3.3.1.1 Yếu tố kinh tế
* Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Với những nỗ lực giải phóng và thu hút các nguồn lực xã hội từ khi chuyển mình trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Cần Thơ đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao.
Theo Cục thống kê và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2013), vào năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành Phố Cần Thơđạt 15,03%, cao nhất Đồng bằng sông Cửu Long và cao hơn các Thành phố trực thuộc Trung
ương khác. Đây được xem như là một điểm son trong quá trình phát triển của thành phố. Mặc dù mức tăng trưởng kinh tế năm 2010 tăng đến 1,96% so với năm 2009, nhưng theo nhận định của các sở, ngành thì kết quả tăng trưởng này chưa bền vững. Sự tăng trưởng này thiên về chiều rộng (đầu tư vốn, thâm dụng lao động) nhưng lại thiếu chiều sâu (các yếu tố khoa học công nghệ). Năm 2011 là năm bản lề của giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội (2011-2015), tốc độ tăng trưởng kinh tế năm này đạt 14,64%, giảm 0,39% so với năm 2010. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lại tăng về chất, bắt đầu chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ
và công nghệ cao. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2011 là 44,45% tăng 3,45% so với năm 2010 (41%). Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và
đô thị được tập trung đầu tư xây dựng. Năm 2012, theo Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,55%, mức tăng trưởng thấp hơn 3,09% so với năm 2011 nhưng so với các thành phố trực thuộc Trung
ương khác thì Cần Thơ vẫn dẫn đầu về mức tăng trưởng. Ảnh hưởng bất lợi từ
khó khăn kinh tế trong nước như giá cả nguyên vật liệu tăng, lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao nên doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay…đã tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân từ đó làm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Đến năm 2013, dựa vào kết quả kinh tế đạt được năm 2012 và tình hình nội tại nền kinh tế, Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 12,5%, cơ cấu tăng trưởng kinh tế như
sau: tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản đạt 9,93%, xây dựng chiếm 38,88% và dịch vụ chiếm 51,19%. Định hướng phát triển của Cần Thơ năm 2013 là kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và đẩy mạnh tăng trưởng dịch vụ.
Lãi suất ngân hàng có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Lãi suất cao làm cho các doanh nghiệp không mạnh dạn trong việc đầu tư vào sản xuất. Lãi suất thấp sẽ làm cho các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Với nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay đi cùng với chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Vì vậy mà trong những năm qua Ngân hàng Nhà nước không ngừng điều chỉnh lãi suất theo sự biến động của thị trường. Năm 2012, sau 6 lần thay đổi lãi suất cho vay và huy động, lãi suất
đã giảm về còn 14%/năm. Đến giữa năm 2013, ngân hàng Nhà nước tiếp tục chính sách giảm lãi suất cho vay về mức 13%. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để mở rộng kinh doanh.
* Nhu cầu các mặt hàng bách hóa và văn phòng phẩm
Từ khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân thành phố Cần Thơ
về các mặt hàng bách hóa, mỹ phẩm và văn phòng phẩm cũng tăng lên. Các mặt hàng này giờđây là những mặt hàng không thể thiếu trong đời sống hiện
đại và văn minh ngày nay.
3.3.1.2 Yếu tố chính trị - pháp luật
Việt Nam là nước có nền chính trịổn định nhất Châu Á. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời tạo sự quan tâm cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất kinh doanh.Với điểm thuận lợi
đó, Đảng và Nhà nước ta định hướng phát triển các thành phần kinh tế bằng cách phát huy lợi thế vềổn định chính trị, kêu gọi và thu hút đầu tư.
Hiện nay, luật doanh nghiệp đã không ngừng sửa đổi và bổ sung ngày hoàn thiện hơn để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho các doanh nghiệp như: ngày 13/08/2013, Chính phủ ban hành Nghịđịnh 92/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ ngày 01/07/2013, theo đó hướng dẫn áp dụng thuế suất 20% đối với các DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ(Bkav, 2013); thuế suất áp dụng cho DN nhỏ và vừa từ 1/1/2014 giảm từ
25% xuống 20%, từ 1/1/2016 giảm tiếp từ 20% xuống 17% (Tạp chí tài chính số 9, 2013),v.v.
Tình hình chính trị ở Cần Thơ trong những năm qua cũng rất ổn định, do đó đã thu hút được nhiều dự án đầu tư.
3.3.1.3 Yếu tố văn hóa – xã hội
- Nguồn nhân lực: Đây là vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Dân số Thành phố Cần Thơ khá dồi dào, có truyền thống siêng năng, cần cù, nhạy bén, năng động, đặc biệt là cơ cấu lao động trẻ. Tỷ lệ dân số trong độ
tuổi lao động rất cao bình quân 67,16% trong tổng dân số (từ năm 2009 đến năm 2012).Ngoài ra, còn có hệ thống trường lớp các ngành học từ phổ thông
đến trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, dạy nghề được phân bổ đều khắp địa bàn, rất thuận lợi cho công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.
Đến năm 2013, Cần Thơ đề ra mục tiêu nâng cao đào tạo nghề 37.000 lao
động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 48,89%. Điều này cho thấy trình độ
và tay nghề lao động Thành phố Cần Thơ ngày càng được cải thiện đểđáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, công ty. Bên cạnh đó, Cần Thơ cũng đang triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực 2020 với tổng số vốn 7.631 tỷ, điều đó cho thấy trình độ lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
- Tâm lý của người dân Việt Nam thích tiêu dùng nhưng điều kiện sống ngày càng cao họ càng chi tiêu nhiều hơn. Nhưng họ vẫn có tâm lý là nghĩ
hàng ngoại lúc nào cũng tốt hơn. Vì vậy hàng hóa trong nước bị ảnh hưởng tâm lý của người tiêu dùng.
3.3.1.4 Yếu tố tự nhiên
Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta. Nằm bên bờ hữu ngạn của sông Hậu, Cần Thơ là trung tâm kinh tế của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Đông giáp Vĩnh Long, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Bắc giáp An Giang, phía Đông Bắc giáp Đồng Tháp. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thương mại.
Thành phố Cần Thơ còn là cửa ngõ của vùng hạ lưu Sông Mê Kông với hệ thống sông ngòi chằng chịt, có ba bến cảng có thể tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn.
Vềđường bộ, Cần Thơ nằm trên trục giao thương của vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Cần Thơ còn là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục,
đào tạo khoa học – công nghệ, y tế và văn hóa của Đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty kinh doanh và phát triển để