Kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân nguyễn phú (Trang 63)

4.6.1 Kế hoạch tiền mặt

Bảng kế hoạch tiền mặt cho thấy được các dòng thu, dòng chi tiền mặt dự kiến của doanh nghiệp trong việc kinh doanh các loại máy tính Casio vào sáu tháng đầu năm 2014, đồng thời thấy được số tiền mặt dư cuối kỳ là bao nhiêu.(Xem bảng ở trang bên)

Bảng 4.23 Dự kiến lưu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: ngàn đồng Chỉ tiêu Qúy 1 Quý 2 6 tháng đầu năm

Các dòng thu tiền mặt (1)

1. Số dư tiền mặt đầu kỳ (1) 25.975 25.975 2. Thu từ BH & CCDV (2) 601.071 641.631 1.242.702 Tổng thu tiền mặt 627.046 641.631 1.268.677 Các dòng chi tiền mặt (2) 1. Mua hàng hóa (3) 411.249 624.485 1.035.734 2. Chi phí QLDN (4) 12.382,24 15.568,00 27.950,24 3. Chi phí bán hàng (5) 25.268,91 33.373,44 58.642 4. Trả nợ vay ngân hàng (6) 8.543 - 8.543

5. Chi phí lãi vay - - -

6. Chi nộp thuế TNDN (7) 38.039 -7.953 30.086

7. Nộp thuế GTGT (8) 18.982 1.715 20.697

Tổng chi tiền mặt 514.479,49 667.203,56 1.181.683,24 Cân đối thu chi 112.566,80 -25.572,56 86.993,76

Phần tài chính - - -

1. Vay nợ - - -

2. Trả nợ gốc - - -

3. Trả lãi vay - - -

Tổng phần tài chính - - -

Số dư tiền mặt cuối kỳ 112.566,80 -25.572,56 86.993,76

Nguồn: Tự thực hiện, 2013 Ghi chú:

(1) Số dư tiền mặt đầu kỳ = (Số dư tiền mặt đầu kỳ năm 2013 * Doanh thu máy tính Casio 6 tháng đầu năm 2013)/ Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013. Số liệu xem phụ lục 2 và 3

(2) Số liệu lấy từ bảng 4.12, trang 37 (3) Số liệu lấy từ bảng 4.17, trang 41 (4) Số liệu lấy từ bảng 4.20, trang 43 (5) Số liệu lấy từ bảng 4.22, trang 45

(6) Khoản trả nợ vay ngân hàng = (Số nợ vay năm 2012 * Doanh thu máy tính Casio 6 tháng đầu năm 2013)/ Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013

(7) Chi nộp thuế TNDN = 25% * Lợi nhuận trước thuế

(8) Thuế giá trị gia tăng đầu vào trừđầu ra, tính theo số lượng hàng hóa mua vào và bán ra trong kỳ.

Các dòng thu tiền mặt kế hoạch bao gồm thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ với số dư tiền mặt đầu kỳ.

Các dòng chi tiền mặt kế hoạch bao gồm các khoản: mua hàng hóa, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, trả nợ vay ngân hàng, chi phí lãi vay, chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Nợ gốc vay năm trước của công ty theo kế hoạch sẽđược trả hết trong quý I năm 2013, lãi vay trả hết trong năm trước, nên chi phí lãi vay trong bảng sẽ bằng 0.

Trong kỳ cân đối thu chi là 86.993,76đã đảm bảo được số dư tiền mặt tối thiểu đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên không phát sinh phần tài chính. Quý 2 tuy thiếu hụt nhưng số dư tiền mặt của quý trước có thể trang trải cho khoản thiếu hụt đó. Sự thiếu hụt tiền mặt này chỉ thể hiện kết quả của tổng chi tiền mặt cao hơn tổng thu tiền mặt trong quý chứ không phải lượng tiền mặt dư thừa hay thiếu hụt mà doanh nghiệp phải đối phó trong kỳ.

4.6.2 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh

Sau khi lập bản dự kiến lưu chuyển tiền tệ, ta tiếp tục lập được bảng kết quả hoạt động kinh doanh dưới đây.

