu
trong bảng thì ta tính được lợi nhuận.
Ở kế hoạch trên, tuy quý 2 của năm
2014 doanh nghiệp bị lỗ 23.857,53 ngàn đồng nhưng khoản lãi 11.116,77 ngàn
đồng ở quý 1 đã có thể bù được khoản lỗ đó. Đến cuối cùng, 6 tháng đầu năm
2014 doanh nghiệp vẫn lãi 90.259,23 ngàn đồng. Điều này cho thấy kế hoạch
lập ra dựa trên lý thuyết có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
4.7 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2014
4.7.1 Đánh giá định lượng
Để đánh giá hiệu quả của kế hoạch kinh doanh này một cách rõ ràng và
xác đáng hơn thì đề tài đã tiến hành so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của
6 tháng đầu năm 2014 với cùng kỳ năm 2013 và được kết quả như bảng sau:
Bảng 4.25 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 6 tháng đầu năm
2014 so với 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: ngàn đồng
6 tháng
đầu năm
2013
6 tháng đầu
năm 2014
763.248
1.242.702
479.454
62,82
-
-
-
-
Doanh thu thuần về BH & CCDV
763.248
1.242.702
479.454
62,82
Giá vốn hàng bán
679.058
1.035.734
356.676
52,53
Lợi nhuận gộp
126.223
206.968
80.745
63,97
-
-
-
-
Chi phí quản lý bán hàng
25.792
58.642,34
32.850
127,37
Chi phí quản lý kinh doanh
17.198
27.979,96
10.782
62,69
Lợi nhuận trước thuế
83.233
120.345,64
37.112
44,59
Chi phí thuế TNDN
20.808
30.086
9.278
44,59
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
62.425
90.259,23
27.834
44,59
Chỉ tiêu
Doanh thu BH & CCDV
Các khoản giảm trừ doanh thu
Chi phí tài chính
Chênh lệch
Số tiền
%
Nguồn: Tự thực hiện, 2013
Dựa vào bảng 4.25 ta thấy các chỉ tiêu giữa năm 2014 đều tăng lên so
với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể là doanh thu giữa năm 2014 tăng 479.454 ngàn
đồng so với giữa năm 2013, tăng 62,82%, vượt mức dự định cao. Giá vốn
hàng bán 6 tháng đầu năm 2014 tăng đến 356.676 ngàn đồng so với cùng kỳ
năm 2013, tương ứng với 52,53%. Chi phí bán hàng tăng 127,37% do số
lượng hàng hóa nhập vào tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ năm 2013, chi phí
quản lý kinh doanh tăng 10.782 ngàn đồng, tương ứng với 62,69%. Chi phí
54
thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 9.278 ngàn đồng, tương ứng với 44,59%
nhưng vẫn không ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận sau thuế. Dù chi phí tăng khá
cao trong 6 tháng đầu năm 2014 nhưng theo kế hoạch lập ra thì doanh nghiệp
vẫn đạt được lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế giữa năm 2014 so với giữa năm
2013 tăng 27.834 ngàn đồng, tương ứng với 44,59%, vượt mức dự định ban
đầu (40%).
Qua đây ta thấy được cơ bản thì kế hoạch lập ra trong tương lai doanh
nghiệp sẽ đạt được hiệu quả tốt trong kinh doanh vào 6 tháng đầu năm tới, kế
hoạch này tương đối khả thi.
4.7.2 Đánh giá định tính
Phần đánh giá định lượng ở trên cho thấy kế hoạch là tương đối khả thi,
có thể đem lợi nhuận về cho công ty. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác
tính khả thi của kế hoạch đã lập, cần phải có thêm đánh giá về định tính, xem
xét nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 sẽ có xu hướng như thế nào, ảnh
hưởng ra sao đến kế hoạch đã đề ra.
Theo như VTC News (2013) thì năm 2013 đánh dấu một năm không
hoàn toàn thuận lợi cho kinh tế Việt Nam. Mặc dầu Chính phủ đã có nhiều cố
gắng để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế-xã hội
2013 vẫn rất nhiều khó khăn. Lạm phát rình rập tăng trở lại, hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa thật sự khởi sắc, tổng cầu và sức mua
trong xã hội còn yếu…
Lượng thành lập mới doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện trong những
tháng cuối năm, nhưng lượng doanh nghiệp dừng hoạt động vẫn cao. Tổng
vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm so với trước.
