Tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm (2010-2012) và

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân nguyễn phú (Trang 31)

và 6 tháng đầu năm 2013

Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập được bảng sau:

Bảng 3.3 Một vài tỷ số tài chính từ năm 2010 đến giữa năm 2013

Nguồn: tự thực hiện, 2013

* Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời

Dựa vào bảng 3.3 ta thấy, tỷ số thanh toán hiện thời giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011, tỷ số này giảm 0,03 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động đều tăng, nhưng mức tăng của Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ số khả năng thanh toán

tỷ số khả năng thanh toán hiện thời Lần 1,26 1,23 1,21 1,23 1,18 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Lần 0,11 0,12 0,06 0,06 0,07 Tỷ số hoạt động

Số vòng quay hàng tồn kho Lần 1,52 1,73 1,96 0,97 0,81 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 16,58 8,75 1,57 2,67 8,51

Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần - - - - -

Vòng quay tài sản Lần 1,50 1,76 2,06 1,03 0,81

Tỷ số lợi nhuận

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu % -1,32 0,92 0,31 0,21 -1,28 Tỷ số lợi nhuận trên tồng tài sản % -1,99 1,61 0,64 0,22 -1,04 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu % -9,51 8,74 3,64 1,16 -6,71

tài sản lưu động (24,14 %) chậm hơn mức tăng của các khoản nợ ngắn hạn 27,99%). Đến năm 2012, tuy các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động đều tăng, nhưng tỷ số khả năng thanh toán hiện thời vẫn giảm còn 1,21 lần, thấp hơn năm 2011 là 0,02 lần. Nguyên nhân là do mức tăng của tài sản lưu động là 11,20%, chậm hơn mức tăng của các khoản nợ ngắn hạn (12,36%). Sáu tháng

đầu năm 2013, tỷ số thanh toán hiện thời là 1,18%, giảm 0,05% so với cùng kì năm 2012, do do mức tăng của tài sản lưu động là 14,38%, chậm hơn mức tăng của các khoản nợ ngắn hạn (19,46%).

Tóm lại, khả năng thanh toán hiện thời của công ty qua các năm

đều lớn hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty tốt, tài sản ngắn hạn đủ để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn.

* Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này phản ánh khả năng thanh nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty một cách chính xác hơn, vì phần tài sản dùng để chi trả các khoản nợ

ngắn hạn không bao gồm giá trị hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một loại tài sản khó có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng được nên hệ số này có phần phản ảnh tốt hơn hệ số thanh khoản ngắn hạn.

Qua bảng 3.3 ta thấy, năm 2010 tỷ số thanh toán nhanh là 0,11 lần. Đến năm 2011 tỷ số này tăng lên 0,12 lần, tăng 0,01 lần, chênh lệch không nhiều nhưng vẫn tốt hơn so với năm 2010, mặc dù lượng hàng tồn kho năm 2011 tăng 22,39%. Năm 2012 tỷ số này giảm xuống còn 0,06 lần, giảm 0,06 lần so với năm 2011, nguyên nhân là do công ty tăng lượng hàng tồn kho nhiều hơn 17,27% so với 2011, trong khi giá trị tài sản lưu động tăng chậm hơn (11,20%), dẫn đến tỷ số khả năng thanh toán nhanh giảm. Giữa năm 2013 thì tỷ số là 0,07%, tăng 0,01% so với cùng kì năm 2012.

Nhìn chung, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm

đều nhỏ hơn 1, cho thấy biểu hiện khảnăng thanh toán của công ty là chưa tốt.

Đồng thời, tỷ số này thấp hơn nhiều so với tỷ số thanh toán hiện thời, do bị

ảnh hưởng của hàng tồn kho. Do đó công ty cần có chính sách để giảm bớt hàng tồn kho và tăng cường thu các khoản nợ ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán được tốt hơn.

* Số vòng luân chuyển hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho phản ảnh tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho của

Năm 2011, số vòng luân chuyển hàng tồn kho là 1,73 lần, giảm 0,21 lần so với 2010. Năm 2012, số vòng luân chuyển hàng tồn kho là 1,96 lần, tăng 0,23 so với 2011. Giữa năm 2013, số vòng luân chuyển hàng tồn kho là 0,81, giảm 0,16 so với cùng kì năm 2012. Điều này cho thấy, lượng hàng tồn kho của công ty không quá cao. Tuy nhiên, công ty cần đưa ra chính sách kịp thời

để lượng hàng tồn kho tồn ở mức hợp lý để tránh tình trạng thiếu hàng hay hàng hóa bịứđọng trong kho quá lâu.

* Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân năm 2011 và 2012 đều giảm so với 2010, nhưng giữa năm 2013 thì lại tăng so với cùng kì năm 2012. Cụ thể, năm 2011 kỳ thu tiền bình quân là 8,75 ngày, năm 2012 kỳ thu tiền bình quân là 1,57 ngày trong khi năm 2010 tới 16,58 ngày. Giữa năm 2012 thì kỳ thu tiền bình quân chỉ có 2,67 ngày, nhưng giữa năm 2013 thì lại tăng lên 8,51 ngày.

Nguyên nhân của sự giảm kỳ thu tiền bình quân qua 2 năm 2011 và năm 2012 là do nợ phải thu của 2 năm này giảm dần, đây là một dấu hiệu tốt của công ty. Tuy nhiên năm 2013 có sự tăng kỳ thu tiền vào 6 tháng đầu năm so với cùng kì năm 2012 là vì công ty có chính sách cho khách hàng nợđể giữ lại khách hàng.

* Vòng quay tài sản

Tỷ số vòng quay tài sản cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty, tỷ số này có biến động mạnh do công ty tăng nguồn vốn kinh doanh, mà nguồn vốn hình thành nên tài sản. Năm 2010, vòng quay tài sản là 1,5 vòng, tức 1 đồng tài sản tạo ra 1,5 đồng doanh thu. Năm 2011, vòng quay giảm tăng lên 1,76 vòng. Năm 2012, số vòng quay tài sản là 2,06 tăng hơn năm 2011, mức tăng 0,03 vòng. Đến năm 2013 thì số vòng quay tài sản giảm còn 0,81 vòng vào sáu tháng đầu năm, giảm 0,22 vòng so với cùng kì năm 2012.

Nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản của công ty khá tốt, công ty cần duy trì và cải thiện chính sách, giải pháp kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong những năm tới.

* Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở

doanh thu được tạo ra trong kỳ.

Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu

đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty qua các năm thay đổi không đồng đều. Năm 2010 tỷ số này là -1,32%, 100 đồng doanh

thu tạo ra lại bị lỗ 1,32 đồng. Nhưng 2011, số vòng quay tăng lên 0,92%, nghĩa là 100 đồng doanh thu tạo ra 0,92 đồng lợi nhuận. Tỷ số này đến năm 2012 lại giảm xuống chỉ còn có 0,31%, tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 0,31 đồng lợi nhuận. Giữa năm 2013 thì tỉ số này giảm xuống còn -1,28% trong khi cùng kì năm 2012 thì tỉ số này là 0,21%.

Qua đây cho thấy hoạt động của công ty qua các năm chưa hiệu quả, khả

năng sinh lời của doanh thu còn quá thấp, lại không ổn định. Công ty cần có chính sách để nâng cao lợi nhuận qua doanh thu.

* Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ảnh khả năng sinh lời trên tổng tài sản mà công ty đã đầu tư.

Tỷ suất này tương cũng không ổn định, tăng giảm không đồng đều. Năm 2010 là -1,99%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản thì bị lỗ 1,99 đồng. Nhưng đến năm 2011 thì tỉ số này lại tăng mạnh lên đến 1,61%, cho thấy hiệu quả hoạt

động của công ty, cứ 100 đồng tài sản lại tạo ra được 1,61 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2012 tỷ suất này tuột xuống còn 0,64%, giảm 0,97% so với 2011. Và vào sáu tháng đầu năm 2013 thì tỉ suất này lại giảm xuống chỉ còn -1,28%, thấp hơn so với cùng kì năm trước 1,49%. Công ty cần đẩy mạnh khả năng khai thác và sử dụng tài sản tốt hơn nữa.

* Tỷ số lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu

Là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng sinh lãi của một đồng vốn bỏ ra đầu tư, công ty thu lại kết quả bao nhiêu.

Năm 2010 tỷ số này là -9,51%, sang năm 2011 tỷ số này là 8,74%, tăng mạnh so với 2010. Đến năm 2012 tỷ số này là 3,64%, nghĩa là cứ bỏ ra 100

đồng vào đầu tư thì tạo ra được 3,64 đồng lợi nhuận. So với cùng kì năm trước thì 6 tháng đầu năm 2013, tỉ số này giảm, còn -6,71%. Nhìn chung, công ty cần duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lợi nhuận hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân nguyễn phú (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)