Bảng 4.24 Dự kiến kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: ngàn đồng

Chỉ tiêu Qúy 1 Quý 2 6 tháng đầu năm

Doanh thu BH & CCDV (1) 601.071 641.631 1.242.702

Các khoản giảm trừ doanh thu - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu thuần về BH & CCDV 601.071 641.631 1.242.702

Giá vốn hàng bán (2) 411.249 624.485 1.035.734

Lợi nhuận gộp 189.822 17.146 206.968

Chi phí tài chính - - -

Chi phí quản lý bán hàng (3) 25.268,91 33.373,44 58.642,34 Chi phí quản lý kinh doanh (4) 12.397,10 15.582,86 27.979,96 Lợi nhuận trước thuế 152.155,69 -31.810,05 120.345,64

Chi phí thuế TNDN (5) 38.039 -7.953 30.086

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 114.116,77 -23.857,53 90.259,23

Nguồn: Tự thực hiện, 2013 Ghi chú: (1) Số liệu lấy từ bảng 4.12, trang 37 (2) Số liệu lấy từ bảng 4.17, trang 41 (3) Số liệu lấy từ bảng 4.22, trang 45 (4) Số liệu lấy từ bảng 4.20, trang 43 (5) Số liệu lấy từ bảng 4.23, trang 45

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến cho máy tính Casio vào 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy cụ thể các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ được xem như là tổng doanh thu vì các doanh thu từ nguồn khác là không đáng kể.

Doanh thu sẽ đạt được trong 6 tháng đầu năm 2014 từ mặt hàng máy tính Casio là 1.242.702 ngàn đồng. Tổng giá vốn hàng bán trong kỳ là 1.035.734 ngàn đồng. Sau khi lấy doanh thu trừ đi giá vốn và các chi phí khác được nêu trong bảng thì ta tính được lợi nhuận. Ở kế hoạch trên, tuy quý 2 của năm 2014 doanh nghiệp bị lỗ 23.857,53 ngàn đồng nhưng khoản lãi 11.116,77 ngàn

đồng ở quý 1 đã có thể bù được khoản lỗđó. Đến cuối cùng, 6 tháng đầu năm 2014 doanh nghiệp vẫn lãi 90.259,23 ngàn đồng. Điều này cho thấy kế hoạch lập ra dựa trên lý thuyết có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

4.7 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KẾ HOẠCH KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.7.1 Đánh giá định lượng

Đểđánh giá hiệu quả của kế hoạch kinh doanh này một cách rõ ràng và xác đáng hơn thì đề tài đã tiến hành so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2014 với cùng kỳ năm 2013 và được kết quả như bảng sau: Bảng 4.25 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: ngàn đồng Chênh lệch Chỉ tiêu đầu năm 6 tháng

2013

6 tháng đầu

năm 2014 Số tiền % Doanh thu BH & CCDV 763.248 1.242.702 479.454 62,82

Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

Doanh thu thuần về BH & CCDV 763.248 1.242.702 479.454 62,82

Giá vốn hàng bán 679.058 1.035.734 356.676 52,53

Lợi nhuận gộp 126.223 206.968 80.745 63,97

Chi phí tài chính - - - -

Chi phí quản lý bán hàng 25.792 58.642,34 32.850 127,37 Chi phí quản lý kinh doanh 17.198 27.979,96 10.782 62,69 Lợi nhuận trước thuế 83.233 120.345,64 37.112 44,59

Chi phí thuế TNDN 20.808 30.086 9.278 44,59

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 62.425 90.259,23 27.834 44,59

Nguồn: Tự thực hiện, 2013

Dựa vào bảng 4.25 ta thấy các chỉ tiêu giữa năm 2014 đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể là doanh thu giữa năm 2014 tăng 479.454 ngàn

đồng so với giữa năm 2013, tăng 62,82%, vượt mức dự định cao. Giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2014 tăng đến 356.676 ngàn đồng so với cùng kỳ

năm 2013, tương ứng với 52,53%. Chi phí bán hàng tăng 127,37% do số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lượng hàng hóa nhập vào tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ năm 2013, chi phí quản lý kinh doanh tăng 10.782 ngàn đồng, tương ứng với 62,69%. Chi phí

thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 9.278 ngàn đồng, tương ứng với 44,59% nhưng vẫn không ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận sau thuế. Dù chi phí tăng khá cao trong 6 tháng đầu năm 2014 nhưng theo kế hoạch lập ra thì doanh nghiệp vẫn đạt được lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế giữa năm 2014 so với giữa năm 2013 tăng 27.834 ngàn đồng, tương ứng với 44,59%, vượt mức dự định ban

đầu (40%).