Thị trường bất động sản 2013 tiếp tục đình trệ và khó khăn. Lượng hàng
cung ra thị trường lớn, nhưng sức mua yếu.
Thị trường chứng khoán cuối 2012 từng được nhiều chuyên gia kỳ vọng
là khởi sắc, nhưng đến cuối 2013 chưa thực sự có những dấu hiệu lạc quan.
Tọa đàm trực tuyến “Làm ăn gì năm 2014?”, nhiều chuyên gia cho rằng,
kinh tế Việt Nam hiện tại đang ở đáy và thời gian của vùng đáy này sẽ kéo dài
trong 2 – 3 năm tới.
Qua những nhận định về nền kinh tế Việt Nam năm 2013 và phần phân
tích khái quát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013, ta nhận ra
được tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều từ những khó
khăn mà kinh tế nước ta đang đối mặt. Mặc dù trong bảng 4.25 ta thấy mặt
hàng máy tính Casio mang lại lợi nhuận cho công ty, nhưng phần lợi nhuận đó
không cao, không đủ để bù đắp các khoản lỗ từ việc kinh doanh các mặt hàng
khác, dẫn đến nửa đầu năm 2013 doanh nghiệp bị lỗ. Từ đó có thể thấy được
rằng, sự phát triển của doanh nghiệp trong năm 2014 phụ thuộc rất nhiều vào
tình hình kinh tế nước ta trong thời gian tới.
55
Hội thảo "Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014: Cộng hưởng hiệu ứng
chính sách" do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ
Kế hoạch & Đầu tư tổ chức vào tháng 12 đã nhận định “Tăng trưởng GDP
năm tới được các chuyên gia dự báo khoảng 5,67%, cao nhất trong 3 năm gần
đây nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu của Quốc hội. Điểm nghẽn của nền kinh tế
vẫn ở nợ xấu, bất động sản ảm đạm và tái cơ cấu chậm chạp.”
Trước tình hình này, Trung tâm Thông tin và Dự báo của Bộ Kế hoạch
& Đầu tư (2013) nhận định tăng trưởng kinh tế năm 2014 sẽ tiếp tục phục hồi
nhưng khó đạt mức cao. Ở kịch bản chủ, GDP năm tới dự kiến tăng 5,67%,
cao nhất trong 3 năm gần đây nhưng thấp hơn mục tiêu 5,8% mà Quốc hội đã
đề ra. Với kịch bản cao, tăng trưởng sẽ lên 6,03%, nhưng nhiều chuyên gia
cho rằng con số này quá lạc quan.
Bà Mai Thị Thu - Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo của Bộ Kế
hoạch & Đầu tư nhận định tăng trưởng kinh tế cho rằng việc các chính sách
như xử lý hàng tồn kho, nợ xấu ngân hàng đã vượt qua độ trễ và có thể áp
dụng trơn tru trong năm 2014 là một trong những yếu tố ảnh hưởng tăng
trưởng trong năm tới. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng kiên định với các chính
sách hỗ trợ sẽ tạo cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp tăng trưởng, quay trở lại
hoạt động, cộng hưởng với cú hích từ gia tăng thương mại và đầu tư nước
ngoài.
Với đánh giá của các chuyên gia như trên, ta nhận thấy năm 2014 tình
hình kinh tế nước ta cũng không mấy khả quan, tuy nhiên cũng không đến nỗi
quá khó khăn như năm 2013.
Nhìn lại bản kế hoạch đã lập ra cho mặt hàng máy tính Casio vào 6 tháng
đầu năm 2014, ta thấy được một số điểm đáng lưu ý như sau:
- Sản lượng tiêu thụ dự báo vào 6 tháng đầu năm 2014 khá cao, tổng
cộng lên tới 3.934 máy tính Casio, trong khi cùng kỳ năm 2013 chỉ tiêu thụ
được 2.226 máy. Với con số cao như vậy, xem xét với tình hình nền kinh tế
2014 theo dự đoán, có khả năng doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ được số sản
lượng đạt mức đã đề ra, mà có thể thấp hơn.
- Lượng hàng tồn kho dự định chiếm 50% sản lượng tiêu thụ sắp tới có
thể sẽ bị tồn đọng, bởi nếu năm 2014 nền kinh tế vẫn còn khó khăn thì sức
mua sẽ giảm.
- Những số liệu về định mức chi phí quản lý bán hàng và cung cấp dịch
vụ chưa được cung cấp rõ ràng, số liệu chưa được dự báo dựa trên tình hình
nền kinh tế năm 2014 nên có thể chi phí quản lý và chi phí bán hàng trong bản
kế hoạch sẽ thấp hơn so với thực tế, nhưng không nhiều.
Ba điểm tồn tại lớn này cho thấy rằng, bản kế hoạch cần phải điều chỉnh
giảm về sản lượng tiêu thụ dự báo, điều chỉnh lại chính sách hàng tồn kho và
56
cần có số liệu rõ ràng hơn từ doanh nghiệp để hoàn thiện hơn kế hoạch kinh
doanh này.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHI ỆP ĐẠT ĐƯỢC
HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP HOÀN THIỆN KẾ
HOẠCH KINH DOANH CHO MẶT HÀNG MÁY TÍNH CASIO 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2014
- Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ thị trường và nghiên cứu nền kinh tế
năm 2014 trước khi lập kế hoạch kinh doanh.
- Sử dụng chỉ số mùa vụ kết hợp với phương trình hồi quy tuyến tính để
có thể dự báo được mức sản lượng tiêu thụ chính xác hơn.
- Số liệu dùng để dự báo nên rõ ràng, chính xác, đảm bảo tính liên tục để
đem lại một bản kế hoạch sát với thực tế, dễ dàng giúp doanh nghiệp xác định
hướng đi.
- Cần có chính sách khen thưởng thêm cho nhân viên hoàn thành tốt
công việc nhằm khuyến khích nhân viên phấn đấu cống hiến sức lực cho
doanh nghiệp.
- Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý. Với chính sách hàng tồn kho bằng
50% số lượng hàng tiêu thụ là khá cao. Nên giảm xuống còn khoảng 30%, vừa
không gây tình trạng thiếu hàng khi cần thiết, vừa không gây ứ đọng hàng, tốn
chi phí bảo quản.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH
ĐƯỢC HIỆU QUẢ HƠN TỪ KẾ HOẠCH LẬP RA
5.2.1 Giải pháp kinh tế
- Doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với những khách
hàng thân thiết. Sử dụng các chính sách chiết khấu thanh toán hoặc chiết khấu
thương mại, khuyến mãi,… nhằm giữ chân khách hàng, tạo sự hài lòng cho
khách hàng, đồng thời tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp, được nhiều
người biết đến.
- Do quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ và chủ yếu là phân phối sản
phẩm nên chưa thực sự chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu, thu hút
57
khách hàng qua các cổng thông tin điện tử, Internet. Doanh nghiệp cần lập ra
một trang web riêng, giới thiệu cụ thể giá cả và hình ảnh các mặt hàng để thu
hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng ra khỏi địa bàn Cần Thơ.
- Doanh nghiệp cần có chính sách cam kết và đặt lợi ích của khách hàng
lên hàng đầu trong việc phân phối hàng hóa đúng chất lượng, bán hàng đúng
giá, tránh tình trạng hàng bán bị trả lại nhằm tạo được sự tin tưởng, an tâm nơi
khách hàng, tạo sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời tạo nên thương hiệu
cho doanh nghiệp, được nhiều người biết đến.
- Tăng cường mạng lưới phân phối hàng, mở rộng quy mô về địa bàn.
Tích cực tìm kiếm khách hàng bằng cách gửi danh thiếp đến khách hàng, dán
quảng cáo tại các đại lý,…
- Kiểm tra và đánh giá nhà cung ứng để đảm bảo về giá cả đầu vào, chất
lượng hàng hóa và để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục.
5.2.2 Giải pháp tài chính
- Đảm bảo trả đúng hạn các khoản vay ngắn hạn, không nên chậm trễ
trong việc đóng chi phí lãi vay. Nếu các khoản nợ đến hạn mà không trả được
phải đến ngân hàng gia hạn thêm và trả đúng ngày gia hạn
- Do công ty nhập hàng theo lô với giá trị tương đối lớn và ở xa, vì vậy
trong quá trình vận chuyển, lưu kho cần có nhân viên theo quản lý để tránh
tình trạng thất thoát, giao hàng không đúng chất lượng, giao thiếu gây ảnh
hưởng đến doanh nghiệp.