Qua đây ta thấy được cơ bản thì kế hoạch lập ra trong tương lai doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả tốt trong kinh doanh vào 6 tháng đầu năm tới, kế

hoạch này tương đối khả thi.

4.7.2 Đánh giá định tính

Phần đánh giá định lượng ở trên cho thấy kế hoạch là tương đối khả thi, có thể đem lợi nhuận về cho công ty. Tuy nhiên, để có thểđánh giá chính xác tính khả thi của kế hoạch đã lập, cần phải có thêm đánh giá vềđịnh tính, xem xét nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 sẽ có xu hướng như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch đã đề ra.

Theo như VTC News (2013) thì năm 2013 đánh dấu một năm không hoàn toàn thuận lợi cho kinh tế Việt Nam. Mặc dầu Chính phủđã có nhiều cố

gắng để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế-xã hội 2013 vẫn rất nhiều khó khăn. Lạm phát rình rập tăng trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa thật sự khởi sắc, tổng cầu và sức mua trong xã hội còn yếu…

Lượng thành lập mới doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện trong những tháng cuối năm, nhưng lượng doanh nghiệp dừng hoạt động vẫn cao. Tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm so với trước.

Thị trường bất động sản 2013 tiếp tục đình trệ và khó khăn. Lượng hàng cung ra thị trường lớn, nhưng sức mua yếu.

Thị trường chứng khoán cuối 2012 từng được nhiều chuyên gia kỳ vọng là khởi sắc, nhưng đến cuối 2013 chưa thực sự có những dấu hiệu lạc quan.

Tọa đàm trực tuyến “Làm ăn gì năm 2014?”, nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam hiện tại đang ởđáy và thời gian của vùng đáy này sẽ kéo dài trong 2 – 3 năm tới.

Qua những nhận định về nền kinh tế Việt Nam năm 2013 và phần phân tích khái quát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013, ta nhận ra

được tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều từ những khó khăn mà kinh tế nước ta đang đối mặt. Mặc dù trong bảng 4.25 ta thấy mặt hàng máy tính Casio mang lại lợi nhuận cho công ty, nhưng phần lợi nhuận đó không cao, không đủ để bù đắp các khoản lỗ từ việc kinh doanh các mặt hàng khác, dẫn đến nửa đầu năm 2013 doanh nghiệp bị lỗ. Từđó có thể thấy được rằng, sự phát triển của doanh nghiệp trong năm 2014 phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế nước ta trong thời gian tới.

Hội thảo "Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014: Cộng hưởng hiệu ứng

chính sách" do Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức vào tháng 12 đã nhận định “Tăng trưởng GDP

năm tới được các chuyên gia dự báo khoảng 5,67%, cao nhất trong 3 năm gần

đây nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu của Quốc hội. Điểm nghẽn của nền kinh tế

vẫn ở nợ xấu, bất động sản ảm đạm và tái cơ cấu chậm chạp.”

Trước tình hình này, Trung tâm Thông tin và Dự báo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2013) nhận định tăng trưởng kinh tế năm 2014 sẽ tiếp tục phục hồi nhưng khó đạt mức cao. Ở kịch bản chủ, GDP năm tới dự kiến tăng 5,67%, cao nhất trong 3 năm gần đây nhưng thấp hơn mục tiêu 5,8% mà Quốc hội đã

đề ra. Với kịch bản cao, tăng trưởng sẽ lên 6,03%, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng con số này quá lạc quan.

Bà Mai Thị Thu - Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo của Bộ Kế

hoạch & Đầu tư nhận định tăng trưởng kinh tế cho rằng việc các chính sách như xử lý hàng tồn kho, nợ xấu ngân hàng đã vượt qua độ trễ và có thể áp dụng trơn tru trong năm 2014 là một trong những yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng trong năm tới. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng kiên định với các chính sách hỗ trợ sẽ tạo cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp tăng trưởng, quay trở lại hoạt động, cộng hưởng với cú hích từ gia tăng thương mại và đầu tư nước ngoài.

Với đánh giá của các chuyên gia như trên, ta nhận thấy năm 2014 tình hình kinh tế nước ta cũng không mấy khả quan, tuy nhiên cũng không đến nỗi quá khó khăn như năm 2013.