- Công ty nên theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản nợ của khách hàng,
tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của doanh. Tăng cường chính
sách chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn,
thu được 70% công nợ như trong kế hoạch đã đề ra.
58
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp, ta thấy dù doanh
nghiệp có quy mô nhỏ và hoạt động không mấy ổn định, đội ngũ công nhân
viên còn yếu nhưng doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng quy mô, thị trường
để ngày một phát triển hơn.
Do đó, kế hoạch kinh doanh thực sự là một công cụ rất quan trọng và cần
thiết đối với doanh nghiệp. Để thực hiện tốt kế hoạch này, doanh nghiệp phải
tính toán các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh, các chỉ số tài chính
thông qua đó đánh giá tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Thêm vào đó là đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh tế cũng như
sự phát triển kinh tế trong nước lên hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó có thể
tìm ra phương pháp để lập một kế hoạch kinh doanh rõ ràng, cụ thể và mang
tính chính xác cao, giúp công ty nắm bắt được những cơ hội để phát huy thế
mạnh hiện có của mình; đồng thời linh hoạt, chủ động đưa ra các giải pháp để
khắc phục các khó khăn sẽ nảy sinh trong tương lai để hoàn thành tốt kế hoạch
đặt ra, giữ vững thị trường kinh doanh và ngày càng mở rộng đầu tư.
Kế hoạch kinh doanh vừa được lập chỉ là một định hướng cho công ty
trong khoảng thời gian ngắn hạn, công ty có thể đạt kết quả thấp hơn kế hoạch
hay vượt mức kế hoạch đề ra, điều này còn phụ thuộc vào sự quan tâm của
các cấp quản lý đến tình hình mọi mặt của công ty, linh hoạt vận dụng kinh
nghiệm và kiến thức trong quản lý, tính toán và đưa ra được những biện pháp
tối ưu trong từng trường hợp cụ thể phát sinh ngoài kế hoạch, để đạt được
những kết quả tốt nhất cho công ty.
6.2 KIẾN NGHỊ
- Hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp để cung
cấp thông tin vềpháp luật, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển
doanh nghiệp là một biện pháp hữu hiệu giúp cho hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp trong nước mà Nhà nước nên xem xét. Ví dụ như hỗ trợ tiếp
cận thông tin qua các trang web của Hiệp hội ngành và Hỗ trợ thông tin thị
59
trường cho hoạt động thương mại thông qua các cổng thông tin thương mại
điện tử quốc gia.
- Nhà nước nên tạo thêm nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá
thêm thương hiệu của mình bằng cách tổ chức những cuộc hội chợ, hội thảo
phát triển sản phẩm, huấn luyện cách quảng bá thương hiệu ra thị trường trong
nước và quốc tế.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tuấn Cường và cộng sự, 2002. Kế hoạch kinh doanh. Thành
phố Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Đại học Quốc Gia.
2. Phạm Văn Dược và Đặng Thị Kim Cương, 2007. Kế toán quản trị và
sản xuất kinh doanh. Hà Nội: nhà xuất bản Thống Kê.
3. Trần Thế Dũng và Nguyễn Quang Hùng, 2004. Kế toán quản trị
doanh nghiệp thương mại. Hà Nội: nhà xuất bản Thống Kê.
4. Báo Cần Thơ, 2013. Kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố Cần Thơ khóa
VIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016. [truy cập ngày 21/11/2013]
5. Bkav, 2013. Bản tin thuế tháng 9-2013. [truy
cập ngày 21/11/2013]
6. Tạp chí tài chính số 9, 2013. Nghị định 92/2013/NĐ-CP: Cụ thể hóa
những đổi mới của Luật thuế. [truy cập ngày
21/11/2013]
7. Mai Hương, 2013. Kinh tế năm 2014 vẫn đối mặt với nhiều cú sốc.
[truy cập ngày 13/12/2013]
61
62
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp qua các năm 2010 – 2012
và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: VNĐ
CHỈ TIÊU
TÀI SẢN
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước
3. Tài sản ngắn hạn khác
B – TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn lũy kế
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
II. Bất động sản đầu tư
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn lũy kế
III.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư tài chính dài hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
IV. Tài sản dài hạn khác
1. Phải thu dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
2010
2011
2012
6 tháng đầu
năm 2013
1.458.564.597
21.850.089
1.810.731.391
98.286.684
2.013.502.003
78.138.375
2.126.924.31
90.428.81
100.887.591
9.463.499
91.424.092
77.506.869
9.463.499
68.043.370
18.102.398
17.690.325
40.856.28
35.108.91
5.747.37
412.073
1.335.826.917
1.335.826.917
1.634.937.838
1.634.937.838
1.917.261.230
1.917.261.230
1.982.572.05
1.982.572.05
13.067.15
13.067.15
1.458.564.597
63
1.810.731.391
2.013.502.003
2.126.924.31
NGUỒN VỐN
A – NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
1. Vay và nợ dài hạn
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác
4. Dự phòng phải trả dài hạn
B – VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1.153.775.176
1.153.775.176
1.095.446.976
45.788.422
1.476.751.870
1.476.751.870
1.432.668.590
35.240.407
1.659.264.396
1.659.264.396
1.608.676.574
45.563.529
7.476.333
7.397.371
2.701.485
1.797.057.26
1.797.057.26
1.625.009.90
157.832.01
5.280.00
779.60
5.063.445
1.445.502
2.322.808
8.155.73
304.789.421
304.789.421
200.000.000
333.979.521
333.979.521
200.000.000
354.237.607
354.237.607
200.000.000
329.867.05
329.867.05
200.000.00
104.789.421
133.979.521
154.237.607
129.867.05
1.458.564.597
1.810.731.391
2.013.502.003
2.126.924.31
64
Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các
năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
1. DTBH và CCDV
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6 tháng đầu năm 2013
2.190.282
3.189.552
4.154.546
1.727.741
-
-
-
-
3. DT thuần về BH và CCDV
2.190.282
3.189.552
4.154.546
1.727.741
4. Giá vốn hàng bán
2.027.856
2.834.672
3.754.612
1.601.518
162.426
354.880
399.934
126.223
-
-
322
184
-
59.962
25.699
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
8. Chi phí quản lý kinh doanh
189.998
316.279
321.846
122.828
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
-27.572
38.601
18.448
-22.120
402
319
-
-
-
-
1.250
-
402
319
-1.250
-
-27.170
38.920
17.198
-22.120
1.819
9.730
4.299
-
-28.989
29.190
12.899
-22.120
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Phụ lục 3: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
I. Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ BH, CCDV và doanh thu khác
2. Tiền chi trả cho người cung cấp dịch vụ
3. Tiền chi trả cho người lao động
4. Tiền chi trả lãi vay
5. Tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
6. Tiền thu khác từ các hoạt động kinh doanh
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
6 tháng đầu năm 2013
2.385.762.258
-2.289.095.715
-62.016.856
-5.706.700
50.000.000
65
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TS dài hạn khác
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TS dài hạn khác
3. Tiền chi cho vay. Mua các công cụ nợ của các đơn vị khác
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nở của cá đơn vị khác
5. Chi tiền góp vốn vào các đơn vị khác
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận chia được
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
87.943.014
-70.000.000
-70.000.000
17.943.014
78.138.375
96.081.389
Phụ lục 4: Sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Máy tính Casio năm 2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Sản lượng tiêu thụ
Giá bán
Tổng doanh thu
Sản lượng tiêu thụ
Giá bán
Tổng doanh thu
Sản lượng tiêu thụ
Giá bán
Tổng doanh thu
Quý 3
Quý 2
(*)
Casio fx 570ES PLUS
731
1.495
1.454
310
310
310
226.610 463.450 450.740
Casio fx - 570MS
80,00
88,00
98,00
266,50
266,50
266,50
21.320,0 23.452,0 26.117,0
0
0
0
Casio fx-500MS
54
88
95
200,12
200,12
200,12
10.806
17.611
19.011
Quý 1
66
Quý 4
(*)
1.568
310
486.080