Nhìn lại bản kế hoạch đã lập ra cho mặt hàng máy tính Casio vào 6 tháng

đầu năm 2014, ta thấy được một sốđiểm đáng lưu ý như sau:

- Sản lượng tiêu thụ dự báo vào 6 tháng đầu năm 2014 khá cao, tổng cộng lên tới 3.934 máy tính Casio, trong khi cùng kỳ năm 2013 chỉ tiêu thụ được 2.226 máy. Với con số cao như vậy, xem xét với tình hình nền kinh tế

2014 theo dự đoán, có khả năng doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ được số sản lượng đạt mức đã đề ra, mà có thể thấp hơn.

- Lượng hàng tồn kho dự định chiếm 50% sản lượng tiêu thụ sắp tới có thể sẽ bị tồn đọng, bởi nếu năm 2014 nền kinh tế vẫn còn khó khăn thì sức mua sẽ giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những số liệu vềđịnh mức chi phí quản lý bán hàng và cung cấp dịch vụ chưa được cung cấp rõ ràng, số liệu chưa được dự báo dựa trên tình hình nền kinh tế năm 2014 nên có thể chi phí quản lý và chi phí bán hàng trong bản kế hoạch sẽ thấp hơn so với thực tế, nhưng không nhiều.

Ba điểm tồn tại lớn này cho thấy rằng, bản kế hoạch cần phải điều chỉnh giảm về sản lượng tiêu thụ dự báo, điều chỉnh lại chính sách hàng tồn kho và

cần có số liệu rõ ràng hơn từ doanh nghiệp để hoàn thiện hơn kế hoạch kinh doanh này.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHI ỆP ĐẠT ĐƯỢC HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH

5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO MẶT HÀNG MÁY TÍNH CASIO 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

- Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ thị trường và nghiên cứu nền kinh tế

năm 2014 trước khi lập kế hoạch kinh doanh.

- Sử dụng chỉ số mùa vụ kết hợp với phương trình hồi quy tuyến tính để

có thể dự báo được mức sản lượng tiêu thụ chính xác hơn.

- Số liệu dùng để dự báo nên rõ ràng, chính xác, đảm bảo tính liên tục để đem lại một bản kế hoạch sát với thực tế, dễ dàng giúp doanh nghiệp xác định hướng đi.

- Cần có chính sách khen thưởng thêm cho nhân viên hoàn thành tốt công việc nhằm khuyến khích nhân viên phấn đấu cống hiến sức lực cho doanh nghiệp.

- Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý. Với chính sách hàng tồn kho bằng 50% số lượng hàng tiêu thụ là khá cao. Nên giảm xuống còn khoảng 30%, vừa không gây tình trạng thiếu hàng khi cần thiết, vừa không gây ứđọng hàng, tốn chi phí bảo quản.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH ĐƯỢC HIỆU QUẢ HƠN TỪ KẾ HOẠCH LẬP RA

5.2.1 Giải pháp kinh tế

- Doanh nghiệp nên tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với những khách hàng thân thiết. Sử dụng các chính sách chiết khấu thanh toán hoặc chiết khấu thương mại, khuyến mãi,… nhằm giữ chân khách hàng, tạo sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp, được nhiều người biết đến.

- Do quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ và chủ yếu là phân phối sản phẩm nên chưa thực sự chú trọng đến việc quảng bá thương hiệu, thu hút

khách hàng qua các cổng thông tin điện tử, Internet. Doanh nghiệp cần lập ra một trang web riêng, giới thiệu cụ thể giá cả và hình ảnh các mặt hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng ra khỏi địa bàn Cần Thơ.

- Doanh nghiệp cần có chính sách cam kết và đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu trong việc phân phối hàng hóa đúng chất lượng, bán hàng đúng giá, tránh tình trạng hàng bán bị trả lại nhằm tạo được sự tin tưởng, an tâm nơi khách hàng, tạo sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp, được nhiều người biết đến.

- Tăng cường mạng lưới phân phối hàng, mở rộng quy mô về địa bàn. Tích cực tìm kiếm khách hàng bằng cách gửi danh thiếp đến khách hàng, dán quảng cáo tại các đại lý,…

- Kiểm tra và đánh giá nhà cung ứng để đảm bảo về giá cảđầu vào, chất lượng hàng hóa và đểđảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục.

5.2.2 Giải pháp tài chính

- Đảm bảo trả đúng hạn các khoản vay ngắn hạn, không nên chậm trễ

trong việc đóng chi phí lãi vay. Nếu các khoản nợđến hạn mà không trả được phải đến ngân hàng gia hạn thêm và trảđúng ngày gia hạn

Một phần của tài liệu lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân nguyễn phú (Trang 63)