106,00
266,50
28.249,0
0
101
200,12
20.212
Cả năm
5.248
1.626.880
372,00
99.138,00
338
67.641
Ghi chú: (*) Sản lượng tiêu thụ quý 3 và 4 của năm 2013 lấy từ bảng dự
báo 4.3, 4.7 và 4.9
67
[...]... trường kinh doanh để đưa ra phương hướng kinh doanh cho công ty Từ đó tiến hành lập kế hoạch kinh doanh năm cho công ty, chủ yếu là kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí và kế hoạch tài chính 2 Nguyễn Thị Mỹ Linh Lớp kế toán tổng hợp 2 K35 Luận văn tốt nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh tại công ty TNHH MTV SX-TM-DV Vạn Mỹ Trang Nội dung đề tài nghiên cứu mức độ tác động của môi trường kinh. .. hơn cho việc kinh doanh trong tư ng lai Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp Nhận thức được những tính quan trọng ở trên, em đã chọn đề tài Lập kế hoạch kinh doanh cho nội bộ doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú , nhằm giúp doanh nghiệp xác định và hoàn thành được những chiến lược kinh doanh. .. chính là bản kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược Nó là trọng tâm của việc hoạch định kinh doanh, là thước đo của kết quả kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh giúp doanh nghiệp có được tầm... thống kế hoạch sử dụng các yếu tố chi phí Kế hoạch chi phí sản xuất chung Kế hoạch tiền mặt Kế hoạch lãi lỗ Hệ thống kế hoạch tài chính Kế hoạch tài sản Nguồn: Võ Thành Danh, Bùi Văn Trịnh,La Xuân Đào Giáo trình kế toán phân tích.2000 Hình 2.1 Hệ thống kế hoạch kinh doanh tiêu biểu Dựa trên hệ thống kế hoạch tiêu biểu trên, doanh nghiệp đã lập ra những kế hoạch phù hợp hơn với quy mô và loại hình kinh doanh. .. chính của doanh nghiệp ở hiện tài và tư ng lai trên các khía cạnh vốn, tài sản, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… Qua đó thể hiện kế hoạch khả năng tài chính của doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh 8 Đánh giá tính khả thi: đánh giá tính khả thi của kế hoạch đã được lập ra và đưa ra giải pháp để đạt được kế hoạch 2.1.4 Hệ thống kế hoạch kinh doanh Bảng kế hoạch đầu tiên trong hệ thống kế hoạch kinh doanh. .. giờ cũng là kế hoạch bán hàng Kế đến là kế hoạch sản xuất hay kế hoạch mua hàng đảm bảo cung cấp đủ số lượng sản phẩm cần thiết cho bảng kế hoạch bán 5 hàng Kế tiếp là các bảng sử dụng các yếu tố chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ Sau cùng là bảng kế hoạch tài chính Kế hoạch bán hàng Kế hoạch chi phí thời kỳ Kế hoạch sản xuất Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế hoạch chi phí nhân công trực... hàng, kế hoạch sử dụng chi phí và kế hoạch tài chính - Thông qua kế hoạch đã lập đánh giá chung tính khả thi của kế hoạch và tìm ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp đạt được những chỉ tiêu như trong kế hoạch 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Đề tài được nghiên cứu tại doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài sử dụng số liệu và thông tin được doanh nghiệp tư nhân. .. doanh nghiệp có thể sử dụng Nó cho thấy hiệu ứng tiền mặt của tất cả các kế hoạch được lập trong kì - Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh Dự kết quả hoạt động kinh doanh hay kế hoạch lợi nhuận, trình bày các khoản doanh thu, chi phí dự kiến trong kì kế hoạch, với giả định hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ xảy ra đúng kế hoạch 2.1.5 Phân tích dự báo môi trường 2.1.5.1 Phân tích doanh nghiệp - Phân tích doanh. .. nhân Nguyễn Phú thu thập và tổng hợp trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013, được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến 02/12/2013 2 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về những bản kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm máy tính Casio tại doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phú 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1 Hồ Thị Bích Nguyệt Lớp kế toán tổng hợp K31 Luận văn tốt nghiệp: Lập kế hoạch kinh doanh cho. .. doanh cho doanh nghiệp, đạt được những chỉ tiêu đã dự toán 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đề tài hướng tới những mục tiêu cụ thể như sau: - Xác định mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp - Phân tích tác động của môi trường kinh doanh nhằm tìm ra cơ hội và đe dọa đối với công ty - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2014, cụ thể là kế hoạch bán hàng và thu tiền bán hàng, kế hoạch